Lượng chất thải từ trồng trọt tương đối lớn. Sử dụng cho chăn nuôi trâu bò là hoàn toàn hợp lý. Có thể tính toán được lượng chất thải rơm rạ sử dụng cho đàn trâu bò 586 con. Theo kinh nghiệm của người dân, lượng rơm, rạ dùng cho 1 con trâu bò trong một năm khoảng 1 mẫu, tức là với số trâu bò như vậy cần khoảng 210,96ha. Như vậy đàn trâu bò của xã trong 1 năm cần lượng rơm rạ khoảng 1743 tấn, tức là khoảng gần 4,77 tấn chất thải rơm rạ trong một ngày. Lượng chất thải rắn còn lại có thể đem đốt ngoài đồng ruộng lấy phân gio, đun nấu, hoặc tiến hành ủ ngay tại ruộng (chát bùn hoặc phủ nilong ) bằng chế phẩm VIXURA sau 20-30 ngày là hoai mục có thể cày bừa. Diện tích còn lại không phục vụ cho chăn nuôi trâu bò là khoảng 217,67 ha. Trung bình khoảng 300kg chất hữu cơ/ 1 sào rơm rạ. Tính ra lượng hữu cơ để bón ruộng khoảng 235 tấn. Đây sẽ là nguồn phân bón hữu ích cho nông nghiệp, giúp người dân giảm bớt tiền mua phân bón.
23 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2839 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng chất thải rắn và nước thải xã Vân Xuân, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyên môn nào (90%), một số nhỏ có trình độ sơ cấp và trung cấp (6%) và rất ít người có trình độ cao đẳng, đại học. Hiện tại khi nhàn rỗi trong sản xuất nông nghiệp nhiều người đã chuyển đổi sang ngành nghề khác như thu gom phế liệu, đi chợ, đi buôn để tăng phần thu nhập, một số khác thì chuyển hẳn sang làm các nghề này ( chiếm 10%).
2.Hiện trạng chất thải rắn
2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn
Nguồn phát sinh chất thải rắn của xã bao gồm 2 nguồn chính là sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Trong nông nghiệp thì đáng quan tâm là chất thải từ hoạt động chăn nuôi và từ hoạt động trồng trọt. Chăn nuôi với đàn trâu, bò khoảng 586 con, đàn lợn có1400 con và 9500 con gia cầm, 11,7 ha diện tích nuôi trồng thủy sản. Chăn nuôi sẽ làm phát sinh nước thải và phân gia súc, gia cầm. Phế thải nông nghiệp chủ yếu là rơm rạ, thân cây ngô.
Ngoài ra chất thải rắn trong xã còn phát sinh từ chợ, trạm y tế xã, trường học, nhà trẻ, Ủy ban nhân dân xã. Xã có 2 trường học là trường tiểu học và trung học cơ sở Vân Xuân. Chợ tương đối lớn với khoảng 70-80 người buôn bán mỗi ngày. Nhà trẻ khoảng 20-30 trẻ, chưa có hình thức bán trú. Trạm y tế xã mới được đầu tư các trang thiết bị với khoảng 5-7 giường.
2.2. Thành phần chất thải rắn
Là một trong những xã thuần nông của huyện nên thành phần rác sinh hoạt chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy khoảng 60% và plastic như nilong (trung bình 4-5 chiếc/ hộ/ngày, nhựa,… Đa số các hộ gia đình ở xã đều có chăn nuôi nên lượng chất thải hữu cơ dễ phân hủy thải ra hàng ngày đã giảm đi đáng kể. Chính bởi lý do này mà lượng chất hữu cơ dễ phân hủy quan sát các điểm đổ rác thải chỉ còn lại khoảng 20-30 %. Chất thải rắn bao gồm rất nhiều loại: nilong chiếm tỷ lệ lớn, rau, vỏ hoa quả, rác xây dựng, bao bì, xốp, nhựa, dép, giấy, hộp sữa, sành sứ, vỏ thủy tinh, trứng,.. Là vùng nông thôn nên lượng chất thải có thể tái chế thải ra ngoài bãi không nhiều, do họ đã bán cho những người thu nhặt rác.
2.3. Lượng chất thải rắn
a. Lượng chất thải sinh hoạt
Qua bảng điều tra (bảng ??) ngày 09/12/2009 của chúng tôi thì trung bình trong 1 ngày 1 người họ thải ra khoảng 0,31 kg ( cách tính này chúng tôi dựa trên điều tra 37 hộ đặc trưng nhất của xã).
b. Lượng phế thải trồng trọt
Diện tích đất dành cho nông nghiệp 228,81 ha/ 334,85 ha , chiếm 68,33% do vậy tính ra thì lượng phế thải từ nông nghiệp tạo ra là nhiều nhất. Diện tích đất trồng lúa 2 vụ và một vụ màu (chủ yếu trồng ngô) là 213,34 ha, diện tích đất trồng lúa 1 vụ là 1,95 ha, năng suất lúa bình quân của xã là 5,9 tấn thóc/ha. Theo Lê Văn Khoa – Nông nghiệp và môi trường, nxb giáo dục, 1999 cứ 1 tấn gạo tạo 2 tấn chất thải rắn từ cây lúa, theo kinh nghiệm của người nông dân cứ 1 tấn thóc thì máy ra được 0,7 tấn gạo. Lượng phế thải trên 1 ha lúa là 5,9*0,7*2 = 8,26 tấn/năm. Vậy tổng lượng phế thải từ cây lúa khoảng 3500 tấn/năm.
Lượng phế thải từ cây ngô cũng khá lớn. Năng suất ngô bình quân là 4-5 tấn/ ha. Cứ 1 tấn ngô thì tạo ra 1 tấn chất thải là cây ngô và lõi ngô. Tổng lượng chất thải rắn từ cây ngô là khoảng 900 đến 1000 tấn/năm. Trung bình một ngày có khoảng 12 tấn chất thải rắn từ hoạt động trồng trọt.
Ngoài ra chất thải rắn cho hoạt động trồng trọt còn có bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón,..với lượng nhỏ.
c. Lượng phế thải chăn nuôi
Trung bình 1 ngày thì một con trâu, bò thải ra 15kg phân , 1 con lợn thải 3kg phân/ ngày, 1 con ngan,vịt, gà thải trung bình 0,1kg/ ngày. Vậy lượng chất thải từ hoạt động chăn nuôi vào khoảng 10,55 tấn/ ngày.
c. Lượng rác từ chợ
Trung bình 1 ngày có khoảng 70-80 người buôn bán ở chợ. Ước tính đống rác từ chợ trong khoảng 10 ngày là khoảng 800kg. Bằng phép tính đơn giản tính được lượng rác thải bình quân một người bán thải ra trong một ngày là khoảng 1-1,14 kg/người/ngày.
d. Lượng rác từ trạm y tế
Lượng rác trung bình một ngày của trạm y tế khoảng 2 -3 kg.
e. Lượng chất thải rắn do xây dựng
Trong những năm gần đây Vân Xuân phát triển mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng được xây dựng nâng cấp. Trung bình trong 1 năm toàn xã có 20 - 25 ngôi nhà kiên cố của nhân dân mọc lên, do vậy rác thải từ hoạt động xây dựng cũng đáng kể. Tuy nhiên rất khó có thể ước tính được lượng rác từ hoạt động này.
2.4. Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn
Hầu hết các thôn trong xã đều được trang bị 1xe thu gom với dung tích khoảng 0,5 m3. Tuy nhiên chưa có đội thu gom rác thải, chỉ có thôn Trại là tổ chức được thu gom rác thải do ông Đỗ Văn Lắp 56 tuổi đi thu gom. Ông được trang bị quần áo, ủng, găng tay, khẩu trang, còn cuốc và xẻng thì thôn cho. Cứ hằng ngày ông Lắp gõ kẻng đi từng ngõ để thu rác, thường mất khoảng 1 buổi, cho nên ông vẫn có thể tham gia sản xuất như bình thường.Trung bình một ngày ông Lắp thu gom được khoảng 1 xe đầy rác sinh hoạt tương đương khoảng 200 kg.
Rác thải từ các thôn khác thường thải bừa bãi ra ven sông, đường đi. Một số hộ thì đem đốt rác nilong hoặc phơi khô tất cả cùng rơm rạ vương vãi trong sân khi quét dọn để đốt, lượng tro sinh ra họ mang đi ủ phân. Đối với chất thải hữu cơ dễ phân hủy thì đa số người dân có thói quen là tận dụng thức ăn thừa cho gà, lợn những thứ còn lại sẽ đem đi ủ cùng phân chuồng, phần kia đem đi đổ ra bãi rác. Một số hộ có ý thức thì mang ra đổ ở bãi rác của xã (hay còn gọi là bãi rác gốc đa).
Bãi rác của xã nằm ở cuối thôn Chùa trên đường ra đồng, có diện tích gần 1000m2 nhưng không có quy hoạch, không có người quản lý nên người dân thường đổ bỏ bừa bãi tràn ra đường đi. Bãi cách khu dân cư khoảng 250m, ở gần mặt nước, gần trang trại chăn nuôi.
Do vậy bãi rác không đạt tiêu chuẩn, rất dễ làm ảnh hưởng nguồn nước.
Phế thải nông nghiệp chủ yếu là rơm rạ, thân cây ngô, được dùng làm thức ăn cho chăn nuôi trâu, bò, nhất là vào mùa rét cỏ rất khan hiếm. Một số hộ đem đốt ngoài đồng ruộng làm phân bón. Một số ít sử dụng làm chất đốt. Chỉ duy nhất có nhà bác Tâm tận dụng rơm thừa để trồng nấm.
Các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu vứt bừa bãi ngoài đồng ruộng. Một mặt do ý thức của người dân chưa cao, mặt khác, do chưa có bể chứa rác thải nguy hại ngoài đồng ruộng nên mới xảy ra tình trạng như vậy.
Chất thải từ hoạt động chăn nuôi thường được ủ tại nhà, hoặc ngoài đường, đồng ruộng rồi đem bón ruộng. Các gia đình có trang trại chăn nuôi thì chất thải của lợn, gà, ngan, vịt thải trực tiếp xuống ao để nuôi cá. Ngoài ra mỗi thôn có khoảng 3-4 hộ làm bể biogas (thường từ 5 con lợn trở lên) để chứa phân từ chăn nuôi phục vụ cho nhu cầu chất đốt cuả gia đình.
Rác chợ được đổ ở cuối góc chợ. Rác thải chợ trung bình khoảng 10 ngày mới được ban quản lý chợ thuê xe công nông thu gom nên bốc mùi hôi thối, gây mất mỹ quan trong chợ. Vì vậy thường người dân thường tụ tập buôn bán ngay ngoài đường xung quanh chợ, nhiều khi cản trở giao thông.
Rác thải trạm y tế và rác thải xây dựng đổ ra bãi rác thải tự phát cùng với cả rác thải sinh hoạt.
2.5. Dự báo chất thải rắn
Tỉ lệ tăng dân số hằng năm đạt 1,1%. Ước tính tỉ lệ người đi làm xa, đi học xa mỗi năm tăng 0,5% . Năm 2009 xã có số dân là 5160 người và khối lượng rác năm 2009 là gần 1680 tấn/ ngày bao gồm cả rác chợ (80 kg/ ngày). Theo nhiều chuyên gia cứ GDP tăng khoảng 1% thì lượng chất thải tăng 3 %. Đây chính là mặt trái trong hoạt động sản xuất sinh hoạt của con người.
Năm
Số dân
Số dân đi làm xa
lượng chất thải rắn khi lượng rác không đổi 0,31 kg/ người/ ngày
Lượng chất thải rắn thực tế với GDP tăng 5%
Lượng chất thải rắn thực tế với GDP tăng 10%
2010
5216.76
26.084
1609.1
1850.47607
2091.8
2011
5274.1444
26.371
1626.8
1870.8313
2114.9
2012
5332.1599
26.661
1644.7
1891.41045
2138.1
2013
5390.8137
26.954
1662.8
1912.21596
2161.6
2014
5450.1127
27.251
1681.1
1933.25034
2185.4
2015
5510.0639
27.55
1699.6
1954.51609
2209.5
2016
5570.6746
27.853
1718.3
1976.01577
2233.8
2017
5631.952
28.16
1737.2
1997.75194
2258.3
2018
5693.9035
28.47
1756.3
2019.72721
2283.2
2019
5756.5364
28.783
1775.6
2041.94421
2308.3
2020
5819.8583
29.099
1795.1
2064.4056
2333.7
Bảng : Ước tính chât thải rắn sinh hoạt đến năm 2020
Ngoài ra chất thải rắn từ các ngành khác như rác xây dựng, rác thải từ trạm y tế, chợ có thể sẽ tăng nhưng so với rác thải sinh hoạt thì tăng không nhiều. Đặc biệt rác thải từ chăn nuôi có thể tăng hoặc giảm nhưng nhiều khả năng là giảm do xu hướng phát triển thiên về hướng nâng cao ngành dịch vụ công nghiệp.
3. Hiện trạng nước thải sinh hoạt
3.1. Nguồn phát sinh nước thải
Nước thải sinh hoạt phát sinh thông qua các hoạt động như ăn uống, tắm rửa, giặt giũ,.. của cư dân trong xã. Đặc biệt, đối với những hộ dùng bể vệ sinh tự hoại thì còn có lượng nước dùng cho vệ sinh hằng ngày.Thêm vào đó, hộ dân có chăn nuôi tại gia đình cũng làm tăng thêm lượng nước thải, làm nước thải sinh hoạt khi thải ra môi trường có lẫn cả nước thải chăn nuôi.
Ngoài ra còn có lượng nước từ trạm y tế xã, trường học, Ủy ban thải ra hệ thống thoát nước thải sinh hoạt của thôn, xã.
3.2. Thành phần và tính chất nước thải
Nước thải sinh hoạt không có nhiều thành phần độc hại như phenol, chất hữu cơ độc hại. Thành phần chủ yếu của nước thải sinh hoạt là chất rắn lơ lửng, tổng chất rắn,NO3- ,
PO43- các chất hữu cơ không độc hại, dầu, mỡ, các chất khoáng, BOD5, đặc biệt là colifoms
Trong phân và nước tiểu người có thành phần N-P-K khá cao, hơn hẳn phân gia súc, nước thải và trong đất tự nhiên. Lượng nước chiếm tỷ lệ khoảng 70 - 85% khối lượng phân. Trong phân người lượng Carbon gấp 6 ÷ 10 lần lượng Nitơ (C/N = 6 ÷ 10), nếu so sánh với tỷ số C/N thích hợp cho quá trình sinh học trong khoảng 20 ÷ 30 thì C/N trong phân người là thấp hơn.
Theo Dương Trọng Phỉ, 2003, ta tính được mỗi năm một hộ gia đình xã Vân Xuân có 5 người sẽ thải ra một lượng đạm tương đương với 25 kg urê tinh khiết hoặc 43 kg amoni sunfat (SA) tinh khiết, chưa kể lượng Kali và Photpho đi cùng. Nitơ trong nước tiểu nằm dưới dạng urê và amoni là dạng mà cây trồng dễ dàng hấp thu
Tuy nhiên cũng dễ nhận thấy yếu tố này cũng là môi trường thuận tiện cho các loài vi khuẩn, giun sán và các loại mầm bệnh dễ dàng phát triển và lây lan các dịch bệnh. Lý do chính dẫn đến sự lây nhiễm bệnh có thể là do cách thức thu gom, quá trình vận chuyển, khả năng rơi vãi, vị trí tích trữ và phương pháp ủ phân và sự thận trọng vệ sinh của bản thân người dân.
Ở đây, đáng chú ý là nước thải từ trạm xá có thể mang các mầm bệnh nguy hiểm đến sức khỏe con người.
3.3.Lượng nước thải
Nước thải sinh hoạt trung bình môt người một ngày khoảng187 lít. Vậy toàn xã trung bình 1 ngày thải ra khoảng 964920 lít.
Theo J.Aa. Hansen and J.C. Tjell, lượng phân thải mỗi người hằng ngày dao động vào khoảng 400 - 500 g hoặc xấp xỉ 0,06-0,08 m3/năm. Cũng theo tác giả trên, người trưởng thành mỗi năm thải ra chừng 400 - 500 lít nước tiểu (chứa 5 kg nitrogen, 0,4 kg phosphate và 0,9 kg posstasium) tương ứng với 50 - 60 lít phân (chứa 0,1 kg nitrogen, 0,2 kg phosphate và 0,2 kg posstasium). Với dân số xã khoảng 5160 thì mỗi ngày thải ra khoảng 2500kg phân người, xấp xỉ khoảng 1m3. Lượng nước tiểu thải ra một ngày khoảng 6360 lít ( chứa khoảng 70 kg nitrogen, 5,6 kg phosphate và 12,6 kg posstasium).
Nước thải chăn nuôi trung bình của 1 hộ (không tính trang trại) trung bình là 0,073 m3 thì lượng nước thải trong 1 ngày của 1262 hộ trong xã là 92,126 m3 .
Vậy tổng lượng nước thải trong 1 ngày của xã Vân Xuân là 964920 + 6360 +92126 = 1063406 lit = 1063,41 m3
Lượng nước thải từ trạm xá ước tính khoảng 0.2m3/ ngày. Lượng nước thải từ trường học, Ủy ban không lớn lắm và tính chất cũng không nguy hiểm nhiều như từ tram y tế, vì thế có thể bỏ qua.
3.4. Hiện trạng thu gom, xử lý nước thải
Lượng nước thải( sinh hoạt + bể phốt + nước rửa chuồng trại) được dẫn xuống đường rãnh thoát nước dọc theo đường thôn rồi đổ ra kênh và cuối cùng đổ về sông Phan. Nước thải từ trạm xá cũng xả trực tiếp ra hệ thải ra hệ thống thoát nước thải sinh hoạt của thôn, xã.
Các gia đình ko có hố ga trước khi dẫn nước thải ra ngoài rãnh nên lượng bùn đã chiếm mất 2/3 rãnh nên khi mưa to thì những thôn trũng như thôn Trại luôn bị úng. Cũng một phần do các ao trong thôn bị lấn chiếm làm của tư, đường kênh thoát nước không được khơi thông, khi chính quyền xã cho người dân đấu thầu các đầm, ao nuôi cá đúng con đường thoát nước nên ko có đường nước thoát gây ra ngập.
3.5. Dự báo xu thế
Nước thải sinh hoạt gia tăng khi thu nhập của người dân có sự thay đổi. Tính toán tương tự như đối với chất thải rắn.
Năm
Số dân
Số dân đi làm xa
lượng nước thải tính khi lượng nước không đổi 0,187 lit/ người/ ngày
lượng nước thải theo thực tế với GDP tăng 5%
lượng nước thải theo thực tế với GDP tăng 10%
2010
5216.76
26.084
970.6564
1116.255
1261.853
2011
5274.1444
26.371
981.3337
1128.534
1275.734
2012
5332.1599
26.661
992.1283
1140.948
1289.767
2013
5390.8137
26.954
1003.042
1153.498
1303.954
2014
5450.1127
27.251
1014.075
1166.186
1318.298
2015
5510.0639
27.55
1025.23
1179.015
1332.799
2016
5570.6746
27.853
1036.508
1191.984
1347.46
2017
5631.952
28.16
1047.909
1205.096
1362.282
2018
5693.9035
28.47
1059.436
1218.352
1377.267
2019
5756.5364
28.783
1071.09
1231.753
1392.417
2020
5819.8583
29.099
1082.872
1245.303
1407.734
Lượng nước thải từ chăn nuôi có thể
4. Xây dựng mô hình thu gom, xử lý chất thải rắn và nước thải sinh hoạt xã Vân Xuân
4.1. Mô hình thu gom, xử lý chất thải rắn
Lượng chất thải từ trồng trọt tương đối lớn. Sử dụng cho chăn nuôi trâu bò là hoàn toàn hợp lý. Có thể tính toán được lượng chất thải rơm rạ sử dụng cho đàn trâu bò 586 con. Theo kinh nghiệm của người dân, lượng rơm, rạ dùng cho 1 con trâu bò trong một năm khoảng 1 mẫu, tức là với số trâu bò như vậy cần khoảng 210,96ha. Như vậy đàn trâu bò của xã trong 1 năm cần lượng rơm rạ khoảng 1743 tấn, tức là khoảng gần 4,77 tấn chất thải rơm rạ trong một ngày. Lượng chất thải rắn còn lại có thể đem đốt ngoài đồng ruộng lấy phân gio, đun nấu, hoặc tiến hành ủ ngay tại ruộng (chát bùn hoặc phủ nilong ) bằng chế phẩm VIXURA sau 20-30 ngày là hoai mục có thể cày bừa. Diện tích còn lại không phục vụ cho chăn nuôi trâu bò là khoảng 217,67 ha. Trung bình khoảng 300kg chất hữu cơ/ 1 sào rơm rạ. Tính ra lượng hữu cơ để bón ruộng khoảng 235 tấn. Đây sẽ là nguồn phân bón hữu ích cho nông nghiệp, giúp người dân giảm bớt tiền mua phân bón.
Đối với phế thải từ chăn nuôi có thể xây dựng bể biogas với những hộ nuôi từ 5 lợn trở lên thông qua hỗ trợ của chính quyền xã. Những hộ khác ủ phân cho hoai mục sử dụng làm phân bón cho cây trồng. Cần chú ý hót phân vào một đống trước khi rửa chuồng đối với chăn nuôi tại các hộ gia đình trong khu dân cư. Việc này sẽ làm giảm lượng phân ra cống rãnh, giảm cản trở dòng chảy.
Rác thải từ trạm y tế phải được thu gom hợp đồng xử lý với công ty môi trường đô thị, không được đổ cùng với rác thải sinh hoạt. Cần xây bể chứa chất thải trong khuôn viên trạm, cứ định kỳ khoảng 3 tháng là đi thu gom 1 lần.
Với chất thải nguy hại cần phải xây dựng các bể chứa ngoài đồng để người dân vứt bỏ các vỏ thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,… vào bể chứa. Chất thải nguy hại thu gom và xử lý theo quy định như trả lại nhà máy hoặc chôn lấp an toàn.
Đối với chất thải sinh hoạt cần tổ chức thu gom, quản lý có sự tham gia của cộng đồng. Mặc dù hiện tại lượng chất thải hữu cơ trong rác thải sinh hoạt ở bãi rác tự phát và bãi rác của xã không nhiều, chỉ khoảng 20-30%. Do vậy hiện tại chưa cần phải phân loại rác. Tuy nhiên trong thời gian khoảng 5-10 năm tới khi mà kinh tế các hộ phát triển, chăn nuôi có xu hướng giảm thì chất thải sinh hoạt thải ra bãi rác sẽ có thành phần hữu cơ cao. Vì vậy tốt nhất là thực hiện phân loại rác ngay từ bây giờ. Mỗi gia đình có 2 dụng cụ đựng rác thành 2 loại: khô và ướt. Rác ướt vứt vào thùng không rò rỉ. Còn rác khô vứt vào sọt hở, hoặc vào bao tải tùy thuộc mỗi gia đình sử dụng. Rác chợ thu gom cùng với rác sinh hoạt hằng ngày. Ban quản lý chợ hợp đồng với người thu gom rác để vận chuyển rác đi. Mức phí như khi họ thuê công nông chở đi. Xây bể chứa rác thải thành 2 ngăn, một ngăn đựng khô, 1 ngăn đựng rác ướt.
Các khâu trong quản lý, thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt tại xã Vân Xuân:
Thành lập tổ thu gom: UBND xã tiến hành thành lập tổ thu gom, chia nhóm (mỗi nhóm 2-3 người) và phân công khu vực thu gom cho từng nhóm cụ thể. Với chất thải sinh hoạt tại nông thôn có 3 hướng để phân chia người thu gom:
+ Phân chia theo đoạn đường đi
+ Phân chia theo địa giới thôn
+ Phân chia theo số người người phục vụ
Do bản đồ hành chính xã không rõ ràng về đường đi, hơn nữa nhiều thôn có phức tạp về đường đi nên phân chia người thu gom theo cách thứ nhất là không hợp lý. Để thuận tiện cho công tác thu gom người thu gom nên ở chính thôn, xã. Vì vậy ta phân chia kết hợp cả theo cách thứ 2 và thứ 3. Ta phân chia thành 5 khu vực ( 4 khu vực 2 thôn cạnh nhau, 1 khu vực 1 thôn) với số lượng người và số xe cụ thể như sau:
+ Khu vực 1: Thôn 1 ( 105 hộ, 410 khẩu) và Thôn 2 (165 hộ, 620 khẩu) do 1 người thu gom (1030 khẩu) thuộc thôn 1 hoặc 2. Số xe 2 xe.
+ Khu vực 2: Thôn 3 ( 82 hộ, 326 khẩu) và Thôn 4 (132 hộ, 523 khẩu) do 1 người thu gom. Tuy nhiên người thu gom khu vực 2 mới chỉ thu gom được lượng rác của 849 khẩu. Người này sẽ thu gom thêm khoảng 160 khẩu (khoảng 40-50 hộ) thôn Đông thuộc khu vực 3. Tổng cộng lượng người phục vụ là 1009 người. Người thu gom thuộc thôn 3 hoặc 4. Số xe 2 xe.
+ Khu vực 3: Thôn Đông ( 188 hộ, 680 khẩu) và Thôn Trại (128 hộ, 488 khẩu). Khu vực này do có dân số đông nên ngoài một người thu gom chính khoảng 1009 khẩu. Khoảng 160 khẩu (khoảng 40-50 hộ) thôn Đông sẽ do người thu gom khu vực 2 đảm nhiệm. Người thu gom thuộc thôn Đông hoặc thôn Trại. Số xe 2 xe.
+ Khu vực 4: Thôn Bắc ( 105 hộ, 385 khẩu) và Thôn Đình (135 hộ, 672 khẩu) do 1 người thu gom (1057 khẩu) thuộc thôn Bắc hoặc thôn Đình. Số xe 2 xe.
+ Khu vực 5: Thôn Chùa ( 222 hộ, 1056 khẩu) do 1 người thu gom thuộc thôn Chùa.
Hiện tại thôn Trại đã tổ chức thu gom trung bình 1 ngày là 1 xa đầy khoảng 200 kg. Như vậy hiện mỗi ngày có khoảng 8 xe đầy, 1 xe vơi, tương đương khoảng 10 xe chất thải rắn vơi.
Do thu gom có phân loại tại nguồn nên việc thu gom cũng phải có lịch trình cụ thể. Tần suất thu gom là 1 ngày/ 1 lần. Một xe thu gom chất rắn khô, 1 xe thu gom chất thải rắn ướt. Xe thu gom nên được sơn màu khác nhau để người dân dễ nhận biết, đồng thời đây cũng là biện pháp tuyên truyền đánh vào nhận thức của người dân
-Khâu vận chuyển: Trong điều kiện đường liên xã, liên thôn tương đối rộng, và hầu hết đã được bê tông hóa có thể dùng xe công nông hoặc xe bò để vận chuyển chất thải từ các thôn xa tới bãi chôn lấp của xã, thôn.
-Bãi chôn lấp: Theo quy hoạch của UBND xã đến năm 2013 sẽ có 3 bãi chôn lấp Bãi chôn lấp phải đảm bảo được yêu cầu tối thiểu về vệ sinh môi trường như: xa khu dân cư, xa nguồn nước, không nằm ở đầu hướng gió…Tuy nhiên trong 3 địa điểm này thì bãi rác hiện tại ở gốc cây đa quá sát nguồn nước, không phù hợp, cần chọn địa điểm khác, hoặc lấp ao đó đi mới sử dụng tiếp được. Một bãi rác ở gần thau ma, thuộc thôn Chùa, thuận tiện cho thu gom đối với khu vực 3, 4, 5, trong đó thôn 5 là thuận tiện nhất.
Một bãi rác ở cánh đồng Xuân Húc, thuận lợi cho thu gom đối với khu vực 1, 2.
Xử lý rác thải ướt tại bãi rác bằng công nghệ ủ men EM (Effective Microorganism). Do vậy rác ướt sẽ trở thành phân bón không làm mất diện tích bãi chôn lấp. Loại khô đem chôn lấp vì những thứ bán được người dân thường đã phân loại ra hết.
Giả sử tỷ lệ thu gom đạt 80% thì thu được khoảng hơn 4 triệu. Bình quân mỗi người khoảng 800 nghìn/ tháng. Số tiền lẻ đem làm quỹ khi nào hỏng dụng cụ thì mua, hoặc sửa lại. Mức lương này so với mức lương của ông Lắp là 450 nghìn/ tháng cao hơn khoảng 350 nghìn.
Lệ phí: mức lệ phí đưa ra hiện tại là khoảng 1 nghìn/ 1 khẩu tháng… Tuy nhiên nhiều hộ không chấp nhận, vì vậy cho đến nay nhiều thôn chưa tổ chức được thu gom. Mức phí này không thể hạ thấp được nữa vì không đảm bảo cho việc trả lương cho người thu gom. Trưởng thôn Trại là chú Đức đã có cách rất hiệu quả để thuyết phục họ nếu không tham gia đóng góp thì khi có việc gì cần đến trưởng thôn sẽ không tạo điều kiện cho họ. Đây cũng là cách giải quyết tốt với các thôn khác, và cần đưa vào hương ước của thôn, xã. Trong thời gian 5-10 năm tới lượng chất thải rắn sẽ tăng thêm. Giả sử chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2020 là khoảng 3 tấn/ ngày, tương đương 15 xe đầy mỗi ngày, tức là mỗi người 3 xe đầy/ 1 ngày/1 khu vực. Hoàn toàn có thể vẫn thực hiện được với số công nhân hiện tại. Giả sử lượng hữu cơ trong rác khoảng 50% thì cứ 3 tấn rác có thể tích khoảng 7,5 m3, tức là có khoảng 3,75 m3 rác khô được chôn lấp. Với bãi rác có diện tích như hiện tại 1000 m2 không đủ đáp ứng chất thải trong tương lai. Vì vậy cần có bãi rác rộng hơn khoảng 1-2ha. Ngoài ra mức phí thu gom cũng phải tăng. Mức phí được đưa ra thảo luận trong các buổi họp dân để đảm bảo quyền được tham gia vào công tác quản lý chất thải rắn của người dân.
Thực tiễn cho thấy thành công của các hoạt động bảo vệ môi trường phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia của cộng đồng. Vì vậy để các biện pháp quy hoạch thu gom, xử lý chất thải rắn xã Vân Xuân đạt hiệu quả cao thì điều quan trọng nhất phải nâng cao nhận thức người dân thông qua giáo dục, truyền thông, đặc biệt là phân loại rác tại nguồn. Tham gia các lớp tập huấn nâng cao nhận thức và trách nhiệm của họ đối với bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Xây dựng các Hương ước, quy ước cho các thôn, xã có lồng ghép các nội dung về vệ sinh, bảo vệ môi trường, các quy định bắt buộc nếu không sẽ có biện pháp xử lý khắt khe, không tạo điều kiện trong cuộc sống, công việc của họ, nhất là với hộ không chịu nộp tiền phí thu gom.
4.2. Mô hình thu gom, xử lý nước thải
Hiện tại các thôn đã được bê tông hóa gần 100% đi kèm theo nó là đường cống, rãnh thoát nước ra sông Phan nên ta sẽ sử dụng các đường này và thiết kế thêm 1 số đường dẫn để lấy nước thải tới hồ xử lý chúng
Đặc trưng của nước thải xã này là giàu lượng NO3- , PO43- chất rắn lơ lửng, tổng chất rắn, các chất hữu cơ không độc hại, dầu, mỡ, các chất khoáng, BOD5, đặc biệt là colifoms
vì đa số các hộ đều chăn nuôi gia súc, gia cầm nên biện pháp xử lý hiệu quả , rẻ tiền nhất là dùng phương pháp hồ chứa kết hợp với hồ xử lý yếm khí. Khi dùng các phương pháp khác như bùn hoạt tính, phương pháp hóa lý thì diện tích chiếm ít nhưng chi phí đầu tư thiết bị cao và cần có những công nhân có trình độ kỹ thuật nhất định mới điều khiển được hệ thống. Mà so với điều kiện ở nông thôn những xã thuần nông như Vân Xuân thì không khả thi. Còn dùng hệ thống hồ sinh học để xử lý trước khi thải ra sông Phan –dòng sông thoát nước của Vĩnh Phúc, hơn nữa ở Vân Xuân có diện tích đất nông nghiệp rộng (chiếm 68.33%) thì khả thi hơn. Sẽ có 2 hệ thống xử lý cho toàn xã: hồ sinh học và các bể xử lý phụ.
Ta chia xã thành 5 khu vực thu gom và xử lý
+ khu vực 1 gồm các thôn ( thôn ngoài) : thôn Đông(phần có trạm y tế), thôn Đình, thôn Bắc, thôn Chùa, thôn Trại;
+ khu vực 2 là các thôn trong (thôn Xuân Húc) gồm thôn 1 , thôn 2, thôn 3, 1 số hộ của thôn 4.
+ khu vực 3 là các hộ của thôn 3 ( nơi nằm giữa sông Phan và kênh 10A)
+ khu vực 4 là các hộ của thôn 4 ( phía trường cấp 2)
+ khu vực 5 là các hộ còn lại của thôn Đông
Tại phần 1 thì thôn Trại là thôn thấp nhất vì vậy cần thiết kế đường dẫn nước thải của thôn trại theo đường kênh, mương qua 1 số ruộng rồi dẫn tới hồ xử lý (dự kiến hồ xử lý nước thải sẽ đặt ở cuối thôn Chùa hướng ra đồng). Còn các đường rãnh thải của 4 thôn còn lại thì ta sẽ dẫn nước thải ở phía thải ra sông Phan tới hồ xử lý. Ngoài ra ở thôn Đông còn có 1 số hộ làm kinh doanh bán hàng ở phía bên tay trái (đối với người đứng ở phía chợ) ta sẽ thu gom tập trung nước thải của các hộ này tới bể phốt ( xử lý bằng phương pháp yếm khí ) rồi dẫn đường nước từ bể phốt này ra cánh đồng vì ở đó gần cánh đồng
Tại phần 2 đường dẫn nước cũng làm tương tự. Tuy nhiên ở phần 2 này lại chia làm 2 khu nhỏ (chia theo đường kênh 10A) : Khu 1 gồm 1 số hộ thôn 3, và toàn bộ thôn 2, thôn 1; Khu 2 là các hộ của thôn 3 (dọc theo sông Phan)
+ Khu 1 ta sẽ thu nước thải ở kênh mương dẫn nước thải (kênh , mương này đã được người dân đào để dẫn nước thải ra sông Phan) dẫn tới hồ xử lý ở khu này.
+ Khu 2 sẽ được dẫn tới bể chứa riêng để xử lý như các hộ ở phía tay trái cầu hoặc dùng hệ ao cá xử lý hoặc hồ sinh học
Một số kiến nghị để làm đường thoát nước tốt:
- Đạy nắp, dọn cỏ các đường mương, rãnh trong thôn.
- Các hộ trong thôn nạo vét các đường kênh mương định kỳ để khơi thông dòng chảy
- Để giảm lượng bùn thoát ra cống rãnh nhiều đề nghị các hộ dân nên đào thêm hố gas tách cặn trước đường thoát nước của nhà mình. Lượng bùn đọng lại trong hố gas sẽ được múc định kì đem đi chôn lấp.
- Cơ quan chính quyền xã sử dụng lại đường mương thoát nước ở kênh 10A để tránh việc các hộ dân gần khu vực kênh xả nước thải bừa bãi. ( do các hộ dân khu vực này đã lấn đất ra gần đường đi ven kênh và họ lấp luôn đường nước thải đi ).
- Đối với nước thải của trạm y tế cần xây hố gas lắng đọng, xử lý sơ bộ bằng bể yếm khí hoặc sử dụng hóa chất trước khi t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hiện trạng rác thải nông thôn xã Vân Xuân, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.doc