MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1. Quan niệm và bản chất của chênh lệch vùng. 3
1.1 Khái niệm và phân loại. 3
1.2. Bản chất và nguyên nhân. 3
2. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng để phân tích chênh lệch vùng 6
2.1 Nhóm chỉ tiêu về kinh tế- xã hội 6
2.2 Các công cụ đánh giá sự chênh lệch 6
3. Sự cần thiết của việc nghiên cứu vấn đề chênh lệch vùng 8
HIỆN TRẠNG CHÊNH LỆCH VÙNG Ở VIỆT NAM 10
1. Chênh lệch vùng giữa đô thị và nông thôn. 10
1.1 Chênh lệch vùng giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi cả nước 10
1.1.1. Chênh lệch về GDP và GDP/ người 10
1.1.2. Chênh lệch về thu nhập và chi tiêu bình quân tháng 12
1.1.3. Chênh lệch về tỷ lệ thất nghiệp thành thị 14
1.1.4. Chênh lệch giữa các vùng về tỷ lệ nghèo 15
1.2 Chênh lệch giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi 6 vùng 16
1.2.1 Chênh lệch về GDP/người 16
1.2.2. Chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn trong mỗi vùng 17
2. Chênh lệch giữa vùng phát triển và vùng khó khăn 18
2.1 Chênh lệch giữa vùng phát triển và vùng khó khăn trên phạm vi cả nước 18
2.1.1 Chênh lệch về GDP và GDP/người 18
2.1.2 Chênh lệch giữa các vùng về thu nhập và chi tiêu 21
2.1.3 Chênh lệch giữa các vùng về tỷ lệ nghèo 22
2.1.4 Chênh lệch giữa các vùng về tỷ lệ thất nghiệp thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn 24
2.2 Chênh lệch giữa vùng phát triển và vùng khó khăn trên phạm vi sáu vùng 25
2.2.1 Chênh lệch giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và khu vực ngoài vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 25
2.2.2 Chênh lệch giữa vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ và khu vực ngoài vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ 28
2.2.3 Chênh lệch giữa vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ và khu vực ngoài vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ 29
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 32
1. Định hướng và chính sách phát triển vùng 32
2. Phát triển bền vững các vùng và địa phương 33
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4749 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng chênh lệch vùng ở Việt Nam và giải pháp hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GDP/người
(triệu đồng, giá thực tế)
1995
2003
1995
2003
1995
2003
Cả nước
71.995,5
80.902,4
232.394
605.596
3,23
7,5
1. khu vực đô thị
14.938,1
20.869,5
169.529,3
467.512
11,35
22,4
%so cả nước
20,7
25,8
71,4
77,2
351,4
298,7
2. khu vực nông thôn
57.057,4
60.032,9
62.864,7
138.074
1,10
2,3
%so cả nước
79,3
74,2
28,6
22,8
34,06
30,67
3. chênh lệch giữa đô thị và nông thôn
0,26
0,35
2,7
3,39
10,32
9,74
Nguồn: Tổng cục thống kê: Niên giám Thống kê 1995, 2003, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 1996, 2004 và xử lý của các tác giả.
1.1.2. Chênh lệch về thu nhập và chi tiêu bình quân tháng
Hơn 10 năm qua, Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, nhờ đó thu nhập của dân cư liên tục tăng song có sự khác biệt lớn giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư của hai khu vực này là 6,95% giai đoạn 1996-2000 và 7,5% giai đoạn 2001-2005.
Năm 2002, thu nhập bình quân đầu người một tháng tính chung cả nước theo giá hiện hành đạt 356 nghìn đồng, tăng 20,6% so với năm 2000. Thu nhập bình quân đầu người một tháng ở khu vực thành thị đạt 622 nghìn đồng, tăng 18,4%; ở khu vực nông thôn đạt 275 nghìn đồng, tăng 22,3% so với năm 1999. Thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 1996, 1999 và 2002 ở khu vực thành thị gấp khu vực nông thôn 2,71 lần, 2,30 lần và 2,26 lần. Như vậy, thu thập của hộ gia đình thành thị vẫn cao hơn nhiều ở nông thôn.
Bảng3: Thu nhập bình quân đầu người một tháng
phân theo thành thị, nông thôn
Năm 1996
Năm 1999
Năm 2002
Cả nước
226,7
295,0
365,2
1. Thành thị
509,4
516,7
622,0
2. Nông thôn
187,9
225,0
275,1
Chênh lệch giữa thành thị và nông thôn (lần)
2,71
2,30
2,26
1. Thu nhập cao nhất
519,58
741,6
877,1
2. Thu nhập thấp nhất
74,33
97,0
107,7
Chênh lệch giữa hai nhóm thu nhập
6,99
7,65
8,14
Nguồn: Tổng cục thống kê: Niên giám thống kê 2003, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2004.
Theo điều tra của Tổng cục Thống kê, nếu chia các hộ điều tra thành 10 nhóm thu nhập, mỗi nhóm 10% số hộ theo độ dốc đi lên của thu nhập bình quân đầu người, thì thu nhập giữa nhóm có thu nhập cao nhất và có thu nhập thấp nhất có khoảng cách lớn và tăng theo các năm. Năm 2000, thu nhập bình quân của nhóm hộ giàu nhất ( nhóm 10 ) lớn gấp 12 lần nhóm hộ nghèo nhất ( nhóm 1 ). Năm 2002, tỷ lệ này tăng lên 13,75 lần.
Tính chung trên cả nước, chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất với nhóm thu nhập thấp nhất ngày càng dãn ra, năm 996 là 6,33 lần đến năm 2002 là 8,1 lần; ở khu vực thành thị là 7,7 và 8 lần; ở khu vực nông thôn là 5,8 và 6 lần. Theo chỉ tiêu này cho thấy khu vực thành thị có mức tăng trưởng kinh tế cao hơn khu vực nông thôn và cũng là nơi có sự chênh lệch về thu nhập lớn hơn ở nông thôn.
Về chỉ tiêu này, cũng theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, tính chung cả nước mức chi tiêu cho đời sống năm 2002 bình quân đầu người một tháng ( theo giá hiện hành ) đạt 269 nghìn đồng, tăng 21,7% so với năm 2000, bình quân mỗi năm tăng 8,6%, cao hơn giai đoạn 1996-2000 (6,6%). Chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người một tháng ở khu vực nông thôn đạt 211 nghìn đồng, khu vực thành thị đạt 461 nghìn đồng ( gấp 2,2 lần khu vực nông thôn ).
Đáng lưu ý là chi tiêu cho giáo dục, đào tạo: bình quân giai đoạn 2000-2003 chi cho một người đi học một năm hết 627 nghìn đồng, tăng 14,6% so với giai đoạn 1997-1998. Tuy nhiên, mức chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục có khác nhau giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, giữa các vùng và các nhóm thu nhập.
Ở khu vực thành thị chi tiêu cho giáo dục bình quân một người đi học một năm là 1,255 triệu đồng, gấp ba lần so với khu vực nông thôn. Chi tiêu cho giáo dục bình quân một người đi học trong năm của nhóm hộ nghèo nhất chỉ có 236 nghìn đồng, trong khi nhóm hộ giàu nhất là 1,418 triệu đồng, gấp 6 lần.
Trong chi tiêu, tỷ trọng chi tiêu cho ăn uống tuy có giảm nhưng còn ở mức cao. Chi tiêu cho ăn uống giảm từ 66% năm 1993 xuống còn 63% năm 2000 và 57% năm 2002. Trong thành phần chi tiêu cũng thể hiện sự chênh lệch giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo.
Năm 2002, về cơ cấu chi tiêu, chi tiêu cho ăn uống ở khu vực thành thị là 52%, ở khu vực nông thôn là 61%; của nhóm hộ giàu nhất là 50%, nhóm hộ nghèo nhất là 70%. Nhóm các hộ giàu nhất có mức chi không phải ăn uống lớn gấp 7,5 lần so với nhóm hộ nghèo nhất, trong đó chi về nhà ở, điện nước, vệ sinh gấp 10,4 lần; chi tiết và đồ dùng gia đình gấp 7,6 lần; chi y tế sức khỏe gấp 4 lần; chi đi lại và bưu điện gấp 15,8 lần; chi giáo dục gấp 6 lần; chi văn hóa, thể thao, giải trí gấp 95,4 lần.
1.1.3. Chênh lệch về tỷ lệ thất nghiệp thành thị
Thiếu việc làm bao gồm tất cả những người có việc làm nhưng muốn làm thêm, sẵn sàng làm thêm và có khả năng làm thêm. Đến năm 2003, số lao động thiếu việc làm ở khu vực thành cả nước là 0,429 triệu người, chiếm 4,29% tỷ lệ lao động khu vực thành thị cả nước.
Năm 1996 cả nước có 662 nghìn người thất nghiệp với tỷ lệ thất nghiệp chung là 1,97%; năm 2003 là 940 nghìn người với tỷ lệ là 2,297%; trong khi đó ở thành thị là 5,6%, nông thôn 1,2% ( chênh lệch giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn là 4,67 lần ).
Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị năm 2003 so với năm 2000 giảm 0,07%, song số người thất nghiệp tăng thêm 177 nghìn người.
Với các điều kiện tự nhiên về kinh tế - xã hội khác nhau, chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội mỗi vùng khác nhau cũng dẫn đến sự chênh lệch khác nhau giữa các vùng về tỷ lệ thất nghiệp thành thị. Các vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 10% có tỷ lệ thất nghiệp cao như Đồng bằng sông Hồng: 6,77% Đông Nam Bộ: 6,08%; trong khi đó vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng từ 7-9% thì tỷ lệ thất nghiệp lại thấp hơn như Tây Nguyên: 4,4%, Tây Bắc: 5,19% và Đồng bằng Sông Cửu Long: 5,26%.
Tỷ lệ nghèo chung theo chuẩn của Ngân hàng Thế giới tính theo số liệu chi tiêu cả nước và các vùng năm 2001-2002 đều giảm. Năm 2002 tỷ lệ nghèo cả nước là 28,9%, giảm so với mức 37,4% của năm 1997-1998. Theo nguồn quốc gia, năm 2003 tỷ lệ nghèo là 10,3%.
1.1.4. Chênh lệch giữa các vùng về tỷ lệ nghèo
Theo kết quả điều tra mức sống của Tổng cục Thống kê năm 2003, chênh lệch về tỷ lệ nghèo kể cả theo mức nghèo về lương thực – thực phẩm và nghèo chung giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn khá lớn: ở khu vực nông thôn chênh lệch về nghèo lương thực thực phẩm cao gấp ba lần so với khu vực thành thị và 5,4 lần về tỷ lệ nghèo chung.
Bảng4: Tỷ lệ hộ nghèo các nghèo
Tỷ lệ lương thực-
thực phẩm
Tỷ lệ nghèo chung
1999
2002
1997-98
2001-02
Toàn quốc
13,3
9,96
37,37
28,9
1. Thành thị
4,61
3,61
9,04
6,60
2. Nông thôn
15,96
11,99
44,85
35,7
Chênh lệch giữa thành thị và nông thôn (lần)
0,29
0,3
0,2
0,18
Nguồn: Tổng cục thống kê: Niên giám Thống kê 2003, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2004; và tính toán của các chuyên gia.
1.2 Chênh lệch giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi 6 vùng
1.2.1 Chênh lệch về GDP/người
Trên phạm vi 6 vùng, do mỗi vùng có những đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội, xuất phát điểm và vị trí, chức năng của từng vùng trong cơ cấu lãnh thổ quốc gia khác nhau mà sự chênh lệch giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn có những mức độ khác nhau; những vùng có kinh tế tăng trưởng nhanh, tỷ lệ đô thị hóa cao, tốc độ đô thị hóa nhanh thì ở đó sự chênh lệch về GDP/người giữa khu vực đô thị và nông thôn cao hơn; những vùng có kinh tế tăng trưởng thấp hơn, tỷ lệ đô thị hóa thấp hơn và tốc độ đô thị hóa chậm hơn, chênh lệch giữa khu vực đô thị và nông thôn ít hơn. Những số liệu sau đây chứng minh cho điều đó.
- Vùng có tỷ lệ đô thị hóa cao thì chênh lệch về GDP/người cũng cao.
Qua so sánh giữa các tỉnh, thành phố có tỷ lệ đô thị hóa cao và tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa thấp trong mỗi vùng thấy rằng giữa tỉnh/thành phố có tỷ lệ đô thị hóa cao và tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa thấp thì có sự chêch lệch lớn giữa các tỉnh đó với nhau. Sự chêch lệch về GDP/người giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn ngay trong một tỉnh cũng lớn.
Bảng5: Một số chỉ tiêu về chênh lệch
giữa khu vực đô thị - khu vực nông thôn phân theo vùng
Các vùng
Tăng
trưởng
kinh tế
2001-2005
(%)
Tỷ lệ
đô thị
hóa
năm 2003
(%)
Tốc độ
Đô thị
hóa
2001-2005
(%)
Chênh lệch GDP/người giữa khu vực đô thị và nông thôn năm 2003 (%)
Cả nước
7,5
25,8
3,7
9,74
1. Trung du và miền núi phía Bắc
9,0
13,3
2,5
14,53
2. Đồng bằng sông Hồng
10,92
21,8
3,8
12,28
3. Duyên hải miền Trung
9,2
20,7
3,1
10,10
4. Tây Nguyên
7,26
27,3
3,5
3,64
5. Đông Nam Bộ
10,75
50,2
3,5
4,66
6. Đồng bằng sông Cửu Long
9,21
19,8
5,1
9,62
Nguồn: - Tổng cục Thống kê: Niên giám Thống kê 2003, Nxb. Thống kê,Hà Nội, 2004
- Sở Kế hoạch và đầu tư các tỉnh: Báo cáo thực hiện 2005 và kế hoạch 2006
- Xử lý và tính toán của chuyên gia
- Vùng có tỷ lệ đô thị hóa thấp thì chênh lệch về GDP/người cũng thấp
Năm 2003, vùng Trung du miền núi phía Bắc có tỷ lệ đô thị hóa là 14,6%; Bắc Cạn có tỷ lệ đô thị hóa là 15,7%, GDP/người là 2,5 triệu đồng; Lạnh Sơn có tỷ lệ đô thị hóa là 19,2%, GDP/người là 4,2 triệu đồng. Mức chệnh lệch giữa Bắc Cạn và Lạng Sơn về tỷ lệ đô thị hóa là 1,3 lần; GDP/người là 1,68 lần.
Tây Nguyên có tỷ lệ đô thị hóa là 27,3% và GDP/người là 3,6 triệu đồng. Kon Tum có tỷ lệ đô thị hóa là 31,4% và GDP/người là 3,4 triệu đồng. Lâm Đồng có tỷ lệ đô thị hóa là 39,7% và GDP/người là 3,8 triệu đồng. Mức chênh lệch giữa Lâm Đồng và Kon Tum về tỷ lệ đô thị hóa là 1,45 lần và GDP/người là 1,11 lần.
1.2.2. Chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn trong mỗi vùng
Mức chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người một tháng giữa nhóm thu nhập cao nhất và thu nhập thấp nhất ngày càng dãn ra. Đối với cả nước, năm 1996 mức chênh lệch là 6,99 lần, đến năm 1999 là 7,4 lần và năm 2002 đã tăng lên 8,1 lần.
Đối với từng vung như sau: năm 1996, vùng Đồng bằng sông Hồng mức chênh lệch giữa nhóm có thu nhập cao nhất và nhóm có thu nhập thấp nhất là 6,13 lần; vùng Trung du miền Núi Bắc Bộ là 5,68 lần; vùng Bắc Trung Bộ là 5,73 lần; vùng duyên hải Nam Trung Bộ là 5,47 lần; vùng Tây Nguyên là 12,71 lần, vùng Đông Nam Bộ là 7,57 lần và vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 6,36 lần.
Năm 1999, vùng Đồng bằng sông Hồng là 7,0 lần; vùng Trung du miền búi Bắc Bộ là 6,78 lần; vùng Bắc Trung Bộ là 6,95 lần; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là 6,31 lần; vùng Tây Nguyên là 12,9 lần; vùng Đông Nam Bộ là 10,32 lần và Đồng bằng sông Cửu Long là 7,86 lần.
Năm 2002, vùng Đồng bằng sông Hồng là 6,9 lần; vùng Trung du miền núi Bắc Bộ là 5,68 lần; vùng Bắc Trung Bộ và vùng duyên hải Nam Trung Bộ là 5,8 lần; vùng Tây Nguyên là 6,4 lần; vùng Đông Nam Bộ là 9,0 lần và vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 6,6 lần. Trong giai đoạn 1999-2002, mức chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người một tháng của các vùng đều giảm, nhưng giảm mạnh nhất là vùng Tây Nguyên từ 12,9 lần xuống 6,4 lần và giảm ít nhất là vùng Đông bằng sông Hồng từ 7,0 lần xuống 6,9 lần.
2. Chênh lệch giữa vùng phát triển và vùng khó khăn
2.1 Chênh lệch giữa vùng phát triển và vùng khó khăn trên phạm vi cả nước
2.1.1 Chênh lệch về GDP và GDP/người
Trong thời gian vừa qua, các vùng phát triển và vùng khó khăn đều có sự tăng trưởng, nhưng tốc độ tăng của các vùng khác nhau. Giai đoạn 1996-2003, tốc độ phát triển kinh tế của vùng phát triển bằng 1,37 lần mức trung bình của cả nước và gấp 1,6 lần mức tăng trưởng của vùng khó khăn. Vùng khó khăn có tốc độ tăng trưởng đã thấp hơn mức trung bình của cả nước song do tốc độ tăng dân số của các vùng này lại cao hơn mức trung bình của cả nước nên các chỉ tiêu về phát triển và GDP/người của vùng khó khăn ngày càng dãn xa so với vùng phát triển.
- Cơ cấu kinh tế của các vùng có sự khác biệt rõ rệt
Đối với các vùng phát triển, tỷ lệ khối công nghiệp và dịch vụ trong GDP luôn cao hơn mức trung bình của cả nước. Tỷ lệ của khối công nghiệp và dịch vụ đạt tới 80% GDP toàn vùng và bằng 1,06 lần của cả nước. Ngược lai, vùng khó khăn có tỷ lệ khối công nghiệp và dịch vụ trong GDP thấp, chỉ chiếm 12% GDP của vùng và hệ số so với cả nước chỉ bằng 0.16 lần.
Bảng6: chênh lệch về cơ cấu kinh tế giữa vùng khó khăn,
năm 2003 (tổng GDP = 100%)
Tổng công nghiệp và dịch vụ
Riêng công nghiệp
Riêng dịch vụ
Tỷ trọng so với GDP (%)
So với cả nước (%)
Tỷ trọng so với GDP (%)
So với cả nước (%)
Tỷ trọng so với GDP (%)
So với cả nước (lần)
Cả nước
75,4
1
39,2
1
36,2
1
1. Vùng phát triển
80
1,06
42
1,07
38
1,05
2. Vùng khó khăn
12
0,16
4
0,1
8
0,22
Chênh lệch giữa phát triển và vùng khó khăn (lần)
6,67
10,5
4,75
Nguồn: Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê 2003, NXB. Thống kê, Hà Nội, 2004
Đối với các vùng khó khăn, chậm phát triển, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa rõ nét. Hoạt động kinh tế của các vùng này thời gian qua chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Song trình độ phát triển vẫn còn thấp kém, chưa tạo ra sản phẩm hàng hoá lớn. Hiệu quả sử dụng đất chưa cao. Thu nhập trên 1 hécta gieo trồng còn thấp xa so với mức trung bình của cả nước. Kết cấu hạ tầng nghèo, không đồng bộ và kém phát triển.
- Tăng trưởng kinh tế và chênh lệch vùng.
Trình độ phát triển của các vùng được thể hiện bằng hai chỉ tiêu tổng hợp là GDP bình quân đầu người và chỉ số phát triển con người (HDI).
Chênh lệch giữa các vùng về GDP bình quân đầu người khá lớn (vùng cao nhất là Nam Bộ cao gấp 6,6 lần, vùng thấp nhất là Tây Bắc). Tuy nhiên, chênh lệch giữa các vùng về chỉ số HDI thấp hơn (chư yếu là do tỷ lệ biết chữ, tỷ lệ đi học và tuổi thọ của dân số ở các vùng tương đối đồng đều nhau).
Bảng7: Chênh lệch và thứ hạng các vùng
về trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Vùng
GDP bình quân đầu người (2002)
Chỉ số HDI
Xếp hạng các vùng kinh tế
Thu nhập bình quân/người
GDP bình quân/người
Về HDI
Cả nước
6.269
0,696
=
-
-
Đồng bằng sông hồng
6.140
0,723
3
2
2
Đông Bắc
3.053
0,641
5
6
6
Tây Bắc
2.520
0,564
8
8
8
Bắc Trung Bộ
3.418
0,662
7
5
5
Duyên hải Nam Trung Bộ
4.5530
0,676
4
4
4
Tây Nguyên
2.818
0,604
6
7
7
Đông Nam Bộ
16.596
0,751
1
1
1
Đồng bằng sông Cửu Long
5.228
0,669
2
3
4
Số liệu thống kê ở bảng trên cũng cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ, rõ ràng giữa mức thu nhập bình quân đầu người, GDP bình quân đầu người và chỉ số HDI ở các vùng. Nhóm các vùng có GDP bình quân đầu người và chỉ số HDI cao thì thu nhập bình quân đầu người cao và ngược lại. Nếu so các vùng với cả nước thì chỉ có vùng Đông Nam Bộ có cả 3 chỉ tiêu trên cao hơn. sau đó là vùng Đồng bằng sông Hồng và các vùng còn lại đều thấp hơn mức trung bình của cả nước.
Trong số các vùng thì chỉ có vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có tỷ lệ huy động ngân sách cao hơn mức trung bình toàn quốc, còn tất cả các vùng khác đều thấp hơn, thậm chí chỉ bằng 1/4 như Tây Bắc và 1/3 như Đồng bằng sông Cửu Long.
Bảng8: Chênh lệch giữa các vùng so với mức trung bình của cả nước về tăng trưởng GDP, GDP/người, % vốn đầu tư và % tổng thu ngân sách so với GDP
Các vùng
Tốc độ tăng GDP
GDP/người
% tổng vốn đầu tư trên GDP
% vốn đầu tư trong nước trên GDP
% thu ngân sách trên GDP
Toàn quốc
1,00
1,00
1,00
1,00
1,00
Đồng bằng sông Hồng
0,88
0,99
1,33
1,12
1,3
Đông Bắc
0,88
0,75
0,73
0,89
0,62
Tây Bắc
0,88
0,55
0,88
1,26
0,26
Bắc Trung Bộ
0,62
0,66
0,96
0,96
0,46
Duyên hải Nam Trung Bộ
0,88
0,86
0,91
1,02
0,69
Tây Nguyên
1,50
0,40
1,28
1,83
0,40
Đông Nam Bộ
1,25
1,75
1,11
1,0
1.65
Đồng bằng sông Cửu Long
0,62
1,04
0,61
0,79
0,37
Nguồn: UBDP - Viện Khoa học x ã hội Việt Nam: Báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 2002.
GDP/người của cả nước năm 2003 đạt mức 7,5 triệu đồng/người. Ở vùng phát triển, GDP/người là 11,1 triệu đồng, bằng 1,52 lần trung bình cả nước và bằng 1,6 lần vùng khó khăn.Chỉ số này thấy rõ ở những vùng lớn là những vùng phát triển như Đông Nam Bộ đạt tới 17,8 triệu đồng, bằng 2,7 lần mức trung bình của cả nước. Đặc biệt, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đạt 20.3 triệu đồng/người, bằng 3 lần mức trung bình của cả nước; các con số tương ứng đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là 9,4 triệu đồng/người và 1,4 lần. Ngược lại, ở các vùng đang còn nhiều khó khăn, GDP/người chỉ khoảng 4-5 triệu đồng, bằng 0,53 lần mức trung bình của cả nước.
2.1.2 Chênh lệch giữa các vùng về thu nhập và chi tiêu
Giữa vùng phát triển và vùng khó khăn có sự chênh lệch về mức sống dân cư.
Mức chênh lệch giữa các nhóm có thu nhập cao nhất và thấp nhất diễn ra không có sự khác biệt quá lớn: vùng Đồng bằng sông Hồng 6,73 lần; Đông Bắc 6,01 lần; Tây Bắc 5,86 lần; Bắc Trung Bộ 5,82 lần; Duyên hải Nam Trung Bộ 5,83 lần; Tây Nguyên 6,75 lần; Đông Nam Bộ 8,73 lần và Đồng bằng sông Cửu Long 7,14 lần.
Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng ở 7 khu vực (Đồng bằng ssong Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long) đều tăng so với năm 1999, trừ Tây Nguyên giảm 30,4% do giá cà phê và 1 số hàng nông sản giảm mạnh, đồng thời do bị ảnh hưởng lớn về hạn hán, lũ lụt. Số liệu thống kê từ năm 1994 đến năm 2002 cho thấy vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhát là Đông Nam Bộ, gấp 2,5 lần so với vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất là Tây Bắc.
Chi tiêu bình quân đầu người 1 năm cho giáo dục cao nhất ở miền Đông Nam Bộ (1,139 triệu đồng) và thấp nhất là vùng Tây Bắc (278 nghìn đồng).
Trong xu thế chung là thu nhập của dân cư tất cả các vùng đều tăng, đã hình thành khá rõ những nhóm vùng với các mức thu nhập khác nhau. Có thể phân các vùng thanh 3 nhóm chính về thu nhập của dân cư sau:
- Vùng có mức thu nhập cao hơn so với mức trung bìn của cả nước là Đông Nam Bộ.
- Vùng có mức thu nhập tương đương mức trung bình của cả nước là vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Vùng có mức thu nhập thấ hơn mức trung bình của cả nước là Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Có sự chênh lệch đáng kể giữa GDP bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người trong moõi vùng. Theo đó, ở các vùng có GDP bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người thấp thì thu nhập lớn hơn GDP bình quân đầu người và ngược lại.
2.1.3 Chênh lệch giữa các vùng về tỷ lệ nghèo
Theo kết quả điều tra mức sống của Tổng cục Thống kê năm 2004, chênh lệch về tỷ lệ nghèo kể cả theo mức nghèo về lương thực - thực phẩm và nghèo chung giữa các vùng còn khá lớn: vùng có tỷ lệ nghèo cao nhất (TâyBắc) so với vùng có tỷ lệ nghèo thấp nhất (Đông Nam Bộ) cao gấp 12,1 lần về nghèo lương thực - thực phẩm và 10,85 lần về tỷ lệ nghèo chung.
Tỷ lệ nghèo cao ở các vùng Miền núi trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, Trung Bộ là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng truởng kinh tế của các vùng khác. Đó là do, nhóm người lao động nghèo có trình độ học vấn, chuyên môn - nghiệp vụ thấp hơn, tài sản ít hơn, năng suất lao động thấp hơn (thể hiện bằng mức chi tiêu thấp hơn).
Bảng9: Tỷ lệ nghèo các vùng
Đơn vị: %
Tỷ lệ nghèo lương thực - thực phẩm
Tỷ lệ nghèo chung
2002
2004
2002
2004
Toàn quốc
9,9
6,9
28,9
19,5
Đồng bằng sông Hồng
6,5
4,6
22,4
12,1
Đông Bắc
14,1
9,4
38,4
29,4
Tây Bắc
28,1
21,8
68,0
58,6
Bắc Trung Bộ
17,3
12,2
43,9
31,9
Duyên hải Nam Trung Bộ
10,7
12,3
51,8
33,1
Tây Nguyên
17,0
12,3
51,8
33,1
Đông Nam Bộ
3,2
1,8
10,6
5,4
Đồng bằng sông Cửu Long
7,6
5,2
23,4
19,5
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2004, NXB. Thống k ê, Hà Nội, 2004
- Chênh lệch về tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm tương đối nhanh, song tốc độ giảm không đều giữa các vùng. Cho đến nay, vẫn còn chênh lệch khá lớn giữa các vùng về tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng.
- Chênh lệch về tỷ lệ số hộ được dùng điện
Mức chênh lệch giữa các vùng về tỷ lệ số hộ được dùng điên là khá lớn và còn lớn hơn nếu tính theo lượng điện tiêu thụ bình quân đầu người. So với mức trung bình toàn quốc, mức tiêu thụ điện bình quân đầu người của Đông Nam Bộ lớn hơn 2,24 lần, của vùng Đồng bằng sông Hồng lớn hơn 1,25 lần, trong khi đó của vùng Tây Bắc (nơi có Nhà máy thuỷ điện lớn nhất nứoc) chỉ bằng 0,24 lần, của Tây Nguyên là 0,4 lần và Đồng bằng sông Cửu Long à 0,5 lần. Từ đó cho thấy trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mức sống thực tế của nhân dan còn chên lệch lớn về chất lượng cuộc sống.
Bảng10: Tỷ lệ hộ được dùng điện và chênh lệch về lượng điện tiêu thụ bình quân đầu người giữa các vùng năm 2001
% xã có điện
% thôn có điện
% hộ dùng diện
Tiêu thụ điện/người so với cả nước
Toàn quốc
86,2
77,3
79,3
1,00
Đồng bằng sông Hồng
70,2
64,7
72,1
0,74
Đông Bắc
53,1
42,5
50,5
0,24
Tây Bắc
99,8
99,8
98,9
1,35
Bắc Trung Bộ
89,0
87,1
87,7
0,57
Duyên hải Nam Trung Bộ
85,4
81,3
85,7
0,76
Tây Nguyên
76,2
58,4
51,8
0,40
Đông Nam Bộ
97,5
87,4
73,7
2,24
Đồng bằng sông Cửu Long
98,7
82,1
64,1
0,50
Nguồn: như trên.
2.1.4 Chênh lệch giữa các vùng về tỷ lệ thất nghiệp thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn
Trong giai đoạn 2004-2006, tốc độ giảm tỷ lệ thất nghiệp rất khác nhau giữa các vùng. NHững vùng có mức giảm tỷ lệ thất nghiệp nhanh nhát là Tây Nguyên, Tây Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long (giảm từ 0,5% đến 2,15%).
Bảng11: Tỷ lệ thất nghiệp khu vực đô thị
Đơn vị: %
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Cả nước
6,44
6,28
6,01
5,78
5,60
5,31
4,82
Đồng bằng sông Hồng
7,34
7,07
6,64
6,37
6,03
5,61
6,42
Trung du miền núi phía Bắc
6,35
6,10
5,80
Đông Bắc
6,49
6,73
6,10
5,94
5,45
5,12
4,32
Tây Bắc
6,02
5,62
5,11
5,19
5,30
4,91
3,89
Duyên hải Trung Bộ
5,94
5,98
5,34
Bắc Trung Bộ
6,87
6,72
5,82
5,45
5,35
4,98
5,50
Duyên hải Nam Trung Bộ
6,31
6,16
5,49
5,46
5,70
5,52
5,36
Tây Nguyên
5,16
5,55
4,92
4,39
4,53
4,23
2,38
Đông Nam Bộ
6,20
5,92
6,31
6,08
5,92
5,62
5,47
Đồng bằng sông Cửu Long
6,15
6,08
5,52
5,26
5,03
4,87
4,52
Bảng12: Tỷ lệ thời gian lao động sử dụng ở nông thôn
Đơn vị: %
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Cả nước
73,86
74,37
75,54
77,66
79,10
80,65
81,79
Đồng bằng sông Hồng
74,98
75,56
76,17
78,27
80,21
78,75
80,65
Trung du miền núi phía Bắc
73,20
73,00
74,60
Đông Bắc
72,67
73,12
75,50
77,09
78,68
80,31
81,76
Tây Bắc
73,23
72,83
71,08
74,25
77,42
78,44
78,78
Duyên hải Trung Bộ
73,75
73,56
74,76
Bắc Trung Bộ
71,78
72,80
74,58
75,60
76,13
76,45
77,91
Duyên hải Nam Trung Bộ
73,50
74,74
74,96
77,31
79,11
77,81
79,81
Tây Nguyên
76,74
77,16
78,07
80,43
80,60
81,61
82,70
Đông Nam Bộ
76,44
77,08
75,56
78,45
81.34
82,90
83,46
Đồng bằng sông Cửu Long
73,10
73,39
76,60
78,27
78,37
80,00
81,70
Tình hình thiếu việc làm ở nông thôn diễn rất phổ biến trong cả nước. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao độg trong nông nghiệp và nông thôn cao nhất ở vùng Tây Nguyên (80,43%) song tại vùng này vẫn còn khoảng 19,57% quỹ thời gian lao động chưa được sử dụng chưa có đủ việc làm. Vùng Tây Bắc có tỷ lệ thời gian nhàn rỗi cao nhất cả nước, chiếm 25,75% tổng quỹ thời gian lao động. Mục tiêu năm 2005 đạt tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn trên 80% là khó thực hiện.
2.2 Chênh lệch giữa vùng phát triển và vùng khó khăn trên phạm vi sáu vùng
2.2.1 Chênh lệch giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và khu vực ngoài vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Giai đoạn 2001-2005, các tỉnh trong vùng Bắc Bộ có nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, kết cấu hạ tầng và dịch vụ được tăng cường, các tỉnh nghèo được chú trọng đầu tư. Tốc độ tăng trưởng vùng Đồng Bằng Sông Hồng là 10,9%, bằng 1,46 lần so với tốc độ tăng trưởng của cả nước, trong đó, vùng kinh tế trong điểm Bắc Bộ tăng trưởng với tốc độ 11,6%, bằng 1,06 lần so với vùng Đông Bằng Sông Hồng và bằng 1,55 lần so với tốc độ tăng trưởng của cả nước, vùng nam Đồng Bằng Sông Hồng có tốc độ tăng trưởng 8% bằng 0,74 lần so với vùng Đồng Bằng Sông Hồng. Vùng trung du miền núi Bắc Bộ có tốc độ tăng trưởng là 9,0% bằng 1,2 lần so với cả nước.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Giai đoạn 1996-2003, cơ cấu kinh tế các tỉnh trong vùng Bắc Bộ đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, nhưng nhìn chung sự chênh lệch về cơ cấu kinh tế còn lớn.
Trong nền nông nghiệp, giá trị gia tăng trong nông nghiệp của vùng Bắc Bộ năm 2003 chiếm 21,6% so với tổng sản phẩm của vùng Bắc Bộ( giảm 11,4% so với năm 1995). Vùng Đồng Bằng Sông Hồng, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 15,6%, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ chiếm 15,1%, vùng Nam Đông Bằng Sông Hồng chiếm 41,3% và vùng Trung Du miền núi Bắc Bộ chiếm 40,2%. Mức gia tăng GDP nông nghiệp giai đoạn 1996-2003 của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ la 4303,5 tỷ đồng, chiếm 53,7% so với vùng Bắc Bộ và bằng 1,16 lần so với ngoài vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Trong công nghiệp và xây dựng, giá trị gia tăng trong công nghiệp- xây dựng( giá thực tế) của vùng Bắc Bộ năm 2003 chiếm 37,2% so với tổng sản phẩm của vùng Bắc Bộ( năm 1995 là 25,9%). Vùng Đồng Bằng Sông Hồng là 41,0%( năm 1995 là 29,2%), vùng kinh tế trọng điểm kinh tế Bắc Bộ là 41,2% ( năm 1995 là 29,2% ), vung Nam Đồng Bằng Sông Hồng là 24,8% ( năm 1995 là 15,8%) và vùng trun
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12155.doc