Đề tài Hiện trạng của việc thu gom rác thải quận Hai Bà Trưng

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 3

I. Giới thiệu điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội quận Hai Bà Trưng 3

II. ảnh hưởng của rác thải đến môi trường trên địa bàn quận 3

III. Hiện trạng của việc thu gom rác thải quận Hai Bà Trưng 6

IV. Các nguồn phát sinh rác thải quận Hai Bà Trưng 8

V. Khối lượng rác thải của quận Hai Bà Trưng 10

VI. Thành phần rác thải 12

VII. Lợi ích kinh tế của việc phân loại rác thải từ nguồn 15

1. Lợi ích kinh tế từ phế thải được thu gom đối với Nhà nước 15

2. Lợi ích xã hội của việc thu gom đem lại 16

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

 

doc21 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 2506 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng của việc thu gom rác thải quận Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiệu điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội quận Hai Bà Trưng Quận Hai Bà Trưng là một trong các quận nội thành có diện tích 15km2 nằm ở phía Đông Nam thành phố Hà Nội. Hà Nội là trung tâm văn hoá chính trị khoa học kỹ thuật của cả nước vì vậy sự tăng nhanh tốc độ đô thị hoá của Hà Nội là điều tất yếu xảy ra càng ngày Hà Nội càng mở rộng diện tích dân số ngày càng, kinh tế phát triển không ngừng, là một trong các quận của thành phố, quận Hai Bà Trưng cũng có xu hướng phát triển mạnh cùng theo hướng phát triển của thủ đô Hà Nội. Sự phát triển của thành phố cùng với quá trình đô thị hoá đã nảy sinh nhiều vấn đề phải quan tâm đó là các vấn đề về diện tích và phát triển dân số. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê năm 1998 dân số trong quận là 340.616 người với tỉ lệ sinh là 1,53%. Ngoài ra quận còn là nơi du khách thường xuyên lui tới và một phần người dân lao động, sinh viên ngoại tỉnh đến làm ăn và học tập. Với tốc độ tăng dân số như hiện nay ảnh hưởng lớn đến các vấn đề đô thị hoá kéo theo các vấn đề khác liên quan đến môi trường như lượng rác thải, chất thải, phân rác, tiếng ồn, bụi Quận Hai Bà Trưng gồm 25 phường, đây là quận có mật độ dân cư cao nhất thành phố với nhiều nhà máy, trường học, xí nghiệp, bệnh viện v.v.. Cùng với cả nước, Hà Nội nói chung và quận Hai Bà Trưng nói riêng đang trên đà tiến lên công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Quận Hai Bà Trưng là một trong những quận có mức độ tập trung nhiều cơ quan tổ chức nước ngoài cũng như trong nước. Nhiều trường học bệnh viện, Viện nghiên cứu, các công trình công cộng v.v.. II. ảnh hưởng của rác thải đến môi trường trên địa bàn quận Con người tồn tại và phát triển trong môi trường tự nhiên. Cùng với sinh vật, con người chịu tác động thường xuyên và bị chi phối bởi các điều kiện vật lý, khí hậu, kinh tế, xã hội của môi trường bao quanh. Tất cả các thành phần tương tác với nhau tạo ra một thể thống nhất hoạt động và phát triển theo thời gian và trong một không gian nhất định, đó chính là môi trường sống. Môi trường tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của con người và giới sinh vật. Tùy theo mục đích nghiên cứu, môi trường sống được xem dưới nhiều góc độ khác nhau và trên quy mô khác nhau, là một đối tượng nghiên cứu quan trọng của kinh tế quản lý môi trường. Đó là một hệ thống động, phức tạp, bao gồm nhiều phần tử cấu thành có bản chất khác nhau (tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội) và luôn ở trạng thái cân bằng động. Mỗi sự biến đổi của bất kỳ một phần tử nào, cơ cấu nào của hệ thống cũng gây ra những biến đổi dây chuyền trong toàn bộ hệ thống. Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm chất thải rắn đô thị, chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm chất lượng môi trường sống. Xử lý chất thải nói chung và xử lý chất thải rắn nói riêng ngày nay đã trở thành một vấn đề kinh tế xã hội rất phức tạp đòi hỏi phải xử lý với mức độ quy mô lớn và trình độ kỹ thuật hiện đại để vừa đảm bảo làm trong sạch môi trường, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khối lượng chất thải trong các thành phố tăng lên, nếu không xử lý tốt sẽ dẫn đến hàng loạt hậu quả tiêu cực đối với con người và môi sinh, làm ô nhiễm, vẩn đục môi trường sống con người, thậm chí đưa đến những dịch bệnh ở phạm vi lan rộng, quy mô lớn khó có thể dập tắt được, đặc biệt nếu để ùn tắc chất thải. Việc rác thải tồn đọng lâu ngày trong thành phố sẽ làm cho việc xử lý chúng hết sức khó khăn phức tạp. Đội ngũ lao động của các đơn vị làm vệ sinh đô thị phải tiến hành thu gom và xử lý trong môi trường độc hại vừa ảnh hưởng tới sức khoẻ, vừa thiếu văn minh. Rác thải không được giải quyết tốt còn đem lại cho thành phố một bộ mặt không đẹp, thiếu văn hoá, gây cảm giác khó chịu cho cả dân cư sinh sống ở thành phố. Trong rác thải còn chứa nhiều thành phần có ích, nếu xử lý không tốt sẽ gây lãng phí to lớn về của cải, vật chất của xã hội. Đặc biệt quận Hai Bà Trưng được xây dựng cách đây rất lâu, dân cư phình ra một cách đột biến, quy hoạch tổng thể phát triển đô thị còn chắp vá, không đồng bộ, công tác xây dựng, sửa chữa cơi nới xảy ra phổ biến và hàng ngày, khách vãng lai nhiều, các xí nghiệp hầu hết sử dụng công nghệ lạc hậu nên rác thải đã trở thành hiểm hoạ. Cụ thể ảnh hưởng của rác thải tới nguồn nước mặt có thể nhận thấy: lòng sông, lòng hồ bị lấp khiến dòng chảy bị cản trở, đáy hồ bị nâng dần lên dẫn đến làm giảm khả năng tiêu thoát nước trên địa bàn quận. Vì vậy quận Hai Bà Trưng thường bị ngập úng cục bộ hoặc lâu dài mỗi khi trời mưa to. Những thành phần rác hữu cơ dễ bị phân huỷ trong môi trường nước sẽ tác động mạnh làm cạn kiệt lượng ô xy có trong nước gây hại cho các loại thuỷ sinh cũng như các động vật trong nước. Rác thải xây dựng làm cản trở sự truyền ánh sáng vào nước gây khó khăn cho sự quang hợp dần làm cho các động vật và thực vật không giúp ích cho sự tự xử lý nước của ao hồ. Các kim loại nặng nếu tồn tại trong nước sẽ tiêu diệt các loài thuỷ sinh vật hoặc tác động tích luỹ vào cơ thể chúng theo kiểu thức ăn. Những vi trùng có trong rác thải khi xâm nhập vào trong môi trường nước cũng gây nên các dịch bệnh lan tràn như đau mắt hột, sốt xuất huyết, tả lị v.v.. Đối với nước ngầm cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi rác thải chẳng hạn như hàm lượng các chất hữu cơ sau khi bị phân huỷ sẽ ngấm vào nước làm hạn chế nguồn nước ngầm sử dụng và truyền nhiễm những bệnh nguy hiểm. Nếu chúng ta sử dụng chúng để sản xuất và sinh hoạt. Chính vì vậy cần phải thu gom kịp thời và xử lý một cách hợp lý mới có thể ngăn chặn sự lây lan bệnh tật cho con người. Đối với môi trường không khí khối lượng rác thải ra cùng vời thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều đã trở thành điều kiện thuận lơi cho các thành phần hữu cơ phân huỷ, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người. Lượng khí H2S, NH4, SO2, CO thải ra ở các nơi này thường cao hơn các nơi khác khiến cho không khí ở một số nơi vượt quá mức độ cho phép, điển hình là hai phường Giáp Bát và Tân Mai. Tại hai nơi này hiệu xuất thu gom của xí nghiệp môi trường đô thị số 3 còn gặp nhiều khó khăn. Do hạ tầng cơ sở kém nhiều ngõ ngách, đồng thời lượng khó và bụi cũng ảnh hưởng rất lớn tới môi trường không khí - nó là thành phần của nhiều loại chất thải - nó được sinh ra trong quá trình đô thị hoá cả về cơ sở vật chất cũng như về kinh tế, mặt khác những người dân không có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường vẫn thường xuyên đổ đất đá ra đường, đặc biệt là lượng rác đổ ra có cọng rau quả, xác động vật theo thời gian bị thối rữa hoặc do xe cộ đi lại tạo thành một hỗn hợp khí độc hại gây ô nhiễm cho môi trường không khí. Đối với sức khoẻ con người theo nhiều nhà nghiên cứu khoa học nguồn dịch bệnh nguy hiểm thường là những bãi rác, vi khuẩn với thời tiết thuận lợi tồn tại rất lâu, ở trạng thái gây bệnh sẽ phát huy tác dụng. Theo một tài liệu về vệ sinh môi trường thì những xác động vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và các dẫn xuất sunfua hydro hình thành tự sự phân huỷ rác thải kích thích sự hô hấp của con người, kích thích tim đập nhanh, ảnh hưởng xấu đối với những người mắc bệnh tim mạch. Khi hít phải thì mọi người đều có phản ứng giống nhau là hạn chế quá trình hô hấp, gây tổn hại đến hệ thần kinh khứu giác. Trên đây là rác thải thông thường còn rác thải bệnh viện, đó là nguồn tiềm ẩn trong nó nhiều mầm bệnh nguy hiểm, nguy cơ lây lan cao, khả năng lây lan có thể vượt ra ngoài phạm vi bệnh viện và nó có thể gây bệnh hoặc ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể người hay qua các vật chủ trung gian không nằm trong sự kiểm soát của con người. Đối tượng thường bị mắc bệnh thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với rác đó là những người công nhân và người nhặt rác mặc dù sức khoẻ của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng vì đây là nguồn lợi sinh sống nên việc chú ý đến sức khoẻ chóng được quan tâm, còn những người gián tiếp đó là những người sống xung quanh các điểm tập kết rác mặc dù họ quan tâm đến sức khoẻ của mình nhưng vì đây là nhà của họ nên họ đành chịu. Tóm lại, rác thải có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến môi trường sống, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trên đây chỉ là một phần ảnh hưởng của rác thải gây ra, còn rất nhiều hậu quả khác mà không thể kể hết. Chính vì vậy chúng ta cần phải có biện pháp hạn chế và khắc phục những hậu quả đó góp phần giữ gìn môi trường trong sạch. III. Hiện trạng của việc thu gom rác thải quận Hai Bà Trưng Trong những năm gần đây do nhu cầu mức sống của người dân ngày càng được nâng cao dẫn đến lượng rác thải ra ngày càng nhiều. Để đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan ở các dân cư trong quận, lượng rác thải hàng ngày thường xuyên được thu gom quét dọn và vận chuyển ra khỏi khu dân cư để xử lý. Để có lượng rác thu gom tối đa xí nghiệp đã nỗ lực hết sức tuy nhiên mới chỉ có 80% lượng rác thải được thu gom còn 20% vẫn trôi nổi ngoài môi trường, nguyên nhân khách quan của 20% lượng rác không được thu gom là do quận Hai Bà Trưng là quận nằm ở vùng trũng nên rác thải luôn ẩm ướt do vậy nhiều rác thải trôi theo nước rất khó khăn cho việc thu gom, cùng với địa hình quận Hai Bà Trưng là nơi diễn ra quá trình đô thị hoá đến chóng mặt nên nhiều khu nhà ổ chuột mọc lên nhanh chóng, đường giao thông nhỏ và hẹp gây khó khăn cho việc thu gom đồng thời dân trí ở đây rất thấp không nhận thức và cũng không quan tâm đến môi trường thường vứt rác bừa bãi và hay đổ trộm rác không theo giờ mà xí nghiệp đã qui định. Còn nguyên nhân chủ quan chúng ta cần phải xét đến là hiện nay trang thiết bị cho công nhân chưa hiện đại tối đa do vậy không đảm bảo được sức khoẻ công nhân, thứ hai là lương công nhân còn thấp nên chưa khuyến khích được công nhân làm việc tận tuỵ, thứ ba là việc thu gom chủ yếu được tiến hành thủ công, công việc tiến hành rất chậm chạp không đáp ứng hết nhu cầu của môi trường. Hiện nay công việc thu gom mới chỉ được tiến hành bằng các phương pháp thủ công và bước đầu kết hợp với cơ giới. Công tác quét dọn đường phố, thu gom chất thải được tiến hành vào ban ngày, phần còn lại chủ yếu được tiến hành vào ban đêm. Chất thải thu dọn sẽ được tập kết tại 144 điểm thường xuyên và không thường xuyên nằm rải rác trong quận. Tại các khu phố công nhân đẩy xe gom thô sơ dọc theo các phố để thu chất thải sinh hoạt từ các gia đình từ 20 giờ trở đi các công nhân này tiếp tục quét hè phố vỉa hè và các khu công cộng, chất thải được thu gom và xúc lên xe đẩy để đưa đến bãi tập kết, tại đây chất thải được đưa lên xe cơ giới chở tới bãi chôn lấp do thành phố quy định. Tại các khu tập thể dân cư hoặc các khu phố có ngõ ngách nhỏ hay tại các cơ quan, xí nghiệp đặt các thùng chứa bằng kim loại hoặc xây bể chứa có dung tích lớn. Các gia đình tự đem chất thải ra đổ rác vào thùng hoặc bể chứa. Sau khoảng 24 tiếng chất thải được thu gom về điểm tập kết sau đó đưa lên xe chở về bãi chôn lấp. Ngoài ra xí nghiệp còn tổ chức nhặt chất thải ban ngày ở 52% các tuyến phố chính và lập đội thu gọn các thải cơ động để giải quyết đất rác tồn đọng ở một số khu dân cư và cơ quan, chợ đổ ra bừa bãi trong ngày. IV. Các nguồn phát sinh rác thải quận Hai Bà Trưng * Rác thải sinh hoạt: Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu sinh hoạt của con người ngày càng được nâng cao, lúc đó chất thải vào môi trường không những tăng về khối lượng mà còn tăng cả về thành phần. Vì vậy rác thải sinh hoạt được chia thành một số loại như sau: - Rác thải từ các gia đình và khu tập thể: Với lối sống truyền thống lâu đời, tinh thần đùm bọc lẫn nhau của người á Đông nên người dân của cả nước nói chung, quận Hai Bà Trưng nói riêng sống tập trung thành hộ gia đình gồm hai ba thế hệ và thường nấu ăn tại nhà. Lượng thức ăn được tiêu thụ chiếm một phần không nhỏ trong khối lượng rác thải của quận. Thành phần rác thải từ hộ gia đình thường là rác thải hữu cơ. - Rác thải của các khu khách sạn nhà hàng và các điểm kinh doanh dịchvụ: Để đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội phục vụ nhu cầu của người dân, nhiều khách sạn, nhà hàng, các điểm kinh doanh dịch vụ xuất hiện và phát triển mạnh. Là một đô thị phát triển nên phần lớn nó tập trung tại các trung tâm vui chơi buôn bán và các đường phố chính. Thành phần rác thải ở đây chủ yếu là thức ăn thừa, chai, lọ và đồ hộp, giấy và vải vụn Khối lượng rác thải từ các khách sạn, nhà hàng và các điểm kinh doanh dịch vụ trong quận tính ra không nhiều nhưng được thu gom khá đầy đủ do chủ các điểm này ký hợp đồng với xí nghiệp môi trường đô thị số 3. - Rác thải của các công sở cơ quan Quận Hai Bà Trưng là một bộ phận của thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hoá chính trị trong cả nước. Nơi đây tập trung nhiều công sở, cơ quan quan trọng của Nhà nước, nhiều văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế do vậy thành phần của rác thải thường là dụng cụ văn phòng phẩm bao hộp và các loại giấy vụn. - Rác thải từ các trường học, viện nghiên cứu Quá trình phát triển nhanh kinh tế dẫn đến nhu cầu về xã hội ngày càng được nâng cao, nhiều viện nghiên cứu, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo ngày càng được phát triển để phục vụ cho xã hội. Lượng rác thải do các viện nghiên cứu, trường học và các nhà trẻ thải ra chiếm tỷ lệ không lớn, mức độ ảnh hưởng nhỏ bởi vì thành phần rác thải chủ yếu là văn phòng phẩm, giấy loại, bao hộp các tông, vỏ hộp và một số thực phẩm thừa. - Rác thải từ các chợ Quận Hai Bà Trưng có 3 chợ chính trong đó có một chợ được xây dựng lại như chợ Mơ, chợ Hôm, chợ Hoà Bình ngoài ra còn xuất hiện một số chợ xanh như ở phố Giải Phóng, Lê Đại Hành và chợ tạm trên phố Lò Đúc. Nơi đây là trung tâm buôn bán hàng hoá giữa Hà Nội và các tỉnh, do mức độ kinh doanh rất đa dạng phong phú về chủng loại và thành phần dẫn đến đặc điểm rác thải rất đa dạng và phức tạp. Ngoài thành phần chủ yếu là thực phẩm, rau, hoa quả, xương, giấy vụn, nilon, giấy, que củi, que rác còn nhiều loại khác như rơm rạ, hộp các tông hỏng Do thành phần phức tạp như vậy nên việc phân tích thu gom và quản lý rất khó khăn. * Rác thải công nghiệp: Quận Hai Bà Trưng không có khu công nghiệp lớn như ở quận Thanh xuân mà phần lớn nhà máy, xí nghệp có ở trong quận chỉ phát triển ở qui mô nhỏ, lạc hậu. Ngoài ra còn một số tổ sản xuất với qui mô nhỏ mang tính chất hợp tác xã, gia đình. Lượng rác thải vào môi trường không nhiều nhưng cũng gây một phần ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Do một số nguyên nhân khách quan mà một phần rác thải loại này không được thu gom triệt để. * Rác thải từ bệnh viện Quận Hai Bà Trưng hiện có 5 bệnh viện lớn như Việt Xô, viện 108, viện Mắt, viện Thanh Nhàn, viện Y học dân tộc và một số nhà hộ sinh, phòng mạch. Thành phần rác thải bệnh viện bao gồm không chỉ chất thải sinh hoạt của bệnh nhân và cán bộ y tế mà còn bệnh phẩm như bông băng, kim tiêm chứa nhiều vi trùng gây bệnh. Lượng rác thải ra chưa được phân loại còn để lẫn với rác thải sinh hoạt và thu gom đổ ra bãi rác thành phố nên ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sức khoẻ người dân, bởi vì rác thải có nguồn gốc bệnh viện thường được coi là rác thải độc hại, nguy hiểm, trong thành phần rác thải tồn tại một yếu tố gây bệnh cho con người và gia súc như vi khuẩn, vi trùng. * Rác thải từ các công trình xây dựng Do mức độ tăng dân số nhanh diện tích có hạn nên nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng đồng thời với tốc độ đô thị hoá quá nhanh dân cư từ các tỉnh đến thường chủ yếu sống ở quận này nên vấn đề nhà ở luôn là bức xúc. Để giải quyết vấn đề này, nhà cửa được xây dựng một tốc độ khá nhanh ở khắp nơi, các công trình xây dựng to nhỏ do tư nhân, Nhà nước và các nhà đầu tư nước ngoài đã thải vào môi trường một lượng rác gồm gạch, cát, sỏi và các phế thải của việc tháo dỡ nhà, lượng rác thải này được thu gom khá triệt để do các chủ công trình xây dựng ký hợp đồng với công ty môi trường đô thị. Bên cạnh đó mật độ xe cộ và người lưu thông trên đường phố quá đông, đường phố nhỏ hẹp, những tuyến đường do các loại xe chở nguyên vật liệu xây dựng và xe chở hàng nặng chạy qua những đường vành đai nằm trong khu dân cư của quận nên lượng rác này cũng đáng kể. V. Khối lượng rác thải của quận Hai Bà Trưng Trong kế hoạch thu gom vận chuyển rác thải của xí nghiệp môi trường đô thị, việc xác định khối lượng rác thải của quận Hai Bà Trưng là một công việc rất quan trọng bởi vì sau khi xác định được tổng khối lượng rác thải trong một ngày, một tháng, một năm là bao nhiêu, lúc đó mới đề ra kế hoạch hoàn chỉnh để thu gom và vận chuyển rác thải đạt hiệu quả cao nhất. Theo những tính toán gần đây của Urenco trung bình một người dân thải 0,6m3/năm tức là 0,0016m3/ngày hay tương đương với 0,7616kg/ngày. Như vậy với số dân là 340616 người thì lượng rác thải khoảng: 340616 x 0,7616 = 256413,1 Kg/ngày Bên cạnh đó lượng người ra vào trong quận lên tới 3000 người/ngày với lượng rác thải là 0,003m3/ngày tương đương với 1,4kg/người, vậy tổng lượng rác thải 1 ngày là: 1,4 x 3000 = 4200 kg/ngày. Khối lượng chất thải rắn trong quận Đơn vị: Tấn Khối lượng Trọng lượng Số dân trong quận 340616 Tỷ lệ phát sinh/người Tổng số ước tính 0,6m/năm 204369,6m3/năm 545m3/ngày 0,2856 tấn/năm 97279,9 tấn/năm 259,413 tấn/ngày Khách vãng lai 3000 Tỷ lệ phát sinh/người Tỷ lệ phát sinh/ngày 0,003m3/ngày 9m3/ngày 1,4 kg/ngày 4,284 tấn/ngày Tổng cộng 554m3/ngày 263,697 tấn/ngày 1m3= 0,476 kg * Nguồn của Urenco năm 1996 Trên đây chúng ta mới chỉ xem xét đến khối lượng của tổng lượng rác thải phát sinh trong một ngày hay trong một năm ở quận Hai Bà Trưng. Muốn tìm hiểu sâu hơn chúng tôi cần phải tìm hiểu khối lượng của từng loại rác thải tuỳ theo nguồn hàng. Thông thường có 4 nhóm chính: - Chất thải sinh hoạt thường chiếm 74,86% gồm: + Chất thải từ hộ gia đình và khu tập thể + Chất thải từ khách sạn nhà hàng và các điểm kinh doanh + Chất thải từ các cơ quan công sở + Chất thải từ trường học + Chất thải từ chợ + Chất thải du lịch - Chất thải công nghiệp chiếm 6,5% - Chất thải xây dựng chiếm 17,5% - Chất thải bệnh viên chiếm 1,14% Việc tìm hiểu khối lượng chất thải ngay tại nguồn thải thuận lợi cho việc phân loại tại nguồn cũng như kiểm soát số lượng chất thải nguy hiểm để có những giải pháp cho những chất thải này. Lượng chất thải rắn tuỳ vào nguồn thải Đơn vị: tấn Nguồn Khối lượng Sản lượng Chất thải sinh hoạt 73994,3 tấn/năm 197,4 tấn/ngày Chất thải công nghiệp 6424,83 tấn/năm 17,14 tấn/ngày Chất thải xây dựng 17297,62 tấn/năm 46,15 tấn/ngày Chất thải bệnh viện 1126,81 tấn/năm 3,007 tấn/ngày Tổng cộng 98843,56 tấn/năm 263,697 tấn/ngày Nguồn: Urenco năm 1996 VI. Thành phần rác thải Bên cạnh việc tìm hiểu khối lượng chất thải theo nguồn thải cũng cần phải quan tâm đến thành phần chất thải, bởi lẽ thành phần chất thải giữ một vai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất các chất thải cũng như tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước để có thể vạch ra các chiến lược phát triển lâu dài. Theo những tìm hiểu của tôi thì hiện nay một phần chất hữu cơ có thể thu hồi để sản xuất phân vi sinh, thuỷ tinh để tái sản xuất lọ tái sinh, kim loại để sản xuất kim loại không cần bền chắc, giấy, bìa để sản xuất giấy vệ sinh còn chất dẻo để sản xuất các sản phẩm không cần độ dẻo tối đa. Thường chúng có thành phần như sau: Thành phần Tỷ lệ % Giấy 2,72% Nhựa 3% Kim loại 0,9% Thuỷ tinh 0,5% Chất hữu cơ 51,98% Nguồn của Urenco năm 1999 Qua đây chúng ta nhận thấy nước ta là một nước chưa phát triển, các thành phần như kính, kim loại, nhựa, giấy mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong khi đó chất hữu cơ lại chiếm một tỷ lệ cao trong thành phần rác. Bảng: Khối lượng rác theo từng thành phần Đơn vị: Tấn Thành phần Tỷ lệ % Khối lượng Giấy 2,72% 7,17 tấn/ngày Nhựa 3% 7,9 tấn/ngày Kim loại 0,9% 2,37 tấn/ngày Thuỷ tinh 0,5% 1,32 tấn/ngày Chất hữu cơ 51,98% 137,069 tấn/ngày Nguồn của Urenco năm 1999 Cũng như toàn thành phố, rác thải ở quận Hai Bà Trưng chủ yếu là rác thải sinh hoạt, chiếm một phần quan trọng trong tổng lượng rác thải. Do vậy chúng quyết định chủ yếu đến thành phần rác thải trong khối lượng rác. Dưới đây là bảng thành phần rác thải của quận Hai Bà Trưng theo điều tra của Urenco. Bảng: Thành phần rác thải của quận Hai Bà Trưng STT Thành phần Tỷ lệ % 1 Thức ăn thừa, cỏ, lá cây 51,98 2 Giấy các loại 2,72 3 Que, gỗ vụn, da cao su 1,3 4 Nhựa 3 5 Vải sợi 1,6 6 Kính thuỷ tinh 0,5 7 Đất đá sứ 6,1 8 Kim loại 0,9 9 Thành phần khác 31,9 Tổng cộng 100 Nguồn của Urenco năm 1999 Qua bảng trên chúng ta nhận thấy thành phần chủ yếu trong chất thải ở Hà Nội cũng như ở quận Hai Bà Trưng là các chất hữu cơ, chất vô cơ chiếm tỷ lệ nhỏ thuận lợi cho việc tái sử dụng. Nhìn chung thành phần rác thải của quận tương tứng với thành phần rác thải của thành phố Hà Nội, không có sự khác biệt và giữ ổn định trong những năm gần đây. Nói một cách khác nước ta là một nước đang phát triển, công nghiệp thì chưa phát triển bởi vậy mà rác thải chủ yếu là rác thải sinh hoạt có hàm lượng hữu cơ cao, trong khi đó rác hữu cơ ở các nước phát triển có trình độ cao chiếm tỷ lệ thấp chẳng hạn ở Losangeless là 16%, rác công nghiệp giấy, thuỷ tinh, kim loại nilon, nhựa dành cho tái chế chiếm tới 70% trong tổng độ rác và rác xây dựng ở đây chiếm 4,7% còn ở vn là 6,1%. Nguyên nhân là do những năm gần đây tốc độ đô thị hoá cũng như ở trong quận diễn ra mạnh mẽ nhu cầu về nhà ở ngày càng nhiều dẫn đến tốc độ xây dựng nhà, vận chuyển vật liệu xây dựng ngày một tăng quá trình phá dỡ xây dựng nhà, vận chuyển vật liệu xây dựng đã thải vào môi trường một lượng rác thải nhất định. Ngoài các thành phần rác thải như trên, loại rác thải từ bệnh viện cũng cần phải nghiên cứu và xử lý trước khi thải vào môi trường. Qua một số nhà phân tích trong thành phần rác hiện nay chưa thấy xuất hiện các chất thải đặc biệt nguy hiểm của bệnh viên nhưng nhìn chung thì có một số chất thải nguy hiểm cho sức khoẻ con người như bông băng, lọ thuốc, kim tiêm vẫn xuất hiện mà chưa qua xử lý. Chúng ta nhận thấy một điều kích thước rác thải cũng nói lên thành phần rác, do rác thải nước ta nhìn chung là rác thải sinh hoạt nên kích thước nhỏ, phần rác có kích thước lớn chiếm tỷ lệ không nhiều gây nên khó khăn cho việc thu gom và vận chuyển. Theo báo cáo của Urenco thì: Nước ta là một nước nhiệt đới cộng với rác. Sau khi phân loại ta thấy rác hữu cơ chiếm tỷ lệ cao đặc biệt là hữu cơ thường có độ ẩm cao là 60%, độ pH là 0,5 - 7% tập trung hàm lượng hữu cơ cao nên rác thải bị phân huỷ rất nhiều điều này thuận lợi cho việc làm phân vi sinh cũng như giúp cho quá trình xử lý chôn lấp được dễ dàng hơn còn khó khăn ở chỗ sự phân huỷ nhanh tạo điều kiện cho sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm cho người. Những số liệu trên đây phản ánh một vấn đề rác thải đóng một vai trò quan trọng trong cái nhìn tổng thể về rác thải, nó giúp chúng ta đánh giá sự có ích của rác thải, hướng giải quyết cho những vấn đề rác thải còn tồn đọng, nhận biết được sự phát triển hay không phát triển của một đất nước. Chính vì vậy cần có sự quan tâm hơn nữa về rác thải. VII. Lợi ích kinh tế của việc phân loại rác thải từ nguồn 1. Lợi ích kinh tế từ phế thải được thu gom đối với Nhà nước Qua tìm hiểu thì đây là lợi ích thực có được từ việc phân loại chất thải trong quá trình thu gom bao gồm giấy, kim loại, chất dẻo, thuỷ tinh, chất hữu cơ đây là những chất thải có thể tái chế được và lợi ích được tính theo công thức dưới đây: B = mk . nk . X . Pk B là lợi ích của những chất thải được sử dụng để tái chế mk là hệ số thu hồi của chất thải (hệ số tái sử dụng) (k ẻ (1á5) nk là tỉ lệ thành phần chất thải có thể tái chế trong tổng số lượng ra (k ẻ (1á5) X là khối lượng rác thải Pk giá của từng loại chất thải có thể thu hồi theo giá thị trường (k ẻ (1á5) Theo điều tra của tôi tại một số cơ sở thu mua phế thải Bảng: Giá của thành phần chất thải Đơn vị: đồng Thành phần Giá Giấy 2500 Nhựa 3000 Kim loại 6000 Thủy tinh 200 Chất hữu cơ 500 Qua tính toán sơ bộ lợi ích của việc thu gom những chất thải tái chế có thể ước tính theo bảng sau với lượng rác thải trong quận là 263,697 tấn/ngày. Bảng: Lợi ích của việc chất thải thu gom để tái chế Đơn vị: đồng Thành phần Tỷ lệ Hệ số thu hồi Giá Khối lượng Lợi ích n m Pk X mk.nk.x.Pk Giấy 2,72 0,73 2500 5,235 13089900 Nhựa 3 0,8 300 6,32972 18986160 Kim loại 0,9 0,82 6000 1,94608 11675480 Thủy tinh 0,5 0,7 200 0,92293 184586 Chất hữu cơ 51,98 0,12 500 2,74139 1370695 Tổng 45307821 Như vậy lợi ích của việc phân loại rác thải chính là lợi ích của các chất thải được thu hồi để tái chế trong một ngày B = 43507821. 2. Lợi ích xã hội của việc thu gom đem lại Đó chính là chi phí cơ hội để người công nhân làm thay phần việc của người khác (hay đó là sự phân công lao động) Tuy nhiên theo phỏng vấn, rất nhiều người bằng lòng chi 1 ngày lương trong tháng để cho những người công nhân trong xí nghiệp môi trường đô thị số 3 làm thay công việc quét dọn vệ sinh hàng ngày. Vậy lợi ích này được tính hiệu số số tiền chi trả trung bình cho 1 ngày với chi phí mà việc thu gom phải tiêu tốn (đây là chi phí của người công nhân đồng ý làm việc thay cho người khác trong 1 ngày). Lợi ích được tính theo công thức sau: C = I - E Với C là lợi ích xã hội của việc thu gom I là thu nhập của mỗi người trong xã hội nếu họ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV377.doc
Tài liệu liên quan