Lời mở đầu 1
Lời cam đoan: 3
Chương 1: Lý luận chung về phát triển bền vững vùng đệm 4
1.1. Quan niệm về Vùng đệm 4
1.1.1. Khái niệm về vùng đệm 4
1.1.2 Ranh giới và quy mô vùng đêm 5
1.1.3. Vai trò của vùng đệm đối với sự phát triển khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia. 6
1.2. Các yêu cầu phát triển trong vùng đệm 7
1.3. Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quy hoạch và quản lý vùng đệm. 7
1.4. Các thu xếp về thể chế cho quy hoạch và quản lý vùng đệm. 8
1.5. Những khó khăn trong việc quản lý vùng đệm. 8
1.6. Các bài học thực tiễn về xây dựng vùng đệm ở một số khu bảo tồn. 10
1.6.1. Ở Việt Nam. 10
1.6.2. Trên thế giới. 12
Chương: Khái quát vườn quốc gia ba bể 14
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 14
2.1.1. Lịch sử vườn quốc gia Ba Bể 14
2.1.2. Vị trí danh giới vườn quốc gia Ba Bể 14
2.1.3.Địa hình địa mạo . 15
2.1.4 Khí hậu. 16
2.1.5.Thuỷ văn. 16
2.1.6. Địa chất thổ nhưỡng. 16
2.1.7.Thảm thực vật. 17
2.1.8 Khu hệ thực vật 18
2.1.9. Khu hệ động vật. 18
2.1.10.Tài nguyên du lịch . 18
2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội. 18
2.2.1.Dân số dân tộc và lao động. 18
2.2.2.Thực trạng kinh tế . 18
2.2.3. Sản xuất nông lâm nghiệp. 18
2.2.4. Giao thông. 18
Chương 3: Hiện trạng dân cư, kinh tế xã hội 18
3.1. Đặc điểm tự nhiên 18
3.1.1. Vị trí địa lý: 18
3.1.2.Đặc điểm tự nhiên. 18
3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 18
3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động 18
3.2.2. Thực trạng kinh tế 18
3.2.3. Thu nhập và đời sống dân cư: 18
3.3. Tình trạng giáo dục và y tế 18
3.3.1. Giáo dục 18
3.3.2. Y tế 18
3.3.3. Cơ sở hạ tầng 18
3.4. Các hoạt động kkai thác tài nguyen vùng đệm 18
3.4.1. Khai thác gỗ,củi. 18
3.4.2.Khai thác lâm sản ngoài gỗ. 18
3.4.3. Hoạt động du lịch . 18
Chương 4: Một số ý kiến về phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể 18
4.1. Tìm hiểu chung 18
4.2. Một số ý kiến về phát triển kinh tế xã hội của vùng đệm 18
4.2.1. Giải quyết lương thực . 18
4.2.2. Kinh tế hộ gia đình . 18
4.2.3. Trồng cây lâm sản ngoài gỗ . 18
4.2.4. Chính sách đối với vùng đẹm. 18
Kết luận 18
47 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 917 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng dân cư, kinh tế xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rước khi đổ xuống thác Đầu Đẳng chảy qua động Puông dài 300m ở núi Lũng Nham .
ở phía tây còn có 2 suối Tả Han và Pó Lù. Suối Pó lù bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn, chảy ngầm qua dãy núi đá vôi đổ ra cửa động Nà Phòng và chảy vào hồ Ba Bể .
Hồ Ba Bể có một số đảo đá vôi nhỏ: An Mã ,Khẩu Cúm,Pò Già Mải(đảo bà goá).Đáy hồ không bằng phẳng, có nhiều đỉnh đá vôi ngầm, có chổ sâu tới 30m, trung bình từ 15 đến 20m, chổ nông nhất đạt 9 đến 10m.Ven hồ phần lớn là vách đá hiểm trở, nhiều chỗ dựng đứng. Bao quanh hồ chủ yếu là các núi đá vôi: phía bắc là núi Lũng Nham, núi An với các đỉnh cao 689m,765m, 822m phia đông là núi Keo Dìu, Khau Vạy,với các đỉnh cao 600m,799m và 642m.Phía tây là núi Pù Nộc Chấp,Pù Che với các đỉnh cao 1043m,975m,694m và 677m. Hai đỉnh cao nhất trong khu vực là núi đất .
Phía nam và phía đông nam là núi đá Quảng Khê và núi cao trung bình của dãy Pia Biooc, với các đỉnh Pia Biooc 1502m,Hoa Sơn 1517m và 1525m. Đây là thượng nguồn của con sông Chợ Lèn.Xen kẽ vùng núi đất là một vài núi đá vôi nhỏ.Vì vậy vườn quốc gia Ba Bể là tổng thể bao gồm một vùng núi đa vôi dốc mạnh và vùng đất cao trtung bình, kết hợp với sông hồ tạo nên cảnh quan đa dạng và phong phú.
2.1.4 Khí hậu.
Hồ Ba Bể là phần cuối của lưu vực các suối thuộc hệ núi phía nam Pia Biooc, Hao Sơn và cũng là phần dự ttrữ nước của con sông Năng, do vậy nước ở đây không bao giờ cạn. Sự bốc hơi nước của sông suối hồ diễn ra liên tục tạo nên vi khí hậu của vùng hồ luôn mát mẻ và ẩm. Sự chênh lệch giữa hai mùa không nhiều lắm
2.1.5.Thuỷ văn.
Hồ Ba Bể là trung tâm của vườn quốc gia có diện tích rộng 301,4ha, nếu tính cả hồ phụ và sông có diện tích 375ha. Hồ có tốc độ dòng chảy trung bình 0,5m/s. Vào mùa lũ dòng chảy ứ lại nước chảy chậm và dâng cao. Hồ được coi là bể chứa nước của sông Năng khi mùa lũ và mang hai tính chất rõ rệt :
+Tính chất của hồ nứơc lớn tự nhiên
+Tính chất của một khúc sông rộng, sâu, được coi là phụ lưu của sông Năng
Nước hồ có màu xanh gần như quanh năm. Nhiệt độ nước tầng mặt của hồ biến thiên theo nhiệt độ không khí
+Mùa hè nhiệt độ từ 260C đến 290C
+Mùa đông nhiệt độ từ 160C đến 170C
Càng xuống sâu nhiệt độ càng giảm, sự chênh lệch nhiệt độ trên và dưới không lớn lắm, về mùa hè từ 10 - 30C mùa đông 10C. Mùa lũ thường tập trung vào các tháng mưa nhiều (tháng 6 -9).Khi sông Năng có lũ lớn đột ngột, nước trong hồ Ba Bể không chảy ra sông Năng, sẽ dâng lên có khi đến 2,8m. Khi lũ sông Năng hạ xuống, nước hồ lạichảy vào sông Năng và đổ vào sông Gâm.
2.1.6. Địa chất thổ nhưỡng.
Hồ Ba Bể nằm trong vùng cacxtơ Chợ Rã - Hồ Ba Bể-Chợ Đồn với hai khối là đá vôi Givét nằm trên đá phiến Protezoi. Tuổi tuyệt đối của đá Granit là kỷ Krate muộn, khoảng thời gian là 200 triệu năm. Điều này giải thích sự già nua của địa hình cacxtơ ở đây, mà ảnh hưởng của tân kiến tạo cũng không làm cho địa hình cacxtơ trẻ lại như nơi khác.
Trong vùng Chợ Rã - Ba Bể, phổ biến là những thung lũng và các cánh đông cacxtơ, dưới dạng nuíi cacxtơ sót. Độ cao trung bìnhcủa núi cacxtơ ở đây là 800-900m. Do địa hình độ cao nên địa hình đáy sông Năng không bằng phẳng có dạng xẻ sâu. Đặc biệt, ở khu vực núi Lũng NHam sông Năng chảy ngầm dưới hang cacxtơ trên chiều dài 300m rộng 40-60m gọi là động Puông.
Tại nhiều nơi sông Năng đã đào sâu tới các lốp đá phiến Protezoi, cắt qua nhiều lớp đá có đọ rắn khác nhau, tạo thàh thác ghềnh, điển hình là thác Đầu Đẳng bao gồm 3 bậc mỗi bậc chênh nhau 7-8m. Hồ Ba Bể hiện nay là một cánh đông cacxtơ nằm trên đường đứt gãy đã bị tụt xuống do ảnh hưởng của hoạt động tân kiến tạo. Đới tân kiến tạo trung bình rộng 500m, rộng nhất là 800m, chạy thoeo hướng Bắc Nam, thắt lại tạo thành ba hồ nên có tên gọi là hồ Ba Bể .
Nguồn gốc của cánh đồng cacxtơ cũng được chứng minh bằng sự tồn tại của các bán đảo đá vôi như An Mã, Khẩu Cúm, Pò Già Mải. Ngoài ra các cánh đông cacxtơ Chợ Rã trên đường Phủ Thông, còn thấy các núi đá vôi sót lại. Bên cạnh khối núi đá vôi này là khối Granit Pia Biooc, hình thành sau hoạt động nâng lên Inđôxini. Vận động tân kiến tạo sau đó tạo thành các khối xâm nhập Granit thuộc phức hệ Pia Biooc và Gabro thuộc phức hệ núi Chúa. Hệ núi này không cao(biến động ttrong khoảng 1000-1500m), và mức độ hoạt động địa chất không mạnh như vùng núi Tây Bắc. Nhưng vì nằm trong vùng mưa ẩm có thời kỳ lũ kéo dài, nên qua strình xâm thực phá huỷ bóc mòn ở đây cũng không kém phần mãnh liệt .
2.1.7.Thảm thực vật.
Do điều kiện khí hậu, địa hình đất đai của vườn quốc gia phân cắt nhiều, thảm thực vật rừng gồm nhiều kiểu rừng và trạng thái rừng:
*Rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi, phân bố ở độ cao từ 400m đến dưói 1000m với thực vật chủ yếu có các loài Nghiến, Trai, Đinh, ngoài ra còn có các loài Lát hoa, một số loài họ Giẻ.
*Rừng thứ sinh trên núi đá vôi, rừng đã qua khai thác chọn phân bố đều khắp trên diện tích núi đá vôi, với các loài Sờu, Thung, Đinh thối vên hồ có các loại Trám trắng,Si, Mùng quân, Trâm vôi.
* Rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi cao trung bình đã qua tác động, phân bố chủ yếu ở độ cao từ 600- 1500m. Đây là rừng qua khai thác, có các loại cây: Giẻ, Thích, Côm. Thấp hơn có Đinh, Lát, Sấu ở những rừng phục hồi sau nương rẫy có Hu, Trám, Sói, Chẹo.
*Thảm cây bụi gỗ rải rác (trên núi đá vôi và núi đất ), đa phần là các cây gỗ tạp như: Thôi Ba, Thôi Chanh, Hồng bì rừng và các cây bụi:Tổ kén, Cò kè.
*Rừng tre nứa với các loại Vầu, Trúc sào và một ít diện tích rừng nứa. Trúc dây thường thấy mọc tập trung ơ các vách đá ven lòng hồ và sông Năng.
Bảng Số liệu thống kê diện tích rừng và đất đai vườn quốc gia ba Bể
Xã
Cộng
(ha)
Núi đá
Núi đất
Rừng tre nứa
Đất canh tác nông nghiệp
Hồ sông suối
Rừng nguyên vẹn
Rừng đã bị tác động
Cây bụi gỗ rải rác
Rừng đã bị tác động
Cây bụi gỗ rải rác
Diện tíchVQG
23340
614
7129
1885
5472
7020
158
687
375
1. Cao Thượng
4550
1172
532
611
2036
199
2. Cao Trĩ
592
281
311
3. Nam Mộu
5161
614
2976
821
195
75
105
375
4. Khang Ninh
911
518
393
5. Quảng Khê
1229
830
212
187
6. Hoàng Trĩ
3763
987
320
1052
1135
269
7. Đông Phúc
5291
365
2528
2201
83
114
8. Yến Dương
Hai xã
9. Chu Hương
1843
1281
562
Nguồn:Dự án xây dựng vườn quốc gia Ba Bể mở rộng 1997
2.1.8 Khu hệ thực vật
Thực vật vườn quốc gia Ba Bể phần lớn thuộc thành phần khu hệ bản địa Bắc Việt Nam -Nam Trung Hoavà khu hệ India-Mianmar di cư đến. Nhân tố đất và đá mẹ đã chi phối mạnh đến sự hình thành và hệ thực vật ở đây.
Các loài thực vật được nhà nước quy định bảo vệ nghiêm nghặt là:
-Đinh
-Nghiến
-Lát hoa
-Sa nhân
Ngoài ra còn có Trai, Lý, Kẹn
Bảng : Tổng hợp thành phần loài thực vật bậc cao có mặt trong vườn quốc gia Ba Bể
Nhóm nghành thực vật
Số họ
Số chi
Số loài
Sốlượng
Tỉ lệ %
Sốlượng
Tỉ lệ %
Sốlượng
Tỉ lệ %
Thông đất
2
1,75
2
0,66
4
0,95
Dương xỉ
12
10,52
17
5,66
26
6,23
Hạt trần
3
2,63
3
1,00
3
0,72
Hạt kín
97
85,08
278
92,66
384
92,08
Nguồn: Báo cáo chuyên đề thực vật Vườn quốc gia Ba Bể
Sự đa dạng về số loài, số chi và số họ của hệ thực vật vườn quốc gia Ba Bể thể hiện rõ trong số liệu các bảng
Bảng . So sánh tính đa dạng của hệ thực vật ở các vườn quốc gia
Vườn quốc gia
Diện tích(ha)
Số loài thực vật
Vườn quốc gia Ba Bể
23.340
602
Vườn quốc gia Cát Bà
15.200
745
Vườn quốc gia Cúc Phương
22.200
1880
Vườn quốc gia Yokdon
58.200
464
Vườn quốc gia Tam Đảo
36.883
490
Vườn quốc gia Bến én
16.634
462
Nguồn: Báo cáo chuyên đề hệ thực vật vườn quốc gia Ba Bể 1997
2.1.9. Khu hệ động vật.
Kết quả điều tra năm 1995-1997 do PTS Phậm Nhật và các cộng sự Viện điều tra qui hoạch rừng, đã thống kê được 65 loài thú, 140 loài chim, 30 loài bò sát, 15 loài ếch nhái, 49 loài cá. Với tổng số 299 loài thuộc các họ, bộ và nhóm động vật trên cạn, dưới nươc và biết bay.
*Lớp thú có 65 loài thuộc 7 bộ, 23 họ và 52 giống với 22 loài có trong sách đỏ của Việt nam. Trong đó có một số loài cần đặc biệt là Voọc mũi hếch, Gấu chó, Hổ, Báo hoa mai, Gấu ngựa, Voọc đen má trắng.
*Lớp chim có 140 loài thuộc 17 bộ, 47 họ và 110 giống với 6 loài trong danh sách đỏ Việt nam như:Cốc đế,Hồng hoàng.
*Lớp bò sát có 30 loài thuộc 2 bộ, 11 họ và 23 giống với 12 loài trong danh sách đỏ của Việt nam như:Kỳ đà nước, Rùa hít.
*Lớp lưỡng cư có 15 loài thuộc 1 bộ ,4 họ và 6 giống với 2 loài trong danh sách đỏ của Việt nam như:Êch ang, Êch gai.
*Lớp cá có 49 loài trong đó có 10 loài trtong danh sách đỏ của Việt nam như: Chép kính, Trảu, Chày đất .
Bảng . Số liệu tổng hợp các loại động vật có xương sống trên cạn vườn quốc gia Ba Bể
Lớp nhóm
Số bộ
Số họ
Số giống
Số loài
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Lớp thú
7
25,93
23
27,06
52
27,22
65
26
Lớp chim
17
62,96
47
55,29
110
57,59
140
65
Lớp bò sát
2
7,41
11
12,94
23
12,04
30
12
Lớp lưỡng cư
1
3,7
4
4,71
6
3,71
16
6
Cộng
27
100
85
100
151
100
250
100
Nguồn: Báo cáo chuyên đề hệ thực vật vườn quốc gia Ba Bể 1997
Gía trị thực tế của khu hệ động vật vườn quốc gia Ba Bể là rất cao gồm giá trị săn bắt, giá trị bảo tồn nguồn gen với nhiều loài quý hiếm. Tuy nhiên tình trạng thành phần loài của khu hệ động vật và trữ lượng của nhièu loài đang bị đe doạ nghiêm trọng cho thấy mật độ các loài ở cấp nhiều chỉ có 16,8% tổng số loài tập trung chủ yếu ở bộ lẻ thuộc lớp chim.
2.1.10.Tài nguyên du lịch .
Vườn quốc gia Ba Bể trong đó có hồ Ba Bể là một tài sản thiên nhiên quý giá của nước ta, một mẫu của hệ sinh thái rừng điển hình của vùng Đông Bắc. Do đặc điểm cấu tạo địa chất phức tạp nên địa hình của khu vực đa dạng, sinh động hấp dẫn khách du lịch với những phong cảnh ngoạn mục như:Động Puông, thác Đầu Đẳng, động Tiên, động Thẳm Khít, ao Tiên và một số nơi còn là di tích lịch sử như động Nà Phòng(trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp đài phát thanh tiếng nói Việt nam đóng tại đây). Ngoài ra các điều kiện về thời tiết vùng hồ nhìn chung thuận lợi cho sức khoẻ con người và các hoạt động du lịch. Cảnh quan trong khu vực còn lại khá phong phú, do đó vườn quốc gia Ba Bể có thể khai thác du lịch theo loại hình du lịch sinh thái, vãn cảnh thiên nhiên băng thuyền trên sông, hồ kêt hợp leo núi thăm một số bản dân tộc ít người mang đặc trưng văn hoá điển hình của một số dân tộc thiểu số Bắc Việt nam
2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội.
2.2.1.Dân số dân tộc và lao động.
Tình hình dân số dân tộc và lao động của các xã vườn quốc gia Ba Bể đựơc tổng hợp và trình bày trong bảng sau.
Bảng . Tổng hợp tình hình dân số dân tộc và lao động các xã trong vùng
TT
Xã
Số hộ
Nhân khâu
Lao động
Thành phần dân tộc
Kinh
Tày
Nùng
Dao
Hmông
1
Chu Hương
673
3890
1949
284
2522
50
1034
2
Yến Dương
380
2151
1078
179
1202
30
740
3
Quảng Khê
525
2958
1482
47
2337
18
556
4
Đông Phúc
403
2483
1244
48
1791
580
64
5
Cao Trĩ
392
2237
1121
52
1784
9
392
6
KhangNinh
579
3289
1648
60
2123
114
992
7
Nam Mẫu
432
3119
1563
9
1481
110
1519
8
Hoàng Trĩ
205
1312
657
821
17
474
9
CaoThượng
435
2810
1407
22
1141
797
850
Tổng
4024
24.249
12.148
701
15.202
238
5675
2443
Nguồn: Kết quả điều tra tình hình kinh tế - xã hội VQG Ba Bể 1997
Thành phần dân tộc của các xã vườn quốc gia Ba Bể bao gồm người Kinh, Tày, Nùng, Dao, Hmông. Trong đó đông nhất là người Tày 15.202 người, tiếp đến là người Dao 5675người Hmông 2433, Kinh 701người, Nùng 238 người. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 88,3% diện tích tự nhiên, trong khi đó chỉ có 2% lao dộng sản xuất lâm nghiệp. Đây là sự mất cân đối nghiệm trọng giữa tiềm năng lao động và đất lâm nghiệp. Tập quán du canh du cư làm rãy của đồng bào Hmông, Daolà một trong những nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng. Dân số có 24.249 người chiếm 35,56% dân số toàn huỵện, với tỷ lệ tăng dân số cao 2,4% mật độ dân số 61,9người/km2 trình độ học vấn dân cư trong vùng thấp. Tỷ lệ mù chữ và tái mù chữ chiếm 30%. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 50,1% trong đó lao động nông lâm nghiệp chiếm hơn 95%, còn lại là các ngành nghề khác. Trình độ học vấn thấp có khoảng 80%lao động có học vấn dưới lớp 5.
Nhìn chung nhân dân cần cù lao động, nhưng trình độ lao động trong vùng thấp, tập quán canh tác đơn giản và đang thiếu việc làm. Do vậy lực lượng lao động chưa được sử dụng một cách thích đáng, nếu có quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý, lâu bền sẽ thu hút được lao động này hoạt động tích cực vào sản xuất nộng nghiệp, bảo vệ trồng rừng và phát triển rừng một cách thích đáng trong giai đoạn mới.
2.2.2.Thực trạng kinh tế .
Với điều kiện tự nhiên phức tạp, ảnh hưởng hậu quả chiến tranh biên giới, hạ tầng kỹ thuật kém, bình quân GDP/người/năm đạt 73 USD, bằng 40% mức tổng trung bình cả nước. Tỷ lệ người nghèo đói thường xuyên cao 29,8%. Nguồn thu của nhân dân không có gì ngoài sản xuất nông lâm nghiệp. Cân đối về ngân sách thu không đủ chi. Kinh tế địa phương chưa có tích luỹ. Hàng năm,phải nhận trợ cấp từ tỉnh 90%. Như vậy điểm xuất phát kinh tế xã hội trong vùng là thấp .
2.2.3. Sản xuất nông lâm nghiệp.
Hiện nay các xa nằm trong quy hoạch của vườn quốc gia chủ yếu sống bằng nông nghiệp, làm ruộng kết hợp với làm nương rãy. Tuy nhiên cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hộ gia đình chưa thoát khỏi độc canh. Một số thế mạnh chưa được khai thác và phát huy.
Trong chăn nuôi số lượng đàn vật nuôi vẫn còn thấp so với tiềm năng đồng cỏ có trong vùng(diện tích chăn thả chiếm 178ha). Tỷ trọng chăn nuôi chiếm 17,7% trong nông nghiệp, bình quân mỗi hộ mới nuôi 1,5 con trâu; 0,44 con bò và 2,2 con lợn.
Tổng diện tích đất có khả năng lâm nghiệp của vùng là 38.817,4ha tuy nhiên người dân vẫn chủ yếu khai thác tài nguyên rừng mà chưa quan tâm tới trồng và bảo vệ rừng. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 91,4% diện tích tự nhiên. Diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm 49,2%. Diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng chiếm 42,2%. Đây là diện tích cần được bảo vệ nghiêm ngặt bởi nếu bị khai thác sẽ có rất ít khả năng phục hồi được, ảnh hưởng nghiêm trọng môi trương sinh thái toàn vùng .
2.2.4. Giao thông.
Ba Bể cách Hà nội 240km, cách Phủ thông (quốc lộ 2) 60km và thị trấn Chợ Rã 18km. Trong vườn quốc gia việc đi lại chủ yếu bằng thuyền máy,thuyền độc mộc và đi bộ trên những con đường mòn xuyên qua các xã. Từ Chợ Rã đi Chợ Đồn một đoạn đường phải qua vườn quốc gia Ba Bể. Đây là một khó khăn trong công tác bảo vệ vườn cần phải có phương pháp khắc phục.
Ngoài ra còn có các con đường mòn, xe máy đi được mới làm:
+Đường Pắc Ngòi đi Quảng Khê, Hoàng Trĩ và Đồng Phúc
+Đường mòn theo sông Năng ở phía bắc từ Chợ Rã đi cao Trĩ, Cao Thượng qua Tà Kèn sang Tuyên Quang.
Việc đi lại bằng thuyền gắn máy ,nhất là máy dầu Diesel ngày càng gia tăng làm tăng thêm ô nhiễm vùng lòng hồ và mất đi vẻ đẹp tự nhiên.
Chương 3
Hiện trạng dân cư, kinh tế xã hội
vùng đệm Vườn quốc gia Ba Bể
3.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý:
Vùng đệm Vườn quốc gia Ba Bể nằm ở phía Tây và Tây Nam của huyện Ba bể bao gồm 4 xã: Khang Ninh, Cao Trĩ, Đồng Phúc, Quảng Khuê.
Toàn bộ diện tích của Vùng đệm là 17.996 ha trong đó được chia ra làm các loại:
Diện tích đất nông nghiệp: 1.276,6ha chiếm 7%
Diện tích đất Lâm nghiệp là: 16.278,3ha chiếm 90%
Ngoài ra còn có các loại đất dùng làm nhà ở và các mục đích khác chiếm 3%. Trong diện tích đất lâm nghiệp thì có 6.712,7ha chiếm 41,3% diện tích là cỏ rừng, còn 9.356,6 ha chiếm 58,7% là đất trống đồi trọc. Đây là dấu hiệu rừng đang cạn kiệt. Người dân đã khai thác rừng vùng đệm như thế nào. Nếu như chúng ta không kịp thời phủ xanh đất trống đồi núi trọc thì Vùng đệm không đảm bảo chức năng giảm bớt sự tác động trực tiếp của con người vào trung tâm Vườn quốc gia hay vung lõi. Diện tích đất trống đồi núi trọc cũng cho ta thấy tiềm năng sử dụng đất đai vào lâm nghiệp. Nếu như được đầu tư đúng mực thì đây lại là vùng tạo ra hiệu quả kinh tế bảo đảm đời sống nhân dân và bảo vệ Vườn quốc gia. Các diện tích này có thể được phủ xanh như hoạt động trồng rừng, trồng cây đặc sản, cây ăn quả hay cũng có thể trồng cây phong cảnh tạo tiềm năng phát triển du lịch.
3.1.2.Đặc điểm tự nhiên.
a. Địa hình: Vùng đệm có địa hình phức tạp gồm các núi đá vôi, đồi núi đất và ruộng bãi nương ven sông hồ. Đây là vùng đất phát triển trên đá vôi có nhiều đình cao như Piayeng cao 1304m, Pontiany cao 1200m, Tacna cao 1215m, Pounoetiap cao 1092m. Giữa các dãy đồi núi là các thung lũng tương đối bằng phẳng rất phù hợp với phát triển cây trồng nông nghiệp và chăn nuôi gia súc. Phía Tây là dãy núi đá cao và dốc của Vườn quốc gia ba Bể, đây cũng là đầu nguồn của các con suốichảy vào sông Năng và suối chợ Lèn. Dân cư tập trung chủ yếu ven suối và ven đường từ chợ Rã đi Ba Bể.
b. Khí hậu: Khí hậu ở Vùng đệm mang tính chất chung của khí hậu Bắc Kạn: khí hậu nhiệt đới giá mùa, một năm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa nóng ẩm và mùa khô lạnh.
Qua bảng : Số liệu khí hậu thuộc khu vực Ba Bể cho thấy. (trang sau)
Biểu ngang
- Nhiệt độ trung bình năm của khu vực là 22°C nhưng ổn định biên độ nhiệt trong năm và biên độ nhiệt ngày đêm quá lớn (13,4°C năm và trên 12°C ngày đêm). Nhiệt độ cao nhất cũng không vượt quá 40°C và nhiệt độ thấp nhất cũng không xuống dưới 0°C. Hiện tượng sương muối hay sương mù thường xuyên xảy ra trong tháng đặc biệt là về mùa đông.
Lượng mưa ở Vùng đệm khá thấp (1378mm) và phân bố không đều trong năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4-10 chiếm 91% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11-3 năm sau chiếm 9% cả năm. Với lượng mưa tập trung theo mùa cường độ mưa lớn có ngày lượng mưa đạt tới 183mm để gây ra xói mòn đất, rửa trôi chất dinh dưỡng đặc biệt là những nơi có địa hình dốc, không có thảm thực vật rừng che phủ. Điều này cho thấy để đảm bảo an toàn môi trường đất cần phải phục hồi rừng, xây dựng những hệ canh tá đất dốc bền vững, lâu dài cho người dân.
Độ ẩm không khí trung bình cao, nhất là vào các tháng mùa mưa, giảm dần vào các tháng khô, thấp nhất vào tháng 2-3.
3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động
a. Dân số dân tộc
Toàn bộ vùng đệm có 1899 hộ với 10.967 người chiếm 16,3% dân số toàn huyện Ba Bể. Tỷ lệ tăng dân số khá cao: 2,5%
Mật độ dân số trong vùng 61,9 ngươi/Km2. Trình độ dân trí của nhân dân trong vùng đệm thấp, tỷ lệ mù chữ và tái mù chữ chiếm 30% theo số liệu ở bảng sau:
Bảng . Dân số, dân tộc và lao động các xã vùng đệm Vườn quốc gia Ba Bể
Xã
Số hộ
Nhân khẩu
Lao động
Thành phần dân tộc
Kinh
Tày
nùng
Dao
H’mông
1 Quảng Khê
525
2958
1482
47
2337
18
556
2. Đông Phúc
403
2483
1244
48
1791
580
64
3. Cao trĩ
392
2237
1121
52
1784
9
392
4. Khang Ninh
579
3289
1648
60
2123
114
992
Tổng
1899
10967
5495
207
8035
141
2520
64
Nguồn: UBND huyện Ba Bể 1998
Tay, Nùng, Dao, H'mông, kinh. Trong đó người Tày là nhiều nhất 8035 người chiếm 73,3% tiếp đến là người Dao 2520 người chiếm 23%, người Kinh 207 chiếm 1,9%, người Nùng 141 người chiếm 1,2% còn lại là người H'mông 64 người chiếm 0,6%.
Người dân ở đây sống gắn bó với núi rừng, có tập quán canh tác nông lâm nghiệp là phổ biến. Tuy nhiên thu nhập thì còn thấp, trình độ canh tác lúa nước còn lạc hậu, diện tích rừng bị thu hẹpnên các sản phẩm khai thác từ rừng ngày càng giảm. Đời sống người dân khó khăn hơn.
b. Lao động
Dân số trong độ tuổi lao động của Vùng đệm là 5495 người chiếm 50,1% dân số. Lao động nông lâm nghiệp chiếm hơn 95% còn lại là các ngành nghề khác và khối cơ quan hành chính. Trình độ lao động của người dân còn thấp có khoảng 80% lao động dưới lớp 5. Thời gian rỗi còn nhiều, việc làm chủ yếu là nông nghiệp nhưng chỉ hết 1/2 thời gian. Do vậy 1/2 thời gian còn lại là tập trung vào khai thác sản phẩm rừng. Trình độ lao động quá thấp, nghề phụ chưa phát triển sức ép về tăng dân số vùng đệm đã đe doạ lên tài nguyên rừng của Vườn quốc gia.
3.2.2. Thực trạng kinh tế
a. Đặc điểm kinh tế
Đời sống của nhân dân Vùng đệm Vườn quốc gia Ba Bể rất thấp. Bình quân GDP/1người. Năm 1996 chỉ khoảng 73USD bằng 40% mức sống trung bình của cả nước. Tỷ lệ người nghèo đói thường xuyên lại cao 29,8%. Nhu câu tối thiểu về ăn, ở đã không được đảm bảo thì người dân phải vào rừng khai thác. Vào những tháng đói trong năm họ phải vào rừng đào bới tìm kiếm các loại củ cây có chất bột hay các loại lâm sản ngoài gỗ như măng, nấm... để nuôi gia đình mình. Đời sống của nhân dân không ổn định đã trực tiếp tác động đến tài nguyên rừng và đa dạng sinh hoạc của Vườn quốc gia.
Cân đối về ngân sách thu chi của xã thâm hụt nặng nề, tổng ngân sách trên địa bàn huyện chỉ đảm bảo cho chi 10% năm. Do vậy sự phát triển kinh tế của vùng có điểm xuất phát thấp, sự đầu tư của Nhà nước là rất cần thiết và quan trọng Nhà nước cần có sự hỗ trợ vốn để phá vỡ caí vòng luẩn quản (Nghèo-Đói-Phá rừng-Mất rừng-Nghèo)
b. Cơ cấu phát triển kinh tế.
Tỷ trọng nông lâm nghiệp vẫn là chủ yếu, chiếm trên 90%. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dịch vụ và tất cả các ngành nghề khai thác tỉ trọng rất thấp.
* Ngành sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp của vùng vẫn còn rất kém, trình độ canh tác lạc hậu các xã phía Bắc vẫn còn giữ nếp canh tác một vụ, một số xã phía Nam đã áp dụng giống lúa mới cho năng suất cao. Vụ đông xuân có giống CR203 cấp 1, cấp 2, cấp 3, vụ mùa có bao thai lùn, ải lùn, đoàn kết... giống tạp giao 5 Trung Quốc.
Trong sản xuất nông nghiệp thì sản xuất chăn nuôi và trồng trọt ở các xã có sự khác nhau.
ở các vùng cao của xã trong vùng đệm cũng như vùng lõi thì do thời tiết không thuận lợi cấy lúa chỉ được một vụ còn là làm nương rẫy. Diện tích trồng ngô, khoai sắn và các hoa màu khác chiếm 50% diện tích trồng trọt, hoạt động chăn nuôi cũng do địa hình cao nhiều đồi núi nên số lượng trâu bò chiếm cao 60% vật nuôi. Ngoài ra còn có thêm các gia súc gia cầm như lợn, vịt...
ở các thôn vùng thấp, nơi gần hồ, suối có điều kiện về đất đai thì cấy lúa được nhiều hơn (chiếm 70% diện tích trồng trọt) nhưng do diện tích đất đai nhỏ manh mùn, trình độ canh tác thấp nên vẫn không đảm bảo được lương thực cho tiêu dùng.
* Ngành sản xuất lâm nghiệp: Diện tích đất sử dụng cho lâm nghiệp là rất lớn (16278.3 chiếm 90% diện tích toàn vùng)nhưng chưa được đầu tư sử dụng. Chủ yếu vẫn là sự khai thác bừa bãi của người dân việc trồng và phục hồ rừng chưa có.
Với tiềm năng to lớn về vườn rừng thì hướng giải quyết đảm bảo ổn định đời sống người dân là phải đi từ lâm nghiệp
Hiện nay đã có một số hộ nông dân có trang trại vừa và nhỏ. Bước đầu đã tạo ra sản phẩm hàng hoá trao đổi nhưng hoạt động này còn quá ít và phải được sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn, thuế bao tiêu sản phẩm...
* Ngoài hoạt động sản xuất nông lâm nghiêp các hộ gia đình ở khu vực giáp sông hồ còn có thêm một số nghề phụ như đánh bắt cá, chạy xuồng phục vụ giao thông, du lịch, chạy xe ôm chở khách. Tuy nhiên số hộ có khả năng chạy xuồng không nhiều (chủ yếu tập trung ở xã Nam Mầu). Các hộ gia đình ở xã Khang ninh, Cao Tử có nguồn thu nhập phụ là hoạt động kinh doanh buôn bán nhỏ ven đường quốc lộ, chạy xe ôm theo tuyến đường từ hồ Ba Bể đi chợ Rã. Nguồn thu nhập phụ này có tính chất thời vụ, không lâu dài.
3.2.3. Thu nhập và đời sống dân cư:
Theo số liệu thống kê từ cuộc điều tra kinh tế hộ của Uỷ ban nhân dân 4 xã Quảng Khuê, Khang Ninh, Cao Vũ, Đông Phúc
Bảng. Chỉ tiêu phân loại kinh tế hộ gia đình
Đơn vị
Chỉ tiêu phân loại
Hộ đói
Nhà tranh hoặc nhà gỗ đơn sơ
Đông con (trung bình 5,7 nhân khẩu/hộ)
Thu nhập thấp (50.000đ/tháng)
Thiếu ruộng sản xuất
Thiếu ăn từ 3-5 tháng
Hộ nghèo
Nhà cửa sơ sài
ít ruộng nương
Chăn nuôi kém phát triển
Thu nhập bình quân 50.000-70.000đ/tháng
Thiếu lương thực 1-2 tháng
Hộ trung bình và khá
Nhà sàn bằng gỗ to và nhà xây
Có đủ ruộng canh tác và đủ ăn
Có nghề phụ
Thu nhập trung bình trên 100.000đ
Toàn vùng đệm có 10% hay 1899 hộ thuộc diện đói. Các hộ này lại tập trung chủ yếu ở các vùng cao của các xã chiếm tới 60% số hộ ở các vùng cao naỳ. Cho ta thấy ở các vùng cao này đời sống của nhân dân thấp kém như thế nào. Số hộ nghèo là 436,77 chiếm 23%. Số hộ gia đình thuộc diện trung bình và khá là 1272,33 chiếm 67% chủ yếu là những gia đình có nhiều ruộng nương hay người nhà làm cán bộ địa phương có thu nhập ổn định.
3.3. Tình trạng giáo dục và y tế
3.3.1. Giáo dục
Hầu hết các xã đều có trường cấp I và hai xã Khang Ninh, Cao Trĩ có trường cấp II. Nhưng điều kiện kinh tế khó khăn cộng với địa hình miền núi dân cư không tập trung nên số lượng học sinh ít, trường lớp phải phân tán thành các cơ sở nhỏ ở các thôn bản để tiện đi lại cho các con em học sinh. Xã Khang Ninh có 15 lớp học thêm mở ở 5 khu vực vùng cao.
Tỷ lệ tái mù chữ của trẻ em vùng đệm còn cao (khoảng 30%). Vì vậy đi đôi với công tác xoá mù chữ thì luôn cần triển khai liên tục công tác xoá mù chữ ở các thôn bản vùng cao, vùng sâu.
Tỷ lệ người biết chữ so với tổng số người trong độ tuổi từ 13-35 là 90% ở xã Khang Ninh. Còn đối với các xã còn lại của vùng đệm thì tỷ lệ này là khoảng 60-70%. Hiện tại công tác giáo dục ở vùg đệm có các khó khăn như sau:
Trình độ giáo viên còn thấp
Địa hình phức tạp, học sinh gặp nhiều khó khăn khi đi học.
Bất đồng ngôn ngữ giữa các giáo viê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV568.doc