Hàng năm lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong nông nghiệp khoảng 0,5 – 3,5 kg/ha/vụ, dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật và phân khoáng gây phù nhưỡng hoặc nhiễm độc nước.
Ngoài ra, hoạt động của trên 1.450 làng nghề cả nước tạo ra một lượng chất thải rất lớn và hầu như không được xử lý gây tình trạng ô nhiễm trầm trọng nguồn nước tại nhiều điểm, đặc biệt là các làng nghề làm giấy, giết mổ gia súc, dệt, nhuộm,.
26 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3862 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNHDƯƠNGKHOA: CÔNG NGHỆ SINH HỌC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC SERMINA: HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN GVHD: DƯƠNG THỊ NAM PHƯƠNG SVTH: NGUYỄN THÀNH ĐẠT MSSV: 0707097 LỚP: 04SH02 GIỚI THIỆU CHUNG -Hiện nay, có khoảng 74% dân số sống ở nông thôn. Sản xuất nông nghiệp tạo việc làm cho hơn 60% lực lượng lao động, đóng góp khoảng 23% GDP về nông nghiệp thì vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn do sản xuất nông nghiệp đang có chiều hướng tăng lên và chưa được kiểm soát. Ô nhiễm nước ở nông thôn Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước an toàn với tiêu chuẩn 50 lít/người/ngày hiện đạt khoảng 40%. Nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long còn gặp nhiều khó khăn về tiếp cận nguồn nước sạch. trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long đang đe doạ nguồn nước Hơn 40 triệu gia cầm bị dịch cúm H5N1 (gần 17% tổng dân) đã bị tiêu huỷ vào năm 2004. Sau khi tạm thời khống chế được dịch cúm thì sự tiêu huỷ gia súc bởi bùng phát dịch lở mồm long móng làm tăng nguy cơ ô nhiễm nước và đất.. Nước thải sinh ra trong quá trình phân huỷ gia súc, gia cầm phát tán ra bên ngoài hố chôn lấp do lót đáy không kỹ hoặc không lót đáy. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải này rất cao trong khi thời gian phân huỷ của gia súc, gia cầm trong hố kéo dài có thể tới vài năm. Hiện tượng ô nhiễm đã thấy rõ ở một số địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long Hiện có tới 80% các bệnh nhiễm trung ở nông thôn có liên quan đến nguồn nước bị nhiễm vi sinh vật như các bệnh do virus, giun sán, côn trùng, bệnh tả, lỵ, trực khuẩn, thương hàn, tiêu chảy, các bệnh ngoài da, bệnh mắt... Nguyên nhân chủ yếu do nông dân chưa có thói quen vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, khử trùng tiêu độc, nguồn phân và nước thải có mặt ở khắp nơi. Nông dân còn quen sử dụng phân tươi, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định. Chưa cách ly khu chăn nuôi, trồng trọt, vệ sinh ra xa nhà ở, bếp, sân chơi... Hệ thống thoát nước đơn giản, không xử lý. Hàng năm lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong nông nghiệp khoảng 0,5 – 3,5 kg/ha/vụ, dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật và phân khoáng gây phù nhưỡng hoặc nhiễm độc nước. Ngoài ra, hoạt động của trên 1.450 làng nghề cả nước tạo ra một lượng chất thải rất lớn và hầu như không được xử lý gây tình trạng ô nhiễm trầm trọng nguồn nước tại nhiều điểm, đặc biệt là các làng nghề làm giấy, giết mổ gia súc, dệt, nhuộm,.... Mỗi ngày làng nghề mổ trung bình 80 – 100 con trâu bò, 250 – 300 con lợn. Mỗi gia đình làm nghề chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm thải ra 3 – 4m3 nước thải, 80 – 100 kg phân và 15 – 20 kg xương/ngày Tất cả các chất thải hầu như chưa xử lý, xả trực tiếp ra ao, hồ, ruộng lúa quanh làng. Tỷ lệ hố xí tự hoại và bán tự hoại chỉ đạt 32,5% (năm 2004), còn phổi biến nhiều hố tiêu không hợp vệ sinh ở hầu khắp các vùng trên toàn quốc cũng là yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Ô nhiễm không khí ở nông thôn Chăn nuôi là ngành có nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường không khí ở nông thôn. Khí metan do vật nuôi thải chiếm khoảng 20% lượng khí metan trên toàn cầu. Trong tổng khí metan do vật nuôi thải ra trên thế giới thì 74% sản sinh từ bò, 4,38% từ trâu, 5,1% từ dê, cừu, còn lại là từ các vật nuôi khác. Việt Nam chăn nuôi bò đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chăn nuôi đại gia súc (5,54 triệu con), trâu (2,9 triệu con), dê và cừu (1,3 triệu con) lượng khí thải từ chăn nuôi đại gia súc cũng khá lớn trong khi việc dùng chế phẩm giảm ô nhiễm trong chăn nuôi, sử dụng các vacxin ức chế loại vi khuẩn gây khí metan trong dạ cỏ gia súc nhai lại, các loại máy OZON làm sạch không khí trong các cơ sở chăn nuôi,... còn rất ít ỏi. Ngành chăn nuôi tạo ra nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính hơn ngành Ngoài các khí thải ô nhiễm do sinh lý vật nuôi gây ra, còn lượng khí thải (NO, CO2, CH4) từ đất trồng lúa (0,8 g CH4/m2/ngày), cỏ (142µg NO/m2/giờ), hoa màu, đốt rơm, rác,... đều chưa có biện pháp xử lý. Ở thôn Bái Đô và Sao Hạ thuộc hai xã Tri Thuỷ và Quang Lãng ở Hà Tây mỗi đêm làm thịt khoảng 150 con bò. Hàng tấn xương bò tiêu thụ không hết xếp đầy đường, thả trôi nổi dưới kênh mương, bu đầy ruồi muỗi, mùi hôi thối nồng nặng khắp cả hai thôn Ngoài ra, ô nhiễm đất ở nông thôn cũng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường như: sử dụng phân hoá học không đúng kỹ thuật, còn hoà tan trong nước mặt và nước ngầm. Từ môi trường đất và nước, thuốc bảo vệ thực vật không những tồn đọng trực tiếp vào sản phẩm mà còn ngấm vào đất và nước khi xâm nhập vào cơ thể con người và tích tụ lâu dài gây ra các bệnh ung thư, tổn thương về di truyền, trẻ nhiễm thuốc bảo vệ thực vật dễ thiếu oxy máu, suy dinh dưỡng và kém thông minh. Sự suy thoái đất sẽ dẫn đến giảm năng suất cây trồng, vật nuôi và làm nghèo thảm thực vật, suy giảm đa dạng sinh học. Quá trình tích tụ cao các chất độc hại, kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người. Suy giảm tài nguyên đa dạng sinh học trong nông nghiệp Hệ sinh thái nông nghiệp và giống cây trồng, vật nuôi truyền thống bị suy giảm. Các giống địa phương bị mai một do việc tăng diện tích và chủng loại các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao. Từ năm 1970 – 1999, diện tích trồng các giống lúa địa phương giảm 50%, số lượng giống lúa địa phương bị mất 80%. Đối với các loại ngô, đậu đỗ, các con số tương ứng là 75%, 59%, cây có củ mất đi là 75%, chè mất khoảng 20% các loại giống, đay là 90% và cây ăn quả là 50%. Nhiều giống vật nuôi của Việt Nam đã bị mất và suy giảm lớn về số lượng như lợn Phú Khánh, lợn Cỏ, lợn Sơn Vi, gà Vân Phú, lợn Ba Xuyên, gà Hồ,... nhiều giống gia cầm bị pha tạp. Tuy nhiên, hiện nay nhiều giống đang được phục hồi và có chiến lược gìn giữ như lợn Ỉ gốc, vịt Bến Hoà, gà Tè, gà Đông Tảo, gà nhiều cựa Phú Thọ, dê Cỏ, bò H’Mông, vịt Bầu Bến...). KẾT LUẬN Nhằm phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ 74% dân số Việt nam sống ở nông thôn và ổn định chung cho tình hình môi trường của Việt Nam và khu vực. Công tác nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các tầng lớp dân cư, khuyến khích hành động vì môi trường và thiết thực hoá chiến lược bảo vệ môi trường ngay trong kế hoạch sản xuất từng cây, con của từng địa phương là việc làm rất cần thiết và đã không còn là sớm. TÀI LIỆU THAM KHẢO nongnghiep.vn enidc.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hiện trạng ô nhiễm môi trường nông nghiệp nông thôn.ppt