Trung tâm Xử lý chất thải Tràng Cát nằm về phía Đông Nam trung tâm Thành phố, tại đầm Quyết Thắng và đầm Cát Bi-phường Tràng Cát-quận Hải An, cách trung tâm Thành phố 14km, cách sân bay Cát Bi khoảng 2km, cách cảng Hải Phòng khoảng 7km. Tổng diện tích là 60 ha, thời gian hoạt động 30 năm.
Chức năng của trung tâm là phục vụ Xử lý CTR đô thị và công nghiệp cho địa bàn các quận Lê Chân, Ngô Quyền, Hồng Bàng, Hải An, các Khu công nghiệp và vùng ven đô. Hiện nay Trung tâm là một đơn vị trực thuộc Công ty Môi trường Đô thị TP Hải Phòng
Khu xử lý được phân ra một số chức năng: Bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh, khu xử lý bùn cống, nhà máy xử lý chất thải, trạm xử lý nước rác, khu điều hành
27 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 4645 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các quận nội thành Hải Phòng và đề xuất giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hập vào nguồn nước hay môi trường đất rồi đi vào cơ thể con người qua thức ăn,thức uống,có thể gây các bệnh hiểm nghèo.
Ngoài ra,sự rò rỉ nước rác vào nước ngầm,nước mặt gây ảnh hưởng đến chất lượng nước và sức khỏe người dân.
Một số vi khuẩn,siêu vi trùng,ký sinh trùng…tồn tại trong rác có thể gây bệnh cho con người như sốt rét,bệnh ngoài da,dịch hạch,thương hàn,tiêu chảy,giun sán…
5. . Ảnh hưởng đến cảnh quan
Chất thải rắn hiện nay được tập trung tại các trạm trung chuyển trên các phố.Việc thu gom không triệt để đã dẫn tới tình trạng tắc cống rãnh,rác thải bừa bãi ra đường gây ra các mùi hôi khó chịu,ẩm thấp.
Bên cạnh đó,việc thu gom vận chuyển trong từng khu vực chưa chuẩn xác về thời gian,nhiều khi diễn ra vào lúc mật độ giao thông cao dẫn tới tình trạng tắc nghẽn giao thông,ô nhiễm và mất mĩ quan đô thị.
6.Dự báo khối lượng CTR sinh hoạt trên địa bàn TP Hải Phòng đến năm 2025
Theo điều chỉnh quy hoạch chung Xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050, dự báo dân số trong đô thị là 2.100.000 người; dự báo dân số trong các thị trấn thị tứ là 300.000 người.
Chỉ tiêu: - 1,3 kg/người-ngàyđêm đối với khu vực đô thị
- 1,2 kg/người-ngàyđêm đối với khu vực ngoại thành
- 0,3 tấn/ha-ngàyđêm đối với các khu công nghiệp
Dự báo khối lượng CTR sinh hoạt trên địa bàn TP Hải Phòng đến năm 2025 được thể hiện trong Bảng 1.7:
Bảng 1.7: Dự báo khối lượng CTR sinh hoạt trên địa bàn TP Hải Phòng
đến năm 2025
STT
Khu vực
Đơn vị
(người)
Tiêu chuẩn
(kg/người-ngày)
Tỷ lệ thu
gom (%)
Khối lượng
(tấn/ngày)
1
Các quận nội thành
2.100.000
1,3
100
2.730
2
Các thị trấn, thị tứ
300.000
1,2
90
324,0
3
Tổng rác sinh hoạt
3.054,0
Nguồn: Viện Quy hoạch – Sở Xây dựng TP Hải Phòng, 2010
Chương 2
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI MỘT SỐ QUẬN NỘI THÀNH HẢI PHÒNG
I.Thực trạng quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn TP Hải Phòng
Hiện nay thành phố có 3 công ty cung cấp dịch vụ quản lý CTR:
- Công ty Môi trường đô thị nay là Công ty TNHHMTN môi trường đô thị: Đây là đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý CTR cho các quận nội thành đồng thời phụ trách quản lý CTR của một số cơ sở công nghiệp, các bệnh viện và trung tâm y tế…
- Công ty công trình công cộng và dịch vụ du lịch Đồ Sơn: Đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý CTR cho quận Đồ Sơn, khu du lịch và khu đô thị mới dọc đường 353.
- Công ty công trình công cộng và xây dựng Hải Phòng: Cung cấp dịch vụ quản lý CTR cho quận Kiến An.
Ngoài ra tại các huyện, thị trấn, CTR do các hạt quản lý đường bộ và các công ty TNHH đảm nhiệm.
1.Thành phần CTR sinh hoạt trên địa bàn TP Hải Phòng
Phần lớn chất thải rắn sinh hoạt là không nguy hại. Lượng chất thải rắn sinh hoạt nguy hại năm 2009 chiếm từ 1,2% đến 7,2% tổng lượng chất thải phát sinh, có chiều hướng gia tăng hơn so với những năm trước từ 5 – 12%/năm. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần nguy hại chủ yếu là chất dẻo PVC, keo diệt chuột, pin, ắc quy, nhiệt kế thủy ngân, bóng đèn háng có chứa thủy ngân, CTR nhiều dầu mỡ. Chất thải rắn nguy hại và các thành phần chất dẻo khó phân hủy có chiều hướng gia tăng đang là vấn đề nan giải cho hoạt động chôn lấp rác.
Tỷ lệ phần trăm các chất có trong CTR sinh hoạt không ổn định, rất biến động theo mỗi địa điểm thu gom rác, khu vực sinh sống và phát triển sản xuất, nhất là ở các khu dân cư có hoạt động sản xuất TTCN và thương mại.
Thành phần rác thải sinh hoạt của một địa bàn là yếu tố hết sức quan trọng trong chiến lược quản lý và xử lý CTR giúp cơ quan chức năng đưa ra quyết định phương thức thu gom, lưu chứa và biện pháp xử lý thích hợp nhằm tăng tối đa năng suất thu gom, xử lý và hạn chế tối thiểu chi phí cho hoạt động này.
Thành phần chất thải rắn đô thị ở Hải Phòng rất đa dạng, tuy nhiên thành phần hữu cơ khá cao (chiếm khoảng trên 50%) (Bảng 1.2).
Bảng 1.2: Thành phần chất thải rắn đô thị của Hải Phòng và một số TP khác của nước ta (% theo tỷ trọng)
TT
Thành phần
Hà Nội
Hải Phòng
Hạ Long
Đà Nẵng
TP. Hồ Chí Minh
1
Chất hữu cơ
50,10
50,58
40,10 – 44,70
31,50
41,25
2
Cao su, nhựa
5,50
4,52
2,70 – 4,50
22,50
8,78
3
Giấy, catton, giẻ vụn
4,20
7,52
5,50 – 5,70
6,81
24,83
4
Kim loại
2,50
0,22
0,30 – 0,50
1,40
1,55
5
Thủy tinh, gốm, sứ
1,80
0,63
3,90 – 8,50
1,80
5,59
6
Đất, đá, cát, gạch vụn
35,90
36,53
47,50 – 36,10
36,00
18,00
Độ ẩm (%)
47,70
45 – 48
40,00 – 46,00
39,05
27,18
Độ tro (%)
15,90
16,62
11,00
40,25
58,75
Tỷ trọng, tấn/m3
0,42
0,45
0,57 – 0,65
0,38
0,41
Nguồn: Số liệu quan trắc – CEETIA, 1998.
Theo kết quả nghiên cứu của Đề tài “Xây dựng luận cứ phục vụ quy hoạch khu xử lý CTR ở khu vực ngoại thành thành phố Hải Phòng” do Viện Công nghệ mới và BVMT thực hiện (2006), thành phần rác thải ở các huyện thành phố Hải Phòng được nêu trong Bảng 1.3.
Bảng 1.3: Thành phần rác thải sinh hoạt tại TP Hải Phòng
Đơn vị tính: %
TT
Thành phần
Thị trấn Vĩnh Bảo
Thị trấn Tiên Lãng
Thị trấn Núi Đồi
Thị trấn An Lão
Thị trấn An Dương
Thị trấn Núi Đèo
1
Chất hữu cơ
73,93
72,76
80,00
75,40
67,25
65,28
2
Cao su, nhựa
11,76
10,98
4,83
6,92
8,95
11,02
3
Giấy, sách báo, bìa cacton
5,45
3,75
5,52
4,36
7,89
6,35
4
Vải
3,11
10,57
2,76
8,70
8,72
7,91
5
Kim loại
1,95
0,58
2,07
1,75
3,30
4,62
6
Thủy tinh, gốm sứ
3,83
1,36
4,83
2,87
3,89
4,82
7
Tổng cộng
100
100
100
100
100
100
Nguồn: Viện Công nghệ mới và BVMT,9.2006
2.Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt nội thành của TP Hải Phòng
Trong vòng 10 năm Hải Phòng có tốc độ phát triển nhanh, mạnh trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội. Nhưng song song với sự phát triển ấy cũng là sự ra tăng nhanh của rác thải sinh hoạt. Khối lượng rác thải phát sinh và thu gom trung bình hàng ngày của các khu vực trên địa bàn thành phố qua các năm liên tục tăng, cụ thể được thống kê trong Bảng 1.4:
Bảng 1.4: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt nội thành của TP Hải Phòng
qua các năm 2000 - 2009
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2000
Công ty
Thu gom (a)
(tấn/ngày)
Phát sinh (b)
(tấn/ngày)
Hệ số thu gom
(c=a/b), (%)
Công ty MTĐT
367
484
76
Cty Thị chính Kiến An
61
80
76
Cty CTCC Đồ Sơn
44
66
70
Tổng
471
630
75
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2001
Công ty
Thu gom (a)
(tấn/ngày)
Phát sinh (b)
(tấn/ngày)
Hệ số thu gom (c=a/b), (%)
Công ty MTĐT
390
506
77
Cty Thị chính Kiến An
67
88
76
Cty CTCC Đồ Sơn
48
68
70
Tổng
505
662
76
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2002
Công ty
Thu gom (a)
(tấn/ngày)
Phát sinh (b)
(tấn/ngày)
Hệ số thu gom (c=a/b), (%)
Công ty MTĐT
410
516
79
Cty Thị chính Kiến An
70
89
78
Cty CTCC Đồ Sơn
52
70
74
Tổng
505
662
76
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2006
Công ty
Thu gom (a)
(tấn/ngày)
Phát sinh (b)
(tấn/ngày)
Hệ số thu gom (c=a/b); (%)
Công ty MTĐT
650
764,71
85
Cty Thị chính Kiến An
137,5
196,43
70
Cty CTCC Đồ Sơn
67,5
73,45
92
Tổng
855,00
1034,58
82,3
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2007
Công ty
Thu gom (a)
(tấn/ngày)
Phát sinh (b)
(tấn/ngày)
Hệ số thu gom (c=a/b); (%)
Công ty MTĐT
710
816,09
87
Cty Thị chính Kiến An
148,5
198,00
75
Cty CTCC Đồ Sơn
84
88,42
95
Tổng
942,50
1102,51
85,67
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2008
Công ty
Thu gom (a)
(tấn/ngày)
Phát sinh (b)
(tấn/ngày)
Hệ số thu gom (c=a/b); (%)
Công ty MTĐT
787
904,60
87
Cty Thị chính Kiến An
165
206,25
80
Cty CTCC Đồ Sơn
84,6
88,125
96
Tổng
1036,60
1198,97
87.67
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2009
Công ty
Thu gom (a)
(tấn/ngày)
Phát sinh (b)
(tấn/ngày)
Hệ số thu gom (c=a/b); (%)
Công ty MTĐT
836
928,89
90
Cty Thị chính Kiến An
192,5
213,89
90
Cty CTCC Đồ Sơn
120,16
122,61
98
Tổng
1148,66
1265,39
92,96
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2010 đến nay
Công ty
Thu gom (a)
(tấn/ngày)
Phát sinh (b)
(tấn/ngày)
Hệ số thu gom (c=a/b); (%)
Công ty MTĐT
920
Cty Thị chính Kiến An
192,5
Cty CTCC Đồ Sơn
138,96
Tổng
Nguồn: Viện quy hoạch – Sở xây dựng TP Hải Phòng, 2010
Ghi chú: Số liệu thống kê năm 2010 được đang được cập nhật nên chưa đầy đủ.
Qua bảng thống kê cho thấy trong vòng 10 năm, năng lực thu gom rác thải của 3 đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý CTR của thành phố đã được cải thiện đáng kể. Nếu như năm 2000 con số thu gom của 3 đơn vị này chỉ là 471 (tấn/ngày), năm 2001 và 2002 là 505 (tấn/ngày) thì đến năm 2009 con số này đã tăng gấp đôi với 1148,66 (tấn/ngày). Tuy nhiên với số lượng rác thải phát sinh hằng ngày gia tăng đến chóng mặt từ con số 630 (tấn/ngày) năm 2000 tới con số 1265,39 (tấn/ngày) vào năm 2009 thì hệ số thu gom cũng chỉ đạt 92,96%. Như vậy vẫn còn một số lượng rác thải chưa được thu gom và xử lý.
II.HIỆN TRẠNG, ƯU NHƯỢC ĐIỂM CÁC KHU XỬ LÝ CTR TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
1.Trung tâm Xử lý chất thải Tràng Cát
Trung tâm Xử lý chất thải Tràng Cát nằm về phía Đông Nam trung tâm Thành phố, tại đầm Quyết Thắng và đầm Cát Bi-phường Tràng Cát-quận Hải An, cách trung tâm Thành phố 14km, cách sân bay Cát Bi khoảng 2km, cách cảng Hải Phòng khoảng 7km. Tổng diện tích là 60 ha, thời gian hoạt động 30 năm.
Chức năng của trung tâm là phục vụ Xử lý CTR đô thị và công nghiệp cho địa bàn các quận Lê Chân, Ngô Quyền, Hồng Bàng, Hải An, các Khu công nghiệp và vùng ven đô. Hiện nay Trung tâm là một đơn vị trực thuộc Công ty Môi trường Đô thị TP Hải Phòng
Khu xử lý được phân ra một số chức năng: Bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh, khu xử lý bùn cống, nhà máy xử lý chất thải, trạm xử lý nước rác, khu điều hành… Trong đó, việc xử lý rác thải được phân chia thành 4 khu chính:
Khu chôn lấp chất thải rắn Tràng Cát
- Khu chôn lấp giai đoạn 1 (Lô số 1)
- Diện tích bãi chôn lấp là 5ha; thời gian hoạt động là 5 năm, từ 01/01/1998 đến 02/2003. Cao độ trung bình từ 17m¸21m.
- Phương thức xử lý: chôn lấp hợp vệ sinh.
- Hiện bãi chôn lấp đã được hoàn nguyên. Bề mặt bãi được phủ bằng đất núi dày 0,3¸0,5 m và được trồng cây xanh; nước rỉ rác được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi đưa ra sông.
- Khu chôn lấp giai đoạn 2. (Lô số 2)
- Diện tích bãi chôn lấp là 11ha; đưa vào hoạt động từ 3/2003 đến nay.
- Phương thức xử lý: chôn lấp hợp vệ sinh.
- Công suất xử lý: 350.000¸400.000 m3/năm.
- Hiện tại từ ô số 1 đến ô số 5 đạt cao độ chôn lấp bình quân là 7,5m, đã phủ đất đóng cửa tạm thời. Đang vận hành ô số 6.
- Công ty đã triển khai thi công làm đường vượt lên cao độ 7,5m từ ô số 1 đến ô số 5 để tiếp tục nhận rác trong năm 2010. Dự kiến đổ thêm lên đến cao độ 11m¸12m.
- Hiện bãi chôn lấp đang được khai thác sử dụng và đạt hiệu quả cao, đồng thời đáp ứng yêu cầu của Cục Bảo vệ tài nguyên môi trường – Bộ Tài nguyên Môi trường.
- Đánh giá ưu nhược điểm
- Ưu điểm
- So với các phương thức xử lý chất thải hiện có trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng thì phương thức chôn lấp hợp vệ sinh cần vốn đầu tư ít nhưng xử lý hiệu quả phù hợp với nền kinh tế và điều kiện chung của Hải Phòng.
- Với lô rác số 1 đã hoàn nguyên, được trồng cây xanh hài hòa với cảnh quan, không còn gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh, lượng nước rỉ rác được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra sông.
- Với lô rác đang sử dụng cũng được vận hành theo đúng tiêu chuẩn của bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Các lớp rác được phủ đất, rải vôi bột, hóa chất để khử mùi và diệt côn trùng nguy hại đồng thời có tác dụng đẩy nhanh quá trình phân giải các chất hữu cơ.
- Nhược điểm
- Phương thức chôn lấp hợp vệ sinh cần diện tích lớn trong khi về lâu dài thì quỹ đất bị hạn chế (tuy nhiên phương thức này vẫn phù hợp với điều kiện TP Hải Phòng và các tỉnh/TP Việt Nam trong 30 – 50 năm tới).
- Chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại hàng ngày vẫn được chôn lấp cùng với chất thải sinh hoạt làm ảnh hưởng tới môi trường đất và nước.
- Mặc dù đã được vận hành đúng tiêu chuẩn bãi chôn lấp hợp vệ sinh nhưng hiện tượng ô nhiễm không khí vẫn còn do lượng khí bốc ra từ các bãi chôn lấp chưa được kiểm soát tốt, lượng nước rỉ rác làm ô nhiễm môi trường đất. Chỉ đảm bảo xử lý chất thải thông thường của Thành phố đến cuối năm 2012.
- Theo quy định của TCVN 6696:2000 về lựa chọn bãi chôn lấp chất thải thì khoảng cách từ bãi chôn lấp tới các khu vực đặc biệt quan trọng (sân bay, cảng,…) tối thiểu là 10km. Khu xử lý chất thải Tràng Cát không đạt yêu cầu.
Nhà máy xử lý chất thải rắn Tràng Cát
- Diện tích sử dụng là 19ha, trong đó có 01 khu chôn lấp với diện tích 1ha; đưa vào hoạt động từ ngày 6/12/2008. Khối lượng rác tiếp nhận hàng ngày là 1.013m3.
- Nhà máy đã lắp đặt 4 dây chuyền công nghệ xử lý chất thải rắn, sử dụng công nghệ vi sinh tiên tiến của Hàn Quốc gồm: Dây chuyền công nghệ phân loại; dây chuyền công nghệ lên men bằng phương pháp sinh học; dây chuyền công nghệ sinh học, công đoạn ủ chín; dây chuyền tự động sàng và đóng bao.
- Công suất xử lý thiết kế 200 tấn rác/ngày, công suất xử lý hiện đạt 150 tấn rác hữu cơ/ngày. Lượng rác vô cơ sau tách lọc được chuyển quay lại chôn lấp chung với rác sinh hoạt tại ô số 6 thuộc lô rác số 2 Tràng Cát.
- Nhà máy được xây dựng thành các khu chức năng:
+ Khu nhà máy xử lý, chế biến chất thải hữu cơ
+ Khu chôn lấp chất thải vô cơ: diện tích là 1ha, công suất chứa là 37.500 tấn rác, cao độ bình quân 7,5m. (được sử dụng khi ô số 6 thuộc lô rác số 2 Tràng Cát được lấp đầy).
+ Khu xử lý nước thải
. Khu xử lý chất thải rắn Đồ Sơn
Bãi rác Đồ Sơn được đưa vào sử dụng vào cuối năm 2006 với diện tích sử dụng 1,8 ha (tổng diện tích là 3 ha). Vị trí nằm về phía Nam trung tâm Thành phố, tại phường Ngọc Xuyên - quận Đồ Sơn (gần sông Họng), cách trung tâm quận Đồ Sơn 12km.
Chức năng phục vụ: địa bàn quận Đồ Sơn, đường Phạm Văn Đồng và một số phường thuộc quận Dương Kinh.
Khối lượng rác tiếp nhận hàng ngày là 350m3.
Rác thải vận chuyển ra bãi rác được san ủi vào cuối ca, đồng thời rắc vôi bột, phun thuốc diệt côn trùng và san phủ theo đúng quy trình. Duy trì thường xuyên vận hành trạm xử lý nước rỉ rác 1 lần/tuần.
Ưu điểm
- Bán kính phục vụ phù hợp.
- Giao thông đi lại vận chuyển thuận lợi theo đường 353.
- Quá trình vận hành đơn giản dễ dàng.
Nhược điểm
- Trang thiết bị thô sơ nên việc chôn lấp và xử lý thủ công, chưa hợp vệ sinh.
- Môi trường khí bị ô nhiễm do lượng khí phát sinh từ các bãi chôn lấp và mùi của rác thải chưa được xử lý triệt để.
- Môi trường nước bị ô nhiễm do nước rỉ rác ngấm qua thành và đáy của lớp vải địa kỹ thuật do lắp đặt chưa đúng với tiêu chuẩn.
- Chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại hàng ngày vẫn được chôn lấp cùng với chất thải sinh hoạt làm ảnh hưởng tới môi trường đất và nước.
Khu xử lý chất thải rắn Gia Minh
Khu Xử lý có diện tích là 5 ha, đang sử dụng 3 ha, tại thôn Đá Bạc xã Gia Minh huyện Thủy Nguyên, nằm phía ngoài đê sông Đá Bạc, giáp núi đá vôi, cách thị trấn Núi Đèo 15 km và trung tâm thành phố 22km. Khoảng cách tới khu dân cư 1km.
Chức năng phục vụ: địa bàn 2 thị trấn Núi Đèo, Minh Đức và các xã dọc quốc lộ 10 của huyện Thủy Nguyên.
Là bãi chôn lấp chưa hợp vệ sinh.
Ưu điểm
- Thuận lợi về điều kiện môi trường, khu vực không bị ảnh hưởng của thủy triều và có địa chất tốt.
- Bán kính phục vụ phù hợp.
- Giao thông đi lại vận chuyển rất thuận lợi theo quốc lộ 10 và đường liên xã.
- Gần khu có mỏ đất để phủ bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh.
- Có thể mở rộng và phát triển thành khu liên hiệp xử lý chất thải rắn với quy mô diện tích lên đến 40ha.
- Dễ xử lý, giá thành thấp, khối lượng chất thải được xử lý lớn.
- Quá trình vận hành đơn giản dễ dàng.
Nhược điểm
- Chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại hàng ngày vẫn được chôn lấp cùng với chất thải sinh hoạt làm ảnh hưởng tới môi trường đất và nước.
III.ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ CTR HIỆN NAY TRÊN ĐỊA BÀN TP HẢI PHÒNG
Trong những năm qua, lĩnh vực bảo vệ môi trường và vệ sinh môi trường đô thị ở Hải Phòng đã sớm được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể cùng các ban ngành, đơn vị, trường học và nhân dân Thành phố đặc biệt quan tâm, nên đã triển khai được nhiều công việc, đạt nhiều kết quả thiết thực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội. Hiện nay, thành phố Hải Phòng đang đứng trước nhiều vấn đề môi trường cấp bách để thực hiện các chỉ tiêu đối với đô thị loại I. Trong thời gian tới thành phố sẽ đầu tư cho nhiều lĩnh vực để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, trong đó ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho công tác bảo vệ môi trường.
1.Hiện trạng tổ chức quản lý chất thải rắn Hải phòng
Các đơn vị làm công tác thu gom, xử lý chất thải
- Trên Thành phố Hải Phòng hiện có 3 đơn vị doanh nghiệp Nhà nước thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ quét, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, cụ thể là:
+ Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng (Hải Phòng URENCO)
+ Công ty TNHH Một thành viên CTCC & Xây dựng Hải Phòng
+ Công ty công trình công cộng và dịch vụ du lịch Hải Phòng
- Ngoài ra còn có một số doanh nghiệp tư nhân làm dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn như: Công ty TNHH Tân Thuận Phong; Công ty TNHH Toàn Thắng; Công Ty TNHH Hòa Anh; Công ty TNHH Hải Đăng. Các Công ty này chủ yếu thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải như dầu thải, hóa chất, chất thải từ ngành điện tử.
Quy trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn đô thị
Quy trình hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải hiện nay của 03 Công ty trên là:
- Công đoạn ban đầu là dùng các xe đẩy tay (xe gom rác) thu rác từ các nguồn phát sinh để chuyển đến các địa điểm ga rác đã quy định và đổ rác từ xe gom sang container đặt sẵn tại các ga rác; theo đó khi container (12m3) đã đầy rác, thì xe ôtô chuyên dụng có trọng tải lớn sẽ vận chuyển rác từ container ra bãi rác để xử lý.
Hoặc rác từ các xe gom (không đổ rác vào container ở các ga rác) mà đổ rác trực tiếp từ xe gom rác vào xe ép rác (xe ôtô chuyên dụng) và khi các xe ép rác loại 11m3, 10m3, 6m3 đã chứa đủ khối lượng rác cho phép, theo đó xe vận chuyển rác về bãi rác và nhà máy xử lý chất thải để xử lý.
- Các khu xử lý chất thải rắn: Hiện nay trên địa bàn Thành phố có 04 khu xử lý chất thải rắn (CTR) là:
+ Khu xử lý rác Tạm Đình Vũ: Quy mô 29 ha; Cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư có tính chất lâu dài; Khối lượng rác tiếp nhận hàng ngày: 547m3. Chôn lấp hợp vệ sinh rác thải cho khu vực nội thành và quận Kiến An.
+ Khu xử lý rác Tràng Cát: Quy mô 60 ha Cơ sở hạ tầng tương đối đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất; Khối lượng rác tiếp nhận hàng ngày: 1013m3; có nhà máy xử lý rác công suất 200 tấn/ngày; Lò đốt rác thải y tế.
+ Khu xử lý rác Đồ Sơn: Quy mô 3 ha, bãi chôn lấp chất thải rắn cho quận Đồ Sơn và Dương Kinh.
+ Khu chôn lấp CTR Gia Minh: quy mô 5,0 ha; phục vụ cho huyện Thủy Nguyên.
+ Tại 2 khu xử lý Đình Vũ và Tràng Cát đều được lắp đặt trạm xử lý nước rỉ rác công suất 150m3/ngày đêm.
- Công tác xử lý rác: Xử lý theo quy trình kỹ thuật đã được UBND Thành phố phê duyệt theo công văn số 5363/UBND –GT ngày 04/10/2005 của UBND Thành phố. Hàng tháng công ty đã mời các ngành nghiệm thu, xử lý cụ thể tại bãi chôn lấp.
Các vấn đề tồn tại trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại Hải Phòng
- Các đơn vị thu gom và xử lý là loại doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích nhưng cơ chế tài chính về cơ bản vẫn hoạt động theo hình thức là đơn vị sự nghiệp có thu, dẫn đến tình trạng chưa chủ động về mặt tài chính và điều hành sản xuất.
- Tại thời điểm hiện nay các điểm tiếp nhận rác, các điểm để xe gom rác và container vốn đã bị thu hẹp thì nay lại luôn ở trong trạng thái bị động (một số điểm diễn ra tranh chấp).
- Khả năng tài chính để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư, sửa chữa, bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị chuyên dùng cho công tác vận chuyển và xử lý rác còn hạn chế, đặc biệt là công tác đầu tư không có.
- Các chất thải công nghiệp (da giầy, độc hại…) chưa được thu gom, xử lý vẫn còn để trôi nổi.
- Quy hoạch tổng thể cho một khu liên hợp của Thành phố chưa được triển khai thực hiện.
- Sự phát triển của các khu đô thị mới, đô thị vệ tinh, các khu công nghiệp…đòi hỏi công tác tổ chức sắp xếp lại lao động phù hợp với điều kiện mới.
- Đơn giá vệ sinh: Vẫn được coi là phí vệ sinh nên khá thấp.
- Thói quen vứt rác bừa bãi còn xảy ra nhiều nơi trên địa bàn Thành phố.
- Rác thải của một số xã ven đô chưa được thu gom, vận chuyển, xử lý.
- Tỷ lệ thất thu tiền dịch vụ vệ sinh xuất phát từ phía khách hàng còn cao mà chưa có cơ quan chức năng nào của Thành phố giải quyết tận gốc.
2.Nguồn lực quản lý chất thải rắn ở TP Hải Phòng
Nguồn lực quản lý của 3 đơn vị doanh nghiệp Nhà nước thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ quét, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố là:
Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng (Hải Phòng URENCO): nay là Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị HP
Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng được thành lập doanh nghiệp theo quyết định số 393/QĐ - UB ngày 23/5/1994 của UBND Thành phố. Có chức năng và nhiệm vụ cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thả, tổ chức thu phí vệ sinh đối với tất cả các đối tượng phát sinh chất thải rắn từ các hộ dân, đường phố, khu thương mại, văn phòng cho 4 quận nội thành là Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Hải An và các vùng ven đô (huyện An Dương, kể cả quận Kiến An) . Đồng thời Công ty phụ trách quản lý CTR phát sinh từ các cơ sở Công nghiệp, Bệnh viện và trung tâm y tế của trung ương và địa phương trên địa bàn thành phố Hải Phòng, chất thải phát sinh từ tầu thuyền hoạt động tại cảng Hải Phòng.
Bảng 1.17 Phương tiện thu gom và vận chuyển của URENCO Hải Phòng
STT
Phương tiện
Phân loại
Đơn vị
Số lượng
1
Xe gom rác
chiếc
700
2
Xe ôtô vận chuyển rác
Xe ép rác các loại
chiếc
32
Xe cẩu container rác
chiếc
06
Xe bảo ôn (RYT)
chiếc
01
Xe Ifa tự đổ
chiếc
04
3
Xe stôc tưới rửa đường
Các loại
chiếc
04
Cộng
nt
47
4
Phương tiện san gạt
Xe ủi
chiếc
06
Xe xúc
chiếc
01
Công ty TNHH MTV CTCC và Xây dựng Hải Phòng:
Công ty TNHH một thành viên Công trình công cộng và Xây dựng Hải Phòng được Thành lập theo Quyết định số 1008/QĐ-UBND ngày 29/6/2010 của UBND Thành phố Hải Phòng. Có chức năng nhiệm vụ quản lý, duy tu, cải tạo, sửa chữa cơ sở hạ tầng đô thị và thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn quận Kiến An.
- Nguồn nhân lực: 220 người; được tổ chức thành 7 phòng, ban nghiệp vụ và 10 đội.
- Phương tiện thu gom và vận chuyển chất thải gồm: 08 xe IFA mui trần, 6m3; 130 xe đẩy tay.
- Năm 2006 Công ty Công trình công cộng và xây dựng Hải Phòng dưới sự chỉ đạo của Sở Giao thông công chính Hải Phòng giao cho Công ty công trình công cộng và xây dựng hải phòng làm công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt từ Kiến An chở về bãi tập kết của Thành phố, (không được thu gom, vận chuyển rác thải công nghiệp và rác thải y tế).
Khối lượng vận chuyển hàng ngày , không kể ngày lễ, tết, mưa bão từ 180m3 - 250m3/ngày.
- Năm 2007 do tình hình phát triển Đô thị mở rộng, việc thu gom rác trên địa bàn quận Kiến An Công ty đã tổ chức vận chuyển lượng rác hàng năm tăng 15% - 20%, số lượng từ 200m3 - 270m3/ngày.
- Ngày 02 tháng 01 Năm 2008 Công ty tiếp tục được UBND thành phố Hải Phòng và Sở Giao thông công chính cho phép Công ty ngoài thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt và được tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải xây dựng đổ trái phép trên địa bàn quận Kiến An về bãi tập kết theo quy định.
Khối lượng rác công nghiệp khoảng từ 15 đến 20 m3/ngày cộng với rác sinh hoạt là 270m3/ngày tổng cộng bình quân trong ngày công ty vận chuyển về bãi tập kết là 300m3/ngày
- Ngày 12/8/2009 đến tháng 8/2010 Công ty được UBND phường Tràng Minh bàn giao mô hình xã hội hoá thu gom, vận chuyển rác thải của 07 khu dân cư, mô hình này được hỗ trợ từ Tổ chức CCHCVIE của Liên hợp quốc hết thời hạn và bàn giao lại cho Công ty. Do vây khối lượng rác thải vận chuyển tăng lên từ 300m3/ngày – 350m3/ngày.
Công ty công trình công cộng và dịch vụ du lịch Hải Phòng
Là doanh nghiệp công ích, thực hiện công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, duy tu chăm sóc cây xanh và vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Đồ Sơn và một số Phường thuộc quận Dương Kinh. Đơn vị hiện có 82 công nhân được chia làm 7 tổ sản xuất, trực tiếp tham gia thu gom vận chuyển và xử lý rác trên địa bàn. Phương tiện thu gom và vận chuyển chất thải gồm: 05 xe ép rác với công suất từ 6-12 m3; 164 xe đẩy tay.
Hiện nay, ngoài công tác quản lý công tác hạ tầng kỹ thuật đô thị thì đơn vị đang làm tốt công tác duy tu chăm sóc vườn hoa công viên cây xanh với khối lượng trên 20ha và đặc biệt là công tác vệ sinh môi trường. Hiện tại đơn vị đang thực hiện việc xử lý trên 300m3 rác/ngày và đảm bảo vệ sinh môi trường trên 400.000 m2 đường hè từ cầu Rào đến Đồ Sơn.
Chương 3
Đề xuất các biện pháp nâng quản lý chất thải rắn
I.ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ THU GOM VÀ PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
1. Thu gom và phân loại chất thải rắn tại nguồn
Phân loại chất thải rắn tại nguồn trước khi thu gom là bước quan trọng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt của khu dân cư.
1.1. Thu gom và phân loại chất thải rắn để tái sinh
Phân loại các thành phần chất thải rắn bao gồm giấy loại, carton, lon nhôm, thùn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các quận nội thành Hải Phòng và đề xuất giải pháp.doc