Đề tài Hiện trạng sản xuất và môi trường làng nghề cơ khí Phùng Xá, tỉnh Hà Tây - Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

MỞ ĐẦU 1

Chương I 3

hiện trạng sản xuất và môi trường làng nghề tỉnh hà tây 3

I.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HÀ TÂY. 3

I.1.1. Điều kiện tự nhiên: 3

I.1.1.1. Vị trí địa lý. 3

I.1.1.2. Đặc điểm địa hình: 3

I.1.1.3. Khí hậu và thời tiết: 4

I.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội: 4

I.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA LÀNG NGHỀ HÀ TÂY. 5

I.2.1. Giá trị sản xuất. 7

I.2.2. Số hộ, số lao động tham gia hoạt động làng nghề, thu nhập trong các làng nghề [1, 5]: 9

I.2.3. Vốn và công nghệ trong các làng nghề [1, 13]: 9

I.2.4. Vấn đề sử dụng nguyên, nhiên liệu: 10

I.2.5. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ. 10

I.2.6. Hướng phát triển của làng nghề tỉnh Hà Tây. 11

I.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ HÀ TÂY. 12

I.3.1. Môi trường nước: 12

I.3.3. Chất thải rắn: 15

I.4. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ MÔI TRƯỜNG CÁC LÀNG NGHỀ CƠ KIM KHÍ -TỈNH HÀ TÂY. 16

I.4.1. Đặc điểm về các làng nghề cơ kim khí ở tỉnh Hà Tây. 16

I.4.2. Vấn đề môi trường trong các làng nghề cơ kim khí. 19

CHƯƠNG II : MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NGÀNH NGHỀ CƠ KIM KHÍ. 21

II.1. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ: 21

II.1.1. Thu gom rác thải. 21

II.1.2. Bố trí bãi rác hợp vệ sinh: 21

II.1.3. Vệ sinh hệ thống thoát nước. 21

II.1.4. Thành lập bộ phân chuyên trách về môi trường. 22

II.1.5. Lập quỹ bảo vệ môi trường. 22

II.1.6. Giáo dục môi trường. 22

II.1.7. Giải pháp quy hoạch. 23

II.2. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT. 23

II.2.1. Các giải pháp mang tính phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm. 23

II.2.2. Các giải pháp xử lý chất thải. 24

CHƯƠNG III 26

HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ CƠ KIM KHÍ PHÙNG XÁ 26

III.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI XÃ PHÙNG XÁ. 26

III.2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG NGHỀ PHÙNG XÁ 27

III.3. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ CƠ KHÍ PHÙNG XÁ. 29

III.3.1. Hiện trạng sản xuất. 29

III.3.1.1. Nguyên, nhiên liệu, hoá chất sử dụng trong làng nghề. 30

III.3.1.2. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm. 31

III.3.1.3. Các loại hình sản xuất tại làng nghề Phùng Xá. 32

2. Sản xuất đinh, dây thép: 33

3. Sản xuất ke, chốt, bản lề: 35

4. Mạ kim loại: 36

III.3.1.4. Hướng phát triển của làng nghề Phùng Xá trong tương lai. 37

III.3.2. Hiện trạng môi trường làng nghề cơ kim khí PhùngXá. 38

III.3.2.1. Môi trường không khí. 38

Kí hiệu 40

III.3.2.2. Chất thải rắn và môi trường đất. 42

III.3.2.3. Môi trường nước. 44

III.4. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ PHÙNG XÁ. 48

III.4.1. Tổ chức quản lý. 49

III.4.2. Các hoạt động vệ sinh môi trường đã thực hiện. 50

III.4.3. Vấn đề tồn tại về sản xuất và môi trường. 50

III.4.4. Những vấn đề môi trường cần giải quyết. 51

CHƯƠNG IV 52

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ CƠ KIM KHÍ PHÙNG XÁ. 52

IV.1. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ. 52

IV.1.1. Vệ sinh môi trường. 52

IV.1.1.1. Thu gom rác thải. 52

IV.1.1.2. Hệ thống thoát nước thải. 54

IV.1.2. Thành lập bộ phận chuyên trách về môi trường. 54

IV.1.3. Giáo dục môi trường và nâng cao nhận thức của người dân. 54

IV.1.4. Các biện pháp quy hoạch [3, 10, 11]. 56

IV.2. CÁC GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT. 58

IV.2.1. Các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề theo định hướng sản xuất sạch hơn [3, 7]. 58

IV.2.1.1. Các giải pháp phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn. 58

IV.2.1.2. Tăng cường quản lý nội vi. 58

IV.2.1.3. Chú trọng khâu thu gom và phân loại nguyên liệu. 59

IV.2.1.4. Tuần hoàn và tái sử dụng nước thải làm mát. 59

IV.2.1.5. Biện pháp tiết kiệm năng lượng. 59

IV.2.1.6. Cải tiến công nghệ . 60

IV.2.2.Các giải pháp kỹ thuật xử lý ô nhiễm [3, 15, 21]. 60

IV.2.2.1. Biện pháp xử lý nước thải. 60

1. Nước thải mạ điện. 61

2. Nước thải cán. 62

IV.2.2.2. Các biện pháp xử lý khí thải. 63

IV.2.2.3. Các giải pháp giảm thiểu tiếng ồn và nhiệt. 64

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65

1. Đặc điểm sản xuất của làng nghề Hà Tây: 65

2. Hiện trạng sản xuất tại làng nghề Phùng Xá: 65

3. Hiện trạng công nghệ, thiết bị sử dụng tại làng nghề Phùng Xá: 65

4. Hiện trạng môi trường tại làng nghề Phùng Xá: 66

5. Một số biện pháp được đề xuất để giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho làng nghề Phùng Xá: 66

Các giải pháp kỹ thuật bao gồm: 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

 

doc73 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2278 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng sản xuất và môi trường làng nghề cơ khí Phùng Xá, tỉnh Hà Tây - Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức trang nghiêm, thành kính, mang ý nghĩa giáo dục truyền thống, đồng thời tổ chức những hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao vui tươi lành mạnh như: đánh cờ, vật cổ truyền, thổi cơm thi…[1]. III.2. Sự phát triển của làng nghề Phùng Xá Tương truyền rằng từ xa xưa, cụ Trạng Bùng-Phùng Khắc Khoan sau khi đi sứ nước tàu về đã hướng dẫn lại cho người dân thôn Vĩnh Lộc, xã Phùng Xá huyện Thạch Thất nghề cơ khí, sản xuất cày, bừa, cuốc, xẻng. Tại đây đã có nhà thờ phường bừa mà trước đây vào dịp tết Âm lịch người dân ở đây vẫn tổ chức hôị thi cày, bừa để chọn ra người giỏi nhất làng. Sinh hoạt của phường bừa được duy trì hàng năm, tại đó người ta có tổ chức lễ hội, ôn lại lịch sử nghề truyền thống của làng. Nghề sản xuất cày bừa ở đây ngày càng thịnh đạt phát triển khắp làng, với thêm nhiều mặt hàng thông dụng như bản lề, cửa xếp, cửa hoa, sắt cây, ống nước … được nhân dân cả nước biết đến. Vào thời kỳ trước những năm 1957-1958, nghề cơ kim khí ở làng không được phát huy buộc người dân Phùng Xá đua nhau đi khắp nơi mở xưởng cơ khí làm ăn xa quê để kiếm sống. Vào những năm 1970, kinh tế hợp tác xã phát triển, nghề kim khí lại lên ngôi. Trước đó, nông dân Phùng Xá vẫn phải nhập sắt, gang, răng bừa từ nơi khác đưa về. Thời gian này, cày bừa Phùng Xá bán rất chạy, sản phẩm của làng nghề đã được tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành trong cả nước để phục vụ sản xuất. Từ những năm 1980, cơ chế thị trường mở ra hướng làm ăn mới cho dân làng Phùng Xá. Một số lò nấu thép, đúc gang, cán kéo sắt thép đã ra đời để sản xuất dụng cụ cày bừa như lưỡi cày, răng bừa. Phùng Xá đã sản xuất thêm được loại máy tuốt lúa với ưu điểm nhẹ, dễ mang vác lại ít tiếng ồn được cả nước biết tiếng. Những sản phẩm có tiếng càng thôi thúc người dân làng Phùng Xá vươn xa hơn, tìm tòi ra những sản phẩm mới. Từ năm 1994 cả làng nghề Phùng Xá thêm sôi động hẳn lên khi người dân bắt đầu tiếp thu công nghệ mới, mạnh dạn đầu tư vào xây dựng lò nấu sắt. Người dân Phùng Xá đua nhau đi mua gom sắt vụn phế liệu về bán cân cho các chủ xưởng. Lò nấu sắt hoạt động hàng ngày tiêu thụ khoảng 55 tấn sắt thép phế liệu mà vẫn chưa hết công suất hoạt động. Phùng Xá đã vinh dự đón nguyên Tổng Bí Thư Đảng Lê Khả Phiêu và nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng và nhà nước đến thăm, động viên khích lệ ngành nghề phát triển. Số liệu thống kê cho thấy hiện nay Phùng Xá có tới 641 hộ trở thành ông chủ làm ăn lớn thuê thêm lao động hợp đồng. Sản phẩm ở đây rất đa dạng: sắt cây, bản lề, cửa xếp, xẻng, cuốc, sắt thép xây dựng... Nhiều hộ có vốn lớn đã đầu tư mua các loại máy móc, thiết bị hiện đại về mở xưởng như một cơ sở sản xuất của doanh nghiệp nhà nước. Trước yêu cầu của thị trường, ở Phùng Xá đã có tới 40 lò mạ kim loại được trang bị máy móc kỹ thuật công nghệ vào loại tiên tiến. Nghề cơ khí ở đây đang phát triển với tốc độ chưa từng có, những mặt hàng tưởng như tư nhân không bao giờ làm được thì giờ đây đã sản xuất được và còn phong phú, đa dạng hơn nhiều. Các chủ hộ lớn đã tập trung vốn mở mang nhà xưởng, mua máy móc phương tiện phục vụ cho sản xuất. Nhiều hộ có vốn lớn, có điều kiện đầu tư hàng tỉ đồng đứng ra nhập cả lô tôn lá, tôn tấm, tôn cuốn từ nước ngoài về cung cấp cho các hộ ở xã. Khác với nhiều làng nghề khác, ở Phùng Xá, nghề kim cơ khí duy trì, phát triển quanh năm, không phân biệt mùa vụ, tất cả mặt bằng đều sử dụng phục vụ cho sản xuất. Do nhu cầu công việc sử dụng nhiều lao động nên hiện nay làng nghề Phùng Xá đã thu hút nhiều lao động ở các làng xã khác đến làm thuê. Tiềm lực kinh tế của các hộ ở đây khá mạnh, chỉ cần tham gia các công việc bình thường, bình quân một hộ cũng phải đầu tư từ 25 - 30 triệu mới mở được nghề. Những hộ này phải trang bị nhiều loại máy móc, dụng cụ như máy cán kéo, máy dập, máy cắt… Ngành nghề phát triển, sản phẩm của Phùng Xá có tiếng về bảo đảm chất lượng nên có mặt trên thị trường cả nước. ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, người Phùng Xá đã mở cửa hàng đại lý bán hàng cơ kim khí của mình làm ra. Nhờ phát huy được nghề của cha ông mà kinh tế của Phùng Xá phát triển, đời sống thu nhập của người nông dân ngày một nâng cao. Năm 2001, Phùng Xá đạt tổng giá trị 46 tỷ đồng, trong đó thu từ ngành nghề chiếm 72%, bình quân một lao động khoảng 5 triệu đồng/năm, là xã giàu có của Hà Tây nhờ phát triển ngành nghề [5, 9]. III.3. Hiện trạng sản xuất và môi trường làng nghề cơ khí Phùng Xá. III.3.1. Hiện trạng sản xuất. Làng nghề cơ kim khí Phùng Xá-Thạch Thất đã hình thành những tổ hợp về gia công cơ khí, đúc cán thép nguyên liệu. Tái chế kim loại là một trong những nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, có đóng góp đáng kể cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của làng nghề và nâng cao mức sống của người dân. Quá trình sản xuất và phát triển của làng nghề cơ kim khí Phùng Xá đều mang tính kế thừa qua các thế hệ. Sự phân công lao động trong làng nghề là sự kết hợp giữa từng người trong hộ gia đình và các mối quan hệ họ hàng, làng xóm. Hiện nay trình độ tay nghề và công nghệ sản xuất của nhiều chủ hộ đã được nâng cao, có hộ đã sản xuất được cả máy đột dập cung cấp cho các hộ trong làng. Một số công đoạn khó đòi hỏi kỹ thuật cao, vậy mà người dân Phùng Xá vẫn làm được. Đó chính là truyền thống của một làng nghề. Tuy nhiên, về khả năng kinh tế của làng, nhiều hộ còn yếu ít vốn nên chưa sử dụng được các công nghệ mới, công nghệ sản xuất lạc hậu ở đa số các công đoạn, máy móc thiết bị chắp vá, cũ, tự chế tạo lắp ghép hoặc phần lớn đã quá hạn sử dụng hoặc hết khấu hao từ các nhà máy, xí nghiệp cũ thải ra nên hiệu quả không cao ngoại trừ một vài doanh nghiệp tư nhân mạnh dạn đầu tư. Lao động phần nhiều vẫn còn mang tính thủ công, chủ yếu vẫn là dùng sức người cho nên công việc đòi hỏi lao động phải có sức khoẻ, vì vậy lực lượng lao động chính trong làng nghề chủ yếu là thanh niên. Trình độ văn hoá của người lao động trong làng nghề còn thấp nên hạn chế khả năng xây dựng kế hoạch cũng như quản lý, khả năng kiểm soát thị trường, tiếp thu cái mới…nên năng suất, chất lượng thấp, dễ bị rủi ro, lãng phí [7]. III.3.1.1. Nguyên, nhiên liệu, hoá chất sử dụng trong làng nghề. Ước tính lượng nguyên, nhiên liệu và hoá chất được sử dụng tại làng nghề Phùng Xá thể hiện qua bảng III.2. - Nguyên vật liệu: Sắt thép phế liệu như vỏ ô tô, vỏ tàu biển cũ, các phế liệu từ các vật gia dụng và các phương tiện sản xuất, máy móc cũ đã bị thải loại. Các phế liệu này được phân thành 3 loại chính sau[3, 7]: + Thép phế liệu có kích thước lớn được đưa đến bãi tập trung và được cắt bằng hơi tới kích thước 3–5 cm chiều ngang rồi đưa vào máy cán. + Thép phế liệu có kích thước trung bình được đưa qua lò nung để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cán được dễ dàng. + Thép phế liệu nhỏ được đưa vào lò luyện thép. Ngoài ra, trong hoạt động của làng nghề còn sử dụng một lượng lớn sắt thép nguyên liệu là tôn được nhập khẩu từ Trung Quốc. Ước tính hàng năm làng nghề Phùng Xá sử dụng khoảng 20.000 tấn sắt thép nguyên liệu. - Nhiên liệu: Than (than cục và than cám), than củi, dầu dùng để cung cấp cho các lò nung. Ước tính trung bình mỗi năm làng nghề sử dụng khoảng 10.000 tấn than và khoảng 825 tấn dầu. - Năng lượng: Điện năng dùng để cung cấp cho các lò nấu kim loại và cho sinh hoạt được cung cấp từ các trạm điện trong xã. - Hoá chất: Dung dịch mạ kẽm: Kẽm oxit (ZnO), kẽm xianua Zn(CN)2, natri xianua (NaCN), natri sunfua (Na2S), chất hoạt động bề mặt, chất tạo bóng; dung dịch H2SO4, HCl, NaOH … Ngoài ra trung bình mỗi ngày làng nghề còn sử dụng một lượng nước đáng kể (khoảng 900m3) để làm nguội các sản phẩm sau cán, nước làm mát thiết bị và rửa thiết bị. Bảng III.2: Nguyên, nhiên liệu, hoá chất của làng nghề Phùng Xá. TT Nguyên, nhiên liệu, hoá chất Đơn vị Lượng Ghi chú 1 Thép phế liệu tấn/ngày 100 – 120 Thu mua 2 Thép nguyên liệu tấn/ngày 50 – 60 Nhập từ Trung Quốc 3 Than các loại tấn/ngày 25 – 30 Quảng Ninh 4 Dầu tấn/ngày 2,5 5 Điện năng KWh/ngày 7000 – 8000 6 Hoá chất các loại kg/ngày 350 – 400 Trung quốc, Nhật 7 - Nước cho sản xuất - Nước sinh hoạt m3/ngày 1000 – 1200 3700 – 4000 Lấy từ giếng khoan, giếng khơi III.3.1.2. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Một số sản phẩm chính của làng nghề Phùng Xá được thể hiện trong bảng III.3. Sản phẩm của làng nghề bao gồm thép xây dựng, thép dây, thép tấm, đinh gim, bản lề, chốt cửa, cửa hoa, cửa xếp…Riêng các loại sản phẩm như dây thép, bản lề, ke, chốt, sau khi định hình xong được đưa qua bể mạ để mạ chống gỉ và nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Ước tính hàng năm làng nghề sản xuất ra khoảng 50.000 tấn sản phẩm. Nhiều sản phẩm của làng nghề không những được tiêu thụ tại các tỉnh trong cả nước mà còn được xuất khẩu sang Trung Quốc, Đài Loan… như: dây thép, thép xây dựng, bản lề. Bảng III.3: Một số sản phẩm chính của làng nghề Phùng Xá. TT Sản phẩm Đơn vị Sản lượng Ghi chú 1 Bản lề Bộ/năm 1,2 triệu Xuất khẩu 15% 2 Cuốc, xẻng Bộ/năm 7.000 3 Răng bừa Bộ/năm 5.000 4 Dây thép Tấn/năm 350 Xuất khẩu 8 – 15% 5 Sắt thép xây dựng Tấn/năm 20.000 Xuất khẩu 15 – 20% III.3.1.3. Các loại hình sản xuất tại làng nghề Phùng Xá. Hoạt động sản xuất của làng nghề Phùng Xá có thể được chia làm các loại hình sản xuất chính như sau: 1. Gia công kim loại: Phân loại Bụi, rỉ sắt, tiếng ồn Điện năng Sắt phế liệu Nấu Bụi CO, CO2, SO2, NOx, nhiệt, ồn, hơi kim loại Than, điện năng Bán thành phẩm Nước thải chứa dầu Dầu Cán, kéo Thép cuộn Thép tròn xây dựng Thép dẹt, tấm Than, dầu Bụi, CO, SO2, NOx, Nhiệt, ồn, nước thải Gia công sơ bộ Bụi, tiếng ồn Dây chuyền công nghệ gia công kim loại kèm dòng thải được đưa ra ở hình III.1. Hình III.1: Dây chuyền công nghệ gia công kim loại kèm dòng thải. Quá trình sản xuất bao gồm các công đoạn chính như sau: + Phân loại: Sắt phế liệu sau thu mua, được phân loại theo các kích thước khác nhau. Quá trình này được thực hiện hoàn toàn bằng thủ công. + Gia công sơ bộ: Sau quá trình phân loại, các phế liệu có kích thước lớn được cắt bằng hơi thành kích thước nhỏ hơn, tạo điều kiện cho quá trình nấu. + Nấu: Là quá trình sắt thép phế liệu được nung ở nhiệt độ cao đến nóng chảy bằng điện năng rồi được rót vào khuôn tạo nên những thanh thép. + Cán, kéo: Là quá trình sắt thanh được nung nóng đỏ rồi đưa vào máy cán, máy kéo tạo thành thép dạng dẹt, tấm , thép tròn, cuộn… 2. Sản xuất đinh, dây thép: Dây chuyền công nghệ sản xuất đinh, dây thép kèm dòng thải được đưa ra ở hình III.2. Quá trình sản xuất đinh Quá trình sản xuất đinh bao gồm các công đoạn sau: + Rút dây: Thép cuộn được nung nóng đỏ rồi đưa vào máy rút dây tạo nên các loại dây có đường kính khác nhau. + Đột dập: Là quá trình dây thép được đưa vào máy dập đinh tạo ra sản phẩm cuối cùng là đinh các loại. Nước thải chứa axit, kiềm, Fe2+ Thép cuộn Rút dây Tiếng ồn ủ Dập đinh Tẩy rỉ ồn Làm sạch Axit H2SO4, NaOH Bụi ôxit sắt Nước Mạ kẽm Sản phẩm (dây thép) Sản phẩm (đinh) Nhiệt Dung dịch mạ kẽm Nước thải có chứa Zn2+, Fe2+, xianua Hình III.2: Dây chuyền công nghệ sản xuất đinh, dây thép kèm dòng thải. Quá trình sản xuất dây thép: Quá trình sản xuất dây thép bao gồm các công đoạn sau: + Rút dây: Quá trình này giống như quá trình rút dây trong sản xuất đinh. + ủ: Sau quá trình rút dây, dây thép có nhiệt độ cao, người ta tiến hành ủ để hạ nhiệt độ một cách từ từ. + Tẩy rỉ: Là quá trình loại bỏ rỉ sắt bằng axit H2SO4, NaOH. + Làm sạch: Sau quá trình tẩy rỉ, dây thép lại được làm sạch bằng nước để loại bỏ hoàn toàn chất bẩn bám vào dây thép. + Mạ kẽm: Là quá trình tạo cho dây thép một lớp bề mặt trắng và chống được rỉ. 3. Sản xuất ke, chốt, bản lề: Nước thải có chứa Zn2+, Fe2+ xianua Đột dập Tiếng ồn Tẩy rỉ Bụi oxit sắt Làm sạch Nước thải chứa dầu mỡ, Fe2+, axit, kiềm Nước Sản phẩm (bản lề, ke, chốt) Mạ kẽm Dung dịch mạ kẽm, oxit kẽm Axit H2SO4 NaOH Thép dẹt, tấm Dây chuyền công nghệ sản xuất ke, chốt, bản lề kèm dòng thải được đưa ra ở hình III.3. Hình III.3: Dây chuyền công nghệ sản xuất ke, chốt, bản lề kèm dòng thải. Quá trình sản xuất ke, chốt, bản lề bao gồm các công đoạn chính như sau: + Đột dập: Thép dẹt, tấm được đưa vào đột dập và định hình tạo thành các bán sản phẩm như bản lề, ke, chốt. + Tẩy rỉ: Bán sản phẩm được tẩy rỉ bằng H2SO4 và NaOH. + Làm sạch: Sau khâu tẩy rỉ thì bán sản phẩm được làm sạch bằng nước. + Mạ kẽm : Tạo sản phẩm cuối cùng. 4. Mạ kim loại: Bán thành phẩm Tẩy rỉ Rửa nước Quay sóc Rửa nước Mạ kẽm Tạo màu Rửa nước Dung dịch H2SO4 loãng Nước NaOH, Trấu Nước Dung dịch mạ kẽm , ZnO Chất tạo màu Nước Nước thải chứa kiềm Nước thải chứa axit Nước thải Nước thải Nước thải chứa kim loại nặng Nước thải Nước thải Sảnphẩm Dây chuyền công nghệ mạ kim loại kèm dòng thải được đưa ra ở hình III.4. Hình III.4 : Sơ đồ dây chuyền mạ kèm dòng thải. Quá trình mạ kim loại bao gồm các công đoạn chính như sau: + Tẩy rỉ: Là quá trình các bán thành phẩm được ngâm vào dung dịch H2SO4 loãng để loại bỏ rỉ sắt. + Quay sóc: Quá trình dùng dung dịch NaOH và trấu cùng với các bán thành phẩm được cho vào thùng quay sóc với mục đích để làm sạch. + Rửa nước: Sau quá trìng quay sóc, người ta tiến hành xả nước để rửa sạch hoàn toàn bán thành phẩm trước khi đem mạ. + Mạ kẽm: Sau khi bán thành phẩm được làm sạch hoàn toàn thì người ta tiến hành mạ. Quá trình mạ thực chất là khâu nhúng sản phẩm vào dung dịch mạ và cho dòng điện một chiều đi qua tạo một lớp mạ trang trí và bảo vệ sản phẩm chống bị rỉ… + Tạo màu: Để sản phẩm có màu sắc khác nhau, sau khi mạ, người ta nhúng sản phẩm vào dung dịch tạo màu để cho ra sản phẩm cuối cùng. Loại hình sản xuất mạ kim loại là loại hình tiêu biểu của làng nghề. Tuy mới xuất hiện trong một số năm gần đây nhưng loại hình sản xuất này là loại hình sản xuất tạo ra nguồn thu chủ yếu của người lao động. Như vậy, công nghệ sản xuất của làng nghề tuy đã khép kín từ khâu đầu đến khâu cuối, nhưng nhìn chung vẫn còn lạc hậu và chưa hoàn chỉnh, các thiết bị phần lớn đã cũ kỹ, chắp vá và hết khấu hao sử dụng, nhiều chi tiết do tự chế tạo lấy nên không đạt tiêu chuẩn và các chi tiết trong cùng một thiết bị của nhiều cơ sở sản xuất còn chưa đồng bộ. Mặt khác do sản xuất theo quy mô hộ gia đình nên việc đầu tư cho công nghệ còn rất hạn chế, ngoại trừ có số ít hộ có vốn lớn đã đầu tư được một số công nghệ hiện đại song cũng không đầy đủ. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm của làng nghề. III.3.1.4. Hướng phát triển của làng nghề Phùng Xá trong tương lai. Với tốc độ phát triển như hiện nay, làng nghề kim khí Phùng Xá đã được lập đề án phát triển thành điểm CN–TTCN theo hướng hiện đại. Để thực hiện được mục tiêu trên, lãnh đạo xã đã đề ra lịch trình thực hiện như sau [9]: - Từ tháng 5 đến tháng 9/2002: hoàn tất các thủ tục pháp lý về xây dựng điểm CN–TTCN tập trung. - Từ tháng 10 đến 31/12/2002: tuyên truyền và thông báo để nhân dân có diện tích đất canh tác, mồ mả phải di rời thông suốt để hoàn tất việc giải phóng mặt bằng. - Từ tháng 1 đến tháng 5/2003: tiến hành làm đường nội bộ trong khu vực quy hoạch CN–TTCN tập trung và san lấp nâng cao nền khu CN–TTCN này. - Từ tháng 6 đến tháng 12/2003: bàn giao cho các hộ được xét vào sản xuất trong khu CN–TTCN tập trung để làm xưởng sản xuất, đặc biệt là loại hình nấu thép, đột dập, mạ... Trong quá trình thực hiện tiến độ này, ban chỉ đạo sẽ tiến hành từng khu vực, trước hết là những ngành nghề gây ô nhiễm môi trường về nước thải, khói bụi độc hại, gây tiếng ồn lớn, nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu vực dân cư hiện nay. III.3.2. Hiện trạng môi trường làng nghề cơ kim khí PhùngXá. III.3.2.1. Môi trường không khí. - Bụi gồm bụi do quá trình vận chuyển nguyên liệu, bụi phát tán từ các lò nung, bụi do quá trình gia công kim loại... Hàm lượng cao của bụi trong không khí có tác động tiêu cực đến môi trường sống của con người và hệ sinh thái trong khu vực. Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm ở nước ta, bụi trong không khí rất dễ trở thành tác nhân gây nhiễm khuẩn đường hô hấp mãn tính cũng như các bệnh về da và đường tiêu hoá. Bên cạnh đó lượng bụi lắng trong không khí có thể cản trở quá trình quang hợp của thực vật dẫn tơí sự giảm sút năng suất của hệ sinh thái nói chung và cây trồng nói riêng. - Các loại khí thải như: CO, SO2, NOx được phát sinh chủ yếu từ quá trình cháy của than, củi dùng trong các lò nấu kim loại, lò nung và việc đốt các chất thải, do giao thông vận chuyển nguyên, nhiên liệu trong địa phận làng nghề…Hiện tại làng nghề Phùng Xá vẫn chưa có biện pháp nào để giảm thiểu các chất gây ô nhiễm môi trường không khí. Đây là các khí có độc tính đối với sức khoẻ con người [3,7, 20]. - Hơi axít, hơi kiềm, hơi kim loại, hơi hoá chất từ các quá trình hàn chập, quá trình mạ, lò nấu kim loại và hoạt động của các xưởng rút sắt dây cũng là các nguồn phát thải các khí gây ô nhiễm này. ảnh hưởng của các loại khí thải tới môi trường: + Khí SO2 là chất ô nhiễm kích thích vào loại nguy hiểm nhất trong số các chất gây ô nhiễm không khí. ở nồng độ thấp SO2 có thể gây co giật ở cơ trơn của khí quản. Mức độ lớn sẽ gây tăng tiết dịch niêm mạc đường hô hấp trên và có thể dẫn đến sưng tấy niêm mạc. + Khí CO: đây là chất gây ngất, nó có ái lực mạnh với hemoglobin trong máu hơn ôxy nên nó sẽ chiếm chỗ của ôxy trong máu làm cho việc cung cấp ôxy trong máu của cơ thể bị giảm. ở nồng độ thấp CO có thể gây đau đầu, chóng mặt, nồng độ cao có thể gia tăng các bệnh về tim và thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Người lao động sống trong môi trường có nhiều CO thường gầy yếu, xanh xao. + Khí NOx: là một khí gây kích thích mạnh đường hô hấp. Khi ngộ độc cấp tính NOx thường có biểu hiện ho, nhức đầu và rối loạn tiêu hoá. Một số trường hợp gây ra sự thay đổi của thành phần máu và gây thương tổn hệ thần kinh. Tiếp xúc lâu dài có thể gây các bệnh về khí quản mãn tính, gây phá huỷ răng, kích thích niêm mạc và thậm chí là tử vong. + Hơi kim loại như chì, đồng, kẽm…trong không khí có thể gây những tác hại mang tính lâu dài đối với cơ thể những người tiếp xúc lâu ngày. ở nồng độ thấp chúng có thể gây ra các tác động lên hệ thần kinh, gây ra chứng rối loạn như mất ngủ, căng thẳng thần kinh và lâu dài có thể dẫn tới các bệnh về suy giảm trí nhớ, đần độn. ở nồng độ cao các tác động này xảy ra dữ dội hơn. Bệnh nhân có thể bị các chứng co giật, hôn mê và có thể dẫn tới tử vong. + Hơi axit, hơi kiềm, khi hít phải sẽ làm hư hại tế bào phổi, gây ngất, choáng, gây tổn thương hô hấp, tổn thương phổi. Khi tiếp xúc với hơi axit hoặc hơi kiềm sẽ gây bỏng và rát ngứa, làm hư hại da… Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh và không khí tại các khu vực sản xuất được thể hiện trong bảng III.4 và III.5. Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh trong bảng III.4 cho thấy các thông số SO2, NO2, CO, bui… đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Nhưng từ kết quả phân tích môi trường không khí tại các khu vực sản xuất trong bảng III.5 cho thấy chỉ có nồng độ NO2 là thấp hơn tiêu chuẩn cho phép còn lại hầu hết các thông số đều đã vượt tiêu chuẩn cho phép (nồng độ SO2vượt từ 1,1–2,3 lần; nồng độ bụi vượt từ 1,2–1,8 lần). Bảng III.4: Chất lượng môi trường không khí xung quanh tại Phùng Xá (ngày 19-21/8/2000) TT Vị trí lấy mẫu Kí hiệu Bụi mg/m3 SO2 mg/m3 CO mg/m3 NO2 mg/m3 H2S mg/m3 HC mg/m3 1 Sân UBND xã K1 0,059 0,006 2,66 0,005 0,003 0,03 2 Sân trường học cấp II K2 0,064 0,007 3,01 0,007 0,005 0,03 3 Xưởng sản xuất anh Tân (đội 3) K3 0,136 0,011 6,03 0,048 0,018 0,04 4 Cạnh ao gần nhà anh Tân K4 0,107 0,044 6,55 0,048 0,006 0,05 5 Đường đi đầu làng K5 0,218 0,026 7,02 0,059 0,005 0,02 TCVN 5937 – 1995 0,3 0,5 40 0,4 – – 5938 – 1995 – – – – 0,01 – Nguồn: Sở Khoa học công nghệ và môi trường Hà Tây Bảng III.5: Chất lượng môi trường không khí tại khu vực sản xuất (ngày 19 – 21/8/2000) Chỉ tiêu Điểm SO2 mg/m3 NO2 mg/m3 CO mg/m3 Bụi mg/m3 Độ ồn dBA 1A 1B 0,58 – 0,8 0,69 0,191 0,185 5,8 – 8,1 3,48 0,35 0,3 65 – 67 69 - 70 2A 2B 2C 0,55 – 0,61 0,532 0,68 – 0,63 0,19 0,194 0,19 46,4 – 56 10,4 – 11,6 19,1 – 20,3 0,4 0,47 0,42 60 - 65 75 - 81 60 - 62 3A 3B 0,56 - 0,6 1,07 - 1,15 0,19 0,19 43,9 - 46,2 11,3 - 13,3 0,33 - 0,35 0,39 83 – 87 100 - 105 TCVN 5937-1995 TCVN 5949-1995 0,5 - 0,4 - 40 - 0,3 - - 75 Nguồn: Sở khoa học công nghệ và môi trường Hà Tây Ghi chú: 1: Cơ sở mạ của gia đình anh Dương Văn Bảy A: Nơi gần lò đốt than. 2: Cơ sở mạ của gia đình anh Nguyễn đình Trung B: Khi thùng sóc đóng. 3: Cơ sở mạ của gia đình anh Chu Văn Bảy C: Khi thùng sóc mở. - Tiếng ồn: Hầu hết các công đoạn của quá trình gia công kim loại đều gây ra tiếng ồn, nhưng nguồn chính gây ra ô nhiễm tiếng ồn là các máy đột dập, cắt cóc, thùng quay sóc và máy cán. Hơn nữa các thiết bị đều đã cũ và ít được bảo dưỡng nên khả năng gây tiếng ồn lớn. Ngoài ra còn một số nguồn gây ra tiếng ồn khác như từ quá trình bốc dỡ nguyên liệu và sản phẩm tại các cơ sở, tiếng ồn do xe cộ vận chuyển ra vào làng nghề. - Nhiệt thừa: Các lò nung, lò ủ dạng hộp sử dụng than tại các cơ sở chính là nguồn gây ra ô nhiễm nhiệt cục bộ tại các cơ sở. Quá trình bức xạ nhiệt tại các lò cũng như các phôi thép được nung nóng trước khi cán đã tạo ra nhiệt độ cao tại khu vực sản xuất. Nhiệt độ và tiếng ồn có ảnh hưởng đáng kể tới môi trường làm việc và sinh hoạt của con người. Làm việc trong môi trường có tiếng ồn ở mức độ cao làm cho người lao động dễ mất tập trung có thể dẫn đến tai nạn lao động. Tiếp xúc lâu dài với nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn sẽ làm giảm thính lực của con người và thậm trí có thể gây điếc. Môi trường lao động có nhiệt độ cao sẽ gây hiện tượng đổ mồ hôi ở cơ thể người. Nếu một lượng lớn mồ hôi được bài tiết ra ngoài cơ thể sẽ dẫn tới mất cân bằng diện giải trong cơ thể và là nguyên nhân dẫn đến sự mệt mỏi, thiếu tập trung cho công nhân dẫn tới giảm năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Kết quả đo vi khí hậu và tiếng ồn thể hiện trong bảng III.6. Từ kết quả đo vi khí hậu và tiếng ồn cho thấy mức ồn ở hầu hết các điểm đo đều vượt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5949–1995) từ 1–15dBA, và nhiệt độ cao hơn so với các điểm từ 5–10oC. Như vậy môi trường không khí tại làng nghề Phùng Xá đã và đang bị ô nhiễm. Đặc biệt là tại các cơ sở sản xuất, nồng độ các chất ô nhiễm như SO2, CO, bụi đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, có nhiệt độ và tiếng ồn cao. Hiện nay làng nghề Phùng Xá nói chung và các cơ sở sản xuất nói riêng vẫn chưa có biện pháp nào nhằm giảm thiểu các chất ô nhiễm trên. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng cũng như ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng sản phẩm của làng nghề. III.3.2.2. Chất thải rắn và môi trường đất. Lượng chất thải rắn bao gồm chất rắn sản xuất và sinh hoạt thải bỏ tuỳ tiện gây ô nhiễm môi trường đất, ảnh hưởng tới chất lượng đất và năng suất nông nghiệp: - Chất thải rắn sản xuất: Hoạt động sản xuất của làng nghề cơ kim khí thải ra một lượng lớn chất thải rắn chủ yếu là xỉ từ than cháy, ước tính mỗi ngày thải ra khoảng 10–12 tấn xỉ than. Bên cạnh đó là quá trình phân loại cũng thải loại một lượng đáng kể rỉ sắt và vụn kim loại, ước tính mỗi ngày thải ra khoảng 2–3 tấn rỉ sắt. - Chất thải rắn sinh hoạt: Mỗi ngày làng nghề Phùng Xá thải ra một lượng lớn chất thải rắn sinh hoạt (khoảng 3–4 tấn) phần lớn đều không được thu gom hoặc thu gom rất ít đã thải loại bừa bãi gây mất cảnh quan môi trường và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến chất lượng đất… Việc thải chất thải rắn là tro, xỉ và vụn quặng kim loại không theo quy hoạch sẽ gây nên tình trạng gây mất vệ sinh trong khu dân cư, làm tăng hàm lượng kim loại nặng, giảm độ xốp cũng như sự màu mỡ của đất trồng. Ngoài ra còn dẫn tới tình trạng ô nhiễm đối với các nguồn nước mặt cũng như nước ngầm. Kết quả phân tích chất lượng đất thể hiện trong bảng III.7 và bảng III.8. Bảng III.7: Kết quả phân tích chất lượng đất tại Phùng Xá (ngày 19-21/9/2000) TT Vị trí lấy mẫu Kí hiệu pH C (%) ồN(%) ồP (%) Độ mùn 1 Mẫu đất ngoài đồng Đ1 7,56 0,8942 0,845 4,5.10 -4 0,156 2 Mẫu đất cạnh UBND xã Đ2 7,12 0,9654 0,841 1,4.10 –4 0,183 3 Mẫu đất ven giếng đình Đ3 7,25 0,9413 0,853 8.10 – 5 0,180 4 Ven ao chứa nước thải mạ nhà anh Sơn Đ4 3,82 0,4425 1,273 4,3.10-2 0,216 5 Ven xưởng sản xuất nhà anh Tân Đ5 6,25 0,9388 0,935 3,1.10-2 0,504 Nguồn: Sở Khoa học công nghệ và Môi trường Hà Tây. Bảng III.8: Kết quả phân tích kim loại nặng trong đất tại Phùng Xá ngày 19– 21/9/2000, đơn vị: ppm18 Chỉ tiêu Đất Phùng Xá Đất phùng Khoang Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 0-20 cm 20-40 cm 0-20 cm 20-40 cm 0-20 cm 20-40 cm 0-20 cm 20-40 cm 0-20 cm 20-40 cm pHKCl 6,06 6,09 6,19 6,21 5,97 5,99 5,72 5,78 7,02 7,06 Fe2+ 110,8 60,7 210,3 190,4 150,6 140,2 131,0 280,3 32,65 30,61 Fe3+ 281,1 70,2 410,2 350,6 310,2 270,6 610,2 530,8 58,21 53,32 Cu2+ 19,36 17,36 21,32 20,20 18,84 18,20 29,32 27,64 22,18 18,50 Zn2+ 145,0 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA0504.DOC