Đề tài Hiện trạng và giải pháp cho vấn đề môi trường làng nghề mộc xã Vân Hà – Đông Anh – Hà Nội

Vân Hà là xã có sự phát triển kinh tế tương đối mạnh của huyện Đông Anh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây giữ ở mức 10%. Vì kinh tế phát triển như thế nên mức sống của người dân ngày càng cao dẫn tới lượng phát thải rác thải sinh hoạt ở đây cũng tương đối lớn. Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt chủ yếu là từ các hộ gia đình, ngoài ra còn phát sinh từ các chợ, trường học, một số cơ sở kinh doanh dịch vụ,

doc50 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4495 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng và giải pháp cho vấn đề môi trường làng nghề mộc xã Vân Hà – Đông Anh – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thấy năm 2010 xã Vân Hà có 314 ha (đất chuyên trồng lúa nước) chiếm 60,26% diện tích tự nhiên của xã (diện tích tự nhiên của xã là 521 ha) . Số nhân khẩu lao động trung bình trong lĩnh vực nông nghiệp là 3.483 lao động trong tổng số 6410 lao động toàn xã. Trong giai đoạn 2005 – 2009, diện tích giữa các loại đất của xã có biến động lớn, đặc biệt đất nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp giảm 9,65 ha là do chuyển sang mục đích phi nông nghiệp, trong đó chuyển sang: + Đất ở nông thôn 1,05 ha + Đất có mục đích công cộng 0,12 ha; + Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 8,48 ha. Nguyên nhân chủ yếu theo xu hướng trên là do áp lực từ tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã hội. Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm, các loại đất chuyên dụng và đất ở đều có xu hướng tăng. Việc tăng giảm diện tích đất nông nghiệp trong những năm qua phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã và của huyện. * Về cơ cấu kinh tế: Tính đến năm 2010, nông nghiệp chiếm 20% cơ cấu kinh tế toàn xã. Trong đó trồng trọt chiếm 16%, chăn nuôi 3%, dịch vụ lâm nghiệp là 1% và tính giá trị thu nhập/ha canh tác thì đạt 72 triệu đồng/ ha. Đây là con số không lớn nhưng cũng đã góp phần đáng kể vào GDP của xã. * Thực trạng công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng thời gian qua: Nhìn chung, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng thời gian qua chưa diễn ra mạnh mẽ, xã chưa có quy hoạch nông nghiệp cụ thể, diện tích chuyển đổi còn manh mún chưa tập chung, cây lúa vẫn là cây chính của xã. Ở xã chủ yếu canh tác 2 vụ lúa, nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức nên năng suất còn thấp, nhiều sâu, bệnh, vụ đông diện tích không đáng kể là trồng rau các loại, ngô, lạc và khoai tây còn lại chủ yếu là đất bị bỏ hoang. Nông nghiệp chủ yếu dựa vào phân bón hóa học, không hoặc rất ít bổ sung thêm phân hữu cơ nên chất lượng đất ngày càng kém, làm năng suất lúa giảm. Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính STT Loại cây trồng Năm 2007 Năm 2008 Diện tích (ha) Năng xuất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng xuất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 1 Lúa cả năm 599.00 43.10 2580.00 572.00 47.20 2702.00 2 Rau các lại 5.00 150.00 75.00 3.00 164.70 49.00 3 Khoai tây 3.00 97.00 29.00 1.00 97.00 9.70 4 Lạc 0.00 0.00 0.00 3.00 8.30 2.00 (Nguồn: Số liệu thống kê của xã Vân Hà năm 2009) * Mức độ đầu tư vào sản xuất nông nghiệp Theo kết quả điều tra nông hộ cho thấy, hầu hết những hộ gia đình tại đây đều sử dụng phân bón hóa học, rất ít hộ dùng phân chuồng, phân xanh cũng như các loại phân hữu cơ khác. Tổng hợp phiếu điều tra thu được, chỉ có 2/17 hộ có trồng lúa sử dụng phân gà, phân chuồng để bón cho lúa, còn lại 15 hộ chỉ dùng các loại phân hóa học với lượng bón trung bình được thống kê trong bảng sau: Bảng 4: Thực trạng đầu tư sản xuất nông nghiệp tại xã Vân Hà Loại cây Giống (kg/sào) Phân bón (kg/sào) Thuốc BVTV (gói/sào/năm) NPK Đạm Lân Kali Lúa 1,2 10 - 12 3 10 4 - 5 20 - 30 Khoai tây 10 - 12 10 20 8 25 - 30 Lạc 1.5 - 2 8 - 10 2.5 15 - 20 10 15 - 18 3.2.2.2 Chăn nuôi: Theo điều tra toàn xã chỉ có 5 hộ làm trang trại theo mô hình VAC đó có 4 trang trại ở thôn Vân Điềm và 1 trang trại ở thôn Thiết Úng, còn lại các hộ gia đình làm nông nghiệp thì việc chăn nuôi diễn ra nhỏ lẻ, lượng rác thải phát sinh trong chăn nuôi là không đánh kể. Bảng 5: Chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn xã Vân Hà Loại vật nuôi Đơn vị tính Số lượng Trọng lượng (kg) Sản lượng (Kg) Trâu con 12 800 9600 Bò con 18 460 8280 Lợn con 70 70 4900 Gia cầm con 1200 2 2400 * Thủy lợi: Mạng lưới thủy lợi của xã cơ bản đáp ứng được cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, các tuyến kênh mương hàng năm được tu sửa nạo vét đảm bảo đủ nước phục vụ nhu cầu tưới tiêu của xã. Hệ thống thủy lợi được đầu tư tập trung, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và lưu thông hàng hóa, tiện lợi cho sinh hoạt. Hệ thống các kênh mương đã dần được kiên cố hóa và góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giao lưu hàng hóa phát triển kinh tế. 3.2.3 Sản xuất đồ gỗ Xã Vân Hà - Đông Anh – Hà Nội, là khu vực làng nghề đã có từ lâu và mới phát triển mạnh trong những năm gần đây. Dân Vân Hà nổi tiếng khéo tay, có con mắt nghệ thuật cao. Sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống là sự kết hợp khéo léo giữa chất liệu tự nhiên là gỗ với bàn tay khối óc của người thợ. Mỗi sản phẩm làm ra đều đánh dấu sự phân công lao động hợp lí, kết hợp với đồ họa, kiến trúc tỉ mỉ của con người. Hoạt động sản xuất gỗ tại địa phương Toàn xã có 5 thôn thì cả 5 thôn đều tham gia sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, trong đó thôn Thiết Úng đã công nhận làng nghề (26/2/2010, thôn Thiết Úng, đã tổ chức lễ đón nhận và rước Bằng công nhận Làng nghề điêu khắc gỗ mỹ nghệ truyền thống Hà Nội). Trong đó có sự phân chia loại sản phẩm theo từng thôn. Ở Thiết Bình chủ yếu là buôn bán và chế biến gỗ phục vụ nhu cầu sản xuất trong toàn xã (ước tính tiêu thụ khoảng 2000m3/năm), theo nguồn số liệu thống kê của xã thì có khoảng 60-70 hộ kinh doanh gỗ, có 15 máy xẻ CD trên tổng số 20 máy, ngoài ra còn sản xuất mặt hàng như tủ, bàn, ghế... Thôn Hà Khê và Cổ Châu chuyên sản xuất đồ gia dụng phục vụ đời sống như giường, tủ, bàn, ghế... Thôn Thiết Úng (làng Ống) và thôn Vân Điềm (làng Đóm) vẫn giữ được nghề cổ truyền của cha ông là chạm khắc mỹ nghệ và tạc tượng, đặc biệt ở thôn Vân Điềm chuyên sản xuất các sản phẩm từ gỗ trác có giá trị cao và là sản phẩm xuất khẩu với thị trừơng là Trung Quốc. Trong những năm gần đây thì nghề thủ công mỹ nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ với, cơ cấu kinh tế công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 70% và giá trị sản xuất như bảng sau; Bảng6: Giá trị sản xuất của các ngành trong xã Vân Hà Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế Tỷ đ 34 37,5 41 50 84 Ngành tiểu thủ công nghiệp Tỷ đ 24 26,8 27,5 28 59 Ngành nông nghiệp Tỷ đ 7,5 7,5 9 16 16 Ngành dịch vụ, thương mại Tỷ đ 2,5 3,2 4,5 6 9 (nguồn tài liệu thống kê của UBND xã Vân Hà) Thông qua bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng TTCN có vai trò đặc biệt quan trọng trong vấn đề phát triển kinh tế của xã. Tổng giá trị sản xuất của ngành TTCN so với các ngành nghề khác là rất cao. Tương ứng với nguồn lao động rất lớn, người lao động lành nghề, mỗi gia đình trung bình có 2 - 4 lao động chính. Tuy vậy nhu cầu thuê lao động cũng rất lớn, số lao động làm thuê ở Vân Hà chiếm khoảng 1/3 số dân trong xã. Ước tính có khoảng 3500 người (số liệu thống kê của xã năm 2010). Quy mô sản xuất: toàn xã có 20 doanh nghiệp còn lại theo quy mô hộ gia đình. Theo điều tra phỏng vấn cán bộ xã cho ta tỉ lệ hộ dân tham gia sản xuất nghề: Bảng 7: số hộ tham gia sản xuất nghề TTCN năm 2010 Thôn Cổ Châu Hà Khê Thiết Bình Thiết Úng Vân Điềm Toàn xã Số hộ làm nghề 198 504 499 474 484 2159 Tổng số hộ 220 504 587 592 605 2508 % số hộ 90 100 85 80 80 86 (Dựa theo thống kê 30/9/2010) Về thị trường tiêu thụ: Có thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn mạnh ở Trung Quốc và một số nước Châu Á. Vốn: Có vốn đầu tư cho sản xuất lớn, trong đó tính cả vốn sẵn có của hộ gia đình và vốn cho vay của ngân hàng. Đầu vào : Xã Vân Hà sản xuất chủ yếu các loại gỗ tốt như: gỗ trắc, gỗ hương, gỗ gụ. Sản phẩm: Các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chất lượng tốt như đồ nội thất, giường ,tủ, bàn ghế, ,tượng phật… Vân Hà là một xã làm nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp là chủ yếu. Sản xuất đồ gỗ ở Vân Hà đã có từ lâu nhưng phát triển mạnh trong mấy năm gần đây. Sản phẩm chủ yếu là đồ trang trí nội thất, đồ thờ cao cấp, và tiêu thụ mạnh trên thị trường Trung Quốc. Làm đồ gỗ ở Vân Hà đã tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động trong xã cũng như các vùng lân cận. Mỗi năm trừ chi phí mỗi hộ gia đình có thể để lại được từ 100 - 200 triệu nhờ sản xuất đồ gỗ, cuộc sống người dân được đảm bảo và ngày càng nâng cao. Thương mại – Dịch vụ Các hình thức kinh doanh thương mại, dịch vụ phát triển đa dạng cung cấp và phục vụ kịp thời tại chỗ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân Một số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã chuyển hướng từ sản xuất sang kinh doanh, thương mại, mở rộng cửa hàng giới thiệu sản phẩm hàng hóa, xây dựng mẫu mã sản phẩm mang thương hiệu đặc thù riêng. Theo số liệu từ cán bộ xã, thu nhập từ thương mại và dịch vụ 9 tháng đầu năm 2011 ước đạt 10,4 tỷ đồng, đạt 74% kế hoạch của năm. 3.3 Thực trạng những vấn đề môi trường làng nghề Vân Hà Theo kết quả khảo sát mới đây ở một số làng nghề tại Hà Nội: Kiêu kỵ, Bát Tràng ( Gia Lâm); Vân Hà, Liên Hà (Đông Anh), Tân Triều (Thanh Trì)… thì có tới 74,2% số hộ sống trong tình trạng môi trường bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất kinh doanh. Khảo sát trên diện rộng của 42 xã làng nghề ngoại thành thì có 24 xã bị ô nhiễm nặng từ hoạt động nội tại của làng nghề. Xã Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội được biết đến là một xã có thế mạnh về sản xuất các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ. Các sản phẩm chính được sản xuất ở đây là tủ thờ, tượng phật, bàn, ghế…Xã có 5 thôn, tất cả các thôn đều tham gia vào quá trình sản xuất, nên vấn đề chất thải rắn làng nghề trở nên rất cấp thiết. Quy mô sản xuất tại xã thường là hộ gia đình, quy mô nhỏ, lao động thủ công là chủ yếu, do đó chưa tận dụng được tối đa nguồn nguyên liệu trong sản xuất, một phần nguyên liệu dư ra trở thành phế thải. Đặc trưng của quá trình sản xuất tại đây chủ yếu là công đoạn làm thô, giai đoạn hoàn thiện, phun sơn và đánh bóng sản phẩm thường được thuê ở các xã lân cận nên vấn đề ô nhiễm chủ yếu là do bụi và tiếng ồn. Toàn xã chỉ có vài hộ tham gia phun sơn, vecni nên ảnh hưởng không đáng kể. Ngoài quá trình sản xuất thủ công mỹ nghệ, Vân Hà còn có 1 diện tích rộng lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Vào vụ thu hoạch khói bụi tràn ngập ở các đường làng ngõ xóm do thói quen đốt rơm rạ sau thu hoạch. Chăn nuôi chiếm số lượng rất ít, manh mún, nhỏ lẻ nên vấn đề đảm bảo vệ sinh chưa được quan tâm đúng mức. Do phải sống trong môi trường độc hại, nhiều bụi và tiếng ồn, người dân nơi đây thường bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như khó thở, hắt hơi, sổ mũi; các bệnh khác như đau lưng… 3.3.1 Rác thải nông nghiệp * Các phế phụ phẩm trong nông nghiệp: Tại xã Vân Hà, do phần lớn diện tích đất nông nghiệp là trồng lúa (314 ha trồng lúa cả 2 vụ), chỉ có khoảng 8 ha/năm là trồng rau màu nên phế phụ phẩm trong nông nghiệp chủ yếu là rơm rạ từ hoạt động trồng lúa. Theo nghiên cứu tổng khối lượng rơm rạ sau khi thu hoạch khoảng 8 – 10 tấn/ha. Do hiện nay gặt hoặc tuốt lúa bằng máy liên hoàn nên khối lượng phần rạ còn lại trên ruộng chiếm khoảng 50% tức khoảng 4 – 5 tấn/ha. Bảng 8: Ước tính khối lượng rác thải nông nghiệp tại xã Vân Hà Thành phần phế phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch Khối lượng (tấn/ha) Tổng khối lượng 2 vụ (tấn/ha/năm) Tỷ lệ phần trăm (%) Rơm + rạ 8 – 10 5024 – 6280 100 Rơm 4 – 5 2512 – 3140 50 Rạ 4 – 5 2512 – 3140 50 Phần rạ (2512 – 3140 tấn/năm) sau khi thu hoạch còn lại trên ruộng người dân phạt gốc vùi xuống đất làm phân bón quay vòng lại trả lại cho đất. Phần rơm (2512 – 3140 tấn/năm) hầu hết người dân đem đốt (81%) và chỉ có 14% hộ gia đình được hỏi là sử dụng làm phân bón, còn lại 5% người dân sử dụng vào mục đích khác. Bảng 9: các hình thức xử lý rơm, rạ trong sản xuất tại xã Vân Hà Đơn vị Tổng Đốt Làm phân bón Mục đích khác Phần trăm (%) 100 81 14 5 Khối lượng (tấn/năm) 2512 – 3140 2034.7 – 2543.4 351.7– 439.6 125.6 –157 Hình 1: Các hình thức xử lý phế phụ phẩm Với khối lượng rơm rạ được đốt mỗi vụ nhiều như vậy, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường không khí trong và ngoài xã. Đặc biệt trong thời kỳ mùa vụ, khắp các ngả đường của cánh đồng đều toàn là khói và bụi do đốt rơm. Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, việc đốt rơm rạ còn làm mất đi một lượng lớn chất có trong đó. * Bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật (BVTV): Theo điều tra 100% các hộ sản xuất nông nghiệp đều sử dụng thuốc BVTV. Cũng theo phiếu điều tra cho thấy, một vụ lúa thường phun 1 lần thuốc trừ cỏ, 3 – 6 lần thuốc trừ sâu, bệnh. Đối với thuốc trừ cỏ thường phải sử dụng 1 gói thuốc/ sào. Còn khi phun thuốc trừ sâu người dân thường trộn lẫn 2 – 3 loại thuốc sâu, bệnh với nhau. Như vậy bình quân mỗi sào người dân vứt ra từ 10 – 15 vỏ/vụ và 1 năm sẽ từ 20 – 30 vỏ/ sào/năm. Ước tính trên diện tích trồng lúa cả xã năm 2011, lượng bao bì thuốc BVTV thải ra môi trường khoảng 174444 – 261667 vỏ/năm. Với khối lượng thuốc trừ sâu sử dụng nhiều như trên thì ngoài việc làm giảm chất lượng nông sản (do có dư lượng thuốc BVTV trong nông sản, gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng và có thể gây ngộ độc cấp tính). Do ở các cánh đồng không có các hố đựng vỏ bao bì thuốc trừ sâu nên người dân thường vứt ở các kênh rạch nơi họ lấy nước để pha thuốc. Vỏ thuốc BVTV do không được thu gom và xử lý nên chúng sẽ được tích tụ ngoài đồng ruộng, tạo ra lượng rác thải mỗi năm lớn. Điều đáng quan tâm hơn nữa là lượng thuốc BVTV còn sót lại trong chai, lọ, bao bì khi bị vứt bỏ sẽ phát tán mùi độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và chất lượng hàng hóa gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất, nước mặt và nước ngầm, các lại thủy sinh vật sẽ bị hủy hoại. Qua đây cho thấy rằng nhận thức của nông dân về việc bảo vệ môi trường là chưa tốt, họ chưa biết tác hại của việc vứt rác bừa bãi sẽ gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của họ như thế nào. 3.3.2 Rác thải sinh hoạt 3.3.2.1 Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt Vân Hà là xã có sự phát triển kinh tế tương đối mạnh của huyện Đông Anh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây giữ ở mức 10%. Vì kinh tế phát triển như thế nên mức sống của người dân ngày càng cao dẫn tới lượng phát thải rác thải sinh hoạt ở đây cũng tương đối lớn. Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt chủ yếu là từ các hộ gia đình, ngoài ra còn phát sinh từ các chợ, trường học, một số cơ sở kinh doanh dịch vụ, … Trên địa bàn xã có 1 chợ chính nằm ở trung tâm xã và có 5 chợ nhỏ ở 5 thôn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân gần đó Do trong xã đa số các hộ gia đình đều làm nghề mộc, số lượng thời gian làm việc lớn nên việc hưởng thụ các nhu cầu thiết yếu khác là rất ít. Mặt khác ngành dịch vụ ở xã lân cận lại phát triển, giao thông thuận lợi, trong khi ngành dịch vụ ở xã cũng chưa thực sự phát triển, vì vậy mà rác thải do các của hàng dịch vụ, ăn uống phát sinh là không nhiều. Toàn xã có 1 trường mẫu giáo mầm non tại 5 thôn với tổng số cháu là 724, 1 trường tiểu học với 1040 học sinh và 1 trường trung học cơ sở với 574 học sinh. Lượng rác thải từ các trường học không đáng kể, chủ yếu là các loại giấy, vỏ hộp, bìa… 3.3.2.2 Khối lượng rác thải sinh hoạt Theo số liệu thống kê của địa phương năm 2010, thì lượng rác thải sinh hoạt trong xã tương đối lớn là khoảng 7,1 tấn/ngày. Với 10.073 người dân có khẩu trong xã và gần 3.500 lao động từ địa phương khác đến làm việc thì bình quân lượng rác thải sinh hoạt là 0,523kg/người/ngày. Do ở xã ký hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị mỗi ngày khối lượng rác phải chở đi bãi rác Nam Sơn là 5 tấn/ngày. Khối lượng rác thải mỗi ngày của xã khoảng 7,1 tấn mà xe của công ty vệ sinh môi trường chỉ thu gom có 5 tấn, nên lượng rác thải lưu cữu lại lên đến 2,1 tấn/ngày 3.3.2.3 Hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt tại xã Lãnh đạo thôn Công nhân VSMT 01 Cán bộ MT chuyên trách UBND xã Các hộ gia đình Hình : Hệ thống quản lý môi trường xã Vân Hà Việc quản lý thu gom rác thải trong xã thường được phân về các thôn, các thôn sẽ có trách nhiệm thu gom, việc thu gom được giao cho các công nhân thu gom đứng ra đảm nhiệm, mỗi thôn thường có 2 - 3 công nhân thu gom rác Cụ thể dưới đây là bảng số công nhân và tần xuất thu gom từng thôn trong xã: Bảng 10: Quy mô tổ chức và hoạt động thu gom của tổ công tác vệ sinh môi trường Thôn Số công nhân (người) Tần suất thu gom ( ngày/lần) Vân Điềm 3 2 Thiết Bình 2 1 Thiết Úng 2 2 Cổ Châu 2 2 Hà Khê 0 0 (Nguồn số liệu thống kê của UBND xã Vân Hà năm 2011) Từ bảng số liệu trên cho thấy số lượng công nhân quá ít so với lượng rác hằng ngày phải thu gom, mỗi công nhân hằng ngày phải thu gom từ 2 – 3 xe thu gom ra điểm tập kết. Tần suất thu gom liên tục hằng ngày và lương của công nhân thu gom còn thấp và phụ thuộc vào từng thôn nên số lượng công nhân muốn bổ xung để làm công tác VSMT đang còn thiếu. Khi được hỏi các công nhân thì do lương thấp và công việc nặng nhọc vì trách nhiệm nên họ mới tham gia. Đặc biệt, tại thôn Hà Khê, trong hơn một năm nay, không thể thuê được công nhân vệ sinh, lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày chỉ do các hộ gia đình tự đem đi đổ tại bãi rác của thôn. Ước tính số lượng rác thải sinh hoạt tại thôn không được thu gom khoảng 1,540tấn/ngày ( tính cả lượng rác thải do lao động từ nơi khác đến khoảng 900 người) Bảng 11: Llượng rác đã được thu gom và các hình thức xử lý Lượng rác toàn xã (tấn/ngày) Lượng rác chưa được thu gom (tấn/ngày) Lượng rác đã được thu gom (tấn/ngày) Lượng rác đã thu gom nhưng chưa đem đi xử lý (tấn/ngày) 7,1 1,54 5.56 0.56 Theo phản ánh của một số người dân trong thôn Thiết Bình, theo quy định của thôn mỗi ngày công nhân phải thu gom rác một lần nhưng tại đây thì 2 - 3 ngày/lần rác mới được thu gom (những trục đường chính mới thường xuyên thu gom) cộng với việc 2 - 3 ngày Công ty Môi trường đô thị mới đến chở rác đi một lần. Rác thải bị ứ đọng tại nơi tập kết gây mùi hôi thối rất khó chịu. Đặc biệt, tại thôn Thiết Úng, chưa có chỗ tập kết rác riêng mà để ngay tại sân nhà văn hóa thôn. Nhà văn hóa thôn là nơi vui chơi của nhân dân sau những giờ làm việc mệt nhọc, nhưng lại trở thành nơi tập kết rác thải, vì vậy đã gây rất nhiều bức xúc cho người dân. * Mức phí vệ sinh hàng tháng: Các thôn trên địa bàn xã đều thu phí chi trả cho công tác thu gom và xử lý rác thải. Phí thu gom được thu theo số nhân khẩu trong gia đình với mức phí mà mỗi nhân khẩu phải đóng từ 1500- 3000đồng/người/tháng. Dưới đây là: Bảng 12: phí thu gom hàng tháng của từng thôn trong xã: Thôn Vân Điềm Thiết Úng Thiết Bình Cổ Châu Hà Khê Phí môi trường (đồng/người/tháng) 1500 2000 3000 2000 0 ( theo phiếu điều tra hộ gia đình) Hầu hết các hộ dân đều chấp hành nghiêm chỉnh việc nộp phí vệ sinh môi trường và việc thu phí thường do tổ trưởng tổ vệ sinh thu gom thu vào đầu tháng. 3.3.3 Rác thải từ hoạt động làm nghề thủ công gỗ mỹ nghệ 3.3.3.1 Nguồn phát sinh chất thải trong từng công đoạn sản xuất Hình : Quy trình sản xuất và nguồn phát sinh chất thải tiểu thủ công nghiệp Khối lượng các loại chất thải từ sau quá trình sản xuất TTCN: Theo thống kê của cán bộ môi trường xã Nguyễn Thị Vui, lượng chất thải tiểu thủ công nghiệp toàn xã là 4,6 tấn/ngày. Rác thải từ hoạt động tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là gỗ vụn, dăm bào, mùn cưa, bụi trà… Thông qua phiếu điều tra có 19/30 phiếu được hỏi là hộ sản xuất TTCN cho ta lượng chất thải trung bình thời kỳ chính vụ (cuối năm) có thể lên đến: Gỗ vụn là 28,3 kg/hộ/ngày, mùn cưa là 16,5 kg/hộ/ngày. Ước tính số lượng chất thải rắn từ quá trình sản xuất thời kỳ này khoảng khoảng 61,1 tấn gỗ vụn/ngày và 35,62 tấn mùn cưa/ngày. Đây là một khối lượng vô cùng lớn, rất khó để xử lý. Cách xử lý chất thải từ hoạt động sản xuất TTCN + Gỗ vụn: Những năm trước đây, lượng chất thải rắn này thường được sử dụng vào mục đích sinh hoạt như đun nấu hoặc bán cho các hộ gia đình khác. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, do mức sống tăng cao, các hộ gia đình chủ yếu sử dụng bếp gas nên lượng mùn cưa, gỗ vụn không được thu mua và sử dụng. Các hộ gia đình phải từ xử lý bằng cách đem ra ngoài bãi đổ và đốt. Thông qua phiếu điều tra ta thu được kết qua là: có 7/30 hộ sử dụng gỗ vụn làm chất đốt, 7/30 hộ đem bán, các hộ còn lại có hình thức xử lý khác (đổ ra ao hồ, cho các gia đình khác…) điều này gây mất diện tích mặt nước, mất mỹ quan và lãng phí tài nguyên Hình : Các hình thức xử lý gỗ vụn + Mùn cưa: Thông qua phiếu điều tra cho ta đuợc kết quả sau: có 26/30 hộ sản xuất thu gom mùn cưa đổ ra khu đất trống (ngoài đồng) sau đó tiến hành đốt, 2/30 hộ thu gom đổ ra vườn còn 2/30 hộ xử dụng để đun. Hình : Các hình thức xử lý mùn cưa Từ bảng trên ta có số mùn trong toàn xã được đốt bỏ mỗi ngày là 4000 kg/ngày, lượng đổ ra ao vườn là 310kg/ngày, lượng mùn cưa này đang tạo nên những bức xúc về môi trường cho người dân toàn xã. Nguyên nhân là do xã chưa quy hoạch được khu đổ chất thải của làng, không bán được mùn cưa làm chất đốt như trước. Những vấn đề môi trường nảy sinh như: trên 4 tấn mùn cưa đốt mỗi ngày đã tạo nên 1 lượng khói lớn, lượng mùn cháy không hết tràn ra đường gây cản trở giao thông, mặt khác gây lãng phí 1 lượng lớn tài nguyên. Lượng rác đổ ra ao, vườn gây mất đất canh tác, ô nhiễm môi trường nước... Đây là những bất cập cần nhanh chống giải quyết. Nước thải từ quá trình sản xuất: Lượng nước thải từ sản xuất thủ công mỹ nghệ là không lớn chủ yếu sinh ra trong khâu chà ướt, nhưng do thải ra chung với hệ thống nước thải sinh hoạt nên rất dễ gây cản trở dòng nước thải ( tạo nhiều bùn cặn do chứa một lượng bụi lớn), bên cạnh đó cũng làm tăng nguy cơ ô nhiễm chất hữu cơ của nước thải sinh hoạt ( nguồn nước mặt). Bụi và hơi sơn từ quá trình sản xuất TTCN: + Bụi: Trong hầu hết các khâu của quá trình sản xuất thì đều làm xuất hiện bụi, đặc biệt là trong khâu làm mịn, nhẵn sản phẩm. Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể nhằm đo lượng bụi trong không khí nhưng thông qua đi khảo sát thực địa và thời gian lưu trú tại thôn Thiết Bình chúng tôi nhận thấy rằng lượng bụi sinh ra từ quá trình sản xuất là rất lớn, gây nên những bất tiện cho đời sống của người dân do khu nhà xưởng nằm trong khu dân cư, gây nên ảnh hưởng tới sức khỏe người dân, đặc biệt đối với người lao động trực tiếp sản xuất. Điều tra thông qua phiếu cho kết quả là có 22/30 phiếu trả lời hộ sản xuất không áp dụng biện pháp giảm bụi trong nhà xưởng, 4/30 phiếu có áp dụng (sử dụng quạt) nhưng cho rằng không có hiệu quả, 4/30 phiếu không trả lời. Đầu tháng 12 năm 2010, một chương trình nhằm cung cấp máy xử lý bụi gỗ, nằm trong dự án kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề do Tổng cục Môi trường triển khai với định hướng giảm thiểu ô nhiễm bụi gỗ phát sinh từ các làng nghề chế biến gỗ được triển khai tại xã Vân Hà. Tuy máy xử lý bụi gỗ do Công ty CP Công nghệ thân thiện môi trường Bách khoa (Đại học Bách khoa Hà Nội) thiết kế có công suất 1.000m3/giờ, hiệu suất lọc bụi đạt 99% nhưng dường như chưa được chính quyền và nhân dân địa phương đón nhận. Toàn xã chỉ có 1 cơ sở sản xuất đồ gỗ Hợi Chung, đóng tại ngã tư Cổ Châu – Vân Hà mua và sử dụng. + Hơi sơn: Theo các hộ gia đình tại đây cho biết, các sản phẩm tại địa phương được đánh bóng và sơn chủ yếu bằng hai loại đó là sơn PU và Vecni. Các loại sơn này có tác dụng tăng thêm tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Các loại sơn này thường có mùi khó chịu, gây ảnh hưởng đến đường hô hấp, tạo cảm giác khó thở, khô mũi…Tuy nhiên, các hộ gia đình thường không tự sơn mà thường mang sản phẩm đến thuê tại địa phương khác. Theo điều tra thực tế và phỏng vấn cán bộ thôn cho kết quả ở xã Vân Hà chỉ có 2 thôn có hoạt động phun sơn là: Cổ Châu với 2 xưởng phun (đã có ống khói cao và phòng phun riêng và không có ý kiến phản hồi của người dân) và Thiết Úng với 4 xưởng phun, nhưng chưa được đầu tư xây dựng đầy đủ. Ở Thiết Úng chủ yếu vẫn phun ở ngoài đường làm ảnh hưởng lớn tới người dân (do không có ống khói để dẫn khí lên cao, khí phát tán ở tầng thấp tạo mùi khó chịu, gây dị ứng và có khả năng gây cháy nổ cao). Thợ phun sơn chưa được trang bị đồ bảo hộ lao động, nguy cơ gây bệnh đường hô hấp là rất cao có thể dẫn tới ung thư. Điều này đặt ra vấn đề quản lý các xưởng phun chặt chẽ hơn. Tiếng ồn do hoạt động sản xuất: Trong quá trình sản xuất thì tiếng ồn được phát ra từ mọi khâu, đặc biệt khi mà sử dụng máy móc như máy xẻ CD, máy cưa, máy vanh, máy đục, máy chà...thì nó càng lớn. Theo điều tra bằng phiếu, thì có 28/30 phiếu của hộ làm nghề thừa nhận là máy móc của họ gây ra tiếng ồn lớn. Cùng với đặc thù của xã là hầu hết các gia đình đều làm nghề, nên khoảng cách giữa nhà xưởng và các hộ gia đình xung quanh rất nhỏ, thậm chí san sát nhau, đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Tiếng ồn phát sinh từ quá trình sản xuất phụ thuộc vào thời gian sản xuất. Theo điều tra, khảo sát tại các hộ gia đình, có 30/30 phiếu điều tra cho thấy mỗi ngày xưởng sản xuất làm khoảng 10 – 12 tiếng, buổi sáng từ 7h – 11h30’, buổi chiều từ 2h – 6h30’, buổi tối từ 8h – 10h30’. Cá biệt trong khoảng thời gian từ tháng 8 âm lịch đến tết nguyên đán, thời gian làm việc có thể còn nhiều hơn. Chính thời gian làm việc của các hộ gia đình trùng với thời gian nghỉ ngơi, nên ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người dân. Việc sống trong môi trường có tiếng ồn lớn và thường xuyên đã có những ảnh hưởng tới thính giác như tạo thói quen nói to, nghe âm thanh phải ở mức to mới rõ, đặc biệt ở trẻ nhỏ với việc xem tivi mở âm thanh rất to...ảnh hưởng xấu tới thính giác sau này. Việc phát triển nghề thủ công mỹ nghệ đã tạo nên một xã Vân Hà với kinh tế vững mạnh, đảm bảo cuộc sống no đủ cho nhân dân. Song song với sự phát triển kinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHiện trạng và giải pháp cho vấn đề môi trường làng nghề mộc xã Vân Hà – Đông Anh – Hà Nội.doc
Tài liệu liên quan