Lời mở đầu 2
1. Lý luận chung về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 4
1.1. Khái niệm và vai trò của cơ sở vật chất kỹ thuật đối với du lịch . 4
1.1.1. Khái niệm về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch . . 4
1.1.2. Vai trò của cơ sở vật chất kỹ thuật đối với du lịch . 5
1.1.2.1. Cơ sở hạ tầng . 5
1.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuât . 6
2. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở Sơn Tây–Ba Vì . 9
2.1. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 9
2.1.1. Cơ sở hạ tầng . 9
2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật . . 12
2.2. Hiện trạng về cơ sở vật chất kỹ thuậnt du lịch tại một số điểm trong khu vực Sơn Tây – Ba Vì . 14
2.2.1. Vườn quốc gia Ba Vì . 15
2.2.2. Điểm du lịch Ao Vua 16
2.2.3. Điểm du lịch Hồ Suối Hai 17
2.2.4. Điểm du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên . 19
2.2.5. Điểm du lịch Hồ Đồng Mô - Ngải Sơn . 20
2.3. Đánh giá chung về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở Sơn Tây – Ba Vì 22
3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở Sơn Tây - Ba Vì . 24
3.1. Cơ sở hạ tầng 24
3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật . 25
3.3. Một số kiến nghị đối với ngành du lịch Sơn Tây – Ba Vì và các ban ngành có liên quan nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch của khu vực. . 28
Kết luận . 29
Tài liệu tham khảo . 31
32 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 3835 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng về cơ sở vật chất kỹ thuậnt du lịch tại một số điểm trong khu vực Sơn Tây – Ba Vì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh, giặt là,...
2. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở sơn tây – ba vì trong thời gian qua
2.1.Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật.
2.1.1.Cơ sở hạ tầng.
Cơ sở hạ tầng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển du lịch, nó đảm bảo việc đi lại và các dịch vụ cần thiết cho khách du lịch.
Giao thông vận tải.
Hoạt động du lịch gắn liền với việc di chuyển của con người nên giao thông vận tải là vấn đề then chốt. Đối với du lịch, mạng lưới và phương tiện giao thông thuận tiện có ý nghĩa rất quan trọng, khách du lịch sẽ tận dụng được thời gian để vui chơi, giải trí. Nếu giao thông không thuận tiện, con người phải mất nhiều thời gian cho việc di chuyển và phát triển du lịch bị hạn chế.
Hà Tây nói chung và Sơn Tây - Ba Vì nói riêng có vị trí địa lý rất thuận tiện, là nút giao lưu của nhiều tuyến đường quan trọng: đường ngược Việt Bắc, Tây Bắc, đường vào Thanh, Nghệ; đường xuôi đồng bằng ven biển và là cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội, của xứ Đoài thuộc kinh kỳ Thăng Long xưa, cho nên ở đây sớm hình thành mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh.
Đường bộ. Mạng lưới giao thông vận tải đường bộ của Sơn Tây - Ba Vì khá phát triển, nhưng do thời gian sử dụng quá lâu nên nhiều trục đường đang xuống cấp, nhất là các tuyến thuộc cấp tỉnh, huyện, xã quản lý.
Từ Sơn Tây - Ba Vì có các trục đường chính sau:
- Quốc lộ 21A (46,00km) từ thị xã Sơn Tây đến Miếu Môn.
- Quốc lộ 32 (49,00km) từ Nhổn đến bến phà Trung Hà.
- Quốc lộ cao tốc Láng- Hoà Lạc,nối Hà Nội với quốc lộ 21A.
- Tỉnh lộ 87A (20,575km) từ viện 105 (thị xã Sơn Tây) đi Bất Bạt.
- Tỉnh lộ 89 (13,0km) từ Đá Chông đi phố Chẹ.
- Tỉnh lộ 88 (23,0km) từ Vị Thuỷ (thị xã Sơn Tây) đi Bất Bạt.
- Tỉnh lộ 12 (18,0km) từ thị xã Sơn Tây lên Cốt 600 núi Ba Vì.
- Tỉnh lộ 82 (10,2km) từ Sơn Đông (Quốc lộ 21) đi thị xã Sơn Tây.
Ngoài ra còn các tuyến đường liên xã, thôn, liên kết với các trục đường chính nối các điểm du lịch của vùng tạo thành tuyến du lịch trong khu vực.
Nếu phân loại đường theo chất lượng khai thác thì loại đường xuống cấp, xấu và rất xấu chiếm 65%, trung bình 30% và tốt chỉ đạt 7%, điều này là yếu tố cản trở cho phát triển du lịch ở Hà Tây nói chung và Sơn Tây - Ba Vì nói riêng do vậy cần được quan tâm nâng cấp cải tạo lại chất lượng đường.
Đường sông. Các tuyến đường sông qua khu vực Sơn Tây - Ba Vì tới các điểm du lịch chưa phát triển nên ít được sử dụng. Tuy nhiên trong tương lai có thể khai thác phục vụ cho du lịch, gồm các tuyến:
- Tuyến sông Đà đi qua phía Tây Bắc khu vực Sơn Tây - Ba Vì từ thị xã Hoà Bình đến ngã ba Trung Hà (tính bên hữu ngạn) dài 32km, (toàn tuyến từ Lai Châu đến Trung Hà 157km).
- Tuyến sông Hồng đi qua phía Đông khu vực Sơn Tây - Ba Vì, với cảng Sơn Tây có thể đảm bảo cho sà lan 200 tấn đến 1000 tấn ra vào và các bến dân sinh thuộc huyện Ba Vì.
- Tuyến nội tỉnh theo sông Tích chảy từ núi Ba Vì qua huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây, huyện Thạch Thất, Chương Mỹ và đổ vào sông Đáy ở Ba Thá, dài 115km. Tuyến này không có khả năng khai thác vận tải thuỷ do có nhiều đá ngầm, bãi cạn, tuy nhiên có thể khai thác phục vụ du lịch bằng các xuồng, ca nô cỡ nhỏ.
Đường sắt. Trong vùng không có đường sắt chạy qua.
Đường hàng không. Trong vùng có hai sân bay phục vụ quân sự, không phục vụ du lịch.
Phương tiện giao thông. Do đặc điểm của mạng lưới giao thông hiện nay nên phương tiện được sử dụng nhiều nhất tới các điểm du lịch trong khu vực vẫn là ô tô các loại. Toàn tỉnh Hà Tây có tổng số ghế phục vụ vận chuyển khách là 8735 ghế trong đó quốc doanh chiếm tỉ lệ 74% và tư nhân 26%, gồm 155 chiếc xe Buýt có từ 20 đến 40 ghế và các loại khác có 303 chiếc có từ 8 đến 18 ghế. Tuy nhiên các xe đến các điểm du lịch chủ yếu là xe của khách từ các tỉnh phụ cận.
Các loại phương tiện cá nhân cũng được sử dụng nhiều cho du lịch là xe mô tô, xe gắn máy.
Ngoài ra, phương tiện vận chuyển khách trên sông của toàn tỉnh Hà Tây có khoảng 500 ghế.
Thông tin liên lạc.
Có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch, nó đảm bảo sự giao lưu cho khách và trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp du lịch. Trong thời gian qua, Sơn Tây - Ba Vì đã có rất nhiều cố gắng nâng cấp mạng lưới thông tin liên lạc, đặc biệt là thị xã Sơn Tây. Nhưng nhìn chung, mạng lưới thông tin trong vùng chưa đáp ứng được nhu cầu về thông tin liên lạc hiện đại, chủ yếu là các tổng đài nhỏ, dung lượng thấp, thiết bị cũ chưa hoà nhập với mạng lưới thông tin Quốc gia và Quốc tế.
Mạng lưới điện.
Nhìn chung mạng lưới điện ở Sơn Tây - Ba Vì đáp ứng tương đối tốt nhu cầu về điện cho sản xuất, sinh hoạt và du lịch
Trạm điện 110/35/10kv -2+16, MVA Sơn Tây là nguồn điện cho toàn khu vực. Trạm này đã cung cấp đầy đủ, hết công suất. Lưới điện phát triển dưới 3 cấp điện áp 35kv, 10kv và 6kv. Tại các điểm du lịch trong khu vực, khả năng cung cấp điện là tương đối tốt, nhưng bên cạnh đó tại một số thôn, bản khả năng cung cấp điện thấp do mạng lưới truyền tải điện chưa đủ khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện năng.
Khả năng cung cấp nước.
Chủ yếu dân cư và các điểm du lịch ở đây sử dụng trực tiếp hay xử lý tại chỗ nguồn nước mặt từ hồ, sông, suối. Riêng thị xã Sơn Tây có hệ thống cấp nước đô thị với công suất 10.000 m3/ngày đêm. Về trữ lượng nước ngầm thì không đáng kể. Nhìn chung, khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và du lịch tương đối đầy đủ, tuy nhiên cần quan tâm đến khả năng cung cấp nước vào mùa khô.
Các trạm thông tin liên lạc.
Tuy đã được đầu tư nhưng khả năng đáp ứng còn rất hạn chế do lượng máy điện thoại còn thấp và hệ thống thông tin chưa hoàn thiện. Các loại hình thông tin liên lạc hiện đại chưa có.
2.1.2.Cơ sở vật chất kỹ thuật.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thiết lập và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch. Do mức độ khai thác du lịch chưa cao nên tại các điểm du lịch ở Sơn Tây - Ba Vì số lượng và chất lượng của các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn hạn chế.
Cơ sở lưu trú.
Tính đến đầu năm 2002 ở 11 điểm của Ba Vì đã có 171 buồng trong đó có 165 buồng khép kín, tổng diện tích buồng 3.600 m3, ngoài ra có 30 nhà sàn. ở Sơn Tây có 135 buồng khép kín và rất nhiều nhà sàn, nhà sàn kiểu camping,...
Bảng 1: cơ sở lưu trú tỉnh Hà Tây
Khách sạn
Số phòng
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Đầu năm 2002
20
20
35
35
410
410
562
562
Nguồn :Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch.
Nhìn chung cơ sở lưu trú của vùng ngoài các nhà sàn và nhà nghỉ mới xây dựng có kiến trúc đẹp, phù hợp với cảnh quan, số còn lại hầu hết các phòng đều có chất lượng chưa cao do được xây dựng đã lâu, phòng cũ cải tạo lại. Các phòng nghỉ hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế, chỉ có một số ít thuộc khu vực sân golf Đồng Mô nhưng các trang thiết bị còn thiếu và chưa đồng bộ.
Do tình trạng phòng nghỉ chỉ phục vụ được nhu cầu của khách nội địa, còn phục vụ khách quốc tế thì chưa đủ tiêu chuẩn về vệ sinh và trang thiết bị, nên dẫn đến tình trạng doanh thu từ việc thuê phòng chưa cao và chưa hấp dẫn được khách du lịch .Doanh thu từ lưu trú chỉ chiếm 24,2% tổng doanh thu du lịch của cả vùng.
Cơ sở phục vụ ăn uống.
ở hầu hết các điểm du lịch trong khu vực Sơn Tây - Ba Vì đều có các quầy bar và phòng ăn lớn có sức chứa khoảng 100 người mỗi phòng. ở vườn Quốc gia Ba Vì có một phòng sức chứa 100 người, hồ Suối Hai có 2 phòng ăn có thể chứa 200 người, hồ Đồng Mô - Ngải Sơn có nhiều phòng ăn tương đối sạch sẽ, bố trí đẹp,... Ngoài ra còn phục vụ ăn uống tại các nhà sàn có phong cảnh đẹp, thoáng mát.
Qua những đánh giá nhận xét của khách du lịch ở các điểm thì nhìn chung các món ăn được phục vụ là các món ăn mang hương vị núi rừng với nhiều món rau xanh hấp dẫn, giá phù hợp, thái độ phục vụ tốt. Tuy nhiên, các món ăn ở đây chưa được phong phú, trình độ chế biến chưa cao, chưa đảm bảo về chất lượng, các món đặc sản giá vẫn tương đối cao và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và đồ uống chưa được thực sự quan tâm. Các điểm du lịch chỉ chủ yếu phục vụ ăn uống cho khách đi theo đoàn, còn phần lớn khách lẻ tự trang bị đồ ăn nên doanh thu từ ăn uống chưa khai thác hết khả năng, còn tương đối khiêm tốn chỉ chiếm khoảng 7,5% trong tổng doanh thu du lịch của cả khu vực.
Hội trường, phòng họp.
Ngoài cơ sở lưu trú và phục vụ ăn, uống thì việc cung cấp các hội trường, phòng họp cho các đoàn khách tổ chức các buổi nghiên cứu, hội thảo là rất cần thiết.
ở hầu hết các điểm du lịch đều có các phòng họp, hội thảo: ở khu vực Ba Vì có 6 hội trường phòng họp với 710 m2, ở khu hồ Đồng Mô đến nay đã có 700 m2 văn phòng và phòng họp... Nhìn chung các phòng hội thảo được bố trí đẹp, môi trường xung quanh thoáng đãng sạch sẽ như: Phòng hội thảo tại vườn Quốc gia Ba Vì được bố trí trên gác 2 của nhà sàn, khu Đồng Mô có 1 phòng họp được trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị cần thiết,... Tuy nhiên nhìn chung, diện tích của phòng còn hạn chế và thiếu các trang thiết bị.
Khu vui chơi, giải trí.
Hiện nay các khu vui chơi, giải trí đang là vấn đề được các điểm du lịch ở Sơn Tây - Ba Vì quan tâm.
Trong năm vừa qua, nhiều điểm ở Ba Vì như: Ao Vua, Khoang Xanh, Thác Đa,... đã đầu tư xây dựng các khu vui chơi thể thao nước như: hồ tạo sóng, hồ bơi, bể bơi, hệ thống làn trượt nước, hồ câu cá,...
ở hồ Suối Hai và hồ Đồng Mô - Ngải Sơn đã đầu tư xây dựng các bãi tắm, bãi cắm trại, dịch vụ thuyền đạp nước, du thuyền thăm hồ,... đặc biệt ở hồ Đồng Mô có sân Golf 36 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Nhìn chung, tại các điểm du lịch đã đáp ứng được phần nào nhu cầu về vui chơi, giải trí của du khách nhưng các cơ sở này còn tương đối nghèo nàn và rất đơn điệu về loại hình. Đối với du lịch cuối tuần, các cơ sở này cần được đầu tư phát triển mạnh hơn nữa.
2.2. Hiện trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại một số điểm trong khu vực Sơn Tây – Ba Vì.
Trong nhiều năm gần đây du lịch Sơn Tây - Ba Vì đã có nhiều bước tiến đáng kể. Ngành du lịch đã có những đầu tư lớn để phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch: năm 1999 đầu tư đạt 84,4 tỉ đồng, đến năm 2000 đầu tư đạt 96,8 tỉ vào năm 2001 tổng vốn đầu tư là 105 tỉ đồng.
Từ những đầu tư này, khu vực đã thu hút được lượng khách đến thăm quan nghỉ ngơi ngày một tăng. Năm 1998 là 22,1 vạn lượt đã tăng lên 38,1 vạn lượt năm 2001. Tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 21,7%. Doanh thu du lịch của vùng cũng có những bước tăng cao. Năm 1998 đạt 17 tỉ đồng, năm 1999 đạt 21tỉ đồng, năm 2000 đạt 27 tỉ đồng và năm 2001 đạt 29 tỉ đồng.
Tuy đã thu được những kết quả quan trọng như vậy, nhưng du lịch Sơn Tây - Ba Vì vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần quan tâm hơn nữa về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, về môi trường, về sự kết hợp giữa các ban ngành ....
2.2.1. Vườn Quốc gia Ba Vì.
Vườn Quốc gia Ba Vì được thành lập vào năm 1997 với diện tích 7,377ha, thuộc xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Tây, cách trung tâm Hà Nội 60km về phía Tây và được coi là " lá phổi xanh" của Hà Nội
Vườn nằm trong toạ độ địa lý: 21°01- 21°07 vĩ Bắc; 108°15- 105°251 kinh độ Đông, được chia làm hai phân khu chức năng: phân khu bảo tồn nguyên vẹn từ cốt 400m trở lên và phân khu phục hồi sinh thái từ cốt 400m trở xuống cốt 100m. Dưới cốt 100m là vùng đệm, có tổng diện tích là 14,144ha.
Vườn quốc gia Ba Vì nằm trên núi Tản Viên - một quả núi đẹp nổi lên giữa đồng bằng, đồng thời là dãy núi huyền thoại mà từ bao đời người Việt Nam hằng ngưỡng mộ.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của vườn.
-Cơ sở lưu trú: ở độ cao 400m - trung tâm của vườn, có 6 nhà nghỉ gồm 26 phòng đạt tiêu chuẩn phòng nội địa ( các phòng đều là nhà mái bằng, một tầng), giá thuê 120.000 đồng/1người/đêm và 80.000 đồng/3 tiếng.
-Cơ sở ăn uống: Có một nhà ăn (cốt 400m) có sức chứa một trăm người phục vụ các món ăn đặc sản của vùng.
- Có một phòng hội trường trên nhà sàn có thể cho 60 người sử dụng.
-Cơ sở vui chơi, giải trí. Có một bể bơi rộng 200m2 lát gạch men, nước tương đối sạch và được khử trùng cẩn thận, 1 sân tennis gần vườn nuôi chim đạt tiêu chuẩn quốc tế với giá 120.000 đồng/giờ.
Số lượng lao động tại vườn: Ngoài lượng nhân viên khác,ban dịch vụ du lịch của Vườn Quốc gia Ba Vì có 23 lao động, trong đó có 7 công chức do ban quản lý vườn quản lý. Tỷ lệ có tay nghề chiếm 20% còn lại chưa qua đào tạo hoặc đào tạo ngắn hạn về du lịch. Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng khoảng 360.000 đồng
2.2.2.Điểm du lịch Ao Vua.
Điểm du lịch Ao Vua nằm ở sườn phía Bắc núi Ba Vì. Suối Ao Vua chảy từ độ cao 800m, dài 8,2 km có nhiều thác nước đẹp. Các thác nước chảy từ trên núi xuống đổ dồn về đây tạo thành hồ nước lớn, nước thông thuỷ rất thuận lợi cho việc nghỉ dưỡng tắm mát vào mùa hè. Theo truyền thuyết, Sơn Tinh cùng vợ là công chúa Ngọc Hoa đã dùng nước suối tiên ở Ao Vua để gột bụi trần, bay về trời sau khi chiến thắng Thuỷ Tinh. Đền Ao Vua dựng lên từ truyền thuyết này là nơi du khách có thể rũ bỏ nhiều lo lắng của công việc vào nhiều ngày cuối tuần.
Cách đây độ một vài năm nếu đến khu du lịch Ao Vua, du khách sẽ bắt gặp một phong cảnh hết sức hoang vu: ao cạn, suối khô, các dịch vụ để phục vụ du khách hầu như không có. Lượng khách đến Ao Vua khi đó còn khiêm tốn. Đến nay Ao Vua đã trở thành một khu du lịch hấp dẫn bởi non xanh nước biếc, suối chảy quanh năm, không khí trong lành, nhiệt độ thấp hơn mức trung bình 4-5°C nên rất hấp dẫn du khách.
Năm 2001 khu du lịch Ao Vua đón 17,1 vạn lượt khách chiếm 35% khách du lịch đến khu vực Sơn Tây – Ba Vì và 11,6% lượng khách đến tỉnh.. So với năm 2000, số lượng khách đến khu du lịch Ao Vua tăng 33%. Tổng doanh thu đạt 3,5 tỉ đồng, tăng 17%. Nộp ngân sách Nhà nước 1,2 tỉ đồng, tăng 22,5% so với năm 2000, đứng đầu trong số các điểm trong khu vực.
Để đạt được nhiều thành quả như vậy, công ty cổ phần du lịch Ao Vua đã phải đầu tư rất lớn cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
- Cơ sở lưu trú: Trong nhiều năm qua, Ao Vua đã nâng cấp và xây dựng mới hệ thống nhà nghỉ. Hiện nay, điểm có thể cung cấp 100 phòng khép kín tương đối đầy đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch nội địa với mức giá từ 120.00đồng-150.000 đồng/ngày đêm.
- Cơ sở ăn uống: Công ty đã xây dựng 2 nhà sàn phục vụ ăn uống cho hơn 100 người.
- Cơ sở vui chơi, giải trí: Có khu vui chơi thể thao nước với 6 làn trượt nước, bể nước rộng, khu đu quay, đường đi ven hồ.
Khu du lịch 12 con giáp , vườn khủng long, tái hiện lại truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh với lẽ hội cầu hôn và trận chiến Sơn Tinh – Thuỷ Tinh.
Khu bảo tồn động vật hoang dã bao gồm : Vườn chim được xây dựng trên diện tích 4000m2 và vườn thú rộng 4000m2.Đến năm 2002, vườn chim sẽ nuôi thả 40 loài chim với 1000 con và vườn thú sẽ có 20 loài.
Ngoài ra Ao Vua còn cho xây dựng bãi đỗ xe rộng và trồng nhiều loại cây cảnh,... (nguồn: Công ty cổ phần du lịch Ao Vua).
Khu du lịch Ao Vua phát triển đã giải quyết cho 90 lao động làm thường xuyên và thu hút 500 lao động có việc làm trong mùa hè. Công ty cũng đã kết hợp với trường Trung học Du lịch Việt Nam mở lớp bồi dưỡng kỹ năng phục vụ du lịch cho 50 cán bộ, nhân viên, tạo cho mọi người nâng cao trình độ nghề nghiệp phục vụ khách.
2.2.3. Điểm du lịch Hồ Suối Hai.
Hồ Suối Hai là hồ nước nhân tạo được khởi công xây dựng từ tháng 12/1958 thuộc địa phận huyện Ba Vì với hệ thống đập chính và phụ dài 4km để giữ nước từ 2 suối chính Yên Cự và Cầu Rồng từ núi Ba Vì chảy xuống làm nguồn nước cung cấp nước tưới cho trên 7000 ha đất canh tác. Hồ Suối Hai có diện tích mặt nước gần 100 ha, dài 7km, rộng 4km, chu vi hồ tới 36km với lượng nước chứa trong hồ khoảng 13 triệu m3 . Trong lòng hồ có tới 14 hòn đảo lớn nhỏ, diện tích khoảng 90 ha. Trên các đảo ven hồ đã được trồng cây gây rừng, xây dựng các vườn cây ăn quả, các trại chăn nuôi.
Hồ rộng,nước sạch, có nhiều bãi tắm đẹp kết hợp với điều kiện khí hậu mát mẻ trong lành , phong cảnh “Sơn thuỷ hữu tình “ thoáng đãng với những thảm cỏ xanh và bóng cây dâm mát nên được khách du lịch rất ưu thích.
Hồ còn có khả năng cung cấp mỗi năm hàng chục tấn cá. Đặc biệt hệ sinh thái vùng hồ còn được bổ sung thêm các đàn chim trời như: Le Le, Mòng Mòng, Két, Vịt trời, Sâm Cầm, Giang, Sếu, đông đến hàng vạn con, làm cảnh quan thiên nhiên thêm phong phú sinh động và hấp dẫn.
Hồ Suối Hai là nơi an dưỡng, tham quan nghỉ ngơi rất tốt. ở đây có những điều kiện lý tưởng để xây dựng khu nghỉ ngơi cuối tuần của thủ đô Hà Nội và các vùng lân cận. Tuy nhiên, hiện trạng khai thác phát triển du lịch cuối tuần ở đây còn rất hạn chế.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:
-Cơ sở lưu trú: ở hồ Suối Hai có nhà nghỉ Suối Hai( Công ty DL Công Đoàn) và hai nhà nghỉ tư nhân khác. Trong đó nhà nghỉ Suối Hai có 30 phòng đạt tiêu chuẩn khách nội địa phục vụ 2 mức giá 100 nghìn đồng và 70 nghìn đồng 1phòng/ngày- đêm. Ngoài ra còn có một nhà nghỉ 4 phòng, 2 nhà sàn, một nhà sàn tập thể chứa được 50-70 người, một nhà sàn 4 phòng, và nhiều nhà sàn kiểu camping cho hai người, thuộc công ty Thủy Sản dịch vụ du lịch Suối Hai quản lý.
-Cơ sở ăn uống: Tại nhà nghỉ Suối Hai có phục vụ ăn uống với các món ăn đặc sản của hồ Suối Hai, phòng ăn có sức chứa 300 khách. Ngoài ra ở trung tâm dịch vụ du lịch của hồ có phục vụ ăn uống tại các nhà sàn.
-Phòng hội thảo: Tại nhà nghỉ Suối Hai có thể cung cấp một phòng hội thảo có thể chứa 200-300 người. Hiện nay phòng được kết hợp làm phòng ăn do công suất sử dụng thấp.
-Cơ sở vui chơi, giải trí: Khách du lịch đến thăm hồ Suối Hai chủ yếu để nghỉ ngơi, bơi lội và thăm quan mặt hồ do cơ sở vui chơi giải trí ở đây chưa được đầu tư phát triển. ở đây chỉ phục vụ các dịch vụ cho bơi lội tại các bãi tắm, có hai tàu chứa khoảng 60-70 người mỗi tàu, một thuyền và một ca nô phục vụ du khách sang đảo và đi thăm hồ. Ngoài ra còn có một số tuyền đạp nước, thuyền bơi tay và lều bạt phục vụ cắm trại,...
Hiện nay, ở đây đang xây dựng thêm bể bơi và sửa sang lại các bãi tắm phục vụ nhu cầu vui chơi bơi lội cho khách du lịch.
Số lượng lao động: Tại nhà nghỉ Suối Hai có 17 nhân viên và tại trung tâm dịch vụ du lịch của hồ có 12 nhân viên. Nhìn chung các nhân viên ở đây có kinh nghiệm trong phục vụ khách du lịch nhưng chưa được đào taọ một cách chuyên nghiệp do vậy khả năng phục vụ chưa cao.
2.2.4.Điểm du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên.
Nằm ở sườn phía Đông Nam của núi Ba Vì, Khoang Xanh – Suối Tiên là nơi tập trung các con suối bắt nguồn từ núi Ba Vì. Các dòng suối chảy theo địa hình tạo thành thác Sấu, thác Mâm Xôi và cuối cùng đổ vào hồ tắm thác Mơ.
Cũng như điểm du lịch Ao Vua, ở đây có sự tập trung đa dạng hệ sinh thái kết hợp với khí hậu mát mẻ và cảnh quan đẹp rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch, đặc biệt là vào mùa hè.
Cơ sở hạ tầng. Điểm du lịch Khoang Xanh nằm trên trục đường 84A liên kết với các điểm du lịch khác trong vùng như: Ao Vua, Vườn quốc gia Ba Vì,Hiện nay đường tới đây tương đối thuận tiện, chủ yếu là đường rải nhựa.
Hệ thống cung cấp điện nước ở đây đã được nâng cấp khá hoàn chỉnh với trạm điện riêng và bể lọc nước có thể cung cấp nước cho hoạt động du lịch.
Hệ thống thông tin liên lạc chưa phát triển , mật độ điện thoại thấp và khả năng đáp ứng chưa cao.
Cơ sở vật chất kỹ thuật.
-Cơ sở lưu trú: Tại đây có 1 nhà nghỉ gồm 13 phòng khép kín. Tuy nhiên chất lượng phòng chưa cao, chỉ có thể phục vụ khách nội địa. Công suất sử dụng phòng thấp.
-Phòng hội thảo: Có 1 phòng với 70 ghế.
-Cơ sở ăn uống: Khoang Xanh có một quầy bar, nhà hàng có thể phục vụ ăn uống cho khoảng 100 khách.
-Cơ sở vui chơi giải trí: Có hồ bơi tạo sóng rộng , khu thể thao nước với 5 làn trượt .Ngoài ra, còn có hồ câu cá và các vườn cây cảnh,
Nhìn chung, điểm du lịch Khoang Xanh có những điều kiện thuận lợi về tài nguyên du lịch cũng như khả năng khai thác để phát triển du lịch. Cần chú trọng đầu tư vào phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng như quản lý và bảo vệ môi trường để trở thành một điểm du lịch hấp dẫn của người dân trong vùng và phụ cận.
2.2.5. Điểm du lịch Hồ Đồng Mô - Ngải Sơn.
Hồ Đồng Mô cách thị xã Sơn Tây 10km theo hướng Sơn Tây đi Xuân Mai. Hồ được xây dựng từ cuối năm 1969 và đến đầu những năm 1970 thì hoàn thành. Hồ có tổng diện tích mặt nước là 1.200 ha, trong hồ có 21 hòn đảo, bán đảo với diện tích 450 ha. Trên các đảo ven hồ đã được trồng cây gây rừng và xây dựng các vườn cây ăn quả, các trại trăn nuôi. Đây là nơi có phong cảnh hữu tình, khí hậu trong lành, mát mẻ, mặt hồ rộng có nhiều bãi tắm đẹp nên được khách du lịch rất ưa thích đặc biệt là vào mùa hè.
Hồ còn có khả năng cung cấp hàng chục tấn thuỷ sản mỗi năm và là nơi tập trung của đàn chim nước đông đến hàng vạn con làm cho cảnh quan thiên nhiên thêm phong phú và sinh động.
Cơ sở hạ tầng. Hiện nay đường tới hồ Đồng Mô tương đối thuận tiện , đặc biệt quốc lộ Láng - Hoà Lạc đã hoàn thành làm rút ngắn thời gian vận chuyển của khách. Tuy nhiên hệ thống đường trong khu du lịch còn chưa được đầu tư hoàn thiện, vẫn còn nhiều đoạn đường đất sỏi.
Hệ thống điện tương đối tốt, có trạm biến thế riêng. Nước sinh hoạt dùng nước bơm trực tiếp từ hồ qua hệ thống bể lọc, về nước ăn có hệ thống giếng khơi. Khu du lịch có trạm điện thoại Đồng Mô có thể liên lạc trong nước và quốc tế, song số lượng máy điện thoại còn hạn chế.
Cơ sở vật chất kỹ thuật
- Cơ sở lưu trú. Có 150 phòng khép kín ,trong đó có 50 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế được trang bị TV, nước nóng lạnh, điều hoà nhiệt độ,...Ngoài ra còn 8 nhà sàn tập thể có thể chứa 40 người mỗi phòng và nhiều nhà sàn kiểu camping cho hai người. Vì gần trung tâm Hà Nội , đường sá đi lại khá thuận tiện nên khách chủ yếu đi trong ngày. Công suất sử dụng buồng trung bình cả năm đạt 40%, đặc biệt trong hai tháng 6,7 đạt 90 – 100% chủ yếu là khách đoàn.
- Phòng hội thảo. ở đây có 3 phòng hội thảo, có phòng được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, có thể chứa 200 người.
- Cơ sở ăn uống. Có 4 nhà ăn với hơn 400 ghế và các quầy bar phục vụ khách.
Ngoài ra còn có nhiều ca nô, xuồng máy phục vụ khách tham quan và ra đảo chơi golf. ở đây luôn có cán bộ y tế thường trực để kịp thời cấp cứu khi cần thiết.
Bảng 2:cơ sở vật chất kỹ thuật ở khu du lịch
Đồng Mô
Hạng mục
Đơn vị tính
Số lượng
Cơ sở lưu trú
Số cơ sở
Số buồng
3
150
Phòng hội nghị, phòng họp
Số cơ sở
Số ghế
3
200
Nhà hàng
Số cơ sở
Số ghế
3
300
Ca nô
Số chiếc
Số ghế
10
40
Xuồng máy
Số chiếc
Số ghế
20
180
Cơ sở vui chơi giải trí
Bãi tắm
Sân golf
Số cơ sở
Số cơ sở
Số cơ sở
3
2
1
Nguồn : Khu du lịch Đồng Mô.
Điểm du lịch Đồng Mô không chỉ thu hút người dân Hà Nội và các vùng xung quanh đến nghỉ cuối tuần mà còn là điểm hẹn của hàng nghìn người nước ngoài đang sống và làm việc tại Hà nội. Đầu năm 2002 công ty Thung Lũng Vua đã khởi công xây dựng nhà câu lạc bộ mới và trung tâm giải trí đảo Vua tại khu du lịch Đồng Mô gồm nhà câu lạc bộ mới rộng 4740m2 , bể bơi, nhà nghỉ, sân tennis,...đồng thời công ty sẽ xây dựng thêm 18 hố golf, khu villas, nhằm đưa đảo Vua trở thành nơi tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí cho du khách trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, dự án Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam và khu công nghệ cao Hoà Lạc đã được khởi công xây dựng ở phía nam hồ Đồng Mô. Như vậy ,chắc chắn trong tương lai khả năng phát triển du lịch của Đồng Mô ngày càng tăng lên.
Ngoài năm điểm du lịch trên đây ,Sơn Tây- Ba Vì còn tập trung nhiều điểm du lịch có quy mô nhỏ hơn như :điểm du lịch Thác Đa, Suối Mơ, vườn Cò Ngọc Nhị,khoảng cách giữa các điểm này là tương đối gần và điều có khả năng kết hợp được với nhau và với các di tích lịch sử trong vùng như: đền Và, chùa Mía, thành cổ Sơn Tây,...hay làng Việt cổ Đường Lâm.
2.3. Đánh giá chung về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở Sơn Tây – Ba Vì.
Qua khảo sát, phân tích điều kiện và hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở Sơn Tây – Ba Vì, sau đây là một số kết luận:
bảng 3: Lượng khách đến một số điểm ở Ba vì - sơn tây năm 2001
Đơn vị: Lượt
STT
Điểm du lịch
Lượng khách quốc tế
% so với cả tỉnh
Lượng khách nội địa
% so với cả tỉnh
Tổng lượng khách
% so với cả tỉnh
1
Vườn quốc gia Ba Vì
400
0,5
42.600
2,9
43.000
2,8
2
Ao Vua
19.000
21,3
151.500
10,4
170.500
11,0
3
Suối Hai
15
0,02
6.626
0,5
6.641
0,4
4
Khoang Xanh
500
0,6
67.000
4,6
67.500
4,4
5
Đồng Mô
29.000
32,5
29.000
30
58.000
3,7
6
Vườn cò Ngọc Nhị
0
0
20.000
1,7
20.000
1,3
7
Cả tỉnh Hà Tây
89.115
100%
1.458.921
100%
1.542.247
100%
Nguồn: Sở Du lịch Hà Tây.
Một số đánh giá.
- Mạng lưới giao thông trong khu vực còn yếu kém, nhiều đoạn đường nối các điểm du lịch và trong khu du lịch là đường hẹp, đường xấu, chưa được đầu tư xây dựng.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối nghèo nàn: Cơ sở lưu trú chưa đảm bảo chất lượng quốc tế, không đa dạng; cơ sở ăn uống chưa cung cấp được những món ăn hợp vệ sinh; cơ sở vui chơi giải trí nhìn chung còn thiếu thốn, chưa hấp dẫn nên thời gian ở điểm du lịch của khách còn thấp, chưa tận dụng được hết khả năng chi tiêu của khách.
- Hầu hết các điểm du lịch còn chưa có cơ sở y tế, trạm cấp cứu, bộ phận cứu hộ.
- Các trạm thông tin liên lạc, điện thoại còn ít, chưa đảm bảo thông tin liên lạc kịp thời.
- Vấn đề môi trường chưa được thực sự quan tâm, thiếu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV290.doc