Đề tài Hiệp định thương mại việt- Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ

Lời nói đầu

Chương I : Những vấn đề chung về Thương mại quốc tế và tổng quan về Hiệp định thương mại Việt - Mỹ.

I. Những vấn đề chung.

1. Lý luận chung về thương mại quốc tế và sự cần thiết phải quan hệ thương mại với mỹ.

1.1. Khái niệm.

1.2. Quá trình hình thành, phát triển và lợi ích của thương mại quốc tế.

1.3 . Phát triển thương mại quốc tế ở Việt Nam hiện nay.

1.4. Lợi ích của Việt Nam thu được trong quan hệ thương mại với Mỹ.

2. Các lý thuyết về thương mại quốc tế.

2.1. Lý thuyết cổ điển.

2.2. Lý thuyết hiện đại.

II. Tổng quan về hiệp định thương mại Việt - Mỹ.

1. Bối cảnh cuộc đàm phán thương mại Việt - Mỹ.

1.1. Bối cảnh chung.

1.2. Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

2. Tiến trình đàm phán ký kết Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ.

2.1. Kết quả đạt được qua các vòng đàm phán.

2.2. ý nghĩa của Hiệp định.

3. Những nội dung chủ yếu của Hiệp định.

3.1. Thương mại hàng hoá.

3.2.Thương mại dịch vụ.

3.3.Quan hệ đầu tư.

3.4.Quyền sở hữu trí tuệ.

Chương II: Hiệp định thương mại Việt - Mỹ: Cơ hội và thách thức với việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ.

I. Quá trình phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ.

1. Giai đoạn trước khi Mỹ hủy bỏ lễnh cấm vận đối với Việt Nam.

2. Giai đoạn sau khi lệnh cấm vận bị huỷ bỏ.

II. Cơ hội thâm nhập thị trường Mỹ của hàng hoá Việt Nam.

1. Cơ hội xuất khẩu các mặt hàng chủ lực.

2. Dự báo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ giai đoạn 2000 - 2010.

III. Thách thức đối với sự phát triển Ngoại thương Việt Nam.

1. Những quy định của Mỹ về hàng nhập khẩu.

2. Vấn đề gian lận thương mại.

3. Công tác xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế.

Chương III: Các giải pháp đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam - sang Mỹ.

I. Các giải pháp tăng cường xuất khẩu các ngành hàng chủ lực.

II. Các giải pháp từ phía nhà nước.

1. Cải cách hệ thống ngân hàng.

2. Tăng cường quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại.

3. Thành lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu.

III. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Mỹ.

1. Giải pháp về vốn.

2. Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa.

3. Chủ động thực hiện tốt công tác thị trường, thông tin, tiếp thị.

4. Nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ của các doanh nghiệp Việt Nam.

Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệp định thương mại việt- Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh nghiệp Việt Nam, các công ty do Mỹ đầu tư, và tất cả các cá nhân và công ty Mỹ hoạt động tại Việt Nam theo Hiệp định này sẽ được tiến hành trong từng giai đoạn từ 3- 6 năm (được áp dụng dài hơn đối với một số mặt hàng nhạy cảm). * Quy chế tối huệ quốc: Việt Nam và Mỹ cam kết thực hiện đối xử thuế quan tối huệ quốc đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào mỗi nước (mức thuế quan này là 50% đối với các quốc gia không nhận được MFN). * Cắt giảm thuế quan: Việt Nam đồng ý cắt giảm thuế quan (mức cắt giảm điển hình là từ 1/3 đến 1/2 ) đối với một loạt các sản phẩm được các nhà xuất khẩu Mỹ quan tâm như các sản phẩm vệ sinh, phim, máy điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, xe gắn máy, điện thoại di động, video games, thịt cừu, bơ, khoai tây, cà chua, hành, tỏi, các loại rau xanh khác, nho, táo và các loại hoa quả tươi khác, bột mỳ, đậu tương, dầu thực vật, thịt và cá đã được chế biến, các loại nước hoa quả...Việc cắt giảm thuế quan các mặt hàng này được áp dụng dần dần trong giai đoạn 3 năm. Phía Mỹ thực hiện cắt giảm ngay theo quy định của Hiệp định song phương. *Những biện pháp phi quan thuế: Phía Mỹ, theo quy định của WTO sẽ không có những rào cản phi quan thuế (trừ hạn ngạch đối với hàng dệt may); trong khi đó, Việt Nam đồng ý loại bỏ tất cả các hạn chế về số lượng đối với một loạt các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp (các linh kiện lắp ráp, thịt bò, các sản phẩm cam quýt...) trong giai đoạn từ 3 -7 năm, phụ thuộc vào từng mặt hàng. * Cấp giấy phép nhập khẩu: Việt Nam sẽ loại bỏ tất cả các thủ tục cấp giấy phép một cách tuỳ ý, và sẽ tuân thủ theo các quy định của Hiệp định WTO. Về việc định giá trị đánh thuế hải quan và các khoản phí hải quan, Việt Nam cần tuân thủ các luật lệ của WTO đối với việc định giá các giao dịch và định giá thuế hải quan, cũng như hạn chế các khoản phí hải quan đánh vào các dịch vụ được thanh toán trong vòng 2 năm.Về phía Mỹ, theo Luật Thương mại Mỹ, các công ty của Việt Nam và các nước khác đều sẽ được cấp giấy phép hoạt động khi có yêu cầu. * Những thước đo về tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm: Hai bên cam kết tuân thủ theo các tiêu chuẩn của WTO; các quy định về kỹ thuật, và những thước đo về vệ sinh an toàn thực phẩm phải được áp dụng trên cơ sở đối xử quốc gia, và chỉ được áp dụng trong chừng mực cần thiết để giải quyết những mục đích chính đáng (bảo vệ con người, bảo vệ cuộc sống của động vật, sinh vật). * Mậu dịch quốc doanh: Cần phải được thực thi theo các quy định của WTO (ví dụ, các doanh nghiệp quốc doanh Việt Nam trước kia chỉ tiến hành các cuộc giao dịch theo những mối quan tâm về thương mại và còn ít quan tâm tới các quy định của WTO). 3.2. Thương mại dịch vụ. Thương mại dịch vụ được đề cập trong chương 3 của Hiệp định. Chương này áp dụng cho các biện pháp của các bên có ảnh hưởng tới dịch vụ thương mại. * Các cam kết chung bao gồm: Các quy định của khuôn khổ Hiệp định chung về Thương mại và Dịch vụ (GATS) bao gồm Tối huệ quốc, Đãi ngộ quốc gia và Pháp luật quốc gia. Về các lĩnh vực và ngành cụ thể: * Các dịch vụ pháp lý: Các nhà dịch vụ Mỹ có thể cung cấp dịch vụ dưới hình thức chi nhánh, công ty 100% vốn Mỹ; các chi nhánh này nhận được giấy phép hoạt động là 5 năm và có thể được gia hạn mỗi lần không quá 5 năm. * Các dịch vụ kế toán, kiểm toán: Cho phép công ty 100% vốn Mỹ được hoạt động trong lĩnh vực này. Giấy phép được cấp trên cơ sở từng trường hợp, có hiệu lực trong 3 năm, không có giới hạn sau đó. Có thể cung cấp các dịch vụ cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong 2 năm đầu, không giới hạn sau đó. * Các dịch vụ kiến trúc: Cho phép công ty 100% vốn Mỹ được phép kinh doanh. Có thể cung cấp các dịch vụ cho các công ty nước ngoài trong 2 năm đầu, sau đó không hạn chế. * Các dịch vụ kỹ thuật: Cho phép công ty 100% vốn Mỹ. Có thể cung cấp các dịch vụ cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong 2 năm đầu, sau đó không giới hạn. * Các dịch vụ về vi tính và các dịch vụ liên quan: Cho phép công ty 100% vốn Mỹ. Có thể cung cấp dịch vụ cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong 2 năm đầu, sau đó không hạn chế. * Các dịch vụ quảng cáo: Chỉ các liên doanh với các đối tác Việt Nam mới được phép kinh doanh một cách hợp pháp các dịch vụ quảng cáo. Phần góp vốn của phía Mỹ không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh. 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực hạn chế này là 51% và 7 năm sau sẽ không hạn chế về tỷ lệ góp vốn từ phía Mỹ trong các liên doanh. * Các dịch vụ tư vấn quản lý: Chỉ thông qua các công ty liên doanh. 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực được phép lập các công ty 100% vốn Mỹ. * Các dịch vụ viễn thông: 1) Các dịch vụ viễn thông có giá trị gia tăng: liên doanh với đối tác Việt Nam được phép kinh doanh dịch vụ viễn thông sau 2 năm (3 năm đối với dịch vụ Internet), vốn của Mỹ không quá 50% vốn pháp định của liên doanh. 2) Các dịch vụ viễn thông cơ bản (bao gồm mobile,cellular và vệ tinh): liên doanh với đối tác Việt Nam được phép kinh doanh dịch vụ viễn thông sau 4 năm, vốn đóng góp phía Mỹ không quá 49% vốn pháp định của liên doanh. 3) Dịch vụ điện thoại cố định: liên doanh với đối tác Việt Nam được phép kinh doanh dịch vụ viễn thông sau 6 năm, vốn đóng góp của phía Mỹ không quá 49% vốn pháp định của liên doanh. Phía Việt Nam có thể xem xét những yêu cầu tăng vốn đóng góp từ phía Mỹ khi Hiệp định này được xem xét lại sau 3 năm. * Các dịch vụ nghe nhìn: Bao gồm các dịch vụ sản xuất và phân phối phim, các dịch vụ chiếu phim. Liên doanh với đối tác Việt Nam được phép kinh doanh dịch vụ nghe nhìn, vốn đóng góp phía Mỹ không quá 49% và sau 5 năm hạn chế về vốn này sẽ là 51%. * Các dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật đồng bộ có liên quan: Cho phép công ty 100% vốn Mỹ. Có thể cung cấp các dịch vụ cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong 3 năm đầu tiên, sau đó không hạn chế. * Các dịch vụ phân phối ( bán buôn và bán lẻ): Được phép lập liên doanh sau 3 năm Hiệp định có hiệu lực, vốn đóng góp phía Mỹ không quá 49%. Sau 6 năm Hiệp định có hiệu lực hạn chế về vốn này sẽ được bãi bỏ. * Các dịch vụ giáo dục: Chỉ dưới các hình thức liên doanh, 7 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực sẽ được phép lập trường học với 100% vốn Mỹ. * Các dịch vụ tài chính: 1) Các dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và các bảo hiểm không bắt buộc: được phép lập liên doanh sau 3 năm Hiệp định có hiệu lực, vốn đóng góp phía Mỹ không quá 50%. Sau 5 năm được phép 100% vốn Mỹ. 2) Các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc (bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trong xây dựng...): được phép lập liên doanh sau 3 năm Hiệp định có hiệu lực, không giới hạn vốn đóng góp của phía Mỹ, sau 6 năm được phép 100% vốn Mỹ. * Các dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính liên quan khác: 1) Các nhà cung cấp, công ty thuê mua tài chính và ngoài ngân hàng: được phép thành lập công ty liên doanh trong vòng 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, cho phép 100% vốn Mỹ. 2) Ngân hàng: sau 9 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các ngân hàng Mỹ được phép thành lập ngân hàng chi nhánh 100% vốn Mỹ tại Việt Nam .Trong thời gian 9 năm đó các ngân hàng Mỹ có thể thành lập ngân hàng liên doanh với đối tác Việt Nam, trong đó phần góp vốn của đối tác Mỹ không dưới 30% và không quá 49%. 3) Các dịch vụ chứng khoán: các nhà kinh doanh chứng khoán Mỹ chỉ được lập văn phòng đại diện tại Việt Nam . * Các dịch vụ y tế: Được phép thành lập các cơ sở chữa bệnh 100% vốn Mỹ. Vốn đầu tư tối thiểu cho bệnh viện là 20 triệu USD, phòng khám đa khoa là 2 triệu và phòng khám chuyên khoa là 1 triệu USD. * Các dịch vụ du lịch và dịch vụ lữ hành liên quan: 1) Các dịch vụ khách sạn và nhà hàng : các công ty cung cấp dịch vụ Mỹ cùng với việc đầu tư xây dựng khách sạn nhà hàng được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn Mỹ. 2) Các dịch vụ đại lý và điều phối du lịch lữ hành: được phép lập liên doanh, phần góp vốn phía Mỹ không quá 49% và 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực hạn chế này là 51% và 5 năm sau hạn chế này sẽ được bãi bỏ. 3.3. Quan hệ đầu tư. * Các cam kết chung bao gồm: Các hoạt động đầu tư của mỗi nước đều được nước đối tác cam kết bảo hộ, Việt Nam đảm bảo việc bảo hộ các công ty Mỹ không bị sung công các khoản đầu tư của họ tại Việt Nam. * Các chuyển khoản tài chính: Cho phép đối tác Mỹ được đem về nước các khoản lợi nhuận và các chuyển khoản tài chính khác trên cơ sở đãi ngộ quốc gia. * Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs): Phía Mỹ cam kết thực hiện ngay từ đầu, Việt Nam sẽ huỷ bỏ dần các TRIMs không phù hợp với các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại của WTO trong 5 năm như những quy định về tỷ lệ số lượng hoặc giá trị sản xuất trong nước. * Đối xử quốc gia: Việt Nam cam kết thực hiện chế độ Đối xử quốc gia với một số ngoại lệ. Việc thẩm tra giám sát đầu tư sẽ được dần huỷ bỏ hoàn toàn đối với hầu hết các khu vực trong giai đoạn 2, 6 hoặc 9 năm (tuỳ thuộc vào loại khu vực đầu tư, ví dụ, đầu tư trong các Khu Công nghiệp hay trong khu vực sản xuất), tuy nhiên Việt Nam duy trì quyền áp dụng thẩm tra giám sát trong những khu vực ngoại lệ nhất định. * Loại bỏ việc giới hạn đóng góp vốn trong các liên doanh: Quy định hiện nay đối với phần góp vốn phía Mỹ trong các công ty liên doanh ít nhất phải 30% vốn pháp định; loại bỏ những quy định bán cổ phần phía Mỹ trong liên doanh cho đối tác Việt Nam. Phía Mỹ chưa được thành lập công ty cổ phần và chưa được phát hành cổ phiếu ra công chúng, chưa được mua quá 30% vốn của một công ty cổ phần. Những ràng buộc này sẽ duy trì trong vòng 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực. * Bộ máy nhân sự của liên doanh: Trong vòng 3 năm huỷ bỏ quy định về số thành viên nhất định người Việt Nam trong Ban giám đốc; giới hạn mạnh mẽ các vấn đề trong đó “sự nhất trí” của ban giám đốc phải đạt được (ví dụ, trong vấn đề đó các thành viên Việt Nam có quyền phủ quyết); cho phép các nhà đầu tư Mỹ được phép tuyển chọn nhân sự quản lý không phụ thuộc vào quốc tịch. Phía Việt Nam cũng cam kết ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực sẽ loại bỏ dần tất cả các đối xử không công bằng về giá đối với các công ty và các cá nhân Mỹ như phí lắp đặt điện thoại và các dịch vụ viễn thông khác, các phí vận tải, thuê mướn nhà xưởng, trang thiết bị, giá nước và dịch vụ du lịch. Trong vòng 2 năm sẽ bỏ chế độ hai giá đối với đăng ký ô tô, giá dịch vụ cảng và giá đăng ký điện thoại. Trong vòng 4 năm sẽ bỏ hẳn chế độ hai giá đối với mọi hàng hoá và dịch vụ kể cả giá điện hay vé máy bay. 3.4. Quyền Sở hữu trí tuệ. Trên lĩnh vực bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ, tuy Việt Nam chưa tham gia nhiều Điều ước Quốc tế đa phương về bảo hộ quyền tác giả nhưng Việt Nam đã tham gia nhiều Điều ước Quốc tế đa phương về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp như Công ước Paris 1883, Thoả ước Madrid 1881, Công ước Stockholm 1967...Việt Nam cũng đã ký kết các thoả thuận hợp tác song phương về Sở hữu trí tuệ với úc, Thái Lan, Pháp và tham gia Hiệp định khung về hợp tác Sở hữu trí tuệ của các nước thành viên khối ASEAN. Chủ trương chung của Việt Nam là sẽ gia nhập Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật cũng như chuẩn bị các điều kiện để gia nhập WTO nhằm mở rộng toàn diện nguyên tắc “làm việc theo pháp luật” trong lĩnh vực bảo hộ Sở hữu trí tuệ trên quy mô quốc tế. Hiệp định Quyền tác giả được ký giữa Việt Nam và Mỹ ngày 27/6/1997 giúp Việt Nam tăng cường thêm một bước công tác quản lý các hoạt động văn hoá thông tin nhằm ngăn chặn việc phổ biến các tác phẩm có nội dung không lành mạnh tại Việt Nam, hạn chế tệ sử dụng tác phẩm của Mỹ mà không chịu trả tiền để kinh doanh kiếm lời của một số tổ chức và cá nhân trong nước. Ngoài ra, thông qua việc thực hiện Hiệp định, các tác phẩm của Mỹ sẽ được lựa chọn kỹ hơn và phổ biến ở Việt Nam với nội dung và hình thức tốt hơn. Quyền Sở hữu trí tuệ được đề cập trong chương 2 của Hiệp định. Việt Nam nhất trí tuân thủ hoàn toàn các quyền Sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPs) trong tất cả các lĩnh vực trong một khuôn khổ thời gian ngắn bao gồm: Việc bảo hộ bản quyền và nhãn hiệu hàng hoá trên cơ sở TRIPs được thực thi trong 12 tháng; bảo hộ các bí mật thương mại và bản quyền trên cơ sở TRIPs được thực thi trong 18 tháng. Việt Nam đồng ý thực hiện những biện pháp bảo hộ mạnh mẽ hơn trong một số lĩnh vực khác như tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hoá, bảo hộ bản quyền đối với các động vật và thực vật, bảo hộ những dữ liệu kiểm tra bí mật được trình cho các Chính phủ. Đối với trường hợp bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hoá, sẽ được thực hiện theo giai đoạn là 30 tháng. Theo Hiệp định thương mại song phương, phía Mỹ cam kết thực thi quyền Sở hữu trí tuệ được ký kết kể từ ngày Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực trừ các nghĩa vụ tại Điều 8 và Điều 3.1 liên quan đến việc bảo hộ thiết kế bố trí (topography) mạch tích hợp được thi hành sau 24 tháng kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Hiệp định cũng quy định trường hợp có xung đột giữa các quy định của Hiệp định này và Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ về quyền tác giả, ký tại Hà Nội ngày 27/6/1997 thì các quy định của Hiệp định này được ưu tiên áp dụng trong phạm vi xung đột. Chương II. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ cơ hội và thách thức với việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ. I. Quá trình phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Mỹ. 1. Giai đoạn trước khi Mỹ huỷ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam. Trước năm 1975. Thời kỳ trước năm 1975 Mỹ có quan hệ kinh tế với c hính quyền Sài Gòn cũ. Kim ngạch buôn bán không lớn, chủ yếu là hàng nhập khẩu của Mỹ để phục vụ cuộc chiến tranh xâm lược. Về xuất khẩu sang Mỹ có một số mặt hàng như cao su, gỗ, hải sản, đồ gốm v.vvới số lượng ít ỏi. Từ tháng 5 năm 1964. Mỹ thực thi cấm vận miền Bắc nước ta và khi Việt Nam thống nhất, Mỹ đã mở rộng cấm vận tới toàn bộ lãnh thổ Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực thương mại, tài chính, tín dụng ngân hàng đồng thời Mỹ khống chế các nước đồng minh và ngăn cản tổ chức tiền tệ và tài chính quốc tế cho Việt Nam vay tiền. Theo số liệu thống kê của Việt Nam, xuất khẩu sang Mỹ thời kỳ 1986 - 1989 hầu như không có gì. Những năm đầu thập kỷ 990. Bước sang thập kỷ 90 quan hệ ngoại giao cũng như quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước Việt Nam và Mỹ đã có những bước tiến đáng kể, lỗ lực hướng tới các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, bình đẳng cùng có lợi, vì lợi ích của mỗi nước cũng như hoà bình và thịnh vượng chung trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Để đến được với lộ trình này, cả hai phía đã có những lỗ lực vượt bậc theo hướng cuẩ "bản lộ trình" được đưa ra dưới thời cực tổng thống G.Bush, trong đó đưa ra các bước tiến tới bình thường hoá quan hệ với Việt Nam mà trong tâm là vấn đề rút quan khỏi Campuchia và vấn đề người Mỹ mất tích, tù binh chiến tranh ở Việt Nam (POW/MIA). Sự hợp tác tích cực và có hiệu quả của chính phủ và nhân dân Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh được dư luận Mỹ đánh giá cao, đã làm thay đổi thái độ của một bộ phận không nhỏ các lực lượng vốn có thái độ tiêu cực ở Mỹ, có lợi cho việc cải thiện dần đàn quan hệ Việt Nam - Mỹ. Cuối năm 1988, Mỹ cho phép gửi sách báo và văn hoá phẩm từ Mỹ về Việt Nam với số lượng không hạn chế. Đồng thời chính phủ Mỹ cho phép Bộ Ngoại giao cấp thị thực vào Mỹ cho những người Việt Nam đến Mỹ với mục đích trao đổi khoa học với thời hạn theo nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ. Trong năm 1991, cùng với việc Việt Nam đồng ý cho Mỹd mở văn phòng POW/MIA ở Hà Nội (8/7) và ký hiện định hoà bình Camphuchia tại Paris (23/10), phía Mỹ đã có nhiều nới lỏng như chính thức bỏ hạn chế đi lại trong vòng 25 dặm đối với cán bộ ngoại giao Việt Nam tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York (23/10), chính thức bỏ hạn chế các nhóm du lịch, cựu chiến binh, các nhà báo, các nhà kinh doanh trong việc tổ chức đoàn đi Việt Nam *17/11) và bắt đầu viện trợ nhân đạo cho Việt Nam (ngày 25/4, Mỹ lần đầu tiên tuyên bố viện trợ 1 tỷ USD giúp Việt Nam trong lĩnh vực chân tay giả). Với những chuyển biến tích cực này, ngày 22/11 thứ trưởng ngoại giao Lê Mai và trợ lý ngoại trưởng Mỹ R.Solomon tiến hành cuộc đàm phán chính thức đầu tiên về bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Mỹ. Sang năm 1992 đã có 3 cuộc gặp gỡ cấp Bộ trưởng ngoại giao và 5 lần Mỹ cử đặc phái viên tổng thống vào Việt Nam để xúc tiến vấn đề POW/MIA, do đó vấn đề này có những cải thiện rõ rệt và phía Mỹ một lần nữa thực hiện dỡ bỏ một loạt các hạn chế trong quan hệ Việt Nam: Cho phép lưu bưu chính viễn thông Mỹ - Việt Nam (13/4), cho phép xuất sang Việt Nam những mặt hàng phục vụ nhu cầu cơ bản của con người và bỏ các hạn chế đối với việc các tổ chức phi chính phủ Mỹ viện trợ nhân đạo cho Việt Nam (30/40); đặc biệt là cho phép các công ty Mỹ được lập văn phòng đại diện và ký các hợp đồng kinh tế ở Việt Nam nhưng chỉ được giao dịch kinh doanh sau khi bỏ cấm vận (14/120). Năm 1993, ông B. Clinton lên nắm quyền, đã tán thành và cam kết tiếp tục "bản lộ trình" của chính quyền ông G.Bush: ngày 2/7 tổng thống Clinton quyết định không ngăn cản các tổ chức tài chính quốc t ế nối lại viên trợ cho Việt Nam. Quyết định có ý nghĩa hơn nhiều đối với doanh nghiệp Mỹ là ngày 14/9/1993 tổng thống Clinton cho phép các công ty Mỹ tham gia đấu thầu các dự án phát triển ở Việt Nam do các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ. Song song với những nỗ lực cải thiện quan hệ của hai chính phủ, của các tổ chức hoạt động ngoại thương giữa 2 nước trong những năm đầu thập kỷ 90 này đã có được những bước đột phá ban đầu. Theo số liệu thống kê, nếu xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ thời kỳ 1986 - 1989 hầu như không có gì, thì năm 1990 đã xuất khẩu được lượng hàng trị giá khoảng 5.000 USD tăng lên 9.000USD năm 1991,11.000USD năm 1992 và lên tới 58.000USD năm 1993. 2.Giai đoạn sau khi Mỹ lệnh cấm vận được huỷ bỏ Ngày 3/2/1994, Tổng thống Mỹ Bill Clinton chính thức tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận chống Việt Nam. Tiếp đó, Bộ Thương mại Mỹ chuyển Việt Nam từ nhóm Z (gồm Bắc Triều Tiên, CuBa và Việt Nam) lên nhóm Y ít hạn chế thương mại hơn (gồm Liên Xô cũ, các nước thuộc khối Vacsava cũ, Anbani, Mông Cổ, Lào, Campuchia và Việt Nam). Bộ Vận tải và Bộ Thương mại Mỹ bãi bỏ lệnh cấm tàu biển và máy bay Mỹ vận chuyển hàng hoá sang Việt Nam, cho phép tàu mang cờ Việt Nam vào cảng Mỹ. Chính phủ Mỹ cũng đồng thời tiến hành các công việc chuẩn bị về chính sách và luật pháp nhằm mục đích phát triển hợp tác kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại với Việt Nam. Đây chính là những sự kiện quan trọng đầu tiên, đánh dấu bước tiến vượt bậc trong củng cố và phát triển quan hệ kinh tế- thương mại giữa hai nước. Trước năm 1990, quan hệ thương mại mang tính một chiều, chỉ có Mỹ xuất khẩu hàng hoá sang Việt Nam, còn về phía Việt Nam thì hầu như chưa có hàng hoá xuất khẩu sang Mỹ. Việt Nam và Mỹ đang cùng hướng tới nhau trong mối quan hệ về nhu cầu rộng lớn bao gồm cả đầu tư và thương mại hàng hoá cũng như dịch vụ đặc biệt là việc xuất nhập khẩu các mặt hàng mang tính chất bổ sung lẫn nhau. Mỹ đang hướng tới Việt Nam như hướng tới một khu vực đầu tư và thị trường đông dân đầy tiềm năng trong việc tiêu thụ các mặt hàng công nghiệp, đặc biệt hàng công nghiệp điện tử- tin học- viễn thông mà hiện nay đang còn ở dạng sơ khai và một thị trường hàng nông sản đầy triển vọng ở khu vực Châu á. Còn Việt Nam hướng tới Mỹ như một thị trường tiêu thụ rộng lớn, có nền công nghệ kỹ thuật hiện đại và có tiềm lực dồi dào về tài chính. Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ kim ngạch mậu dịch Việt- Mỹ năm 1994 đạt trên 222 triệu USD so với 62 triệu USD năm 1993 (tăng hơn 30 lần). Năm 1995 kim ngạch hai chiều đã lên tới 452 triệu USD (gấp hơn 2 lần năm 1994) và năm 1996 tổng kim ngạch đạt 924 triệu USD. Năm 1997 xuất nhập khẩu của Việt Nam vào Mỹ đạt 650 triệu USD và năm 1998 đạt 789 triệu USD (trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đạt 519,5 triệu USD và nhập khẩu đạt 269,5 triệu USD) đứng thứ 75 trong danh sách đối tác thương mại của Mỹ trong năm 1998. Thực tiễn trong năm qua cho thấy Việt Nam vẫn xuất siêu sang Mỹ và sự tăng trưởng xuất khẩu này khá ổn định, xấp xỉ 15- 20%/năm. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ chủ yếu tập trung vào các mặt hàng mà chênh lệch giữa hai mức thuế MFN và non-MFN bằng “0” hay không đáng kể. Những kết quả xuất khẩu trong những năm qua thể hiện tiềm năng mở rộng và thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ nhất là khi Hiệp định thương mại song phương đã được ký kết và hai nước cam kết dành cho nhau MFN. Năm 1994 Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ lượng hàng hoá trị giá 50,4 triệu USD, trong đó hàng nông nghiệp là 38 triệu (chiếm 76% giá trị hàng xuất khẩu sang Mỹ) và hàng phi nông nghiệp chỉ chiếm 12 triệu (tương ứng 24%). Năm 1995, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt 200 triệu USD (gấp gần 4 lần năm 1994), trong đó hàng nông nghiệp chiếm 151 triệu USD (chiếm 76% giá trị hàng xuất khẩu sang Mỹ) và hàng phi nông nghiệp đạt 47 triệu USD (24%). Năm 1996 xuất khẩu của ta sang Mỹ đạt 308 triệu USD, năm 1997 đạt 372 triệu USD. Bảng số 6:Thương mại hai chiều Việt-Mỹ (triệu USD) từ 1994 - 7/2000 1994 1995 1996 1997 1998 1999 1-7/1999 1-7/2000 % XK 50,4 200 308 372 519,5 601,9 283,4 448,2 164,8 58,15 NK 172 252 616 278 269,5 277,3 147,7 232,5 84,8 47,41 Tổng 222,4 452 924 650 789 879,2 431,7 680,7 249,6 57,9 (Nguồn: Hải Quan Hoa Kỳ) Xét về cơ cấu, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Mỹ trong thời kỳ 1994- 1997 chủ yếu thuộc nhóm nông, lâm, thuỷ- hải sản. Trong đó, cà phê chiếm phần lớn với kim ngạch 30 triệu USD năm 1994, 145 triệu năm 1995, 1996 và 108 triệu USD năm 1997. Hàng công nghiệp nhẹ bắt đầu xâm nhập và tăng trưởng nhanh nhưng vẫn chỉ mang tính giới thiệu sản phẩm. Năm 1995 kim ngạch hàng công nghiệp nhẹ đạt 20 triệu USD. Từ 1996 kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng giày dép, nguyên liệu khoáng sản tăng nhanh. Năm 1997 kim ngạch giày dép đạt 97 triệu USD. Trong năm 1994- 1995 nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chủ yếu là xuất khẩu thiếc. Năm 1996 ta bắt đầu xuất dầu thô sang Mỹ và đạt trị giá 81 triệu USD, năm 1997 đạt 52 triệu USD, năm 1998 đạt 66 triệu USD, năm 1999 có xu hướng giảm mạnh. Năm 1996 giá trị kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt 308 triệu USD, trong đó hàng nông nghiệp chỉ còn chiếm 46% và hàng phi nông nghiệp đã chiếm 54%. Bảng số 7: Kim ngạch buôn bán hai chiều Việt - Mỹ 1994 - 1997 (Đơn vị: triệu USD) 1994 1995 1996 1997 i. xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ 50,450 198,966 319,037 388,189 Hải sản 5,802 19,583 33,990 46,376 Cà phê, chè, gia vị 31,193 146,455 110,910 108,208 Ngũ cốc 4,506 5,845 20,955 Sản phẩm thịt, cá 10,477 Đường, bánh, kẹo 1,252 Dầu thô 1,105 80,650 36,670 Cao su và sản phẩm cao su 1,572 0,564 3,013 Sản phẩm da 0,490 0,896 0,502 0,493 May mặc 2,518 16,867 23,601 25,928 Giày dép 3,308 39,169 97,644 Hàng gốm 0,190 0,454 0,818 1,209 Hạt điều 7,585 15,386 ii. nhập khẩu từ Mỹ 172,223 252,860 616,047 277,787 Nhiên liệu 0,734 4,719 4,844 Hoá chất hữu cơ 1,379 2,467 6,100 4,891 Phân bón 16,533 35,909 52,259 8,943 Chất dẻo 2,004 4,057 7,381 7,392 Giấy và bột giấy 0,729 9,588 10,684 4,111 Bông 12,735 7,259 11,590 12,091 Giày dép 1,357 14,196 16,405 Nhôm 4,266 11,154 13,679 Thiết bị điện 14,624 24,583 42,114 43,942 Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi 16,484 65,025 67,667 53,251 Sản phẩm quang học, đo lường 3,621 8,691 12,375 15,258 Xe ô tô 6,245 37,138 23,742 19,920 ( Nguồn: Phòng Thông tin Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam ) Do chưa được hưởng quy chế Tối huệ quốc (MFN) nên hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ phải chịu các rào cản thuế quan và phi thuế quan. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Mỹ gồm thuỷ sản chiếm 15,6% kim ngạch xuất khẩu năm 1998, cà phê chiếm 18,54%, dầu thô chiếm 17%, gạo chiếm 8,38% và giày dép các loại chiếm 20,4%. Các nhóm hàng này chiếm đến 80% kim ngạch xuất khẩu và là các mặt hàng có hàm lượng chế biến thấp. Nhìn chung năm 1999 thương mại giữa hai nước tăng trưởng ổn định trong hoàn cảnh nền kinh tế toàn cầu đang diễn biến rất phức tạp. Xét về tổng kim ngạch thương mại song phương, Việt Nam hiện đang xếp thứ 72/227 nước có quan hệ buôn bán với Mỹ trên nhiều nước như Bulgaria, Ukraina, Slovenia mặc dù hàng Việt Nam hiện đang phải chịu mức thuế suất nhập khẩu cao hơn so với các nước này (nếu tính về kim ngạch xuất khẩu thì Việt Nam đứng cao hơn, tức là khoảng thứ 65/227 nước xuất khẩu vào Mỹ). Tuy nhiên so với ngay các nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan (xuất khẩu đạt gần 14,3 tỷ USD), Philippines (12,4 tỷ USD) thì xuất khẩu của ta còn thua kém nhiều. Có nhiều lý do giải thích cho sự việc này, nhưng lý do nổi bật nhất vẫn là thuế suất nhập khẩu quá cao mà hàng xuất khẩu của ta cho đến nay vẫn phải chịu khi nhập khẩu vào Mỹ. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc đạt được khung pháp lý điều chỉnh quan hệ thương mại giữa hai nước. Xét riêng tháng 1/2000, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 67,3 triệu USD so với 44,9 triệu USD cùng kỳ năm ngoái, đạt mức tăng trưởng 49,9%. Đây là một trong những mức tăng cao nhất trên thế giới (trung bình xuất khẩu của thế giới vào M

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0076.doc