Đề tài Hiệu quả đầu tư và phân biệt hiệu quả đầu tư ở 3 cấp độ: dự án, doanh nghiệp và nền kinh tế

I. Tổng quan về hiệu quả đầu tư. 1

1.1. Khái niệm. 1

1.2. Phân loại. 1

1.3. Nguyên tắc xác định hiệu quả: 1

II. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư. 2

2.1. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án: 2

2.1.1. Hiệu quả tài chính: 2

2.1.1.1. Chỉ tiêu lợi nhuận thuần và thu nhập thuần của dự án: 2

2.1.1.2. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư: 3

2.1.1.2. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn tự có: 3

2.1.1.4. Chỉ tiêu số lần quay đều của vốn hoạt động: 4

2.1.1.5. Chỉ tiêu tỷ số lợi ích - chi phí (ký hiệu B/C): 5

2.1.1.6. Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư (T): 6

2.1.1.7. Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): 7

2.1.1.8. Chỉ tiêu điểm hòa vốn (BEP): 8

2.1.2. Hiệu quả kinh - tế xã hôi của dự án đầu tư 10

2.1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết phải xem xét hiêu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư. 10

2.1.2.2. Mực tiêu và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư. 10

2.1.2.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư: 11

2.1.2.4. Các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư xem xét ở tầm vĩ mô. 13

2.2. Hiệu quản đầu tư trong doanh nghiệp: 19

2.2.1. Hiêu quả đầu tư trong các doanh nghiệp kinh doanh. 19

2.2.1.2. Hiệu quả tài chính: 19

2.2.1.2. Hệ thống các chỉ tiêu cơ bản phản ành hiệu quả kinh tế xã hội: 20

2.2.2. Hiệu quả đầu tư đồi với các doanh nghiệp hoạt động công ích. 20

2.3. Hiệu quả đầu tư của ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. 21

2.3.1. Hiệu quả kinh tế: 21

2.3.1.1. Mức tăng của giá trị sản xuất so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu (HIv(GO)). 21

2.3.1.2. Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu (HIv(GDP)). 21

2.3.1.3. Mức tăng của giá trị tăng thêm so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu (HIv(VA)). 22

 

doc41 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả đầu tư và phân biệt hiệu quả đầu tư ở 3 cấp độ: dự án, doanh nghiệp và nền kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm gián tiếp. IvT: Số vốn đầu tư đầy đủ của dự án đang xem xét và các dự án liên đới: IvT = Ivd + Iind, với Iind là số vốn đầu tư gián tiếp. * Chỉ tiêu ngoại hối ròng (tiết kiệm ngoại tệ): Chí tiêu này cho biết mức độ đóng góp của dự án vào cán cân thanh toán của nền kinh tế đất nước. Trình tự xác định chỉ tiêu này như sau: B1: Xác định các khoản thu, chi ngoại tệ từng năm và cả đời dự án đang xem xét (thu, chi ngoại tệ trực tiếp). B2: Xác định các khoản thu, chi ngoại tệ từng năm và cả đời dự án liên đới (thu, chi ngoại tệ gián tiếp). B3: Xác định tổng chênh lệch thu, chi ngoại tệ (trực tiếp và gián tiếp) từng năm và cả đời dự án theo công thức sau: , Và: , và Trong đó: + P(FE): Tổng chênh lêch thu chi ngoại tệ cả đời dự án tính theo mặt bằng hiện tại. + Nếu P(FE)>0 thì dự án tác động tích cực làm tăng nguồn ngoại tệ của đất nước và ngược lại. B4: Xác định số ngoại tệ tiết kiệm do sản xuất hàng thay thế nhập khẩu không phải nhập khẩu hàng từ nước ngoài. B5: Xác định toàn bộ số ngoại tệ ở bước 3 và bước 4. Nếu kết quả là dương thì dự án tác động tích cực làm tăng nguồn ngoại tệ của đất nước và ngược lại. * Chỉ tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế: Chi tiêu này cho phép đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm do dự án sản xuất ra trên thị trường quốc tế. Phương pháp xác định chỉ tiêu này như sau: B1: Xác định P(FE) B2: Tính đầu vào của dự án từ các nguồn trong nước (vốn đầu tư, nguyên vật liệu, dịch vụ kết cấu hạng tầng, tiêng lương trả cho lao động trong nước) phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu hay thay thế nhập khẩu. Giấ trị đầu vào này tính theo giá trị thị trường trong nước điều chỉnh, ở mặt bằng hiện tại và tỷ giá hối đoái điều chỉnh. B3: So sánh số ngoại tệ tiết kiệm với giá trị đầu vào trong nước. Công thức tính như sau: Trong đó: - IC: CHỉ tiêu biểu thị khả năng cạnh trnah quốc tế. - DR: Các đầu vào trong nước dùng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu Nếu tỷ số này lớn hơn 1 là sản phẩm của dự án có khả năng cạnh tranh quốc tế. * Những tác động khác của dự án: - Những ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng: Sự tăng năng lực phục vụ của kết cấu hạ tầng sẳn có, bổ sung năng lực phục vụ mới của kết cấu hạ tầng mới. - Tác động đến môi trường: Đây là ảnh hưởng của các đầu vào, đầu ra của dự án đến môi trường. Trong các tác động có tác động tích cực và tác động tiêu cực. Nếu có tác động tiêu cực thì đưa ra các giải pháp khác phục và chi phí để thực hiện các giải pháp đó. Nếu chi phí này quá lớn, lơn hơn cái xã hội nhận được thì phải chuyển địa điểm thực hiện dự án (nếu có thể dược hoặc bác bỏ dự án. - Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất và trình độ nghề nghiệp của người lao động, trình độ quản lý của những nhà quản lý, nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập của người lao động. - Những tác động về xã hội, chính trị và kinh tế khác. 2.2. Hiệu quản đầu tư trong doanh nghiệp: Căn cứ vào chức năng và mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. doanh nghiệp được chia thành 2 loại: doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp hoạt động công ích. Vì mục tiêu hoạt động đầu tư của hai loại hình doanh nghiệp này khác nhau nên các chỉ tiêu đo lường hiệu quả và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của chúng cũng khác nhau. 2.2.1. Hiêu quả đầu tư trong các doanh nghiệp kinh doanh. 2.2.1.2. Hiệu quả tài chính: * Sản lượng tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị vốn đầu tư đã tạo ra bao nhiêu mức tăng của sản lượng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. * Doanh thu tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết mức doanh thu tăng thêm tính trên một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. * Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư : Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng tạo ra được bao nhiều đồng lợi nhuận tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. Trị số của các chi tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp càc cao. * Hệ số huy động tài sản công định: Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh giá trị TSCĐ mới tăng với tổng mức vốn đầu tư xây dựng vốn cơ bản thực hiện trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đạt được kết quả của hoạt động đầu tư trong tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện trong kỳ nghiên cứu hoặc tổng vốn đầu tư xay dựng cơ bản thực hiện của doanh nghiệp. Trị số chỉ tiêu này càng cao phản ánh doanh nghiệp đã thực hiện thi công dứt điểm, nhanh chóng huy độngcác công trình vào hoạt động, giảm được tình trạng ứ đọng vốn. 2.2.1.2. Hệ thống các chỉ tiêu cơ bản phản ành hiệu quả kinh tế xã hội: * Mức đóng góp ngân sách tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng xét trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã đóng góp ngân sách với mức tăng thêm là bao nhiêu. * Mức tiết kiệm ngoại tệ tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh tổng số ngoại tệ tiết kiệm tăng thêm với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã đem lại mức tiết kiệm ngoại tệ tăng thêm là bao nhiêu. * Mức thu nhập tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã đem lại mức thu nhập (hay tiền lwong của người lao động) tăng thêm là bao nhiêu. * Số việc làm tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã tạo ra số việc làm tăng thêm là bao nhiêu. Các chỉ tiêu hiệu quả trên còn có thể được xác định cho bình quân năm chokysnghieen cứu của doanh nghiệp. Trị số của các chỉ tiêu hiệu quả xem xét càng cao chứng tỏ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế xã hội ngày càng cao. 2.2.2. Hiệu quả đầu tư đồi với các doanh nghiệp hoạt động công ích. Doanh nghiệp hoạt động công ích là doanh nghiệp nhà nước sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của nhà nước hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp nhà nước có doanh thu trên 70% trở lên từ hoạt động công ích thì doanh nghiệp đó được xếp vào loại hình doanh nghiệp hoạt động công ích. Các chỉ tiêu hiệu quả cơ bản thường được sử dụng như sau: * Hệ số huy động TSCĐ (so với vốn đầu tư thực hiện trong kỳ hay so với toàn bộ tổng vốn đầu tư thực hiện). Trị số chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp hoạt động công ích càng cao. * Mức chi phí đầu tư tiết kiệm được so với tổng mức dự toán: Trị số của chỉ tiêu này càng cao với điều kiện các công trình đầu tư được đưa vào hoạt động đúng thời hạn và đảm bảo thực hiện được các mục tiêu được giao thì hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp hoạt động công ích càng cao. * Thời gian hoàn thành sớm so với thời gian dự kiến đưa công trình vào hoạt động song vẫn đảm bảo chất lượng công trình và chi phí trong phạm vi được duyệt. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp hoạt động công ích càng cao. Đối với doanh nghiệp hoạt động công ích có thu có thể tính thêm các chỉ tiêu hiệu quả tài chính như các doanh nghiệp kinh doanh như sản lượng (doanh thu) tăng thêm tính trên 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ của doanh nghiệp, 2.3. Hiệu quả đầu tư của ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. 2.3.1. Hiệu quả kinh tế: 2.3.1.1. Mức tăng của giá trị sản xuất so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu (HIv(GO)). Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của giá trị sản xuất với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và của toàn bộ nền kinh tế. Trong đó: + : Giá trị sản xuất tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và của toàn bộ nền kinh tế. + IvPHTD: Vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng đã tạo ra mức tăng giá trị sản xuất bao nhiêu trong kỳ nghiên cứu cho các ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. 2.3.1.2. Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu (HIv(GDP)). Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và của toàn bộ nền kinh tế. Trong đó: + : Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và của toàn bộ nền kinh tế. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng đã tạo ra mức tăng tổng sản phẩm quốc nội bao nhiêu trong kỳ nghiên cứu cho các ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. 2.3.1.3. Mức tăng của giá trị tăng thêm so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu (HIv(VA)). Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của giá trị tăng thêm so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của từng ngành. Trong đó: + : Mức tăng của giá trị gia tăng trong kỳ nghiên cứu của từng ngành. + IvPHTD: Vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng đã tạo ra mức tăng giá trị gia tăng là bao nhiêu trong kỳ nghiên cứu cho từng ngành. 2.3.1.4. Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội so với giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu (HF(GDP)). Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội với giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu của địa phương, vùng và của toàn bộ nền kinh tế. Trong đó: + : Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và của toàn bộ nền kinh tế. + F: Là giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu của địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị tài sản cố định huy động trong kỳ đã tạo ra mức tăng tổng sản phẩm quốc nội bao nhiêu trong kỳ nghiên cứu cho địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. 2.3.1.5. Mức tăng của giá trị gia tăng so với giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu (HF(VA)). Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của giá trị gia tăng với giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu của từng ngành. Trong đó: + : Mức tăng của giá trị gia tăng trong kỳ nghiên cứu của từng ngành. + F: Là giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu của địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị tài sản cố định huy động trong kỳ đã tạo ra mức tăng giá trị gia tăng là bao nhiêu trong kỳ nghiên cứu cho từng ngành. 2.3.1.6. Suất đầu tư cần thiết để làm tăng thêm một đơn vị tổng sản phẩm quốc nội (tính cho từng địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế) hoặc một đơn vị giá trị gia tăng (tính cho từng ngành). Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị tổng sản phẩm quốc nội tăng thêm hoặc một đơn vị giá trị gia tăng cần bao nhiêu vơn đầu tư. Xét trên góc độ sử dụng nguồn lực đầu vào là vốn và đầu ra là mức tăng trưởng (∆GDP hay ∆VA), hệ số ICOR phản ánh đúng hiệu quả của việc sử dụng vốn. Tuy nhiên việc sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả đầu tư có những hạn chế là: chưa tính đến độ trễ của thời gian trong đầu tư, chưa xem xét đến ảnh hưởng ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào khác như lao động, đất đai, công nghệ và ảnh hưởng của các yếu tố ngoại ứng. Vì vậy khi sử dụng chỉ tiêu này phải xem xét trong điều kiện nhất định khi các điều kiện liên quan đến việc gia tăng sản lượng không đổi. 2.3.1.7. Hệ số huy động Tài sản cố định (HTSCĐ). Chỉ tiêu này biểu thị mối quan hệ tỷ lệ giữa giá trị TSCĐ huy động ở các cấp độ ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế trong kỳ nghiên cứu với tổng số vốn đầu tư thực hiện trong kỳ nghiên cứu ở các cấp độ ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. Trong đó: + F: Giá trị TSCĐ huy động trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. + IvTH: Vốn đầu tư thực hiện trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế hoặc toàn bộ vốn đầu tư thực hiện. Trị số của chỉ tiêu này càng cao phản ánh việc thi công dứt điểm xây dựng công trình, các công trình nhanh chóng được huy động vào sử dụng trong từng ngành, vùng, địa phương và toàn bộ nền kinh tế làm tăng năng lực sản xuất kinh doanh dịch vụ của ngành, vùng, địa phương và toàn bộ nền kinh tế. Ngoài các chỉ tiêu cơ bản trên, để đánh giá hiệu quả kinh tế của đầu tư theo cấp độ ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế còn có thể sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế khác như: mức tăng thu nhập quốc dân, mức tăng thu ngân sách, mức tăng thu ngoại tệ hay mức tăng kim ngạch xuất khẩu so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu; tác động của đầu tư phát triển đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các hoạt động khác. Mức đóng góp cho ngân sách tăng thêm tính trên một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. Mức tiết kiệm ngoại tệ tăng thêm tính trên một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và của toàn bộ nền kinh tế. 2.3.2. Hiệu quả về mặt xã hội của đầu tư phát triển: Các chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để phản ánh hiệu quả xã hội của hoạt động đầu tư phát triển ở cấp độ ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế như sau: Số lao động có việc làm do đầu tư và số lao động có việc làm tính trên một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu. Mức giá trị gia tăng phân phối cho các nhóm dân cư và vùng lãnh thổ và mức giá trị gia tăng phân phối cho các nhóm dân cư và vùng lãnh thổ tính trên một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu. Các tác động khác như: chỉ tiêu cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, cải thiện chất lượng hành tiêu dùng và cơ cấu hàng tiêu dùng của xã hội, cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện môi trường sinh thái, phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và sức khỏe .v.v. III. Thực trang hiệu quả đầu tư và ứng dụng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở một số ngành nghề lĩnh vực trong hoạt động thực tiễn. 3.1. Thực trạng hiệu quả đầu tư ở Việt Nam Mặc dù dã đạt được một số thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới, cải cách kinh tế trong vài thập kỷ lại đây, nhưng hiệu quả đầu tư – nhân tố có ý nghĩa quyết định đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng, đặc biệt là trong dài hạn - ở Việt Nam hiện nay lại đang được đánh giá là kém hiệu quả. Thực tế trong những năm qua, để duy trì mức tăng trưởng như hiện nay, Việt Nam đã phải trả một giá khá đắt khi tỷ lệ thất thoát ở mức khá cao, điều này là hết sức nghịch lý đối với một quốc gia đang phát triển cần sử dụng vốn đầu tư hiệu quả nhất. Chính vì lẻ đó việc mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả đầu tư là một trong những giải pháp quan trọng được Đảng và Chính phủ đề ra nhằm đẩy mạnh tốc độ và cải thiện chất lượng tăng trưởng, tiếp tục sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. 3.1.1. Thực trạng đầu tư của Việt Nam trong những năm qua * Tỷ lệ đầu tư tăng lên nhưng tốc độ phát triển kinh tế tổng thể không có sự thay đổi căn bản. Thứ nhất là sự tăng lên của hệ số ICOR: BẢNG 1: Đầu tư, tăng trưởng và ICOR giai đoạn 1990 – 2003 Năm Vốn đầu tư Tốc độ tăng GDP(%) Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP ICOR Giá trị (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) 1990 7581,4 26,53 5,09 18,07 3,55 1991 19219,8 18,47 5,81 25,06 4,31 1992 24736,7 51 8,70 22,38 2,57 1993 42177,2 38,22 8,08 30,07 3,72 1994 54296,2 -0,97 8,83 30,41 3,44 1995 72447 33,90 9,54 31,65 3,32 1996 87386,5 14,89 9,34 32,12 3,44 1997 108370 19,23 8,15 34,55 4,24 1998 117134 2,65 5,76 32,45 5,63 1999 131170,9 9,79 4,77 32,80 6,88 2000 145333 10,8 6,79 32,91 4,85 2001 163543 12,21 6,89 33,98 4,93 2002 193098,5 15,67 7,08 36,04 5,09 2003 219675 10,45 7,26 36,27 5,0 Nguồn: Tính toán từ niên giám thông kê năm 2004, Nxb Thống kê, HN 2005 Trong những năm qua, đầu tư được đánh giá là nhân tố quan trọng nhất quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo, thực hiện sự nghiệp CNH – HĐH ở việt Nam. Đầu tư tăng lên cả về giá trị tuyệt đối và tỷ lệ so với GDP. Ngoại trừ năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, còn lại nhìn chung tốc độ vốn đầu tư tăng lên lien tục, nếu như năm 1990 vốn đầu tư mới chỉ dừng lại ở 7.581,4 tỷ đồng và năm 2003 đã lên đến 219.675 tỷ đồng. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của chúng ta hiện nay đang được đánh giá là kém hiệu quả, điều đó được thể hiện trước hết ở sự tăng lên của hệ số ICOR. Mặc dù có biến động ở một vài năm, nhưng nếu như năm 1990 hệ số ICOR mới chỉ là 3,55 thì đến năm 2003 đã lên đến 5,0. Hệ số ICOR không phải là tiêu chí duy nhất để đánh giá hiệu quả đầu tư, nhưng đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu, từ những thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng, tình trạng tham ô diễn ra một cách khá phổ biến ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy sự gia tăng hệ số ICOR là hoàn toàn có cơ sở. Thứ hai là vấn đề đầu tư tài sản vốn vật chất. Giai đoạn cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, VieetjNam thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư quá mức vào ngành công nghiệp năng vào ngành công nghiệp năng thong qua khu vực các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, vốn con người, công nghệ, dẫn đến sự mất cân đối nghiêm trọng về phân bổ và sử dụng nguồn lực. Từ giữa thập kỷ 80, chính sách đầu tư vào tài sản vốn vật chất đã có sự thay đổi đáng kể, theo đó giảm sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào các hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể. Nhà nước chỉ quản lý ở tầm vĩ mô, tạo cơ chế huy động và khuyến khích các thành phần kinh tế ham gia đâu tư, thực hiện cổ phần hóa và đổi mới doanh nghiệp, tiếp tục thực hiện chinhsachs mở cửa, hội nhập kinh tế. Tuy nhiên thực tế là trong giai đoạnh này, đầu tư của Nhà nước vào khu vực kinh tế quốc doanh vẫn tiếp tục giữ tỷ trọng cao và tăng lên khá nhiều so với các thành phần kinh tế khác, mặc dù xu hướng đóng góp của khu vực này cho GDP lại đang có xu hướng giảm đi, điều đó được thể hiện ở bản dưới đây: BẢNG 2: Cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế và tỷ trọng của từng khu vực trong GDP (giá hiện thành) Cơ cấu đầu tư (%) Cơ cấu GDP (%) 1995 2000 2003 1995 2000 2003 Khu vực nhà nước 42,0 57,5 56,5 40,2 38,5 38,3 Khu vực ngoài quốc doanh 27,6 23,8 26,7 53,5 48,2 47,8 Khu vực có vốn ĐT nước ngoài 30,4 18,7 16,8 6,3 11,4 14,0 Nguồn: Tổng cục thống kê 2005 Nhìn vào bảng trên ta thấy, nếu như năm 1995 1% đóng góp của khu vực nhà nước vào GDP tương wgns với 1,04% đóng góp của đâu tư thì đến năm 2000 là GDP cần 1,49% và năm 2003 là 1,48%. Như vậy, nhìn chung để có 1% đóng góp vào GDP, khu vực kinh tế nhà nước ngày càng cần mức đầu tư cao hơn, trong khi đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước tuy có tỷ trọng đầu tư thấp nhất nhưng đóng góp vào GDP lại ở mức cao nhất. Theo tính toán năm 1995 1% GDP được tạo ra bởi khu vực này chỉ cần mức đầu tư 0,52% và năm 2003 là 0,55%. Vì vậy trong thời gian tới chúng ta cần xem xét lại cơ cấu đầu tư một cách hợp lý hơn theo hướng tập trung vào những ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao, những khu vực có khả năng đóng góp cho GDP nhiều nhất, tránh tập trung quá nhiều vào khu vực doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả. Ngay cả trong cơ cấu đầu tư cũng có sự mất cân đối thể hiện ở hai chương trình đầu tư quốc gia giai đoạn 1996 – 2000, 2001 – 2005, trong đó đầu tư cho các ngành nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng và giao thong vận tải – bưu chính viễn thông vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất: 76,3%, 74%. Trong khi đó đầu tư vào các lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, xã hội chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn là 5,8%, sản xuất thép Thứ ba là chỉ số năng suất tổng hợp (TFP) tăng với tốc độ thấp. Mặc dù còn một số điểm khác biệt và hạn chế trong cách tính chỉ số này, nhưng nhìn chung đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn lực sản xuất và là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tăng trưởng, cũng như sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Tốc độ tăng năng suất tổng hợp cho ta biết tỷ lệ tăng lên của kết quả sản xuất do nâng cao năng suất tổng hợp chung (như các yếu tố cải thiện công nghệ, vốn con người). Tốc độ tăng TFP bình quân của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1992 – 2002 là 1,71%, trong đó cụ thể các năm như sau: 1,56% (1991), 3,97% (1992), 2,12% (1993), 2,35% (1994), 2,99% (1995), 2,90% (1996), 1,88% (1997), -0,44% (1998), -0,75% (1999), 1,34% (2000), 1,11% (2001), và 1,43% (2002). Nhìn chung tốc độ tăng cũng như mức đóng góp của TFP vào tốc độ tăng trưởng của Việt nam trong những năm qua còn thấp so với một số nước trong khu vực. Chẳng hạn như mức bình quan của Hàn Quốc thời kỳ 1980 – 1990 (thời kỳ trước thời điểm điểm tính toán của chúng ta rất nhiều) có tốc độ tăng là 2,80 và mức đóng góp là 31,46%, Xingapo là 3,9 và 57,35%, Thái Lan là 1,6 và 21,33%, đặc biệt ấn Độ là 3,6 và 66,67%. Điều đáng nói là tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế trong những năm qua chủ yếu vẫn là do mở rộng quy mô sản xuất theo chiều rộng với việc đầu tư them vốn, lao động. Còn đầu tư vào các nhân tố như đổi mới công nghệ, con người tuy đã có xu hướng tăng lên nhưng nhìn chung vẫn còn thấp, phản ánh chất lượng tăng trưởng chưa cao. Trong sự tăng lên của GDP, phần đóng góp cho sự tăng của TFP (tính chung cho cả thời kỳ 1991 – 2002) mới chỉ đạt khoảng 22,97%, đứng đầu vẫn là do đầu tư của vốn với 57,93% và cuối cùng là lao động 19,10%. *Tỷ lệ hình thành tài sản cố định có xu hướng giảm. Trong những năm qua, do lượng vốn đầu tư có hạn, cùng với việc một lúc thực hiện quá nhiều dự án, nên tình trạng chung của các dự án là dở dang, chậm tiến độ hoàn thành. Theo thống kê sơ bộ, chỉ tính riêng năm 2003 có khoảng trên 10.000 dự án thuộc nhóm B và C đang thực hiện, nhưng chỉ có khoảng 20% số dự án sẽ kết thúc đầu tư, trong khi đó nếu chiểu theo quy định về thời gian thì phải có 38% số dự án phải hoàn thành. Điển hình cho việc chậm của các dự án đầu tư phải kể đến dự án xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất (công trình kéo dài trong suốt 15 năm). Sự chậm trể của dự án này do có nguyên nhân quan trọng là Nhà nước không thể huy động đủ vốn như đã dự tính cho công trình. BẢNG 3: Tỷ lệ hình thành tài sản cố định trên tổng đầu tư. Năm Giá trị tài sản cố định mới tăng theo giá thực tế Vốn đầu tư theo giá thực tế % 2000 104.582 151.183,0 69 2001 111.895 170.496,0 65 2002 120.611 199.104,5 60 2003 142.568 231.616,0 61 2004 179.000 275.000,0 65 2005 225.000 335.000,0 67 Nguồn: Tính toán từ niên giám thông kê năm 2004, Nxb Thống kê, HN 2005 Tỷ lệ hình thành tài sản cố định cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư. Tất nhiên không phải tất cả các công trình ngay một lúc đều phairhoanf thành và phát huy hiệu quả, nhưng qua việc tỷ lệ hoàn thành của các công trình xây dựng có xu hướng giảm trong những năm gần đây cho thấy hiệu quả đầu tư của chúng ta nhìn chung là khá thấp. Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy tỷ lệ sản phẩm dở dang, hang tồn kho năm 2000 là 31%, 2001 là 35% và đặc biệt năm 2002 là 40%, 2003 là 39%, và năm 2004, 2005 là 35%, và 33%. Sở dĩ vào hai năm 2004, 2005 tỷ lệ sản phẩm dở dang có giảm đi là do Chính phủ đã có những biện pháp kiên quyết hơn nhằm khắc phục và hạn chế tình trạng tham ô, thất thoát, dàn trải trong đầu tư. Theo đó từ cuối năm 2004 đặc biệt là năm 2005 được Chính phủ lựa chọn là năm điểm để đấu tranh khác phục chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và đầu tư dàn trải Cụ thể Chính phủ đã kiên quyết dừng lại những dự án đầu tư kém hiệu quả, những dự án xác định là sai thiết kế như Nhà máy giấy ở Kon Tum. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng tạm hoãn chưa thực hiện một số dự án đã được phê duyệt, nhưng chưa cân đối được nguồn vốn và kiên quyết giải quyết tình trạng nợ đọng trong xây dựng; các địa phương từ năm 2004 trở đi phải dung một phần ngân sách địa phương được cấp để giải quyết nợ đọng xây dựng từ những năm trươc * Tình trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng. Thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng đang là một vấn đề nhức nhối gây ra nhiều bức xúc trong dư luận nhân dân thời gian qua. Thực tế này tồn tại dai dẳng trong nền kinh tế trong nhiều năm qua với mức độ khá trầm trọng. Chính vì lẽ đó mà trong thời gian gần đây, Đảng và Chinhsphur đang làm hết sức để đẩy lùi tình trạng này. Thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tuổi thọ và hiệu quả hoạt động của các công trình xây dựng, điều đó giải thích tại sao có nhiều công trình xuống cấp nhanh chóng khi mới đưa vào sử dụng, hay hoạt động ké

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5950.doc
Tài liệu liên quan