MỤC LỤC
MỤC LỤC . 2
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ . 5
DANH MỤC VIẾT TẮT . 6
LỜI MỞ ĐẦU . 8
CHưƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG HÌNH THỨC
PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU VÀ TRÁI PHIẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN. . 12
1.1 Công ty cổ phần . 12
1.2 Cơ cấu vốn của công ty cổ phần . 12
1.2.1 Khái quát chung về cơ cấu vốn . 12
1.2.2 Cơ cấu vốn mục tiêu . 15
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cơ cấu vốn mục tiêu. 15
1.3. Các hình thức huy động vốn của công ty cổ phần . 16
1.3.1 Vay vốn ngân hàng . 16
1.3.2 Tín dụng thương mại . 16
1.3.3 Phát hành chứng khoán . 17
1.3.4 Các hình thức huy động vốn khác . 17
1.4 Huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu . 17
1.4.1 Cổ phiếu và hình thức phát hành cổ phiếu . 17
1.4.2 Trái phiếu và hình thức phát hành trái phiếu . 20
1.5 Khái quát về hiệu quả huy động vốn . 25
1.5.1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn . 25
1.5.2 Tiêu chí phản ánh hiệu quả huy động vốn . 25
1.6. Các nhân tố tác động tới quá trình huy động vốn của công ty cổ
phần . 28
1.6.1 Các nhân tố khách quan . 28
1.6.2 Các nhân tố chủ quan . 29
CHưƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG HÌNH
THỨC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU, TRÁI PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
VINCOM. 31
2.1. Tình hình huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu, trái
phiếu tại các doanh nghiệp cổ phần Việt Nam . 31
2.1.1 Phân tích tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam . 31
2.1.2 Những xu hướng mới trong hình thức phát hành cổ phiếu, trái
phiếu để huy động vốn tại các công ty cổ phần Việt nam . 34
2.2 Giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần Vincom . 36
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty . 36
2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Vincom . 37
2.2.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Vincom . 39
2.2.4 Cơ cấu nguồn vốn của công ty . 40
2.3 Tình hình huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu của
công ty Vincom . 40
2.3.1 Những đợt huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu của
Vincom . 40
2.3.2 Phân tích việc huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu
ra công chúng lần đầu (IPO) . 41
2.3.3 Phân tích việc huy động vốn qua đợt chào bán cổ phiếu ra công
chúng đầu năm 2008 của Vincom . 45
2.4 Tình hình huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu của
công ty Vincom . 47
2.4.1 Những đợt huy động vốn của Vincom thông qua hình thức phát
hành trái phiếu . 47
2.4.2 Phân tích kết quả của đợt phát hành trái phiếu lần thứ 2(2008) 48
2.4.3 Phân tích kết quả của 2 đợt phát hành trái phiếu (đợt 3 và đợt 4)
của công ty Vincom trong quý 4 năm 2009. 50
CHưƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN VINCOM THÔNG QUA THỊ TRưỜNG CHỨNG KHOÁN . 54
3.1 Quy mô, kết cấu nguồn vốn giai đoạn 2006 – 2009 của Vincom 54
3.2 Đánh giá hiệu quả huy động vốn thông qua chỉ tiêu . 61
3.3 Đánh giá huy động vốn nói chung của các công ty trong cùng
ngành . 66
CHưƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HUY ĐỘNG VỐN BẰNG HÌNH THỨC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU, TRÁI
PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN . 69
4.1 Những yếu tố bên trong tác động tới quá trình huy động vốn của
Vincom . 69
4.1.1 Mạng lưới thông tin hiệu quả . 69
4.1.2 Làm đẹp báo cáo tài chính . 70
4.1.3 Quản lý chưa chặt chẽ chi phí huy động vốn . 70
4.2 Những yếu tố bên ngoài tác động đến quá trình huy động vốn
của Vincom . 71
4.2.1 Chứng khoán vẫn chủ yếu để “lướt sóng” . 71
4.2.2 Hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh . 72
4.2.3 Tính thanh khoản của thị trường còn yếu . 72
4.3 Giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn bằng hình thức
phát hành trái phiếu, cổ phiếu đối với các công ty cổ phần . 73
4.3.1 Tạo dựng độ tin cậy của công ty . 73
4.3.2 Tạo dựng hình ảnh về năng lực của công ty . 74
4.3.3 Tài sản bảo đảm . 75
4.3.4 Hạn chế rủi ro đối với nhà tài trợ vốn . 75
4.3.5 Xây dựng đội ngũ nhân lực và lãnh đạo hoạt động hiệu quả . 75
4.3.6 Chủ động tìm kiếm những nhà đầu tư tiềm năng . 76
4.3.7 Linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ chứng khoán để đạt
được mục tiêu . 78
4.4 Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng . 80
KẾT LUẬN . 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 85
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9595 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bắt
đầu giải ngân vì gói hỗ trợ kích cầu của Chính phủ. Tuy nhiên trước lo ngại về việc
lạm phát tăng mạnh, chính phủ yêu cầu Ngân hàng thương mại kiềm chế dư nợ tín
dụng, hạn chế tối đa cho vay kinh doanh chứng khoán và bất động sản và tăng lãi
suất cơ bản 7% lên 8% vào ngày 1/12/2009. Chính điều này làm thị trường chứng
khoán mất 30% so với đỉnh, lãi suất liên ngân hàng tăng cao trong tháng 12, một số
ngân hàng thiếu thanh khoản, huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn
mặc dù đã tăng lãi suất huy động lên mức tối đa cho phép.10 Tính đến tháng
12/2009, toàn bộ thị trường Việt Nam có khoảng 730.000 tài khoản chứng khoán
được mở, tăng thêm 180.000 tài khoản so với cùng kì năm 2008. Trong đó số lượng
9
Báo cáo tổng kết thị trường chứng khoán Việt Nam 2009, CTCP chứng khoán Âu Việt
10
Hàm Yên, “Ngân hàng Nhà nước can thiệp mạnh để bình ổn thị trường”, Sài Gòn online (25/11/2009) -
www.sggp.org.vn
33
tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài là 13.443 tài khoản.11 Như vậy có thể thấy quy
mô thị trường chứng khoán đã tăng trưởng vượt bậc trong năm này.
Bên cạnh những giai đoạn thăng trầm của thị trường cổ phiếu nói riêng, ta
cũng chứng kiến sự trưởng thành của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Những
năm 2006, 2007, thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn sơ khai; trên thị trường chủ
yếu là trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên các doanh nghiệp đã cảm nhận được nhu cầu
phát hành trái phiếu và những lợi ích thiết thực của trái phiếu doanh nghiệp mang
lại. Quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam hiện chỉ khoảng 17% GDP, trong khi tỷ
lệ này ở Mỹ là 80%, Thái Lan là 58%, Malaysia là 82%, Trung Quốc là 53%...Tính
đến 30/6/2009 có khoảng 600 loại trái phiếu được niêm yết trên thị trường chứng
khoán với tổng mệnh giá là 155.367.627 tỷ đồng, chiếm khoảng 72% giá trị tổng thị
trường, tuy nhiên trong đó khối lượng trái phiếu doanh nghiệp chỉ chiếm 9%, còn
lại là trái phiếu chính phủ và trái phiếu địa phương.12
Cho tới năm 2008 mới có 21 doanh nghiệp Việt Nam phát hành trái phiếu:
Petrol Việt Nam, Vincom, Vinashin, Tổng công ty cao su… Tất cả các doanh
nghiệp này đều là những doanh nghiệp lớn đầu ngành hoặc các doanh nghiệp nhà
nước đã cổ phần hóa. Thực tế, các doanh nghiệp này có đủ uy tín để vay ngân hàng
nhưng do định mức khoản vay tối đa dưới 15% vốn chủ sở hữu, hơn nữa nguồn vốn
từ ngân hàng không linh hoạt nên không đáp ứng được nhu cầu vốn lớn và thường
xuyên của họ. Doanh số phát triển trái phiếu trong các năm tiếp theo có sự tăng
trưởng mạnh mẽ. Từ 300 tỷ đồng do Tổng công ty dầu khí phát hành năm 2003 đã
lên tới 6600 tỷ trong tháng 3/2007, đặc biệt trong năm 2006 đạt hơn 8800 tỷ, trong
đó EVN phát hành 6 đợt với tổng doanh số là 6000 tỷ. Tổng doanh số phát hành trái
phiếu từ năm 2003 đến 2007 đạt khoảng 25000 tỷ, trong đó Vinashin và EVN
chiếm 41% và 36%, các doanh nghiệp khác chiếm dưới 10%.13
Các trái phiếu phát hành thường có kỳ hạn từ 2 – 10 năm, một số doanh
nghiệp phát hành trái phiếu kèm theo chứng quyền (Vinaconex khuyến khích các
nhà đầu tư bằng cách phát hành chứng quyền, tức quyền mua cổ phiếu của Nhà máy
11
“Báo cáo tổng kết thị trường chứng khoán Việt Nam 2009”, CTCP chứng khoán Âu Việt
12
ThS. Bùi Thu Thủy “Tiềm năng thị trường trái phiếu Việt Nam”(25/09/2009) www.stox.vn
13
“Báo cáo tổng kết thị trường chứng khoán Việt Nam 2008”, CTCP chứng khoán Âu Việt
34
xi măng Cẩm Phả với giá ưu đãi). Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp về cơ bản đều
cao hơn trái phiếu chính phủ. Tất cả các trái phiếu đều là trả sau, lãi coupon hằng
năm, lãi suất cố định. Riêng Tổng công ty Sông Đà, TCT Điện lực Việt Nam, Công
ty Cổ phần Vincom phát hành trái phiếu có lãi suất thả nổi, được điều chỉnh dựa
vào lãi suất trái phiếu Chính phủ hoặc lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.14
6 tháng đầu năm 2009, trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tăng 30,8% theo
năm và 8,3% theo tháng, ở mức 8,3 nghìn tỷ VNĐ. Các công ty, doanh nghiệp tiếp
tục phát hành thêm rất nhiều đợt trái phiếu mới trong các tháng cuối năm 2009. Ví
dụ: 9/2009, CTCP FPT phát hành 1000 tỷ trái phiếu kèm chứng quyền15;
17/11/2009 Vincom phát hành 100 triệu USD trái phiếu chuyển đổi 16…
2.1.2 Những xu hướng mới trong hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu để
huy động vốn tại các công ty cổ phần Việt nam
a. Niêm yết cổ phiếu trên thị trường quốc tế
Các công ty cổ phần Việt Nam, đặc biệt là những công ty lớn đang có xu
huớng niêm yết trên thị truờng quốc tế, đặc biệt là của Mỹ để tiếp cận nguồn vốn
của thị trường rộng lớn này. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế, các nhà đầu tư nhỏ trên
sàn chứng khoán Mỹ (quy mô vốn khoảng 35.000 tỉ USD) đã hướng mối quan tâm
tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Việt Nam nằm trong số này. Một trong những khó
khăn cho các công ty Việt Nam đó là việc đáp ứng các yêu cầu về kiểm toán, và làm
thế nào để duy trì cũng như thu hút vốn trong thời gian sau khi đã niêm yết. Chính
vì thế việc niêm yết truyền thống (PublicLaunch) gặp phải nhiều khó khăn và rủi ro.
Các công ty Việt Nam đang hướng tới một cách niêm yết mới, giảm thiểu rủi ro cho
doanh nghiệp: Sáp nhập ưu thế hay còn được gọi “niêm yết cửa sau” hay “mượn vỏ
niêm yết”. Nếu làm theo cách này, doanh nghiệp sẽ không gặp rủi ro gì đáng kể mà
chỉ tốn chi phí thực hiện việc mua lại doanh nghiệp “vỏ”. Bởi lẽ, niêm yết cửa sau
(backdoor listing), hay sáp nhập ngược, thực chất là việc doanh nghiệp Việt Nam
mua lại một doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ. Thời gian đầu,
14
ThS. Bùi Thu Thủy “Tiềm năng thị trường trái phiếu Việt Nam”(25/09/2009) www.stox.vn
15
“Thông báo về việc phát hành trái phiếu công ty cổ phần FPT” (18/09/2009) www.fpt.com.vn
16
“Công ty cổ phần Vincom phát hành trái phiếu chuyển đổi quốc tế” (19/11/2009) www.vincom.com
35
doanh nghiệp Việt Nam vẫn sẽ đứng tên doanh nghiệp Mỹ. Sau khi hoàn tất thủ tục
thì sẽ đổi thành tên của mình. Chi phí mua lại doanh nghiệp “vỏ” cũng không cố
định vì còn tùy thuộc vào nhu cầu của các công ty Việt Nam. Tuy nhiên, mức tối
thiểu khoảng 300.000 USD.
b. Phát hành trái phiếu chuyển đổi quốc tế
Từ 2007 trở lại đây, các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các công ty trong ngành
Tài chính ưa chuộng việc phát hành trái phiếu chuyển đổi do những đặc tính linh
hoạt của công cụ này mang lại, giúp tránh được những rủi ro về tính thanh khoản
hay những biến động nhất định từ phía thị trường (Ngân hàng Cổ phần Thương Mại
Sài Gòn thu về 2400 tỷ đồng sau hai lần phát hành, Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Quân đội thu về 1000 tỷ đồng, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu thu
về 3000 tỷ đồng sau lần phát hành đầu tiên…)17. Việc phát hành trái phiếu chuyển
đổi cũng tiết kiệm được chi phí do lãi phải trả của trái phiếu này thấp hơn trái phiếu
thường hoặc cổ phiếu ưu đãi. Và nếu công ty tăng vốn bằng vay nợ và sau này huy
động vốn cổ phần để trả nợ thì sẽ chịu 2 lần chi phí phát hành so với việc phát hành
một lần trái phiếu chuyển đổi.
Cũng từ năm 2007, Chính phủ cho phép Việt Nam phát hành trái phiếu ra thị
trường quốc tế, tiếp cận với nguồn vốn lớn. Tuy nhiên do hoàn cảnh kinh tế khó
khăn nên kế hoạch phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế bị hoãn lại.
Sang đầu năm 2009, Chính phủ lại cho phép tiếp tục phát hành trái phiếu quốc tế.
18/11/ 2009, Vincom đã là công ty Việt nam đầu tiên phát hành trái phiếu chuyển
đổi quốc tế với trị giá 100 triệu USD, kỳ hạn 5 năm, niêm yết trên sàn giao dịch
Singapore.
Những xu hướng mới trong cả hoạt động phát hành cổ phiếu và trái phiếu đã
và sẽ đem lại những bước tiến cho thị trường chứng khoán Việt Nam, cũng như
những cơ hội huy động vốn cho các công ty cổ phần Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh
đó vẫn còn những trở ngại và rủi ro tiềm tàng mà chúng ta cần tìm hiểu và phân tích
kỹ lưỡng.
17
Kevin Hamlin “Phân tích tình hình phát triển kinh tế và môi trường kinh doanh Việt Nam” ( dịch), Tạp
chí Institutional Investor số tháng 9/2006
36
2.2 Giới thiệu sơ lƣợc về công ty cổ phần Vincom
Với gần 8 năm đi vào hoạt động, Công ty CP Vincom đã được đánh giá là
một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản (BĐS) tại Việt
Nam. Thương hiệu Vincom đã trở thành một thương hiệu uy tín, đẳng cấp và tin
cậy.
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
Tên tiếng Anh: VINCOM JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: VINCOM JSC
Trụ sở chính: 191 Bà Triệu, Phường Lê Đại Hành, Quận
Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
Điện thoại: (04) 974 9999 Fax: (04) 974 8888
Website: www.vincom.com.vn
Giấy CNĐKKD: Số 0103001016 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố
Hà Nội cấp, đăng ký lần đầu ngày 03/05/2002, đăng ký bổ sung lần thứ 17, ngày
02/20/2009.
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Vincom (tiền thân là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng
hợp Việt Nam). Quá trình hình thành và phát triển của Công ty được tóm tắt như
sau:
- Ngày 03/05/2002, Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Nam chính
thức hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 196 tỷ đồng, sau đó gần một năm tăng lên
251 tỷ để đầu tư xây dựng và quản lý khu TTTM - Dịch vụ - Văn phòng cho thuê tại
191 Bà Triệu, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội (toà nhà Vincom City Towers). Hoạt động
chính của Công ty là kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, trung tâm
thương mại và cung cấp các sản phẩm dịch vụ, giải trí.
- Trong quá trình hoạt động với nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, sau
khi xem xét, đánh giá định hướng phát triển của Công ty, tháng 12/2006 Công ty
chính thức tăng vốn điều lệ lên mức 313,5 tỷ đồng.
37
- Công ty đã thực hiện thành công đợt chào bán cổ phần ra công chúng vào
tháng 07/2007 và đã tăng Vốn Điều lệ lên 800 tỷ đồng theo Giấy phép số
85/UBCKCNCB do Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 09/04/2007.
Hiện nay, Tổng Vốn Điều lệ của Công ty là 800 tỷ đồng.
- Công ty đã được cấp phép niêm yết theo Quyết định số 106/QĐ-SGDHCM
do Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày
07 tháng 09 năm 2007 và 80.000.000 cổ phần của Công ty đã chính thức giao dịch
trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh vào ngày 19/9/2007.
- Công ty đã phát hành thành công 1.000 tỷ Trái phiếu doanh nghiệp vào
tháng 10/2007 theo hình thức phát hành riêng lẻ để huy động vốn đầu tư vào Dự án
Cụm Công trình Trung tâm Thương mại - Dịch vụ - Khách sạn – Văn phòng - Căn
hộ cao cấp và Bãi đậu xe ngầm Vincom tại 68-70 Lê Thánh Tôn, phần ngầm Vườn
hoa Chi Lăng và TTTM Eden, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
- Ngày 09/04/2008, Công ty chính thức được cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh tăng vốn điều lệ lên 1.199.831.560.000 VND, hoàn thành việc chào bán
40 triệu cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu.
- Để đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty, ngày 02/10/2009, công ty đã
nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ 17, hoàn thành việc tăng
vốn điều lệ lên 1.996.272.380.000 VND bằng việc chào bán gần 80 triệu cổ phiếu
cho cổ đông hiện hữu.
Trải qua 08 năm phát triển, ngày nay, với thương hiệu Vincom, Công ty đã
tạo được một vị thế vững chắc trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và cung cấp
dịch vụ. Từ năm 2010 trở đi, Công ty tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
bất động sản, cho thuê văn phòng, cung cấp dịch vụ đồng thời đẩy mạnh đầu tư mở
rộng và đưa vào hoạt động những dự án mới nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả
hoạt động cho Công ty.
2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Vincom
38
Bảng 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Vincom
Hành chính
Nhân sự
Pháp chế
Nghiên cứu
Phát triển
Quan hệ cổ
đông
Phó giám đốc
chi nhánh
Phòng
hành chính
Phòng kế
toán
Kinh doanh
Tài chính
kế toán
Marketing
Truyền
thông
Ban quản lý toà
nhà Vincom 1
và 2
Các ban quản
lý dự án
Quy hoạch
Thiết kế
Cung ứng dự
án
Triển khai
kiểm soát dự
án
Phó tổng giám
đốc kiêm giám
đốc chi nhánh
Hố Chí Minh
Đầu tƣ
Phó tổng giám
đốc
Phó tổng giám
đốc
Hội Đồng Quản Trị
Tổng Giám Đốc
Ban Kiểm Soát
39
(Nguồn: Bản cáo bạch phát hành trái phiếu 2009)
Đại hội đồng Cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty theo
Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Hội đồng Quản trị : Hoạt động kinh doanh và đối ngoại của Công ty phải
được quản lý hoặc chịu sự điều hành của HĐQT. HĐQT là cơ quan quyền lực đại
diện cho Công ty trong mọi việc, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.
HĐQT có trách nhiệm kiểm tra giám sát các hoạt động quản lý của Tổng Giám đốc
và các Cán bộ Quản lý khác.
Ban kiểm soát: có từ ba thành viên, nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là 5 năm.
Ban Kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc trong việc
quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật, Đại hội đồng cổ
đông về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
Ban Tổng Giám đốc: do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, bao gồm 01 Tổng giám
đốc và 03 Phó Tổng giám đốc. Hỗ trợ cho ban giám đốc trong việc quản lý điều
hành là các phòng ban như đã thấy trên sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty phía trên.
2.2.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Vincom
Vincom là một công ty chuyên về Bất động sản, sở hữu các toà nhà và phát
triển các dự án, một mặt luôn luôn cung cấp cho cổ đông nguồn thu ổn định hàng
năm, một mặt tạo ra giá trị thông qua việc đầu tư các dự án mới.
Các loại hình kinh doanh chính do công ty cung cấp bao gồm:
- Kinh doanh bất động sản; dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà ở, máy móc, thiết bị
công trình;
- Kinh doanh khách sạn; dịch vụ vui chơi, giải trí: bi-a, trò chơi điện tử, trò chơi dưới
nước, trò chơi trên cạn, bơi lội; dịch vụ làm đẹp thẩm mỹ (không bao gồm xăm mắt
và các công việc gây chảy máu); dịch vụ ăn uống, giải khát;
40
- Xây dựng dân dụng và công nghiệp;
- Cho thuê nhà có trang thiết bị kỹ thuật đặc biệt (phòng hòa nhạc, nhà hát, hội
trường, phòng cưới, trường quay, rạp chiếu phim);
- Xây dựng, kinh doanh sân golf và các dịch vụ liên quan đến sân golf;
- Xây dựng, kinh doanh khu du lịch sinh thái và các dịch vụ liên quan đến khu du lịch
sinh thái;
- Dịch vụ môi giới BĐS, định giá BĐS, sàn giao dịch BĐS, tư vấn BĐS, đấu giá
BĐS, quảng cáo BĐS, quản lý BĐS.
2.2.4 Cơ cấu nguồn vốn của công ty
Tính đến 25/02/2010, cơ cấu cổ đông của công ty như sau:
(Nguồn: Báo cáo niêm yết trên sàn HOSE tháng 2/2010 của Vincom)
2.3 Tình hình huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu của công ty
Vincom
2.3.1 Những đợt huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu của Vincom
Cho đến thời điểm này, Vincom đã có ba đợt phát hành cổ phiếu:
Sở hữu nhà nước 0%
Sở hữu NĐTNN 4%
Sở hữu khác 96%
(*)% sở hữu tính theo CP đăng niêm
yết
41
Đợt 1: tháng 6/ 2007, Vincom phát hành cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng,
chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Tổng trị giá phát hành 800 tỷ
đồng.
Đợt 2: 13/2/2008, Vincom phát hành cổ phiếu thường cho cổ đông hiện hữu,
tổng trị giá là 400 tỷ đồng.
Đợt 3: 10/2009, Vincom phát hành cổ phiếu thường, có ưu đãi cho cổ đông
hiện hữu, tổng trị giá là 800 tỷ đồng.
2.3.2 Phân tích việc huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu ra công
chúng lần đầu (IPO)
a. Sơ lược quá trình phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của Vincom
Vincom tiến hành phát hành cổ phiếu lần đầu dưới hình thức cổ phiếu
thông thường, mệnh giá 10.000 VNĐ. Trong số này, cổ đông hiện hữu được mua
với tỷ lệ 4:1, tức là sở hữu 04 cổ phiếu cũ sẽ được mua thêm 01 cổ phiếu mới với
giá 25.000VNĐ / cổ phiếu, tương đương với lượng phát hành 15 triệu cổ phiếu. 05
triệu cổ phiếu còn lại được bán ra công chúng thông qua đấu giá tại Trung tâm giao
dịch chứng khoán TP HCM vào ngày 6/6/2007 với giá khởi điểm là 80.000 VNĐ/
cổ phiếu.
b. Phân tích đợt phát hành IPO của Vincom
Bảng 2.2 : Chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của Vincom trƣớc khi phát
hành IPO
(Đơn vị: triệu VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 % tăng giảm
Báo cáo đƣợc
hợp nhất
30/6/2007
Tổng giá trị
tài sản
489.195 674.408 37,87% 811.977
Doanh thu
thuần
136.954 548.413 300,43% 86.807
Lợi nhuận từ
hoạt động
kinh doanh
73.645 338.715 359,93% 71.581
Lợi nhuận 68.524 347.225 406,72% 76.894
42
trƣớc thuế
Lợi nhuận sau
thuế
68.524 343.772 401,68% 65.826
(Nguồn: Bản cáo bạch Vincom ngày 30/6/2007)
Trong 2 năm trước khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, Vincom đã
đạt được những kết quả kinh doanh rất khả quan. Doanh thu và lợi nhuận ròng của
Vincom năm 2006 tăng trưởng vượt bậc so với năm 2005.
Cụ thể là doanh thu tăng gấp 4 lần, lợi nhuận dòng tăng gấp 5 lần. Sáu tháng
đầu năm 2007, với nguồn thu ổn định từ hoạt động cho thuê bất động sản ( luôn đạt
công suất trên 98%), doanh thu thuần về cung cấp dịch vụ hàng hóa đạt 86,8 tỷ; lợi
nhuận thuần trước thuế đạt 76,8 tỷ, tăng hơn 15% so với mục tiêu.
Bảng 2.3: Tỷ trọng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Vincom trƣớc
khi phát hành IPO
( Đơn vị: triệu VNĐ)
Khoản mục
Năm 2005 Năm 2006
Báo cáo hợp nhất
30/6/2007
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Bán bất động
sản
- - 394.677 71,97% - -
Cho thuê văn
phòng và các
dịch vụ liên
quan
128.041 93,49% 142.379 25,96% 80.470 92,7%
Dịch vụ game,
giải trí
8.914 6,51% 11.357 2,07% 6.337 7,3%
43
Tổng doanh
thu thuần
136.955 100% 548.413 100% 86.807 100%
( Nguồn: Bản cáo bạch của Vincom 30/6/2007)
Điểm đáng lưu ý ở đợt phá hành IPO của Vincom ta có thể thấy là theo bản
cáo bạch của Vincom ngày 30/6/2007 thì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt
71,58 tỷ trong đó doanh thu cho thuê văn phòng chiếm hơn 90% và không hề nhắc
tới lợi nhuận từ hoạt động tài chính. Tức là theo như trong bản cáo bạch thì tất cả
lợi nhuận của công ty đều do hoạt động bất động sản mang lại. Với một mức lợi
nhuận như thế, có thể thấy, Vincom đang tăng trưởng rất nhanh và mạnh, hoạt động
kinh doanh thu về khoản lợi nhuận khổng lồ, các nhà đầu tư có thể yên tâm khi đầu
tư vào Vincom. Tuy nhiên, báo cáo tài chính quý III-2007 đưa ra sau khi Vincom
phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng cho thấy sử dụng vốn đầu tư tài chính
ngắn hạn 212,52 tỷ đồng và dài hạn 162,35 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động kinh
doanh chính (bất động sản) chỉ có 46,36 tỷ đồng, trong khi đó doanh thu hoạt động
tài chính (không có trong cáo bạch) lên đến 82,12 tỷ đồng, cao gấp 177% và chiếm
63% doanh thu.
Bảng 2.4 : Chỉ tiêu đầu tƣ và doanh thu của Vincom trong quý II và III
(Đơn vị triệu VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 % tăng giảm
Báo cáo đƣợc
hợp nhất
30/6/2007
Tổng giá trị
tài sản
489.195 674.408 37,87% 811.977
Doanh thu
thuần
136.954 548.413 300,43% 86.807
Lợi nhuận từ
hoạt động
kinh doanh
73.645 338.715 359,93% 71.581
Lợi nhuận
trƣớc thuế 68.524 347.225 406,72% 76.894
44
Lợi nhuận sau
thuế
68.524 343.772 401,68% 65.826
( Nguồn : Báo cáo tài chính quý II, III năm 2007 của Vincom)
Nếu xét đơn thuần lợi nhuận kinh doanh chính của Vincom là bất động sản
như trong cáo bạch nêu, thì chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế hoạt động kinh doanh
chính của Vincom 3 quý mới chỉ đạt 51% so với kế hoạch cả năm đưa ra (72,38 tỷ
đồng/141 tỷ đồng).
Lịch sử tăng trưởng của Vincom bất ổn định. Năm 2006, lợi nhuận sau thuế
của Vincom là 343,77 tỷ đồng, trong đó có 245,15 tỷ đồng (chiếm 71,3% lợi nhuận)
là do bán một phần tài sản của mình cho BIDV. Đây được xem là nguyên nhân làm
tăng trưởng đột biến lợi nhuận sau thuế năm 2006 của Vincom so với năm 2005 và
2007, thực chất là một khoản lợi nhuận bất thường.
Như vậy, bản cáo bạch của công ty đã không nhắc tới một trong những nguồn
lợi nhuận chính của Vincom là lợi nhuận tài chính, chỉ đưa ra các chỉ tiêu và hoạt
động kinh doanh bất động sản. Việc này làm cho các nhà đầu tư cảm thấy doanh thu
của Vincom tăng trưởng ổn định qua các năm nhưng thực chất là có một số khoản
lợi nhuận bất thường chưa được xem xét đến. Điều này giúp cho hoạt động IPO của
Vincom diễn ra suôn sẻ, cổ phiếu VIC tăng điểm khá mạnh trong những ngày đầu
tiên. Tuy nhiên, sau khi báo cáo tài chính quý III/2007 của Vincom được đưa ra, cổ
phiếu VIC mất điểm ngay sau đó.
Hình 2.1: Biểu đồ thống kê giá cổ phiếu VIC sau khi bản báo cáo tài chính
III/2007 đƣợc đƣa ra.
45
160
170
180
190
200
giá (1000 VNĐ)
ngày giao dịch
Mức thay đổi giá cổ phiếu
8/10/2007
5/10/2007
4/10/2007
3/10/2007
2/10/2007
(Nguồn: Phân tích cổ phiếu VIC của sở giao dịch chứng khoán thành phố HCM)
Nguyên nhân là do sau khi bản báo cáo tài chính được đưa ra, các nhà đầu tư
thấy rằng nguồn thu từ hoạt động kinh doanh hằng năm của Vincom phần lớn là từ
hoạt động tài chính hay là những khoản thu nhập bất thường tùy trong từng năm,
chứ không phải từ 90% hoạt động cho thuê bất động sản như bản cáo bạch đã nói
tới. Việc mất lòng tin này làm cho giá cổ phiếu của Vincom sụt giảm từ 193.000/
CP xuống còn 172.000/CP, khối lượng giao dịch cũng giảm khá mạnh chỉ trong 5
phiên giao dịch.
2.3.3 Phân tích việc huy động vốn qua đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng đầu
năm 2008 của Vincom
a. Sơ lược tình hình phát hành cổ phiếu lần hai của Vincom
Ngày 13/2/2008, Vincom tiếp tục chào bán 40 triệu cổ phiếu phổ thông ra
công chúng, mệnh giá 10.000 đồng/ cổ phiếu, dự kiến nguồn vốn thu được 400 tỷ
đồng. Vincom sẽ chào bán cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ thực quyền 1:1 (mỗi cổ đông
sở hữu 1 cổ phiếu được hưởng 1 quyền mua cổ phiếu và cứ 2 quyền mua sẽ được
mua thêm 1 quyền mua cổ phiếu mới). Sau khi chào bán đã có 99% cổ phiếu được
bán ra, tổng thu từ 39.983.156 cổ phiếu bán ra là 399.910 triệu đồng
b. Phân tích tình hình phát hành cổ phiếu năm 2008
Như ta thấy, đầu năm 2008 Vincom đưa ra quyết định tăng vốn chủ sở hữu từ
800 tỷ lên 1200 tỷ VNĐ thông qua phát hành cổ phiếu phổ thông cho những cổ
đông hiện hữu. Những nhân tố ảnh hưởng tới quyết định này của Vincom, đó là:
46
- Xem xét những chỉ tiêu tài chính cuối năm 2007 của Vincom, hoạt động kinh
doanh của Vincom tăng trưởng nhanh và ổn định. Doanh thu thực tế năm 2007 đã
tăng 229,7 tỷ đồng (tương ứng 204 %) so với kế hoạch đề ra. Điều này khiến cho
việc huy động bằng phát hành cổ phiếu dễ dàng hơn vì các cổ đông nhìn thấy triển
vọng phát triển công ty, sẵn sàng bỏ thêm vốn để đầu tư. Hơn nữa năm 2008 là năm
có nhiều dự án bất động sản khiến Vincom cần nguồn vốn lớn.
- Hơn nữa 10/2007, công ty đã phát hành 1000 tỷ trái phiếu ra thị trường.
Việc tiếp tục tung trái phiếu ra thị trường trong khoảng thời gian ngắn ( quý IV năm
2007 và quý I năm 2008) dễ gây những tác động không tốt tới nhà đầu tư do nghi
ngờ về khả năng thanh toán của công ty
- Việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu từ 800 tỷ lên 1200 tỷ có thể làm giảm hệ số
nợ và tăng khả năng độc lập tài chính của công ty.
Bảng 2.5: Chỉ tiêu nguồn vốn trong quý I năm 2008 của Vincom
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu Quý I Quý II
NỢ PHẢI TRẢ 1.246.525 1.33.424
Nợ ngắn hạn 199.607 279.119
Nợ dài hạn 1.046.917 1.054.305
Hệ số nợ 40% 36%
( Nguồn: Báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh 2008 của Vincom)
Việc giảm hệ số nợ cho công ty giúp cho việc huy động vốn bằng hình thức
vay vốn ở thời gian sau sẽ dễ dàng hơn, các nhà đầu tư yên tâm vào mức độ độc lập
tài chính và quy mô nguồn vốn của công ty. Thực tế cho thấy sau 2 tháng phát hành
47
thêm cổ phiếu, vào tháng 5/2008, Vincom đã tiếp tục thực hiện thành công việc huy
động vốn bằng phát hành 2000 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất 16%/ năm.
- Việc phát hành cổ phiếu cho những cổ đông hiện hữu cũng bảo vệ được
quyền kiểm soát của cổ đông hiện hành đối với công ty. Việc dành quyền ưu tiên
mua nhằm giúp họ duy trì và giữ vững tỉ lệ sở hữu hiện hành trong công ty. Hơn
nữa việc phát hành cho cổ đông giúp làm giảm chi phí hơn nhiều so với việc phát
hành rộng rãi ra công chúng.
- Dành quyền mua 1:1 cho cổ đông cũng bảo vệ được họ tránh sự thiệt hại về
sụt giá của cổ phiếu trên thị trường khi Vincom phát hành cổ phiếu mới (hiện tượng
sụt giá cổ phiếu, hay “loãng giá cổ phần”)
Trước khi phát hành thêm cổ phiếu, lượng cổ phiếu đang lưu hành của
Vincom là 80 triệu cổ phiếu, giá thị trường là 106.000/cổ phiếu. Tổng giá trị thị
trường cổ phiếu của Vincom là 8480 tỷ đồng. Nếu phát hành 40 triệu cổ phiếu,
mệnh giá 10.000/ cổ phiếu, tổng giá trị thị trường cổ phiếu của công ty sẽ là 400 tỷ
đồng. Vậy giá trị lý thuyết của một cổ phiếu công ty sẽ là:
(8480+ 400 ) tỷ/ 120.000.000 cổ phiếu = 74.000/ cổ phiếu
Như vậy về lý thuyết giá trị cổ phiếu công ty đã sụt giảm 32.000 đồng/ cổ
phiếu. Do đó, Vincom dành cho cổ đông của mình quyền ưu tiên mua cổ phần để
bảo vệ quyền lợi của họ.
2.4 Tình hình huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu của công ty
Vincom
2.4.1 Những đợt huy động vốn của Vincom thông qua hình thức phát hành trái
phiếu
T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom.pdf