LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 2
I. VỊ TRÍ CỦA VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH ĐỐI VỚI
MỘT DOANH NGHIỆP 2
1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh: 2
2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. 3
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH: 5
1. Nhân tố khách quan: 5
2. Nhân tố chủ quan. 7
III. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 8
1. Một số quan điểm trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 8
2. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh. 8
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 11
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO TRÀNG AN 17
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 17
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: 17
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 19
3. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty 19
4. Một số đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Bánh kẹo Tràng An 21
II. HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO TRÀNG AN. 31
1. Tình hình kinh doanh và khả năng chiếm lĩnh thị trường của Công ty. 31
2. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 37
3. Nhận xét chung 50
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
CÔNG TY BÁNH KẸO TRÀNG AN 52
I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2005. 52
1. Phương hướng chung của ngành 52
2. Phương hướng phát triển của Công ty Bánh kẹo Tràng An đến năm 2005 53
II. NHỮNG BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO TRÀNG AN. 54
1. Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường. 54
2. Tiết kiệm nguyên vật liêu nhằm hạ giá thành sản phẩm. 56
3. Tăng cường đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ có trọng điểm. 57
4. Huy động thêm vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 59
5. Tăng cường công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 61
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 64
KẾT LUẬN 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
68 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2353 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Bánh kẹo Tràng An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuộc đồ ăn ngọt phục vụ chủ yếu cho các dịp lễ, tết do đó tình hình sản xuất của Công ty mang tính thời vụ. Thành phần chủ yếu là các nguyên liệu hữu cơ, dễ bị vi sinh phá huỷ, nên thời hạn bảo hành ngắn, thông thường là 60 ngày, riêng kẹo càphê là 180 ngày, tỷ lệ hao hụt tương đối lớn và yêu cầu vệ sinh cao. Khác với sản phẩm thông thường, quá trình để hoàn thành sản phẩm bánh kẹo ngắn chỉ trong ba giờ, vì vậy không có sản phẩm dở dang.
Sản phẩm của Công ty được chia thành các loại chính như sau:
Tên sản phẩm
Công suất sản xuất
Bánh
Ngọt
7 Tấn/ ngày
Mặn
5 Tấn/ ngày
Kẹo
Cứng
10 Tấn/ ngày
Mềm
8 Tấn/ ngày
Dẻo
12 Tấn/ ngày
Kẹo cứng là mặt hàng truyền thống của Công ty, bao gồm: Kẹo Caramen béo, hoa quả, Wandisney, kẹo tây du ký,... Mỗi loại sản phẩm kẹo cứng có hương vị khác nhau như dứa, Socola, Ô mai, dừa, Cốm, Me. Kẹo cứng có nhân lần đầu tiên sản xuất ở Việt Nam tại Công ty bánh kẹo Tràng An với dây truyền sản xuất nhập từ Ba Lan. Nó có đặc trưng về mùi thơm, dòn, dễ ăn, hương vị hài hoà. Tuy nhiên, trong Công ty thì sản kẹo mềm và kẹo dẻo chiếm ưu thế hơn cả về số lượng và chất lượng do nhu cầu hiện nay trên thị trường về kẹo thì kẹo mềm và kẹo dẻo vẫn được nhiều người yêu thích hơn. Kẹo dẻo của Công ty gồm: Jelly chíp chíp, Gôm, mè xửng, Jelly đổ khuôn. Kẹo mềm gồm: kẹo bắp bắp, mơ, sữa dừa, cốm,...
Về sản phẩm bánh, Công ty đã kịp thời nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, đổi mới thiết bị công nghệ hiện đại tiên tiến của Italia, Đan Mạch,... để cho ra xưởng các loại bánh Biscuit, bánh Craker, bánh kem xốp,... phục vụ cho nhu cầu sở thích của từng đối tượng tiêu dùng.
4.5. Đặc điểm thị trường bánh kẹo ở nước ta hiện nay và các đối thủ cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Tràng An.
Ngay sau khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường, thị trường bánh kẹo ở nước ta trở nên hết sức sôi động. Nó có sự góp mặt của hàng trăm đơn vị cung cấp bánh kẹo trong nước như Công ty đường Biên Hoà, Công ty đường Quảng Ngãi, Công ty Vinabico, Hải Hà, Hải Châu, Kinh Đô,... Bên cạnh đó, còn có các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống như: Kẹo dừa bến tre, Bánh đậu xanh Rồng Vàng, Bánh Cốm, Bánh kẹo nhập khẩu từ biên giới Việt Nam - Campuchia, Việt Nam - Trung Quốc, rồi bánh kẹo nhập lậu, nguồn sản xuất bất hợp pháp, hàng nhái nhãn hiệu, không bảo đảm vệ sinh thực phẩm. Do đó, trong những năm gần đây sản phẩm trên thị trường nước ta tăng về số lượng, đa dạng về chủng loại, ta có thể thấy rõ qua bảng dưới đây:
Bảng 5: Tình hình sản xuất bánh kẹo trong toàn quốc.
Khu vực
cung cấp
1999
2000
2001
Sản lượng (tấn)
%
Sản lượng (tấn)
%
Sản lượng (tấn)
%
DN Nhà nước
60.606.08
42,72
61.500
41,55
63.720
42,29
Công ty Liên doanh
20.345
14,34
22.000
14,86
19.865
13,18
Các thành phần kinh tế khác
47.620
33,57
49.500
33,46
50.100
33,25
Nhập Khẩu
13.286
9,37
15.000
10,13
17.000
11,28
Tổng cộng
141.849
100
148.000
100
150.685
100
So với năm trước
104,33
101,81
Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty
Qua bảng trên ta thấy sản xuất kinh doanh trong một môi trường cạnh tranh như vậy Công ty bánh kẹo Tràng An phải chịu một sức ép rất lớn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
4.5.1. Đối thủ cạnh trang trong nước
Sản phẩm của Tràng An có mặt ở cả ba vùng Bắc, Trung, Nam. Trong đó, thị trường miền Bắc là thị trường chính của Công ty và chiếm tỷ trọng tiêu thụ lớn nhất. Miền Trung cũng đã tiêu thụ một phần nhưng ở miền Nam lượng tiêu thụ rất ít so với Miền Bắc và miền Trung mặc dù dân cư rất đông. Nguyên nhân chủ yếu của sự khác biệt về khả năng tiêu thụ là thị hiếu tiêu dùng của từng vùng là khác nhau.
ở thị trường miền Bắc mà cụ thể là tại Hà Nội, Tràng An có một đối thủ cạnh tranh lớn là Công ty bánh kẹo Hải Châu. Hải Châu cũng sản xuất một số sản phẩm tương tự như của Tràng An nhưng giá cả lại thấp hơn. Đây là một khó khăn lớn của Tràng An. Ngoài ra cũng ngay tại thị trường Hà Nội, Tràng An còn chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các Công ty khác như Công ty bánh kẹo Hải Hà, đặc biệt kẹo cốm Hải Hà chất lượng cao, mùi vị đặc trưng của cốm đã có uy tín với người tiêu dùng, bánh kẹo của Công ty sữa Vinamilk như bánh Petibeur, sản phẩm của nhà máy 19-5, bánh kẹo Thiên Hương, Hữu Nghị,...
Thị trường miền Trung và miền Nam thì các đối thủ chủ yếu của Tràng An là các Công ty đường như: Quảng Ngãi, Lam Sơn, Biên Hoà. Các đối thủ cạnh tranh này có một lợi thế rất lớn đó là nguyên liệu đường tự sản xuất được, một nguyên liệu chủ yếu của bánh kẹo nên chi phí đầu vào thấp hơn hẳn so với Tràng An. Mặt khác, họ lại không phải chịu thuế với các sản phẩm đường nên gía thành thấp hơn hẳn so với Tràng An và trạng thái đó là cạnh tranh không cùng trên một mặt bằng.
Ngoài ra, Tràng An còn chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của Công ty liên doanh Perfetti, kẹo cao su có nhân Bloop, kẹo sữa Apenliebe và Công ty chế biến thực phẩm Kinh Đô với sản phẩm bánh các loại đặc biệt là Snack Bim Bim.
4.5.2. Đối thủ cạnh tranh nước ngoài.
Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh trong nước. Tràng An còn phải chịu sự cạnh tranh của các đối thủ nước ngôài như các nước ASEAN và Trung Quốc. Các sản phẩm bánh kẹo của các nước ASEAN có chất lượng cao nhưng giá lại đắt, nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng có thu nhập cao, đây là các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của Doanh nghiệp. Còn đối với bánh kẹo của Trung quốc có giá rất rẻ, chất lượng đa dạng, phong phú và thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của nhóm khách hàng có thu nhập thấp. Đây là đối thủ trực tiếp nguy hiểm của Công ty. Từ những đánh giá và nhận định thực tiễn ở trên về các đối thủ cạnh tranh công ty cần đề ra những sách lược và đối lược phù hợp, thích ứng với từng đối thủ.
II. hiệu quả kinh doanh của Công ty bánh kẹo Tràng An.
1. Tình hình kinh doanh và khả năng chiếm lĩnh thị trường của Công ty.
1.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty một số năm gần đây.
Trước năm 1986, Công ty bánh kẹo Tràng An sản xuất và kinh doanh theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp của nhà nước. Mọi chỉ thị, chỉ tiêu kế hoạch do nhà nước giao Công ty đều cố gắng hoàn thành và vượt mức kế hoạch được giao. Sau năm 1986, với chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà Nước ta, Tràng An nói riêng và các doanh nghiệp trong cả nước nói chung như được thổi luồng sinh khí mới. Đó là việc nhà Nước ta xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của nhà nước. Chính tại thời điểm này, Công ty đã khẳng định mình hơn bao giờ hết trong sự nghiệp xây dựng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Tốc độ tăng sản lượng hàng năm từ 10-15%. Từ sản xuất thủ công là chính Công ty đã chuyển sang cơ giới và bán tự động hoá và lợi nhuận không ngừng tăng từ số vốn của Nhà nước giao cho.
Cùng với sự hội nhập và phát triển của nền kinh tế thế giới, với tư duy nhạy bén và tầm nhìn chiến lược của thời đại. Tháng 5 năm 1993 Công ty đã liên doanh với Nhật Bản tạo ra hình thức hợp tác đầu tư 2 bên cùng có lợi. Cũng trong giai đoạn này, Tràng An có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất từ 30-35%/ năm. Sản phẩm của Công ty được xuất khẩu sang một số thị trường nước ngoài như Đông Âu, ASEAN,... Đối với thị trường trong nước, sản phẩm của Công ty có mặt hầu hết 61 tỉnh thành trong cả nước. Sinh ra trong chiến tranh, trưởng thành và phát triển trong sản xuất và xây dựng. Công ty bánh kẹo Tràng An đã không ngừng phát triển, sản phẩm của Công ty ngày càng thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng, đáp ứng lòng mến mộ và tin yêu của nhân dân, xứng đáng một trong những doanh nghiệp hàng đầu sản xuất bánh kẹo trong cả nước.
Với gần 40 năm xây dựng và phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Tràng An đã không ngừng đổi mới và phát triển. Cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đầu tư thiết bị máy móc hiện đại để cho ra đời nhưng sản phẩm mới có chất lượng cao, đa dạng, phong phú về chủng loại, màu sắc, giá cả đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Do vậy mà trong một số năm qua Công ty dẫn đầu về doanh số bán và năm 2000 được bình chọn vào “Top Ten” - Hàng Việt Nam chất lượng cao. Hiện nay với công suất hơn 11.000 tấn/ năm, doanh số bán trung bình đạt 164 tỷ đồng/ năm, Công ty được coi là một trong những doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả. Kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm gầm đây được phản ánh như sau: (xem bảng 6).
Bảng 6: Kết quả kinh doanh của Công ty bánh kẹo Tràng An
từ năm 1998-2001
Stt
Chỉ tiêu
Đ. vị tính
1998
1999
2000
2001
1
Giá trị tổng sản phẩm
Tỷ đồng
133,35
135,5
132,8
138
2
Doanh thu
Tỷ đồng
153,38
161,5
162,5
168
3
Chi phí bán hàng
Tỷ đồng
2,01
1,953
1,987
2,125
4
Chi phí quản lý
Tỷ đồng
12,795
13,144
15,058
15,732
5
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
16,017
16,17
18,2
20,45
6
Lợi nhuận
Tỷ đồng
0,325
0,2
0,3
0,38
7
Sản Lượng
Tấn
10.694
10700
9.840
10.850
8
Thu nhập bình quân
Ng.đồng
700
730
750
900
9
Tổng vốn
Tỷ đồng
110,750
126,66
122,39
123,75
-Vốn lưu động
Tỷ đồng
40,350
47,22
46,89
47,1
- Vốn cố định
Tỷ đồng
70,4
79,44
75,5
76,65
10
Số công nhân viên
Người
1921
1832
1962
1970
(Nguồn: Phòng tài vụ và phòng hành chính)
1.2. Tình hình kinh doanh các mặt hàng:
Tình hình các mặt hàng tiêu thụ được thể hiện qua bảng số 7.
Bảng 7: Tình hình tiêu thụ một số mặt hàng năm 2000 - 2001
(ĐVT: tấn)
Stt
Mặt hàng
2000
2001
Sản xuất
Tiêu thụ
Tỷ trọng %
Sản xuất
Tiêu thụ
Tỷ trọng %
1
Kẹo Jelly các loại
835
800
95,8
1050
989
94,2
2
Kẹo cứng nhân
681,2
684,95
100,55
760,64
720
94,65
3
Kẹo tây du ký
375,8
509,1
135,47
525,8
530
100,8
4
Kẹo bắp bắp
97,83
90,62
92,63
96,8
97,5
100,7
5
Kẹo cốm
512,4
528,9
133,22
530,5
503,67
94,94
6
Kẹo socola
563,8
627,5
95,98
630
625,8
99,33
7
Bánh kem xốp
700
689,25
98,46
725,3
730,6
100,7
8
Bánh qui các loại
1300
1486
114,30
1568
1538
98,08
9
Bánh cẩm chướng
746,8
768,9
102,96
795,2
786,4
98,9
10
Bánh Layơn
3,834
3,026
78,92
3,65
3,45
94,52
Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty
Bảng trên phản ánh tình hình tiêu thụ các mặt hàng chủ yếu đại diện cho gần 100 chủng loại sản phẩm. Hầu hết khối lượng các mặt hàng tiêu thụ đều sát với khối lượng sản suất của Công ty. Điều này chứng tỏ công tác điều hành sản xuất của Công ty là rất tốt, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng, không xảy ra tình trạng thiếu sản phẩm cung cấp cho thị trường.
Mặt khác, trong năm 2001 hầu hết các mặt hàng trên đều tăng khối lượng tiêu thụ. Cụ thể, kẹo Jelly tăng 89 tấn (898 - 800), kẹo cứng nhân tăng 35,05 tấn (720 - 684,95), kẹo tây du ký tăng 20,9 tấn (530 - 509,1), kẹo bắp bắp tăng 6,88 tấn (97,5 - 90,62), bánh kem xốp tăng 41,35 tấn (730,6 - 689,25), bánh qui tăng 52 tấn (1538 - 1468), bánh cẩm chướng tăng 17,5 tấn (768,4 - 786,9), bánh Lay ơn tăng 0,424 tấn (3,45 - 3,026). Duy chỉ có kẹo cốm và kẹo Socola giảm với một lượng không lớn, đối với kẹo cốm giảm 25,23 tấn (503,67 - 528,9), kẹo Socola giảm 1,7 tấn.
Sở dĩ có sự thay đổi về tinh hình tiêu thụ là do:
Lượng tiêu thụ kẹo Socola, kẹo Cốm giảm là do trong năm 1999, 2000 Công ty chưa đưa ra sản phẩm mới, có chất lượng cao có thể thay thế được kẹo Socola, kẹo Cốm là sản phẩm truyền thống được nhiều Công ty bánh kẹo khác sản xuất.
Trong tương lai, Công ty có kế hoạch sản xuất một số loại sản phẩm và thúc đẩy tiêu thụ. Bánh cẩm chướng có hiệu quả kinh doanh thấp nhưng lại có sản lượng tiêu thụ mạnh do đó Công ty chưa có ý định tìm sản phẩm thay thế mà trước mắt cố gắng giảm giá thành. Đối với loại bánh Lay ơn có hiệu quả cao nhưng khối lượng tiêu thụ là rất thấp do giá thành cao kéo theo gía bán cao tương ứng 58.000 đ/kg. Hiện nay, Công ty vẫn duy trì sản xuất loại bánh này vào các dịp lễ, tết. Nói chung, tỷ lệ lãi của bánh kẹo là rất thấp do trênh lệch giữa giá thành và giá bán là rất nhỏ. Do vậy, để nâng cao hiệu quả, Công ty cố gắng tìm những biện pháp để hạ giá thành sản phẩm.
1.3. Khả năng chiếm lĩnh thị trường của Công ty.
Tình hình khai thác thị trường của Công ty trong cả nước được thể hiện ở sản lượng tiêu thụ. Do giá của sản phẩm còn cao và thu nhập của mỗi vùng là khác nhau. Do vậy sức tiêu thụ ở mỗi vùng cũng khác nhau. Điều này được thể hiện ở trong bảng 8.
Tình hình chiếm lĩnh thị trường từng tỉnh thành thể hiện tình hình tiêu thụ ở thị trường đó. Theo số liệu của bảng, sản phẩm của Công ty bánh kẹo Tràng An tiêu thụ ở Hà Nội là lớn nhất chiếm khoảng 30% tổng sản lượng tiêu thụ. So với các Công ty bánh kẹo khác tiêu thụ tại thị trường Hà Nội như: Hải Châu, Hải Hà, Hữu Nghị, 19-5, thì sản phẩm tiêu thụ của Tràng An nhiều hơn cả chiếm 40 % thị phần. Tuy nhiên, việc chiếm lĩnh thị trường Hà Nội đang giảm dần ưu thế do quá nhiều đối thủ cạnh tranh đặc biệt là hàng ngoại nhập. Trước tình trạng cạnh tranh gay gắt trên thị trường, việc tiến triển của Công ty bánh kẹo Tràng An được tiến hành theo hai phương hướng :
-Khai thác mở rộng thị trường ngay trên thị trường truyền thống (thị trường Miền Bắc). Đây là hướng chủ yếu của Công ty.
-Phát triển các thị trường mới vào các vùng sâu, vùng xa và các tỉnh phía Nam có khả năng phát triển.
Tốc độ phát triển thị trường của Công ty rất mạnh và có chiều hướng tăng liên tục ở hầu hết các thị trường. Hiện nay, Công ty đang từng bước xây dựng cả thị trường trong nước và ngoài nước (xem bảng 8).
Bảng 8: Tình hình tiêu thụ kẹo tại các thị trường địa phương
của Công ty bánh kẹo Tràng An từ năm 1998-2001
ĐVT: tấn
Thị trường
Sản lượng (tấn)
Mức chênh lệch (%)
1999
2000
2001
2000/1999
2001/2000
Hà Nội
3011
2902
3032
96,38
104,48
Hà Tây
289
291
320
100,69
110
Hải Phòng
338
338
412
100
121,9
Thái Bình
301
341
358
113,29
105
Nam Hà
330
346
383
104,85
110,7
Hà Bắc
277
277
285
100
102,89
Vĩnh Phú
275
281
313
102,18
111,38
Hoà Bình
178
181
196
101,69
108,29
Hải Hưng
148
145
158
97,97
109
Thái Nguyên
106
105
109
99,06
103,8
Yên Bái
269
284
287
105,57
101,05
Phú Yên
20
5
20
25
400
Thanh Hoá
985
801
998
81,32
124,6
Nghệ An
993
910
1050
96,38
114,29
Hà Tĩnh
260
191
268
73,46
140,3
Sơn la
128
133
139
103,9
104,5
Cần Thơ
10
8
12
80
150
Lai Châu
80
77
89
96,25
115,58
Lâm Đồng
32
15
38
46,875
253,33
Sơn la
27
25
34
92,59
136
Gia Lai
20
10
15
50
150
Đắc lắc
491
400
483
81,47
120,75
Đà Nẵng
175
125
205
71,43
164
T.P. HCM
425
355
437
83,53
123
T.T. Huế
93
55
95
59,14
172,7
Qui nhơn
180
131
181
70,05
138,16
Tuyên quang
106
110
136
103,77
123,6
Quảng ninh
277
298
311
107,58
104,36
Ninh bình
213
217
231
101,88
106,45
Quảng Ngãi
184
104
176
56,52
169,23
Khánh Hoà
69
37
69
53,62
186,48
Xuất khẩu
410
350
0
85,36
Tổng số
10.700
9.840
10.850
2. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
2.1. Các chỉ tiêu chung
Các chỉ tiêu đánh giá này cho ta nhận định khái quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu như : tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỉ suất lợi nhuận trên chi phí, tỉ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh,...
Dưới đây là bảng chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Bảng 9: Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Giá trị
%
Giá trị
%
1. Doanh thu
161,5
162,5
100,6
168
103,38
2. Lợi nhuận
0,2
0,3
150
0,38
126,67
3. Tổng chi phí
161,3
162,2
100,56
167,62
103,34
4. Vốn kinh doanh bình quân
122,66
122,39
96,62
123,75
101,1
5. Tỷ suất lợi nhuận;Doanh thu: 2/1
0,001238
0,001846
149,11
0,002261
122,53
6. Tỷ suất lợi nhuận/Chi phí: 2/3
0,001239
0,001849
149,23
0,002267
122,60
7. Tỷ suất lợi nhuận/Vốn kinh doanh (2/4)
0,001578
0,002451
153,32
0,003070
125,25
Nguồn: Phòng tài vụ và phòng hành chính của công ty
Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh chung của Công ty và những kết quả đạt được về các chỉ tiêu doanh lợi đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, mặc dù các chỉ tiêu này còn thấp so với các doanh nghiệp khác
*. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = lợi nhuận/ doanh thu.
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận năm 1999, tỷ suất doanh lợi / doanh thu đạt 0,001238, năm 2000 tăng lên 0,001846, tốc độ tăng trưởng là 49,11%, và năm 2001 đạt 0,002261, tỷ lệ tăng tương ứng 22,53%. Năm 2000 là năm có tốc độ tăng nhanh nhất, điều này chủ yếu là do tốc độ tăng lợi nhuận năm 2000 khá cao 50% so với năm 1999.
*.Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí.
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = lợi nhuận/ tổng chi phí.
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí từ năm 1999 đến năm 2001 tăng dần đều.
Năm 1999 là 0,001239 tức một đồng chi phí mang lại 0,001239đồng. Song năm 2001 chỉ tiêu này là 0,002267. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 1999 Công ty chủ yếu nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài nên giá thành cao, sang năm 2000 do thuế XNK tăng lên Công ty chuyển sang nhập NVL từ một số Công ty trong nước, do vậy chi phí về nguyên vật liệu giảm.
*.Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh = lợi nhuận/ Vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất doanh lợi so với vốn kinh doanh tăng nhanh nhất vào năm 2000, tăng 55,32% so với năm 1999 đạt 0,0002451 và năm 2001 đạt 0,003070 tăng 25,25% so với năm 2000.
Qua bảng số liệu trên cho thấy các chỉ tiêu phản ánh doanh lợi của Công ty đạt mức tăng trưởng khá cao chủ yếu là do lợi nhuận đạt được từ hoạt động kinh doanh của Công ty tăng nhanh chứ không phải do ảnh hưởng của doanh thu, vốn kinh doanh, chi phí,... với chủ trương đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, củng cố và mở rộng thị phần, bổ sung lợi nhuận hàng năm vào vốn kinh doanh. Điều này cho thấy Công ty có nhiều nỗ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh để ngày càng nâng cao hiệu quả kinh doanh và tính hiệu quả của việc mở rộng qui mô kinh doanh của Công ty.
2.2. Các chỉ tiêu phân tích
2.2.1. Chỉ tiêu doanh thu
Thực trạng doanh thu của Công ty bánh kẹo Tràng An từ năm 1998 đến nay được thể hiện qua bảng 10 sau:
Bảng 10: Tình hình doanh thu của Công ty từ năm 1998- 2001
Năm
ồ doanh thu
Tốc độ tăng doanh thu
Chênh lệch
(tỷ đồng)
% so với
năm trước
1998
153,38
1999
161,5
8,12
105,29
2000
162,5
1
100,62
2001
168
5,5
103,38
Nguồn : Phòng kinh doanh
Qua số liệu trên ta thấy, từ năm 1998 đến năm 2001 doanh thu liên tục tăng. Năm 1999 so với năm 1998 tăng 8,12 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 5,29%. Nhưng đến năm 2000 doanh thu có tăng hơn so với năm 1999 là 1 tỷ đồng nên tốc độ tăng là 0,62 %. Đến năm 2001 doanh thu so với năm 2000 tăng vọt lên 5,5 tỷ đồng, đạt 103,38%. Nguyên nhân của việc tăng doanh thu này là do:
- Cuối năm 1998 đầu năm 1999 Công ty đưa vào sản xuất kẹo Jelly và kẹo Caramen béo- một loại kẹo có chất lượng cao. Đồng thời, Công ty sản xuất tăng thêm gần 20 chủng loại bánh kẹo khác.
- Năm 2000 do ảnh hưởng của cơn bão lụt Miền Trung và sự giải thể của Công ty liên doanh Cameda làm cho doanh thu tăng chậm lại. Mặc dù tổng sản lượng tiêu thụ giảm nhưng một số hàng có giá bán cao có sản lượng tiêu thu tăng lên, nên doanh thu năm 2000 vẫn tăng.
- Sang năm 2001, danh mục sản phẩm của Công ty mở ra gần 100 chủng loại. Các sản phẩm ra đời đã dần khẳng định trên thị trường cả về chất lượng và giá cả, thị phần tăng lên kéo theo doanh thu tăng 5,5 tỷ đồng so với năm 2000.
Để so sánh doanh thu giữa các năm với nhau ta có thể biểu hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Doanh thu của công ty từ năm 1998 - 2001
2.2.2. Chỉ tiêu lợi nhuận và nộp ngân sách
* Lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của kết quả kinh doanh đó là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.
Tình hình thể hiện lợi nhuận của được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 11: Kết quả kinh doanh của Công ty từ 1999- 2001
ĐVT: Tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
1
Tổng doanh thu
161,5
162,5
168
2
Các khoản giảm trừ
10,703
12,355
15,5
3
Doanh thu thuần
150,797
150,145
152,5
4
Giá vốn hàng bán
135,5
132,8
134,263
5
Lợi tức gộp
15,297
17,345
18,237
6
Chi phí bán hàng
1,953
1,987
2,125
7
Chi phí quản lý doanh nghiệp
13,144
15,058
15,732
8
Lợi nhuận
0,2
0,3
0,38
Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty
Bảng 12: Sự tăng giảm các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.
STT
Chỉ tiêu
2000/1999
2001/2000
1
Tổng doanh thu
1
5,5
2
Các khoản giảm trừ
1,625
3,145
3
Doanh thu thuần
-0,652
2,355
4
Giá vốn hàng bán
-2,7
1,463
5
Lợi tức gộp
2,048
0,829
6
Chi phí bán hàng
0,034
0,138
7
Chi phí quản lý
1,914
0,674
8
Lợi nhuận
0,1
0,08
Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty
Lợi nhuận phụ thuộc vào các khoản làm tăng lợi nhuận như doanh thu và các khoản làm giảm lợi nhuận như giá vốn hàng bán, chi phí.
Qua bảng phân tích trên cho thấy, lợi nhuận của Công ty từ năm 1998 - 2001 đều tăng. So với năm 1999, lợi nhuận năm 2000 tăng 100 triệu đồng và lợi nhuận năm 2001 so với năm 2000 tăng 80 triệu đồng. Tốc độ tăng lợi nhuận của năm 2000/1999 lớn hơn tốc độ tăng của năm 2001/2000 là 23,33%. Điều này là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
-Tổng doanh thu bán hàng thay đổi: Doanh thu thường có mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận, khi doanh thu tăng thì lợi nhuận cũng tăng và ngược lại.
Doanh thu năm 2000 so với năm 1999 tăng 1tỷ đồng kéo theo lợi nhuận tăng tương ứng 1 tỷ đồng vào năm 2000.
Doanh thu năm 2001 so với năm 2000 tăng 5,5 tỷ đồng làm cho lợi nhuận tăng tương ứng 5,5 tỷ đồng.
-Do các khoản giảm trừ bao gồm: chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, thuế tiêu thụ thay đổi. Năm 2000 so với năm 1999 tăng 1,625 tỷ đồng làm cho lợi nhuận năm 2000 giảm tương ứng 1,625 tỷ đồng. Năm 2001 so với năm 2000 tăng 3,145 tỷ đồng làm cho lợi nhuận giảm tương ứng 3,145 tỷ đồng.
-Do giá vốn hàng bán thay đổi: đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới lợi nhuận.
Năm 2000 so với năm 1999 giá vốn hàng bán giảm 2,7 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 0,44% (99,56 - 100) đây là một nhân tố tốt phản ánh sự nỗ lực của bản thân Công ty dẫn tới lợi nhuận tăng tương ứng 2,7 tỷ đồng. Nguyên nhân giá vốn giảm do giá nguyên vật liệu đường giảm - nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất bánh kẹo, hơn nữa tỷ giá hối đoái ổn định rất thuận lợi cho Công ty trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu hơn năm 1999 - năm diễn ra khủng hoảng tiền tệ ở khu vực Châu á.
Đến năm 2001, giá vốn hàng bán so với năm 2000 tăng 1,463 tỷ đồng làm cho lợi nhuận của Công ty giảm 1,463 tỷ đồng.
- Do chi phí bán hàng thay đổi: chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí có liên quan đến hoạt động tiêu thụ. Chi phí bán hàng càng tăng thì lợi nhuận càng giảm. Năm 2000 so với năm 1999 giảm tương ứng 0,034 tỷ đồng, tương tự lợi nhuận năm 2001 so với năm 2000 giảm tương ứng 0,138 tỷ đồng. Nguyên nhân của việc tăng chi phí bán hàng là do Công ty mở thêm một số đại lý, các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm để tiếp tục củng cố và phát triển thị phần. Hiện nay, Công ty có gần 200 đại lý ở 35 tỉnh thành trong cả nước.
- Do ảnh hưởng của chi phí quản lý: Năm 2000 và năm 2001 Công ty tiếp tục tuyển thêm lao động hơn nữa, tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên được cải thiện rõ rệt do vậy chi phí quản lý ngày càng tăng, làm cho lợi nhuận giảm. Năm 2000 so với năm 1999, lợi nhuận giảm tương ứng 1,914 tỷ đồng, năm 2001 lợi nhuận giảm so với năm 2000 là 0,674 tỷ đồng.
Tổng hợp các yếu tố trên ta có lợi nhuận tăng giảm qua các năm:
Năm 2000 so với năm 1999:
1 - 1,652 + 2,7 - 0,034 - 1,914 = 0,1 tỷ đồng
Năm 2001 so với năm 2000:
5,5 - 3,145 - 1,463 - 0,138 - 0,674 = 0,08 tỷ đồng
Trong ba năm 1999, 2000, 2001 công ty đều làm ăn có hiệu quả, tuy nhiên hiệu quả đạt được còn chưa cao.
* Nộp ngân sách
Trong bảng 13 thể hiện tình hình nộp ngân sách của Công ty từ 1998 -2001
Bảng 13: Tình hình nộp ngân sách của Công ty từ năm 1998- 2001
Năm
Nộp ngân sách
Tốc độ tăng
Chênh lệch
(tỷ đồng)
%
1998
16,017
1999
16,17
0,153
100,96
2000
18,2
2,03
112,55
2001
20,45
2,25
112,36
Nguồn: Phòng kinh doanh công ty
Công ty bánh kẹo Tràng An nộp ngân sách thông qua thuế doanh thu 6% đến cuối năm 1999, và nộp thuế VAT 10% thay cho thuế doanh thu bắt đầu từ năm 2000 và thuế thu nhập doanh nghiệp 32% của phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ tất cả các loại chi phí. Mức nộp ngân sách của Công ty ngày càng tăng từ năm 1998 đến năm 2001 do doanh thu của các năm tăng lên. Các khoản nộp ngân sách năm 1999 so với năm 1998 tăng 0,157 tỷ đồng, tỷ lệ tăng tương ứng 0,96%. Năm 2000 so với năm 1999 tăng 2,03 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 12,55%. Tuy nhiên, sang năm 2001 mức độ nộp ngân sách so với năm 2000 vẫn tăng nhưng tốc độ tăng vẫn nhỏ hơn năm 2000 so với năm 1999 là 0,19%.
Nguyên nhân của sự tăng giảm không đồng đều này là do:
-Doanh thu của năm 1999 so với năm 1998 tăng 8,12 tỷ đồng tuy nhiên lợi nhuận giảm 0,125 tỷ đồng nên các khoản nộp ngân sách tăng không nhiều.
-Năm 2000 và năm 2001, do áp dụng thuế VAT thay cho thuế doanh thu 6% nên mặc dù doanh thu của năm 2000 so với năm 1999 tăng 1 tỷ đồng nhưng nộp ngân sách tăng 2,03 tỷ đồng do doanh thu tăng 5,5 tỷ.
Qua các chỉ tiêu phân tích ở trên ta thấy trong các năm q
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0257.doc