LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1 2
Giới thiệu chung về Công ty vận tải Ô tô số 3 2
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty. 2
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty: 3
Mặt hàng kinh doanh chủ yéu của Công ty vận tải ô tô số 3 là cung cấp dịch vụ vận tải và kinh doanh xuất nhập khẩu. 3
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty vận tải Ô tô số 3. 3
a. Ban giám đốc: 5
b.Các phòng ban. 5
4. Các yếu tố nguồn lực của Công ty vận tải ô tô số 3. 8
4.1. Tình hình vốn kinh doanh của Công ty. 8
4.2. Tình hình về lao động của Công ty. 8
4.3. Điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật của Công ty. 9
Chương 2 13
Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty vận tải ô tô số 3 13
1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. 13
1.1. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. 13
1.1.2. Môi trường chính trị, luật pháp 15
1.1.3. Môi trường văn hóa - xã hội. 16
1.1.4. Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng. 16
1.2. Nhóm nhân tố bên trong của doanh nghiệp. 17
1.2.1. Số lượng và chất lượng của lực lượng lao động. 17
1.2.2. Trình độ quản lý của doanh nghiệp 18
1.2.3. Vốn và tình trạng tài chính của doanh nghiệp 20
1.2.4. Máy móc thiết bị và công nghệ của doanh nghiệp 20
1.2.5. Giá cả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 21
1.2.6. Quy mô kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp 22
2. Đánh giá những kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vận tải ô tô số 3 trong thời gian qua: 23
2.1. Sản lượng vận tải. 23
2.2. Doanh thu. 24
2.3. Chi phí: 26
2.4. Nộp ngân sách (thuế với các khoản phải nộp khác). 27
2.5 Lợi nhuận 28
2.6. Các chỉ tiêu tài chính quan trọng của Công ty 29
2.6.1. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định 32
2.6.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 36
2.6.3 Hiệu quả sử dụng lao động của công ty 39
3. Đánh giá chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vận tải ô tô số 3 trong những năm gần đây: 40
3.1. Những vấn đề còn tồn tại của Công ty vận tải ô tô số 3 trong những năm gần đây 44
Chương 3 46
Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh của Công ty vận tải ô tô số 3 46
1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 46
Bảng số 3.1: Mục tiêu về phương tiện vận tải năm 2001 47
Như vậy, với sự đầu tư rất thích đáng của Công ty, ban lãnh đạo Công ty và công nhân viên đã đề ra mục tiêu vận chuyển hàng hoá tuyến Tây Bắc năm 2001 là (xin xem bảng 3.2) 48
Bảng 3.2: Mục tiêu vận chuyển tuyến Tây Bắc 49
Bảng 3.3: Mục tiêu hiệu quả kinh tế 51
Doanh thu 51
2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY VẬN TẢI Ô TÔ SỐ 3 51
2.1. Kiến nghị đối với Công ty. 51
2.1.1. Giải pháp về cơ cấu vốn. 51
2.1.2. Giải pháp về sử dụng vốn cố định 52
2.1.3. Giải pháp sử dụng vốn lưu động : 53
2.1.4.Áp dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn : 54
2.1.5. Về chiến lược kinh doanh : 55
2.1.6. Về tổ chức lao động : 55
2.1.7. Đổi mới phương tiện và cung cách quản lý phương tiện vật tư : 56
2.1.8. Công tác xuất nhập khẩu và dịch vụ : 56
2.1.9. Hạch toán kinh tế : 57
3. Kiến nghị đối với Nhà nước: 57
62 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty vận tảI số 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ thống trang bị máy móc hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến thì sản phẩm của họ chắc chắc sẽ có chất lượng và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Ngược lại sẽ không có doanh nghiệp nào giám khẳng định mình có kết quả hoạt động sản xuất tốt khi trong tay họ là một hệ thống máy móc thiết bị lạc hậu cũ kỹ như vậy thì tất yếu sản phẩm của họ sẽ có chất lượng không cao, chi phí cho sản xuất kinh doanh lớn dẫn đến khó tiêu thụ sản phẩm trên thị trường và doanh nghiệp sẽ không thể nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
Ngày nay, do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trở thành sự không ngừng vươn lên của doanh nghiệp về trí tuệ và trình độ công nghệ. Công nghệ sản xuất tiên tiến không những đảm bảo năng suất lao động, chất lượng và giá thành của sản phẩm mà còn có thể xác lập hệ thống tiêu chuẩn mới cho từng ngành kinh tế kỹ thuật. Chẳng hạn như trong công nghệ thông tin hiện nay đang có cuộc cách mạng để xác lập công nghệ truyền và sử lý thông tin qua mạng Internet.
Nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại sẽ làm giảm bớt những mất mát, hao tổn trong dự trữ vận chuyển hàng hoá do có phương tiện bảo quản giữ gìn tốt. máy móc kỹ thuật trang thiết bị văn phòng như máy vi tính điện thoại, máy Fax gíup cán bộ quản lý nắm bắt thông tin nhanh nhạy và nhờ đó có thể sử lý thông tin dễ dàng hơn và đưa ra được những quyết định đúng đắn.
1.2.5. Giá cả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Giá cả là thước đo bằng tiền của giá trị nhưng ta có thể hiểu rằng giá cả là một số tiền mà người mua trả cho người bán về việc cung ứng một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó. Giá cả rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó thể hiện kết quả của các khâu kinh doanh, nó có nhiệm vụ bù đắp các khoản chi phí. Đối với người mua, nó là chi phí cho việc thoả mãn nhu cầu về một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó, nó là yếu tố quan trọng trong sự quyết định mua hay không mua hàng hoá. Giá cả là dấu hiệu đáng tin cậy phản ánh tình hình biến động của thị trường. Thông qua giá cả, doanh nghiệp có thể nắm bắt được sự tồn tại cũng như hiệu quả kinh doanh của chính bản thân mình.
Nếu doanh nghiệp mua nguyên vật liệu đầu vào với giá cao, bán sản phẩm theo giá thị trường thì lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh sẽ giảm và ngược lại nếu doanh nghiệp hạ được giá mua nguyên vật liệu thì lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh sẽ tăng.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh cũng phải nhận thức được hiện tại mình có đạt hiệu quả trong công tác cạnh tranh hay không. Nghĩa là hàng hoá của mình có thể bán được không và về lâu dài việc tiêu thụ hàng hoá có mang lại được nhiều lợi nhuận hay không như vậy nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh thì doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả cạnh tranh ở bất kỳ thời điểm nào. Thị phần mà doanh nghiệp chiếm nhiều trên thị trường được coi như là chỉ số tổng hợp đo lường chất lượng cạnh tranh của mình.
1.2.6. Quy mô kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, tạo ra càng nhiều sản phẩm thì chi phí cận biên cho sản xuất một đơn vị sản phẩm nhỏ dần và như vậy giá thành đơn vị sản phẩm hạ, giá bán sản phẩm cũng hạ nhờ đó sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về mặt giá cả và sản phẩm có lợi thế trong quá trình tiêu thụ, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng và hiệu quả kinh doanh được nâng cao, doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn có thuận lợi hơn các doanh nghiệp khác có quy mô kinh doanh nhỏ, đặc biệt khi các doanh nghiệp này sản xuất vượt kế hoạch.
Uy tín của doanh nghiệp gắn liền với sự tồn tại và phát triển trên thị trường, nó là một trong những tài sản vô hình có giá trị cao của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tạo dựng được uy tín của mình trên thị trường chính là nhờ vào chất lượng sản phẩm của họ khi sản phẩm có chất lượng cao thì quá trình tiêu thụ sản phẩm trở nên dễ dàng hơn, mặt khác uy tín còn giúp doanh nghiệp có nhiều thuận lợi và được ưu đãi trong quan hệ với bạn hàng.
2. Đánh giá những kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vận tải ô tô số 3 trong thời gian qua:
2.1. Sản lượng vận tải.
Bảng 2: Sản lượng vận tải của Công ty trong những năm qua (1997 - 2000)
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
- Tổng lượng hàng vận chuyển
Tấn
90.046
90.555
94.728
95.121
- Tổng lượng hàng luân chuyển
Tấn/km
22.161.704
22.940.874
23.760.800
25.007.112
Nguồn: Trích từ báo cáo tổng hợp cuối năm của Công ty
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy trong 4 năm thì năm 1998 là năm có tổng tấn hàng vận chuyển thấp nhất cụ thể là năm 1998 giảm so với năm 1997 với số giảm tuyệt đối là ( - 1491 tấn) và số giảm tương đối là (-1,6%)
Nguyên nhân làm cho số hàng vận chuyển giảm là do tình hình thị trường vận tải năm 1998 có nhiều biến động do sự biến động của tài chính khu vực và sự biến động của nền kinh tế trong nước. Sang năm 1999 sản lượng vận tải đã tăng khá cao so với năm 1998 với tỉ lệ tăng tuyệt đối là 4.173 tấn và tương ứng là 4,6%.
Đây là mức tăng của năm 1999 về tổng số hàng vận chuyển còn về tổng tấn hàng luân chuyển cũng có mức tăng tương ứng, so với năm 1998 thì năm 1999 tổng tấn hàng luân chuyển tăng với số tuyệt đối là 819.926 tấn/km, và mức tăng tương đối là 3,57%. Đến năm 2000 mức tăng đó vẫn được duy trì và tổng tấn hàng vận chuyển đã tăng hơn so với năm 1999 là 0,4% với mức tăng tương đối cụ thể là đã tăng 393 tấn.
Tương tự tổng tấn hàng luân chuyển cũng tăng khá cao so với năm 1999 thì năm 2000 tổng tấn hàng luân chuyển đã tăng với mức tăng tuyệt đối là 1.246.321 và mức tăng tương đối là 5,24%. Nhìn chung trong 4 năm thì năm 1999 là năm có tổng tấn hàng vận chuyển tăng cao nhất cụ thể là tăng 4,6% và năm 2000 là năm có tổng tấn hàng luân chuyển cao nhất với mức tăng 5,24%.
2.2. Doanh thu.
Bảng 3. Tình hình doanh thu của Công ty trong các năm (1997 - 2000)
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
- Tổng doanh thu
58.346.378.602
44.801.770.162
5.294.898.000
53.142.342.120
- DT vận tải
9.123.548.000
10.176.863.204
12.900.000.000
13.141.621.120
- DT XNK - DV
49.000.830.620
34.084. 906.958
39.987.898.000
40.000.721.000
Nguồn: Trích từ báo cáo tổng hợp cuối các năm (1997 - 2000)
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy doanh thu vận tải của các năm đều tăng, điều này cho thấy Công ty đã rất cố gắng trong việc vận chuyển hàng hóa, đã chú ý đầu tư vào lĩnh vực này như luôn luôn tìm kiếm bạn hàng, tạo được chữ tín đối với khách hàng và đặc biệt Công ty luôn tìm cách làm giảm chi phí đến mức thấp nhất, bằng cách kêu gọi các lái xe tiết kiệm nhiên liệu, bảo dưỡng phương tiện vận tải thường xuyên đúng kỳ hạn. Với những nỗ lực của Ban lãnh đạo Công ty đã đem lại kết quả là doanh thu vận tải năm 1998 đã tăng hơn năm 1997 với mức tăng tương đối là 11,5% và mức tăng tuyệt đối là 1.053315.204 đ năm 1999 doanh thu vận tải đã tăng khá cao tăng nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng năm 1998 cụ thể là mức tăng 26,7% so với năm 1998, tương ứng với tỷ lệ tăng tuyệt đối là 2.723.136.796 đ. Năm 2000 Công ty vẫn duy trì được mức tăng cao tuy nhiên có giảm hơn so với tỷ lệ tăng của năm 1999 so với năm 1998 cụ thể là năm 2000 tăng hơn năm 1999 là 1,8% và mức tuyệt đối là 241.621.120đ. Như vậy trong 3 năm thì năm 1999 là năm có mức tăng cao nhất và năm 2000 là năm có tỷ lệ tăng thấp nhất trong 3 năm 1998, 1999, 2000 nguyên nhân này là do năm 1999 Công ty đã chú trọng rất nhiều vào lĩnh vực vận tải, nhưng sang đến năm 2000 thì đã chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu - dịch vụ nhiều hơn và điều này đã được thể hiện khá rõ trong bảng 3. Nhìn vào bảng 3 ta thấy ngay doanh thu xuất nhập khẩu - dịch vụ năm 2000 đạt tới 40.000.721.000đ tăng hơn năm 1999 với mức tăng tương đương đối là 0,03% với mức tăng tuyệt đối là 12.832.000đ. Tuy mức độ tăng chưa cao lắm so với năm 1999 song đây cũng là một nỗ lực rất đáng kể của ban lãnh đạo Công ty. Nhìn chung trong 4 năm thì 1997 là năm Công ty có doanh thu xuất nhập khẩu - dịch vụ lớn nhất đạt tới 49.000.830.620 đ và năm 1998 là năm doanh thu xuất nhập khẩu - dịch vụ của Công ty nhỏ nhất chỉ đạt 34.084.904.958đ giảm - 30,4% so với năm 1997 nguyên nhân là do năm 1998 là năm Công ty phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực.
Nhìn chung trong những năm gần đây thì doanh thu của Công ty có xu hướng tăng, song chủ yếu vẫn là tăng phần doanh thu về xuất nhập khẩu và dịch vụ (XNK - DV). Riêng lĩnh vực này nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu, ta có thể nhận thấy rõ hơn qua số liệu dưới đây.
Bảng 4. So sánh kết quả doanh thu của một số lĩnh vực hoạt động của Công ty.
Năm
DT vận tải (đồng)
DT XNK - DV (đồng)
Tỷ trong DT VT (%)
Tỷ trọng DT xuất nhập khẩu-DV (%)
1997
9.123.548.000
49.000.830.620
15,6
84,8
1998
10.176.863.204
34.084.900.958
23,9
76,1
1999
12.900.000.000
39.987.898.000
24,3
75,6
2000
13.141.621.120
40.000.721.000
24,7
75,2
Nguồn: Trích từ báo cáo tổng hợp cuối năm của công ty.
Các số liệu trên cho ta thấy phần doanh thu của hoạt động XNK-DV chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu của Công ty trong những năm gần đây (đạt bình quân trên 75%) Mặc dù nhiệm vụ chính của Công ty Vận tải ô tô số 3 là lĩnh vực vận tải song những năm gần đây thì chưa khi nào doanh thu vận tải đạt trên 25% trong tổng doanh thu của Công ty. Điều này cho thấy dấu hiệu không tốt về lĩnh vực vận tải của Công ty, Công ty cần phải có những kế hoạch và chính sách phù hợp hơn nhằm nâng cao hơn nữa trong lĩnh vực vận tải, mặc dù tỷ trọng của doanh thu vận tải so với tổng doanh thu ở những năm gần đây ngày càng tăng và chiếm tỉ trọng lớn hơn nhưng vẫn chưa đủ đòi hỏi cán bộ công nhân cần lỗ lực nhiều hơn nữa.
2.3. Chi phí:
Chi phí là toàn bộ những chi phí bằng tiền mà Công ty bỏ ra cho một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh (1 năm) của mình nhằm đạt tối đa hóa lợi nhuận.
Trong 2 năm (1999 - 2000) với kết quả mà Công ty vận tải ô tô số 3 đạt được thì chi phí bỏ ra bao gồm các khoản dưới đây.
Bảng 5. Các khoản chi phí của Công ty trong 2 năm 1999 - 2000
Danh mục chi phí
Năm 1999 (đồng)
Năm 2000 (đồng)
- Nguyên vật liệu
602.372.800
962.478.866
- Nhiên liệu động lực
3.350.650.780
3.269.989.900
- Lương và các khoản phụ cấp theo lương
2.102.581.758
2.169.000.000
- BHXH - BHYT - KPCĐ
451.201.290
651.100.000
- Khấu hao TSCĐ
1.890.627.000
1.165.667.000
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
196.978.997
169.212.217
- Chi phí bằng tiền khác
620.000.786
562.714.100
Tổng cộng
9.232.413.438
8.364.172.083
Nguồn: Trích từ báo cáo tổng hợp cuối năm của Công ty.
Như vậy nếu so sánh mức chi phí của năm 1999 với năm 2000 thì ta thấy chi phí của năm 2000 giảm so với năm 1999 là 9,4%. Trong đó các khoản có chi phí giảm đó là nhiên liệu động lực, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
Các khoản chi phí tăng như nguyên vật liệu, lương và các khoản phụ cấp theo lương, BHXH, BHYT, KPCĐ.
Nguyên nhân của việc chi phí năm 2000 giảm hơn so với năm 1999 là do Công ty đã hạn chế được việc sử dụng nhiên liệu lãng phí ở những năm trước, và một số chi phí bằng tiền khác.
2.4. Nộp ngân sách (thuế với các khoản phải nộp khác).
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đều có nghĩa vụ bắt buộc phải nộp thuế. Nộp thuế đầy đủ là một trong những biểu hiện của hoạt động kinh doanh hợp pháp. Là một doanh nghiệp Nhà nước Công ty vận tải ô tô số 3 luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Tình hình nộp thuế của Công ty trong những năm gần đây được phản ánh ở bảng 6 dưới đây.
Bảng 6. Tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách của Công ty.
Năm
1997
1998
1999
2000
Thuế (đồng)
16.961.535.541
12.164.147.833
15.184.160.054
17.122.246.012
Mức tăng (%)
-29
24,8
12,76
Nguồn: trích từ báo cáo tổng hợp cuối năm của Công ty.
Qua bảng trên ta thấy, tình hình thực hiện nghĩa vụ, nộp ngân sách của Công ty một số năm qua có sự tăng, giảm không đồng đều, năm 1998 là năm Công ty nộp thuế cho nhà nước ít nhất giảm - 29% so với năm 1997. Nguyên nhân này là do năm 1997 doanh thu của Công ty về XNK - DV khá cao còn năm 1998 thì doanh thu trong lĩnh vực này lại giảm đáng kể. Đến năm 1999, 2000 thì Công ty đã nộp cho ngân sách Nhà nước với số tiền tăng hơn nhiều năm 1998 điều này chứng tỏ Công ty đang làm ăn có lãi, và đã được thể hiện trong việc nộp thuế cho Nhà nước.
Ngoài thuế, hàng năm Công ty còn phải nộp các khoản khác cho Nhà nước ta có thể thấy rõ trong bảng tổng hợp chi tiết ở trang bên:
Bảng 7: Thuế và các khoản phải nộp khác Công ty đã thực hiện.
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
I. Thuế
16.961.535
12.164.147
14.269.102
20.102.413
1. Thuế doanh thu
895.258
902.332
- Thuế VAT
1.290.000
1.314.162
2. Thuế XNK
15.762.296
10.491.552
12.262.000
13.561.000
3. Thuế lợi tức
083.000
478.160
497.692
506.762
4. Thu tiền vốn
8.800
101.000
10.162
9.762
5. Thuế nhà đất
189.880
156.492
176.627
476.100
6. Tiền thuê đất
0
0
0
0
7. Các loại thuế khác
22.300
34.610
32.621
34.627
II. BH - KPCĐ
451.201
430.810
437.820
457.920
III. Các khoản phải nộp khác
46.207
443.733
476.967
450.260
1. Phí, lệ phí
46.207
443.733
476.967
450.260
2. Phí thu
0
0
0
0
3. Phải nộp khác
0
0
0
0
Tổng cộng
17.485.94
13.038.691
15.184.160
17.122.246
Nguồn: trích từ báo cáo tổng hợp các năm(1997 - 2000).
2.5 Lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của sản xuất kinh doanh. Đó chính là phần chênh lệch giữa thu nhập và chi phí. Lợi nhuận của xí nghiệp thu được từ các hoạt động kinh doanh, nghiệp vụ tài chính và các hoạt động khác.
Tiến hành phân tích lợi nhuận sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được và mức hiệu quả đạt được nhờ những nhân tố nào từ đó quyết định sản xuất, kinh doanh tối ưu.
Bảng 8. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (1997 - 2000)
Chỉ tiêu
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
1. Tổng doanh thu
58.346.378.602
44.801.770.162
52.894.898.000
53.142.342.120
2. Tổng chi phí
57.426.347.000
43.927.600.000
51.917.267.000
51.204.000.000
3. Lợi nhuận
920.031.602
874.170.162
977.631.000
1.938.342.120
4. Hiệu quả SXKD tổng hợp (1:2)
1,016
1,049
1,037
1,037
Nguồn: “Trích báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh” và “Báo cáo tài chính” các năm (1997 - 2000)
Căn cứ vào bảng 8 ta thấy lợi nhuận của Công ty trong 4 năm đều dương tức là không có năm nào Công ty bị rơi vào tình trạng thua lỗ tuy vậy năm 1998 là năm Công ty gặp rất nhiều khó khăn, lợi nhuận của năm 1998 đạt mức thấp nhất giảm 5% so với năm 1999 và năm 2000 là năm Công ty thu được lợi nhuận lớn nhất vượt năm 1999 với mức tăng khá cao tăng 98% so với năm 1999.
- Năm 1997 cứ một đồng chi phí đầu vào tạo ra được 1,016 đồng doanh thu năm 1998 là 1,09 đồng, tăng 0,003 đồng (1,019 - 1,016) năm 1997. Năm 1999 là 1,018 đồng giảm 0,001 đồng so với năm 1998. Năm 2000 là 1,037 đồng tăng 0,019 đồng (1,037 - 1,018) so với năm 1999.
Như vậy, nhìn chung trong 4 năm hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty đều tốt, nhất là năm 2000 là năm có tỷ lệ tăng cao, đây là một điều kiện thuận lợi để Công ty cố gắng trong những năm tiếp theo để cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty đạt kết quả cao hơn nữa.
2.6. Các chỉ tiêu tài chính quan trọng của Công ty
Bảng 9. Các tỷ số tài chính quan trọng của Công ty những năm gần đây
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
1. Các khoản nợ ngắn hạn
1.276.477.920
926.980.672
790.960.782
2. Hàng tồn kho
693.550.051
690.978.960
570.621.466
3. Tài sản lưu động
5.213.254.704
6.120.410.100
6.970.216.966
4. Tài sản cố định
13.756.232.486
13.890.420.000
13.940.976.998
5. Các khoản phải thu
1.448.644.063
1.100.627.144
1.004.627.100
6. Tổng số nợ
1.276.477.920
1.116.264.300
963.766.627
7. Lợi nhuận thuần
509.740.963
977.631.000
1.938.342.120
8. Doanh thu thuần
43.899.437.942
51.604.898.000
51.828.180.008
9. Lãi nợ vay
9.356.127
9.100.476
10.124.117
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty các năm (1998 - 2000)
Từ số liệu ở bảng 9 ta có thể biết được khả năng thanh toán của Công ty và tình hình tài chính của Công ty. Nếu Công ty có khả năng thanh toán thì tình hình tài chính sẽ khả quan và ngược lại. Do vậy, khi đánh giá tổng quát tình hình tài chính của Công ty không thể không xem xét đến khả năng thanh toán đặc biệt là khả năng thanh toán ngắn hạn.
Để đo khả năng thanh toán ngắn hạn, ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
Tỷ suất thanh toán hiện hành
=
Tổng tài sản lưu động
Tổng nợ ngắn hạn
Tỷ suất thanh toán vốn lưu động
=
Tổng vốn bằng tiền
Tổng số vốn lưu động
Tỷ suất thanh toán tức thời
=
Tổng số vốn bằng tiền
Tổng nợ ngắn hạn
(xin xem bảng 10 dưới đây)
Bảng 10: Hệ số phản ánh khả năng thanh toán của Công ty từ năm (1998 - 2000)
Tỷ suất
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Thanh toán hiện hành
4,08
6,01
6,9
Thanh toán vốn lưu động
0,37
0,48
0,49
Thanh toán tức thời
0,490
0,497
0,498
Nguồn: Trích từ sổ quyết toán năm 1998, 1999, 2000
Từ số liệu của bảng 10 ta thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (phải thanh toán trong 1 năm) dùng chỉ tiêu tỷ suất thanh toán hiện hành ta thấy trong 3 năm 1998, 1999, 2000 tỷ suất tính ra đều rất cao chứng tỏ công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là rất khả quan. Như vậy tỷ suất thanh toán hiện hành của Công ty trong 3 năm là rất tốt.
- Về tỷ suất thanh toán vốn lưu động (VLĐ).
Tỷ suất này phản ánh tỷ trọng của vốn bằng tiền so với tổng số tài sản lưu động và khả năng chuyển đổi thành tiền của vốn lưu động nếu tỷ suất tính ra mà > 0,5 hay nhỏ hơn 0,1 đều không tốt, vì lượng tiền mặt quá nhiều (Nếu >0,5) hoặc quá ít (nếu <0,1) sẽ gây ứ đọng vốn hoặc thiếu tiền để thanh toán của vốn lưu động tốt nhất, năm 1999 và năm 2000 Công ty có tỷ suất về khả năng thanh toán vốn lưu động hơi cao nhưng vẫn đạt được yêu cầu, như vậy ta thấy lượng tiền mặt của Công ty còn thừa khá nhiều rất xảy ra tình trạng ứ đọng vốn.
- Về tỷ suất thanh toán tức thời:
Thực tế cho thấy, tỷ suất này nếu > 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, còn nếu <0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ và do đó có thể phải bán gấp hàng hóa, sản phẩm để trả nợ vì cơ thể không đủ tiền để thanh toán. Tuy nhiên, nếu tỷ suất này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Dựa vào số liệu tính toán thực tế của Công ty vận tải ô tô số 3 ta có thể nhận xét như sau, trong 3 năm 1998, 1999, 2000 thì năm 2000 là năm Công ty có khả năng thanh toán tức thời tốt nhất, tình hình tài chính của Công ty đã được cải thiện đáng kể, tổng số nợ quá hạn giảm, tổng số vốn bằng tiền tăng, xét một cách tổng quát thì tình hình tài chính của Công ty nói chung là tốt.
2.6.1. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định và vốn cố định được tính toán bằng nhiều chỉ tiêu nhưng phổ biến là các chỉ tiêu sau:
Sức sản xuất của TSCĐ
=
Giá trị tổng sản lượng (hoặc doanh số)
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Sức sinh lời của TSCĐ
=
Lợi nhuận
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Sức hao phí TSCĐ
=
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Giá trị tổng sản lượng (hoặc lợi nhuận doanh số)
Trong tỷ trọng cơ cấu tài sản của Công ty thì tài sản cố định (TSCĐ) là một phần quan trọng. ở đây là Công ty vận tải nên tỷ trọng TSCĐ là tương đối cao.
Bảng 11: hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty trong 3 năm (1998-2000)
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
1.Tổng doanh thu thuần
43899437942
51604898000
51828180008
2.Lợi nhuận
874170162
977631000
1938342120
3.Nguyên giá bình quân TSCĐ
13756232486
13890420000
13940976998
4.Vốn cố định bình quân
12006627998
14090161000
11039969799
5.Sức sản xuất của TSCĐ(5)=(1)/(3)
3,18
3,7
3,72
6. Sức sinh lời của TSCĐ (6) =(2)/(3)
0,064
0,07
0,13
7. Suất hao phí của TSCĐ 7 =(3)/(1)
0,31
0,27
0,26
8. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
a. Theo doanh thu = (1)/(4)
3,65
3,66
4,69
b. Theo lợi nhuận = (2)/(4)
0,072
0,069
0,175
Nguồn: Trích"Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh" và "Bảng cân đối kế toán" các năm 1998, 1999 và 2000
Qua các chỉ số của bảng trên ta thấy tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty trong 3 năm 1998, 1999 và 2000 có sự biến động tăng giảm không ngừng, cụ thể là:
- Sức sinh lợi của tài sản cố định năm 1999 là 0,07 (đồng lợi nhuận/đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định) tăng so với năm 1998 là 0,006 hay tỷ lệ tăng là 9,37%.
Điều này cho thấy nếu mức sinh lời của tài sản cố định không đổi so với năm 1998 thì để đạt được mức sinh lời năm 1999 Công ty cần sử dụng:
977631.000
=15.275.484.375 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ
0,064
Với thực tế sử dụng tài sản cố định năm 1997, năm 1999 Công ty đã tiết kiệm đượ mức nguyên giá bình quân TSCĐ là:
15.275.484.375 - 13.756.232.486 = 1.519.251.889 đồng
Sang đến năm 2000 sức sinh lời của TSCĐ tăng rất cao cụ thể là đạt 0,13 (đồng lợi nhuận/ đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định) tăng so với năm 1999 là 0,06 hay tỷ lệ tăng là 85,7%.
Điều này, có nghĩa là nếu mức sinh lời của TSCĐ không đổi so với năm 1999 thì để đạt được mức sinh lợi năm 2000 Công ty cần sử dụng
1.938.342.120
=27.690.601.714 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ
0,07
Như vậy, với thực tế sử dụng TSCĐ năm 1999 năm 2000 Công ty đã tiết kiệm được mức nguyên giá bình quân TSCĐ là 13.749.624.716
- Sức sản xuất của TSCĐ năm 1999 là 3,1 ( đồng doanh thu/đồng nguyên giá bình quân TSCĐ) tăng so với năm 1998 là 0,5 hay tỉ lệ tăng là 16,3%.
Điều này cho thấy nếu sức sản xuất của TSCĐ không đổi so với năm 1998 thì để đạt được sức sản xuất nói cách khác để đạt được doanh thu như năm 1998 Công ty cần sử dụng:
51.604.898.000
=16.227.995.345 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ
3,18
So với thực tế sử dụng năm 1999 Công ty đã tiết kiệm được một lượng giá bình quân TSCĐ là:
16.227.995.345 - 13.890.420.000 = 2.337.535.345 đồng
Sang đến năm 2000 "sức sản xuất của TSCĐ" của Công ty vẫn tiếp tục tăng cụ thể là đạt 3,72 (đồng doanh thu/ đồng nguyên giá bình quân TSCĐ). Tăng so với năm 1999 là 0,02 với tỷ lệ tăng là 0,54%.
Như vậy là nếu sức sản xuất của TSCĐ không đổi so với năm 1999 hay nói cách khác là để đạt được doanh thu như năm 1999 Công ty cần sử dụng:
51.828.180.008
= 14.007.606.218 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ
3,7
So với thực tế sử dụng năm 2000 Công ty đã tiết kiệm được một lượng giá bình quân TSCĐ là:
24.007.606.218 - 13.940.976.998 = 66.629.220 đồng
- Suất hao phí của TSCĐ năm 1999 là 0,27 (đồng nguyên giá bình quân TSCĐ/ đồng doanh thu) giảm hơn so với năm 1998 với mức giảm là 0,04 hay tỷ lệ giảm là -12,9% như vậy là doanh nghiệp đã tiết kiệm được mỗi đồng doanh thu tiết kiệm được 0,04 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ.
Sang đến năm 2000 Công ty vẫn duy trì được trạng thái như năm 1999 cụ thể là đạt 0,26 (đồng nguyên giá bình quân TSCĐ/ đồng doanh thu) giảm hơn so với năm 1999 là 0,01 hay tỷ lệ giảm là 3,7% như vậy là mỗi đồng doanh thu mà doanh nghiệp đạt được đã tiết kiệm được 0,01 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ.
- Hiệu quả sử dụng vốn cố định theo doanh thu: Năm 1999 là 3,66 (đồng doanh thu/ đồng vốn cố định bình quân) tăng so với năm 1998 là 0,01 hay tỷ lệ tăng là 0,27% như vậy là để đạt hiệu quả sử dụng vốn của năm 1999 công ty chỉ cần sử dụng :
51.604.898.000
= 14.138.328.219 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ
3,65
So với thực tế công ty đã sử dụng thì công ty đã tiết kiệm 1 lượng vốn cố định bình quân là:
14.138.328.219 - 13.890.420.000 = 247.908.219 đồng
Sang đến năm 2000 chỉ tiêu này đạt khá cao, đạt tới 4,69 đồng doanh thu/đồng nguyên giá bình quân TSCĐ) tăng hơn so với năm 1999 là 1,03 tương ứng với tỷ lệ tăng là 28,14%.
Để đạt được hiệu quả sử dụng vốn như năm 1999 công ty cần sử dụng :
51.828.180.008
= 14.160.704.920 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ
3,66
So với thực tế đã sử dụng thì công ty đã tiết kiệm 1 lượng vốn cố định bình quân là 14.160.704.920 - 13.940.976.998 = 159.727.922 đồng
- Hiệu quả sử dụng vốn cố định theo lợi nhuận: Năm 1999 là 0,069 (đồng lợi nhuận/đồng vốn cố định bình quân) giảm hơn so với năm 1998 là -4,16%, sang đến năm 2000 chỉ tiêu này lại tăng rất cao cụ thể là tăng 0,106 với tỷ lệ tăng là 153%. Nguyên nhân của việc lợi nhuận năm 2000 đạt tỷ lệ cao, tăng 153% so với năm 1999 là do thu nhập tài chính và thu nhập bất thường của công ty năm 2000 tăng rất cao, hơn nữa doanh thu vận tải cũng như doanh thu xuất nhập khẩu - dịch vụ năm 2000 tăng khá cao, cao nhất trong một số năm gần đây. Như vậy, trong 3 năm qua công ty đã quản lý và sử dụng vốn cố định hết sức hợp lý vì vậy đã đem lại một kết quả tốt, mức độ sinh lời của vốn cố định tăng lên trong khi đó suất hao phí của vốn cố định giảm xuống. Nguyên nhân là do công ty rất chú trọng đến việc tu sửa, đại tu, cải tiến và nâng cấp phương tiện vận tải, kết hợp với việc đầu tư một số trang thiết bị, phương tiện vận tải mới. Do đó đã tận dụng được tối đa công suất của máy móc, đây là những kết quả tốt mà công ty cần phải giữ vững và phát huy.
2.6.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng tài sản lưu đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5327.doc