Đề tài Hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Dược Liệu TWI - Hà Nội

Lời mở đầu 1

Chương I. Những vấn đề chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. 2

1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường 2

2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh 3

3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 3

4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và hệ thống chỉ tiêu đánh giá 4

4.1. Phương pháp đánh giá 4

4.1.1- Phương pháp so sánh 4

4.1.2- Phương pháp đánh giá tỷ lệ 5

4.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 5

4.2.1- Đánh giá các chỉ tiêu tổng quát 6

4.2.2- Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 6

4.2.3- Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 7

4.2.4-Đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận 7

5. Các nhân tố tác động đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 8

5.1. Các nhân tố đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp 8

 

doc52 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1034 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Dược Liệu TWI - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u chiếm 11,4% năm 2002. Theo tỷ lệ trên ta có thể thấy nợ phải trả chiếm tỷ lệ quá lớn trong khi nguồn vốn chủ sở hữu lại quá ít. Công ty cần phải có biện pháp khắc phục về tình hình tài chính của mình. 4.2 Máy móc thiết bị: Trong quá trình hình thành và phát triển cùng với sự đòi hỏi của bản thân công tylà nâng cao năng suất, tạo thu nhập cao cho người lao động và đòi hỏi khắt khe của thị trường về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng... Máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ dùng cho sản xuất sản phẩm tại công ty là những tư liệu có giá tri lớn, thời gian sử dụng lâu dài (Gọi là TSCĐ) , công ty đã không ngừng đầu tư nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị đặc biệt là đầu tư vào tài sản cố định thể hiện: năm 2001 giá trị tài sản cố định của công ty vào khoảng 10,713 tỷ đồng nhưng đến năm 2002 công ty đã tăng 11,360 tỷ đồng. Hiện nay công ty có hệ thống máy móc thiết bị và công nghệ hiện đáp ứng tốt cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ tốt dây chuyền thiết bị và công nghệ sản xuất: thuốc viên, thuốc tân dược, dược liệu, tinh dầu, đông dược, hoá chất dược dụng và thuốc sốt rét...Công ty không chỉ tập chung đầu tư vào lĩnh vực sản xuất trực tiếp mà còn đầu tư vào mua sắm những thiết bị quản lý hiện đại, nâng cao hiệu quả hoạt động và tiết kiệm thời giancho cán bộ công nhân viên văn phòng như: máy vi tính, máy in, máy đếm tiền, máy photocopy... 4.3 Nguồn nhân lực: Trong suốt quá trình hoạt động vừa tròn 32 năm, đội ngũ công nhân viên không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Công ty luôn chú trọng việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn hàng năm cho công nhân viên nhất là lực lượng cán bộ trẻ được đào tạođưa vào hàng ngũ lãnh đạo của công ty. Hiện nay, toàn công ty có 350 người lao động dài hạn và 37 người lao động thử việc, thời vụ, ngắn hạn. Trong đó trình độ trên đại học là 135 người, trình độ trung cấp là 43 người và công nhân các loại là 127 người. Nói chung tình hình phân bổ nhân lực của công ty hoàn toàn hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và đặc thù của công ty. 4.4 Đặc điểm về quy trình công nghệ, sản phẩm và nguyên vật liệu: Do mặt hàng thuốc là mặt hàng đặc biệt , nó liên quan đến sức khoẻ và sinh mạng của con người nên quy trình sản xuất có đoạn phải đảm bảo khép kín và vô trùng. Đặc biệt đối sản phẩm thuốc viên, đơn vị của nó phải chính xác đến miligam, mililít nhưng lại có giá trị rất lớn, phải đảm bảo theo tiêu chuẩn dược điển Việt Nam. Hiện nay công ty Dược Liệu TWI có 3 phân xưởng riên biệt đó là các phân xưởng sau: - Phân xưởng thuốc viên: nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất ra các loại thuốc viên. - Phân xưởng đông dược: nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất ra các mặt hàng thuốc đông dược. - Phân xưởng hoá chất: chuyên sản xuất để chiết xuất các mặt hàng chống sốt rét. Trong 3 phân xưởng thì phân xưởng sản xuất thuốc viên là phân xưởng sản xuất lớn hơn cả vì đây chính là mặt hàng chủ yếu hiện nay của doanh nghiệp. Mỗi loại thuốc đều có quy trình sản xuất khác nhau và đều có những tiêu chuẩn quy định của ngành khác nhau. Quy trình sản xuất công nghệ thuốc viên là quy trình sản xuất điển hình, rõ ràng qua từng khâu nên em sẽ đi sâu nghiên cứu tìm hiểu quy trình công nghệ của phân xưởng thuốc viên. Thông qua bộ phận nghiên cứu làm thử các mổ xẻ, mỗi lần làm thử phải đầy đủ các thủ tục như: làm thử xong phải đi kiểm nghiệm và đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn dược đề ra, sau đó mới cho vào sản xuất đại trà. Các giai đoạn sản xuất: - Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: căn cứ vào lệnh sản xuất (có ghi rõ số lượng thành phẩm và các thành phẩm như nguyên vật liệu chinhs, tá dược và quy cách đóng gói, khối lượng trung bình viên...) tổ trưởng tổ pha chế sẽ có nhiệm vụ chuẩn bị đầy đủ các thủ tục như: phiếu lĩnh vậy tư, các loại vật tư đó phải được cân, đong ,đo, đếm thật chính xácvới sự giám sát của kỹ thuật viên ở phân xưởng sản xuất. - Giai đoạn sản xuất: bắt đầu vào sản xuất, tổ trưởng tổ sản xuất và kỹ thuật viên phải trực tiếp giám sát các công việc pha chế mà công nhân viên bắt đầu làm. Khi pha chế xongcông việc của kỹ thuật viên là phải kiểm nghiệm bán thành phẩm, nếu đạt tiêu chuẩn nghành quy định thì công việc tiếp theo là giao nhận bán thành phẩm. - Giai đoạn kiểm nghiệm, nhập kho thành phẩm ( giai đoạn cuối cùng): khi được thành viên, thành vỉ thuốc và được chuyển về tổ đóng gói, tổ kỹ thuật viên bắt đầu kiểm nghiệm thành phẩm. Khi thành phẩm đạt được tiêu chuẩn kỹ thuật và có phiếu kiểm nghiệm kèm theo sẽ tiến hành công việc đóng gói. Sau khi hoàn thành việc đóng gói cùng với phiếu kiểm nghiệm chuyển lên kho và nhập vào kho của công ty. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất thuốc viên: Kiểm nghiệm bán thành phẩm Cốm sấy khô Pha chế Xay, rây Nguyên vật liệu Nhập kho thành phẩm Đóng gói thành phẩm Dập viên ép vỉ Kiểm nghiệm Kết quả của mỗi quy trình công nghệ có thể xác định được giá trị bằng cách kiểm kê những hợp, những kiện thành phẩm và quy trình công nghệ nào càng giảm được chi phí mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm tốt thì chứng tỏ công tác tổ chức sản xuất quy trình công nghệ đó tốt. 5. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 5.1. Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 5.1.1 Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp: Kết quả về tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ trong doanh nghiệp được biểu hiện qua chỉ tiêu lỗ - lãi, giữ một vai trò quyết định trong việc xác định kết quả sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cao hay thấp chịu ảnh hưởng của hàng loạt các nguyên nhân, từ các nguyên nhân thuộc lĩnh vực cung cấp, thu mua, dự trữ, sản xuất đến các nguyên nhân thuộc lĩnh vực quản lý. Do đó, phân tích kết quả hoạt động tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ cho thấy những khâu, những bước, những giai đoạn còn yếu kém hoặc thế mạnh của quá trình kinh doanh để đưa ra những giải pháp thích hợp. Lợi nhuận về tiêu thụ sản phẩm nhìn chung chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố chính: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và lãi gộp. - Chi phí bán hàng là những khoản chi phí có liên quanđến hoạt động bán hàng, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong kỳ. Tiết kiệm chi phí bán hàng một cách hợp lý sẽ góp phần làm tăng kết quả chung và lợi nhuận. - Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt độngcủa doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào. Nó bao gồm các chi phí liên quan như: chi phí nhân viên, chi phí quản lý, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ quản lý... Bảng 2: Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá: Đơn vị tính: đồng Mã Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 1 Tổng doanh thu thuần 78.819.656.127 226.129.160.674 2 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.282.627.588 5.105.695.256 3 Chi phí bán hàng 2.978.942.531 6.147.321.297 4 Giá vốn hàng bán 72.215.077.337 207.681.243.316 5 Tổng lợi nhuận 1.394.270.297 7.383.010.222 Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty Dược Liệu TWI năm 2001 là 5.105.695.256 đồng và năm 2002 là 2.282.627.588 đồng. Tình trạng tăng chi phí quản lý doanh nghiệp chứng tỏ công ty sử dụng chưa hợp lý, chỉ tiêu chưa tiết kiệm, đúng mức, khoản mục này dẫn đến giảm lợi nhuận chung của công ty. Giá vốn hàng bán là chỉ tiêu quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp, đầu tiên tới lãi gộp và lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Tại công ty Dược Liệu TWI, giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ lớn trong doanh thu. Năm 2001, giá vốn hàng bán là 207.681.243.316 đồng chiếm % doanh thu thuần. Đến năm 2002, mặc dù mức tăng của doanh thu thuần tăng mạnh nên đến 226.192.160.674 đồng. Mặc dù doanh thu tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng cảu doanh thu do đó làm giảm lợi tức. Lợi nhuận của năm 2002 đạt 7.383.010.222 đồng tăng 62,65%. Nhìn tổng thể thì doanh thu của công ty rất lớn song lợi nhuận lại thấp. Nguyên nhân chính là do tính chất đặc thù của công ty là kinh doanh dược liệu theo mùa vụ nhiều khi giá vốn cao hơn giá bán. Doanh thu là chỉ tiêu quan trọng, nó cho ta thấy mức độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu doanh thu càng cao tức là doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm, hàng hoá và giá thành sản phẩm được thị trường chấp nhận, còn nếu doanh thu thấp thì chứng tỏ hoạt động của tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp không tốt và lý do có thể là giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm không được khách hàng chấp nhận. ở công ty Dược Liệu TWI doanh thu thuần năm 2001 là: 78.819.656.127 đồng và sang đến năm 2002 là: 226.129.160.674 đồng. Nhìn vào số liệu đó ta thấy doanh thu năm 2002 đã tăng khá nhiều so với năm 2001. Chứng tỏ hoạt động tiêu thụ hàng hoá của công ty khả quan, cần phải duy trì và phát huy thế mạnh này. Chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng phản ánh kết quả hoạt động tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phải tự lên kế hoạch về nguồn hàng, nguồn vật tư, tìm kiếm các nhà cung ứng, tìm khách hàng để tiêu thụ sản phẩm, gia tăng lợi nhuận. Tổng lợi nhuận trong kỳ bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ lợi nhuận bất thường. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt động bất thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận của công ty và hoạt động thu lợi trực tiếp cho công ty là do từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng 3: Lợi nhuận đạt được trong kỳ: Đơn vị tính: đồng Mã Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 1 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 32.018.205 154.287.210 2 Lợi nhuận bất thường 18.701.855 36.000.000 3 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 1.343.550.237 7.192.723.012 4 Tổng lợi nhuận 1.394.270.297 7.383.010.222 Lợi nhuận của công ty Dược Liệu TWI năm 2001 đạt 1.394.270.297 đồng và sang đến năm 2002 đạt 7.383.010.222 đồng đã tăng đáng kể so với năm 2001 nhưng trong những năm tới công ty vẫn cần tiến hành một cách đồng bộ các biện pháp tăng lợi nhuận như: hoàn thiện tổ chức kinh doanh, giảm chi phí sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường... 5.1.2. Phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước: Tất cả các doanh nghiệp đều phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và phải tiến hành phân tích tình hình này. Nhìn vào bảng ta thấy tổng số thuế phải nộp ngân sách nhà nước năm 2001 là: 17.116.988.905 đồng sang đến năm 2002 đã tăng lên đến 19.376.595.071 đồng, điều này chứng tỏ doanh thu từ sản phẩm kinh tế lớn hơn doanh thu từ bảo hiểm, kinh phí chi đoàn chủ yếu là do công tyđã tìm nhiều nguồn thu nhập cho công nhân viên. Vì vậy công ty cần phát huy điểm mạnh này để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty. Tổng số thuế phải nộp năm 2001là: 17.797.578.475 đồng mà số thuế đã nộp là: 14.894.577.258 đồng hay công ty đã hoàn thành 83.7% số thuế phải nộp. Năm 2002 tổng số thuế phảI nộp là: 19.436.744.417 đồng, số đã nộp là: 15.474.364.973 đồng hay tỷ lệ hoàn thành thuế là: 79.6%. Điều này chứng tỏ năm 2002 tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước không bằng năm 2001, điều này công ty cần có biện pháp khắc phục ngay. 5.2. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty: 5.2.1. Phân tích sự thay đổi của tài sản và nguồn vốn kinh doanh của công ty: Tài sản và nguồn vốn là hai mặt khác nhau của cùng một vấn đề. Một tài sản có thể được tài trợ từ một hay nhiều nguồn vốn khác và ngược lại. Về mặt lượng tổng giá trị tài sản bao giờ cũng bắng tổng nguồn hình thành tài sản ( nguồn vốn). Do đó sự thay đổi về tổng tài sản cũng đồng thời là sự thay đổi tương đương của nguồn vốn. Tổng tài sản và sự thay đổi của nó chỉ ra quy mô kinh doanh, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, nhà xưởng máy móc... và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ cấu tài sản thể hiện tính hợp lý trong việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn. Đồng thời đây là nhân tố quyết định ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, thể hiện trình độ quản lý của doanh nghiệp. Cơ cấu tài sản của công ty được thể hiện như sau: Năm 2002, tổng tài sản của công ty Dược Liệu TWI đạt 159.231.305.783 đồng tại thời điểm đầu năm, trong khi đó tại thời điểm cuối năm con số đó đã là 178.317.033.270 đồng, tăng hơn 19 tỷ đồng tương đương tăng 56% so với đầu năm. Tài sản tăng tức là nguồn vốn của công ty cũng tăng, điều này chứng tỏ công ty đang trên đà phát triển. Tuy nhiên sự tăng trưởng đó chưa thể phản ánh được đầy đủ thực trạng của doanh nghiệp. Và để có được cái nhìn chính xác hơn về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, chúng ta cần xem xét thêm một số vấn đề nữa. Nếu ở thời điểm đầu năm, trị giá tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 93,62% tổng tài sản, thì đến cuối năm 2002 giảm xuống còn 93.27%. Trong khi đó, trị giá tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng từ 6.73% lên đến 7.13%. Tổng tài sản của công ty ở thời đIểm cuối năm tăng hơn 59.7% so với đầu năm chủ yếu là do tăng giá trị tài sản cố định, mua sắm thiết bị phục vụ cho dây truyền thuốc viên đã được cải tạo mở rộng và đã làm tăng giá trị của tài sản cố định lên đến 63.306 tỷ đồng. Tài sản lao động và đầu tư ngắn hạn năm 2002 có tăng 18,079 triệu đồng so với năm 2001. và điều này cho thấy công ty đã sử dụng vốn lao động hiệu quả hơn và đang gia tăng hoạt động đầu tư và cơ sở vật chất kỹ thuật, có điều kiện nâng cao năng suất lao động trong tương lai ( thể hiện dây truyền thuốc viên đã được cải tạo mở rộng,có khối lượng lớn, tốt phục vụ trong nước và khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty trong những năm tới...) Đầu năm vốn bằng tiền của công ty là 2.839.831.165 đồng, chiếm 1.95% tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn và chiếm 0.55% tổng tài sản. Trong đó, tiền mặt tại quỹ, bộ phận quan trọng nhất của các khoản mục chiếm 0.067% tổng tài sản và chiếm 0.07% tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Cuối kỳ lượng tiền mặt tại quỹ giảm 3.718.901.068 đồng so với đầu kỳ, do vào cuối năm công ty phải chi trả nhiều khoản tiền phát sinh từ đầu năm nhưng đến cuối năm mơí thanh toán. Lượng tiền mặt tại quỹ công ty như vậy là hợp lý. Khoản mục tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu tài sản của công ty, một phần là do đặc thù kinh doanh của công ty mặt khác là do cơ chế thanh toán của công ty đối với bạn hàng và ngược lại. Khoản mục tiền của công ty lớn như vậy cho thấy khả năng thanh toán của công ty. Tuy nhiên để đánh giá quy mô lượng tiền như vậy là hợp lý hay chưa cần phải tính tới nhu cầu thanh toán của công ty vì nếu vốn bằng tiền nhiều quá so với nhu cầu thực tế thì sẽ làm giảm vòng quay đồng tiền và hiệu quả sinh lời của đồng vốn hay ngược lại nếu vốn bằng tiền ít quá so với nhu cầu thực tế thì sẽ làm cho quá trình thanh toán của công ty gặp nhiều khó khăn. Vì vậy để có cái nhìn chính xác hơn , các nhà quản lý và kế hoạch phải tìm hiểu rõ nhu cầu về vốn để đạt được hiệu qủa cao nhất, tránh tình trạng dư thừa và bị bạn hàng chiếm dụng. Các khoản phải thu cuối kỳ so với đầu kỳ giảm 14,807 triệu đồng Do đó sự suy giảm các khoản phải thu của khách hàng và các khoản phải thu khác. Đầu năm các khoản phải thu chiếm 38.8% tổng tài sản và 41.4% tài sản lao động và đầu tư ngắn hạn. Nguyên của việc giảm các khoản phải thu là do phương thức thanh toán của công ty và đến cuối năm công ty tăng cường thu hồi nợ của khách hàng và các đơn vị trực thuộc. Và có thể nói rằng, do khách hàng của công ty là những khách hàng quen biết, đáng tin cậy và thanh toán sòng phẳng nên vấn đề tồn đọng nợ của khách hàng thường hiếm khi xảy ra ở công ty Dược Liệu TWI. Hàng tồn kho là một bộ phận khá quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp và thường xuyên biến động nhưng ở công ty Dược Liệu TWI, hàng tồn kho tương đối ổn định không có sự biến động nào đáng kể. Cũng như vậy khoản mục tạm ứng chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tài sản nhưng cũng tương đối ổn định. Việc xem xét tính cân đối và hợp lý trong cơ cấu tài sản, mức biến động của các loại tài sản, các nhà quản trị có biện pháp cụ thể sao cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp tại mỗi thời điểm. Nhằm nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 5.2.2. Phân tích các chỉ tiêu tổng quát: Để đánh giá hiệu quả kinh doanh chính xác và có cơ sở khoa học thì việc đầu tiên cần thiết phải thuực hiện là xây dựng hệ thốn các chỉ tiêu tổng quát và được khái quát qua bảng sau: Bảng 6: Các chỉ tiêu tổng quát Đơn vị tính: đồng Mã Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 1 Doanh thu thuần 78.819.656.127 226.129.160.674 2 Lợi nhuận trước thuế 563.883.778 1.212.265.879 3 Vốn sản xuất bình quân 101.788.147.000 452.136.648.700 4 Tỷ suất LN/doanh thu (2)/(1) 0,22 0,37 5 Số lần luân chuyển TS (1)/(3) 0,50 0,78 6 Tỷ suất LN/Vốn SX (2)/(3) 0,003 0,005 Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu = Doanh thu thuần Chỉ tiêu lợi nhuận/ doanh thu phản ánh hiêụ quả của quá trình hoạt động kinh doanh, tức là tổng số doanh thu thu được là bao nhiêu % là lợi nhuận trước thuế. ở công ty Dược Liệu TWI, tỷ suất này năm 2001 là 0.22% sang năm 2002 là 0.37%. Nguyên nhân của tình trạng này là do năm 2001, công ty sửa chữa và xây dựng được rất ít máy móc và do tiền hoàn thuế của công ty chưa được giải quyết làm cho tổng doanh thu của công ty trong năm 2002 đạt hơn 78 tỷ đồng chủ yếu là bù đắp cho những chi phí bỏ ra mà lợi nhuận trước chỉ chiếm có 0.22% doanh thu thuần. Sang năm 2002, tình hình có tiến triển hơn, do công ty ký kết được nhiều hợp đồng xuất khẩu trong nước và nước ngoài đã làm cho tổng doanh thu của công ty đạt hơn 226 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế chiếm 0.37%. Tuy nhiên xét tổng thể cả hai năm thì tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu của công ty còn thấp. Doanh thu thuần Số lần chu chuyển của TS = (hệ số vòng quay TS) Vốn SX bình quân Hệ số vòng quay tài sản hay số lần chu chuyển tài sản trong kỳ kế toán thể hiện khả năng tạo ra doanh thu của vốn. Hệ số này chỉ ra bình quân trong kỳ kinh doanh, cứ một đồng vốn doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu và bình quân trong kỳ kinh doanh tổng tài sản của doanh nghiệp quay được mấy vòng. Chỉ tiêu này càng cao thì việc sử dụng tài sản càng có hiệu quả, tạo ra nhiều doanh thu hơn. Như vậy, chỉ tiêu số lần chu chuyển của tài sản là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của tài sản đầu tư, thể hiện qua doanh thu thuần được tạo ra bởi số tài sản đầu tư đó. Tại công ty Dược Liệu TWI, năm 2001 cứ một đồng vốn công ty sử dụng vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra 0.50 đồng doanh thu thuần. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty năm 2001 còn thấp. Năm 2002 hệ số này tăng lên được 0.78 vòng, tức là một đồng vốn chi ra thu được 0.78 đồng doanh thu thuần. Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất lãi/vốn sản xuất = (hệ số doanh lợi tổng vốn) Vốn SX vình quân Hệ số doanh lợi tổng vốn hay còn gọi là tỷ suất lãi/ vốn sản xuất là chỉ tiêu do mức độ sinh lợi của tổng vốn. Nó phản ánh cớ mỗi đồng vốn bình quân được sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại. Nhìn vào bảng trên ta thấy hệ số này năm 2001 là 0.002 sang đến năm 2002 là 0.005 còn rất thấp chứng tỏ tiềm năng về vốn của công ty cần phải có những chiến lược, chính sách mở rộng sản xuất kinh doanh cho phù hợp. Trên đây là những chỉ tiêu tài chính tổng quát nhất về hiệu quả kinh doanh của công ty. Các chỉ tiêu đã phân tích chỉ ra rằng hiệu quả sản xuất của công ty chưa được khả quan lắm, mặc dù xét về cơ cấu vốn và cơ cấu tài sản của công ty là rất tốt, một điều quan trọng là tiềm năng vốn của công ty là rất lớn nhưng khả năng sinh lời của đồng vốn lại rất thấp. Để có những nhận xét chính xác hơn nữa ta cần tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng các loại vốn để thấy được trình độ sử dụng vốn và khả năng sinh lời các loại vốn đó. 5.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định là việc dựa vào các chỉ tiêu tài chính như: chỉ tiêu mức sản xuất, sức sinh lời, suất hao phí, hiệu quả sử dụng vốn cố định... để đánh giá hiệu quả cũng như lợi ích mà việc sử dụng vốn đem lại từ đó có các căn cứ xác đáng để đưa ra các quyết định về mặt tài chính. Ta có bảng khái quát sau: Bảng 7: Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Đơn vị tính: đồng Mã Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 1 Doanh thu thuần 78.819.656.127 226.129.160.674 2 Lợi nhuận trước thuế 563.883.778 1.212.265.879 3 Nguyên giá TSCĐ bình quân 16.504.242.262 233.015.980.000 4 Vốn cố định bình quân 156.372.445.365 234.823.126.572 5 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1)/(3) 0,48 0,97 6 Hệ số sinh lợi của TSCĐ (2)/(3) 0,034 0,052 7 Suất hao phí TSCĐ cho 1 đơn vị DT (3)/(1) 2,094 1,030 8 Suất hao phí TSCĐ cho 1 đơn vị LN (3)/(1) 29,31 15,86 9 Hiệu suất sử dụng vốn dài hạn (1)/(4) 0,504 0,962 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định là chỉ tiêu phản ánh khả năng tạo ra doanh thu của tài sản cố định, tức là bình quân một đồng nguyên giá tài sản cố định đem vào đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định theo nguyên giá của nó cho thấy hiệu quả sử dụng số tiền vốn bỏ ra đẻ mua sắm tài sản cố định ở thời điểm ban đầu. Tại công ty Dược Liệu TWI, hiệu suất sử dụng tài sản cố định trong năm 2001 là 0.48 tức là bình quân của một đồng nguyên giá tài sản cố định thì tạo ra 0.48 đồng doanh thu thuần. Sang đến năm 2002, thì hệ số đó là 0.97 có nghĩa là chỉ có 0.97 đồng doanh thu thuần được tạo ra từ bình quân một đồng nguyên giá tài sản cố định. Điều này chứng tỏ khả năng tạo doanh thu của tài sản cố định cả hai năm là rất thấp và để xét xem khả năng sunh lời của tài sản cố định đến mức nào, ta có chỉ tiêu sinh lời của tài sản cố định. Chỉ tiêu này cho ta biết rằng trung bình một đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Và theo bảng trên thì hiệu quả sinh lời của công ty là rất thấp, năm 2001 hệ số này là 0.034 và sang đến năm 2002 hệ số này là 0.052. Hệ số sinh lời của năm 2002 có tăng lên so với năm 2001 tuy nhiên mức sinh lời này chưa cao, công ty cần có kế hoạch đầu tư và sử dụng vốn cố định hợp lý hơn. Suất hao phí cho một đơn vị lợi nhuận là nghịch đảo của hệ số sinh lời của tài sản cố định. Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng lợi nhuận thì công ty phải bỏ ra bao nhiêu đồng tài sản cố định. Năm 2001 chỉ tiêu này ở công ty là 29.31 có nghĩa là phải mất 29.31 đồng tài sản cố định ( tính theo nguyên giá bình quân ) mới tạo ra được một đồng lợi nhuận. Vào năm 2002, con số này là 15.86 tức là sự đầu tư vào tài sản của công ty đã có hiệu quả hơn và chỉ mất 15.86 đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân để tạo ra được một đồng lợi nhuận. Suất hao phí của tài sản cố định cho một đơn vị doanh thu là nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Sức sản xuất của một đồng tài sản cố định tại năm 2001 là 1.030 còn năm 2002 đạt 2.094 tức là năm 2002 doanh thu của công ty đã tăng gấp nhiều lần so với năm 2001 nhưng nguyên giá tài sản cố định bình quân của công ty cũng tăng cao do dây truyền sản xuất thuốc viên mới đưa vào sản xuất trị giá hơn 234 tỷ đồng đã làm cho chỉ tiêu này giảm đi. Vấn đề cần đặt ra bây giờ là việc sử dụng tài sản cố định của công ty là chưa thực sự có hiệu quả, hệ số sinh lời của tài sản cố định là rất thấp và công ty cần có những chính sách đầu tư và sử dụng tài sản hợp lý để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình và có đủ sức cạnh tranh được. Ngoài việc đánh giá hệu quả sản xuất kinh doanh theo nguyên giá tài sản cố định, các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải xem xét tới mức độ thu hồi vốn đầu tư đến thời điểm đánh giá bằng cách tính hiệu quả sử dụng vốn cố định trên phương diện giá trị còn lại. Hoạt động này đóng vai trò quan trọng trong phân tích tài chính bởi vì nó không chỉ có ý nghĩa quyết định tới năng lực sản xuất mà còn cho biết khả năng gặp rủi ro ( vốn thu hồi càng chậm thì khả năng gặp rủi ro càng cao ). Gía trị sản xuất Hiệu quả sử dụng vốn cố định = Vốn cố định bình quân Chỉ tiêu nàycho biết bình quân trong một kỳ kinh doanh đồng vốn định mà doanh nghiệp bỏ vào sản xuất kinh doanh sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất (có thể là lợi nhuận, doanh thu...). Nếu tính theo doanh thu thì như bảng 6 đã phân tích,công ty đã đạt 0.504 vào năm 2001 và năm 2002 đạt 0.962. Vậy là hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty tương đối cao chứng tỏ việc sử dụng vốn cố định có hiệu quả. 5.2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Trong phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh, song song với việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định, các nhà quản trị cần lưu tâm tới việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm của vốn lưu động là luôn chịu sự chi phối của những đặc điểm của tài sản lưu động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các loại tài sản lưu động luôn vận động thay thế và chuyển hoá lẫn nhau, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. Nghĩa là vốn lưu động của doanh nghuiệp không ngừng vận động qua các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh doanh. Qúa trình này thường được diễn ra liên tục và thường xuyên lặp lai theo chu kỳ nên được gọi là quá trình tuần hoàn chu chuyển của vốn lưu động. Nội dung của việc phân tích hiệu quả sử dụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT1162.doc
Tài liệu liên quan