- Các đơn vị sản xuất kinh doanh phải có những phương án phát triển sản xuất kinh doanh báo cáo lên công ty để công ty tạo điều kiện cho vay vốn đi mua một số chủng loại cây phong phú, đáp ứng nhu cầu của thành phố và khách hàng trong lĩnh vực xây dựng và phát triển.
- Cần nghiên cứu xem xét có thể trồng cây hoa như thế nào để đến thời gian giáp vụ không bị thiếu cây, vừa đảm bảo bán được nhiều cây theo kế hoạch của Sở GTCC giao.
- Có thể lập, xây dựng các nhà giàn để bảo đảm vẫn sản xuất kinh doanh cây hoa, cây cảnh trong điều kiện khí hậu không thuận lợi.
- Nâng cao công tác bảo vệ các công viên, vườn hoa, cây xanh, có biện pháp xử phạt nghiêm khắc với những hành vi vi phạm làm xấu cảnh quan môi trường.
- Công ty nhanh chóng tiếp cận với nền kinh tế thị trường để tổ chức sản xuất hợp lý hơn, chọn cơ cấu cây trồng phù hợp, bảo đảm chất lượng sản phẩm, số lượng đáp ứng đủ, phong phú, đa dạng, giá thành giảm, không ngừng phát triển sản xuất kinh doanh đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, tạo được lợi nhuận để tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh.
40 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty ươm cây xanh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cây xanh Hà Nội
I. Khái quát.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cây xanh Hà Nội.
Tiền thân của công ty công viên cây xanh Hà Nội là một vườn ươm nhỏ chạy dài 1km dọc phố Thụy Khuê, Hoàng Hoa Thám thuộc khu Ba Đình Hà Nội. Vườn ươm này trước đây là chính là do người Pháp có tên La - Nho làm chủ)
1954 hoà bình được thiết lập, quyền làm chủ về tay người lao động. 1960 UBND thành phố ra quyết định thành lập công ty công viên cây xanh trên cơ sở sát nhập vườn ươm 14 Thụy Khuê và vườn Bách Thảo. Công ty được giao nhiệm vụ "sản xuất các loại cây hoa, cây cảnh, cây bóng mát, chăm sóc các vườn hoa, phục vụ trang trí các hội nghị, tang lễ của cơ quan TW và thành phố.
Trong những ngày đầu mới thành lập lực lượng lao động sản xuất của công ty có 200 người" cơ sở vật chất nghèo nàn, dụng cụ sản xuất thô sơ, luôn thủ công là chính, phương tiện lớn nhất chỉ có chiếc xe gian xanh do người Pháp để lại.
Do nhu cầu phát triển của công ty, tư liệu sản xuất, dụng cụ trang bị cho người công nhân sản xuất được đổi mới và nâng cấp và công ty được giao thêm nhiệm vụ trông và chăm sóc quản lý các cây bóng mát lấy gỗ trong thành phố.
Sau 1960 Sở Nông lâm tách làm 2 sở là Sở nông nghiệp và Sở lâm nghiệp. Công ty được UBND thành phố đưa về trực thuộc Sở công trình đô thị Hà Nội. Công ty công việc lúc này có hai vườn hoa lớn nhất thành phố là công viên thống nhất (nay là công viên Lênin) và vườn thú Bách Thảo. Ngoài ra còn có 30 vườn hoa nhỏ trong các quận của thành phố, lúc này công ty đã có một lực lượng lao động trên 500 người. Hàng năm công ty sản xuất ra hàng vạn cây hoa, cây cảnh, cây bóng mát và chăm sóc chim thú để phục vụ cho nhân dân vui chơi giải trí. Đồng thời góp phần làm đẹp cho cảnh quan thành phố.
1976 sau khi hoàn thành công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. UBND thành phố quyết định di chuyển khu nuôi thú tại công viên Bách Thảo về khu công viên thủ lệ (nay là vườn thú Hà Nội). Từ đó công ty công viên chỉ có nhiệm vụ chủ yếu sản xuất cây hoa, cây cảnh, cây bóng và duy trì toàn bộ các vườn hoa trong thành phố. Ngoài nhiệm vụ sản xuất các loại cây, công ty còn có nhiệm vụ cắt sửa những cây nặng tán và hạ những cây sục mục trên đường, thay lại bằng những cây giống mới làm đường phố gọn và sạch hơn nhất là hạn chế tai nạn do cây đổ vào mùa mưa bão, không làm ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của nhân dân.
1982 Công ty công viên cây xanh Hà Nội tác làm 3 đơn vị hạch toán độc lập:
1. Công viên Lênin trực thuộc Sở văn hoá thông tin Hà Nội.
2. Ban quản lý quảng trường lăng thuộc ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
3. Công ty công viên thuộc sở công trình đô thị Hà Nội.
Từ đó công ty công viên đã không ngừng phát triển từ một đơn vị hạch toán bao cấp chuyển sang đơn vị kinh tế bao thầu.
Hàng năm Sở công trình đô thị giao chỉ tiêu cho công ty cải tạo và làm mới các vườn hoa trong thành phố như vườn hoa xung quanh hồ Hoàn Kiếm, vườn hoa ngoại giao đoàn và công ty làm hoa xuất khẩu. Về phía công ty đã tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất kinh doanh trong công ty vay vốn để phát triển sản xuất.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh do hai đơn vị, công ty công viên và công viên Lênin có những điểm sản xuất giống nhau nên UBND thành phố ra quyết định số 1304/QĐ - TCCQ về việc thành lập công ty công viên cây xanh Hà Nội trên cơ sở sát nhập công ty công viên và công viên Lênin. Ngày 27/7/1991, công ty công viên cây xanh Hà Nội ra đời và chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Sở giao thông công chính HàNội. Công ty có trụ sở tại 2A Phố Nguyễn Đình Chiểu.
Tuy nhiên đến tháng 10/1997 UBND thành phố lại ra quyết định tách công viên Lênin ra khỏi công ty công viên cây xanh Hà Nội. Mặc dù có những thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức nhưng cho đến nay công ty côngviên cây xanh Hà Nội vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch và uỷ ban nhân dân Sở giao thông công chính Hà Nội giao cho.
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
Công ty công viên cây xanh Hà Nội là một đơn vị kinh tế hoạt động theo phương thức kinh doanh bao thầu, hạch toán kinh tế đối lập, có tư cách pháp nhân và được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của Nhà nước.
Công ty có những chức năng nhiệm vụ cơ bản sau:
+ Quản lý duy trì tôn tạo cũng như xây mới các công viên, vườn hoa và hệ thống cây xanh của thành phố.
+ Sản xuất các loại cây hoa, cây cảnh, cây bóng mát, cây hoa giống để phục vụ cho nhu cầu phát triển môi sinh, môi trường cảnh quan đô thị và xuất khẩu.
+ Kết hợp tổ chức các hoạt động dịch vụ về văn hoá, vui chơi giải trí, ăn uống, giải khát phục vụ nhân dân và khách quốc tê.
+ Hàng năm công ty còn tổ chức nghiên cứu thực nghiệm các đề tài khoa học công nghệ và khi tạo giống cây bóng mát, cây hoa, cây cảnh, cải tạo và xây dựng vườn thực vật nhằm đáp ứng nhu cầu càng càng cao về xây dựng và phát triển công viên cây xanh thành phố.
+ Liên doanh liên kết với Nhật Bản: xây dựng làng hoa Thụy Khê với Singapore xây dựng nhà hàng Hào Hoa tại quán gió công viên Lênin.
Nhìn chung công ty công viên cây xanh Hà Nội đã đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới, hoàn thành kế hoạch được giao, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và từng bước cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên:
- Tổng doanh thu đặt năm 1999: 15,005 tỷ đạt 103% kế hoạch giao 1999
- Thực hiện kế hoạch sở giao thông công chính giao thuộc nguồn vốn duy trì: 12,182 tỷ.
- Thực hiện kế hoạch kinh doanh sản xuất của công ty đạt: 2,823 tỷ.
3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý của công ty.
3.1. Đặc điểm lao động của công ty:
1999 tổng số cán bộ công nhân viên: 752 người.
Trong đó: nữ có 388 người. Nam có: 364 người
Do công ty công viên cây xanh là một trong những đơn vị doanh nghiệp có nhiều ngành nghề khác cho nên em chỉ đi sâu phân tích một số chỉ tiêu nhỏ về lực lượng lao động kết cấu lao động ở các đơn vị sản xuất kinh doanh ở công ty.
Tổng số nhân lực lao động: 136 người gồm:
- Lao động gián tiếp: 11 người chiếm tỉ trọng x 100 = 8% toàn bộ phận sản xuất.
+ Trình độ đại học: 7 người chiếm 63,6% tổng số lao động gián tiếp.
+ Trình độ trung học: 1 người chiếm 9% trong số lao động gián tiếp.
+ 10/10: 3 người chiếm 27% tổng số lao động gián tiếp.
- Lao động trực tiếp: 125 người chiếm: 92%.
+ Công nhân trồng cây hoa, cây cảnh, cây bóng mát: 119 người chiếm tỉ trọng : 95%
x 100% = 95% tổng số công nhân
+ Công nhân bán cây hoa, cây cảnh, chậu cảnh là: 6 người chiếm 4,8%:
x 100% = 4,8%
- Trình độ bậc thợ của lao động trực tiếp:
+ Số công nhân bậc 7: 12 người chiếm x 100% = 9,6%
+ Số công nhân bậc 6: 19 người chiếm x 100% = 15%
+ Số công nhân bậc 5: 22 người chiếm x 100% = 17,6%
+ Số công nhân bậc 4: 25 người chiếm x 100% = 20%
+ Số công nhân bậc 3: 30 người chiếm x 100% = 24%
+ Số công nhân bậc 2: 15 người chiếm x 100% = 12%
+ Số công nhân thời vụ (theo nhu cầu tuyển dụng của công ty):
2 người chiếm x 100%
Qua phân tích về kết cấu lao động của các đơn vị sản xuất kinh doanh ta thấy công ty công viên có một đội ngũ công nhân có tay nghề cao, trình độ bậc thợ chủ yếu áp dụng vào bậc: 3, 4, 5, 6. Số công nhân bậc 7 tuy không nhiều mới chỉ chiếm 9,6% trong tổng số công nhân lao động trực tiếp, nhưng nó cũng phản ánh một trình độ tay nghề bậc thợ khác có nhiều kinh nghiệm trong công việc.
Để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty đã dần đầu tư cho khối đơn vị sản xuất một đội ngũ cán bộ gián tiếp, trong đó người có trình độ đại học chiếm 62,3% tổng số gián tiếp (trong tổng số 7 người thì 4 người vừa làm cán bộ quản lý vừa là cán bộ kỹ thuật) đó là một điều kiện thuận lợi để giúp các đơn vị sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
3.2. Đặc điểm nguồn vốn của công ty.
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
1997
1998
1999
1
Tài sản cố định nguyên giá
trđ
13.159.430
15.598.000
16.367.000
2
Gía trị hao mòn luỹ kế
trđ
3.422.430
4.308.530
5.708.000
3
Nguồn vốn sản xuất KD
trđ
62.400.918
65.263.416
65.931.000
Trong đó: + Vốn cố định
trđ
61.840.795
64.703.293
65.370.877
+ Vốn lưu động
trđ
560.123
560.123
560.123
Công ty công viên cây xanh Hà Nội là một doanh nghiệp công ích trên phương tiện tài chính thì công ty phải bảo toàn nguồn vốn. Nhưng qua bảng trên chúng ta thấy nguồn vốn của công ty tăng dần qua các năm (từ 97- 99)
Điều này chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả
Đó là một doanh nghiệp hoạt động xã hội là chính cho nên nguồn vốn hình thành của công ty do ngành cơ bản nguồn vốn sự nghiệp.
Nguồn vốn khác.
TT
Chỉ tiêu
Dịch vụ
1997
1998
1999
1
Nguồn vốn sự nghiệp
KD
19.223
15.501
12.782
2
Thu giảm chi phí gỗ
KD
35
41
25
3
Các nguồn vốn khác
KD
4.778
3.621
3.620
4
Tổng các nguồn vốn
KD
24.556
19.122
16.402
- Nguồn vốn sự nghiệp (Nhà nước cấp hàng năm) gồm:
+ Duy trì:
ã Duy trì công viên vườn hoa
ã Duy trì cắt sửa hạ cây bóng mát
ã Duy trì vật kiến trúc
ã Trồng cây đông xuân
ã Trang trí lễ tết.
+ Công trình tôn tạo
+ Thanh toán nợ KLKH
+ Chênh lệch giá
+ Thiết bị.
- Nguồn vốn khác (vốn tự có của công ty)
+ Khấu hao
+ Đền bù
+ Tái đầu tư.
Qua đó chúng ta thấy nguồn vốn của công ty chủ yếu là nguồn vốn sự nghiệp các nguồn vốn khác chiếm tỉ lệ nhỏ.
3.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Công ty công viên cây xanh Hà Nội quản lý theo cơ cấu trực tuyến. Theo phương thức quản lý này giám đốc công ty được sự giúp đỡ của các phòng ban... đề xuất lập ra các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kiểm tra kỹ thuật để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất và người ra quyết định là giám đốc.
* Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc
- Giám đốc: là người có trình độ kỹ sư, có trách nhiệm chung đối với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước UBND thành phố và Sở giao thông công chính.
- Các phó giám đốc: Đều là những người có trình độ kỹ sư. Trong đó:
+ Phó giám đốc 1: Theo dõi chỉ đạo toàn bộ khối kinh doanh dịch vụ cũng như khối xây dựng cơ bản các công trình tôn tạo và chịu trách nhiệm trước giám đốc.
+ Phó giám đốc 2: Phụ trách chỉ đạo khối sản xuất kinh doanh cây hoa, cây cảnh, cây bóng mát và các công trình có vốn sự nghiệp đầu tư: Đồng thời là Chủ tịch công đoàn công đoàn cũng chịu trách nhiệm trước giám đốc.
+ Phó giám đốc 3: Phụ trách chỉ đạo khối phụ trợ, đồng thời là trưởng ban an toàn, giúp giám đốc soạn thảo văn bản pháp quy quy định trong công ty.
* Phòng kế hoạch - kỹ thuật: là bộ phận giúp việc tham mưu cho giám đốc trong việc chỉ đạo công tác kế hoạch và điều hành sản xuất như:
- Lập kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và có nhiệm vụ tổng hợp.
- Cân đối toàn diện các bộ phận trong công ty đảm bảo tính hiện thực và vững chắc, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của công ty để đảm bảo hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch. Trực tiếp quản lý và trực tiếp thực hiện khâu đầu đến khâu cuối công tác duy trì hệ thống công viên cây xanh kể cả công tác trang trí ngày lễ tết và sửa chữa vật kiến trúc.
- Thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch, phát triển những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh để đề xuất các biện pháp tổng quát vơí giám đốc hoặc đề xuất trực tiếp với các bộ phận để đảm bảo hoàn thành kế hoạch.
* Phòng tổ chức tiền lương:
- Là bộ phận giúp việc cho giám đốc trong việc nghiên cứu vận dụng các chính sách, chế độ của Đảng và nhà nước đã ban hành đối với cán bộ công nhân viên chức, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về con người theo quan điểm của Đảng và các vấn đề về tổ chức của công ty. Lập và chỉ đạo thực hiện khoa học lao động tiền lương quản lý danh sách đội ngũ CBCNV trong công ty.
* Phòng hành chính quản trị.
- Là bộ phận giúp việc và tham mưu cho giám đốc trong công ty chăm lo đời sống, sức khỏe của CBCNV, quản lý tài sản, sinh hoạt và phương tiện làm việc của công ty, đảm bảo công tác văn thư lưu trữ của công ty. Tổ chức đánh máy in ấn công văn tài liệu cung cấp văn phòng phẩm, phương tiện làm việc cho các bộ phận.
- Tổ chức việc tiếp khách của cơ quan, sắp xếp bố trí khi khách yêu cầu giám đốc, phó giám đốc. Tổ chức phục vụ các cuộc họp, hội nghị trang trí cơ quan trong ngày lễ.
* Phòng kế toán - thống kê - tài chính
- Là bộ phận giúp việc và tham mưu giúp giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác kế toán và thống kê. Đồng thời có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát kinh tế - tài chính của công ty. Phản ánh chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phân tích hoạt động kinh tế và hướng dẫn hạch toán kinh tế nhằm khai thác mọi tiềm năng của công ty.
* Phòng bản vệ:
- Là bộ phận giúp việc và tham mưu giám đốc trong công tác bảo vệ an toàn cho cơ quan về an ninh chính trị, tài sản XHCN và trật tự an toàn về công tác phòng cháy chữa cháy, công tác trật tự vệ sinh, mỹ quan ở các công viên, vườn hoa trong thành phố, kịp thời phát hiện các vi phạm và đề xuất biện pháp xử lý.
* Phòng thiết kế kinh doanh.
- Là bộ phận giúp việc và tham mưu cho giám đốc việc chỉ đạo quản lý công nghệ, thực hiện thiết kế các công trình cải tạo, xây dựng vườn hoa công viên và tổ chức sản xuất tiêu thụ sản phẩm.
- Theo dõi quản lý việc kinh doanh liên kết của công ty với đơn vị khác trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dịch vụ.
- Quản lý và chỉ đạo toàn bộ các công việc về dịch vụ văn hoá, vui chơi giải trí, ăn uống giải khát. Dịch vụ bán, cho thuê cây hoa, cây chậu cảnh... Dịch vụ về sửa chữa, tôn tạo, xây dựng vườn hoa, cung cấp cây xanh.
* Các đội quản lý công viên cây xanh của 5 quận huyện và đội quản lý công viên Bách Thảo.
- Là đơn vị sản xuất của công ty các đội chịu nhiệm vụ quản lý duy trì bảo vệ mọi hệ thống cây xanh, công viên vườn hoa, thảm cỏ trong phạmvi địa bàn quản lý của đội mình (căn cứ theo địa giới hành chính đội quản lý duy trì công viên do thành phố Hà Nội đã quy định).
- Các đội là đơn vị hạch toán kinh tế nội bộ thực hiện đúng mọi yêu cầu của giám đốc công ty, của Sở giao thông công chính và thành phố giao cho và là đơn vị phục vụ lợi ích công cộng được kết hợp kinh doanh, dịch vụ tuân theo sự chỉ đạo của công ty.
* Đội cắt sửa hạ công bóng mát.
- Là đơn vị sản xuất cơ bản của công ty đảm nhận việc cắt sửa chặt hạ toàn bộ các cây bóng mát lớn hơn 5 tuổi trong phạm vi quản lý của công ty. Đồng thời cũng đảm nhiệm các công việc trong lĩnh vực này khi có yêu cầu của khách hàng và là đơn vị hạch toán kinh tế nội bộ.
* Đội sản xuất cây hoa I và II, đội vườn ươm Cầu Diễn.
- Là đơn vị sản xuất cơ bản của công ty đảm nhận việc sản xuất ươm cây hoa, cây cảnh, cây bóng mát, đồng thời đảm nhiệm công việc chăm sóc cây hoa, cây cảnh để đưa ra trang trí trong những ngày lễ tết, kỷ niệm... Và các công việc trong lĩnh vực này khi có yêu cầu của thành phố, Sở, khách hàng. Là đơn vị hạch toán kinh tế nội bộ.
* Đội xây dựng tôn tạo công viên.
- Là đơn vị sản xuất cơ bản của công ty đảm nhận việc sửa chữa, cải tạo các vườn hoa, công viên như làm đường mới, sửa chữa đường đi lối lại làm mới các công trình kiến trúc, trang trí cây xanh, cây hoa cây cảnh là đơn vị chủ lực trong việc cải tạo và sửa chữa các vườn hoa, công viên, theo yêu cầu của thành phố và khách hàng. Là đơn vị hạch toán kinh tế nội bộ.
* Đội xe:
- Là đơn vị vận chuyển chủ lực của công ty. Đảm nhận việc vận chuyển chính cho các đơn vị trong công ty. Là đơn vị hạch toán kinh tế nội bộ.
* Đội cơ mộc:
- Là đơn vị phụ trợ đảm nhận việc sản xuất, sửa chữa điện, mộc, cơ khí cho các đơn vị trong công ty và theo yêu cầu của thành phố, Sở, khách hàng. Là đơn vị hạch toán kinh tế nội bộ.
II. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty công viên cây xanh Hà Nội (1997 - 1999).
1. Một số kết quả đạt được của các đơn vị sản xuất kinh doanh.
1.1. Hoạt động bán hàng của các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Biểu 1: Tình hình bán hàng của các đơn vị sản xuất kinh doanh.
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
1997
1998
1999
So sánh %
98/97
99/98
Tổng doanh thu bán
1000đ
1.077.618,8
1.256.928,5
1.858783,2
116,63%
14788%
Qua biểu 1 chúng ta thấy: Tổng giá trị bán hàng năm 1998 so năm 1997 tăng 16,63%. Năm 1999 so năm 1998 tăng 47,88%. Cụ thể ta thấy:
- Bán cây hoa: Tăng dần do nhu cầu trang trí ngày càng tăng.
- Bán cây cảnh: Năm 1998 tăng so 1997 là 33,8%, nhưng đến năm 1999 giảm 23,8% so 1998 do có nhiều đơn vị cá nhân cạnh tranh với công ty.
- Cây bóng mát: Có chiều hướng ngày càng tăng, đặc biệt tăng mạnh năm 1999, tốc độ tăng là 31,61% so 1998. Sở dĩ do quy hoạch thành phố mỗi năm đều phải trồng thêm nhiều cây và trồng thay thế những cây sâu mục phải cắt bỏ trong mùa mưa bão.
Do đặc thù của công ty, với nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhau nên việc bán sản phẩm của các đơn vị trong công ty chủ yếu theo đơn đặt hàng của các đơn vị công viên, và bán lẻ cho khách hàng song số lượng bán lẻ rất không đáng kể.
Nhìn chung tình hình bán hàng theo quý của công ty tăng dần:
Quý I năm 1998 so 1997 tăng 26,13%, năm 1999 so 1998 tăng 34,82%. Riêng quý II năm 1998 so 1997 giảm 2,13% do thời tiết xấu làm sản lượng cây hoa giảm.
Tuy nhiên cũng qua bảng số liệu trên chúng ta nhận thấy doanh thu bán hàng quý I bao giờ cũng nhiều hơn các quý sau, đó là do đặc thù của công ty công viên khác với các doanh nghiệp khác, sản phẩm được tiêu thụ theo thời vụ thông thường cây trồng đều thích hợp vụ đông xuân, khoảng cuối quý IVvà đầu quý I . Vì vậy sản phẩm cây hoa, cây cảnh, cây bóng mát đều bán được vào các quý này thường vào quý I phong phú hơn vào mùa hè. Trong quý IV và quý I các công trình cây xanh phải hoàn thành, phải trang trí phục vụ ngày lễ vì vậy 2 quý này sản phẩm tiêu thụ nhiều.
Quý II và III là mùa hè: cây hoa sản xuất ít chủng loại hơn và cây cối trồng cũng không thích hợp mấy vào mùa hè cho nên sản phẩm được tiêu thụ ít hơn.
1.2. Đánh giá các chỉ tiêu phản ánh chi phí:
Trong các doanh nghiệp để đánh giá hoạt động sản xuất có mang lại hiệu quả hay không bên cạnh việc đánh giá, phân tích hoạt động sản xuất, mức doanh thu người ta còn phải xem xét tới mức chi phí bỏ ra của doanh nghiệp.
Chúng ta thấy tình hình doanh thu của các đơn vị sản xuất kinh doanh công ty tăng dần qua các năm. Bên cạnh đó chi phí cũng tăng theo tốc độ tăng của doanh thu, tỉ lệ tăng của năm sau so với năm trước gần xấp xỉ tỉ lệ tăng của doanh thu năm sau so với năm trước.
- Doanh thu năm 1998 so năm 1997 tăng 16,63% chi phí năm 1998 so năm 1997 tăng 15%.
- Doanh thu năm 1999 so năm 1998 tăng 47,88% chi phí năm 1999 so năm 1998 tăng 45,55%.
Tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả.
Nhìn vào (3) ta thấy tỉ suất phí có chiều hướng giảm dần theo chiều tăng của doanh thu. Điều này chứng tỏ đơn vị sản xuất kinh doanh của công ty kiểm soát tới lượng chi phí bỏ ra.
1.3. Kết quả hoạt động tài chính của các đơn vị sản xuất kinh doanh
Biểu 2: Kết quả tài chính đơn vị sản xuất kinh doanh
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
1997
1998
1999
So sánh %
98/97
99/98
1
Tổng lợi nhuận
trđ
78,263
107,61
185,87
137,49
172,72
- Lợi nhuận tự hoạt động sản xuất chính
trđ
78,263
107,61
185,87
2
Tỉ suất lợi nhuận
%
7,26
8,56
10
3
Doanh số bán
trđ
1077,618
1.256,928
1838,78
116,63
147,88
4
Các khoản nộp ngân sách
trđ
289,70
330,58
468,20
114,11
141,63
- Thuế doanh thu 2% năm
-
21,55
25,13
37,17
- Thuế vốn 3,6% năm
-
38,79
45,25
66,91
- BHXH + BHYT + KPCĐ 19%
-
132,38
147,08
196,83
- Lãi định mức 9%
-
96,98
113,12
167,29
- Nhìn vào kết quả tài chính của các đơn vị sản xuất kinh doanh ta thấy: tổng lợi nhuận tăng nhanh qua các năm: cụ thể là:
Năm 98 so 97 tăng 37,49% bằng:
107,61 tr - 78,263 trđ = 29,347 trđ
Năm 99 so 98 tăng 72,72% bằng:
185,87 trđ - 107,61 trđ = 78,26trđ
- Lợi nhuận năm 1999 tăng so với các năm do:
+ Giá trị cây hoa (chủ yếu là cây quất) trúng vào dịp tết, ở đây thể hiện trình độ kỹ thuật của người công nhân biết tạo ra đúng thời vụ, khả năng lãnh đạo của các đội chính sự giám sát chặt chẽ của các phòng ban, đặc biệt là ban giám đốc đã thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, tạo điều kiện cho đơn vị vay vốn để mua NVL, biết khuyến khích động viên kịp thời, đúng lúc người lao động.
+ Số lượng sản phẩm sản xuất ra được nhiều kể cả cây bóng mát, cây hàng rào. Từ đó dẫn đến daonh số bán hàng và lợi nhuận sẽ cao.
- Tỉ suất lợi nhuận tăng dần hàng năm:
Năm 1998 so 1997 tăng 1,3% năm 1999 so năm 1998 tăng 1,44%.
- Các khoản nộp ngân sách Nhà nước nhiều lên thể hiện vai trò, nghĩa vụ của công ty, đối với Nhà nước ngày càng cao. Cụ thể là. Năm 1998 so năm 1997 tăng 14,11%, năm 1999 so năm 1998 tăng 41,63%
Trong đó một số như:
+ Thuế doanh thu năm 1998 so 1997 tăng là (25,13 triệu đồng - 21, 55 triệu đồng = 3,58 triệu đồng). Năm 1999 so năm 1998 tăng là (37,17 - 25,13 = 12,04 triệu)
+ BHXH,BHYT, KPKĐ: Năm 1997 đạt 132,28 triệu đồng năm 1998 đạt 147, 08 triệu đồng, năm 1999 đạt 196,83 triệu đồng.
Qua công tác bảo hiểm tăng biểu hiện công ty đã quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt cho người lao động.
- Nhìn chung các đơn vị sản xuất kinh doanh chấp hành đầy đủ các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với công nhân viên.
2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty công viên cây xanh Hà Nội.
2.1. Hiệu qủa tổng hợp.
Các chỉ tiêu tính trên cơ sở:
=
Chúng ta thấy:
- (1) Giá trị tổng sản lượng của công ty giảm dần qua các năm:
Năm 1998 giảm 23,44% so với 1997
Năm 1999 giảm 31,73% so với 1998
Nguyên nhân của tình trạng này do nguồn vốn của Nhà nước cấp giảm mạnh. Vì vậy đây không phải là nguyên nhân công ty hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả.
- (2) Nguồn vốn sản xuất tăng dần qua các năm:
Năm 1998 tăng 4,38% so với 1997
Năm 1999 tăng 1,02% so với 1998
Sở dĩ giá trị tổng sản lượng của công ty giảm đáng kể nhưng vốn sản xuất của công ty vẫn tăng bởi các đơn vị sản xuất, liên doanh của công ty hoạt động có hiệu quả.
- (3) Doanh thu của công ty bị giảm qua các năm:
Năm 1998 bằng 86,58% so với 1997
Năm 1999 bằng 76,37% so với 1998
Mặc dù doanh thu của công ty bị giảm mạnh qua các năm nhưng đây là chỉ tiêu tất yếu bởi giá trị tổng sản lượng bị giảm
- (4) Lãi ròng của công ty có sự biến động theo các chiều hướng khác nhau:
Năm 1998 tăng 35,91% so với 1997
Năm 1999 đạt 3.300 triệu đồng giảm 43,82% so với 1998
Lãi ròng tăng và giảm qua các năm trên là do điều chỉnh đơn giá của Sở giao thông công chính.
-(5) Tỉ số lãi/vốn của sản xuất bình quân có sự thay đổi theo sự biến động của lãi và vốn sản xuất, có chiều hướng tăng. Tỉ số này tốt khi lớn và nó phản ánh được mức lãi trên số vốn bỏ ra.
Năm 1998 tăng 28,57% so 1997
Năm 1999 giảm 44,45% so 1998
Do việc điều chỉnh đơn giá mà tỉ số này của công ty cũng không cố định.
- (6) Tỉ số lãi doanh thu cho ta thấy hiệu quả sản xuất của công ty cao hay thấp qua các năm:
Năm 1998 tăng 55% so năm 1997
Năm 1999 giảm 25,81% so năm 1998
Sở dĩ 1998 tăng là do lãi tăng trong khi doanh thu vẫn tiếp tục giảm
- (7) Số lần chu chuyển tổng tài sản của công ty thể hiện hiệu quả sử dụng vốn có hợp lý hay không. Tỷ số này lớn thì hiệu quả càng cao.
Năm 1998 giảm 17,14% so 1997
Năm 1999 giảm 24,14% so 1998
Kết quả cho thấy:
Đồng vốn bỏ ra mang lại doanh thu không hiệu quả của công ty. Nhưng đây là yếu tố khách quan, không phải từ phía công ty mà do nhà nước giảm kinh phí đầu tư lớn, dẫn tới doanh thu giảm mạnh trong khi vốn sản xuất kinh doanh trong công ty vẫn tiếp tục tăng.
2.2. Hiệu quả sử dụng lao động
Biểu 3: Kết quả sử dụng lao động của công ty
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
1997
1998
1999
So sánh %
98/97
99/98
1
Số lượng lao động
trđ
752
752
752
2
Tiền lương BQ tháng/người
-
0,65
0,67
0,65
102,76%
97,01%
3
N/s 1 người /năm theo doanh thu thuần
-
28,73
24,88
19,00
86,6%
76,4%
4
N/s 1 người/năm theo giá trị tổng sản lượng
-
33,21
25,43
17,4
76,6%
68,42%
5
N/s 1 người/năm theo lãi ròng
-
5,75
7,81
4,4
135,82%
56,34%
6
Tổng qua tiền lương
-
495,53
474,090
564,703
95,67%
120%
7
Hiệu suất tiền lương tính theo giá trị tổng sản lượng
%
1,98
2,48
4,33
8
Hiệu suất tiền lương tính theo doanh thu thuần
%
2,29
2,53
3,95
Các chỉ tiêu tính trên cơ sở:
- =
- =
- =
- =
- = x 100
- = x 100
Qua biểu 3 chúng ta thấy:
- (1) Số lượng lao động của công ty giữ mức ấn định qua các năm 97,98,99 là 732 người.
- (2) Tiền lương bình quân 1 người/tháng thay đổi theo lợi nhuận công ty.
Năm 1997 đạt: 0,652 trđ
Năm 1998 đạt: 0,67 trđ tăng 2,76% so 1997
Năm 1999 đạt 0,65 trđ giảm 2,99% so 1998
Năm 1998 tiền lương tăng do lãi tăng qua sự điều chỉnh đơn giá của Sở giao thông công chính, dẫn tới quỹ lương cũng tăng theo.
- (3) Năng suất 1 người/năm theo doanh thu giảm qua các năm.
Năm 1998 giảm 13,4% so 1997
Năm 1999 giảm 23,6% so 1998
Mặc dù những con số trên cho ta thấy tính hiệu quả trong sản xuất của công ty giảm nhưng là do nguyên nhân khách quan từ phía nhà nước cắt giảm nguồn kinh phí đầu tư lớn.
- (4) Năng suất 1 người/năm theo giá trị tổng sản lượng giảm chủ yếu do giá trị tổng sản lượng giảm.
Năm 1998 giảm 23,4% so với 1997
Năm 1999 giảm 31,58% so với 1998
- (5) Năng suất 1 người / năm theo lãi ròng có sự thay đổi, do thay đổi của lãi ròng mà khách quan bởi Sở giao thông công chính điều chỉnh đơn giá: cụ thể là.
Năm 1998 tăng 35,82% so với 1997
Năm 1999 giảm 43,66% so với 1998
- (6) Tổng quỹ tiền lương của công ty biến động do biến động của lãi:
Năm 1998 giảm 4,33% so vớ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0056.doc