MỤC LỤC
Lời mở đầu Trang 1
Phần I: lý luận chung về chính sách tiền tệ và các công cụ của chính sách tiền tệ 2
I. Khái niệm chung về chính sách tiền tệ
II. Hệ thống các mục tiêu của chính sách tiền tệ 3
1. Mục tiêu cuối cùng
1.1 Mục tiêu ổn định giá cả
1.2 Mục tiêu tăng trưởng kinh tế
1.3 Mục tiêu tạo công ăn việc làm 4
1.4 Mối quan hệ giữa các mục tiêu
2. Mục tiêu trung gian 5
3. Mục tiêu hoạt động
III. Các công cụ chính sách tiền tệ 6
1. Công cụ trực tiếp
1.1 Lãi suất tiền gửi và cho vay
1.2 Hạn mức tín dụng
1.3 Tỷ giá 7
2. Công cụ gián tiếp 8
2.1 Dự trữ bắt buộc
2.2 Chính sách tái chiết khấu
2.3 Nghiệp vụ thị trường mở 9
Phần II: Hiệu quả sử dụng công cụ chính sách tiền tệ ở VN trong thập kỷ 90 và những năm đầu thế kỷ 21 10
I. Sự ra đời và phát triển của các công cụ chính sách tiền tệ 10
1. Hạn mức tín dụng
2. Lãi suất 11
3. Dự trữ bắt buộc 12
4. Nghiệp vụ thị trường mở 13
5. Tái cấp vốn 14
6. Tỷ giá 15
II. Hiệu quả sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ 16
1. Hạn mức tín dụng
2. Lãi suất 17
3. Dự trữ bắt buộc
4. Nghiệp vụ thị trường mở 18
5. Tái cấp vốn 19
6. Tỷ giá
Phần III. Những tồn tại và giải pháp về điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới 20
1.Nghiệp vụ thị trường mở 20
2. Dự trữ bắt buộc
3. Tái cấp vốn 21
4. Lãi suất
5. Tỷ giá 22
Kết luận 23
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả sử dụng công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong thập kỷ 90 và những năm đầu thế kỷ 21, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và hàng hoá nước ngoài. Khi đồng tiền của một nước tăng giá (tăng trị giá so với đồng tiền khác) thì hàng hoá của nước đó tại nước ngoài trở thành rẻ hơn (giá nội địa tại hai nước giữ nguyên) và ngược lại. Ngoài ra tỷ giá còn có vai trò kích thích và điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu. Thông qua tỷ giá có thể xác định mức độ lỗ lãi, hiệu quả kinh tế trong hoạt động kinh tế đối ngoại, nhà nước có thể kích thích tác động điều chỉnh cơ cấu xuất nhập khẩu trong từng thời kỳ. Tỷ giá còn có vai trò điều tiết thu nhập trong hoạt động kinh tế đối ngoại.
Các nhân tố tác động đến tỷ giá trong dài hạn là mức giá cả tương đối, thuế quan, sự ưa thích hàng nội so với hàng ngoại, năng suất lao động. Trong ngắn hạn, tỷ giá bị tác động bởi sự chênh lệch mức thu nhập kỳ vọng giữa tiền gửi ngoại tệ và tiền gửi nội tệ. Mức tỷ giá cân bằng sẽ thay đổi khi lãi suất của hai đồng tiền thay đổi tương đốivà khi mức tỷ giá kỳ vọng thay đôỉ.
Tỷ giá là một công cụ rất dễ biến động và ảnh hưởng rất lớn đến tình hình xuất nhập khẩu chính vì vậy mà cần có sự can thiệp của NHTW để ổn định tỷ giá. NHTW can thiệp vào tỷ giá một cách trực tiếp trên thị trường ngoại hối trong chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý NHTW thực hiện can thiệp tỷ giá khi nó có xu hướng biến động quá mức thông qua việc tác động đến quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
Ưu điểm của tỷ giá là nó ổn định sự tương quan giữa nội tệ và ngoại tệ góp phần thúc đấy xuất khẩu kiểm soát nhập khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
Hạn chế của tỷ giá là nó luôn biến động, được coi là một yếu tố của trên thị trường nên phụ thuộc vào quan hệ cung cầu của thị trường.
2.Công cụ gián tiếp.
Công cụ gián tiếp là những công cụ tác động vào mục tiêu trung gian thông qua việc điều chỉnh mục tiêu hoạt động.
Dự trữ bắt buộc.
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại NHTW để
thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Nó được xác định bằng tỷ lệ % nhất định trên tổn số dư tiền gửi tuỳ theo tính chất và thời hạn mà các tổ chức tín dụng huy động được. Tỷ lệ này gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Những thay đổi trong dự trữ bắt buộc tác động đến cung ứng tiền tệ
bằng cách gây ra thay đổi số nhân cung ứng tiền tệ.một sự tăng lên trong dự trữ bắt buộc làm giảm số tiền gửi được nâng đỡ bởi một mức nhất định của cơ số tiền tệ và dẫn đến thu hẹp cung ứng tiền tệ. Mặt khác một sự giảm xuống của dự trữ bắt buộc dẫn đến một sự tăng lên của cung ứng tiền tệ bởi vì có thể tạo thêm tiền gửi gấp nhiều lần.
Ưu điểm của dự trữ bắt buộc là nó có thể tác động đến tất cả các ngân hàng như nhau và có tác dụng đầy quyền lực đến cung ứng tiền. Nó tác động lên cầu đối với dự trữ nên có thể dự đoán được cầu dự trữ. Tăng yêu cầu dự trữ làm thay đổi dư thừa thanh khoản.
Nhược điểm của dự trữ bắt buộc: dự trữ bắt buộc cao là thuế đánh vào các ngân hàng, do đó có thể làm tăng chênh lệch lãi suất chovay-lãi suất tiền gửi. Công cụ này không thuận tiện cho việc quản lývốn khả dụng và cho việc đạt mục tiêu chính sách tiền tệ vì ngân hàng thụ động trong việc sử dụng.Vì vậy công cụ này thường được sử dụng kết hợp với các công cụ khác nhằm điều chỉnh vốn khả dụng cho các ngân hàng khi cần thiết.
2.2 Chính sách tái chiết khấu.
Chính sách tái chiết khấu được thể hiện thông qua việc NHTW cung ứng vốn tín dụng cho các tổ chức tín dụng. Chính sách tái chiết khấu được thực hiện thông qua cửa sổ tái chiết khấu. NHTW áp dụng lãi suất tái chiết khấu và quy định các điều kiện để tái chiết khấu cho các tổ chức tín dụng.
Công cụ của chính sách tái chiết khấu là lãi suất tái chiết khấu. Đó là lãi suất mà NHTW áp dụng để chiết khấu lại các giấy tờ có giá của các ngân hàng thương mại. Lãi suất tái chiết khấu tác động vào giá tín dụng nên khi lãi suất tái chiết khấu tăng sẽ tác động vào mặt bằng giá vốn đầu vào của ngân hàng thương mại gây áp lực và lãi suất của nền kinh tế sẽ tăng theo dẫn đến thu hẹp khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại dẫn đến hệ số tạo tiền giảm và ngược lại.
Đi kèm với lãi suất tái chiết khấu là hạn mức tái chiết khấu, là quy định mức cho vay tối đa trên cơ sở lãi suất đã quy định để gây ảnh hưởng nguồn vốn mà các ngân hàng thương mại vay. Ngoài ra còn các tiêu chuẩn về thời hạn chủng loại giấy tờ có giá và uy tín của các tổ chức tín dụng.
Ưu điểm của chính sách tái chiết khấu là công cụ linh hoạt nó có hiệu ứng thông báo mạnh có tác động đến nền kinh tế. NHTW với tư cách là người cho vay cuối cùng được coi là cái van toàn cho toàn bộ hệ thống
Hạn chế của chính sách này là nó sẽ không phát huy hiệu quả trong trường hợp khi các điều kiện tái chiết khấu không đảm bảo. NHTW không chủ động trong việc chi phối số tiền tái chiết khấu. Công cụ này chỉ có ý nghĩa tác động một chiều.
ở việt Nam tái chiết khấu nằm trong chính sách tái cấp vốn và nó là một trong ba hình thức của tái cấp vốn.
2.3 Nghiệp vụ thị trường mở.
Nghiệp vụ thị trường mở được NHTW các nước sử dụng như là một công cụ gián tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ thoong qua việc làm thay đổi vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng từ đó gián tiếp làm thay đổi lượng tiền cơ bản theo mục tiêu của chính sách tiền tệ.
Hoạt động thị trường mở là việc NHTW tiến hành mua bán các trái phiếu do kho bạc hay do chính phủ phát hành và trái phiếu NHTW mà thôi. Sử dĩ như vậy , theo Miskin là nhằm tránh mâu thuẫn quyền lợi và tiêu cực nên NHTW không thực hiện việc mua bán các chứng khoán do khu vực tư nhân phát hành trong thị trường mở. đây cũng là quan điểm chính thống được thừa nhân rộng rãi trên thế giới về hoạt động thị trường mở.
Ưu điểm của nghiệp vụ thị trường mở là thị trường mở được tiến hành liên tục , tạo ra sự linh hoạt thuận lợi cho việc phát triển tiền tệ, nó có tác dụng tức thời.
Nhược điểm của công cụ này là nó yêu cầu phải có nột thị trường thứ cấp phát triển và NHTW phải có một khối lượng lớn tài sản chứng khoán.
Phần ii: hiệu quả sử dụng công cụ chính sách tiền tệ ở việt nam thập kỷ 90 và những năm đầu thế kỷ 21
Ngày 6-5-1951 ngân hàng quốc gia Việt Nam nay là ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) được thành lập. NHNN Việt Nam ra đời thực sự là một bước ngoặt lịch sử trong sự phát triển nền tiền tệ –ngân hàng Việt Nam. Từ đó cho đến nay lịch sử phát triển của NHNN Việt Nam được đánh dấu bằng 4 dấu mốc lịch sử sau:
Từ 6-5-1951 đến 1987: hệ thống ngân hàng một cấp. Chức năng
chủ yếu của NHNN lúc bấy giờ là phát hành giấy bạc và quản lý kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng và quản lý tiền tệ.việc thực hiện hệ thống ngân hàng một cấp không thể hiện một cách rõ ràng 2 chức năng chủ yếu chức năng kinh doanh và chức năng quản lý nhà nước các hoạt động ngân hàng, không phát huy hiệu quả vai trò quản lý của NHNN và không đạt được những mục tiêu của chính sách tiền tệ
Chính vì vậy đến năm1988 hệ thống ngân hàng được phân chia
thành hệ thống ngân hàng hai cấp(nghị dịnh53 ngày 26-3-1988)bao gồm NHNN và các ngân hàng chuyên doanh.NHNN lúc này hoạt động với tư cách độc quyền, là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và là cơ quan dự trữ ngoại hối của nhà nước. NHNN đã thực sự trở thành một NHTW.
5-1990 pháp lệnh NHNN ra đời thực sự đánh dấu bước đổi mới căn bản trong hoạt động của NHNN.
12-12-1997 luật NHNN Việt Nam ra đời tạo ra khuôn khổ pháp
lý choviệc tiếp tục đổi mới hoạt động ngân hàng trong giai đoạn mới.
Cùng với sự ra đời của 2 pháp lệnh ngân hàng và luật ngân hàng nhà
nước là sự ra đời của các công cụ chính sách tiền tệ. Chúng ra đời đánh dấu tiến trình phát triển và hoàn thiện của NHNN trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế vĩ mô.
I.Sự ra đời và phát triển của các công cụ chính sách tiền tệ.
Hạn mức tín dụng.
Theo khuyến nghị của IMF và xuất phát từ thực tế chưa thể áp dụng
đồng bộ các công cụ gián tiếp, 6 tháng cuối năm 1994 NHNN bắt đầu áp dụng hạn mắc tín dụng và coi đó là một công cụ của chính sách tiền tệ. Đối tượng áp dụng bước đầu là 4 ngân hàng thương mại quốc doanh vì 4 ngân hàng này chiếm hơn 90% tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế. Kết quả đã khống chế được tổng mức cho vay ngắn hạn cả năm 1994 tăng 24%so với cuối năm 1993
Năm 1995, mức tăng tín dụng đối với nền kinh tế cả năm là 37.2% gấp 1,66 lần hạn mức tín dụng cho phép.
Năm 1996 hạn mức tín dụng dự kiến dụ kiến tăng 21%-25% nhưng tổng tín dụng đối với nền kinh tế tăng 40% gấp 2 lần hạn mức tín dụng.
Điều này cho thấy sự điều hành công cụ này chưa có hiệu lực cao và nhu cầu vốn cho nền kinh tế là rất lớn.
Năm 1997, phạm vi tín dụng bị quản lý bởi hạn mức tín dụng từ trên 85% tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế tăng lên trên 95% và số lượng tổ chức tín dụng áp dụng hạn mức tín dụng tăng lên thêm 4 ngân hàng thương mại cổ phần so với năm 1996. Tăng trưởng tín dụng năm 1997 ước gần khoảng 20 %, không đạt mức dự kiến đầu năm là 21-25%, cả 3 quý đầu năm đạt xấp xỉ hoặc không đạt hạn mức tín dụng đề ra. điều nay cho thấy là hạn mức tín dụng thừa so khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.
Năm 1998, hạn mức tín dụng chỉ còn là chỉ tiêu định hướng, làm căn cứ để điều hành mức tăng trưởng tín dụng đối với các loại hình tổ chức tín dụng, với mức tăng tín dụng thực tế là 17% không đạt hạn mức tín dụng dự kiến đầu năm. Chính vì vậy công cụ hạn mức tín dụng trở nên không cần thiết nữa. Cuối năm 1998 đến nay thì NHNN Việt Nam đã tạm ngừng sử công cụ này.
2. Lãi suất.
Lãi suất được coi là một công cụ hết sức quan trọng của chính sách tiền tệ, có tác động nhanh và mạnh đến thị trường tiền tệ, tín dụng tạo ra các hiệu ứng rõ rệt đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng và tác động đối với nền kinh tế.
Quá trình đổi mới cơ chế lãi suất tín dụng trong thời gian vừa qua bao gồm các giai đoạn sau:
Từ 1988 đến 6-1992: cơ chế lãi suất tín dụng thời kỳ này thể hiện
sự bao cấp về vốn của NHNN đối với nền kinh tế, lãi suất âm (lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất tiền gửi), ngân hàng quy định từng mức lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay với từng loại hình doanh nghiệp, từng nghành nghề và lãi suất phân biệt theo từng thành phần kinh tế.
Từ 6-1992 đến cuối năm 1995: đây là giai đoạn thực hiện cơ chế lãi suất thực dương, lãi suất cho vay bình quân lớn hơn lãi suất tiền gửi bình quân, lãi suất tiền gửi bình quân lớn hon tỷ lệ lạm phát. Các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể cụ thể thời kỳ trước được thay thế bằng khung lãi suất ( lãi suất cho vay tối đa, lãi suất tiền gửi tối thiểu). Trong phạm vi khung lãi suất của NHNN các tổ chức tín dụng được phép ấn định các mức lãi suất cho vay và tiền gửi cụ thể phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh và cung cầu vốn từng thời điểm.
Từ 1996đến 7-2000: đây là thời kỳ tiếp tục chính sách lãi suất thực dương nhưng được nới lỏng hơn thời kỳ trước đó. Bằng việc thực hiện cơ chế trần lãi suất cho vay, có áp dụng một số mức trần khác nhaucho khu vực thành thị nông thôn hay các loại hình tổ chức tín dụng trong thời hạn nhất định. Lãi suất tiền gửi bắt đầu được tự do hoá.
Từ 8-2000 đến 30-5-2002: NHNN đã chuyển từ cơ chế điều hành
lãi suất trần cho vay sang cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng đồng Việt Nam và cơ chế lãi suất thị trường có quản lý đối với lãi suất cho vay ngoại tệ phù hợp với quy định của luật NHNN và luật các tổ chức tín dụng. Đặc biệt từ 6-2001 cơ chế điều hành lãi suất được tiếp tục đổi mới một bước quan trọng , với việc bỏ quy định về biên độ lãi suất cho vay bằng USD, lãi suất cho vay USD nói riêng và lãi suất cho vay ngoại tệ nói chung được hoàn toàn tự do hoá.
Từ 30-5-2002: NHNN đưa ra quyết địnhvề việc thực hiện cơ chế
thoả thuận trong hoạt động tín dụng thương mại thay thế cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.
Dự trữ bắt buộc.
Dự trữ bắt buộc là công cụ được NHNN thiết lập và sử dụng khi
chuyển sang hệ thống ngân hàng 2 cấp.
Công cụ dự trữ bắt buộc bắt đầu được hình thành ngay từ thời kỳ
thực hiện Nghị định 53/HĐBT ngày 26-3-1988 của Hội đồng bộ trưởng. Tại quyết định số 16/NH-QĐ ngày 26-4-1988 của tổng giám đốc NHNN Việt Nam quy định về mức ký gửi vốn (một công cụ gần giống như dự trữ bắt buộc) với mục đích đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng. Các ngân hàng phải ký gửi một mức vốn tối đa là 20% tổng số vốn huy động thực tế của quý trước.
Sau khi có hai pháp lệnh ngân hàng ra đời đã quy định việc áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc với các ngân hàng như sau :
NHNN có quyền bắt buộc các tổ chức tín dụng duy trì tỷ lệ tối thiểu dự trữ bắt buộc ở mức 10%và tối đa ở mức 35% trên toàn bộ tiền gửi ở tổ chức tín dụng và trong trường hợp cần thiết có thể tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc >35% và phải trả lãi cho mức tăng đó.
6-1992, NHNN xây dựng và ban hành quy chế dự trữ bắt buộc thay thế quy định số 16/NH-QĐ.
2-1994 đến 9-1995 là thời kỳ nới lỏng dự trữ bắt buộc trong đó quy định là cơ cấu dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng được chia làm ba phần:
-Tiền gửi tại NHNN tối thiểu là 55% tổng số tiền gửi dự trữ bắt buộc.
-Tiền mua tín phiếu kho bạc nhà nước tối đa là 15% tổng số tiền dự trữ bắt buộc.
-Tiền mặt tại quỹ và ngân phiếu thanh toán tại tổ chức tín dụng có giá trị lưu hành tối đa là 30% tổng số tiền phải dự trữ bắt buộc.
Đối với tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 13%. Đối với tiền gửi có kỳ hạn đến 12 tháng là 7,5%.
Việc thực hiện dữ trữ bắt buộc có tiến bộ và dần đi vào nề nếp. Số tổ chức tín dụng thực hiện quy định dự trữ bắt buộc tăng dần đến tháng 9-1995 đã có 25/46 tổ chức tín dụng thực hiện dự trữ bắt buộc.
Thời kỳ 9-1995 đến 1997: cơ chế dự trữ bắt buộc có những thay đổi sau:
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng là 10% tính cho số dư bình quân các loại tiền gửi và huy động tổ chức tín dụng bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ không kỳ hạn đến 12 tháng.
Cơ cấu dự trữ bắt buộc gồm tiền dự trữ bắt buộc gửi tại NHNN tối thiểu là 70% tổng số tiền dự trữ bắt buộc là tiền mặt và ngân phiếu thanh toán còn giá trị lưu hành tại tổ chức tín dụng.
1-12-1997: Thống đốc NHNN ban hành quy chế dự trữ bắt buộc
đối với các tổ chức tín dụng kèm theo quyết định số 396/1997/QĐ-NHNN.
- Dự trữ bắt buộc tính trên cả tiền gửi có kỳ hạn bằng nội tệ và ngoại tệ tiền gửi của NHNN tại tổ chức tín dụng.
-Khi số dư tiền gửi của tổ chức tín dụng tại NHNN vượt qua mức dự trữ bắt buộc phải duy trì được hưởng lãi suất 0,2%/tháng.
1-10-1998:khi luật NHNN có hiệu lực thi hành thì tỷ lệ dự trữ bắt
buộc hạ thấp xuông dưới 10%(luật NHNN cho phép dao động từ 0-20%)
Trong năm 2000 tỷ lệ dự trữ bắt buộc được quy định là 5% trên
tổng số dư tiền gửi dưới 12 tháng đối với các tổ chức tín dụng đô thị và 1% đối với các tổ chức tín dụng ở nông thôn.
Từ 10-2000, riêng tiền gửi dự trữ bằng ngoại tệ được nâng từ 5% lên 8% và 1-12-2000 được điều chỉnh lên mức 12% trên tổng số dư tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ dưới 12 tháng.
NHNN tiếp tục tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ lên 15% vào 5-2001 và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng Việt Nam đồng xuống 3%.Đến 11-2001 NHNN đã thực hiện việc điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng tiền gửi ngoại tệ từ 15% xuống 10%.
4. Nghiệp vụ thị trường mở.
Nghiệp vụ thị trường mở ra đời tại Việt Nam ngày 12-7-2000 đánh dấu bước phát triển mới trong điều hành chính sách tiền tệ từ công cụ trực tiếp sang công cụ gián tiếp và theo tín hiệu của thị trường.
Theo quy định của NHNN thì chỉ có những giấy tờ có giá sau được giao dịch thông qua thị trường mở:
-Tín phiếu kho bạc.
-Tín phiếu NHNN
-Các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác do thống đốc NHNN quy định cụ thể trong từng thời kỳ.
Các công cụ này đã hình thành ngay từ năm 1992, chúng được coi là những công cụ tạo tiền đề, chuẩn bị cho việc ra đời một thị trường mở chính thức.
Năm 2000 tổng số đã có 14 ngân hàng thương mại đăng ký và được chấp nhân là thành viên của thị trường. Bình quân 10 ngày tổ chức 1 phiên giao dịch. Đến đầu tháng 12 –2000 NHNN đã tổ chức được 13 phiên giao dịch với tổng khối lượng tín phiếu mua bán là 1428 tỷ đồng (trong đó mua 878tỷ, bán ra 550 tỷ đồng). Lãi suất giao dịch từ 4,95% lên đến 5,58%.
Đến đầu năm 2001 thì thị trường hoạt động mới tập trung chủ yếu của một số ngân hàng thương mại quốc doanh.
Đến 12-2001đã có 21 tổ chức tín dụng tham gia vào thị trường mở. NHNN đã thực hiện 61 phiên đấu thầu nghiệp vụ thị trường mở với doanh số giao dịch là 5536 tỷ đồng. Có 24 phiên thực hiện đấu thầu lãi suất, 37phiên đấu thầu khối lượng trong đó các giấy từ có giá NHNNđã mua trị giá 4466tỷ đồng,bán là 1070 tỷ đồng. Lãi suất hình thành trên thị trường mở bám sát với lãi suất thị trường (giao động từ 4,9% đến 5,3%/ năm). Đưa định kỳ giao dịch lên 1 phiên / 1 tuần thay cho một phiên 10 ngàu như trước đây. thời hạn thanh toán và giao nhận các giấy tờ có giá ngắn hạn giữa các tổ chức tín dụng và NHNN trước đây là 2 ngày xuống còn 1 ngày.
Tái cấp vốn.
NHNN thực hiện việc tái cấp vốn với tư cách là người cho vay cuối
cùng trên thị trường tiền tệ cho hệ thống các tổ chức tín dụng. Thông qua việc tái cấp vốn NHNN điều tiết khối lượng tiền trung ương cung ứng cho các tổ chức tín dụng và lãi suất của các khoản NHNN cấp cho các tổ chức tín dụng.
Chính sách tái cấp vốn ra đời từ đầu năm1991 khi pháp lệnh NHNNcó hiệu lực .
Quy địnhvề tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng được NHNN quy định tại QĐ 285-QĐ/NH14 ra ngày 10-11-1994 của Thống đốc NHNN . NHNN cho vay tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng tham gia trên thị trường liên ngân hàng , hoạt động có lãi … NHNN cho vay tái cấp vốn dưới các hình thức: cho vay thế chấp chứng từ và cho vay theo đối tượng chỉ định. Trên thực tế ngoài hai hình thức này ra còn hình thức cho vay bù trừ- một hình thức tái cấp vốn ngắn hạn đối với các ngân hàng thương mại. Việc tái cấp vốn chủ yếu là việc cho vay theo tối đa là 6 tháng. Thời gian chỉ địnhđã hạn chế đã hạn chế tính năng động của công cụ này do NHNN mới chỉ tập trung cho 4 ngân hàng thương mại quốc doanh. Lãi suất tái cấp chưa được sử dụng linh hoạt. nó được tính theo tỷ lê phần trăm trên lãi suất cho vay áp dụng đối với các dự án cho vay tổ chức tín dụng (bằng 60% đến 100% lãi suất cho vay ghi trên khế ước). Từ quý 1 năm 1994 đến 1997 lãi suất tái cấp vốn mới được điều chỉnh 2 lần nhưng cả khi ta áp dụng chính sách hạn mức tín dụng thì lãi suất tái cấp vốn cũng không vượt quá lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại.
Đến năm1997 công cụ tái cấp vốn đã từng bước được đổi mới theo hướng nâng cao hiệu quả điều tiết của công cụ này. Cho đến nay cơ chế tái cấp vốn đã được sửa đổi bao gồm các hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật NHNN như: cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác, cho vay có đảm bảo bằng cầm cố các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
Theo quy định số 285/QĐ-NH14 ngày 10/11/1994 của thống đốc ngân hàng nhà nước thì ban đầu chứng từ thế chấp chỉ bao gồm tín phiếu kho bạc chưa đến hạn thanh toán, khế ước cho vay ngân hàng .Đến năm1997 NHNN bổ sung hình thức cho vay thế chấp bằng ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng tại NHNN. Lãi suất tái cấp vốn từ cuối 5-1997 được xác định mức cụ thể để phù với thông lệ quốc tế. Kể từ năm 1999 lãi suất tái cấp vốn đã được điều chỉnh linh hoạt hơn .
Cho đến cuối năm 2001 lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu đã được điều chỉnh giảm 2 lần từ 0,5%/ tháng và 0,45%/ tháng xuống 4,4% và 0,35%/ tháng.
Công cụ tỷ giá
Nhiều nước không xếp tỷ giá là công cụ của chính sách tiền tệ mà coi đó là 1 yếu tố thị trường. Nhưng ở VN tỷ giá đã và đang là công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ .Các giai đoạn phát triển của chính sách tỉ giá:
Từ 1989 đến 9-1991.
Trong bối cảnh nền kinh tế dự trữ ngoại tệ hầu như không có, việc xoá bỏ chế độ tỉ giá cố định (tỉ gái hối đoái chính thức do NHNN công bố hoàn thành cách biệt so với tỷ giá của thị trường ), chính phủ đẫ chủ trương điều hành tỉ giá theo chế độ tỉ giá linh hoạt có nhiều điều tiết của nhà nước và gắn với một đồng tiền .
Từ 1989 đến 1991, căn cứ vào tỉ giá chính thức do NHNN công bố, các NHTM đựoc phép xác định tỉ giá giao dịch trong phạm vi cộng trừ 5% so với tỉ giá chính thức chính vì vậy đồng Việt Nam giảm giá so với USD như sau:
1989 : 20%
1990 : 54,6%
: 84,3%
4-1991 chính phủ quết định thành lập quỹ điều hành ngoại tệ do Thống đốc NHNN quản lí và điều tiết ngoại tệ nhằm ổn định tỉ giá hối đoái.
8-1991 đến 1994 : mục tiêu quan trọng hàng đầu của tỷ giá là ổn
địng tương đối tỷ giá của đồng Việt Nam ,góp phần kềm chế lạm phát ,ổn định và phát triển kinh tế và phản ánh sức mua của nội tệ. NHNN đã thành lập hai trung tâm giao dịch ngoại tệ. Các NHTM được phép sửa đổi tỷ giá bán ngoài tệ tong biên độ cộng trừ 0,5% so với tỷ giá chính thức NHNN công bố hàng ngày. Trong giai đoạn này NHNN liên tục bán ngoại tệ ra nhằm làm giảm giá ngoại tệ xuống và dần đi vào ổn định ,tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.
Mức biến động tỷ giá hối đoái qua các năm:
: 84,3%
: -9,8%
: 3,7%
: 1,8%
Từ năm 1994 cùng với sự ra đời của thị trường ngoài tệ liên ngân
hàng NHNN đã bắt đầu thực hiện điều hành tỉ giá cơ chế mới thay cho chế độ đa tỷ giá trước đây . Theo đó NHNN bắt đầu công bố tỷ giá chính thức giữa ngoại tệ và đồng VN, tỷ giá mua bán trên tiền tệ được phép dao động trong biên độ cho phép.
Từ 1997 đến 1998 NHNN chủ động điều chỉnh biên bộ giao dịch
và tiếp theo tiến hành việc ấn định tỷ giá chính thức trên cơ sở tỉ giá mua bán trên tiền tệ ngoại tệ liên ngân hàng.
Từ1999 đến nay, NHNN đã thực hiện bước đổi mới cơ bản về điều hành tỷ giá theo các nguyên tắc thị trường bằng việc hàng ngày công bố tỷ giá chính thức là tỷ giá giao dịch bình quân trên tiền tệ ngoại tệ liên ngân hàng của ngày giao dịch trước đó. Các tổ chức tín dụng được qui định tỷ giá giao dịch giữa VNĐ và USD không vượt quá 0,1% so với tỷ giá NHNN trên thị trường ngoại tệ.
Đến cuối 2000 tỷ giá trên cả ba thị trường đã tăng so với đầu năm như sau:
- Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tăng: 31% (14.450/14.016 đồng).
- Thị trường mua bán của các NHTH tăng 2,9% (14.460/14042 đồng).
- Thị trường tự do tăng 3,96%(147.000/14.139 đồng).
Từ 5-2001 đến nay tỷ giá có xu hướng tăng, mức tăng tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 6 tháng đầu năm là 2,2% so với tỷ giá cuối năm 2000, tỷ giá trên thị trường tự do tăng khoảng 2,8%.
II. Hiệu quả sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ.
Nhờ nắm chắc và sử dụng triệt để tác động của các công cụ của chính sách tiền tệ trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Các công cụ chính sách tiền tệ đã góp phần đắc lực trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao, kiềm chế và kiểm soát lạm phát thành công, ổn định và giữ vững sức mua của đồng Việt Nam. Sau một thời gian lạm pháp phi mã hiện nay chúng ta đã kiềm chế giảm tỷ lệ lạm pháp đến mức phù hợp và tạo đà tăng trưởng kinh tế ngày càng cao. Dưới đây là một số số liệu về tăng trưởng kinh tế và tộc độ lạm phát ở Việt Nam:
Thời gian
GDP theo giá hiện hành
Tốc độ lạm phát(%)
1995
228.892
12,7
1996
272.036
4,5
1997
313.623
3,6
1998
361.468
9,0
1999
399.942
0,1
2000
444.139
-0,6
2001
484.492
0,8
Ngoài ra thì các công cụ đã góp phần tạo lập và phát triển thị trường tiền tệ, đảm bảo cho NHNN kiểm soát và định hướng thị trường tiền tệ ở tầm vĩ mô.
Hiệu quả sử dụng của từng công cụ như sau:
Hạn mức tín dụng.
Trong điều kiện NHNN chưa thể sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở NHNN đã sử dụng công cụ hạn mức tín dụng để hạn chế hệ số nhân tiền qua đó kiểm soát được sự gia tăng tổng phương tiện thanh toán.
Từ 1994-1997 hạn mức tín dụng đã góp phần kiểm soát mức gia tăng tổng phương tiện thanh toán, góp phần kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên từ 1998 đến nay trong điều kiện nhu cầu vốn đầu tư phát triển ở Việt Nam rất lớn, lạm phát có xu hướng giảm thấp thì việc sử dụng công cụ này một cách thường xuyên là không cần thiết nữa. NHNN chỉ sử dụng công cụ này khi cần phải hạn chế sự gia tăng tín dụng.
2. Lãi suất.
Lãi suất là một công cụ được vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thị trường Việt Nam.
Năm 1992 chính sách lãi suất thực dương có tác động mạnh mẽ
thúc đấy các tổ chức tín dụng huy động một lượng vốn rất lớn để mở rộng tín dụng, đầu tư cho nền kinh tế, có mức chênh lệch lãi suất hợp lý để đảm bảo khả năng tự lực về tài chính để mở rộng kinh doanh nhất là ở địa bàn nông thôn. Việc chuyển đổi sang lãi suất thực dương là bước khởi đầu, tạo cơ sở cho việc theo đuổi mục tiêu tự do hoá lãi suất, tạo đòn bẩy cho các ngân hàng thương mại chuyển hoạt động từ kinh doanh thua lỗ sang có lãi.
Từ cuối năm 1996 đến tháng 8-2000: NHNN chuyển sang trần lãi
suất cho vay. Nó có một số tác động tích cực sau: mặt bằng lãi suất trên thị trường đã cơ bản thống nhất quản lý trên phạm vi cả nước. Nhà nước không thu thuế doanh thu làm chi phí của tổ chức tín dụng làm cho lãi suất cho vay giảm đáng kể từ 0.35% xuống 1% thúc đẩy hoạt động của nền kinh tế trở nên sôi động hơn. Việc chỉ khống chế lãi suất cho vay tối đa, không quy định lãi suất tiền gửi nhằm hoàn thiện công cụ lãi suất tiến tới mục tiêu tự do hoá lãi suất.
Từ tháng 8-2000 đến tháng 5-2002:NHNN điều hành cơ chế lãi
suất theo lãi suất cơ bản đã làm giá cả đồ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35314.doc