Đối với các doanh nghiệp xây dựng trong thời gian gần đây được hình thành rất nhiều đòi hỏi sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động cạnh tranh một cách toàn diện.
Hiện nay tình trạng thất thoát vốn đầu tư tại các doanh nghiệp xây dựng cơ bản ngày càng nhiều đó là do việc quản lý vốn thiếu chặt chẽ và hiệu quả. Do vậy các doanh nghiệp cần chú trọng tới công tác quản lý vốn để làm sao giảm thiểu tình trạng thất thoát vốn kinh doanh.
Mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận nên cần quan tâm tới đồng vốn bỏ ra để làm sao thu được lợi nhuận cao nhất, điều này đòi hỏi phải quản lý và sử dụng chặt chẽ vốn kinh doanh.
Các doanh nghiệp xây dựng hiện nay chủ yếu nhận các công trình theo phương thức giao khoán chính vì vậy phải xác định giá thầu công trình hợp lý để thu lợi nhuận cao nhất mà vẫn đảm bảo được chất lượng công trình.
28 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 842 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả sử dụng và quản lý vốn tại công ty QL & SC CĐ bộ 248, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất lượng công trình.
2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Công ty QL & SC CĐ bộ 248 là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, do đó công ty tổ chức hạch toán theo chế độ tài chính kế toán do nhà nước ban hành.
Do công ty tổ chức theo kiểu phân cấp gồm các đội xây dựng trực thuộc nên bộ máy kế toán công ty gồm hai loại kế toán: kế toán tại công ty và kế toán thống kê tại các đội xây dựng công trình. Kế toán thống kê tại các đội xây dựng công trình có trách nhiệm tập hợp các chứng từ ban đầu, ghi chép lập nên các bảng kê chi tiết... sau đó chuyển tất cả các chứng từ liên quan lên phòng tài chính - kế toán của công ty ( theo định kỳ ). Kế toán công ty sẽ căn cứ vào các chứng từ này để ghi chép các sổ sách cần thiết, sau đó kế toán tổng hợp và lập báo cáo tài chình. Tất cả các sổ sách và các chứng từ đều phải có sự kiểm tra phê duyệt của kế toán trưởng.
Tại công ty bộ máy kế toán được phân công, phân nhiệm rõ ràng.
+Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán: phụ trách chung theo nhiệm vụ, chức năng của phòng, chịu trách nhiệm trước pháp luật do nhà nước qui định. Thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thông tin kinh tế, tham gia ký duyệt hợp đồng kinh tế, hạch toán kế toán và phân tích kế toán trong công ty.
+Kế toán tổng hợp: điều hành kế toán viên, tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính, theo dõi chi phí và giá thành của công ty.
+Kế toán vật tư - TSCĐ: theo dõi tình hình tăng giảm vật tư, TSCĐ trong toàn công ty, tình hình trích lập khấu hao, thanh lý, nhượng bán cho thuê TSCĐ của công ty.
+Kế toán ngân hàng và công nợ: chịu trách nhiệm giao dịch với ngân hàng, làm thủ tục và theo dõi các khoản thanh toán với ngân hàng.
+Kế toán thanh toán: theo dõi thanh toán lương, BHXH với cán bộ công nhân viên và các khoản thanh toán khác.
+Kế toán quĩ tiền mặt: chịu trách nhiệm thu, chi và quản lý quĩ tiền mặt của công ty.
sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
QL & SC CĐ bộ 248
Kế toán trưởng
Kế toán
ngân hàng và
công nợ
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
vật tư ,
TSCĐ
Kế toán
thanh
toán
Kế toán
quĩ tiền
mặt
Kế toán thống kê
ở các đội
Công ty QL & SC CĐ bộ 248 lựa chọn hình thức " Chứng từ ghi sổ " để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Sự lựa chọn này vừa tuân thủ chế độ tài chính hiện hành, vừa vân dụng linh hoạt vào tình hình thực tế của công ty, giúp công ty cập nhật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bước đầu tiếp cận với việc làm kế toán trên máy.
Hệ thống các sổ tổng hợp gồm:
+Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: sổ này dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh theo trình tự thời gian và kiểm tra đối chiếu số liệu với bảng cân đối số phát sinh.
+Sổ cái: dùng để ghi các nghệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán .Số liệu ghi trên sổ cái dùng để kiểm tra, đối chiếu số liệu ghi trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ ,các sổ kế toán chi tiết.
Hệ thống sổ chi tiết gồm:
+Sổ chi tiết TK 111, 112, 141, 131, ...
+Các sổ chi tiết tài khoản loại 6.
+Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh.
sơ đồ hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ tại
công ty ty QL & SC CĐ bộ 248
Sổ kế toán
chi tiết
Sổ quĩ
Sổ cái tài khoản
Chứng từ ghi sổ được lập
cho các tài khoản 6
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp
chi tiết
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối
số phát sinh
2.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Là công ty xây dựng các công trình, chủ yếu là các công trình giao thông đường bộ, nên công ty QL & SC CĐ bộ 248 hầu như chỉ thực hiện việc xây dựng, ít khi thực hiện việc lắp đặt. Hiện nay công ty tổ chức sản xuất theo qui trình sản xuất xây lắp. Có thể khái quát qui trình đó theo sơ đồ: khảo sát- thiết kế- lập dự án- thi công-bàn giao- thanh quyết toán ( trong đó đối với những công trình lớn khâu khảo sát, thiết kế, lập dự án được các cơ quan chuyên doanh khác tiến hành ). Sản phẩm của công ty mang những đặc tính chung của sản phẩm xây dựng, do đó yêu cầu của công tác tổ chức sản xuát kinh doanh đòi hỏi phải phù hợp với những đặc tính đó. Và thực tế công ty đã tổ chức được 7 đội xây dựng công trình linh hoạt với cơ chế quản lý rất thích hợp. Đó là cơ chế khoán theo từng khoản mục chi phí. Cụ thể: khi đã ký kết được hợp đồng xây dựng, công ty sẽ giao cho các đội tổ chức thi công thông qua hợp đồng giao khoán. Việc giám sát về kỹ thuật và chất lượng công trình được công ty tiến hành. Công ty QL & SC CĐ bộ 248 giao khoán cho các đội xây dựng công trình từ 54 - 88% tổng giá trị hợp đồng đối với các công tình kiến trúc dân dụng, từ 90 - 91% tổng giá trị hợp đồng đối với các công trình xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp hệ thống đường sá. Phần còn lại công ty giữ để trang trải các khoản chi phí, trích nộp cấp trên và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
Việc giao khoán ở công ty đã phát huy được khả năng sẵn có trên nhiều mặt của các đội thi công công trình, mở rộng quyền tự chủ của các đội thi công công trình, gắn liền lợi ích vật chất của người lao động buộc người lao động quan tâm đến chất lượng công trình hơn.
Phần II
Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn
tại công ty QL & SC CĐ bộ 248
I, Một số khái niệm cơ bản.
Bất kỳ một Doanh nghiệp nào muốn tăng trưởng và phát triển đều phải có vốn. Vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển của Doanh nghiệp. Nếu thiếu vốn đầu tư, năng suất lao động thấp thu nhập lại càng thấp hơn. Điều này có nghĩa là lượng vốn một vòng quay càng nhỏ thì quy mô Doanh nghiệp ngày càng thu hẹp lại.
Đối với các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài việc sử dụng vốn của nước ngoài thì còn có thể tiếp thu được những kinh nghiệm quản lý, các kỹ năng, kỹ xảo và công nghệ hiện đại cùng với lượng thông tin cập nhật hàng ngày. Các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể rút ngắn được thời gian tích luỹ vốn ban đầuvà thu được một phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài.
Trong các Doanh nghiệp vốn được sử dụng để đầu tư nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị tạo cơ sở vật chất, mua sắmm nguyên vật liệu, trả lương công nhân viên. Vốn còn giúp Doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động, vốn được sử dụng trong quá trình tái sản xuất còn giúp duy trì tiềm lực sẵn có và tăng cường hơn nữa tiềm lực của Doanh nghiệp.
Nhìn chung vốn của Doanh nghiệp tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau. Song có thể phân loại khái quát vốn trong Doanh nghiệp thành Vốn cố định và Vốn lưu động.
Vốn cố định.
Trong nền sản xuất hàng hoá, để mua sắm, xây dựng TSCĐ trước hết phải có một số tiền ứng trước. Vón tiền tệ ứng trước đó được gọi là vốn cố định của Doanh nghiệp.
Như vậy, vốn cố định (VCĐ) là khoản vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ. Quy mô của VCĐ sẽ quyết định quy mô của TSCĐ. Song, đặc điểm hoạt động của TSCĐ lại quyết định đến đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của VCĐ.
VCĐ được tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, có đặc điểm này là do TSCĐ có thể phát huy trong nhiều chu kỳ sản xuất, vì vậy hình thái biểu hiện bằng tiền của VCĐ cũng tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị của TSCĐ giảm dần và được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản phẩm sản xuất ra. Do vậy có thể thấy, giá trị VCĐ được chia thành hai phần, một phần nằm trong chi phí sản xuất
sản phẩm, một phần được cố định trong “Tài sản”. Phần vốn cố định nằm trong chi phí sản phẩm được tính bằng cách phan bổ khấu hao TSCĐ. Khi TSCĐ được khấu hao hết có nghĩa là giá trị TSCĐ đã được sử dụng hết và khi đó VCĐ hoàn thành một vòng luân chuyển.
TSCĐ là một bộ phận của VCĐ, TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh trong quá trình đó TSCĐ bị hao mòn dần nhưng chúng vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu.
Trên thực tế việc quản lý VCĐ và TSCĐ là rất phức tạp, để giảm nhẹ khối lượng quản lý người ta thường có quy định về tiêu chuẩn TSCĐ. Một tài sản chỉ được coi là TSCĐkhi thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau:
Một là, tài sản đó phải có giá trị lớn trên 5 triệu đồng.
Hai là, tài sản đó phải có thời gian sử dụng dài > 1 năm.
*) Phân loại TSCĐ
Phân loại TSCĐ trong Doanh nghiệp là công việc phân chia TSCĐ theo các tiêu thức khác nhau để thuận tiện cho công việc quản lý.
Thông thường TSCĐ trong Doanh nghiệp được phân loại theo các tiêu chí sau:
+Theo hình thái biểu hiện: TSCĐ hữu hình
TSCĐ vô hình
+Theo nguồn hình thành: TSCĐ tự có
TSCĐ đầu tư bằng vốn đi vay
+Theo công dụng kinh tế: TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
TSCĐ dùng cho hoạt động khác
+Theo tình hình sử dụng: TSCĐ chưa dùng
TSCĐ đang dùng
TSCĐ không dùng
TSCĐ chờ thanh lý
Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng một loại TSCĐ nào đó so với tổng số TSCĐ trong Doanh nghiệp. Sự thay đổi tỷ trọng TSCĐ trong Doanh nghiệp là do ảnh hưởng của nhiều nhân tố: do khả năng tiêu thụ, khả năng thu hút vốn đầu tư, phương hướng kinh doanh, trình độ trang bị kỹ thuật, quy mô sản xuất
Trong Doanh nghiệp tỷ trọng VCĐ mà chủ yếu là TSCĐ là khá lớn do vậy muốn nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn thì phải quan tâm đến công tác quản lý và sử dụng VCĐ mà đặc biệt là TSCĐ.
2. Vốn lưu động
TSCĐ nằm trong quá trình sản xuất và tư liệu lao động nằm trong quá trình lưu thông thay chỗ nhau và vận động không ngừng nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành thuận lợi và liên tục.
Do vậy các Doanh nghiệp luôn cần có một số vốn để đầu tư vào các tài sản ấy số tiền ứng trước này được gọi là tài sản lưu động trong Doanh nghiệp.
VLĐ được chuyển hoá liên tục từ hình thái này sang hình thái khác, bắt đầu từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hoá, vật tư rồi lại thành hình thái tiền tệ.
Để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được diễn ra liên tục và thuận lợi đòi hỏi Doanh nghiệp phải có một lượng VLĐ nhất định để có thể đầu tư vào các hình thái khác nhau, khiến cho các hình thái có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ. Việc tăng nhanh tốc độ chu chuyển VLĐ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
*) Phân loại VLĐ
Xác định được kết cấu VLĐ sẽ góp phần vào việc sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả VLĐ cho từng khâu, từng bộ phận từ đó đáp ứng được yêu càu sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Theo vai trò của VLĐ trong quá trình tái sản xuất thì VLĐ được phân loại như sau:
+VLĐ nằm trong quá trình dự trữ: VLĐ dạng nguyên vật liệu
VLĐ dạng nhiên liệu
VLĐ dạng công cụ nhỏ
+VLĐ trong khâu sản xuất: Vốn dạng sản phẩm dở dang
Vốn dạng bán thành phẩm tự chế
Vốn dạng chi phí chờ phân bổ
+VLĐ trong khâu lưu thông: là bộ phận phục vụ trực tiếp cho quá trình lưu thông như thành phẩm, tiền mặt
Trong quá trình tái sản xuất Doanh nghiệp thường có một khối lượng lớn tài sản nằm trong các khâu của quá trình tái sản xuất như dự trữ, sản xuất, tiêu thụ phân phối, đây là những tài sản lưu động trong Doanh nghiệp. Trong Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tỷ trọng tài sản lưu động thường chiếm từ 20% - 50% tổng giá trị tài sản.
Theo hình thái biểu hiện VLĐ được chia thành:
+Vốn vật tư hàng hoá: gồm vốn nguyên vật liệu, vốn sản phẩm đở dang, vốn thành phẩm
+Vốn tiền tệ: gồm vốn tiền mặt, vốn thanh toán
Theo nguồn hình thành VLĐ được chia thành:
+Nguồn vốn ngân sách cấp
+Nguồn vốn tự bổ sung
+Nguồn vốn do liên doanh, liên kết
+Nguồn vốn đi vay
+Nguồn vốn huy động do phát hành cổ phiếu
Việc phân loại vốn trong Doanh nghiệp thành các loại vốn như trên nhằm tạo ra khả năng để Doanh ngiệp xem xét và huy động tối ưu các nguồn vốn để tương ứng với quy mô kinh doanh.
II, Thực trạng công tác quản lý vốn
Do công ty là một đơn vị trực thuộc nên ban đầu để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đã được công ty cấp số vốn là 375.257.970 đồng. Trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty luôn chủ động bổ sung thêm vốn kinh doanh, tính đến thời điểm ngày 31/12/1999 số vốn được bổ sung đã lên đến 2.812.760.190 đồng.
Ngoài việc bổ sung vốn bằng kết quả của việc kinh doanh công ty còn tiến hành vay tiền của ngân hàng, tính đến ngày 31/12/1999 số tiền vay đã là 350.237.500 đồng, chếm một tỷ trọng khá lớn so với tổng số nợ ngắn hạn của công ty (59,6%). Toàn bộ số vốn được bổ sung được dùng để đầu tư mua sắm mới máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, dùng trang trẩi các khoản nợ Do vậy công tác quản lý số vốn này đòi hỏi phải được thực hiện chặt chẽ.
Căn cứ vào bảng 1 ta có cơ cấu vốn của công ty qua các năm như sau:
Bảng 1: Bảng cơ cấu vốn
Đơn vị: đồng
1997
1998
1999
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
VCĐ
790.072.292
61,87%
1.417.820.266
73,01%
2.512.632.600
78,81%
VLĐ
486.954.900
38,13%
524.001.950
26,99%
675.385.560
21,19%
Tổng
1.277.027.192
100%
1.941.822.216
100%
3.188.018.160
100%
Qua bảng trên có thể thấy, tỷ trọng VCĐ ngày càng tăng lên năm 1997 trong tổng số VCĐ chỉ chiếm 61,87% đến năm 1998 con số này là 73,01% và đến năm 1999 là 78,81%, như vậy có thể thấy khoản tiền vốn bổ sung được dùng chủ yếu để đầu tư TSCĐ. Trong khi đó tỷ trọng VLĐ ngày càng giảm năm1997 là 38,13%, năm 1998 là 26,99%, năm 1999 là 21,19%.
Như vậy có thể thấy trong tổng số vốn kinh doanh thì tỷ lệ VLĐ là nhỏ so với tổng số, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, đến khả năng đầu tư của công ty. Điều này là không tốt lắm đối với công ty.
Có thể xem xét đến nguồn hình thành số vốn trên qua bảng cơ cấu nguồn vốn như sau:
Bảng 2: Bảng cơ cấu nguồn vốn
Đơn vị: đồng
1997
1998
1999
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Nợ phải trả
590.650.962
46,25%
787.650.531
40,56%
963.848.300
30,23%
NVCSH
686.376.230
53,75%
1.154.171.685
59,44%
2.224.169.860
69,77%
Tổng
1.277.027.192
100%
1.941.822.216
100%
3.188.018.160
100%
Qua bảng trên có thể thấy, tỷ lệ Nợ phải trả ngày càng giảm, năm 1997 tỷ lệ này là 46,25% năm 1998 là 40,56% đến năm 1999 là 30,23%. Như vậy có thể thấy công ty đã cố gắng để giảm tỷ lệ nợ.
Bên cạnh đó, tỷ trọng Vốn chủ sở hữu lại tăng lên, năm 1997 là 53,75% năm 1998 là 59,44% năm 1999 là 69,77%. Có thể thấy công ty đã hoạt động bằng vốn chủ sở hữu là chính.
Qua hai bảng cơ cấu vốn và cơ cấu nguồn vốn có thể thấy công ty đã đầu tư cho TSCĐ bằng nguồn vốn chủ sở hữu là chủ yếu, như vậy có thể dùng để sản xuất kinh doanh mà không cần lo việc phải thanh toán ngay khoản tiền đầu tư.
1, Quản lý vốn cố định
Việc quản lý VCĐ của công ty được hiểu là quản lý TSCĐ. Tại công ty do đặc điểm kinh doanh nên có rất nhiều các loại TSCĐ phần lớn số tài sản này là tài sản cố định hữu hình.
Thông qua bảng 3 có thể thấy được tình hình quản lý TSCĐ như sau:
Bảng 3: Cơ cấu TSCĐ theo tình hình sử dụng
Đơn vị: đồng
1997
1998
1999
TSCĐ đang sử dụng
472.537.600
741.745.500
1.777.630.065
TSCĐ chờ thanh lý
131.208.650
243.500.940
241.200.320
TSCĐ chưa sử dụng
186.326.042
432.573.826
493.802.215
Tổng
790.072.292
1.417.820.266
2.512.632.600
Thông qua bảng phân tích trên có thể thấy tỷ lệ TSCĐ sử dụng ngày càng tăng lên năm 1997 là 472.537.600 đồng, năm 1998 là 741.745.500 đồng, năm 1999 là 1.777.630.065 đồng.
Có thể thấy số TSCĐ được mua sắm mới là khá nhiều, và tăng lên qua các năm, khoản tiền mua tài sản này chủ yếu là bằng vốn chủ sở hữu, thường chiếm tới hơn 60% tổng số tiền mua.
công ty cũng có một số lượng khá lớn TSCĐ đã mua về nhưng chưa được sử dụng số tài sản này được mua chủ yếu bằng nguồn vốn chủ sở hữu.
Số tài sản đã được sử dụng và tính khấu hao hết đang trong thời gian chờ thanh lý tính đến năm 1999 là 241.200.320 đồng.
Thông qua bảng 4 dưới đây có thể thấy được cơ cấu TSCĐ như sau:
Bảng 4: Bảng cơ cấu TSCĐ
Đơn vị: đồng
1997
1998
1999
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Nhà xưởng
250.450.500
53,01%
395.750.450
53,35%
795.850.380
44,77%
MMTB
135.450.600
28,66%
246.375.200
33,22%
497.364.200
27,98%
PTVT
86.636.500
18,33%
99.619.850
13,43%
484.415.485
27,25%
Tổng
472.537.600
100%
741.745.500
100%
1.777.630.065
100%
Qua bảng phân tích trên, cho thấy trong tổng số TSCĐ năm 1997 giá trị Nhà xưởng là 250.450.500 đồng chiếm tới 53,01% tổng TSCĐ, giá trị MMTB là 135.450.600 đồng chiếm 28,66% còn giá trị PTVT là 86.636.500 đồng.
Trong năm 1998, giá trị Nhà xưởng là 395.750.450 đồng chiếm tới 53,35%, giá trị MMTB là 246.375.200 đồng chiếm 33,22%, giá trị PTVT là 99.619.850 đồng.
Năm 1999, giá trị Nhà xưởng là 795.850.380 đồng chiếm 44,77% tổng tài sản, giá trị MMTB là 497.364.200 đồng chiếm 27,98% giá trị PTVT là 484.415.485 đồng.
Qua 3 năm, tỷ lệ đầu tư vào nhà xưởng biến động không đáng kể chỉ duy trì ở mức 50%, trong khi tỷ trọng giá trị PTVT tăng lên khá đáng kể năm 1997 và năm 1998 chỉ chiếm không tới 20% nhưng đến năm 1999 tỷ lệ này đã tăng lên đến 27,25% đây là sự biến động khá lớn về tài sản.
Số tài sản này được đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn chủ sở hữu năm 1999 con số này là 56,7%, còn lại là bằng tiền đi vay trong đó chủ yếu là vốn vay dài hạn.
Căn cứ vào bảng 5 sẽ thấy đựơc cơ cấu TSCĐ theo mối quan hệ với sản xuất kinh doanh.
Bảng 5: Cơ cấu TSCĐ theo mối quan hệ với sản xuất
Đơn vị: đồng
1997
1998
1999
TSCĐ dùng cho sxkd
637.831.912
932.367.518
1.131.648.543
TSCĐ không dùng cho sxkd
152.240.380
485.452.748
1.380.984.057
Tổng
790.072.292
1.417.820.266
2.512.632.600
Qua bảng phân tích trên, cho thấy tỷ lệ TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh là lớn, trong năm 1997 và năm 1998 con số này là hơn 50% còn năm 1999 thì chưa tới 50% tổng TSCĐ. Như vậy có thể thấy phần lớn TSCĐ trong công ty được dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thông qua các bảng tính trên cho thấy công tác quản lý vốn cố định nói chung, TSCĐ nói riêng là khá phức tạp. Việc quản lý phải dựa trên các chỉ tiêu, tuỳ theo mục đích sử dụng mà có thể phân cấp để quản lý sao cho phù hợp.
Thực trạng quản lý TSCĐ tại công ty QL & SC CĐ bộ 248, việc quản lý được thực hiện trên nhiều lĩnh vực, nhiều mục đích khác nhau nhưng nhìn chung việc quản lý đã đáp ứng được yêu cầu sử dụng tiết kiệm, hợp lý VCĐ nói chung và TSCĐ nói riêng.
2, Quản lý vốn lưu động
VLĐ trong công ty bao gồm nhiều khoản mục và việc quản lý VLĐ cũng rất phức tạp. Do vậy quản lý sao cho có hiệu quả, để có thể huy động ngay vốn vào sản xuất kinh doanh ngay khi cần là điều cần được quan tâm.
Việc quản lý VLĐ của công ty QL & SC CĐ bộ 248 có thể được thấy thông qua các bảng phân tích dưới đây.
Qua bảng 6 cho thấy cơ cấu VLĐ theo khoản mục như sau:
Bảng 6: Cơ cấu vốn lưu động theo khoản mục
Đơn vị: đồng
Khoản mục
1997
1998
1999
Tiền mặt
95.750.670
101.232.350
105.637.358
Tiền gửi ngân hàng
45.000.000
52.000.000
75.000.000
Phải thu khách hàng
84.245.500
63.497.450
76.743.540
Hàng tồn kho
154.324.476
99.214.387
187.218.800
TSLĐ khác
107.634.254
208.057.763
230.785.862
Tổng
486.954.900
524.001.950
675.385.560
Qua bảng 6 có thể thấy tỷ lệ tiền mặt trong tổng số TSLĐ là nhỏ năm 1997 con số này là 95.750.670 / 486.954.900 = 19,66%. Năm 1998 là 19,32% năm 1999 là 15,64%. Như vậy qua các năm tỷ trọng tiền mặt ngày càng giảm điều này sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt cho kế hoạch của công ty. Do vậy trong những năm tới công ty nên cố gắng duy trì tỷ lệ tiền mặt cao hơn để đảm bảo an toàn kinh doanh.
Bên cạnh đó tỷ lệ TGNH lại tăng lên điều này là đáng khuyến khích cần được duy trì trong những năm tới.
Thông qua khoản mục phải thu khách hàng ở bảng trên có thể thấy tỷ lệ khoản phải thu khách hàng là nhỏ năm 1997 tỷ lệ này là 17,3% nhưng đến năm 1998 và 1999 con số này là chưa đến 13%. Như vậy có thể thấy công tác bán hàng cuả công ty là khá tốt, khách hàng nợ lại không nhiều, việc này cần được tiép tục phát huy trong thời gian tới.
Giá trị hàng tồn kho trong tổng TSLĐ là khá lớn năm 1997 là 154.324.476 đồng nhưng đến năm 1999 là 187.218.800 đồng (chiếm tới 27,7%) tỷ lệ này khá lớn. Như vậy có thể thấy hàng hoá tồn kho của công ty là nhiều.
Trong tổng TSLĐ còn một số lượng lớn TSLĐ khác, năm 1997 là 107.634.245 đồng, năm 1998 là 208.057.763 đồng và năm 1999 là 230.785.862 đồng. Tỷ lệ này quá lớn so với tổng số.
Qua bảng 6 ta thấy tỷ lệ các khoản mục trong tổng TSLĐ đã được xem xét một cách đầu đủ, những khoản mục cần thiết cần được duy trì ở tỷ lệ cao như tiền mặt, TGNH những khoản mục không cần thiết cần phải được xem xét để giảm tới mức tối đa những khoản mục này. Tuy nhiên việc quản lý VLĐ nói chung TSLĐ nói riêng tại công ty QL & SC CĐ bộ 248 là khá tốt cần được duy trì trong thời gian tới.
Vốn của công ty được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau có thể là vốn tự có cũng có thể là do đi vay. Để xem xét kỹ hơn, thông qua bảng 7 dưới đây có thể thấy được nguồn hình thành vốn của công ty.
Bảng 7: Cơ cấu nợ phải trả
1997
1998
1999
GT
Tỷ trọng
GT
Tỷ trọng
GT
Tỷ trọng
A. Nợ ngắn hạn
450.330.500
100%
532.345.500
100%
587.863.457
100%
1,Vay ngắn hạn
58.765.500
13%
47.828.000
8,9%
79.211.200
13,47%
2, Phải trả người bán
130.249.400
28,9%
98.768.450
18,6%
108.212.300
18,4%
3, Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
3.924.000
0,9%
6.218.630
1,17%
8.214.295
1,4%
4, Phải trả nhân viên
2.100.500
0,47%
2.198.475
0,41%
4.215.200
0,72%
5, Phải trả khác
257.391.600
56,73%
377.331.945
70,92%
388.000.462
66,01%
B. Nợ dài hạn
140.320.462
255.305.031
375.994.943
Tổng
590.650.962
787.650.531
963.848.300
Qua bảng 7 cho thấy nợ ngắn hạn chiếm phần lớn tổng số nợ của công ty hơn 50%, như vậy có thể thấy các khoản nợ phải thanh toán trong thời gian ngắn là khá nhiều, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt cho công ty.
Trong số các khoản nợ phải thanh toán ngay thì các khoản phải trả khác lại chiếm một tỷ lệ lớn, tức là các khoản trả BH, các khoản phải thanh toán có thể chưa xác điịnh rõ nguyên nhân ngày càng tăng lên nam 1997 chỉ chiếm 56,73% nhưng đến năm 1999 tỷ lệ này đã là 66,01%.
Tỷ lệ các khoản nợ khác trong tổng nợ phải thanh toán ngay còn lại như sau:
Năm 1997, tiền vay ngắn hạn chiếm 13% tổng số nợ, khoản phải trả người bán là 28,9%, tiền thuế phải nộp nhà nước chỉ chiếm 0,9% phải trả nhân viên là 0,47%. Như vậy trong năm 1997 thì tiền phải thanh toán cho người bán cũng lớn cho thấy trong năm này công ty đã mua chịu của người cung cấp nhiều.
Năm 1998, tỷ lệ vay ngắn hạn là 8,9% khoản phải trả người bán là 18,6%, thuế phải nộp nhà nước là 1,17% phải trả nhân viên chỉ chiếm 0,41% tổng số nợ. Trong năm này tỷ lệ nợ người bán đã giảm hơn năm trước cho thấy công ty đã cố gắng thanh toán ngay cho người bán, công ty sẽ không phải chú ý lắm đến việc trả nợ điều này khá tốt.
Còn trong năm 1999 tỷ lệ phải trả người bán lại giảm hơn nữa nhưng tiền vay ngắn hạn lại tăng lên, như vậy trong năm 1999 công ty đã phải đi vay, nếu khoản đi vay này là để đầu tư vào MMTB thì là tốt còn nếu là để thanh toán những khoản nợ khác thì lại là không tốt.
Như vậy có thể thấy qua 3 năm công ty chiếm dụng được nhiều vốn từ bên ngoài điều này là tốt nhưng lại tạo ra những khoản nợ phải thanh toán ngay ngày càng nhiều.
Bảng 8: Cơ cấu nguồn vốn
Đơn vị: đồng
1997
1998
1999
NVKD
475.965.350
717.535.600
1.008.937.432
Quỹ đầu tư phát triển
34.215.800
29.418.200
36.115.750
LN chưa phân phối
8.338.500
13.214.588
17.455.376
Các quỹ
167.856.580
394.003.297
1.161.661.302
Tổng
686.376.230
1.154.171.685
2.224.169.860
Qua bảng 8 cho thấy, nguồn vốn kinh doanh đã tăng lên đáng kể qua các năm, năm1997 chỉ là 475.965.350 đồng, đến năm 1998 là 717.535.600 đồng đến năm 1999 đã là 1.008.937.432 đồng cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là tốt nên số vốn kinh doanh mới được bổ sung đáng kể đến như vậy.
Qua bảng trên cũng cho thấy lợi nhuận của công ty cũng tăng lên đáng kể qua các năm, cụ thể năm 1997 là 8.338.500 đồng đến năm 1999 là 17.455.376 đồng (tăng lên 9.116.876 đồng đó là do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra tốt. Tỉ lệ lợi nhuận cao giúp cho công ty thanh toán được các khoản cần thiết như : nợ người bán, nhân viên, nộp thuế lợi nhuận cao cũng là lí do làm cho thu nhập của người lao động tăng lên.
Sau đây ta sẽ sử dụng một số chỉ tiêu để xem xét tình hình tài chính của công ty, sức sản xuất, sức sinh lời của VLĐ, VCĐ.
Tỷ suất thanh toán ngắn hạn = TSLĐ / Nợ ngắn hạn (1)
Tỷ suất thanh toán của VLĐ = Vốn bằng tiền / TSLĐ (2)
Sức sản xuất của VLĐ = Doanh thu / VLĐ bình quân (3)
Sức sinh lời của VLĐ = Lợi nhuận thuần / VLĐ bình quân (4)
Hệ số đảm nhiệm của VLĐ = VLĐ bình quân / Doanh thu (5)
Sức sản xuất của VCĐ = Doanh thu / VCĐ bình quân (6)
Sức sinh lời của VCĐ = Lợi nhuận thuần / VCĐ bình quân (7)
Hệ số đảm nhiệm của VCĐ = VCĐ bình quân / Doanh thu (8)
Hệ số doanh lợi VCSH = Lợi nhuận thuần / VCSH (9)
Ta sẽ xem xét các chỉ tiêu này qua bảng dưới đây( sang trang):
Bảng 9: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng tài chính của công ty
1997
1998
1999
VLĐ bình quân
442.043.766
505.478.425
599.693.755
VCĐ bình quân
739.594.024
1.103.946.279
1.965.226.433
Doanh thu
990.798.650
1.002.850.320
1.423.847.150
Lợi nhuận
8.338.500
13.214.588
17.455.376
VCSH
686.376.230
1.154.171.685
2.224.169.860
Nợ ngắn hạn
450.330.500
532.345.500
587.853.457
Vốn bằng tiền
332.630.424
424.787.563
488.166.760
(1)
1,08
0,98
1,15
(2)
0,68
0,81
0,73
(3)
2,24
1,98
2,37
(4)
0,02
0,026
0,029
(5)
0,45
0,51
0,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT592.doc