LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: Thực trạng quản lý và sử dụng vốn ở công ty cổ phần và xây lắp Hải Long
1.1. Khái quát về tình hình công ty 2
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2
1.1.2. Công tác tổ chức cán bộ và lao động của công ty 3
1.2. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây lắp Hải Long 5
1.2.1. Cơ cấu vốn và nguồn vốn của công ty 5
1.2.2. Tình hình thanh toán của công ty 8
1.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây lắp Hải Long 9
1.2.4. Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu 16
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây lắp Hải Long 20
Chương 2: Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây lắp Hải Long 23
2.1. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 23
2.1.1. Giải pháp về tạo nguồn vốn 23
2.1.2. Giải pháp về sử dụng vốn 25
2.2. Một số ý kiến nhằm thực hiện tốt các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây lắp Hải Long 27
2.2.1. Về phía Nhà nước 27
2.2.2. Về phía công ty cổ phần xây lắp Hải Long 28
KẾT LUẬN 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
38 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Xây Lắp Hải Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của công ty.
1.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty Cổ phần Xây lắp Hải Long.
1.2.3.1. Một số nét chủ yếu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây lắp Hải Long.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá hiệu quả sử dụng sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Xây lắp Hải Long đã đạt được những kết quả như sau:
Bảng 5: Một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Đơn vị: 1.000.000 đồng
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Tổng doanh thu
9473,67
13292,94
13298
Doanh thu thuần
9162,31
12843,62
11954,08
Lợi nhuận
304,36
499,32
487,23
Vốn lưu động
4519,93
7064,54
6537,36
Nguồn: Tính báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty các năm: 1998; 1999; 2000.
1.2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty.
Đối với một doanh nghiệp trong ngành xây lắp thì tài sản cố định ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh. Vì nó chính là các máy móc sản xuất; thi công quyết định cho chất lượng hiệu quả kinh tế của các công trình, hạng mục công trình.
Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định một cách chính xác là một trong những việc làm quan trọng để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chung. Thực tế công ty đã dùng các chỉ tiêu sau;
+ Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
+ Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận của tài sản cố định.
+ Hệ số đảm nhiệm của tài sản cố định.
Đây là 3 chỉ tiêu quan trọng đánh giá khá chính xác tính hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh như thế nào.
Bảng 6. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài sản cố định.
Đơn vị: 1000.000 đồng.
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
99 so với 98
00 so với 99
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Doanh thu
9473,67
13292,94
13298
3819,27
140,3
5,06
100
Vốn cố định
2023,28
2693,88
2865,15
- 329,4
89,1
171,3
106,3
Lợi nhuận
304,36
499,32
487,23
194,96
164
- 12,09
97,6
H/ suất sử dụng TSCĐ
3,13
4,93
4,64
1,8
157,5
- 0,29
94,1
H/số đảm nhận TSCĐ
0,3191
0,2026
0,2154
- 0,1165
63,49
0,0128
106,3
Tỷ suất lợi nhuận TSCĐ
0,0321
0,0375
0,0366
0,0054
116,8
- 0,0009
97,6
Nguồn: Trích báo cáo kết quả kinh doanh của công ty các năm 1998; 1999; 2000
Trong điều kiện không có mức trung bính ngành ta chỉ có thể đánh giá mức hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty theo thời gian (so sánh kết quả 3 năm 1998; 1999 và 2000).
Doanh thu năm 1997 tăng so với năm 1998 là 3819,27 triệu (tức là tăng 40,3%) trong khi đó vốn cố định giảm 329,4 triệu (tức là giảm 10,9 %) như vậy có thể nói năm 1999 công ty sử dụng tài sản cố định có hiệu quả cao hơn năm 1998 vì mức tăng doanh thu và lợi nhuận đều cao trong khi tài sản cố định giảm.
Đến năm 2000 tuy doanh thu tăng 5,06 triệu (0,03%) so với năm 1999 và đã tăng 171,3 triệu (6,3%) nhưng lợi nhuận lại giảm 12,09 triệu (2,4%). Điều này cho thấy sự cạnh tranh gay gắt của sản phẩm Xây lắp trên thị trường. Trong thời gian tới công ty cần có những điều chỉnh mới để có thể sản xuất kinh doanh tốt hơn khẳng định vị trí của mình trên thị trường.
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định nói lên rằng: Trong năm 1998 một đồng vốn cố định tạo ra 3,13 đồng doanh thu năm 99 là 4,93 đồng và năm 200 là 4,64 đồng. Số liệu này cho thấy vốn cố định được sử dụng tương đối hiệu quả. Điều này càng được thể hiện qua hệ số đảm nhiệm của vốn cố định: Năm 1998 để tạo ra một đồng doanh thu phải cần 0,3191 đồng vốn cố định nhưng con số đã giảm xuống 0,1165 đồng (tức là 36,51%) trong năm 1999. Đối với năm 2000 tuy hệ số đảm nhiệm tài sản cố định và hiệu suất sử dụng vốn cố định có giảm chút ít so với năm 1999 nhưng vẫn lớn hơn trước đó hiệu quả sử dụng vốn cố định được thể hiện cụ thể qua kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh đó là lợi nhuận.
Năm 1998 một đồng vốn cố định mang lại cho công ty 0,0321 đồng lợi nhuận và mức lợi nhuận đã tăng lên 0,0054 (tức là tăng 16,8%) trong năm 1999. Có nghĩa là một đồng vốn cố định công ty tạo ra 0,0375 đồng lợi nhuận. Cũng như các chỉ tiêu khác tỷ suất lợi nhuận tài sản cố định của công ty năm 2000 đã giảm ít nhiều năm 1999 tuy vẫn lớn hơn những năm trước. Cụ thể giảm 0,0009 đồng tức giảm 2,4% so với năm 1999.
Để hiểu rõ về hiệu quả sử dụng vốn cố định ta tìm hiểu chi tiết các chỉ tiêu:
- Hiệu suất vốn cố định.
Có hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng trưởng của hiệu suất sử dụng vốn cố định đó là: Doanh thu và vốn cố định bình quân ta có:
D HSVCĐ = D HS VCĐ (ĐT) + D HSVCĐ (VCĐ)
Trong đó: + DHSVCĐ: Mức gia tăng hiệu suất vốn cố định.
+ D HSVCĐ (DT): Mứca gia tăng hiệu suất sử dụng VCĐ do ảnh hưởng của doanh thu.
+ D HS VCĐ (VCĐ): Mức gia tăng hiệu suất sử dụng VCĐ do ảnh hưởng của tăng VCĐ.
D HSVCĐ (DT) năm 1999 = -
= - = 1,2633
* DHSVCĐ (VCĐ)99 = -
- = 0,5376
* DHSVCĐ/99 = 1,2633 + 0,5376 = 1,8009
Vậy năm 1999 hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng là do hai bộ phận sau ảnh hưởng: Tăng doanh thu trong khi giảm tài sản cố định.
* DHSVCĐ(DT) năm 2000 = -
= - = 0,0019
* DHSVCĐ(VCĐ)2000 = -
= - = - 0,2951.
* DHSVCĐ/2000 = 0,0019 + 0,2951 = - 0,2932
Chỉ số này phản ánh sự giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định của năm 2000 so với năm 1999 vì tài sản cố định tăng trong khi doanh thu hầu như giữ nguyên (tăng rất nhỏ chỉ là 0,03%).
- Hệ số đảm nhiệm vốn cố định:
Qua bảng 5 ta thấy: Lượng vốn cố định để tạo ra 1 đồng doanh thu năm 1999 giảm 0,1165 đồng so với năm 1998 tức giảm 36,51%. Nếu cùng hệ số đảm nhiệm năm 1998 muốn tạo ra mức doanh thu năm 1999 thì cần vốn cố định năm 1999 là:
VCĐ99 = 0,3191 x 13292,94 = 4241,77 triệu đồng.
Nhưng thực tế vốn cố định của công ty năm 1999 là 2693,88 triệu, như vậy công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn cố định là:
4241,77 - 2693,88 = 1547,89 triệu đồng.
Riêng đối với năm 2000 một đồng doanh thu càng tăng số lượng vốn cố định so với năm 1999 là 0,0128 đồng tức tăng 6,3% như vậy công ty đã lãng phí số vốn cố định nếu như giữ được hệ số đảm nhiệm năm 1999 là.
VCĐ2000 = 0,2026 x 13298 = 2694,17 = 171,01 triệu đồng tóm lại để nâng cao hiệu quả hơn của để đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi về chất lượng của thị trường công ty cần chú trọng đầu tư thích đáng đổi mới, nâng cấp tài sản cố định nhằm không ngừng phát huy hiệu quả của chúng trong hoạt động kinh doanh của công ty.
1.2.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.
Trong 3 năm gần đây việc sử dụng vốn lưu động của công ty đạt kết quả như sau:
Bảng 7: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn củ công ty.
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
99 so với 98
2000 so với 99
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Doanh thu thuần
9473,67
13292,94
13298
3819,27
140,3
5,06
100,03
Vốn lưu động
4519,93
7064,54
6537,36
2544,61
156,2
-527,13
92,5
Lợi nhuận
304,36
499,32
194,96
164
-12
97,6
97,6
Số vòng quay VLĐ
2,096
1,882
2,034
-0,214
89,8
0,152
108,07
Thời gian một vòng quay L/c
171,75
191,28
176,99
19,53
111,37
-14,29
92,52
Hệ số đảm nhiệm
0,4771
0,5314
0,4916
0,0543
111,38
-0,0398
92,5
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ
0.0673
0,0706
0,0745
0,0033
104,9
0,0039
105,5
Sức sản xuất VLĐ
2,096
1,882
2,034
-0,214
89,8
0,152
108,07
Nguồn: Trích báo cáo kết quả kinh doanh của công ty các năm 1998, 1999, 2000.
Công ty cổ phần xây lắp Hải Long đã áp dụng hệ thống chỉ tiêu sau để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mình.
+ Số vòng quay vốn lưu động.
+ Thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động.
+ Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động.
+ Tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động.
+ Sức sản xuất của vốn lưu động.
Vốn lưu động là một trong hai bộ phận tài sản tạo nên vốn kinh doanh. Việc sử dụng hiệu quả vốn lưu động ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của công ty. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty, phản ánh qua các chỉ tiêu.
* Sức sản xuất của vốn lưu động:
Số liệu ở bảng 7 cho thấy: Sức sản xuất của vốn lưu động năm 1998 là 2,096 có nghĩa là 1 đồng vốn lưu động sử dụng trong năm 1998 đem lại cho công ty 2,096 đồng vốn doanh thu thuần, nhưng số liệu năm 1999 công ty chỉ đạt được 1,882 đồng doanh thu thuần trên 1 đồng vốn lưu động và năm 2000 là 2,034. Điều này có nghĩa là sức sản xuất của vốn lưu động của công ty có xu hướng giảm hay năng suất làm việc của vốn lưu động giảm.
* Tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động.
Giá trị về tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động trong bảng 7 cho biết: Trong năm 1998: 1 đồng vốn lưu động đem lại cho công ty 0,0673 đồng lợi nhuận con số này tăng 0,0033 đồng tức 4,9% trong năm 1999 và đến năm 2000 lại tăng so với năm 1999 là 0,0039 đồng tức 5,5%. Mặc dù lợi nhuận trên 1 đồng doanh thu giảm do tổng doanh thu tăng nhanh khi mà lợi nhuận có tăng nhưng với tốc độ chậm hơn đồng thời vốn lưu động tăng chậm (Năm 2000 còn giảm so với năm 1999 là 527,18 triệu đồng tức 7,5%).
* Số vòng quay của vốn lưu động.
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động đã quay được bao nhiêu vòng (tức là trải qua được bao nhiêu chu kỳ kinh doanh) trong 1 năm. Qua bảng số liệu 7 cho ta thấy năm 1999 vốn lưu động quay được 1,882 vòng giảm so với năm 1998 là 0,214 vòng (tức 11,2%) và năm 2000 tăng so với năm 1999 là 0,152 vòng (tức 8,07%). Nhưng năm 2000 vẫn giảm so với năm 1998 là: 0,062 vòng (tức 2,96%)
* Thời gian của một vòng luân chuyển.
Chỉ tiêu này phản ánh gần tương tự nhưng rõ nét hơn về số vòng quay của vốn lưu động. Nếu số vòng quay tăng tức là thời gian một vòng luân chuyển giảm ngược lại. Công ty đã không dần giảm được thời gian một vòng luân chuyển đã không dần giảm được thời gian một vòng luân chuyển để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Cụthể năm 1999 cần 191,28 ngày và năm 2000 cần 176,99 ngày.
* Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động.
Ngoài hai chỉ tiêu vòng quay và thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động, để đánh giá mức tiết kiệm tài sản lưu động người ta còn sử dụng chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động.
Năm 2000 để tạo ra một đồng doanh thu thuần công ty phải sử dụng 0,4916 đồng vốn lưu động và năm 1999 cần sử dụng 0,5314 đồng trong khi năm 1998 chỉ cần 0,4771 đồng. Như vậy lượng vốn lưu động để tạo ra một đồng doanh thu những năm gần đây đều tăng.
Qua phân tích các chỉ tiêu trên ta có thể nói rằng việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty không hiệu quả do rất nhiều nguyên nhân. Ngày nay khi đất nước công nghiệp hoá hiện đại hoá nên đòi hỏi về cơ sở vật chất là rất lớn. Do đó công trình ngày càng nhiều và có quy mô càng lớn đòi hỏi công ty phải có những chất lượng mà phải đa dạng về chủng loại và lớn về số lượng đòi hỏi công ty phải có rất nhiều vốn nói chung và vốn lưu động nói chung để có thể mở rộng sản xuất kinh doanh và tham gia tranh thầu và nhận thầu. Mà như chúng ta đã biết vốn lưu động của công ty năm 1998 là 4519,93 triệu; năm 1999 là 7064,54 triệu và năm 2000 là 6537,36 triệu con số này so với vốn lưu động của công ty Xây lắp khác có thể nói là nhỏ chưa thể đáp ứng được những công trình lớn. Mặt khác do đặc tính của ngành xây lắp có quy trình sản xuất phức tạp trải qua nhiều giai đoạn. Mỗi công trình đều có dự toán thiết kế riêng va thi công ở địa điểm khác nhau thời gian xây dựng mang tính đơn chiếc, do môi trường khí hậu, thời tiết... ảnh hưởng tới tốc độ thi công của công trình. Do tình trạng chiếm dụng và ứ đọng vốn.
1.2.4. Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu.
1.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán.
Đây là nhóm chỉ tiêu thể hiện khá rõ nét tình hình tài chính của công ty. Trên cơ sở những chỉ tiêu đã nêu ta vận dụng để tính giá tình hình tài chính của công ty thể hiện ở bảng 8:
Bảng 8: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình và khả năng thanh toán
của công ty.
Đơn vị: 1000 đồng.
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Tiền mặt
568492
565163
523989
Khoản phải thu
1657011
3172048
4963271
Vốn lưu động
4519934
7064540
6537369
Nợ ngắn hạn
3519934
5064540
4554838
Khả năng thanh toán hiệ hành
1,2841
1,3949
1,4352
Khả năng thanh toán nhanh
0,6373
0,7379
1,2047
Nguồn: Trích báo cáo thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước của công ty các năm 1998, 1999, 2000.
Tỷ lệ thanh toán hiện hành của công ty chính là mối tương quan giữa nợ ngắn hạn và vốn lưu động hàng năm đều tăng bởi vì nợ ngắn hạn hàng năm có tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với vốn lưu động. Thật vậy để giải quyết nợ ngăn hạn công ty phải dùng tới 77,8% (năm 1998) nhưng đến năm 2000 để giải quyết nợ ngắn hạn chỉ sử dụng 09,7% vốn lưu động. Đối với chỉ tiêu thanh toán nhanh thì việc tiền mặt trong tổng tài sản lưu động tuy giảm nhưng nhờ các khoản phải thu tăng rất nhanh (tiền mặt + các khoản phải thu)/nợ ngắn hạn của các năm vẫn có tốc độ gia tăng đáng kể. Điều này nói rằng tỷ lệ khả năng thanh toán của công ty là ngày càng gia tăng hơn.
1.2 4.2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn.
Chỉ tiêu này để cho lượng phần vốn chủ sở hữu công ty vốn phần vốn vay của các chủ nợ chỉ tiêu này mang ý nghĩa quan trọng vì nó là một căn cứ để các nhà đầu tư quyết định có nên cho doanh nghiệp nào đó vay tiền hay không vì nó thể hiện mức độ tin tưởng, sự đảm bảo cho các nguồn vay của công ty. Nếu chủ sở hữu công ty chỉ góp một tỷ lệ nhỏ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn thì rủi ro tỏng kinh doanh chủ yếu do chủ nợ gánh chịu và họ không bao giờ chấp nhận điều này khiến cho công ty có thể huy động được vốn đầu tư. Ngược lại các chủ nợ sẽ tin tưởng giao vốn cho doanh nghiệp nếu tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng vốn kinh doanh là đã đáp ứng được đòi hỏi của họ bởi vì lúc này doanh nghiệp có thể cùng chịu một tỷ lệ rủi ro kinh doanh ở mức độ họ mong muốn.
Bảng 9. Khả năng cân đối vốn của công ty.
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Tổng nợ
4519934
6064089
5554838
Tổng tài sản có:
7543215
9757976
9402556
Lãi vay
28850
25071
23008
Lợi nhuận
304369
499321
487235
Chỉ số mắc nợ chung
0,5992
0,6214
0,5907
Khả năng thanh toán
Lãi vay
10,55
19,91
21,17
Nguồn: Trích báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm 1998; 1999; 2000.
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng chỉ số mắc nợ năm 2000 có giảm so với năm 1998; 1999. Nguyên nhân chính là do tốc độ của tổng tài sản tăng nhanh hơn tốc độ của tổng nợ. Qua đó cũng có thể khẳng định rằng tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu cao hơn tốc độ của vốn đi vay nhưng điều này chỉ có lợi cho các chủ nợ, nhưng không có lợi cho công ty. Khi chỉ số mắc nợ giảm, tức là tỷ trọng của nợ trong tổng vốn kinh doanh giảm khiến cho mức độ an toàn của các khoản vay tăng lên đó là điều mà các chủ nợ mong đợi. Trái lại công ty sẽ được lợi khi tỷ trọng nợ trong tổng vốn tăng lên nhờ khoản chênh lệch giữa lợi nhuận do vốn vay tạo ra sau khi trả lãi. Chính vì vậy công ty cổ phần xây lắp Hải Long cần phải xác định cho mình tỷ lệ kết cấu hợp lý để có thể thu được hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Khả năng thanh toán lãi vay hàng năm của công ty có xu hướng tăng rất nhanh. Điều này cho thấy công ty đã sử dụng vốn vay trong các năm gần đây có hiệu quả hơn. Đây là mặt mạnh cần phát huy hơn nữa để từng bước đưa công ty ngày càng phát triển hơn.
1.24.3. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lãi.
Ngoài các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt của công ty chúng ta không thể không đề cập tới hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả quản lý vốn của công ty.
Bảng 10. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lãi.
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Tổng doanh thu
9473679
13292964
13298000
Tổng tài sản
7543215
9757976
9402556
Vốn tự có
3023281
3693887
3865718
Lợi nhuận
304369
499321
487325
1. Chỉ số doanh lợi tiêu thụ
0,0321
0,0375
0,0366
2. Chỉ số doanh lợi vốn tự có
0,1006
0,1351
0,1260
3. Doanh lợi vốn
0,0403
0,0511
0,0518
Nguồn: Trích báo cáo kết quả kinh doanh của công ty các năm 1998; 1999; 2000.
Doanh lợi tiêu thụ tăng có nghĩa là lợi nhuận trên đồng doanh thu tăng; doanh thu tiêu thụ giảm nghĩa là lợi nhuận trên đồng doanh thu giảm. ở công ty cổ phần xây lắp Hải Long chỉ số này năm 1999 tăng so với năm 1998 là 0,0054 (tức là 16,82%).Nhưng đến năm 2000 giảm so với năm 1999 là 0,0009 (tức là giảm 2,4%) nguyên nhân giảm ở đây là do lợi nhuận giảm so với năm 1999 nhưng doanh thu tăng hơn năm 1999 (tuy ở mức nhỏ dẫn đến tỷ lệ doanh lợi tiêu thụ giảm. Cùng với việc giảm doanh lợi tiêu thụ thì năm 2000 công ty còn bị giảm doanh lợi vốn tự có nhưng vì doanh lợi vốn vẫn có tỷ lệ tăng (tuy nhỏ) lên mức lợi nhuận của năm 2000 vẫn lớn hơn so với năm 1999. Như vậy có thể nói với sự phát triển hiệu quả quản lý sản xuất kinh doanh; quản lý vốn và điều hành công ty thì công ty sẽ phát triển tốt hơn.
Qua phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty ta có thể rút ra kết luận: Những năm gần đây hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa được tốt nó không thể đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài và vững vàng. Tuy nhiên do nhu cầu xây dựng hiện nay và do có cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn thì những vấn đề sau công ty cần khắc phục đó là: Tăng thêm vốn lưu động để có thể cạnh tranh thầu nhanh chóng hoàn thiện công trình và hạng mục công trình nâng cao uy tín của công ty trên thị trường thu hút nhiều khách hàng hơn cần nhanh chóng thu được các khoản phải thu và có một cơ cấu về lượng dự trữ phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động không làm ứ đọng vốn từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Về lâu dài công ty cần có những chiến lược đầu tư phát triển thích hợp đáng có chính sách kinh doanh phù hợp để có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường mong đạt được kết quả kinh doanh tốt và cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên mang lại nhiều lợi tức cho cổ đông.
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây lắp Hải Long.
Công ty cổ phần xây lắp Hải Long muốn đứng vững trong nền kinh tế thị trường nó cần phải chủ động trong mọi công tác tổ chức quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty như một doanh nghiệp tư nhân. Trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng như trong việc quản lý vốn nó chịu tác động của nhiều yếu tố. Các yếu tố này gồm cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan, có yếu tố tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có yếu tố tác động tiêu cực. Do đó chúng ta cần phải tìm hiểu chúng để phát huy những nhân tố tích cực, hạn chế những nhân tố tiêu cực, điều chỉnh yếu tố chủ quan cho hợp lý đồng thời tìm cách thích nghi, thích ứng với yếu tố khách quan để tạo ra những hiệu ứng tốt. Sau đây là một số nhân tố chủ yếu.
1.2.5.1. Yếu tố chất lượng và cạnh tranh.
Cũng như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường để thích ứng được thì công ty phải luôn giải quyết các vấn đề cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào: sản xuất kinh doanh cái gì? cho ai? sản xuất ra sao? chất lượng như thế nào?... Từ trước công ty đã xác định xây lắp những công trình dân dụng, công trình công nghiệp và các khu công cộng với chất lượng tốt là mục tiêu của công ty. Trong điều kiện hiện nay tuy nhu cầu về xây dựng đang là rất lớn nhưng số lượng các công ty xây dựng có quy mô cũng không phải là ít do vậy các công ty thường phải cạnh tranh khốc liệt với nhau mới có thể ký được những hợp đồng xây dựng. Điều đó đòi hỏi công ty ngày càng phải nâng cao chất lượng các công trình thi công đồng thời tìm biện pháp để giảm giá thành công trình xuống. Những việc làm như vậy sẽ giúp công ty có thị phần vững chắc hơn thu hút được nhiều khách hàng hơn.
1.2.5.2. Cơ chế - chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước.
Cùng với sự chuyển đổi cơ chế của nền kinh tế công ty cổ phần xây lắp Long Hải cũng có những thay đổi quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mình, khi còn là một nhà máy tấm lợp xà gồ kim loại thuộc Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng công ty chỉ tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu kế hoạch đã định sẵn không phải lo lắng suy nghĩ về việc làm, lợi nhuận vì công ty đã có cơ quan cấp trên đưa ra chỉ tiêu. Nhưng trong cơ chế thị trường công ty phải phát huy tính chủ động sáng tạo của mình cả trong công tác huy động vốn, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và hạch toán kinh tế. Về huy động vốn ngoài một phần nhỏ do ngân sách cấp công ty phải tự huy động một lượng vốn lớn bằng phần vay ngắn hạn và dài hạn. Công ty phải chủ động trong công tác đấu thầu các công trình xây dựng, tự đi tìm các đối tác làm ăn với mình. Tuy nhiên công ty cổ phần xây lắp Hải Long vẫn phải chịu sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước như các doanh nghiệp khác. Điều đó thể hiện qua thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước và việc tuân theo đúng pháp luật về xây dựng do nhà nước ban hành. Hàng năm công ty vẫn phải nộp cho nhà nước các khoản thuế. Bên cạnh đó phải áp dụng các chế độ bảo hiểm. Nói tóm lại nếu quản lý vĩ mô của Nhà nước phù hợp sẽ tạo cho công ty môi trường kinh doanh tốt còn ngược lại các chính sách quá khắt khe sẽ làm cho công ty khó phát triển được.
1.2.5.3. Công tác huy động thu hút vốn đầu tư.
Muốn cho hoạt động của công ty thuận lợi và đạt kết quả cao thì trước hết công ty phải đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu về vốn kinh doanh. Muốn vậy công ty phải xác định đầy đủ về nhu cầu vốn của mình, khả năng vốn tự có và các nguồn vốn có thể huy động kèm với các chi phí của từng nguồn vốn sử dụng sẽ khác nhau ra sao. Từ đó công ty sẽ có để xây dựng và thực hiện những chính sách huy động vốn nhằm xây dựng một cơ cấu vốn tối ưu nhất. Nếu thực hiện tốt yếu tố này công ty sẽ có thâm vốn đầu tư cho vốn lưu động ngày càng mở rộng thị trường đạt hiệu quả kinh doanh tốt.
1.2.5.4. Trình độ tổ chức quản lý kinh doanh.
Chuyển sang cơ chế thị trường, một yếu tố quyết định cho khả năng cạnh tranh và kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp đó là trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ và trình độ chuyên môn của công nhân sản xuất. Một bộ máy quản lý được tổ chức tốt khoa học với trình độ quản lý cao sẽ giúp cho hoạt động của công ty được thông suốt trôi chảy và kết quả cao. Ngược lại trình độ quản lý kém sẽ khiến cho hoạt động kinh doanh của công ty chồng chéo lên nhau làm đình trệ, giảm hiệu quả kinh doanh của công ty.
Chuyển sang cơ chế mới đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty cỏo phần xây lắp Hải Long, tuy đã được đổi mới và nâng cao trình độ nhưng mới chỉ là bộ phận nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu tức thời với yêu cầu của thị trường còn đại bộ phận vẫn là lao động phổ thông. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Mặc dù đã nhận thức được vấn đề trên nhưng do điều kiện khó khăn về kinh phí cũng như công tác tổ chức cho nên đến nay việc đào tạo nâng cao trình độ quản lý và trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên tuy đã được quan tâm nhưng chưa được chú trọng lắm.
Tóm lại, qua phân tích đánh giá cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có tiến triển nhưng không được đều cần phải cố gắng hơn trong những năm tới công ty phải nắm bắt được những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình để từng bước có những chính sách thích nghi phù hợp với chúng nhằm cơ hội phát triển cao hơn nữa.
Chương 2: Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây lắp Hải Long.
2.1. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
2.1.1. Giải pháp về tạo nguồn vốn.
Muốn kinh doanh đạt hiệu quả tốt, công ty cần phải tìm hiểu kỹ về tình hình biến động của thị trường. Thông qua đó xác định được nhu cầu của thị trường và thấy rõ lượng vốn cần cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Khi đó công ty có thể tìm ra các giải pháp để đáp ứng tốt nhu cầu về vốn như các doanh nghiệp khác công ty cổ phần xây lắp Hải Long có nhiều nguồn có thể huy động vốn và mỗi nguồn có chi phí khác nhau. Vì vậy để đáp ứng một quy mô vốn nào đó, công ty cần đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tốt có trình độ và năng lực giúp cho công ty có cơ cấu vốn hợp lý nhất tức là có chi phí sử dụng thấp nhất cho cùng một quy mô vốn. Sau đây là một số giải pháp lý thuyết để công ty có thể tham khảo xây dựng giải pháp riêng cho mình.
* Khai thác triệt để mọi khả năng sẵn có về nguồn vốn của công ty. Đây là giải pháp đầu tiên cho việc huy động vốn của công ty, theo giải pháp này việc huy động vốn vừa nhanh chóng vừa đỡ tốn kém về chi phí mà đem lại hiệu quả cao. Công ty cổ phần xây lắp Hải Long cần khai thác tốt các nguồn vốn sẵn có sau:
- Có biện pháp hữu hiệu để thu hồi nhanh các khoản nợ đến hạn và quá hạn nhằm tăng vòng quay của vốn kinh doanh. Điều này đòi hỏi khả năng quản lý và mức độ phù hợp, hiệu quả của các chính sách tín dụng thương mại, tín dụng tài chính trong công ty.
- Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động bằng cách rút ngắn thời gian thi công các công trình và hạng mục công trình. Muốn đạt được như vậy công ty cần có chính sách hợp lý về lương bổng, thưởng phạt một cách nghiêm minh chính xác đối với việc sử dụng thời gian cho thi công.
- Thực hiện thanh lý nhanh nhượng bán những tài sản cố định không còn khả năng hoạt động hoặc đã qúa lỗi thời, lạc hậu để thu hồi vốn đầu tư thuê mua tài sản cố định nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn trong kinh doanh.
* Thực hiện tái đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh bằng lợi nhuận để lại.
* Xây dựng phương án cụ thể, lập kế hoạch đầu tư mới hoặc sửa chữa lớn tài sản cố định cần chú ý rằng, đây là nguồn vốn có chi phí sử dụng thấp do khoản thu sử dụng vốn ngân sách là rất nhỏ, thấp hơn cả lãi vay ưu đãi của ngân hàng. Vì vậy công ty cần phải chú ý xây dựng tốt phương án này.
* Hợp tác liên doan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0611.DOC