Đề tài Hiệu trưởng trường tiểu học với công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Mục lục

Phần A : Những vấn đề chung

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3. Đối tượng nghiên cứu.

4. Phạm vi nghiên cứu

5. Giả thuyết nghiên cứu

6. Phương pháp nghiên cứu

7. Đóng góp của đề tài

8. Cấu trúc của đề tài

Phần B : Nội dung

Chương 1 : Cơ sở lý luận.

1. Vai trò, vị trí của giáo dục và giáo dục tiểu học

1.1- Tầm quan trọng của giáo dục đào tạo

1.2- Vị trí, vai trò tầm quan trọng của giáo dục tiểu học

2. Mục tiêu và nội dung dạy học ở trường tiểu học hiện nay.

3. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của giáo viên tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

3.1- Vai trò của giáo viên tiểu học

3.2- Chức năng của giáo viên tiểu học

4. Một số yêu cầu đối với người giáo viên tiểu học

5. Tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

6. Nhận thức và trách nhiệm của hiệu trưởng về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

Chương 2 : Thực trạng giáo dục và thực trạng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường tiểu học Đồng Phú - Đồng Hới - Quảng Bình.

1- Đặc điểm tình hình địa phương.

2- Những nét khái quát về trường tiểu học Đồng Phú

3- Thực trạng về giáo dục của nhà trường.

3.1- Về học sinh

3.2- Về đội ngũ giáo viên

3.3- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

4. Thực trạng về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường tiểu học Đồng Phú.

4.1- Nhận thức của hiệu trưởng

4.2- Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng

4.3- Nhận xét chung công tác bồi dưỡng của hiệu trưởng.

Chương 3 : Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học.

1. Biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

2. Biện pháp về xây dựng kế hoạch - tổ chức và chỉ đạo công tác bồi dưỡng.

3. Biện pháp về nội dung bồi dưỡng.

4. Biện pháp về hình thức và phương thức bồi dưỡng.

5. Biện pháp kiểm tra, đánh giá xếp loại công tác bồi dưỡng.

6. Biện pháp về đảm bảo các điều kiện cần thiết cho công tác bồi dưỡng

Phần C : Kết luận - Kiến nghị

1. Kết luận

2. Kiến nghị

Phần phụ : - Mục lục

- Phụ lục

- Tài liệu tham khảo.

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10769 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu trưởng trường tiểu học với công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận tiện có nhiều cơ quan Nhà nước đóng trên địa bàn phường. Với những đặc điểm trên của địa phương cùng với đường lối và chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã được cụ thể hóa bằng các chính sách của Chính quyền địa phương về đường lối phát triển kinh tế trên toàn phường nên trong những năm gần đây đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân trong phường được nâng lên rất nhiều. Từ những vấn đề nêu trên đẫn đến nhân dân phường Đồng Phú đã nhận thức và hiểu rõ hơn, ngày càng quan tâm chăm lo hơn đến sự nghiệp giáo dục, kết hợp tốt với nhà trường trong việc giáo dục con em, có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ tôn tạo xây dựng CSVC nhà trường ngày càng khang trang sạch đẹp. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận rất nhỏ con em nông dân bố mẹ chưa quan tâm lắm đến học hành của con. II. Những nét khái quát về trường Tiểu học Đồng Phú: Trường Tiểu học Đồng Phú, thuộc phòng giáo dục Đồng Hới, Sở Giáo dục - Đào tạo Quảng Bình, đóng trên địa bàn phường Đồng Phú . Trường được thành lập ngày 30/5/1990 trên cơ sở tách ra từ trường PTCS Đồng Phú, lúc mới thành lập trường có 15 phòng học cấp 4 có đủ 500 chổ ngồi cho học sinh, một văn phòng và các phòng công tác khác. Số lượng giáo viên đông gần 50 cán bộ giáo viên. Đến nay sau gần 10 năm kể từ khi thành lập trường, trường Tiểu học Đồng Phú đã phát huy truyền thống tốt đẹp vốn có của trường PTCS Đồng Phú vì vậy mà trường Tiểu học Đồng Phú trong thời gian qua đã không ngừng vươn lên để giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Trong suốt từ năm học 1990 - 1991 đến năm học 1997- 1998 trường liên tục đạt danh hiệu tiên tiến cấp tỉnh trong đó có 4 năm đạt tiên tiến xuất sắc. Là đơn vị trường dẫn đầu khối tiểu học của tỉnh. Đặc biệt là năm học 1997 - 1998 trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt Chuẩn Quốc gia giai đoạn 1996 -2000, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Những thành tích mà nhà trường đã đạt được đó là nhờ sự phấn đấu không ngừng của đội ngũ giáo viên, Ban giám hiệu nhà trường, sự quan tâm của Đảng ủy, UBND Phường Đồng Phú, của cha mẹ học sinh; sự quan tâm của Sở Giáo dục - Đào tạo Quảng Bình, Phòng giáo dục Thị xã Đồng Hới. Ngoài ra nhà trường còn có 1 Chi bộ gồm 18 Đảng viên là Chi bộ vững mạnh trong sạch, Bí thư Chi bộ đồng thời là đồng chí Hiệu trưởng luôn lãnh đạo nhà trường thực hiện đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; còn có các đoàn thể gồm Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên tiền phong,...đều hoạt động tốt góp phần tích cực vào việc xây dựng kỷ cương nề nếp của nhà trường. Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi trên thì nhà trường vẫn còn tồn tại một số khó khăn. Đó là sự không đồng đều trong trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên ; số lượng giáo viên đông, đội ngũ giáo viên không ổn định, CSVC trang thiết bị dạy học tuy có nhưng vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu của nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Với tình hình cả nhà trường như hiện nay, nó chỉ đáp ứng được yêu cầu trước mắt nhưng trong 1 vài năm tới nếu không được đầu tư thích đáng, không chăm lo đầu tư bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ hiệu thì sẻ rất khó cho nhà trường giữ vững và phát huy được những thành tích đáng có như hiện nay. III. Thực trạng giáo dục của nhà trường. III.1. Chất lượng đào tạo. * Số lượng học sinh: Toàn trường hiện nay có 24 lớp gồm 889 học sinh, tỷ lệ 37,0 HS/ lớp. Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 là 156/159 đạt 98,1% ( 3 cháu còn ở ngoài trường do tình trạng sức khoẻ chưa theo học kịp) Như vậy số học sinh của trường trong những năm qua vẫn được giữ vững và ổn định, những năm qua số lượng học sinh vẫn đảm bảo không có học sinh bỏ học giữa chừng. Trường đã thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục Tiểu học, được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học - xóa mù chữ từ năm 1992 và 1997 đã được PCGDTH ĐĐT. Bảng 1 : Số lượng học sinh của trường qua các năm. Năm 1995 -1996 1996 - 1997 1997 - 1998 1998 - 1999 Khối Lớp HS Lớp HS Lớp HS Lớp HS Khối 1 6 214 5 183 5 204 5 187 Khối 2 6 212 6 218 4 151 5 203 Khối 3 7 245 6 217 4 189 4 151 Khối 4 6 190 7 245 5 157 5 190 khối 5 6 198 6 192 5 173 5 158 T.Số 31 1059 30 1055 23 884 24 889 Số lượng học sinh từ năm 1997 - 1998 so với các năm trước có giảm đi là do có sự chia tách học sinh chuyển trường. Tuy vậy nhà trường vẫn đảm bảo huy động số lượng trẻ trong Phường đi học đủ và đúng độ tuổi. * Các laọi hình học tập: Trường Tiểu học Đồng Phú được Sở Giáo dục - Đào tạo chọn là đơn vị chỉ đạo xây dựng thành trường trọng điểm chất lượng cao vì vậy trong những năm qua trường đã thực hiện đa dạng hóa loại hình đào tạo, thực hiện nhiều chương trình giáo dục ( Công nghệ, Cải cách, Bán trú, 2 buổi / ngày, Tình thương...) Năm học này 1998 - 1999 trường thực hiện chương trình giáo dục toàn diện dạy đủ 9 môn, dạy cả 2 môn tự chọn, là Tin học và Ngopại ngữ từ lớp 2 đến lớp 5 theo chương trình cải cách giáo dục 165 tuần, riêng khối 1 có lồng ghép môn Tiếng việt Công nghệ giáo dục . 100% số lớp thực hiện học 2buổi/ ngày. trong đó, có 20 lớp Bán trú gồm 860 học sinh. * Chất lượng đào tạo: Nhà trường đã chú trọng công tác giáo dục toàn diện cho học sinh về mọi mặt ( Đạo đức, Văn hóa, TDTD, Văn nghệ...). Tích cực việc đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh theo chủ trương của ngành. Ngoài ra để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường còn tổ chức nhiều chuyên đề, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, mua sắm đầy đủ trang thiết bị dạy học, chỉ đạo kiểm tra và xếp laọi học sinh đúng theo thông tư 15 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bảng 2: Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh Xếp loại Văn hóa Hạnh kiểm Năm Giỏi Khá T. Bình Yếu Tốt K - Tốt CCG 95 - 96 203 - 19,2 546 - 51,6 292 - 27,5 18 - 2,7 835 - 78,8 223 - 21,1 1 - 0,1 96 -97 392 - 37,0 503 - 47,8 153 - 14,5 7 - 0,7 923 - 87,5 132 -12,5 0 97 -98 350 - 39,8 402 - 45,4 126 - 14,6 6 - 0,6 765 - 86,6 119 - 13,5 0 98 - 99 373 - 42,0 400 - 45,0 112 - 12,5 4 - 0,4 765 - 86,0 124 - 14,0 0 Qua bảng thống kê chúng tôi thấy rằng: Chất lượng giáo dục của trường đạt hiệu quả đào tạo khá cao. Bên cạnh đó còn có nhiều giải cao về các mặt: TDTT , Văn nghệ, Kể chuyện, Vẽ... Số lượng học sinh giỏi các cấp hàng năm cũng được tăng lên . Bảng 3: Chất lượng học sinh giỏi các cấp. Năm 1995 - 1996 1996 - 1997 1997 - 1998 1998 - 1999 Cấp Thị 50 50 45 103 Cấp Tỉnh 25 25 20 48 Quốc Gia 5 ( bảng B ) 5( bảng B ) 4 ( bảng A ) không tổ chức Với số lượng học sinh giỏi các cấp của trường như trên đó là điều đámg mừng chứng tỏ sự nổ lực của thâỳ và trò của trường song để gữi vững và phát huy hơn nữa những thành tích đã đạt được không phải là điều dễ. Muốn có nhiều trò giỏi phải có nhiều thầy giỏi. Vì vậy mà ngay từ bây giờ trường phải sớm có đầu tư nhiều hơn nữa cho đội ngũ giáo viên, nâng co trình độ năng lực chuyên môn. Có nghĩa là việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên là một việc làm cần thiết, đây là vấn đề trước mắt cũng như lâu dài và đòi hỏi phải được làm thường xuyên. III.2. Đội ngũ giáo viên : * Số lượng: Năm học 1998 - 1999 toàn trường có 45 cán bộ giáo viên ( trong đó có 3 giám hiệu, 4 nhân viên và 38 giáo viên trực tiếp đứng lớp). Trong số 38 giáo viên đứng lớp có 7 giáo viên mới chuyển về và 3 giáo viên đang theo học các lớp đào tạo Cữ nhân, Đại học. Như vậy tỷ lệ giáo viên đứng lớp xấp xỷ 1,4 giáo viên - lớp. Với tỷ lệ như vậy thì vượt định mức quy định cho phép ( do trường trọng điểm chất lượng cao nên ddược Sở tăng thêm số lượng giáo viên ). Số lượng giáo viên đảm bảo tuy nhiện đội ngũ của trường trong mấy năm qua không được ổn định, làm cho một số giáo viên không an tâm trong việc giảng dạy. * Cơ cấu đội ngũ: -Về độ tuổi và thâm niên công tác : + Số giáo viên dưới 30 tuổi có 8 đồng chí ,chiếm18 %. Đây là lực lượng giáo viên trẻ có sức khoẻ , được đào tạo chính quy,có kiến thức chuyên môn cơ bản , co skhả năng nhận thức tiếp thu cái mới nhiệt tình xông xáo trong công việc .Tuy nhiên số giáo viên này kinh nghiệm giảng dạy chưa cao , vốn sống thực tế ít cần bồi dưỡng về các kỹ nănh\g Sư phạm giao tiếp, ứng xử hoạt động xã hội . +Số giáo viên từ 31 đến 45 tuổi có 30 đồng chí chiếm 65,0% . Những gióa viên ở độ tuổi này hầu hết chị em đã có gia đình , kinh tế ổ định , có thâm niên công tác giảng dạy , có nhiều kinh nghiệm thực tế . Đây là lực lượng nòng cốt của trường . Tuy nhiên số giáo viên này cần được bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới . +số Giáo viên từ 45 tuổi trở lên có 7 đồng chí chiếm 17% .Những giáo viên này ra trường lâu , hình như trình độ đào tạo ban đầu chủ yếu là CĐSP cấp 2 và một số ít là 12+2 và 7+2 ,số giáo viên này kiến thức đã bị mai một , chuyên môn không vững lắm và chưa có sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy , không đủ khả năng để có thể đứng lớp dạy đủ 9 môn theo yêu cầu hiên nay . Don đó cần phải được bồi dưỡng về phương pháp , các kién thức chuyên môn cụ thể . - Tỷ lệ giới tính: Toàn trường có 45 giáo viên trong đó chỉ có 2 nam chiếm 4,4 % .Nhìn vào tỷ lệ này thấy mát cân đối (Do đặc trưng của nghề dạy học cấp 1 ). . Điều kiện sinh sống của chị em ở nhiều phường xã khác trong thị xã, có những giáo viên ở cách trường 8,9 km . Chỉ hơn 50 % số giáo viên cư trú ở địa bàn phường, bên cạnh đó có một số giáo viên chưa ổn định, làm cho một số giáo viên thiếu yên tâm trong công tác giảng dạy của mình, phần nào cũng có ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng đến chị em. * Trình độ: Đây là ngành học, đồng thời là bậc học có vai trò tạo dựng nên " Bộ cốt thép " trong việc hình thành nhân cách cho cả đời người. Vì vậy yêu cầu về mặt trình độ của giáo viên cũng không thể coi nhẹ được. ở trường Tiểu học Đồng Phú 100 % có trình độ từ THSP trở lên. Trong thời điểm hiện nay với trình độ đào tạo ban đầu như vậy đang được coi là lý tưởng mục tiêu giáo dục, nhưng trong một vài năm tới thì với trình độ như vậy thì số giáo viên không thể đáp ứng của mục tiêu giáo dục do đó mà cần phải đào tạo, bồi dưỡng để nâng chuẩn đạt được đúng yêu cầu Bảng 4: Trình độ đào tạo đội ngũ giáo viên: Năm T.Số Trình độ đào tạo ĐH CĐ Cấp 2 THSP THHC 7 + 2 95 -96 54 2 - 3,7 13 - 24,0 34 - 62,9 1 -1,8 4 - 7,6 96 - 97 50 2 - 4,0 11 - 22,0 32 -64,0 1 - 2,0 4 - 8,0 97 -98 40 2 -5,0 12 - 30,0 22 - 55,0 2 - 5,0 2 - 5,0 98 - 99 45 3 - 6,7 10 - 22,2 28 - 62,2 4 - 8,9 0 Qua số liệu bảng thống kê trên chúng tôi thấy rằng đội ngũ giáo viên của trường có trình độ đào tạo ban đầu không có giáo viên CĐ Tiểu học , ĐH Tiểu học, trong lúc đó có nhiều giáo viên CĐSP cấp 2, 7 +2. Với số giáo viên này tuy đã được bồi dưỡng về nội dung, phương pháp dạy TH nhưng cũng như phù hợp lắm với đặc trưng riêng của trường TH. Với trình độ nhơ hiện nay của đội ngũ giáo viên trường TH Đồng Phú là đã phù hợp về quy định đội ngũ giáo viên của 1 trường đạt chuẩn Quốc gia quy định trong giai đoạn hiện nay 1996 -2000. Mà chúng ta biết rằng một trường TH được công nhận đạt chuẩn Quốc gia vào thời điểm nào đó không có nghĩa là mãi mãi đạt chuẩn mà phải tích cực xây dựng để giữ vững được trình độ phát triển đã đạt được và có sự phát triển tiéep, hướng tới đạt chuẩn ở mức cao hơn. NHà trường ở mỗi giai đoạn phát triển của giáo dục TH có tiêu chuẩn tương ứng, giai đoạn phát triển kế tiếp sau có tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn của giai đoạn trước đó. Từ nay đến năm 2000 trường TH có tiêu chuẩn cụ thể; nhưng đến sau 2000 tiêu chuẩn trường TH sẽ được nâng cao hơn mà lúc đó trìnhđộ đào tạo của giáo viên TH phải đạt được là CĐ và ĐH... và các tiêu chuẩn khác cũng có chỉ tiêu cao hơn. Xây dựng trường TH đạt chuẩn Quốc gia là công việc khó khăn và phức tập trải qua quá trình phấn đáu lâu dài của tập thể SP nhà trường. Vì vậy mà tập thể SP nhà trường cần phải cố gắng nổ lực hơn nữa để giữ vững được thành tích đó. Muốn được vậy thì đội ngũ nhà trường cần phải được bồi dưỡng nâng chuẩn trình độ giáo viên phù hợp, đáp ứng với điều kiện ngày càng phát triển của đất nước. * Chất lượng đội ngũ: Với vị thế của trường như vậy cho nên đội ngũ giáo viên của trường đã không ngừng cố gắng vươn lên đạt chất lượng Khá - Giỏi. Bảng 5: Chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên Năm T. Số Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 95 - 96 54 24 44,4 26 48,2 3 5,2 1 2,2 96 -97 50 30 60,0 18 36,0 2 4,0 0 0 97 -98 40 24 60,0 15 37,5 2 2,5 0 0 98 -99 45 35 77,8 9 20,0 1 2,2 0 0 Qua bảng thống kê chất lượng giảng dạy của đội ngũ chúng tôi thấy rằng chất lượng giáo viên ngày càng đi lên. Số giáo viên khá, gỏi chiếm tỷ lệ khá cao, bên cạnh đó còn một số rất ít đang ở mức TB và TB khá, những giáo viên này qua điều tra thấy rằng trình độ đầo tạo ban đầu chưa được đầy đủ và căn bản ( là số giáo viên từ cấp 2 xuống dậy cấp 1 số giáo viên lâu năm không bố trí dạy bây giờ ra đứng lớp ...) những giáo viên này phần lớn trước khi đi đào tạo trình độphổ thông còn non yếu. Vì vậy mà khả năng nhận thức trong quá trình học tập, rèn luyện phần nào có hạn chế dẫn đến khả năng vận dụng trong quá trình ra nghề không được tốt. Như vậy muốn đội ngũ giáo viên nhà trường ngày một nâng cao thì cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác bồi dưỡng cho giáo viên . Chỉ cần bằng công tác bồi dưỡng thường xuyên, liên tục với những kiến thức thiết thực mới giải quyết được các tồn tại trên của đội ngũ giáo viên , giúp cho giáo viên nhận thức được tầm qua trọng của công tác bồi dưỡng để giáo viên tự bồi dưỡng. * Đời sống giáo viên: Trong những năm gần đây do được sự quan của các cấp, cácngành. Đảng và Nhà n ước ta đã có chính sách ưu đãi, phụ cấp cho những giáo viên đứng lớp, nhìn chung đời sống giáo viên có ổn hơn so với trước nhưng với thu nhập bằng đồng lương như vậy thì vẫn còn thấp, nó chênh lệch với các tầng lớp lao động khác, vì giáo viên TH ngoài đi dạy 2 buổi/ ngày thì không còn thời gian và công việc để làm thêm, ngoài lương giáo viên không còng một khoản thu nhập nào khác. Do đó, nhìn chunbg mức sống của giáo viên đem so với mặt bằng kinh tế xã hội nói chung. Do đó, việc đảm bảo đời sống cho giáo viên cũng là một việc làm cần thiết trong mỗi nhà trường. Nếu nhà trường chưa thực sự quan tâm lo lắng tạo điều kiện cho chọi em có thêm cho thu n hập thì rất khó cho chị em yên tâm công tác cũng như rất khó trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của mỗi cá nhân. III.3. Thực trtạng về CSVC trang thiết bị dạy học: Là một trường lớn, đông học sinh CSVC ban đầu nhập từ trường PTCS xây dựng đã lâu ( hầu hết xây dựng từ những năm 1975. Do đó, để đáp ứng với yêu cầu giáo dục cao phù hợp với phương pháp dạy học mới, trường đã tích cực vận động CMHS, nhân đân toàn phường tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, các ngành vì vậy mà CSVC của nhà trường phần nào có khá hơn giúp cho việc dạy học tốt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục . Từ lúc thành lập đến nay, nhà trường đã xây dựng thêm được 10 phòng học ( nhà cấp 2 ) đóng mới 400 bộ bàn ghế chuẩn, làm 2000 m2 sân bê tông. Xây dựng phòng thư viện, phòng nhạc, phòng vi tính. Như vậy, hiện tại nhà trường đã có đầy đủ các phòng chức năng phục vụ cho việc dạy - học, phòng phục vụ ăn nghĩ trưa của học sinh bán trú phòng nha, ... hệ thống sân chơi, bãi tập, công trình vệ sinh đầy đủ, đúng quy định, cây xanh cây bóng mát đúng quy hoạch. Tuy nhiên hiện tại trường có 24 lớp học mà chỉ có 23 phòng học, vì vậy một lớp học đang còn học ở văn phomngf nhà trường bên cạnh đó một số phòng học cũ nha cấp 4 ) đang còn xuống cấp, trang thiết bị trong phòng học đang còn nghèo. Nhìn chung với CSVC như vậy chỉ đảm bảo trước mắt còn lâu dài thì chưa đáp ứng Vì vậy cần phải có kế hoạch xây dựng thêm số phòng học để đủ số lớp, nâng cấp các phòng học đang có, mua sắm thêm thiết bị trong phòng. IV. Thực trạng về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của trường: IV.1. Nhận thức của Hiệu trưởng: Đồng chí Hà Văn Nhân - Hiệu trưởng nhà trường, là Hiệu trưởng từ khi mới thành lập đến nay, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm đồng thời là người năng động, giám nghỉ giám lamg. Ngay từ khi mới thành lập trường TH Đồng Phú đã có bề dày truyền thống dạy tốt - học tốt. Hiện nay trường là đơn vị dẫn đầu trong khối TH toàn tỉnh, là trươngd đạt chuẩn Quốc gia, trường trọng điểm chất lượng cao của ngành được Sở Giáo dục - Đào tạo chọn làm trường thí điểm với vị trí đó đồi hỏi trình độ giáo viên phải đạt chuẩn ở mức cao hơn. Vì vậy mà hơn lúc nào hết nhà trường phải đòi hỏi cao về chất lượng, muốn được vậy thì trình độ đội ngũ giáo viên phải được nâng lên, nhà trường phải trhường xxuyên bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên. Chính điều này đã được Ban giám hiệunhà trường quan tâm, đặc biệt là đồng chí Hiệu trưởng hiểu rất rỏ tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng đội ngũ và đồng chí cho rằng phải thường xuyên bồi dưỡng cho đội ngũ; nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên là nghĩa vụ, trách nhiệm, là lương tâm đối với chất lượng của học sinh, đối với vị trí của nhà trường, không ngừng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục. Cán bộ quản lý của trường gồm: 1 Hiệu trưởng , 2 Hiệu phó thì các đồng chí này đã là những người đi đầu trong việc bồi dưỡng kiến thức văn hóa, nămg lực trình độ chuyên môn quản lý, cố gắng chịu khó học hỏi hăng say và nhiệt tình trong công tác. Chính đồng chí Hiệu trưởng trước đây là trình độ CĐ nhưng đồng chí đã tự bồi dưỡng bằng cách đi học để nâng cao trình độ và hiện nay đã có bằng ĐH, còn 1 đồng chí Hiệu phó thì đang theo học ĐH Tiểu học tài chức năm thứ 2. Nói tóm lại đội ngũ cán bộ quản lý của trường thực sự là những tấm gương để khơi dậy tinh thần bôì dưỡng và tự bồi dưỡng trong đội ngũ giáo viên . IV. 2. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng: NGopài chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1992 - 1996 do Sở Giáo dục - Đào tạo, phòng giáo dục thị xã tổ chức theo quy định của ngành mà toàn trường phải thực hiện, hàng năm trường phải xây dựng thêm kế hoạch bồi dưỡng riêng cho trường mình coi đay là nhiệm vụ ckhông thể thiếu được của nhà trường vào mỗi đầu năm học, Ban Giám hiệu nhà trường đã phân tích tình hình đội ngũ, khảo sát về trình độ, năng lực, chuyên môn chất lượng giảng dạy từ đó đã lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ và xác định nội dung, hình thức bồi dưỡng đề ra biện pháp bồi dưỡng thích hợp. IV.2.1. Những nội dung đã tiến hành bồi dưỡng: - Bồi dưỡng giáo viên cấp 2 ,3 xuống dạy cáp 1 bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn: Do tình hình thực tế, trong những năm trước 1994 đội ngũ giáo viên thiếu nhiều ở các trường TH vì vậy mà nhà trường đã có số lượng lớn giáo viên có bằng CĐSP cấp 2 giảm biên chế được bố trí về dạy tại trường, những giáo viên này phần lớn hạn chế về kiến thức, đặc biệt là phương pháp cấp 1. Do đó nhà trường đã bố trí và gửi những giáo viên này đi bồi dưỡng các lớp tập trung trong hè do phòng tổ chức và một số giáo viên có trình độ 7 + 2 cũng được nhà trường bồi dưỡng để đạt chuẩn quy định. - Bồi dưỡng theo chuyên đề: Đối tượng cho toàn thể giáo viên trong trường . Vào đầu năm học nhà trường đã lên kế hoạch những chuyên đề cần bồi dưỡng sau đó phân về các tổ để cử những giáo viên cốt cán ,những giáo viên giỏi tổ chức chuyê đề báo cáo .Trong những năm qua đã tổ chức được các chuyên đề : Chuyên đề : Quy trình dạy Tiếng Việt Công nghệ giáo dục . Chuyên đề : Đổi mới phương pháp dạy học các môn : Toán , T.Việt ,Đạo đức.... Chuyên đề: Dạy học môn hát -nhạc ,mỹ thuật .... Chuyên đề: Tổ chức sinh hoạt Đội và Sao nhi đồng. . . . -Bồi dưỡng nâng chuẩn cho giáo viên : 1 GV đã hoàn thành trình độ đại học ,có 4 đồng chí đang theo học Đại học ở Huế,Hà Nội ;02 đồng chí đang theo học tại chức ở TTGDTX Tỉnh theo hợp đồng với ĐHSP Huế ;cử 01 GV tham gia học đàn oorgan ở Nhà văn hoá trung tâm . -Bồi dưỡng thường xuyên: Trong hoạt động này, nhà trường lấy đây là một nội dung làm tiêu chuẩn thi đua , đánh giá xếp loại giáo viên .Giáo viên trường tiểu học Đồng Phú đã hoàn thành xuất sắc chu kỳ bồi dưỡng 1992-1996,nay đang tiếp tục bồi dưỡng chu kỳ 1997-2000. Hiệu trưởng thông tin kịp thời cho giáo viên những nội dung bồi dưỡng ( dạy đủ 9 môn, chương trình dạy học 2 buổi/ngày )để giáo viên có điều kiện tìm tòi tham khảo thêm giúp cho việc học tập, bồi dưỡng đạt chất lượng tốt . IV.2.2 Hình thức bồi dưỡng: -Bồi dưỡng ngắn hạn ,dài hạn : Hiệu trưởng cử giáo viên đi học lớp ngắn hạn ,dài hạn nhằm nâng cao trình độ cho ĐNGV.Với hình thức này ,Hiệu trưởng dựa trên nguyện vọng ,nhu cầu của cá nhân và kế hoạch của nhà trườn, trước tiên ưu tiên những giáo viên chưa đạt chuẩn(Những giáo viên có trình độ 7+2 ) -Những giáo viên đã đạt chuẩn muốn nâng chuẩn (CĐTH,ĐHTH) học tập trung theo từng đợt ở trung tâm GDTX Tỉnh,bồi dưỡng dài hạn cho các giáo viên đi học xa. +Bồi dưỡng cho giáo viên về các môn :Nhạc ,hoạ ,tiềng Anh, Tin học... ở các trung tâm của Tỉnh . _ Bồi dưỡng chuyên đề: Thường tổ chức vào các ngày thứ 5 hàng tuần ,trong các dịp hè từ 3-5 ngày.Các chuyên đề tổ chức được nhà trường lên kế hoạch từ đầu năm . - Bồi dưỡng tại chỗ: Bằng cách dự giờ giáo viên và xây dựng giờ mẫu. - Tự bồi dưỡng: Giáo viên nghiên cứu tài liệu , SGK, sách tham khảo . - Tổ chức viết SKKN, làm đồ dùng dạy học: + Tổ chức viết SKKN là việc làm thường xuyên hàng năm của hiệu trưởng. Những giáo viên đăng ký giáo viên giỏi từ cấp trường trở lên hàng năm phải có SKKN mới được công nhận. Kết quả năm nào trường cũng được xếp loại SKKN ở Phòng .Mỗi SKKN giáo viên làm đều được tổ chức xemina và báo cáo trước Hội đồng nhà trường. Qua công việc viết SKKN tạo cho giáo viên thói quen ham tìm tòi, học hỏi,tự bồi dưỡng . + Bên cạnh đó Hiệu trưởng phát động phong trào tghi đua tự làm đồ dùng dạy học theo từng học kỳ. Chính việc làm đó buộc mỗi giáo viên phải xem xét kỹ bài dạy, có tính sáng tạo trong việc cải tiền phương pháp dạy học. Nhà trưòng tổ chức thi làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng . Hiệu trưởng trường tiểu hcọ Đồng Phú rất chú trọng đến việc sử dụng đồ dùng dạy học. Chính việc sử dụng đồ dùng dạy học nhuần nhuyễn đã tiếp bước cho việc đổi mới phương pháp dạy học . 4.2.3 Biện pháp bồi dưỡng : -Nhà trường sớm phổ biền và quán triệt quan điểm về phát truiển GD_ĐT trong các Nghị quyết của Đảng . -Nắm vững chỉ thị năm học của Bộ ,công văn 706/GD-ĐT của Sở ,các hướng dẫn của phòng.... -Thường xuyên kiểm tra ,đánh giá chặt chẽ việc giảng dạy của giáo viên ,kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học.Tổ chức các chuyên đề ,hội thảo ,nghiên cứu tạp chí , sách tham khảo... - Phối hợp tốt các lực lượng tong nhà trưong :Công đoàn, Đoàn thanh niên, Tổng phụ trách đội ... - Phân công và kiểm tra cụ thể trách nhiệm mỗi đồng chí giám hiệu ,tổ khối trưởng và các cá nhân để thực hiện tốt các chương trình giáo dục mà nhà trường đề ra . Ví dụ ,Có các chương trình : Thi đọc ,viết, kể chuyện, văn nghệ của học sinh... Thi giảng dạy có chất lượng các môn tự chọn . - Đúc rút kinh nghiệm giảng dạy của cá nhân, nhóm, tổ và có hướng khắc phục kịp thời 4.2.4 Kết quả đạt được trong các đợt bồi dưỡng:Với các nội dung và hình thức bồi dưỡng trên của Hiệu trưởng trường tiểu học Đồng Phú đã đem lại những kết quả rất khả quan. Cụ thể: - Hoàn thành cacds chứng chỉ tin học và ngoại ngữ có thể giảng dạy bậc tiểu học là: 4 giáo viên, có thể giảng dạy nhạc ở mức cao : 2 giáo viên , hoạ: 2giáo viên. Có một giáo viên đã hoàn thành chương trình đại học... Số giáo viên giỏi các cấp cũng được tăng lên. Năm Cấp trường Cấp thị Cấp tỉnh Cấp Quốc gia 1995-1996 8 5 5 1996-1997 6 2 8 1997-1998 10 10 5 1998-1999 20 11 6 1 4.4 Nhận xét chung về công tác bồi dưỡng ĐNGV của Hiệu trưởng trường tiểu học Đồng Phú : Qua tìm hiểu và khảo sát thực trạng công tác bồi dưỡng ĐNGV của Hiệu trưởng trường tiểu học Đồng Phú ,chúng tôi thấy rằng :Công tác bồi dưỡng ĐNGV ở trường đã thực sự được đẩy mạnh. Hiệu trưởng nhà trường đã nhận thức một cách đầy đủ vai tró, vị trí ,tầm quan trọng của cviệc bồi dưỡng thường xuyên cho ĐNGV của mình ,để không ngừng đáp ứng yêu cầu cao của nhà trường, nhiệm vụ của Sở, Phòng giao phó...Những việc làm của Hiệu trưởng trường tiểu học Đồng Phú đã phần nào tạo được không khí sôi nổi ,tự giác trong phong trào bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên, làm cho chất lượng nhà trường ngày một đi lên rõ rệt. Tuy nhiên để đáp ứng với sự đổi mới của đất nước hiện nay, cũng như yêub cầu một cao của gióa dục, thì với vị trí của một trường như trường tiểu học Đồng Phú thì nhà trường không thể bằng lòng vơí những gì mà mình đang có mà cần phải có sụ phấn đấu cao hơn, phải tích cực đầu tư bồi dưỡng hơn nữa để giữ vững trình độ phát triển đã có và có sự phát triển tiếp theo nhằm đáp ừng mức cao hơn. Đặc biệt là hiện nay,chúng ta đang sống trong những ngày cuối cùng của thế kỷ XX cả nhân loại đang chuẩn bị hành trang để bước vào kỷ nguyên mới-Kỷ nguyên của lao động tríu tuệ .Mỗi một đát nước, mỗi một nhà trường vì sự trường tồn và phát triển của đơn vị mình thì đều phải chăm lo đến chất lượng và hiệu quả giáo dục mà trước hết đó là chăm lo xây dựng, bồi dưỡng ĐNGV, và chùng ta không thể không tìm ra những biện pháp tốt có nội dung ,hình thức bồi dưỡng thiết thực nhằm nâng cao trình độ đội ngũ đưa chất l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHiệu trưởng trường tiểu học với công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.doc
Tài liệu liên quan