Đề tài Hình ảnh kẻ thù dưới góc độ ý thức hệ và lợi ích quốc gia trên báo nhân dân giai đoạn 1975 - 1978

LỜI MỞ ĐẦU.4

HÌNH ẢNH “KẺ THÙ” DƯỚI GÓC NHÌN Ý THỨC HỆ VÀ LỢI ÍCH

QUỐC GIA TRÊN BÁO NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 1975-1978 .5

I. KHÁI QUÁT CHUNG.5

1. Bối cảnh .5

1.1. Tình hình thế giới.5

1.2. Tình hình trong nước.6

2. Sơ lược về một số thông tin quan trọng trong quan hệ Việt Nam với

các nước giai đoạn 1975- 1978 .7

2.1. Với các nước Đông Nam Á (ASEAN) .7

2.2. Với Hoa Kì .8

2.3. Với Trung Quốc.8

2.4. Với Cam-pu-chia .8

3. Khái niệm về kẻ thù.9

3.1. Khái niệm kẻ thù.9

3.2. Kẻ thù mang tính ý thức hệ.9

3.3. Kẻ thù mang tính lợi ích quốc gia .9

4. Tổng quan về hình ảnh “kẻ thù” trong báo nhân dân.10

II. NỘI DUNG.14

1. Hình ảnh kẻ thù dưới góc độ ý thức hệ trên báo nhân dân giai đoạn

1975-1978 .14

1.1. Xét về định lượng .14

1.2. Về định tính .17

1.2.1. Kẻ thù giai đoạn đầu năm 1975 đến lúc thống nhất đất nước .21

1.2.2. Kẻ thù từ sau khi thống nhất đất nước đến hết năm 1978.32

1.2.3. Có hay không cơ hội bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ với Việt

Nam dựa trên thông tin của báo Nhân dân giai đoạn 1975-1978.34

2. Hình ảnh kẻ thù dưới góc độ lợi ích quốc gia trên báo Nhân dân giai

đoạn 1975-1978.38

pdf72 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hình ảnh kẻ thù dưới góc độ ý thức hệ và lợi ích quốc gia trên báo nhân dân giai đoạn 1975 - 1978, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những kẻ ngồi ở Nhà trắng và Lầu năm góc” . Bên cạnh những bài xã luận, báo Nhân dân cũng đăng tải những bài viết của người dân như bài viết trên báo Nhân dân số 8229 ngày 18/11/1976 của Phạm Giảng, một luật gia với tiêu đề “Thái độ sai trái của Mỹ”, trong bài có viết như sau: “Như vậy, về mặt chính trị cũng như về mặt pháp lý Việt Nam thật có đầy đủ điều kiện để gia nhập Liên Hợp Quốc. ..dư luận chung tại Liên hợp quốc một lần nữa, lên án mạnh mẽ chính quyền Mỹ đã lạm dụng quyền phủ quyết chống lại việc gia nhập của Việt NamĐế quốc Mỹ thêm một lần nữa bị cô lập và thất bại thảm hại. Tuy nhiên, họ đã lạm dụng quyền phủ quyết một cách trắng trợn và tạm thời ngăn chặn Việt Nam vào Liên hợp quốc. Đây là món nợ mà đế quốc Mỹ sớm muộn phải thanh toán cho Việt Nam. Trước sau Việt Nam nhất định cũng giành được địa vị xứng đáng của mình tại tổ chức 11 “Càng ngoan cố đế quốc Mỹ càng thất bại”, báo Nhân dân số 8828 ngày 17/11/1976 Liên hợp quốc”12 Báo Nhân dân đã cho ta cái nhìn toàn diện hơn về việc nhìn nhận của người dân về vấn đề giữa ta và Mỹ, bằng cách đăng tải những bài báo như vậy thể hiện rõ ý thức của nhân dân ta lúc này, cách nhìn nhận của người dân Việt Nam đối với hành động của đế quốc Mỹ. Qua đó, chúng ta càng có thể thấy rõ hơn kẻ thù mang tính ý thức hệ giai đoạn này hiển nhiên không ai khác ngoài Mỹ. Trong các bài báo được thống kê dựa vào tiêu chí đánh giá theo ý thức hệ vào giai đoạn 1975-1978 này, toàn bộ các bài đều chứa từ khóa “Bọn xâm lược”, “Kẻ thù”, “Bè lũ Mỹ- Ngụy”, “Chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu”, “Đế quốc Mỹ và tay sai”, “Tập đoàn tay sai phát xít hiếu chiến Nguyễn Văn Thiệu”. Qua đó, báo Nhân dân đã phần nào phản ánh được hình ảnh kẻ thù mang tính ý thức hệ giai đoạn 1975-1978. Sự phản ánh hình ảnh của kẻ thù trong giai đoạn này trên báo Nhân dân khiến cho nhóm nghiên cứu nhận ra hai vấn đề: thứ nhất, về góc độ thông tin sự thật được phản ánh, hình ảnh kẻ thù tập trung vào hầu hết là Mỹ, xuyên suốt trong cả giai đoạn, Mỹ luôn nổi lên với một hình ảnh là một tên đế quốc hiếu chiến, với dã tâm xấu xa, hành động phá hoại đối nghịch lại với hiệp định Pari, can thiệp trắng trợn vào tình hình nước ta. Tuy nhiên, ở góc độ thứ hai, đó là về vấn đề tuyên truyền báo chí. Báo Nhân dân đã phản ánh quan điểm của Đảng và nhà nước ta khi nhìn nhận kẻ thù. Và không khó để nhận ra rằng, ý thức hệ vẫn chi phối phần lớn tư duy phân định bạn thù của chúng ta. 1.2.3. Có hay không cơ hội bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam dựa trên thông tin của báo Nhân dân giai đoạn 1975-1978 Giai đoạn 1975-1978 là một giai đoạn quan trọng về mặt quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước có cùng ý thức hệ và các nước tư bản chủ nghĩa vì trong năm 1975 Việt Nam đã đánh đuổi được đế quốc Mỹ ra khỏi bờ cõi và ngay sau đó ba tháng là giành chính quyền từ tay Thiệu, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, từ đó đem lại độc lập hoàn toàn cho nhân dân ta. Cả 12 “Thái độ sai trái của Mỹ”, báo Nhân dân số 8229 ngày 18/11/1976 trong thời kì chiến tranh của hai nước cũng như trong thời bình, nhân dân tiến bộ Mỹ cho đến các quan chức của Mỹ vẫn luôn có những thái độ và hành động ủng hộ Việt Nam. 13Năm 1977, Jimmy Carter lên làm Tổng thống đã có ý muốn mở ra quan hệ với ta. Ông cứ đặc phái viên Leonard Woodcock đi Hà Nội gặp lãnh đạo ta và Thứ trưởng ngoại giao hai nước đã ba lần gặp nhau ở Paris bàn việc bình thường hóa quan hệ. Ngay trong cuộc gặp lần thứ nhất vào tháng 5/1977, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ về Đông Nam Á – Thái Bình Dương Richard Holdbrooke đã đưa ra đề nghị hai nước bình thường hóa quan hệ không điều kiện14. Tuy nhiên trong giai đoạn này, Việt Nam đang bị chi phối sâu sắc bởi ranh giới ý thức hệ về quan niệm một bên là Xã hội chủ nghĩa và một bên là Tư bản chủ nghĩa, do vậy ta vẫn cho Mỹ là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất vẫn luôn có ý đồ muốn thôn tính nước ta và không quan tâm đến việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ, ta luôn đòi hỏi điều kiện về việc Mỹ phải thi hành điều 21 của hiệp định Paris về Việt Nam, thực chất là đòi Mỹ bồi thường chiến tranh, một điều mà một siêu cường không thể nào chấp nhận được.Vì vậy ta đã bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa quan hệ với Mỹ năm 1977, cho đến tháng 10/1978 khi ta rút bỏ điều kiện thi hành điều 21, hai nước thỏa thuận về nguyên tắc và chuẩn bị thiết lập quan hệ thì nhân tố Trung Quốc xen vào, từ đó quá trình đi tới thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ càng trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Đi sâu vào vấn đề Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa quan hệ với Mỹ như thế nào, nhóm nghiên cứu đã dựa trên báo nhân dân Việt Nam giai đoạn 1975-1978 để phân tích cụ thể đi lần lượt trên các bài viết tiêu biểu qua các năm. Ở trong cả hai giai đoạn, thời chiến và sau khi đánh đuổi Mỹ thì chúng ta đều nhận thấy rằng nhân dân tiến bộ nước Mỹ lại ủng hộ nước ta và luôn phê phán hành động đưa quân xâm lược Việt Nam cụ thể là trong một bài viết trên 13 Chính sách đối ngoại Việt Nam tập II 1975-2006, Học viện quan hệ quốc tế, T.S Nguyễn Vũ Tùng 14 Xem Brother Enemy của Nayan Chanda và Second Chance của Frederick Z. Brown; những tin tức tôi nghe được từ những người bộ trưởng trong Bộ phù hợp những thông tin này. báo nhân dân có tựa đề “Giúp đỡ Việt Nam” trích “ Những người Mỹ tiến bộ trước đây nhiệt tình ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân ta chống đế quốc Mỹ xâm lược, nay lại nhiệt tình giúp đỡ ta hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới. Dưới khẩu hiệu chúng ta đã làm đau khổ quá nhiều trong một thời gian dài, tổ chức giúp đỡ y tế cho Việt Nam ở Mỹ đã phát truyền đơn ( ảnh dưới ) tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ ở Việt Nam và kêu gọi nhân dân giúp đỡ nạn nhân chiến tranh. Năm 1972, sau khi giặc Mỹ dùng máy bay B.52 ném bom Hà Nội, hưởng ứng lời kêu gọi nhân dân giúp đỡ khẩn cấp cho bệnh viện Bạch Mai để cứu chữa những nạn nhân của “ cuộc ném bom nhục nhã” trong ngày lễ Noel 1972. Nhân dân ta cảm ơn những người Mỹ đã nhiệt tình giúp đỡ Việt Nam.”15 HÌNH ẢNH TRUYỀN ĐƠN CỦA TỔ CHỨC GIÚP ĐỠ Y TẾ VỚI KHẨU HIỆU KHẨU HIỆU CHÚNG TA ĐÃ LÀM ĐAU KHỔ QUÁ NHIỀU TRONG MỘT THỜI GIAN DÀI 15 Báo Nhân dân Việt Nam năm 1976 Thông qua bài báo này chúng ta vẫn có thể thấy rõ được tính chất thù địch của người Việt Nam đối với Mỹ cụ thể ta gọi Mỹ là “đế quốc xâm lược” hay “giặc Mỹ”, tuy nhiên Việt Nam vẫn luôn tiếp nhận sự giúp đỡ của người dân Mỹ trong mọi hoàn cảnh và không hề có sự phân biệt. Nhân dân Mỹ vẫn luôn luôn ủng hộ Việt Nam mọi nơi trên toàn thế giới, thậm chí còn kêu gọi chính phủ Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, cụ thể như trong bài viết “ Tổ chức những người Mỹ ở Pháp đòi chính phủ Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam”, nhân dân Mỹ tại Pháp đã lên tiếng bằng tổ chức họp báo kêu gọi chính quyền Ca- tơ ân xá cho những thanh niên và binh sĩ Mỹ chống chiến tranh xâm lược Việt Nam và hiện tại đang biểu tình tại Việt Nam. Bản tuyên bố viết: “ Chúng tôi kêu gọi dư luận Mỹ và thế giới buộc chính phủ Mỹ phải ra lệnh ân xá hoàn toàn và không điều kiện; công nhận và góp phần xây dựng lại ba nước Đông Dương”16 thông qua sự kiện này càng thấy rõ ý muốn bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam của nhân dân Mỹ và điều này hoàn toàn là sự thúc đẩy đối với chính phủ Mỹ dần dần đi tới tiến trình bình thường hóa hơn mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ sau này. Công dân Mỹ đã phần nào đóng góp vào sự thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam và Mỹ, trong giai đoạn 1975-1976 cho đến năm 1977 một bài viết trên báo nhân dân với tiêu đề như sau “ Thượng nghị sĩ E. Ken – nơ – đi đòi bình thườn hóa quan hệ với Việt Nam” đây là một dấu mốc vô cùng lớn đối với sự phát triển của mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong giai đoạn này cụ thể bài báo viết như sau: “ Theo tin từ Mỹ, phát biểu ý kiến trong phiên họp thượng viện Mỹ ngày 25/5 thượng nghị sĩ E. Ken – nơ – đi đòi chính quyền Ca – tơ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Thượng nghị sĩ E. Ken – nơ – đi nói: “ Đã ba năm sau khi thất bại ở Việt Nam, Mỹ vẫn chưa có quan hệ ngoại giao với nước này. Mỹ vẫn duy trì lệnh cấm buôn bán với Việt Nam và khước từ việc giúp đỡ chính thức Việt Nam. Tôi hy vọng hai bên sẽ có những nỗ lực mới thiết lập quan hệ bình thường bao gồm cả việc đặt các đại sứ quán ở Hà Nội và Oa – shin – ton, 16 Thông tấn xã Việt Nam tại Paris, Báo Nhân dân Việt Nam năm 1977 bãi bỏ lệnh cấm buôn bán và đóng góp vào công cuộc xây dựng lại nhân dân Việt Nam sau chiến tranh.”17 Bài phát biểu này là một bài phát biểu vô cùng quan trọng đối với Việt Nam lúc bấy giờ bởi lẽ sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam đã bị tổn thất rất nặng nề hơn nữa và cũng trong giai đoạn này chiến tranh biên giới xảy ra làm cho mối quan hệ Trung Quốc, Campuchia và Việt Nam không được tốt đẹp nên Việt Nam càng rơi vào tình trạng khó khăn hơn. Qua bài viết này, chúng ta có thể nhận thấy rất rõ thiện chí và mong muốn từ phía Mỹ về việc bình thường hóa quan hệ đối với Việt Nam, bãi bỏ lệnh cấm buôn bán và đóng góp vào công cuộc xây dựng lại nhân dân Việt Nam sau chiến tranh. Đặc biệt hơn nữa, Ông E. Ken – nơ – đi còn nhắc đến việc đặt đại sứ quán tại Hà Nội và Oa – shin – ton. Có thể thấy người Mỹ muốn cải thiện quan hệ với Việt Nam như thế nào, tuy nhiên sau đó phía Việt Nam không hề có động tĩnh gì cho tới cuối năm 1978. Vì vậy có thể nhận xét rằng Việt Nam đã bỏ lỡ một cơ hội lớn trong việc thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Mỹ mà nguyên nhân chủ yếu cho sự bỏ lỡ cơ hội đáng quí này cho cùng cũng là do quan niệm ý thức hệ của Việt Nam lúc đó quá lớn, luôn coi Mỹ là kẻ thù không có thiện chí mà chỉ có ác ý. Có thể lời đề nghị mà ngài nghị sĩ E. Ken – nơ – đi đưa ra trong bài phát biểu phía ta cũng sẽ đánh giá nó ẩn chứa nhiều hàm ý sâu sắc có thể gây nguy hiểm cho Việt Nam qua lăng kính ý thức hệ. Đây là một lỗ hổng vô cùng lớn và cũng là một điểm thiếu sót của Việt Nam lúc bấy giờ. Chính ý thức hệ đã chi phối những hành động cũng như định hướng của ta và làm mất đi cơ hội bình thường hóa sau này để phía Trung Quốc nhảy vào. 2. Hình ảnh kẻ thù dưới góc độ lợi ích quốc gia trên báo Nhân dân giai đoạn 1975-1978 Khái niệm lợi ích dân tộc có nội hàm rộng, bao hàm trong đó tất cả những gì tạo thành điều kiện cần thiết cho sự trường tồn của cộng đồng với tư cách quốc gia dân tộc có chủ quyền, thống nhất, độc lập, lãnh thổ toàn vẹn; cho sự 17 Thông tấn xã Việt Nam, Báo nhân dân 1978 phát triển đi lên về mọi mặt của quốc gia dân tộc theo hướng làm cho đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng ngày càng phong phú, tốt đẹp hơn; cho sự nâng cao không ngừng sức mạnh tổng hợp quốc gia, năng lực cạnh tranh quốc gia trên trường quốc tế, vị trí, vai trò, uy tín quốc tế của quốc gia dân tộc. Các dân tộc trên thế giới đều coi lợi ích căn bản nhất của dân tộc là Tổ quốc độc lập, thống nhất, giàu mạnh, toàn vẹn lãnh thổ (bao gồm vùng đất, vùng trời, vùng biển, hải đảo, thềm lục địa), nhân dân làm chủ đối với Tổ quốc mình. Lợi ích dân tộc không bất biến mà thay đổi theo hoàn cảnh cụ thể. Có những yếu tố mang giá trị lâu dài, vĩnh cửu. Có những yếu tố chỉ tồn tại trong giai đoạn nhất định. Trong mỗi thời kỳ tồn tại, phát triển của dân tộc, có một hoặc một số vấn đề nổi bật lên. Trong thời kỳ đất nước bị ngoại xâm thì lợi ích tối cao của dân tộc là giải trừ nạn ngoại xâm, đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong bối cảnh dân tộc đứng trước xu thế tất yếu của một cuộc cách mạng xã hội, giải phóng nhân dân khỏi cảnh áp bức, tối tăm của chế độ xã hội đã lỗi thời, đồng thời mở đường cho đất nước phát triển đi lên, thì lợi ích cách mạng chính là lợi ích cao nhất, trực tiếp nhất của dân tộc. Đối với các nước đang phát triển, chậm phát triển, lợi ích giải phóng xã hội (bao hàm giải phóng sức sản xuất) và lợi ích giải phóng dân tộc gắn bó chặt chẽ với nhau. Nếu vấn đề giải phóng dân tộc chưa được giải quyết căn bản thì lợi ích giải phóng dân tộc phải được đặt lên hàng đầu. Vấn đề độc lập dân tộc đã căn bản được giải quyết thì lợi ích dân tộc thể hiện tập trung ở nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa đi đôi với từng bước xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Việc xác định đối tượng, đối tác là tương đối “nhạy cảm” trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta né tránh, để rồi rơi vào trạng thái mơ hồ, mất cảnh giác, mất tính chiến đấu và khó có thể vạch ra chủ trương, sách lược, chiến lược đúng đắn trong bảo vệ Tổ quốc. Thực tế, xác định đối tượng - đối tác là một trong những nội dung căn bản nhất trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Do đó, vấn đề đối tượng, đối tác vừa qua đã được Trung ương Đảng ta khẳng định rõ: “Vận dụng đúng đắn quan điểm về đối tác, đối tượng: Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác; bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng của chúng ta. Mặt khác, trong tình hình diễn biến nhanh chóng và phức tạp hiện nay, cần có cách nhìn biện chứng: trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong mỗi đối tác có thể có mặt mâu thuẫn với lợi ích của ta cần phải đấu tranh” Trung ương Đảng tiếp tục khẳng định: “... bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng của chúng ta”. Đây là một sự khẳng định khôn khéo, mềm dẻo của chúng ta trong quyết tâm bảo vệ các lợi ích quốc gia, dân tộc Việt Nam và mục tiêu, con đường cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Chúng ta không vạch tên, chỉ mặt đối tượng nào, không tạo ấn tượng hiềm khích với ai, nhưng sự khẳng định trên cũng đủ để vừa quy tụ ý chí, sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, vừa đề cao được lợi ích tối thượng của quốc gia, dân tộc. Bởi vì, “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm”, cho nên tiếp tục đề cao mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong Chiến lược bảo vệ Tổ quốc là hoàn toàn hợp lý, dễ hiểu. Thực tế chỉ ra rằng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam chính là nền tảng vững chắc nhất để xây dựng thành công xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước ta - đó cũng chính là lợi ích quốc gia, dân tộc ta đang hướng tới. Qua nghiên cứu định lượng một cách khái quái, nhóm đã đưa ra biểu đồ thể hiện số lượng từ ngữ mang tính chất thù địch lợi ích quốc gia giai đoạn 1975 -1978. Ta có thể thấy giai đoạn đầu những năm 1975 1976 Mỹ nắm số lượng rất lớn những bài báo, xã luận, tin vắn, thơ. với những luận điệu, từ ngữ phê phán được đăng tải trên báo Nhân dân. Và cũng ở giai đoạn này thì Trung Quốc và Campuchia chưa được coi như một kẻ thù mang tính chất lợi ích quốc gia dân tộc. Những bài báo được đăng tải với những từ ngữ nhằm phê phán Trung Quốc và Campuchia bắt đầu xuất hiện từ năm 1977 và tăng vọt nhanh chóng vào năm 1978 với Trung Quốc là hơn 100 từ ngữ và hơn 50 từ ngữ đối với Campuchia, ngược lại, những từ ngữ thù địch, phê phán Mỹ lại giảm nhanh chóng từ gần 200 từ ngữ vào năm 1975 xuống thấp nhất vào năm 1978 với khoảng 30 từ ngữ. 2.1. Báo nhân dân khi nói về “kẻ thù” Mỹ dưới góc độ lợi ích quốc gia giai đoạn 1975- 1978 Sự va chạm giữa các lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia thực sự sẽ dẫn đến xung đột lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, trên trường quốc tế, nguyên nhân dẫn đến xung đột lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia còn là xác định sai, xác định không đúng về lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia thực sự hoặc do 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 1975 1976 1977 1978 Biểu đồ thể hiện số chữ kẻ thù dưới góc độ lợi ích quốc gia giai đoạn 1975-1978 Mỹ Trung Quốc Cam-pu-chia nhận thức sai lầm về an ninh quốc gia của mình. Việc Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, Khơ-me Đỏ tiến hành chiến tranh biên giới chống Việt Nam 1977-1978 là những ví dụ về nhận thức sai lầm.18 Trong suốt 30 năm từ 1945 đến 1975, Mỹ đã liên tục tìm cách chống nhân dân Việt Nam. Họ đã tài trợ và cung cấp vũ khí cho cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Việt Nam và cho đến sau năm 1954, họ hất thẳng cẳng Pháp ra khỏi miền Nam, trực tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, một cuộc chiến tàn bạo và khốc liệt nhất từ trước đến nay. Trong suốt 30 năm đó, ta luôn luôn coi Mỹ là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất của dân tộc. Đại thắng Mùa xuân năm 1975 chấm dứt chiến tranh, đem lại độc lập, tự chủ, thống nhất hoàn toàn cho nhân dân ta. Nó cũng đem lại những thay đổi căn bản trong tình hình khu vực Đông Nam Á. Từ một cuộc chiến tranh nóng bỏng, quy mô lớn gây mất trật tự ổn định trong khu vực kéo dài suốt 30 năm, giờ đây Đông Nam Á đã có hòa bình. Lợi ích quốc gia của các nước có nhiều thay đổi và ngày càng nhận được sự quan tâm lớn hơn. 2.1.1. Tham vọng của Mỹ khi tiến hành xâm lược Việt Nam Trong suốt quá trình dính líu ở Việt Nam và ngay cả trước quá trình đó, Mỹ luôn xác định những lợi ích quốc gia cho riêng mình, tiêu biểu và cụ thể nhất phải kể đến đó là: những lợi ích kinh tế trực tiếp và lợi ích chiến lược của Mỹ trên trường quốc tế. Trước hết, Mỹ đặt sự quan tâm đặc biệt đến những nguồn lợi ở Việt Nam: các tài nguyên, nhất là khoáng sản; các sản phẩm chiến lược, nhất là lúa gạo và cao su; những nguồn cung cấp nhân công; thị trường đầu tư và thị trường tiêu thụ hàng hóa;... Từ lâu, tài nguyên của Đông Dương đã được báo chí và các chính khách Mỹ nhắc tới. Năm 1950, tờ New York Times viết: "Đông Dương là một miếng mồi đáng cho chúng ta đánh một ván bài lớn. Nó có thể xuất khẩu thiếc, 18 TS. Nguyễn Vũ Tùng (Biên soạn), Chính sách đối ngoại Việt Nam, tập II, tr. 171 tungstène, manganese, than đá, gỗ, gạo, cao su, dừa, hạt tiêu và da thuộc. Cho đến trước chiến tranh thế giới lần thứ hai II, lợi tức thu được ở Đông Dương đã tới khoảng 300 triệu đô la hàng năm".19 Tổng thống Eisenhower trong diễn văn đọc ngày 4-8-1953 tại Seatle nói: "Nếu chúng ta mất Đông Dương thì khối lượng thiếc và tungstène mà chúng ta đánh giá rất cao sẽ không còn thuộc về tay chúng ta nữa. Chúng ta đang tìm cách nào rẻ tiền nhất để ngăn chặn điều bất hạnh có thể xảy đến, đó là việc mất khả năng lấy được những thứ gì chúng ta muốn lấy từ số tài nguyên giàu có của Đông Dương và Đông Nam Á".20 Thứ hai, Mỹ xác định "Nam Việt Nam là một khâu then chốt trong cuộc chiến đấu giữa chủ nghĩa cộng sản và thế giới tự do. Kết quả của cuộc chiến đấu ở Việt Nam sẽ ảnh hưởng lớn đến diễn biến tình hình sau này ở châu Mỹ La tinh, châu Phi và cả châu Âu nữa" (Nixon). "Mỹ phải giữ lấy miền Nam Việt Nam, y như đã giữ ở Nam Triều Tiên và Đài Loan. Ba vùng đó có một tầm quan trọng quyết định đến vị trí của Mỹ ở Đông Nam Á". Như vậy, ta có thể thấy hành động dính líu chặt chẽ, lâu dài và có những khoản đầu tư khổng lồ cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam của Mỹ đã xâm phạm nghiêm trọng và gây ảnh hưởng nặng nề đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. 2.1.2. Về định lượng 19 New York Times, Xã luận, ngày 12-2-1950 20 "Nghiên cứu lịch sử" Hà Nội, số 124 BIỂU ĐỒ TỔNG QUAN SỐ BÀI BÁO XÁC ĐỊNH MỸ LÀ KẺ THÙ DỰA TRÊN LỢI ÍCH QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 1975-1978 Qua biểu đồ ta có thể thấy số bài viết về Mỹ trên Báo Nhân dân năm 1975 lên đến hơn 120 bài với trên 180 lần nhắc đến Mỹ như là kẻ thù gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. Tuy vậy, sau khi ta hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975 thì số bài báo và số lần nhắc về Mỹ như kẻ thù nguy hiểm nhất đã có dấu hiệu giảm còn khoảng hơn 100 bài vào năm 1976. Đến giai đoạn 1977-1978, khi Mỹ và Việt Nam bắt đầu tiến hành đàm phán vấn đề bình thường hóa quan hệ thì các bài viết về Mỹ giảm đáng kể, nhường chỗ cho các bài báo viết về kế hoạch phát triển kinh kế, xây dựng đất nước hòa bình, ổn định. 2.1.3. Về định tính ❖ Giai đoạn 1975-1976 Báo Nhân dân Quý I năm 1975 liên tục cập nhật thông tin về cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhằm chống lại những âm mưu bá chủ bá quyền toàn cầu của đế quốc Mỹ. Giai đoạn này, Báo Nhân dân đề cập nhiều đến Mỹ với thái độ lên án, tố cáo những mưu đồ đen tối hòng thôn tính, đô hộ, nô dịch, ngăn cản sự phát triển mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam. Nhiều số báo thẳng thắn gọi Mỹ là “địch”, “kẻ thù”, “bọn xâm lược”, “kẻ chủ mưu”, “kẻ phạm tội ác chiến tranh”, “bọn ác ôn”, “lũ khát máu” và xác định nhiệm vụ của ta trước tội ác của chúng đó là: “chống Mỹ và tay sai”, “đánh đổ đế quốc Mỹ và bè lũ”, “trừng trị đích đáng Mỹ - Thiệu”, Thời điểm này, Mỹ không chịu thi hành hiệp định Paris về Việt Nam như những gì đã cam kết, tiếp tục kéo dài cuộc chiến tranh ở miền Nam; chính quyền Pho thì không ngại rót thêm tiền cho cuộc chiến. Báo Nhân dân số 7550 ngày 3/1/1975 có bài báo: “Chính quyền Pho viện trợ 8 tỷ đô la cho ngụy quyền Sài Gòn và bè lũ tay sai khác ở Đông Nam Á”. Bên cạnh đó, nhiều bài viết cũng vạch trần những luận điệu sai trái của Mỹ và đòi chính quyền Pho thi hành nghiêm chỉnh hiệp định Paris về Việt Nam. Báo Nhân dân cũng tích cực trích dẫn và đăng những bài báo liên quan đến việc nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới, các nước xã hội chủ nghĩa, những kiều bào ở nước ngoài lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ, yêu cầu Mỹ rút quân và chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam. Trước sự ủng hộ ấy, quân dân ta đã có những cuộc chiến anh dũng với các thế lực thù địch để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình. Báo Nhân dân đã tường thuật chi tiết và đầy đủ cuộc chiến vì chính nghĩa của ta trong nhiều bài viết và truyện ngắn. Các bài phát biểu, diễn văn trong những cuộc mít tinh trọng thể được trích dẫn trên Báo Nhân dân cũng nêu rõ Mỹ và bọn tay sai là kẻ thù lớn nhất của dân tộc; tố cáo những hành động bất chính, tội ác chiến tranh của Mỹ. Song song với sử dụng các hình thức tường thuật, tin vắn, xã luận, thì tranh, thơ biếm họa về Mỹ và bọn tay sai cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xác định Mỹ với tư cách là kẻ thù gây ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia Việt Nam. Ngày 31/3/1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã họp nhận định: Thời cơ chiến lược tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào sào huyệt của địch đã hoàn toàn chín muồi. Ngày 30/4/1975, Quân ta thống nhất hiệp đồng các cánh, các hướng tổng công kích vào nội thành, chiếm lĩnh các mục tiêu chiến lược. 10 giờ ngày 30/4/1975, trung đoàn 66 bộ binh, cùng với xe tăng của lữ đoàn 203 thuộc sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến công thọc sâu, đập tan toàn bộ lực lượng phòng ngự của quân ngụy vượt qua cầu Sài Gòn. 10 giờ 45 phút, cán bộ, chiến sĩ ta bắt toàn bộ nội các ngụy quyền Sài Gòn, buộc Dương Văn Minh phải lên đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng cách mạng không điều kiện. 11 giờ 30 phút, ngày 30/4/1975, ta kéo cờ chiến thắng trên nóc dinh Độc Lập. Trên đà chiến thắng, từ ngày 30/4/1975, đồng bào và các chiến sĩ các tỉnh Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long đã đồng loạt tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, lần lượt giải phóng các tỉnh còn lại. Ngày 1-5-1975, toàn bộ lãnh thổ trên đất liền miền Nam Việt Nam đã hoàn toàn giải phóng. Văn kiện Đảng nhận định: “Thắng lợi vĩ đại của cuộc Tổng tiến công Mùa Xuân 1975, đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam thân yêu, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh yêu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta”.21 Bắt đầu từ nửa sau Quý II năm 1975 trở đi, các bài báo về Mỹ đã có xu hướng giảm dần. Sở dĩ có sự suy giảm này là vì cuộc kháng chiến chống Mỹ đã dành thắng lợi, nhân dân ta hoàn toàn làm chủ đất nước, giặc Mỹ buộc phải cút khỏi Việt Nam một cách ê trề. Các bài viết lúc này chủ yếu dành những lời ca ngợi của cả trong và ngoài nước cho chiến thắng anh hùng của dân tộc Việt 21 Văn kiện Đảng toàn tập, t.35, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004, tr.206 Nam. Các bài báo giảm đồng nghĩa với số lượng từ “địch”, “kẻ thù”, dành cho Mỹ cũng giảm theo. Mặc dù chiến tranh đã kết thúc nhưng quan hệ Việt – Mỹ vẫn chưa có tiến triển, chính quyền Pho về cơ bản vẫn tiếp tục chính sách thù địch với Việt Nam. 30/4/1975, Mỹ phong tỏa tài sản của Việt Nam. Hai tháng sau khi giành thắng lợi năm 1975, Tổng bí thư Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu trên Quốc Hội, bày tỏ mong muốn bình thường hóa quan hệ với Mỹ, và mong muốn Mỹ sớm thực hiện những điều đã hứa trước đó dưới thời Tổng thống Nixon về khoản hỗ trợ tái xây dựng sau khi kí hiệp định Paris. Nhưng Wasshington lúc này đã bỏ ngoài tai cho nỗ lực của phía Việt Nam, và yêu cầu Việt Nam phải cung cấp đầy đủ thông tin về MIA người Mỹ mất tích, cũng như trao trả những hài cốt được tìm thấy rồi mới bắt đầu đàm phán. 15/5/1975, Mỹ cấm vận thương mại và phủ quyết Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc. Các bài viết trên Báo Nhân dân thời điểm này tập trung đến các vấn đề: âm mưu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_hinh_anh_ke_thu_duoi_goc_do_y_thuc_he_va_loi_ich_quoc.pdf
Tài liệu liên quan