Đề tài Hình thành nhân cách con người trong nền kinh tế thị trường

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN A : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 3

PHẦN B : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÂN CÁCH CON NGƯỜI TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 4

1. Cơ sở lý luận 4

2. Cơ sở thực tiễn 5

II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 8

1. Những tác động của cơ chế thị trường đến nhân cách con người 8

2. Những nguyên nhân cơ bản của sự ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường trong việc hình thành nhân cách. 12

III. NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 13

1. Giải quyết quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội vấn đề công bằng xã hội. 13

2. Sự phát triển nhân cách đạo đức phải được thể hiện trong những hành vi đạo đức thực tế 14

3. Các biện pháp giáo dục và giáo dục đạo đức 15

4. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Nhà nước 16

C. KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2010 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hình thành nhân cách con người trong nền kinh tế thị trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh chất của thời đại : lợi ích, vai trò, địa vị của cá nhân trong xã hội, mức độ từng trải, khả năng thẩm định các giá trị đạo đức – nhân văn, tầm hoạt động cá nhân trong xã hội. Trên cơ sở nền tảng thế giới quan đó, nhân cách còn bao gồm các thuộc tính bên trong về năng lực, về phẩm chất xã hội của nhân cách như năng lực, trí tuệ, thể chất chuyên môn và những phẩm chất chính trị đạo đức, pháp luật thẩm mỹ. Như vậy, sự hình thành và phát triển của nhân cách là sự thống nhất của ba chiều sinh học (sinh lý), tâm lý và xã hội trong quá tình xác lập “cái tôi”. b) Cơ chế thị trường là gì ? Cơ chế thị trường là cơ cấu chế độ, hình thức xã hội của các tổ chức và hoạt động kinh tế, trong đó các mối quan hệ giữa con người với con người được biểu hiện thông qua việc mua bán trao đổi. Trong lịch sử phát triển sản xuất vật chất, thị t rường ( theo đúng nghĩa của nó) thực sự phát triển cùng với sự phát triển của CNTB. Việc chuyển nền kinh tế mang nặng tính tự cấp, tự túc với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có ý nghĩa to lớn trong việc giải phóng và phát huy các tiềm năng sản xuất trong xã hội. Nó tạo ra những điều kiện tiền đề kinh tế cho sự phát triển, khai thác các nguồn lực cho quá trình phát triển, đồng thời thúc đẩy và mở rộng hợp tác và phân công lao động quốc tế trong nước và thế giới áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động xã hội. 2. Cơ sở thực tiễn a) Kinh tế thị trường là một yếu tố khách quan trong quá trình vận động và phát triển kinh tế ở Việt Nam thời kỳ trước năm 1986, với cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp nền kinh tế Việt Nam không phát triển được thậm chí có chiều hướng đình trệ nguy hiểm, nền sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của xã hội. Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI Đảng ta đã thừa nhận những sai lầm khuyết điểm và rút ra những bài học kinh nghiệm và định hướng cho nền kinh tế nước ta phát triển theo nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Đảng ta đã đề ra chủ trương “quá trình từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn ở nước ta là quá trình chuyển hoá nền kinh tế còn nhiều tính chất tự cấp, tự túc thành nền kinh tế hàng hoá….Việc sử dụng đầy đủ và đúng đắn quan hệ hàng hoá, tiền tệ đòi hỏi sản xuất phải gắn với thị trường”. Đường lối đúng đắn đó một lần nữa được chỉ rõ trong Đại hội toàn quốc lần thứ VIII : “Để phát huy tiềm năng , của nền kinh tế nhiều thành phần phải tiếp tục xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và công cụ khác nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần… là hoàn toàn cần thiết để giải phóng và phát huy được các tiềm năng sản xuất trong xã hội”. Đến đại hội toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã xác định rõ hơn vai trò của kinh tế thị trường “cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội. Nó chẳng những không đối lập mà còn là một nhân tố khách quan cần thiết của việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa”. Kinh tế thị trường không đồng nhất với kinh tế TBCN, không phải là thành quả riêng của CNTB. Kinh tế thị trường đã từng xuất hiện khá sớm trước CNTB và là thành quả chung của văn minh loài người. Việc chuyển đất nước sang vận hành theo cơ chế thị trường không đơn thuần chỉ là quá trình thay đổi lại cấu trúc nền sản xuất xã hội với sự đổi mới cơ cấu sở hữu tư liệu sản xuất, cơ cấu sử dụng nhân lực, lao động…mà còn đổi mới nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của nền kinh tế – xã hội như cơ chế quản lý kinh tế và quản lý xã hội, hệ thống giáo dục và đào tạo cán bộ, các thiết chế và chính sách xã hội… b) Việc hình thành nhân cách con người trong cơ chế thị trường Sự chuyển biến nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường sẽ dẫn đến những tác động lớn bao trùm lên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực đạo đức, nhân cách con người. Kinh tế thị trường bản thân nó vốn có những giới hạn, những khuyết tật mang tính tự phát hết sức bướng bỉnh. Hơn thế nữa, quan hệ thị trường còn là môi trường thuận lợi để phát sinh nhiều tiêu cực và tệ nạn xã hội. Thực tế những năm qua cho thấy, tuy mới áp dụng cơ chế thị trường chưa được bao lâu, mà bên cạnh những thành tựu, như làm ăn thuần tuý chạy theo lợi nhuận dẫn đến các hình thức lừa đảo, hối lộ, trốn thuế thương mại hoá một cách tràn lan…làm giá trị đạo đức tinh thần bị băng hoại và xuống cấp đồng tiền đã chi phối quan hệ giữa người với người. Sự đổi mới cơ chế kinh tế đã làm cho hệ thống giá trị xã hội có ít nhiều thay đổi cùng với những giá trị chuẩn mực mới đã phần nào chi phối đến đời sống của từng cá nhân trong xã hội từ đó hình thành nên những con người mới. Người ra thừa nhận có sự thay đổi các giá trị từ anh hùng, dũng cảm hy sinh trong chiến đấu sang năng động sáng tạo và nhạy bén trong sản xuất kinh doanh. Tiêu biểu là những con người biết làm giàu cho mình và cho đất nước. Trong đời sống xã hội, các giá trị đạo đức đang được sắp xếp lại, từ chỗ chuyển đi các giá trị tinh thần là trọng, sang đề cao các giá tị tinh thần và các giá trị vật chất. Trong đó các giá trị được kết hợp hài hoà với nhau vừa tôn trọng giá trị cộng đồng vừa tôn trọng giá trị cá nhân. Như vậy vấn đề đạo đức và xã hội đang diễn ra phức tạp có sự đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa cái thiện và cái ác, giữa hai lối sống, sống có lý tưởng lành mạnh, trung thực thuỷ chung với lối sống thực dụng, dối trá, ích kỷ, ăn bám chạy theo đồng tiền. Những khía cạnh tiêu cực có cái đang phát huy tác dụng, có cái đang ở dạng khả năng. Đạo đức mới phải đấu tranh với các hệ thống đạo đức khác vừa phải tự đổi mới, tự khẳng định mình trong điều kiện mới. Đó là tình huống đặt ra đối với nhân cách và đạo đức hiện nay. c. Vai trò của chủ thể xã hội, cá nhân trong việc định hướng nhân cách Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, xã hội là mối quan hệ biện chứng được thực hiện trên nền tảng lợi ích. Trong quan hệ giữa cá nhân và xã hội, xã hội giữ vai trò quyết định. Thực chất của việc tổ chức trật tự xã hội là sắp xếp các quan hệ lợi ích sao cho khai thác được cao nhất khả năng của mỗi thành viên vào các quá trình kinh tế xã hội và thúc đẩy các quá trình đó phát triển cao hơn. Xã hội là môi trường, là phương tiện để lợi ích cá nhân được thực hiện : xã hội càng phát triển thì cá nhân nhận được ngày càng nhiều những giá trị vật chất và tinh thần. Vai trò của cá nhân ảnh hưởng tới xã hội tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của nhân cách. Những cá nhân có tài năng, phẩm chất, kinh nghiệm cao, có trách nhiệm cao đối với xã hội, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với xã hội sẽ góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Những cá nhân bị thoái hoá biến chất về nhân cách sẽ gây ảnh hưởng xấu tới xã hội, cản trở sự phát triển của xã hội…Ngược lại, sự hình thành nhân cách của cá nhân cũng còn tuỳ thuộc vào trình độ văn minh khác nhau của chế độ xã hội. CNXH tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cá nhân Anghen viết “việc chuyển tư liệu sản xuất thành sở hữu xã hội” và “nhờ sự sản xuất có tính chất xã hội khả năng đảm bảo cho mọi thành viên của xã hội một đời sống không những là hoàn toàn đầy đủ về phương diện vật chất và ngày càng dồi dào thêm lên, mà còn đảm bảo cho họ được phát triển tự do, đầy đủ và vận dụng được tự do, đầy đủ các năng khiếu về thể lực và trí tuệ của họ”. Đồng thời CNXH lại có những yêu cầu nhất định đối với cá nhân, giao trách nhiệm cho mỗi cá nhân. Cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ của mình thì CNXH càng được củng cố, phát triển và bảo vệ vững chắc. Ngược lại CNXH càng được củng cố và phát triển quyền tự do, các năng khiếu về thể lực và trí lực của cá nhân mới được đảm bảo. Quá trình kết hợp lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, tổ chức và quản lý một cách khoa học của Đảng và Nhà nước XHCN. Mọi trường hợp viện cớ có vẻ chính đáng về sự quan tâm đến lợi ích tập thể của xã hội, gạt bỏ lợi ích cá nhân, không quan tâm đến lợi ích cá nhân, làm mai một hoặc thui chột tài năng cá nhân, hoặc ngược lại đề cao quá đáng lợi ích xã hội bị che lấp hoặc bị coi nhẹ đều gây những hậu quả xã hội tiêu cực trở ngại cho sự phát triển xã hội. II. Thực trạng vấn đề 1. Những tác động của cơ chế thị trường đến nhân cách con người a) Theo hướng tích cực Do ảnh hưởng nặng nề của nhiều năm chiến tranh, của nền kinh tế kém phát triển, của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp… Nền kinh tế nước ta đã tụt hậu nghiêm trọng so với khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh đó, kinh tế thị trường là điều kiện rất quan trọng đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi khủng hoảng phục hồi sản xuất, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, bắt kịp bước tiến thời đại. Trong những năm vừa qua, kinh tế thị trường pử nước ta đã được nhân dân hưởng ứng rộng rãi và đi vào cuộc sống rất nhanh chóng, góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo các hoạt động sản xuất kinh doanh. Kích thíc tăng năng suất lao động không ngừng. Sự tìm tòi sáng tạo của cá nhân trong sản xuất luôn được khuyến khích. Đây là nhân tố tích cực mà trong cơ chế quan liêu bao cấp còn bị kìm hãm. Nói một cách khác cơ chế thị trường là cơ sở để phát triển tính năng động của cá nhân, lợi ích cá nhân được kích thích, được đảm bảo. Do vậy trong cơ chế thị trường con người tự vươn lên tìm tòi sáng tạo trong lao động sản xuất để sản phẩm ngày càng được nâng cao cả về chất lượng lẫn số lượng. Kinh tế thị trường đề cao trách nhiệm cá nhân, nhất là trách nhiệm về mặt vật chất của người cán bộ quản lý. Nói đến trách nhiệm của người cán bộ quản lý trước hết là nói đến trách nhiệm cá nhân của họ. Điều đó biểu hiện ở trách nhiệm đối với công việc được giao phó. Tinh thần trách nhiệm của người cán bộ quản lý phải được biểu hiện ở hiệu quả của công tác quản lý, của các hành động quản lý, của các quyết định quản lý. Nói đến tiêu chuẩn của người cán bộ quản lý trong cơ chế thị trường là nói đến “đức” và “tài”, trong đó “đức” là gốc. Nhưng có đức mà không có “tài”,không có đủ năng lực điều hành công việc hoặc không phấn đấu nâng cao năng lực để đáp ứng nhu cầu của công việc thì sớm muộn cũng bị kinh tế thị trường đào thải. Kinh tế thị trường làm cho động cơ và hiệu quả quản lý gắn liền với nhau, thống nhất với nhau. Kinh tế thị trường là kinh tế “mở” tính đa dạng và đa phương hoá cao của nó đã có tác dụng đẩy lùi sự níu kéo, tính trì trệ với bản chất bảo thủ của cơ chế tập trung quan liêu. Đây là những tác động làm cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý kinh tế sống động, kéo theo sự năng động tư duy của các chủ thể lao động. Cơ chế thị trường tạo điều kiện cần thiết cho con người vươn lên, đòi hỏi mỗi người phải học tập, rèn luyện bản thana, rèn luyện tay nghề để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Ngược lại, nền kinh tế thị trường cũng rất nghiêm khắc đào thải những sự trì trệ, bảo thủ, sự lạc hậu, lỗi thời của những con người có những sản phẩm kinh tế kém mang tính chất cổ hủ cả về nội dung lẫn hình thức. Kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay không chỉ tạo ra các điều kiện vật chất để xây dựng phát huy nguồn lực con người, mà còn tạo ra môi trường xã hội thích hợp cho con người phát triển hài hoà, toàn diện cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Kinh tế thị trường tạo ra sự cạnh ranh, chạy đua quyết liệt điều đó buộc con người phải năng động, sáng tạo, linh hoạt có tác phong nhanh nhạy, có đâù óc quan sát để thích nghi và hành động có hiệu quả, từ đó nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của con người góp phần làm giảm đi sự chậm chạp và trì trệ vốn có của người lao động trong nền kinh tế lạc hậu của con người Việt Nam. Kinh tế thị trường tạo ra những điều kiện thích hợp để con người mở rộng các mối quan hệ giao lưu buôn bán, từ đó hình thành các chuẩn mực văn hoá, đạo đức theo tiêu chí thị trường như chữ tín trong chất lượng, chữ tín trong giao dịch…Đây cũng là một hướng tốt đẹp bù đắp những thiếu hụt trong hệ giá trị của con người Việt Nam. b) Mặt tiêu cực Tuy chưa áp dụng cơ chế thị trường được lâu nhưng những mặt trái của cơ chế thị trường đang làm cho chúng ta phải suy nghĩ. Khi đất nước chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường có sự quản lý, điều tiết của nhà nước theo định hướng XHCN, đã kéo theo những biến đổi tương ứng của ý thức xã hội, trong đó có ý thức đạo đức. Trong thời gian ngắn của sự chuyển đổi kinh tế – xã hội đó đạo đức XHCN có thể nói, có lúc đã giữ được vị trí chủ đạo trong xã hội. Khi nói đến mặt trái của nền kinh tế thị trường Các Mác đã chỉ ra rằng : “Đó là một thứ tự do mậu dịch không có lương tâm” nó làm cho quan hệ giữa con người “Chìm ngập trong băng giá của sự tính toán lợi ích”. Bởi vì “ngoài quan hệ lợi hại trần truồng, ngoài sự giao dịch tiền mặt lạnh lùng vô tình sẽ chẳng còn mối liên hệ nào khác. Có những lúc những nơi, kinh tế thị trường không những không làm cho con người ta năng động hơn, tốt đẹp hơn mà ngược lại, còn làm tha hoá bản chất con người, biến con người thành gã nô lệ, sùng bái đồng tiền hoặc thành kẻ đạo đức giả chỉ biết tôn trọng sức mạnh và lợi ích cá nhân, sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm, văn hoá, đạo đức, luân lý…Bên cạnh những tác động tích cực, kinh tế thị trường cũng có nhiều khuyết tật, hạn chế, gây ra những tác động xấu. Việc quá đề cao lợi ích cá nhân, bất chấp lợi ích tập thể, lợi ích xã hội là một nguy cơ lớn. Lợi nhuận kích thích sản xuất. Nhưng mặt khác, lợi nhuận cũng tự phát đẩy con người tới những hành vi phá hoại môi trường sống và làm tha hoá đạo đức nhân phẩm. Điều này rất đúng với nhận xét của TJ Duning và C. Mác đã dẫn lại trong “Tư bản” với một lợi nhuận thích đáng thì tư bản trở nên can đảm. Được đảm bảo 10% lợi nhuận thì người ta có thể dùng tư bản vào đâu cũng được. Được 20% thì nó hoạt bát hẳn lên. Được 50% thì nó thật sự táo bạo. Nhận xét trên đây không chỉ đúng với động cơ hành động của nhà tư bản mà còn đúng với cả động cơ hành động của con người nói chung. Kinh tế thị trường đề cao quá mức tự do cá nhân làm nảy sinh chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa lợi ích cực đoan, chủ nghĩa cá nhân với triết lý “sống chết mặc bay” mâu thuẫn với chủ nghĩa tập thể, là kẻ thù của chủ nghĩa tập thể. Chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa lợi ích cực đoan đẩy người cán bộ quản lý rơi vào tình trạng tha hoá bản chất là môi trường thuận lợi làm nảy sinh và phát triển những hiện tượng lợi dụng chức quyền ngày càng trầm trọng. Thật không sai khi hình dung kinh tế thị trường là con dao hai lưỡi, nêú dùng không cẩn thận rất dễ bị đứt tay. Nền kinh tế hàng hoá đòi hỏi phải mở rộng quan hệ với các nước và thông qua mở rộng quan hệ với các chúng ta đã tăng nhanh xuất khẩu và có những bước tiến mới trong kinh tế đối ngoại. Trong quá trình mở rộng hợp tác kinh tế và giao lưu với các nước, một mặt, chúng ta tiếp thu được nhiều thành tựu văn minh của nhân loại làm phong phú thêm nền văn hoá dân tộc. Mặt khác quá trình xâm nhập của nền văn hoá ngoại lai đã làm cho văn hoá truyền thống dần bị mai một. Do công tác quản lý văn hoá chưa tốt nên trong hoạt động văn hoá, văn nghệ nảy sinh khuynh hướng coi nhẹ văn hoá, văn nghệ dân tộc, chạy theo thị hiếu không lành mạnh, để cho các văn hoá phẩm độc hại phổ biến tràn lan. Những lối sống thực dụng đồi trụy có dịp lan rộng trong xã hội, gây tác hại lớn đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Khi mà đạo đức và tinh thần có nhiều vấn đề mới nảy sinh, đạo lý bị sa sút, thế giới nội tâm nghèo đi, một số vấn đề định hướng giá trị, chuẩn mực xã hội truyền thống có thể bị đảo lộn. Một số tàn dư của xã hội cũ đã có thời kỳ lắng xuống, nay trong điều kiện kinh tế thị trường đang có nguy cơ phục hồi. Như vậy, kinh tế thị trường cùng với những tác động tích cực còn có những tác động tiêu cực với sự phát triển nhân cách, cá tính con người. Nó sẽ tạo ra sự phát triển nhân cách, cá tính con người phiến diện vì hoạt động của con người bị định hướng vào mục tiêu làm giàu bất chính. Tính thực dụng sẽ cản trở thậm chí loại trừ những giá trị văn hoá, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Tất cả những điều này sẽ dần dần làm cho nhiều giá trị văn hoá nói chung, giá trị đạo đức của dân tộc nói riêng bị phai nhạt, bị phá huỷ. 2. Những nguyên nhân cơ bản của sự ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường trong việc hình thành nhân cách. Một trong những nguyên nhân của các hiện tượng tiêu cực đó là trong quá trình đổi mới, chúng ta chưa lường hết những phức tạp và những tác động tiêu cực trong việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường, chậm phát triển khắc phục những vấn đề mới nảy sinh và những sơ hở trong các quyết định. Cùng với những khó khăn trong kinh tế còn có những khó khăn trong các lĩnh vực khác : hệ thống pháp luật, thể chế và bộ máy chưa chuyển kịp với nền sản xuất hàng hoá và cơ chế thị trường. Trật tự kỷ cương chưa được chấp hành nghiêm túc, vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước còn kém hiệu lực. Nhà nước còn thiếu chính sách, biện pháp có hiệu lực để ngăn chặn thu nhập phi pháp và điều tiết mức thu nhập. Việc buông lỏng pháp chế xử lý các vụ việc vi phạm không nghiêm, thiếu sự chặt chẽ và phối hợp không đồng bộ trong công tác quản lý điều hành đã ảnh hưởng không tốt đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách cong người Việt Nam. Đô thị là nơi tập trung các cán bộ quản lý, viên chức nhà nước, người lao động chất xám, nhà buôn, kẻ giàu và cả những người tu hành trong hệ thống các nhà thờ, chùa. Nếu các tầng lớp này không đề cao phẩm chất cuộc sống, mà lại tha hoá biến chất, coi đồng tiền là trên hết thì đô thị chỉ có vật chất, chứ không có văn minh tinh thần chân chính. Vì vậy xây dựng lối sống đô thị mới chính là trở về với bản sắc dân tộc và đề cao bản lĩnh trong việc nâng cao bản sắc dân tộc được hiện đại hoá, lối sống tiện nghi, coi đồng tiền trên hết thì đô thị chỉ có vật chất, chứ không có văn minh tinh thần chân chính. Vì vậy, xây dựng lối sống đô thị mới chính là trở về với bản sắc dân tộc và đề cao bản lĩnh trong việc nâng cao bản sắc dân tộc được hiện hoá lối sống tiện nghi, coi đồng tiền trên hết do chủ nghĩa cực đoan phương tây mang lại đang càng ngày bị phê phán. Ngoài ra những tư tưởng trì trệ bảo thủ, bảo thủ của tầng lớp lãnh đạo và lối sống tiểu nông, tầm nhìn thiển cận do nhịp điệu của phương thức sản xuất cũ đẻ ra là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển kinh tế. Mấy năm gần đây nhờ mở cửa thị trường, giao lưu kinh tế mà chúng ta ngày càng phát triển cả về tinh thần lẫn vật chất. Đời sống con người được nâng cao… Nhưng tư tưởng “tiểu nông” trong phong thái sinh hoạt, trong bề lối làm việc vẫn còn đó. Tất cả các mặt này đều trực tiếp hay gián tiếp làm xói mòn đạo đức, kỷ cương xã hội. Vì vậy chúng ta cần phải xoá bỏ những cản trở vướng mắt trên con đường phát triển kinh tế đưa nước ta tiến dần lên một xã hội văn minh xã hội chủ nghĩa. III. Những giải pháp khắc phục Để khắc phục những mâu thuẫn của sự hình thành và phát triển nhân cách trong cơ chế thị trường chúng ta cần phải thống nhất giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội. Chú trọng đầu tư phát triển con người nhất là đầu tư cho giáo dục, nâng cao dân trí, phải làm tốt việc quản lý lĩnh vực tư tưởng. Cụ thể là phải xây dựng cho được ở mỗi người một thế giới quan khoa học, một ý thức đạo đức mới. Tuy vậy, để xây dựng nhân cách đạo đức, trước hết cần phải tính đến những nhân tố cơ bản quy định sự hình thành và phát triển nhân cách đạo đức để từ đó có những biện pháp khả thi sau : 1. Giải quyết quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội vấn đề công bằng xã hội. Vì con người luôn luôn theo đuổi lợi ích cá nhân nên khi họ vươn tới những giá trị đạo đức cao cả thì buộc họ từ bỏ việc theo đuổi lợi ích cá nhân. Sự tách rời giữa đạo đức và lợi ích khiến cho sự hoạt động đạo đức cá nhân bị hạn chế con người hướng vào sự trung đạo đức nhiều hơn là hành vi đạo đức thực tế. Ngày nay, cơ chế thị trường làm biến đổi tính chất của việc giải quyết quan hệ lợi ích giữa cá nhân và lợi ích xã hội. Thực hiện cơ chế thị trường nghĩa là thừa nhận tính hợp lý của việc theo đuổi lợi ích cá nhân. Một trong những đặc trưng tiêu biểu của cơ chế thị trường là ở chỗ : mục tiêu của việc tham gia hoạt động thị trường là nhằm thoả mãn tối đa lợi ích cá nhân, tính hợp lý hợp pháp của lợi ích cá nhân kích thích tính tích cực của hoạt động nhân cách. Việc tham gia tích cực vào hoạt động kinh tế xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường sẽ làm cho những naưng lực nhân cách phát triển. Đến lượt mình, sự phát triển nhân cách độc lập chính là điều kiện cho sự phát triển năng lực đạo đức của con người. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Với tư cách là mục tiêu sự phát triển của con người phải là thước đo của những chính sách kinh tế và xã hội theo định hướng “tất cả vì con người”. Tuy nhuên, cơ chế thị trường với sự khuyến khích lợi ích cá nhân, tự nó đã bao chứa khả năng và trên thực tế đã dẫn đến sự phát triển nhân cách rõ rệt nhất. Đó là sự lệch pha, sự phát triển nhân cách thiên lệch giữa một bên là trí tuệ sự khôn ngoan những năng lực thực tiễn với bên kia là sự xuống cấp của ý thức công dân. Trách nhiệm và tình cảm đạo đức…Bởi vậy, để khắc phục nghịch lý của sự phát triển nhân cách, tạo điều kiện cho nhân cách đạo đức phát triển, việc hoàn thiện cơ chế thị trường có điều tiết theo định hướng XHCN là tất yếu và cấp thiết. 2. Sự phát triển nhân cách đạo đức phải được thể hiện trong những hành vi đạo đức thực tế Hành vi đạo đức là hành vi được thể hiện bởi sự điều tiết của ý thức đạo đức mà trong đó các chuẩn mực đạo đức giữ vai trò trung tâm. Với tư cách là quá trình cải biến sâu sắc sự nghiệp công nghiệp hoá .Đất nước đòi hỏi và tất yếu sẽ sản sinh ra một hệ chuẩn mực đạo đức mới thích ứng với cơ chế thị trường và những diều kiện của xã hội hiện đại. Việc xác lập hệ chuẩn mực đạo đức mới cần phải tuân thủ nguyên tắc về tính kế thừa lịch sử, phải là sự tiếp tục và vượt qua truyền thống. Trong bối cảnh của sự hội nhập quốc tế mang tính toàn cầu, hệ chuẩn mực đạo đức của mỗi quốc gia không thể không mang tính quốc tế. Bởi vậy, tiếp nhận những giá trị, những chuẩn mực đạo đức tiến bộ và hiện đại của nhân loại, làm phong phú hệ chuẩn mực đạo đức dân tộc và cần thiết. Tuy nhiên, việc tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức dân tộc ta là cần thiết. Tuy nhiên, việc tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức ngoại lai cũng không thể tuỳ tiện được. Sự đụng độ giá trị có thể làm huỷ hoại những chuẩn mực dân tộc, truyền thống. Bên cạnh việc xây dựng hệ chuẩn mực đạo đức xã hội, cần xây dựng những bộ luật đạo đức nghề nghiệp. Tính đặc thù của nghề nghiệp và lĩnh vực hoạt động cụ thể đòi hỏi phải có những chuẩn mực đạo đức cụ thể định hướng cho hoạt động nhân cách. Những chuẩn mực này là sự cụ thể hoá những chuẩn mực đạo đức xã hội trong các lĩnh vực cụ thể. Vì vậy để chủ động xây dựng nhân cách đạo đức trong điều kiện hiện nay cần xác lập một hệ chuẩn mực đạo đức mới, hiện đại, phù hợp với những yêu cầu của xã hội hiện đại. 3. Các biện pháp giáo dục và giáo dục đạo đức Nhân cách khi hình thành một cách tự nhiên thì bao giờ cũng chưa hoàn thiện. Vì vậy giáo dục và giáo dục đạo đức là một trong những phương thức giải pháp quan trọng nhất, trực tiếp quyết định sự hình thành phát triển nhân cách đạo đức. Giáo dục nói chung có vai trò to lớn đối với sự phát triển phương diện đạo đức của nhân cách. Giáo dục thực chất là quá trình chuyển văn hoá xã hội thành văn hoá cáư nhân, biến những năng lực nhân tính đã được đối tượng hoá như là tài sản của xã hội thành sức mạnh bên trong của mỗi con người cụ thể. Giáo dục toàn diện và có hệ thống sẽ làm phát triển hài hoà các phương diện lý trí, ý trí tình cảm cũng như năng lực thực tiễn của con người. Sự phát triển toàn đó sẽ là cơ sở cho sự phát triển đạo đức của nhân cách. Giáo dục đạo dức trực tiếp biến các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức xã hội thành niềm tin, nhu cầu và động cơ bên trong mỗi con người nghĩa là thành sức mạnh đạo đức của nhân cách. Trong điều kiện hiện nay, khi cơ chế thị trường chưa hoàn thiện, khi các giá trị và phản giá trị đạo đức còn đan xen lẫn nhau thì giáo dục đạo đức càng trở nên cấp thiết. Giáo dục đạo đức sẽ góp phần tích cực vào việc khắc phục tình trạng tự phát trong lĩnh vực đạo đức cũng như giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức đòi hỏi tiến hành một cách đồng bộ, có hệ thống với những hình thức thích hợp cho các đối tượng cho các lứa tuổi, các lĩnh vực hoạt động khác nhau của con người. Ngoài những yêu cầu chung, những loại hình giáo dục khác giáo dục đạo đức chỉ thực sự có hiệu quả khi nó bao chứa trong mình sự thống nhất của hai phương diện : phương diện truyền đạt và phương diện nêu gương. Phương diện truyền đạt phải cung cấp cho đối tượng giáo dục những hiểu biết cần thiết về đạo đức, các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội, các chuẩn mực đạo đức trong các lĩnh vực hoạt động cụ thể của đối tượng giáo dục. Một sự hiểu biết đầy đủ và cần thiết như vậy sẽ tạo cơ sở cho hoạt động đạo đức. Phương diện nêu gương, phải tác động vào ý thức con người bằng chính những tấm gương người tốt việc tốt. Những tấm gương này chính là hiện thân của các giá trị, các chuẩn mực đạo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25104.doc
Tài liệu liên quan