Để học sinh có điều kiện hợp tác trao đổi giúp đỡ lẫn nhau cùng giải quyết các nhiệm vụ tôi giao, tạo lớp học cơ động tôi thường dùng biện pháp học nhóm như nhóm 2, 3, 4, Các nhóm này có thể lựa chọn theo bàn, theo dãy, số thứ tự, ngẫu nhiên, theo ý thích, bạn giúp bạn
Với hình thức này tôi rèn, hướng dẫn cho học sinh ngay từ những lần đầu tiên làm việc theo nhóm theo các hình thức đến khi quen việc, các em phải cùng nhau hợp sức để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Khi làm việc theo nhóm tự các nhóm có quyền lựa chọn cách thực hiện nào tuỳ thích, sao cho khi nhóm trình bày phải đạt được yêu cầu tôi giao.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6942 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hình thức tổ chức hoạt động nhóm để học sinh chủ động tích cực và hứng thú trong giờ học Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
TÊN ĐỀ TÀI :
Hình thức tổ chức hoạt động nhóm để học sinh chủ động tích cực và hứng thú trong giờ học Tiếng Việt.
LÝ DO :
Qua 3 năm áp dụng chương trình mới, chương trình thay sách lớp 1 chúng ta đã, đang gặt hái được những kết quả khả quan, không dừng ở đó mỗi người giáo viên vẫn không ngừng suy nghĩ, tìm tòi làm thế nào để nâng cao chất lượng của lớp mình, làm thế nào để tạo cho các em hứng thú học tập, phát triển năng lực trí tuệ, rèn luyện thao tác tư duy cơ bản, đồng thời tạo cho các em nếp sống, thói quen thể hiện trong suy nghĩ, giao tiếp ứng xử, hình thức tổ chức lớp học nào sẽ giải quyết những vấn đề trên … ?
Với bản thân tôi ngoài những hình thức tổ chức lớp học tích cực tôi tiếp thu được từ các buổi tập huấn, tham dự các tiết dạy Giáo viên giỏi, các tiết thao giảng và bản thân trải nghiệm trong quá trình giảng dạy, học hỏi, tham khảo đồng nghiệp tôi nhận thấy thông qua hoạt động làm việc theo nhóm dưới hình thức thi đua giáo viên có thể khơi dậy và khai thác khả năng học tập tích cực chủ động ở học sinh, học sinh tự bộc lộ mình, tự học tập lẫn nhau, tự chiếm lĩmh kiến thức mới thông qua cách làm việc chung nhóm ? Và làm sao để tiết học trở nên nhẹ nhàng, tự nhiên sinh động, học sinh có cảm giác như được vui chơi giữa giờ học ngay trên lớp .
Từ ý nghĩ trên tôi đã tìm tòi và thực nghiện trên lớp dạy của mình và nhận được kết quả như mong muốn. Dưới đây tôi xin trình bày kinh nghiệm của mình về hình thức tổ chức cho học sinh lớp 1 làm việc theo nhóm như thế nào ở môn Tiếng Việt mà học sinh có thể chủ động tích cực, vui tươi và hiệu quả.
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU ĐẠT ĐƯỢC ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
Để tiết học trở nên nhẹ nhàng tự nhiên sinh động, học sinh có cảm giác như được vui chơi giữa giờ học ngay trên lớp.
Tạo không khí thân thiện , cởi mở, hứng thú trong giờ học môn Tiếng Việt.
Giúp học sinh phát triển khả năng diễn đạt, khả năng giao tiếp, mạnh dạn tự tin hơn.
Khơi dậy tính tích cực chủ động, sáng tạo, tự học tập lẫn nhau, tự chiếm lĩnh kiến thức mớiqua cách làm việc chung nhóm.
GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
Về mặt lí luận :
Trẻ em vốn ưa quan sát, tò mò, thích nhận xét, so sánh, thích được vui chơi, thi đua để trở thành người chiến thắng.
Đối với trẻ vào lớp một, các em phải tiếp nhận hình thức học tập mới so với mẫu giáo nên các em dễ mất tập trung, lo ra. Việc học nhóm tạo điều kiện cho các em thoải mái hơn , tạo cảm giác gần gũi thân thiện như đang trao đổi chứ không phải là gò ép học tập.
Chương trình vốn có nội dung gần gũi với các em, bài học được thể hiện khá rõ, đẹp, nhiều kênh hình, học sinh có thể tự khám phá bài học.
Về mặt thực tiễn :
Hoạt động nhóm tốt giúp học sinh cởi mở , tự tin hơn, có thái độ tự giác học tập và chủ động không lệ thuộc vào giáo viên .
Giáo viên với vai trò hướng dẫn, gợi mở , học sinh đóng vai trò chủ đạo.
PHẦN NỘI DUNG
THỰC TRẠNG BAN ĐẦU CỦA CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TRƯỚC KHI CÓ SÁNG KIẾN :
Trước khi có sáng kiến hình thức hoạt động nhóm tôi cho học sinh làm đó là những bài tập nhỏ, chưa có tính chủ động và chưa thấy rõ khả năng kết hợp giữa các thành viên trong nhóm, các em chưa có sự hợp tác chặt chẽ, các nhóm chưa có sự thúc đẩy nhau để đạt được kết quả tốt nhất cho nhóm mình, đôi khi chì có một vài thành viên trong nhóm làm việc, thời gian cho các nhóm làm việc ngắn, bài làm khá đơn giản … Nói chung hình thức thực hiện nhóm trước đây mang nặng tính hình thức chưa phát huy tốt khả năng hợp sức và giúp đỡ nhau cùng học tập.
NHỮNG YÊU CẦU KHÁCH QUAN VÀ NHỮNG ĐỘNG LỰC ĐẦU TIÊN ĐÃ THÚC ĐẨY SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Vốn dĩ chương trình mới có nội dung gần gũi, phù hợp với lứa tuổi các em.
Học sinh hiếu động thích tìm tòi trao đổi, thách đố, thi đua để là người chiến thắng.
Một số em chưa mạnh dạn bày tỏ ý kiến cá nhân trước tập thể, dễ mất tập trung khi nghe giáo viên nói.
Chương trình mới cần hướng tới là làm sao cho các em phát huy hết khả năng học tập theo hướng tích cực chủ động, sáng tạo các em phải tự bộc lộ mình, tự tìm tòi, tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới… và theo tôi thông qua cách làm việc theo nhóm ở một số hoạt động thậm chí khi học sinh đã nắm được cách làm việc theo nhóm thì các em có điều kiện hợp tác trao đổi, tự học lẫn nhau và có trách nhiệm với các thành viên trong nhóm đặc biệt tự chiếm lĩnh kiến thức nếu giáo viên tổ chức và hướng dẫn tốt.
Qua hoạt động nhóm tôi muốn các em nhút nhát sẽ mạnh dạn hơn ít nhất là trước nhóm.
MÔ TẢ NỘI DUNG SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM :
Để học sinh có điều kiện hợp tác trao đổi giúp đỡ lẫn nhau cùng giải quyết các nhiệm vụ tôi giao, tạo lớp học cơ động tôi thường dùng biện pháp học nhóm như nhóm 2, 3, 4, … Các nhóm này có thể lựa chọn theo bàn, theo dãy, số thứ tự, ngẫu nhiên, theo ý thích, bạn giúp bạn …
Với hình thức này tôi rèn, hướng dẫn cho học sinh ngay từ những lần đầu tiên làm việc theo nhóm theo các hình thức đến khi quen việc, các em phải cùng nhau hợp sức để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Khi làm việc theo nhóm tự các nhóm có quyền lựa chọn cách thực hiện nào tuỳ thích, sao cho khi nhóm trình bày phải đạt được yêu cầu tôi giao.
Các thành viên trong nhóm thay phiên làm nhóm trưởng ở mỗi lần hợp nhóm.Với phương pháp này để tránh học sinh có thể làm qua loa một, hình thức, nếu không có sự kiểm tra theo dõi của giáo viên, một số em yếu, thụ động không chịu động não, suy nghĩ, hoặc thuộc lòng đọc vẹt, không bày tỏ ý kiến của mình ngược lại những em nhanh nhẹn thì tự quyết định vấn đề mà không có sự thảo luận trong nhóm. Vì thế để đảm bảo cho tất cả học sinh đều tham gia làm việc một cách chủ động một mặt tôi khuyến khích động viên các em, nhất là các em còn nhút nhát, lo ra, giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng quản lí và theo dõi phân công các thành viên trong nhóm làm việc, một mặt tôi thường xuyên đến luân phiên các nhóm kiểm tra, theo dõi chặt chẽ các nhóm làm việc để có thể hướng dẫn kịp thời đối với nhóm nào còn lúng túng trước yêu cầu được giao.
Mặt khác tôi luôn cho các nhóm thi đua với nhau qua bảng điểm làm việc giữa các nhóm, trong quá trình diễn ra hoạt động nhóm, nhóm nào làm việc tốt không gây ồn ào không có thành viên lo ra, làm việc riêng nhóm đó được cộng điểm và ngược lại, nhóm trưởng sẽ chịu trách nhiệm khi có bạn trong nhóm không hợp tác, để tránh nhóm làm nhanh chờ đợi sẽ sinh ra nói chuyện, làm việc riêng tôi cho các nhóm trưởng có thể chọn nhóm kiểm tra chéo, hay trao đổi thêm các thông tin có liên quan đến bài học từ các nhóm khác.
Những học sinh học chưa tốt tuỳ theo bài tôi có thể xếp thành một nhóm và tự là thành viên trong nhóm của các em và có thể luân phiên cho học sinh giỏi làm nhóm trưởng tiếp vai trò của tôi còn tôi thì quan sát các nhóm làm việc.
Sau khi hết thời gian làm việc tôi có thể cho các nhóm trình bày trước lớp và các thành viên trong nhóm đều phải tham gia trả lời, các nhóm khác nghe, nhận xét, qua hoạt động này tôi có thể kiểm tra được sự hợp tác của các thành viên trong nhóm và đánh giá được khả năng kiểm tra chéo của các nhóm trưởng.
Ví dụ : Dạy âm bài 18 tiết 2 - Phần luyện đọc
Tôi chia nhóm để học sinh tự đọc lại phần bài tiết 1 và đọc câu ứng dụngà Các nhóm làm việc tuỳ chọn cách thực hiện (có thể tự chọn cách đọc nối tiếp từng phần, từng em đọc hết bài đến em khác, nhóm trưởng chỉ định) à Các nhóm trưởng kiểm tra chéo à Các nhóm trình bày à Nhận xét phần kiểm tra của các nhóm trưởng và nhóm trình bày à Tính điểm thưởng.
Để tránh mất thời gian các nhóm khá giỏi lên trình bày phần làm việc của mình tôi sẽ cho cả nhóm đồng thanh đọc còn các nhóm trung bình- khá tôi cho từng cá nhân đọc dưới nhiều hình thức.
Trong quá trình diễn ra hoạt động nhóm tôi có thể đến từng nhóm để nhận xét, giao thêm việc ( phần bài làm thêm hoặc nâng cao đối với nhóm khá- giỏi) nếu các nhóm làm tốt tôi sẽ nhận xét trực tiếp và chuyển qua hoạt động khác không nhất thiết lần hoạt động nhóm nào cũng trình bày trước lớp.
Ví dụ : Dạy bài đầm sen tiết 2 – phần tìm hiểu bài
Tôi giao cho học sinh làm việc theo nhóm 4 với yêu cầu các em luyện đọc và tìm hiểu bài, tôi khuyến khích học sinh dựa vào nội dung của bài nêu các câu hỏi khác đố bạn mình, đố các nhóm khác không nhất thiết phải hỏi giống câu hỏi trong sách giáo khoa, khi hết thời gian làm việc tôi cho các em đọc bài với nhiều hình thức chẳng hạn nhóm tôi yêu cầu đọc nối tiếp sau đó nêu câu hỏi cho các nhóm trả lời nếu nhóm khác không trả lời được thì nhóm trình bày sẽ được phần điểm cộng gấp đôi ( khi nhóm đưa ra câu hỏi tôi và các nhóm khác sẽ nghe, hướng học sinh nêu câu hỏi phù hợp hơn nếu các em nêu chưa rõ ràng).
Khi học sinh đã trở nên thông thạo với việc học nhóm này, ở những bài tập đọc sau tôi cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức ở bài mới mỗi nhóm sẽ được giao 1 phiếu làm bài để học sinh trả lời các câu hỏi có trong SGK các em cùng hợp sức và tự làm sau khi đã cùng nhau đọc bài trôi chảy tôi chỉ hướng dẫn và giảng giải những vấn đề nào nhóm hoặc cả lớp chưa giải quyết được, hay những phần cần phải ôn tập nhấn mạnh, những điều cần lưu ý…
Ví du: Dạy bài Mèo con đi học.
Bài học này theo điều phối chương trình thì diễn ra trong 70 - 75 phút.
Tôi chia bài thành 3 hoạt động :
Hoạt động 1 (7 phút): Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động 2 (30 phút):
-> Tôi giới thiệu bài.
-> Giao nhiệm vụ : Đọc đúng và trôi chảy bài đọc.
Thực hiện các yêu cầu bài tập đọc trang 103 – 104.
-> Chia nhóm, phát phiếu làm bài ( tôi cho học sinh thực hiện nhóm 4 với hình thức lựa chọn ngẫu nhiên.)
Trong quá trình làm việc tôi sẽ đến từng nhóm quan sát cách làm việc của các em và sẽ giúp đỡ nếu các em cần, tôi động viên các em dựa vào nội dung bài để đặt câu hỏi đố bạn trong nhóm và các bạn khác nhóm, những thắc mắc trong bài tôi khuyến khích nhóm trưởng nên trao đổi với các nhóm khác trước khi hỏi tôi, nhóm nào thực hiện xong tôi gợi ý cho các em nghĩ động tác phụ họa cho bài thơ và cùng giúp nhau học thuộc bài thơ. Việc cộng, trừ điểm thi đua được tính ngay từ khi bắt đầu các em tập trung thành một nhóm
Nghỉ giữa tiết ( 5 phút ).
Hoạt động 3 ( 30 phút ) :
Học sinh trình bày những việc đã thực hiện
-> Kiểm tra phần bài đọc của các nhóm, các nhóm nghe và nhận xét, tính điểm.
-> Giải đáp yêu cầu 1 - các nhóm nêu, tính điểm.
-> Giải đáp yêu cầu 2, trình bày phiếu làm lên bảng, cùng kiểm tra nhận xét và tính điểm.
-> Giải đáp yêu cầu 4 tương tự cách làm bài tập 3.
-> Học sinh dựa vào bài nêu và trả lờ các câu hỏi.
Ngoài 2 câu hỏi từ SGK, tôi nhận thấy các nhóm nêu tốt 1 số câu hỏi
Chẳng hạn : - Cừu nói gì khiến mèo vội xin đi học ?
- Đố bạn mèo con buồn bực vì sao ?
-Mèo đã kiếm cớ gì để trốn học ?
-Vì sao con cừu muốn cắt đuôi con mèo ?
- Tại sao con cừu chọn cách chữa bệnh như vậy?
- Bạn thích con vật nào? Vì sao?
- Bài thơ muốn khuyên ta điều gì ?
- Bạn có thích đi học không?
- Đi học giúp bạn điều gì ? …
Mỗi câu hỏi và câu trả lời được chấp nhận sẽ tính vào thang điểm của cả nhóm
-> yêu cầu nhóm thể hiện bài thơ kết hợp động tác phụ hoạ, lên trình diễn cho cả lớp xem, cả lớp đọc toàn bài.
-> Tổng kết điểm và khen thưởng.
* Khả năng áp dụng :
Với những điều trình bày trên theo tôi có thể áp dụng cho các bài trong SGK Tiếng Việt ở các hoạt động nhất là những bài tập đọc về sau trong chương trình lớp 1 thậm chí có thể áp dụng cho lớp 2 , 3… hoặc có thể mạnh dạn áp dụng cho các môn học khác như môn toán chẳng hạn.
HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Kết quả đã đạt được của việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm :
Hình thành thói quen sử dụng SGK ở học sinh.
Lật ngược và khắc sâu vấn đề.
Dần cá biệt hoá đối tượng.
Cả lớp -> thoải mái, tránh đồng loạt.
Cá nhân -> tự giác, linh động, sáng tạo, tự tin.
Nhóm -> hợp tác thích nghi, giúp đỡ trách nhiệm, giao tiếp học hỏi lẫn nhau, tự tìm tòi , tự phát hiện , tự chiếm lĩnh kiến thức.
Học sinh hứng thú, tập trung, thi đua, vui vẻ, tích cực.
Tiết dạy nhẹ nhàng, tự nhiên , sinh động hơn.
Tình trạng hiện nay của công việc với thực trạng ban đầu:
Trước đây: Học sinh làm việc theo nhóm chỉ là thay đổi theo một hình thức khác trong các hình thức tổ chức hoạt động trên lớp.
Các nhóm chưa thể hiện được tính đoàn kết và tập trung chưa cao
Học sinh chỉ làm những bài tập nhỏ chưa thể hiện được tính chủ động sáng, và tự chiếm lĩnh kiến thức, còn mang tính hình thức, mờ nhạt.
Tình trang hiện nay: Đối với năm học này tôi mạnh dạn áp dụng hình thức học nêu trên nhiều hơn thì kết quả rất khả quan , qua hình thức cho học sinh học tập trên tôi nhận thấy nó đã đem đến cho lớp học của tôi kết quả như đã nêu ở phần 4.1.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. MẶT TÍCH CỰC:
- Học sinh thể hiện vai trò chủ động, tích cực sáng tạo, tự chiếm lĩnh kiến thức, cùng thúc đẩy nhau học tập, tự tin giao tiếp, hợp tác thích nghi thân thiện, tiết học nhẹ nhàng, sinh động, vui vẻ.
- Giáo viên có nhiều cơ hội lắng nghe ý kiến học sinh, học sinh có nhiều cơ hội lắng nghe ý kiến của nhau.
2. HẠN CHẾ :
- Hơi tốn thời gian cho các nhóm trình bày, đòi hỏi giáo viên phải chuẩn xác khi nhận xét các nhóm, đầu tư cho học sinh thông thạo với cách làm việc theo nhóm ban đầu hướng dẫn khá công phu.
3. NHỮNG BÀI HỌC KHI VẬN DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
- Giáo viên phải hướng dẫn kĩ cách làm việc theo nhóm ngay từ làn đầu tiên và cho học sinh nhận biết vai trò và trách nhiệm của bản thân trong nhóm.
- Theo dõi và phân nhóm phù hợp.và phù hợp với nội dung bài học
- Giao việc phải phù hợp với trình độ của học sinh, việc không quá dễ cũng không quá khó với khả năng học sinh.
- Lắng nghe ý kiến của các nhóm, luôn có biện pháp động viên, khen thưởng và ngược lại kịp lúc.
- Tùy theo khả năng và sức học của từng năm học mà giao việc hợp lí.
4. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT :
Trên đây là những kinh nghiệm chủ quan mà bản thân tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy với kết quả khách quan đối với lớp tôi, tuy chưa phải là một kinh nghiệm hoàn toàn mới mẻ nhưng tôi hi vọng nó cũng giúp cho đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy và đó cũng là ý kiến của cá nhân tôi nên chắc chắn khi trình bày sáng kiến này nhất định còn hạn chế và sẽ không được trọn vẹn nếu không có sự góp ý chân thành của Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm, tôi mong được sự giúp đỡ của Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm. Xin chân thành cám ơn quý Hội đồng .
Chào thân ái và đoàn kết.
Tân Phú, ngày 17 tháng 4 năm 2007.
Người viết
LÊ THỊ KIM TRANG
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG
{{{{
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NGÀNH GIÁO DỤC QUẬN TÂN PHÚ
{{{{
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hình thức tổ chức hoạt động nhóm để học sinh chủ động tích cực và hứng thú trong giờ học Tiếng Việt.doc