MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài: 1
2. Lịch sử ghiên cứu vấn đề: 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3
4. Phương pháp nghiên cứu: 3
5. Giới thuyết thuật ngữ 4
6. Cấu trúc đề tài 4
B/ NỘI DUNG 5
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài 5
1.1. Bi kịch Hi Lạp - niềm tự hào của văn minh Hy Lạp 5
1.2. Xôphôclơ - Hôme của nghệ thuật kịch 7
1.2.1. Cuộc đời 7
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác 9
1.3. Ăngtigôn - vở bi kịch đặc sắc của Xôphôclơ 10
1.4. Một số khái niệm 11
1.4.1. Bi kịch. 11
1.4.2. Hình tượng nghệ thuật. 12
1.4.3. Nhân vật văn học. 13
Chương 2: Hình tượng Crêông trong vở bi kịch Ăngtigôn 15
2.1. Crêông - hiện thân của cường quyền, bạo ngược 15
2.2. Crêông - hiện thân của chuyên chế, độc đoán 17
2.3. Crêông - hiện thân của chủ nghĩa cá nhân vị kỉ 19
2.4 Giá trị của hình tượng Crêông trong vở bi kịch 21
2.5 Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật của Xôphôclơ 21
C. PHẦN KẾT THÚC 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3355 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hình tượng Crêông trong vở bi kịch Ăngtigôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểu diễn của đội đồng ca đitirambơ của lễ tế thần Điônizôx – thần rượu nho, thần say, thần hoan lạc…Nhân dân Hi Lạp sở dĩ chọn thần rượu nho Điônizôx để thờ cúng tế lễ vì vị thần này gắn với bộ phận sản xuất nông nghiệp quan trọng nhất của họ: nghề trồng nho và làm rượu nho. Thứ hai là do thần Điônizôx khác đa số các thần khác ở chỗ đây là một vị thần bình dân, cuộc đời vô vàn gian nan, khổ ải nên nhân dân lao động trồng nho đã tìm thấy sự “đồng điệu” trong những ca khúc hát về vị thần này. Loại hình bi kịch sở dĩ vay mượn hình thức biểu diễn của đội đồng ca thờ thần Điônizôx là vì trong hàng loạt đội đồng ca ca ngợi các vị thần khác nhau, chỉ có loại đitirambơ chứa đựng nhiều yếu tố gần gũi với những yêu cầu của sự biểu hiện bi kịch. Vì là một nền sân khấu hình thành từ những bài hát đitirambơ và những nghi lễ thờ phụng “tửu thần” cho nên bi kịch Hi Lạp mang những đặc điểm rõ rệt phản ánh nguồn gốc của nó. Nó không chia thành hồi, lớp như kịch hiện đại mà diễn một mạch từ đầu đến cuối. Sau mỗi bước tiến triển của hành động kịch tương đương một hồi thì đội đồng ca lại hát một bài tương đối dài để gói ghém lại và chuyển tiếp bước sau. Đặc điểm thứ hai là các kịch bản đều bằng thơ. Phần đồng ca là thơ hát, phần đối thoại là thơ ngâm nói. Đồng ca trong bi kịch giữ một vai trò quan trọng. Nó là dấu vết nguồn gốc đitirambơ. Có khi nó là lời phát ngôn của tác giả, có khi là lời bàn, lời phê phán, lời bình luận của công chúng, nhân dân, của lẽ phải, của lương tri, nó mang tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Đặc điểm thứ ba là các nhân vật trên sân khấu đều mang mặt nạ và đi hài cao cổ. Đặc điểm thứ tư là sân khấu có nhiều dụng cụ biểu diễn y như thật. Đặc điểm tiếp theo là đề tài những tác phẩm bi kịch còn lại hầu hết đều rút ra từ thần thoại và truyền thuyết, nhất là những truyền thuyết quen thuộc như truyền thuyết Agamennông, truyền thuyết thành Técbơ, truyền thuyết về Hêraklex, truyền thuyết thành Tơroa…Và đặc điểm cuối cùng là kết cấu từ chỗ còn hết sức đơn giản mang tính thuần túy tự sự và trữ tình đã đạt đến đỉnh cao về sự chặt chẽ lôgic.
Về nội dung, bi kịch Hi Lạp cổ đại có giá trị to lớn, viết về những con người lương thiện, dũng cảm, những anh hùng đấu tranh vì những mục đích tốt đẹp, những lí tưởng cao quý nhưng điều kiện khách quan không ủng hộ nên khiến họ thất bại. Nội dung của bi kịch đề cập qua những khó khăn, gian khổ mà nhân vật phải trải qua nhưng có một điều là phẩm chất của họ luôn nổi bật và phẩm chất đó được gợi lên gợi cảm và hấp dẫn người đọc bằng không khí bi tráng. Các vở bi kịch là cuộc đấu tranh chống lại số mệnh, nhân vật bi kịch thất bại, lí tưởng mà họ đấu tranh không thực hiện được nhưng tinh thần của họ gợi lên sự kính phục và tin tưởng trong lòng người xem.
Các tác giả tiêu biểu của bi kịch Hi Lạp là Textic, Prinixcô, Esin, Xôphôclơ, Ơripit… nhưng trong đó nổi lên ba tác giả lớn, mà tên tuổi sống mãi cùng sự trường tồn của bi kịch Hi Lạp, đó là Esin, Xôphôclơ, Ơripit. Ba nhà thơ, ba tính cách, ba cuộc đời khác nhau nhưng sự nghiệp sáng tác của họ thể hiện sự phát triển, lớn mạnh và nhất là giá trị to lớn của bi kịch Hi Lạp.
1.2. Xôphôclơ - Hôme của nghệ thuật kịch
1.2.1. Cuộc đời
Xôphôclơ được mệnh danh là nhà thơ của thời kì nền dân chủ phồn vinh. Ông sinh ra ở Côlônơ gần Aten trong một gia đình quý tộc vừa giàu vừa có quyền, ông bố là của xưởng sản xuất vũ khí nên từ nhỏ ông đã được hấp thụ một nền giáo dục toàn diện và sớm có năng khiếu thơ ca. Tương truyền rằng, năm ông 16 tuổi, ông đã chơi đàn Lia trong dàn nhạc chào mừng những người chiến thắng Xalamin trở về. Ông được mệnh danh là “người con cưng của hạnh phúc” vì có ngoại hình đẹp, lại có đầy đủ mọi tài năng về vũ, nhạc, thơ, diễn xuất…Ông đạt được các giải cao trong các cuộc thi về thơ ca, thể thao…Cuộc đời Xôphôclơ gắn liền với hai thời kì của xã hội Aten: Đó là thời kì Aten cực thịnh với triều đại Pêriklex hoàng kim và thời kì suy thoái, khủng hoảng của một Aten ôm mộng bá chủ đã dại đột đọ sức với một kẻ địch thiện chiến, quả cảm và kiên trì là Xpáctơ. Thời kì cực thịnh của nền dân chủ diễn ra sau cuộc chiến tranh Hi – La khi Aten trở thành một quốc gia hùng mạnh nhất của Hi Lạp, làm bá chủ trên mặt biển và cầm đầu một đồng minh có đến 150 thành bang khác, mà thường có những cống nạp để làm giàu cho thành bang Aten. Đó cũng là thời kì Aten tiến hành xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga nhưng thanh thoát và trong sáng, những pho tượng tuyệt vời của Phiđiat, Praxiten ca ngợi vẻ đẹp của hình thể con người… Những thành tựu về kiến trúc và điêu khắc không chỉ là niềm tự hào của dân tộc Hi Lạp mà còn là niềm tự hào của nhân loại, sau này trở thành những kì quan của thế giới. Đây cũng là thời kì diễn ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, của khoa học chống tôn giáo… Đó là giai đoạn có một không hai của lịch sử Hi Lạp diễn ra dưới triều đại của Pêriklex – một chính khách sáng suốt, khéo léo đầy tài năng, xuất thân từ tầng lớp quý tộc công thương tiến bộ, giàu tinh thần dân chủ, tự do.
Cũng dưới triều đại của Pêriklex, Aten được coi như trung tâm của sự phát triển văn hóa, giáo dục. Nhiều trường học và trường phái triết học, khoa học đã mở ra, nhiều sáng tác văn học có giá trị lớn xuất hiện. Pêriklex trong bài diễn văn Ca ngợi Aten đã thể hiện khuynh hướng nghệ thuật của thời đại qua câu nói tiêu biểu “chúng ta yêu cái đẹp trong sự giản dị”.
Bản thân ông là nhà hoạt động xã hội được nhân dân tín nhiệm, bầu giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy hành chính quân sự dưới thời Pêriklex và Nixiax. Năm 443, ông được nhân dân bầu vào Ban quản lí ngân khố quốc gia. Năm 440, ông được bầu vào Bộ tham mưu chiến lược của Aten. Năm 411, ông được bầu vào đoàn quan tòa của thị trấn Côlôn. Ngay cả khi ông đã 80 tuổi vẫn được cử trong số 10 người đại diện của nhân dân để giải quyết những vấn đề cấp thiết. Ông tích cực tham gia những công việc thờ cúng có tính chất lễ nghi tôn giáo, do đó được nhân dân quý mến, và sau này khi ông mất, thậm chí họ còn xây cất cho ông một ngôi đền nhỏ thờ ông như một vị anh hùng.
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác
Là nhà thơ của bi kịch, ông có một sự nghiệp rất vĩ đại: ông để lại trên 100 vở kịch nhưng hiện nay chỉ còn lại 7 vở: Ajắc, Những người phụ nữ xứ Trasi, Ăngtigôn, Êđip làm vua, Êlêctơrơ, Philôctet, Êđip ở Côlônơ. Vở kịch đầu tiên của ông (nay đã thất lạc), nhan đề là Tritôlem, tương truyền rằng có sức hấp dẫn khán giả mãnh liệt đến nỗi viên accôngta tổ chức việc thi kịch đã không để cho vở kịch được chấm thi theo thủ tục thông thường mà giao nó cho các nhà chỉ huy quân sự do Ximông đứng đầu xem xét. Vở kịch đem lại giải nhất cho Xôphôclơ.
Xôphôclơ đã có công không nhỏ trong việc phát triển bi kịch bởi vì ngoài việc sáng tác, ông còn là người đã tăng thêm người diễn viên thứ ba, là người nâng số lượng đội đồng ca từ 12 lên 15 người tuy rằng đội đồng ca trong bi kịch của ông chỉ còn giữ vai trò thứ yếu. Ông cũng là người phát minh ra bối cảnh sân khấu và bỏ loại hình bộ ba vở kịch liên hoàn. Kịch của ông là chuẩn mực chân xác của chủ nghĩa cổ điển attích.
Đề tài bi kịch của ông hầu hết lấy từ những truyện thần thoại và truyền thuyết quen thuộc, như đề tài về cuộc chiến tranh thành Tơroa (Ajắc, Êlêctơrơ, Philôctet), về truyền thuyết thành Técbơ (Ăngtigôn, Êđip làm vua, Êđip ở Côlônơ), và cả truyền thuyết người anh hùng Hêraklex (Những người phụ nữ xứ Trasi). Những sự kiện lịch sử và chính trị của thời đại ông không in dấu trực tiếp trong tác phẩm của ông như Esin với Quân Ba Tư hay Ơripit với những thực tế của cuộc sống con người thời bấy giờ. Ngoại trừ trường hợp người ta muốn nói đến điều đó một cách gián tiếp như trường hợp trong vở Êđip ở Côlônơ có đề cập đến việc nhà vua Têzê của Aten đã chấp nhận bảo trợ Êđíp khốn khổ của thành Tecbơ khi ông ta bị mọi người xua đuổi. Và Êđíp của Xôphôclơ đã hàm ơn bằng lời hứa là một khi thi thể ông ta được chôn cất ở Attich sẽ bảo trợ cho thành bang này “thoát khỏi mọi sự xâm phạm của những đứa con của mẹ đất” – là những kẻ xuất từ cội nguồn Catmôx.
Kịch của ông đa dạng về đề tài, phong phú về nội dung và giàu tính triết lý. Xung đột trong kịch là xung đột giữa con người cao quý, trọng danh dự, tình nghĩa, giàu tính nhân bản…với những thế lực thống trị độc đoán, bạo tàn, ích kỷ, nhỏ nhen, hoặc giữa con người với tất cả những phẩm chất tốt đẹp nhất với số mệnh bất công nghiệt ngã, giữa thế thái nhân tình đen bạc, xấu xa với phẩm chất đạo đức của người tình sâu sắc. Kịch của ông cũng đề cập đến thân phận người phụ nữ với vấn đề hạnh phúc, tình yêu. Cho nên, khác với bi kịch của Esin miêu tả thế giới thần thánh với những mâu thuẫn và những ý chí chi phối cuộc sống của con người, bi kịch của Xôphôclơ miêu tả thế giới của con người với những đau khổ, buồn vui do chính bản thân họ gây nên. Xôphôclơ đã “kéo bi kịch từ trên trời xuống hạ giới”.
1.3. Ăngtigôn - vở bi kịch đặc sắc của Xôphôclơ
Bi kich Ăngtigôn là một trong những vở bi kịch đặc sắc của Xôphôclơ, là vở bi kịch mẫu mực của ông về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Đề tài của tác phẩm được khai thác từ những câu chuyện về thành Técbơ, từ truyền thuyết về “nỗi bất hạnh của gia đình Êđíp” – một đề tài quen thuộc và gợi nhiều cảm hứng cho các nhà viết kịch từ xưa đến nay. Nó được trình diễn năm 412 TCN và đã được giải thưởng quốc gia trong cuộc thi bi kịch hàng năm ở Aten.
Sau khi Ơđíp chết, con trai là Êtêôclơ lên kế vị. Pôlynixơ, em của Êtêôclơ, do không tranh giành được ngôi báu với anh đã bỏ ra nước ngoài và đem quân nước ngoài về đánh lại thành Técbơ. Êtêôclơ kiên quyết bảo vệ đô thành và trong một cuộc đấu tay đôi quyết tử với Pôlynixơ, hai anh em đã tử trận. Thi hài của Êtêôclơ được Crêông, nhà vua mới, an táng trọng thể theo nghi thức dành cho các anh hùng cứu nước. Còn xác của Pôlynixơ thì bị Crêông ra lệnh vứt ra đồng làm mồi cho chim, cho chó. Ăngtigôn, em gái của Êtêôclơ và Pôlynixơ, đã kiên quyết chống lại lệnh của Crêông. Nàng bí mật đắp mộ cho Pôlynixơ. Chính vì vậy, nàng đã bị bắt và bị xử tội chết bằng cách: bị chôn sống trong nhà mồ của dòng họ. Crêông đã bất chấp tất cả để xử tội Ăngtigôn. Ăngtigôn đã tự vẫn trong nhà mồ, kéo theo cái chết của Hêmông - con trai Crêông và Ơriđit - vợ của Crêông. Kết thúc tác phẩm là hình ảnh Crêông đau đớn như điên, như dại.
Vở bi kịch có thể được chia thành hai phần: Phần đầu là căng thẳng của vở bi kịch, lí tưởng của Ăngtigôn và việc thực hiện lí tưởng đó và phần sau là những tai họa tới tấp giáng xuống số phận Crêông. Từ đó, nó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa thời đại.
Đây là vở bi kịch giàu chất chiến đấu và nhân đạo. Nó lên án quyết liệt chính sách cai trị thâm tàn, độc đoán, muốn củng cố quyền lực bằng chết chóc. Nó cũng thực hiện nguyện vọng của nhân dân muốn có một chính quyền thực sự dân chủ, xây dựng trên cơ sở tôn trọng quyền dân chủ và quyền người, hòa hợp giữa pháp lí và nhân đạo.
1.4. Một số khái niệm
1.4.1. Bi kịch.
Đây là một trong những thể loại của kịch, thường được coi là đối lập với hài kịch.
Bi kịch phản ánh không phải bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính. Mối xung đột không thể điều hòa được giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn...diễn ra trong một tình huống cực kì căng thẳng mà nhân vật thường chỉ thoát ra khỏi nó bằng cái chết bi thảm gây nên những suy tư và xúc động mạnh mẽ đối với công chúng. Theo Arixtốt, “Bi kịch là sự bắt chước hành động hệ trọng và trọn vẹn” nhằm “dùng hành động chứ không phải bằng kể chuyện, bằng cách gây nỗi xót thương và nỗi sợ hãi để thực hiện sự thanh lọc những nỗi xúc động tương tự”. Trong bi kịch, qua cái chết của nhân vật chính, người ta tìm thấy cái thiêng liêng vô giá của sự sống chân chính và cái bất tử của cộng đồng.
Bi kịch ra đời rất sớm ở Hi Lạp cổ đại, bắt nguồn từ những nghi lễ thờ cúng thần rượu nho Điônizôx. Từ đó, kịch không ngừng phát triển và ngày càng hoàn thiện. Vào thế kỉ XVI – XVII, ở một số nước châu Âu, bi kịch là thể loại văn học – sân khấu rất thịnh hành với những tác giả lớn như: Sếchxpia, Coócnây...
1.4.2. Hình tượng nghệ thuật.
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) có định nghĩa như sau: “Hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật”. Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quan trọng của hình tượng nghệ thuật. Hình tượng có thể tồn tại qua chất liệu vật chất nhưng giá trị của nó là ở phương diện tinh thần. Nó vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt không lặp lại, vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ được bản chất của một loại người hay một quá trình đời sống theo quan niệm của nghệ sĩ; thể hiện tập trung các giá trị nhân học và thẩm mĩ của nghệ thuật.
Do đó, cấu trúc của hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng là sự thống nhất cao độ giữa các mặt đối lập: chủ quan và khách quan, lí trí và tình cảm, cá biệt và khái quát, hiện thực và lí tưởng, tạo hình và biểu hiện, hữu hình và vô hình. Và cũng chính vì thế, hình tượng nghệ thuật còn là một quan hệ xã hội – thẩm mỹ vô cùng phức tạp. Về phương diện này, hình tượng không chỉ tái hiện đời sống mà còn cải biến nó để tạo ra một thế giới mới, chưa từng có trong hiện thực. Chất liệu của nó chính là hình tượng ngôn từ.
1.4.3. Nhân vật văn học.
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) có định nghĩa như sau: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Đó là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống”.
Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người. Do tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử, nên chức năng khái quát tính cách của nhân vật văn học cũng mang tính lịch sử. Đồng thời, tính cách là kết tinh của môi trường, nên nhân vật văn học là người dẫn dắt độc giả vào các môi trường khác nhau của đời sống. Nhân vật văn học còn thể hiện quan điểm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người. Từ những góc độ khác nhau, có thể chia nhân vật văn học thành nhiều kiểu loại khác nhau:
Dựa vào vị trí đối với nội dung cụ thể, với cốt truyện của tác phẩm, nhân vật văn học được chia làm nhân vật chính và nhân vật phụ
Dựa vào đặc điểm của tính cách, việc truyền đạt lí tưởng của nhà văn, nhân vật văn học được chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.
Dựa vào thể loại văn học, ta có nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình và nhân vật kịch.
Dựa vào cấu trúc hình tượng, nhân vật được chia thành nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách và nhân vật tư tưởng.
Chương 2: Hình tượng Crêông trong vở bi kịch Ăngtigôn
2.1. Crêông - hiện thân của cường quyền, bạo ngược
Nói đến nhân vật Crêông chúng ta có thể hình dung ra diện mạo của một tên bạo chúa mang trên mình sự quyền uy của người đứng đầu đô thị. Crêông xuất hiện trong vở bi kịch từ đoạn thứ nhất với những lí lẽ nhằm thiết lập địa vị cai trị của mình và ra sắc lệnh về hai cái xác của hai người con trai của Ơđíp. Crêông lập luận rằng: “Ngày nay,vì hai anh em ruột đã gục xuống, người này bị người kia đâm chết, người này vì người kia mang tội, nên quyền lực đã thuộc về tôi với tư cách là người thân thích gần nhất”. Sau khi thiết lập được địa vị của mình, hắn bắt đầu nói tới hai cái xác: “Êtêôclơ – người chiến sĩ vô song, chết vì phụng sự tổ quốc, sẽ được chôn cất với mọi vinh dự dành cho tang lễ những người quang vinh nhất. Nhưng về em trai của chàng là Pôlynixơ, kẻ đã bị đuổi ra khỏi thành bang, lại quay trở về để thiêu đốt tổ quốc và các thần linh của nó, để uống máu anh em và đưa chúng ta vào cảnh nô lệ, thì nghiêm cấm các công dân không được chôn cất hắn và khóc thương hắn. Hãy để mặc xác hắn nằm đấy, không được chôn cất, làm mồi cho chó và chim chóc xâu xé biến dạng đi”. Có thể nói, Crêông đã nấp dưới chiêu bài vì lợi ích quốc gia để hành động bạo ngược, bảo vệ quyền uy của mình. Đối với hắn, đất nước là vật sở hữu của người cầm quyền, thống trị “Thành bang không thuộc về người đứng đầu thành bang thì còn thuộc về ai”. Chính vì tư tưởng này nên Crêông càng ngày càng phải tìm mọi cách để tỏ rõ quyền uy của mình, bắt mọi người phải nhất nhất tuân theo những điều y nói. Chính vì vậy, mà đối với cái sắc lệnh mà y vừa ban ra ở trên, y coi đó như là điều đại diện cho pháp luật của nhà nước, không ai có quyền làm ngược lại. Nếu làm ngược lại nghĩa là chống lại y – chống lại người đứng đầu đô thị - chống lại cả thành bang. Và như thế thì những người đó tất yếu sẽ nhận lấy sự trừng phạt đích đáng mà y – người đại diện thành bang đưa ra. Và cũng theo quan niệm của y, quyền lực của người cầm quyền là trên hết, do đó cho “dù việc nhỏ hay việc lớn, công bằng hay không, người ta phải vâng theo người đã được nhân dân lựa chọn”. Với tư tưởng chuyên chế, bảo thủ như thế, Crêông tự coi mình là người đại diện cho cả thành bang, có thể giải quyết bất kì việc gì có liên quan đến số phận của người dân, dù việc đó là “việc lớn hay việc nhỏ”, và cho dù cách giải quyết đó là “công bằng hay không”. Vì thế, Crêông đã vấp phải sự phản kháng của nhân dân thành Técbơ, nhưng điều đó, lại làm cho y ngạc nhiên và cho là phi lí: “Thành bang có quyền ra lệnh cho ta sao”. Y luôn cho rằng: “Người công dân có kỉ luật biết vâng lệnh cũng sẽ là người biết chỉ huy, trong chiến trận người ấy sẽ bảo vệ vị trí của mình như một người trung thành và dũng cảm phục vụ đất nước. Nguy hại nhất là tình trạng vô chính phủ, nó làm cho gia đình bị đảo lộn, quốc gia bị đổ nát, các hàng quân tan rã…”. Vì vậy, càng ngạc nhiên với sự phản kháng của nhân dân bao nhiêu thì y càng quyết tâm thực hiện cho bằng được những gì mình đã nói để bảo vệ quyền thống trị và quyền uy của mình. Với tính cách ấy, khi biết được Ăngtigôn dám trái lệnh mình thì Crêông đã bừng bừng tức giận “vì sao cô lại dám coi thường luật lệ của ta”, quyết tâm trừng trị kẻ phạm tội một cách tàn nhẫn: “Không, không thể như thế được – ta không bao giờ tha tội cho hắn và em gái hắn, chúng đều phải chết một cách thê thảm, nhục nhã”. Đây chính là lúc mà bản chất của giai cấp thống trị bộc lộ rõ nhất. Một khi lợi ích của mình bị xâm phạm thì họ quyết tâm làm mọi thứ để cố giữ lấy phần nào quyền lợi của mình. Trừng phạt Ăngtigôn và Pôlynixơ chính là cách để Crêông giữ lại phần nào chút quyền uy của người đứng đầu đô thị, là cách để y bảo vệ cái thứ “luật lệ” mà y đã đưa ra. Với y, nếu ngay cả việc này mà cũng không làm được thì thật làm sao xứng đáng là người đứng đầu, làm sao để có thể trị vì được các thần dân khác. Không chỉ muốn trừng trị Ăngtigôn không thôi mà Crêông còn muốn trừng trị cả Ixmen – chị của Ăngtigôn vì nghĩ rằng cô này cũng là tòng phạm trong vụ chôn cất kia. Y cho đây là “hai kẻ thù ngai vàng của ta”. Vì vậy mà y đã bất chấp tất cả để trừng trị cho được người đã vi phạm luật lệ của mình. Có thể nói, vua Crêông đã trị vì với quan niệm của kẻ thồng trị bạo ngược. Chính cái quan niệm ấy đã dẫn dắt tên bạo chúa đến tội ác “giữ lại trên cõi sống một người đã chết và đẩy xuống cõi chết một người còn sống”.
2.2. Crêông - hiện thân của chuyên chế, độc đoán
Không chỉ là một người thống trị cường quyền và bạo ngược mà Crêông còn là một nhà vua chuyên chế và độc đoán. Hắn không chịu nghe theo một lời can gián nào cả. Hêmông – con trai của hắn cầu xin hắn tha cho Ăngtigôn, vợ sắp cưới của chàng cũng chính là con dâu tương lai của hắn: “Thưa cha, khi thần linh ban lí trí cho con người, là thần linh đã cấp cho người ta cái tài sản quý báu nhất trên đời. Hẳn là, con không không thể bảo cha đã làm sai và cầu trời cho không bao giờ con có thể nghĩ thế. Duy chỉ có điều là những người khác cũng có thể nghĩ đúng. Chẳng hạn con, con ở vị trí tốt để biết trước cha những ý nghĩ, những âm mưu, những lời nói xì xào. Sự có mặt của cha làm người dân sợ hãi, nếu họ muốn nói những điều có thể chướng tai cha. Còn con, con có thể nghe những điều người ta nói đây đó. Cho nên con đã hiểu thành bang thương xót cho số phận người con gái trẻ tuổi này phần nào…Xin cha đừng nhìn mọi sự theo một chiều, xin cha đừng nghĩ chỉ có mình là người duy nhất nắm được chân lí,… xin cha hãy nguôi lòng, xét lại quyết định của mình”. Khi nghe những lời ấy, Crêông cho rằng: “Ý muốn của một người cha là điều hệ trọng hơn hết cả…người con phải cùng chia sẻ cùng cha những ai là bạn, cùng căm ghét những ai là kẻ thù”. Và tức giận khi thấy rằng con mình cứ cầu xin mãi cho người mà hắn cho là kẻ thù thì Crêông đã đùng đùng nổi dận: “Ta ngần này tuổi dầu mà lại để thằng ranh con dạy khôn sao; bắt tôn trọng quyền lực của ta mà là làm điều bất công à”. Hắn sỉ mắng Hêmông là “đồ khốn nạn”, “đồ hèn mạt”, “đồ nô lệ một con đàn bà” và cuối cùng hắn tuyên bố: “Không đời nào ta để con ấy sống cho mày lấy nó đâu”. Là một người cha nhưng Crêông đã cư xử với con mình như một kẻ thù, mất hết lí trí và tình cảm. Lúc đầu thì hắn còn dùng những lời lịch sự để đáp lại con mình, dù rằng những lời đáp lại đó vẫn khăng khăng với những gì hắn đã nói, nhưng càng lúc thì sự độc đoán và chuyên chế của một ông vua lại càng nổi dậy, bộc lộ rõ ràng và khiến hắn không còn làm chủ được những lời hắn nói nữa. Hắn xúc phạm, sỉ mắng thậm tệ đứa con đẻ của mình. Quyền lực đã làm hắn lu mờ tất cả. Những lời mà Hêmông, con hắn can ngăn là những điều mà nhân dân thành Técbơ mong muốn, chàng đã đại diện cho tiếng nói của nhân dân để đến can ngăn cha, không muốn cha vấp phải những sai lầm nghiêm trọng nhưng Crêông đâu chịu để ý đến những lời đó. Hắn chỉ chăm chăm làm sao bảo vệ được “những gì hắn đã nói” – những gì mà hắn nghĩ, những thứ đó là sức mạnh để hắn sống sót.
Còn đến khi nghe nhà tiên tri Tirêxiat cảnh báo rằng: “Thành bang đang đau khổ vì việc ngài làm” và khuyên là: “Hãy nhượng bộ người đã chết, đừng khăng khăng giữ lấy sai lầm”. Dù cho trước đây Crêông chưa bao giờ làm sai sự chỉ bảo của cụ thì bây giờ hắn cũng cho thầy bói là cái thứ “bẻm mép vô sỉ”, là “cái giống thích tiền biết bao”. Và mặc cho Tirêxiat ra sức khuyên ngăn: “Ai cũng có thể lầm lẫn, và không phải vì thế mà người điên rồ hay khốn khổ, miễn là không khăng khăng giữ lấy sai lầm. Nhưng ngang bướng là tự đày đọa thành vụng dại. Thôi, hãy nhượng bộ người chết, đừng hành hạ một tử thi. Một người chết không cần phải chết hai lần. Tôi nói vì điều tốt cho ngài. Nên nghe theo sự sáng suốt của một người bạn khi nó phục vụ lợi ích của mình”. Thế nhưng, Crêông vẫn một mực giữ lấy ý kiến của mình: “Dù thế nào ông cũng không khiến tôi thay đổi quyết định được đâu,… không bao giờ, dù cho chim phượng hoàng của thần Zơx có thích thú đem những mảnh thịt kia lên tận ngai vàng của chủ cũng không bao giờ ta run sợ đến để ta cho chôn cất cái thịt nhơ bẩn ấy”. Nhà tiên tri là người đã đự báo trước cho Crêông những tai họa để Crêông có thể sữa chữa, khắc phục. Thế mà giờ đây, ngay cả lời khuyên của ông ta cũng không có ý nghĩa gì đối với Crêông nữa. Crêông cho rằng: “Tất cả mọi người như những cung thủ, đều lấy ta làm đích để bắn”. Thử hỏi với suy nghĩ như vậy kết hợp với bản chất chuyên chế, độc đoán của giai cấp thống trị thì làm sao Crêông có thể thay đổi quyết định của mình? Với Crêông, sự rộng lượng khoan hồng, mà đặc biệt là rộng lượng khoan hồng với người mà mình cho là kẻ thù là một nỗi đau khổ: “Nhượng bộ đối với ta là một điều rất khổ tâm”. Đối với Crêông thì phải tỏ rõ quyền lực cá nhân, phải thực hiện bằng được mọi ý chí của cá nhân vô luận với hoàn cảnh nào hay bất kì đối tượng nào: “Điều hay hơn hết ta rất sợ, là đừng có thay đổi gì vào những luật lệ đã thiết lập”.
Việc không nghe theo những lời can gián, không chịu sữa chữa những sai lầm của mình đã khiến Crêông ngày càng lún sâu hơn vào tội lỗi, sai lầm chồng chất sai lầm, cuối cùng nó đẩy Crêông vào ngõ cụt của cuộc đời, nhận lấy đau khổ, mất mát, mà chính ông cũng có lúc nhận ra điều đó “nếu ta kháng cự lại, ta phải đương đầu với những đòn ghê gớm hơn của số phận”.
2.3. Crêông - hiện thân của chủ nghĩa cá nhân vị kỉ
Đi song song với một Crêông cường quyền, bạo ngược, chuyên chế, độc đoán là một Crêông với nguyên tắc sống vị kỉ, chỉ biết đến mỗi lợi ích của bản thân mình. Vì vị kỉ nên Crêông đã bất chấp sự phản kháng của thành bang, quyết thực hiện cái luật lệ mình đưa ra nhằm củng cố địa vị và quyền lực của mình. Cũng vì vị kỉ mà dù biết cái luật lệ mình đưa ra sẽ là nguyên nhân của những tấn bi kịch của đất nước: “Tai họa đe dọa thành bang Técbơ này là do lệnh cấm của ngài gây ra” và trái với quyền sống chính đáng của con người nhưng Crêông vẫn kiên quyết thực hiện nó cho kì được. Chủ nghĩa cá nhân vị kỉ này của Crêông không chỉ chà đạp lên quyền lợi của người sống mà còn xúc phạm cả người đã chết. Quyền được chôn cất sau khi chết, điều mà truyền thống nhân đạo của nhân dân, của bộ tộc hết sức coi trọng, là “luật lệ đã định sẵn” mà không ai có quyền xâm phạm, dù với tư cách gì nhưng Crêông đã vi phạm nó. Có thể nói, với cái cá nhân vị kỉ ấy là đại diện của giai cấp thống trị lúc bấy giờ. Những người này đều tự coi mình là trên hết, mình là tất cả, mọi người phải phục tùng mình cũng như lệnh mà mình đưa ra một cách ngoan ngoãn. Và như thế mới là những người dân trung thành và “yêu tổ quốc”. Thử hỏi có “căn bệnh” nào
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hình tượng nhân vật creong.doc