Đề tài Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ

Kẻthù muốn dìm chúng ta trong biển máu, trong vũng bùn nô lệtối tăm,

nhưng làm sao chúng có thểdìm được một đất nước phi thường như đất nước

chúng ta :

Ôi Việt Nam xứsởlạlùng

Đến em thơcũng hóa những anh hùng

Đến ong dại cũng luyện thành chiến sĩ

Và hoa trái cũng biến thành vũkhí

(Êmily, con-TốHữu )

Chưa bao giờlòng yêu nước lại ngời sáng trong lòng người dân nước Việt

nhưlúc này và chính nó đã tạo nên sức mạnh lớn lao đưa đất nước ta từtrong đau

thương máu lửa chắp cánh bay lên nhưmột thiên thần :

Ôi Việt Nam! từtrong biển máu

Người vươn lên nhưmột thiên thần

( Máu và hoa- TốHữu)

Có thểnói, giai đoạn chống Mỹlà thời kỳmà hình tượng Tổquốc hiện lên

đẹp đẽ, cao quý nhất, toàn diện nhất trong thơca của chúng ta. Mỗi nhà thơ đều

có những sáng tác trực tiếp về đềtài Tổquốc. Trong thơcủa Phạm Ngọc Cảnh,

đất nước hiện ra trong tưthếhùng mạnh nhưchưa từng thấy ởgiai đoạn kháng

chiến nào trước đây

pdf58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6844 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Có một phần xương thịt của em tôi Tình yêu quê hương đã được nâng lên cao hơn xưa nhiều lắm. Vẫn là yêu những cảnh đẹp, những kỉ niệm tuổi thơ, nhưng giờ đây có cả ý chí căm thù nữa - căm thù giặc. Yêu quê hương là phải biết căm thù kẻ đã hủy diệt những gì mà mình yêu dấu. Yêu quê hương là yêu từng mảnh đất đã thấm máu biết bao người thân. Tình yêu của tác giả với quê hương giờ đây là vô cùng thiêng liêng, thăm Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 22 thẳm. Cái chung của cách mạng đã thấm thêm cái riêng của trái tim mình. Thật khó mà phân biệt được đâu là tình cảm riêng, đâu là tình cảm chung, đâu là tình người, đâu là tình quê hương. Tất cả như hòa quyện thành một khối thống nhất, không thể tách rời. Chính vì lẽ đó mà Quê hương đã đến với người đọc và để lại trong trái tim họ những rung động thiết tha, làm cho mỗi người càng thêm gắn bó với quê hương đất nước. Cái nên thơ nghìn đời trong thơ ca Việt Nam ta là bờ tre, giếng nước, là tạo vật thiên nhiên gắn liền với đời sống lao động, sản xuất nơi chốn ruộng đồng, từ đó đã tạo nên thói quen cảm xúc cho người đọc. Hình tượng đất nước trong thơ thời kỳ chống Mỹ cũng được các nhà thơ xây dựng trên nền những thói quen đó và nó đã đi vào lòng người đọc qua từng hình ảnh, đường nét, màu sắc miêu tả thật giản dị mà thân quen trìu mến. II. Đất nước trong đau thương máu lửa nhưng rất đỗi hào hùng 1. Quân thù giày xéo quê hương Liền sau niềm vui chiến thắng thực dân Pháp, miền Nam bắt đầu sống những năm tăm tối, có thể chưa từng thấy trong lịch sử. Kể từ khi đế quốc Mỹ nhảy vào Việt Nam, chúng ngày đêm giày xéo đất nước ta và gây ra nhiều tội ác khiến trời không dung, đất không tha, người người đều căm giận : Bọn xé xác trẻ em. Bọn châm lửa đốt nhà Bọn mưu giết ruộng đồng ta bằng hóa học Bọn đẵn gốc những mùa xuân nảy lộc Bọn đâm lê vào những áo cà sa… …Chúng ném bom Na - pan trong kinh nguyện nhà thờ Người Mỹ biết trộn hòa bình vào bom nguyên tử Như rưới nước hoa hồng vào máu trẻ ngây thơ (Đế quốc Mỹ là kẻ thù riêng của mỗi trái tim ta - Chế Lan Viên) Thơ Chế Lan Viên đã giúp người đọc nhận ra bộ mặt thật của kẻ thù đằng sau những luận điệu hoa mỹ, xảo quyệt của chúng. Dùng triệt để thủ pháp đối lập, thơ ông bóc trần bản chất tàn bạo, dã man, mất hết tính người của tên đế quốc vẫn luôn vỗ ngực khoe văn hoá, văn minh và rao giảng hoà bình, nhưng hoà bình của chúng là thứ hoà bình được trộn vào bom nguyên tử mà giờ đây chúng đang rải rác khắp nơi để phá huỷ ruộng đồng, nhà cửa của ta và thế giới tự do của chúng thật ra chỉ là cái thế giới điên cuồng tàn sát đồng bào ta bất kể già, trẻ, gái, trai, đến ngay cả những em bé ngây thơ vô tội chúng không tha. Cùng với Chế Lan Viên, Tố Hữu cũng có những dòng thơ tố cáo tội ác man rợ của kẻ thù rất sâu sắc : Có em bé nghịch ra xem giặc Nó bắt vô vườn, trói gốc cau Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 23 Nó đốt, nó cười… em nhỏ khóc “Má ơi! nóng quá, cứu con mau” (Tố Hữu) Ai trong chúng ta có thể giữ được bình tĩnh trước tiếng kêu như xé lòng của em bé đó ? - Vậy mà tên đế quốc Mỹ đã làm được. Chúng không những bình tĩnh mà còn “reo cười trong lúc nước mắt ta rơi”. Nhà thơ Chế Lan Viên như thầm nhắc chúng ta hãy nâng cao tinh thần cảnh giác. Bởi vì “Ghê sợ thay chúng vẫn có mặt người - Phải chi bọn giết người có gương mặt quỷ - Nhân loại nhận ra liền khi chúng đi qua”. ( Đế quốc Mỹ là kẻ thù riêng của mỗi trái tim ta - Chế Lan Viên ) Không có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau của người dân mất nước “Sống giữa quê hương mà như kiếp đi đày”. Nhà thơ Chế Lan Viên đau xót khi nhìn thấy cảnh quê hương phải nhuốm màu trong đau thương tang tóc : Tôi nhìn ra thấy máu thịt quê hương Như đang dâng thành núi đọng thành sông Ơi! Gió Lào ơi! Người đừng thổi nữa Những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ Những đồi sim không đủ quả nuôi người Cuộc sống gian lao ít tiếng nói tiếng cười Chỉ tiếng gió mù trời chen tiếng súng Của đồn giặc mấy năm trời chiếm đóng (Kết nạp Đảng trên quê hương của mẹ - Chế Lan Viên ) Đất nước Việt Nam sao mà nhọc nhằn đến thế! vừa cởi được ách nô lệ tám mươi năm của tên đế quốc này thì tên đế quốc nọ ùa tới cướp bóc, tàn phá làm cho đất nước ta vốn đã nghèo nay lại càng thêm tiêu điều xơ xác : Từ núi qua thôn đường nghẽn lối Xuân Dục, Đoài Đông cỏ ngút dày Sân biến thành ao, nhà đổ chái Ngổn ngang bờ bụi cánh dơi bay Cha mẹ dìu nhau về nhận đất Tóc bạc thương từ mỗi gốc cau Nứa gianh nửa mái lều che tạm Sương trắng khuây dần chuyện xót đau … ( Núi đôi - Vũ Cao) Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 24 Đã là nỗi đau thì không ai muốn nhớ nhưng kẻ thù đâu chịu để chúng ta quên. Bọn chúng từ trên không, ngoài biển ào ạt trút xuống đầu ta những thành tựu mới nhất về khoa học giết người “Toan xóa sạch màu xanh của lá - Toan xé trời xanh của én bay”. Thơ Tố Hữu đã phản ánh chân thực đến nhức nhối về một đất nước không có chủ quyền đang ngày đêm quằn quại dưới gót giày của quân xâm lược : Giặc cướp hết non cao biển rộng Cướp cả tên nòi giống tổ tiên Lưỡi gươm cắt đất ngăn miền Núi sông một khúc ruột liền chia ba… …Ôi nhớ những năm nào thuở trước Xóm làng ta xơ xác héo hon Nửa đêm thuế thúc trống dồn Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy ( Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu) Trước đau thương mất mát quá lớn : mất hết “non cao biển rộng”, mất cả “tên nòi giống tổ tiên”, dân tộc quyết vươn lên đối mặt với kẻ thù . 2. Đất nước vùng lên quật khởi kiên cường Kẻ thù muốn dìm chúng ta trong biển máu, trong vũng bùn nô lệ tối tăm, nhưng làm sao chúng có thể dìm được một đất nước phi thường như đất nước chúng ta : Ôi Việt Nam xứ sở lạ lùng Đến em thơ cũng hóa những anh hùng Đến ong dại cũng luyện thành chiến sĩ Và hoa trái cũng biến thành vũ khí (Êmily, con -Tố Hữu ) Chưa bao giờ lòng yêu nước lại ngời sáng trong lòng người dân nước Việt như lúc này và chính nó đã tạo nên sức mạnh lớn lao đưa đất nước ta từ trong đau thương máu lửa chắp cánh bay lên như một thiên thần : Ôi Việt Nam! từ trong biển máu Người vươn lên như một thiên thần ( Máu và hoa - Tố Hữu) Có thể nói, giai đoạn chống Mỹ là thời kỳ mà hình tượng Tổ quốc hiện lên đẹp đẽ, cao quý nhất, toàn diện nhất trong thơ ca của chúng ta. Mỗi nhà thơ đều có những sáng tác trực tiếp về đề tài Tổ quốc. Trong thơ của Phạm Ngọc Cảnh, đất nước hiện ra trong tư thế hùng mạnh như chưa từng thấy ở giai đoạn kháng chiến nào trước đây : Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 25 Này đây Doi đất Cửu Long xanh Sư đoàn Châu Thổ Giữa bãi sú, rừng tràm Vụt đứng dậy sư đoàn Nam Bộ Từ hầm chông, bãi đá, cung tên … ( Sư đoàn - Phạm Ngọc Cảnh ) Quân đội hiện ra trong những khí phách của người chiến thắng, trong tư thế sừng sững hiên ngang giữa bãi sú rừng tràm, đất nước hiện ra trong những khung cảnh anh hùng từ chiều sâu lịch sử đấu tranh, từ chiều rộng không gian núi sông hiển hách : Nhìn Nam Bắc Tây Đông Hỏi cả hai mươi thế kỷ : Ở đâu? mỗi ngọn núi dòng sông Cũng hiển hách chiến công Lừng danh dũng sĩ. Ở đâu? một mũi chông, một ngọn tầm vông Cũng hiên ngang như trường thành, chiến lũy Và ở đâu? trên trái đất này Người vẫn ngọt ngào qua muôn nỗi đắng cay Sống chết từng giây, mưa bom lửa đạn Lòng nóng căm thù vẫn mát tươi tình bạn ( Chào xuân 67 - Tố Hữu) Bài thơ đã nêu lên một cách cô đọng về tính cách con người Việt Nam luôn lạc quan trong sáng, tin tưởng, yêu đời cho dù cuộc sống có muôn ngàn cay đắng, đau thương; những đặc điểm của đất nước Việt Nam anh hùng - anh hùng từ ngọn núi, dòng sông; từ một mũi chông, một ngọn tầm vông - mà cũng rất bình thường giản dị : Ôi! Ấp Bắc thành đồng bất khuất Chiến công đà vang khắp địa cầu Mà mảnh đất này giản dị biết bao Bông súng dưới ao nở xòe cánh quạt Những rặng trâm bầu, những hàng bình bát Những đám mạ xanh, những liếp mía vàng Và đâu đây mùi bùn đất Việt Nam Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 26 Tất cả đã trở thành bất tử Từng ngọn gió cũng thổi vào lịch sử (Qua Ấp Bắc - Lê Anh Xuân ) Giọng điệu chung của thơ ca giai đoạn này là ngợi ca, khâm phục, tự hào. Không ngợi ca, khâm phục sao được khi lần đầu tiên trên thế giới một dân tộc bé nhỏ đã dám đánh và đánh thắng tên đế quốc đầu sỏ, hùng mạnh nhất chỉ với hai bàn tay không : Việt Nam dân tộc anh hùng Tay không mà đã thành công nên người (Bài ca mùa xuân 61 - Tố Hữu ) Dân tộc ta chính là “anh hùng áo vải”. Hình ảnh “anh hùng áo vải” là một trong những hình ảnh thân thiết, thường trực xuất hiện trong thơ Tố Hữu thời kỳ này. Xuất phát từ quan niệm giai cấp và từ lịch sử lớn lao của dân tộc, Đảng đã ra lời kêu gọi: “đứng lên thân cỏ thân rơm” vậy là cả dân tộc vùng dậy : Những bàn chân từ than bụi lầy bùn Đã bước tới mặt trời cách mạng Chính sự hào hùng đó đã tạo nên sức mạnh Việt Nam - sức mạnh thần kỳ mà mỗi khi nhắc đến, Chế Lan Viên phải thốt lên hào sảng : Ở đâu? ở đâu có sự diệu kỳ Ta lấy vải chôn ta để may chờ chiến thắng Những vết thương đỏ chói sắc quân kỳ Ta nấu xích xiềng ta thành súng đạn Ở đâu, ở đâu có sự tuyệt vời Chiến đấu chống Tây ba ngàn ngày không nghỉ Lại chiến đấu ba ngàn ngày chống Mỹ Mà hoa trên đầu súng lại càng tươi … Ở đâu? ở đâu? ở đất anh hùng Người ngã xuống tựa máu mình đứng dậy Người sống khiêng người chết để xung phong Người chết cũng thành vũ khí tiến công (Ở đâu, ở đâu, ở đất anh hùng - Chế Lan Viên) Nhân dân ta đã phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chống trả quyết liệt để bảo vệ mảnh đất quê hương, để trả thù cho những người đã mất. Tiêu biểu là hình ảnh của các anh bộ đội, các mẹ, các em thiếu nhi. Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 27 Đây là hình ảnh của anh bộ đội ở Cồn Cỏ : Con ra đây lán nứa cắm ven rừng Giấc ngủ ngoài mưa, bữa cơm dưới bão Vì quê hương đi giữa biển trời chung Khi bốn mùa hạm thù vây lớp lớp Ba trăm ngày con vẫn đứng hiên ngang ( Chuyện một đêm ở Cồn Cỏ - Trọng Oánh) Các anh bộ đội chịu nhiều đắng cay, gian khổ, mà vẫn hiên ngang, thật đáng khâm phục. Nhưng đâu chỉ có các anh mà còn ở những bà mẹ “phơ phơ đầu bạc” cũng góp phần làm nên chiến công : Mẹ đào hầm từ lúc tóc còn xanh Nay mẹ đã phơ phơ đầu bạc Mẹ vẫn đào hầm dưới tầm đại bác Bao năm rồi tiếng cuốc vọng năm canh (Đất quê ta mênh mông - Dương Hương Ly ) Hành động âm thầm của mẹ thật đáng ca ngợi, như con ong chắt chiu từng giọt mật, mẹ góp phần làm nên thắng lợi cho dân tộc, từ những đóng góp tưởng chừng bé nhỏ : đào hầm nuôi giấu cán bộ hoạt động. Và đây là hành động dũng cảm của một em nhỏ đưa đò trên sông Cổ Chiên, giữa sông gặp giặc, không một phút băn khoăn suy nghĩ, em liền lao mình qua tàu giặc ném thủ pháo : Tàu thù vừa ập tới nơi Em Trì tôi đã ngang trời đứng lên Giọng em vút ngọn sóng rền Thanh thanh như tiếng chim chuyền cành xanh “Bác Hồ ơi, cháu hy sinh!” Nói rồi em vút lao nhanh qua tàu ( Ánh lửa trên sông - Lê Anh Xuân ) Ở miền Nam, “vòng hoa lửa” trong thơ Thu Bồn tượng trưng cho sức mạnh đoàn kết của nhân dân miền xuôi, miền ngược. Nó sẽ đốt cháy âm mưu thâm độc của kẻ thù, nó sẽ cháy mãi, đốt lên ngọn lửa yêu nước căm thù trong lòng mỗi chúng ta : Lửa rực hai gương mặt bầu rạng rỡ Hai vòng tay lửa xiết vào nhau Người anh em ơi, đây là lời của Đảng Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 28 Gắn bó đến cùng, cả lúc thương đau ( Bài ca chim Chơ Rao - Thu Bồn) Đặc biệt là các anh giải phóng quân - hình tượng trung tâm của thơ ca miền Nam thật sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng : Anh đi xuôi ngược tung hoành Bước dài như gió, lay thành chuyển non Mái chèo một chiếc xuồng con Mà sông nước dậy, sóng cồn đại dương (Tiếng hát sang xuân - Tố Hữu) Vì sao mà anh giải phóng quân lại có sức mạnh mãnh liệt như thế ? sức mạnh nào đã làm cho họ “lay thành chuyển non”, làm cho sóng đại dương phải nổi ngay ở dòng kênh nhỏ ? nào có gì khác ngoài sức mạnh của lòng yêu nước đã kết tinh lại thành chủ nghĩa anh hùng ở nơi anh. Hình tượng anh giải phóng quân trong thơ Lê Anh Xuân cũng thế, thật cao đẹp, mạnh mẽ biết bao : Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng Và anh chết trong khi đang đứng bắn Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng (Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân) Cái chết của anh giải phóng quân thật hiên ngang cao cả, thật đáng cho chúng ta khâm phục tự hào. Chết mà như sống, đang đứng bắn, đứng oai hùng, khiến giặc thấy anh phải quỳ xuống đầu hàng. Dáng đứng ấy anh để lại cho đời, tiêu biểu cho tư thế anh hùng của dân tộc ta. Những cô gái cũng không kém phần yêu nước. Các cô đã hy sinh cả “tuổi thanh xuân” của mình cho sự nghiệp cách mạng : Ôm trên mình những cành quít cành cam Phủ lên thân tàu màu áo lá ngụy trang Ôi đâu phải những cành cam cành quít Em lấy cả tuổi xanh, cả thân mình Phủ lên thân tàu yêu dấu (Những cô gái sông Ranh - Lưu Trọng Lư) Cũng vì quyết tâm một đời theo Đảng, theo Bác Hồ mà chị Trần Thị Lý đã chiến thắng những đòn tra tấn cực kỳ man rợ của kẻ thù: “Điện giật, giùi đâm, dao cắt, lửa lung - không giết được em người con gái anh hùng”. Người con gái có chủ nghĩa anh hùng làm sức mạnh ấy đã chiến đấu đến giọt máu cuối cùng vì quê hương, Tổ quốc, loài người : Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 29 Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi, còn đập mãi Không phải cho em, cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em, cho Tổ quốc, loài người ( Người con gái Việt Nam - Tố Hữu ) Nhận thức về đất nước luôn gắn liền với nhận thức về nhân dân, đó chính là nét mới trong việc thể hiện hình tượng đất nước ở thơ thời kỳ này. Cuộc kháng chiến chống Mỹ một lần nữa thể hiện sức mạnh vô tận, phẩm chất tuyệt vời và những hy sinh vô cùng to lớn của nhân dân. Chính những con người bình thường song rất đỗi hào hùng nêu trên đã góp phần tạo nên đất nước Việt Nam anh hùng mà mỗi lần nhắc đến, Tố Hữu vẫn không thôi ngạc nhiên, tự hào : Việt Nam! người là ta mà ta chưa bao giờ hiểu hết Người là ai? mà sức mạnh thần kỳ, Giữa cái chết, không phút nào chịu chết Lửa quanh mình, một tấc cũng không đi! … ( Với Đảng, mùa xuân - Tố Hữu) Sự ngạc nhiên đó của Tố Hữu chỉ có thể giải thích bằng quyết tâm giành lấy hoà bình, mang lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho con người của cả dân tộc Việt Nam : Vì độc lập tự do núi sông hùng vĩ Vì thiêng liêng giá trị con người Vì muôn đời hoa lá xanh tươi Ta quyết thắng giành mùa xuân đẹp nhất (Tố Hữu) Mùa xuân ấy cuối cùng cũng tới - đó là mùa xuân năm 1975. Trải qua bao cuộc đấu tranh gian khổ, cuối cùng đất nước ta đã hoàn toàn tự do và đó là công lao đóng góp của tất cả mọi người : Ôi Tổ quốc, vinh quang Tổ quốc Ngàn muôn năm dân tộc ta ơi! Việt Nam anh dũng sáng ngời Ánh gươm độc lập giữa trời soi chung …Tự do đã nở hoa hồng Trong dòng máu đỏ trên đồng Việt Nam … (Tố Hữu) Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 30 Trong văn học ta đã có bao nhiêu vần thơ tự hào dân tộc, nhưng chưa bao giờ thơ lại có được tiếng nói tự hào sảng khoái đến thế. Con cháu giữa những ngày đánh Mỹ tự hào về một Việt Nam bất khuất anh hùng: “Tên Tổ quốc vang xa ngoài bờ cõi - Ta đội triệu tấn bom mà hái mặt trời hồng - Ta mọc dậy trước mắt nghìn nhân loại - Hai tiếng Việt Nam đồng nghĩa với anh hùng” (Thời sự hè 72, bình luận - Chế Lan Viên ), mà cũng tài hoa, nhân ái, tượng hình trong bóng dáng cha ông : Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa Trong và thật sáng hai bờ suy tưởng Sống hiên ngang mà nhân ái chan hoà (Huy Cận) Đế quốc Mỹ âm mưu chia cắt nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa, thành căn cứ lâu dài của chúng. Kẻ thù của ta lúc bấy giờ không còn là tên đế quốc Pháp suy yếu mà là tên đế quốc đầu sỏ có phương tiện vật chất khổng lồ. Nhưng với việc phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cuối cùng chúng ta đã là người chiến thắng, và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà cha ông giao phó - kiên quyết đấu tranh, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Khám phá ra sức mạnh Việt Nam - những thế hệ trẻ đi sau - chúng ta - càng thêm tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc, thêm vững vàng trong cuộc sống, thêm tin tưởng ở tương lai. III. Đất nước tươi đẹp 1. Đất nước đẹp trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc được giải phóng và bắt đầu bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mỗi người dân đều ý thức được trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp chung của đất nước, cho nên đã cùng “nắm tay nhau” dựng lại “cơ đồ”, quyết tâm đưa đất nước từ đói nghèo, tan hoang vì chiến tranh lên cuộc sống ấm no hạnh phúc : Đời vui đó, tiếng ca đoàn kết Ta nắm tay nhau xây dựng lại đời ta Ruộng lúa, đồng khoai, nương sắn, vườn cà Chuồng lợn, bầy gà, đàn trâu, ao cá Dọn tí phân rơi, nhặt từng ngọn lá Mỗi hòn than, mẩu sắt, cân ngô Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ (Bài ca mùa xuân 61 - Tố Hữu) Từ những hình ảnh cụ thể, chân thực; từ cuộc sống lao động; từ không khí rộn ràng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc “nắm tay nhau xây dựng lại đời Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 31 ta, nâng niu gom góp dựng cơ đồ”, nhà thơ Tố Hữu cho ta thấy sự hồi sinh từng ngày của quê hương đất nước. Viết cùng đề tài với Tố Hữu, Nguyễn Duy miêu tả đất nước hồi sinh trong sự bền bỉ kiên cường của những “bàn tay vẫy gọi bàn tay”. Chi tiết “phố nhà rơi xuống đất” rồi “nhà cao lại dưới đất này mọc lên” là những chi tiết độc đáo, gây ấn tượng về hình ảnh đất nước trong xây dựng, hàn gắn vết thương chiến tranh : Bom rơi xuống phố xuống nhà Phố nhà rơi xuống đất ta những ngày Bàn tay vẫy gọi bàn tay Nhà cao lại dưới đất này mọc lên Tay nâng hòn đất lặng im Để nguyên là đất cất lên là nhà (Nguyễn Duy) Cả miền Bắc như một công trường đang thi công rộn rã.“Ngói mới” là một hình ảnh độc đáo trong thơ Xuân Diệu nhằm phản ánh, ca ngợi những đổi thay to lớn của đất nước. Vẻ đẹp của hình tượng đất nước miêu tả qua thơ thời kỳ này thật sống động, tràn trề sức sống, trải rộng, vươn cao mọi kích cỡ : Ôi ngàn vạn ngói mới xôn xao Như đất ta vui bỗng vọt trào Ngói mới! Ôi ngàn muôn sức lực Trải ra thành rộng dựng thành cao (Ngói mới - Xuân Diệu) Tiếng thơ của Xuân Diệu như reo vui lên trước sự chuyển biến mạnh mẽ của đất nước, trước sự sống đang đơm hoa kết quả và bừng sắc khắp nơi. Mùa xuân đến trên bãi sông Hồng tươi tốt, nhà thơ như bị chìm đắm trong âm thanh, màu sắc, trong sự thu nhận đắm say của các giác quan : Một sớm mai thanh rất ngọt ngào Hồn tôi muốn cất giọng nam cao Nói lời dây bí ra hoa lớn Lời cát bờ sông sức sống trào (Trên bãi sông Hồng - Xuân Diệu) Và cứ thế, Xuân Diệu vừa tỉnh táo, vừa say mê, ngẩn ngơ trước cuộc đời mới. Ông đi đến nhiều nơi, say sưa ca ngợi con người và cuộc sống. Đất nước trăm vùng giàu đẹp, trăm nghề lao động cần cù khéo léo. Có lẽ tươi tắn nhất vẫn là gương mặt con người, đáng yêu, đáng quý nhất vẫn là những tấm lòng ngày ngày đối mặt với nắng mưa, đem mồ hôi và cả máu xương ra mà giữ gìn đất nước tươi đẹp : Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 32 Rừng cà phê quả ngọt đỏ cành xanh Quang sọt giập giờn cô em hái trái Quả theo quả, bàn tay hái trái Ngón tay ai như phím lướt trên cành Đã có bao nhiêu những giọt mồ hôi Giữa nắng trưa hè tưới trên đất ngọt Từ lúc hãy còn rủ xanh vượn hót Nay mùa về hái quả biết bao vui (Bàn tay hái quả - Vân Đài) Nhà thơ Vân Đài chiếm được tình cảm của người đọc bằng giọng thơ êm đềm hồn hậu, bằng cái nhìn yêu đời, quan tâm, khám phá cuộc sống. Trong bài thơ Bàn tay hái quả, bằng cảm xúc say mê, niềm sung sướng tự hào, nhà thơ còn thể hiện sự tươi đẹp, trù phú của nông trường. Qua đó tô điểm, làm nổi bật lên bộ mặt rạng rỡ của đất nước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Còn đây là hình ảnh đất nước vừa thơ mộng vừa hùng vĩ hiện ra trong thơ Nguyễn Đình Thi : Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều ...Việt Nam đất nắng chan hoà Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh (Quê hương Việt Nam - Nguyễn Đình Thi) Việt Nam không chỉ đẹp trong chiến thắng, trong những ngày hội tưng bừng mà còn rất đẹp trong sự hồi sinh, trong sự vươn tới, vượt qua đau thương, mất mát. Từ “Những cánh đồng quê chảy máu - Dây thép gai đâm nát trời chiều...”, giờ đây đất nước trong thơ Nguyễn Đình Thi đã trở nên tươi đẹp bội phần với “mênh mông biển lúa, mây mờ che đỉnh Trường sơn, hoa thơm quả ngọt bốn mùa...”. Nếu đất nước hiện ra trong thơ Nguyễn Đình Thi với cánh đồng trĩu hạt, với rừng Trường Sơn uy nghi thì trong thơ Vân Đài lại là hình ảnh thôn xóm bình yên, sung túc ngày mùa : Thóc về con nghé no nằm Con gà quẩn lối, lợn căng bụng tròn Thóc về mẹ ấm tình con Cơm ngày ba bữa khói thơm nức nhà (Thóc đã về sân - Vân Đài) Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 33 Những câu thơ biểu hiện niềm vui sướng, cảm động của nhà thơ khi nhân dân vượt qua gian khổ, thiếu thốn “Một năm cơm hẩm độn mì khoai”, có cả niềm vui khi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc bước đầu gặt hái được thành công, đem lại cuộc sống ấm no cho mọi người. Cuộc sống tươi trẻ ấy như “một mùa hoa mới nở, các nhà thơ như những con ong bay vào mùa lặng lẽ, cần cù hút lấy những nhuỵ thơm và kết tinh cho đời thứ mật thơ óng ánh” (Hoàng Minh Châu). Đứng vững trên mảnh đất Việt Nam vừa giải phóng nửa mình, được ánh sáng của Đảng soi đường, Tố Hữu nhiệt thành ca ngợi biểu dương cái mới đang nảy nở trên đất nước ta : Ôi tiếng hát vui say con chim chiền chiện Trên đồng lúa chiêm xuân chao mình bay liệng Xuân ơi xuân, vui tới mênh mông Biển vui dâng sóng trắng đầu ghềnh (Bài ca mùa xuân 61 - Tố Hữu) Không hoà nhập, sống hết mình với đất nước thì không thể nào có được niềm vui ngập tràn trong những ngày hoà bình được lặp lại, chắc hẳn sẽ không thể sáng tạo và nhìn ra được những đợt “sóng trắng” trên biển vui như thế. Trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiều người chỉ nặng nhìn về phía khó khăn mà băn khoăn bứt rứt, cũng có nguời muốn quên hết các thứ khó khăn để lạc quan một cách dễ dãi. Còn tiếng thơ của Tố Hữu trong những ngày đó chất chứa một niềm vui lớn, một niềm vui tràn đầy trong trẻo, phơi phới như tiếng hót vui say sưa của con chim chiền chiện đang bay liệng trên cánh đồng lúa chiêm xanh rờn, mênh mông, thẳng tắp. Đó là niềm vui có suy nghĩ, tỉnh táo và sáng suốt. Vui chưa phải vì được ấm no dồi dào, mà vì chúng ta nắm chắc tương lai, vì trước mắt chúng ta, tương lai đang dần hiện lên lộng lẫy: Đắng cay nay mới ngọt bùi Đường đi muôn dặm đã ngời mai sau (Bài ca mùa xuân 61- Tố Hữu) Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước, Chế Lan Viên đã khắc hoạ cảnh đất nước giàu đẹp với trời biển bao la qua những màu sắc, hình ảnh không thể quên được, lộng lẫy, huyền ảo như một bức tranh sơn mài : Tôi muốn đến chỗ nước trời lẫn sắc Nơi bốn mùa đã hoá thành thu Nơi đáy bể những rừng san hô vờ thức ngủ Những rừng rong tóc xoã lược răng cài Nơi những đàn mây trắng xoá cá bay đi Cá vào hội xoè hoa mang áo đẹp Cá nục, cá chuồn, cá chim không phải chim đâu, cá hồng hồng sắc vẩy Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 34 Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về (Chế Lan Viên) Bức tranh đẹp đẽ của cảnh non nước hữu tình với thiên nhiên, sản vật phong phú và màu sắc rực rỡ đã thể niềm tin yêu của Chế Lan Viên cũng như những người cầm bút: cách mạng sẽ thắng lợi, tương lai đất nước sẽ huy hoàng. Niềm tin đó hoàn toàn có cơ sở trở thành hiện thực. Bởi nhân dân ở cả hai miền Nam Bắc đang quyết tâm đấu tranh thống nhất đất nước: Với vai trò là hậu phương vững chắc, mỗi người dân miền Bắc đều ý thức được trách nhiệm của mình nên không ngừng ra sức tăng gia sản xuất để chi viện cho miền Nam theo tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người. Chính sự ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần đó, đã tiếp thêm nguồn sức mạnh lớn lao cho nhân dân miền Nam ngày đêm chiến đấu với kẻ thù và cuối cùng giành lấy thắng lợi vẻ vang trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy vào mùa xuân năm 1975. 2. Đất nước đẹp trong chiến đấu và chiến thắng Thật kỳ diệu: miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Trong quang cảnh tưng bừng của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHamp236nh t4327907ng 2737845t n4327899c trong th417 khamp225ng chi7871n .PDF