Đề tài Hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn (khảo sát tại Phường Nguyễn Văn Cừ - TP. Quy Nhơn)”

Thực tế cho thấy, người cao tuổi ở đô thị bằng khả năng tài chính của mình họ không những không nhờ vào sự giúp đỡ của con mà con giúp lại con như giúp mua nhà, đất khi lập gia đình riêng, giúp mua sắm các vật dụng đắt tiền, giúp chi tiêu trong gia đình bằng cách góp tiền vào khoản chung của gia đình, dựng vợ gả chồng cho con, thậm chí nuôi cháu, “ông bà có hai người con trai, một đứa có vợ còn một đứa độc thân, ông bà có lương hưu nên cũng tich góp chuẩn bị cưới vợ rồi sắm cho thằng út cái xe chạy đi làm” [cụ bà 76 tuổi, khu vực 8]. Một số người cao tuổi còn cho rằng con cái có thì cho cha mẹ, không có thì thôi chứ cha mẹ cũng không yêu cầu hỗ trợ tiền bạc. Còn việc lo cho con cái ăn, chỗ ở lại là trách nhiệm của cha mẹ, cho dù con cái có tự lập được còn phải lo nhiều thứ cho cuộc sống, giúp đỡ được con cái phần nào hay phần đó.

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4539 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn (khảo sát tại Phường Nguyễn Văn Cừ - TP. Quy Nhơn)”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời cao tuổi cho thấy, tấn suất trò chuyện của các thành viên trong gia đình được cụ ông và cụ bà đánh giá như sau: đối với cụ ông thì bắt đầu từ vợ, con trai đã kết hôn, hàng xóm láng giềng, bạn bè, đồng nghiệp, con gái đã kết hôn, con dâu và anh chị em ruôt, cháu ruột; đối với cụ bà là chồng, hàng xóm làng giềng, con gái đã kết hôn, con trai đã kết hôn, con dâu, con trai và con gái chưa kết hôn sống cùng nhà, con trai chưa kết hôn không sống cùng nhà và anh chị em ruột, cháu ruột (bảng 4). Càng về già, tỉ lệ người cao tuổi trò chuyện với người bạn đời của mình thấp hơn, nguyên nhân do càng về già người cao tuổi càng phải sống cô đơn do người bạn đời của họ mất đi, nhưng bên cạnh đó thì người được người cao tuổi tìm đến để trò chuyện là hàng xóm, láng giềng tăng lên về độ tuổi cụ thể là 60 – 69 là 20,4%, 70 – 79% là 18,6%, 80 – 89 là 22,2%, trên 90 tuổi là 33,3%. Ngoài gia đình thì những người hàng xóm là những người gần nhất với người cao tuổi, một số người cao tuổi góa bụa và không sống chung với con cái thì đối với họ chỉ có người bạn hàng xóm là người gần gũi nhất, theo cụ bà 73 tuổi, tại khu vực 8 “ sống một mình, nên chỉ có tâm sự, trò chuyện với người hàng xóm, ngày nào hai bà cũng tâm sự, chia sẻ những câu chuyện hàng ngày, già rồi nên cần người nói chuyện cho khuây khỏa …”. Những thông tin phỏng vấn sâu cho thấy, nội dung các cuộc trò chuyện của người cao tuổi với hàng xóm, láng giềng của cụ ông, cụ bà cùng hướng tới những vấn đề chung ở khu phố, những sự việc xung quanh những con người tại nơi ở, hay những vấn đề thời sự, kinh tế, chính trị, xã hội mà các cụ thăm dò được qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, tivi, internet, … “ ông đọc báo hàng ngày, rồi lại bàn luận chính trị với mấy ông hàng xóm, giờ nhiều tin lắm cháu à ” [cụ ông 84 tuổi, khu vưc 1] hay “ bình thường đi chợ có tin gì hay thì bà về lại ngồi chia sẻ với bà hàng xóm cho vui”[cụ bà 66 tuổi, khu vực 3]. Và theo như những gì thu thập được từ phỏng vấn thì trò chuyện của cụ ông khác với cụ bà, những cụ ông thường trò chuyện với nhau về các vấn đề chính trị, kinh tế hay ôn lại những kỉ niêm thời còn chiến tranh, đối với các cụ bà thì xoay quanh các câu chuyện là gia đình, thăm hỏi sức khỏe, trao đổi những kinh nghiệm trong chuyện trông cháu hay bếp núc, giá cả chợ búa, quần áo, … Nhưng nhìn chùng, những cuộc trò chuyện vui thường làm cho tinh thần người cao tuổi cảm thấy sảng khoái và yêu cuộc đời hơn. Người con trai đã kết hôn cũng là người mà người cao tuổi hay trò chuyện và tăng lên theo độ tuổi là 60 – 69 tuổi là 11,1%, 80 – 89 tuổi là 33,3%, ngoài ra vị trí của người con gái đã kết hôn và người con dâu cũng là những người được người cao tuổi trò chuyện, chia sẻ tâm sự tăng theo độ tuổi, được thể hiên đó là đối với người con gái đã kết hôn: 60 – 69 tuổi là 11,1%, trên 90 tuổi là 16,7 , người con dâu là 60 – 69 tuổi là 3,7%, 80 – 89 tuổi là 11,1%, trên 90 tuổi là 16, 7%. Hiện nay, người cao tuổi ít nhiều có con cái trò chuyện thăm hỏi hàng ngày, phần lớn sự tương tác này diễn ra trực tiếp giữa người cao tuổi với con cháu của họ còn trong trường hợp con cái họ làm ăn xa cha mẹ, hình thức trò chuyện gián tiếp qua điện thoại hay internet. Như vậy, duy trì hoạt động trò chuyện, thăm hỏi thường xuyên của gia đình có vai trò quan trọng về tinh thần đối với người cao tuổi. So với việc trò chuyện với con cháu và những người hàng xóm thì hoạt động trò chuyện của bạn bè với người cao tuổi có tần suất thấp hơn chiếm 5,3% (trong đó cụ ông cao hơn cụ bà là 10.5%)và cũng giảm theo độ tuổi từ 60 – 69 là 5,6%, 70 – 79 là 6,9%, 80 – 89 là 3,7%, trên 90 tuổi là 0,0%. Nguyên nhân do việc gặp gỡ giữa người cao tuổi với bạn bè, đồng nghiệp cũ không thường xuyên như những người hàng xóm nên mức độ trò chuyện cũng ít hơn, hơn thế nữa, người cao tuổi càng già thì các quan hệ xã hội cũng càng giảm do tuổi già, sức yếu. Mặc dù vậy thì những cuộc trò chuyện, gặp gỡ bạn bè làm cho người cao tuổi thỏa mãn nhu cầu giao tiếp bạn bè, được tâm sự, chia sẻ với những người có chung đặc điểm nghề nghiệp, văn hóa xã hội, các vấn đề sức khỏe, gia đình, tin tưc về những người bạn cũ, cơ quan cũ, … Ngoài ra, trò chuyện giúp cho người cao tuổi biết được những thông tin mới mẻ trong đời sống xã hội, làm tăng thêm vốn hiểu biết cho họ. Kết quả cũng cho thấy, họ hàng người cao tuổi có hoạt động trò chuyện thấp hơn các mối quan hệ khác chiếm 2,3% (trong đó cụ bà cao hơn cụ ông là 2,7% so với 1,8%) và cũng giảm dần theo độ tuổi là từ 70 – 79 là 4,7%, 80 – 89 là 3,7%, nguyên nhân do mối họ hàng không sống gần với nơi sống của người cao tuổi, vì thế việc trò chuyện thăm hỏi thường nhằm vào những mục đích nhất định. Kết quả khảo sát cũng cho thấy rằng, thông qua trò chuyện, người cao tuổi thường cho biết những vấn đề quan trọng với người gần gũi và quan tâm họ nhất, đó là người chồng/vợ chiếm 33,1% và người con trai là 30,8%. Hai người này là những người được người cao tuổi tin tưởng và thường xuyên tâm sự, chia sẻ những điều quan trọng trong cuộc sống như về tiền bạc, thu chi, những quyết định mang tính chất quan trọng trong cuộc đời của họ “bà thường chia sẻ với ông về những điều quan trọng như là cưới xin cho coi cái, thu chi những khoản lớn trong gia đình, hay mua nhà, mua đất, …những điều này ông hiểu và rõ hơn bà” [cụ bà 67 tuổi, khu vực 1], những điều quan trọng thường được người cao tuổi bàn bạc và đưa ra quyết định khi có ý kiến của người họ tin tưởng, giao trách nhiệm, với cụ ông đã mất vợ ở khu vưc 8 nói rằng “bà nhà ông mất từ hồi chiến tranh, sinh 3 đứa con mà ông ở với con trai cả, nên điều gì cũng nói với nó, nhất là những điều quan trọng”. Người con gái được người cao tuổi cho biết những vấn đề quan trọng của mình chiếm 13,8%. Như vậy, hoạt động trò chuyện, thăm hỏi hay chia sẻ những vấn đề quan trọng trong cuộc sống giữa người cao tuổi với các thành viên trong gia đình và ngoài gia đình là hoạt động có ý nghĩa quan trọng về mặt tinh thần. Thông qua việc trò chuyện hàng ngày tạo nên sợi dây gắn kết, hỗ trợ về mặt tinh thần đối với người cao tuổi. Với đặc điểm tâm sinh lí nổi bật của người cao tuổi là nuối tiếc tuổi trẻ, hay hoài cổ. Họ thường nhắc đến quá khứ nhiều hơn hiện tại, rất tự hào về kinh nghiệm sống của mình. Tuy nhiên, họ nhạy bén với cái mới, với sự biến động của lịch sử hay các sự kiện diễn ra hằng ngày. Nên thông qua trò chuyện, họ có thể được thể hiện mình, tìm được những người có thể nghe họ trò chuyện, tâm sự, làm giải tỏa những tâm lí mặc cảm, tự ti của vấn đề lão hóa, từ đó có thể làm cho người cao tuổi an tâm hơn để sống và tham gia vào hoạt động xã hội. Và đây cũng là một cách thức hiệu quả khi hỗ trợ xã hội về mặt tinh thần đối với người cao tuổi. Hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày Phần lớn người cao tuổi trong mẫu nghiên cứu đều tự có thể lo được các công việc trong sinh hoạt hàng ngày chiếm 37,3%, tự phục vụ các công việc hàng ngày của cụ ba cao hơn cụ ông (42,7% so với 32,7%). Tuổi càng cao thì việc tự phục vụ bản thân càng giảm, cụ thể là ở độ tuổi từ 60 – 69 là 44,4%, 70 – 79 tuổi là 41,9%, 80 – 89 là 29,6%, trên 90 tuổi là 16,7%. Nguyên nhân do tuổi cao sức khỏe giảm sút nhanh chóng, kèm theo đó là giảm khả năng vận động khiến người cao tuổi không thể tự phục vụ bản thân mình ngày càng khó khăn hơn với những người già yếu, bệnh tật. Đối với những người cao tuổi này thì gia đình chính là chỗ dựa quan trọng nhất giúp đỡ họ trong sinh hoạt hàng ngày cũng như các hoạt động khác. Bảng 2.4: Người trợ giúp người cao tuổi trong sinh hoạt hàng ngày,%. Người trợ giúp trong sinh hoạt hàng ngày Số lượng Tỉ lệ(%) Bản thân 50 37,3 Vợ/ chồng 26 19,4 Con trai 22 16,4 Con gái 12 9,0 Con dâu 19 14,2 Con rể 2 1,5 Anh/ chị/ em ruột, cháu ruột 1 0,7 Bạn bè, đồng nghiệp 1 0,7 Hàng xóm, láng giềng 1 0,7 Tổng 134 100,0 (Phụ lục 3 – 16) Nguồn hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi trong sinh hoạt hàng ngày chủ yếu tập trung vào các thành viên trong gia đình vì người cao tuổi gắn liền sinh hoạt hàng ngày với gia đình mình. Kết quả cho thấy, nổi bật nhất vẫn là người chồng/vợ trong gia đình chiếm 19,4% (trong đó cụ ông cần nhiều sự trợ giúp từ cụ bà hơn cụ bà cần sự trợ giúp từ cụ ông là 25,5% so với 13,3%). Người con trai là nguồn trợ giúp thứ ba trong sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi chiếm 16,4%, tiếp theo là vai trò của người con dâu đi liền kề chiếm 14,2%, do người con trai và người con dâu gần gũi nhất với người cao tuổi nên có thể giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày, còn người con gái chỉ chiếm 9,0%, do người con gái đi lấy chồng nên không thể thường xuyên chăm sóc trong công việc hàng ngày “khỏe thì không sao, chứ già rồi bệnh tật triền miên nên nhiều khi cũng không lo được ngày cả việc giặt giũ, thay đồ nên con cái lo hết mấy chuyện đó, ông ở với đứa con trai cả nên chuyện gì nó cũng lo..” [cụ ông 82 tuổi, khu vực 1]. Trợ giúp của người con trai đối với cụ ông và cụ bà là ngang nhau (16,4% so với 16,0%), càng về già, người con dâu có một vị tri quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi, cụ thể từ 60 – 69 tuổi là 3,7%, 70 – 79 tuổi là 11,6%, 80 – 89 tuổi là 25,9%, trên 90 tuổi là 50,0%. Những cụ từ 70 tuổi trở lên cần nhiều sự giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày từ người con trai và người con dâu cao hơn các cụ trong nhóm 60 – 69 tuổi. Kết quả trên có thể nhận định, mô hình sống chung giữa người cao tuổi với con cháu tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình thông qua việc giúp đỡ nhau trong sinh hoạt hàng ngày, con chau thể hiện tinh thần trách nhiệm với cha mẹ, cha mẹ cùng góp phần giúp đỡ con cháu để không trở thành gánh nặng cho gia đình. Những người cao tuổi tỏ ra khá độc lập trong sinh hoạt hàng ngày cho thấy tính hoạt động tich cực chứ không trông chờ một cách thụ động vào sự giúp đỡ của con cái hay người khác. Không những thế họ còn có thể giúp đỡ con cháu lo việc hàng ngày trong gia đình như đi chợ, nấu ăn, trông cháu, trông coi nhà cửa, … Những công việc này tuy không quá nặng nhọc nhưng cũng chiếm khá nhiều thời gian của người cao tuổi nhưng điều đó giúp họ thấy được niềm vui và khẳng định được vai trò, vị trí trong gia đình. Quan hệ với họ hàng gần cũng là nguồn giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là những người hiện đang có anh chị em sống cùng nhà hay gần nhà. Tuy nhiên, tỉ lệ chị em ruột sống cùng và gần nhà thấp, vì vậy hoạt động giúp đỡ chỉ chiếm có 0,7%. Những người anh em họ hàng xa không thể giúp đỡ người cao tuổi hàng ngày được, có chăng cũng chỉ là những lúc diễn ra cúng giỗ, ma chay, hiếu hỉ, … Đó là những dịp quy tụ anh em họ hàng . Có thể thấy, sự giúp đỡ của anh em họ hàng trong sinh hoạt hàng ngày thể hiện sự gần gũi trong mối quan hệ dòng tộc. Thông tin phỏng vấn sâu cho thấy người cao tuổi tham gia rất nhiều vào các hoạt động hiếu hỷ, cúng giỗ trong dòng họ “Bác thường xuyên tham gia những dịp đó, vì những dịp đó mới được gặp an hem, họ hàng ở xa, với lại thể hiện trách nhiệm của mình với dòng họ, không người ta lại đánh giá …” [cụ ông 65 tuổi, tại khu vực 8] hay “ ông là trưởng dòng họ, mỗi lần cúng giỗ đều phải về quê, do ở dưới quê là có nhà thờ dòng họ, những lúc như thế ông lại bỏ tiền thêm vào, anh em cũng mỗi người một ít để làm đám” [cụ ông 75 tuổi, khu vực 3]. Có thể thấy, việc giúp đỡ những người họ hàng tuy không thường xuyên nhưng thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành viên trong dòng họ, góp phần thắt chặt mối quan hệ thân tộc. Có lẽ vị vậy mà các hoạt động như xây dựng nhà thờ họ, lập quỹ khuyến học cho các con em trong dòng họ đang được các dòng họ khôi phục và phát triển mạnh. Người cao tuổi đô thị có điều kiện về kinh tế nên đòng góp khá tích cực về công sức, tiền bạc trong các quỹ này nhằm nâng cao uy tín dòng họ. Mối quan hệ hàng xóm, bạn bè đồng nghiệp góp phần nhỏ vào các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi (chiếm 0,7%). Và các hoạt động này thường là do cụ bà đảm nhiệm nên cần đến sự giúp đỡ của hàng xóm nhiều hơn cụ ông (tỉ lệ là 1,3%). Những công việc hàng xóm giúp đỡ thường như mua hộ mớ rau, con cá, trông hộ nhà cửa hay trông hộ cháu những lúc phải đi chợ hay có việc đột xuất, … Với những người cô đơn thì hàng xóm là nguồn động viên ý nghĩa đối với họ. Ngoài ra, những dip cúng giỗ, ma chay hay lễ hỷ thì cũng luôn có mặt của những người hàng xóm gần bên sang giúp đỡ, và bản thân người cao tuổi cũng là những người giúp đỡ hàng xóm trong công việc hàng ngày. Tóm lại, sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình là nguồn trợ giúp trong sinh hoạt hàng ngày lớn nhất đối với người cao tuổi bị bệnh hay đau yếu, vì những thành viên đó là những người gần gũi nhất với người cao tuổi. Hỗ trợ tiền/vật dụng lớn Trong mẫu nghiên cứu, vấn đề hỗ trợ xã hội về tiền/vật dụng lớn đối với người cao tuổi là không nhiều, cho thấy người cao tuổi khá độc lập về kinh tế (chiếm 60,9%). Có thể lí giải từ những người cao tuổi ở đô thị phần lớn là hưu trí (chiếm 49,3%), một bộ phận người cao tuổi vẫn đang làm việc (chiếm 41,5%) đã giúp họ tự chủ về kinh tế, không hoặc ít phải nhờ tới sự hỗ trợ của con cái, theo cụ ông 77 tuổi tai khi vực 1 “lương hưu của ông hiện tai là hơn 3 triệu, việc phải chi tiêu những khoản lớn trong gia đình đều do ông, ông đang sống với con trai út, mới đi làm nên cũng chỉ đủ chi tiêu cho bản thân nó…”.Cụ bà có thể tự túc trong kinh tế hơn là cụ ông (62,2% so với 55,4%). Kết quả cũng cho thấy, hoạt động trợ giúp tiền/ vật dung lớn chủ yếu diễn ra giữa các thành viên trong gia đình người cao tuổi, nổi bật ở đây là sư hỗ trợ từ bạn đời (chiếm 24,8%). Các cụ ông là những người nhận được sự trợ giúp tiền nhiều hơn so với cụ bà ( 37,5% so với 17,6%). Điều này cho thấy hình thức quản lí thu nhập của vợ chồng theo kiểu người vợ giữ tiền vẫn không thay đổi, nó cũng thể hiện sự tin cậy và gắn bó trong mối quan hệ vợ chồng người cao tuổi, một sự đảm bảo về tài chính khi họ về già. Bảng 2.5: Độ tuổi – trợ giúp tiền/vật dụng lớn. Độ tuổi Trợ giúp tiền vật dụng lớn 60-69 tuổi 70-79 tuổi 80-89 tuổi Trên 90 tuổi Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Bản thân Vợ, chồng Con trai chưa kết hôn Con trai đã kết hôn Con gái chưa kết hôn Con gái đã kết hôn Con dâu Con rể Anh chị em ruột, cháu ruột Bạn bè, đồng nghiệp Hàng xóm, láng giềng 33 14 1 3 0 1 0 0 0 0 0 63,5 26,9 1,9 5,8 0,0 1,9 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 24 15 1 3 0 1 0 0 0 0 0 54,4 34,1 2,3 6,8 0,0 2,3 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 16 3 0 3 1 4 0 1 0 0 0 57,1 10,7 0,0 10,7 3,6 14,3 0,0 3,6 0,0 0,0 0,0 4 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 66,7 16,7 0,0 16,7 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Tổng 52 100,0 44 100,0 28 100,0 6 100,0 (Phụ lục 4 – 13) Phân tổ theo độ tuổi cho thấy, những cụ độ tuổi càng cao thì sự hỗ trợ của người chồng/vợ ít dần đi (cụ thể từ 60 – 69 tuổi 26,7%, từ 70 – 79 tuổi là 34,1%, 80 – 89 tuổi là 10,7%, trên 90 tuổi là 16,7%). Nguyên nhân có thể do mất đi người vợ/chồng của người cao tuổi. Đây cũng là một thiệt thòi lớn khi gánh nặng về kinh tế chỉ còn cụ ông hay cụ bà gánh vác. Người cao tuổi cũng nhận được sự trợ giúp tiền/vật dụng lớn từ người con trai đã kết hôn (chiếm 5,8%).Người con trai trong gia đình thường đảm nhiệm vai trò chăm sóc hằng ngày cả về vật chất và tinh thần khi cha mẹ về già. Vai trò của người con trai đã kết hôn có vai trò ngày càng quan trọng hơn khi độ tuổi người cao tuổi ngày càng cao ( từ 60 – 69 tuổi là 5,8%, 70 – 79 tuổi là 6,8%, 80 – 89 tuổi là 10,7%, trên 90 tuổi là 16,7%). Tuổi cao đồng nghĩa với suy giảm khả năng vận động và làm việc, không có thu nhập thêm, tuổi cao cũng kéo theo bệnh tật và con cái phải lo tiền bạc để điều trị bệnh cho cha mẹ. Hình thức giúp đỡ tiền của những người con trai sống xa cha mẹ bằng cách gửi trực tiếp hay qua trung gian là những người anh em sống cùng với cha mẹ, qua đó nhờ họ chăm lo cho cha mẹ. Qua đó, những người con trong gia đình dù là con gái hay con trai, ở gần hay ở xa cha mẹ thì đều có nghĩa vụ và trách nhiệm với cha mẹ của mình, thể hiện sự hiếu thảo, quan tâm, chăm sóc những người sinh thành và nuôi dưỡng mình, điều này là một truyền thống vốn có của người Việt Nam ta từ xưa tới nay. Người con dâu và người con rể không được người cao tuổi đề cập đến trong hoạt động trợ giúp tiền/vật dụng lớn. Điều này có thể xuất phát từ nguồn thu nhập chung của vợ/chồng người con trai đã kết hôn cũng như người con gái đã kết hôn, nên khi người con gái hay người con trai giúp đỡ cha mẹ mình thì đã có sự đồng tình của người con dâu và người con rể. Người con trai và người con gái đã kết hôn cũng không được nhắc đến, có lẽ những người con này nhận từ cha mẹ nhiều hơn là cho vì phần lớn họ vẫn chưa trưởng thành, chưa tự lo liệu được cho bản thân và cha mẹ cũng không có như cầu trợ giúp từ những người con này. Phân tổ giới tính cho thấy, cụ bà có xu hướng nhận được sự trợ giúp tiền/vật dụng lớn từ người con trai và người con gái đã kết hôn nhiều hơn cụ ông (bảng 6). Các thông tin phỏng vấn sâu giải thích thêm “Con cái cho tiền thì bà giữ, ông tiêu gì thì lại bảo bà đưa cho mà tiêu” [cụ bà 76 tuổi, khu vực 1] hay “con cái cho tiền bà cầm, cỗ bàn hay chi tiêu gì thì ông lại nói bag đưa cho, bà cầm tiền là yên tâm nhất” [cụ ông, khu vực 3]. Thực tế cho thấy, người cao tuổi ở đô thị bằng khả năng tài chính của mình họ không những không nhờ vào sự giúp đỡ của con mà con giúp lại con như giúp mua nhà, đất khi lập gia đình riêng, giúp mua sắm các vật dụng đắt tiền, giúp chi tiêu trong gia đình bằng cách góp tiền vào khoản chung của gia đình, dựng vợ gả chồng cho con, thậm chí nuôi cháu, … “ông bà có hai người con trai, một đứa có vợ còn một đứa độc thân, ông bà có lương hưu nên cũng tich góp chuẩn bị cưới vợ rồi sắm cho thằng út cái xe chạy đi làm” [cụ bà 76 tuổi, khu vực 8]. Một số người cao tuổi còn cho rằng con cái có thì cho cha mẹ, không có thì thôi chứ cha mẹ cũng không yêu cầu hỗ trợ tiền bạc. Còn việc lo cho con cái ăn, chỗ ở lại là trách nhiệm của cha mẹ, cho dù con cái có tự lập được còn phải lo nhiều thứ cho cuộc sống, giúp đỡ được con cái phần nào hay phần đó. Kết quả khảo sát cho thấy, việc hỗ trợ tiền/vật dụng lớn từ bên ngoài gia đình đối với người cao tuổi không thấy có, hình thức hỗ trợ từ các mối quan hệ này là chủ yếu theo kiểu cho mượn qua mượn lại “ khi đau ốm hay cần việc gì đột xuất thì bà chạy qua hàng xóm mượn, rồi khi nào có thì trả người ta, hàng xóm có cho mượn là mừng rồi …” [cụ bà 69 tuổi, khu vực 8]. Những người hàng xóm được đánh giá cao hơn họ hàng, vì thường những người họ hàng của người cao tuổi sống ở quê, “họ không có tiền ăn lấy đâu cho mình mượn” [cụ bà 82 tuổi, khu vực 8]. Người cao tuổi cũng kể đến các tổ chức đoàn thể là nguồn hỗ trợ tiền bạc nhưng không thường xuyên. Phỏng vấn sâu cho thấy “khi đau ốm thì người ta tời nhà đông viên mỗi người phong bì 50 ngàn với ít hoa quả” [cụ ông 64 tuổi, khu vực 3].Khi người cao tuổi tham gia vào câu lạc bộ hay Hội người cao tuổi thì hội sẽ có một nguồn kinh phí nhất định hỗ trợ khi người cao tuổi đau ốm, bệnh tật. Hiện nay, có nhiều tổ chức đã tự đứng ra lo liệu việc tiền bạc cho hoạt động của hội bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó phần lớn xin nguồn hỗ trợ, vận động từ các cơ quan, xí nghiệp, những gia đình bên ngoài Hội khá giả, …nhờ vậy mà quỹ hội cũng có nguồn để thu chi. Ngoài ra, Hội cùng chú ý và quan tâm tới những người già có hoàn cảnh khó khăn trong hội, hỗ trợ họ vượt qua những lúc khó khăn trong cuộc sống. 2.3.5 Hỗ trợ thực phẩm/vật dụng nhỏ Kết quả thu được từ việc nghiên cứu cho thấy, nguồn hỗ trợ về thực phẩm/vật dụng nhỏ phổ biến hơn đối với người già không chỉ trong gia đình mà còn có các nguồn trợ giúp từ bên ngoài gia đình. Vai trò trợ giúp của người chồng/người vợ chiếm 27,6%. Nguồn trợ giúp này vẫn là chủ yếu trong sinh hoạt của người cao tuổi. Phân tổ giới tính cho thấy, các cụ ông nhận được sự trợ giúp nhiều hơn các cụ bà nhận được sư trợ giúp từ cụ ông ( 34,6% so với 25,3%).Sự giúp đỡ này cũng giảm dần theo sự gia tăng tuổi tác của người bạn đời (từ 70 – 79 tuổi là 36,4%, từ 80 – 89 tuổi là 20,0%, trên 90 tuổi là 16,7%). Việc đảm nhận trách nhiệm giúp đỡ cha mẹ về thực phẩm/vật dụng nhỏ thuộc về những người con của người cao tuổi. Kết quả cũng cho thấy, người cao tuổi nhận được sự giúp đỡ ít nhất từ một người con, trong đó những người con sống cũng cha mẹ có vai trò quan trong. Người con dâu được người cao tuổi đánh giá cao nhất (chiếm 20,4%), điều này được lí giải từ việc người con dâu trong gia đình luôn là người gần gũi với cha mẹ nhất, là người lo việc ăn uống cũng như mua sắm các vật dụng nhỏ trong sinh hoạt của cả gia đình. Người con trai đã kết hôn cũng được kể đến trong vai trò này, chiếm 19,4%. Tuy nhiên, thường thì việc giúp đỡ này đã được thực hiện bởi người vợ và coi đó là trách nhiệm chung của vợ và chồng, không tách bạch rõ ràng vai trò của người vợ và người chồng trong việc giúp đỡ cha mẹ về thực phẩm/vật dụng nhỏ. Người con gái đã kết hôn giúp thực phẩm/ vật dụng nhỏ cho cha mẹ nhiều hơn so với tiền/vật dụng lớn, chiếm 14,9%. Qua phỏng vấn sâu, nhiều cụ ông và cụ bà sống cùng với con gái đã kết hôn “ông mất nên bà sống với con gái, nó lo hết việc ăn uống hằng ngày, mua các vật dụng nhỏ cũng nó mua, bà co lương hưu mà nó bảo giữ đó để bồi dưỡng thêm” [cụ bà 70 tuổi, khu vực 8]. Người cao tuổi còn nhận được sự trợ giúp từ người con gái chưa kết hôn và người con trai chưa kết hôn (2,2% và 8,3%). Còn những người con sống xa cha mẹ thì việc trợ giúp thực phẩm/vật dụng nhỏ không thể thực hiện được, do đó việc thuận lợi nhất họ có thể làm đó là gửi tiền bạc và nhờ anh chị em ở gần cha mẹ giúp đỡ cha mẹ của mình. Kết quả cho thấy, cụ bà nhận được sự trợ giúp về thực phẩm/vật dụng nhỏ từ người con trai chưa kết hôn, người con gái chưa kết hôn và người con gái đã kết hôn(13,3% so với 3,6%, 4,0% so với 1,8%, 20,0% so với 7,3%). Cụ ông nhận được sự trợ giúp thực phẩm/vật dụng nhỏ từ người con trai đã kết hôn và người con dâu nhiều hơn cụ bà (23,6% so với 12,0, 20,0% so với 16,0%). Điều này cho thấy sự trênh lệch của cụ ông và cụ bà trong việc được con cái giúp đỡ, nhưng nhìn chung, sự giúp đỡ của con cái đều hướng vào cha mẹ (bảng 7). Những người cao tuổi thuộc nhóm tuổi từ 60 – 69 ít nhận được sự giúp đỡ thực phẩm/vật dụng nhỏ của con cái vì họ có người bạn đời bên cạnh chăm lo. Trong khi đó, những cụ cao tuổi hầu như đã góa chồng/vợ, bản thân tuổi già sức yếu cũng không thể tự lo việc ăn uống hằng ngày, chủ yếu là dựa vào con cái (bảng 14). Ngoài ra, các mối quan hệ ngoài gia đình cũng được người cao tuổi nhắc tới trong việc giúp đỡ thực phẩm/vật dụng nhỏ. Nói tới đầu tiên là những người hàng xóm kề cận ngay bên cạnh người cao tuổi (chiếm 3,0%). Nếu so sánh với việc giúp đỡ tiền bạc thật sự khó khăn với những người họ hàng ở quê thì việc biếu, cho người cao tuổi con gà, quả trứng hay hộp sữa, hoa quả, bánh trái thì dễ dàng hơn vì có thể đó là những vật phẩm họ trồng hay nuôi được và trên cơ sở đó thể hiện tinh thần gắn bó (chiếm2,2,%). Sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp không thường xuyên, chiếm 1,5%. Cụ bà nhận được sự trợ giúp từ hàng xóm và họ hàng cao hơn cụ ông (4,0% so với 3,6% và 2,7% so với 1,8%). Còn cụ ông nhận được sự trợ giúp từ bạn bè, đồng nghiệp cao hơn cụ bà (1,8% so với 1,3%). Bảng 2.6. Ai là người trợ giúp ông (bà) về thực phẩm / vật dụng nhỏ? Người trợ giúp thực phẩm / vật dụng nhỏ Số lượng Tỉ lệ (%) Vợ chồng 37 27,6 Con trai chưa kết hôn 11 8,2 Con gái chưa kết hôn 3 2,2 Con trai đã kết hôn 26 19,4 Con gái đã kết hôn 20 14,9 Con dâu 27 20,4 Con rể 1 0,8 Anh chị em ruột / cháu ruột 3 2,2 Bạn bè, đồng nghiệp 2 1,5 Hàng xóm, láng giềng 4 3,0 Tổng 134 100,0 (Phụ lục 3 – 18) Tóm lại, người cao tuổi càng về già thì sự trợ giúp thực phẩm/vật dụng nhỏ của người thân trong gia đình có ý nghĩa quan trọng, con cháu là những người gần gũi và có thể lo lắng cho người cao tuổi từng bữa ăn, giấc ngủ hàng ngày hay sắm sửa những vật dụng nhỏ trong gia đình. Từ đó, người cao tuổi có thể yên tâm sống vui và thoải mái. Hỗ trợ việc làm/sản xuất kinh doanh Người cao tuổi trong mẫu nghiên cứu gần ½ không tham gia sản xuất kinh doanh (chiếm 43,8%). Đa số người cao tuổi thuộc đối tượng hưu trí nên có lương hưu. Bên cạnh đó, còn một số bộ phận người cao tuổi vẫn tham gia vào sản xuất, kinh doanh. Những công việc đó người cao tuổi tự kiếm để trang trải thêm trong sinh hoạt hàng ngày. Bảng 2.7. Ai là người trợ giúp ông bà trong sản xuất, kinh doanh? Người trợ giúp trong việc làm,sản xuất, kinh doanh Số lượng Tỉ lệ(%) Bản thân 33 25,3 Vợ chồng 19 14,6 Con trai chưa kết hôn 3 2,3 Con gái chưa kết hôn 1 0,8 Con trai đã kết hôn 4 3,1 Con gái đã kết hôn 8 6,2 Con dâu 3 2,3 Con rể 0 0,0 Anh chị em ruột, cháu ruột 2 1,5 Bạn bè, đồng nghiệp 0 0,0 Hàng xóm, láng giềng 0 0,0 Không tham gia sản xuất, kinh doanh 57 43,8 Tổng 130 100,0 (Phụ lục 3 – 19) Bản thân người cao tuổi tự làm việc hay kinh doanh chiếm 25,3%, trong đó cụ bà tự giúp trong công việc cao hơn cụ ông (33,8% so với 25,0%). Phần lớn những người cao tuổi trong nhón “trẻ” vẫn còn lao động và tự giúp trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn (khảo sát tại Phường Nguyễn Văn Cừ - TP Quy Nhơn).doc
Tài liệu liên quan