Mục Lục
A.MỞ ĐẦU . . . .2
1. Tính cấp thiết của đề tài . . 2
2. Mục tiêu của đề tài . .3
3. Giới hạn của đề tài . .4
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài . .4
5. Bố cục của tiểu luận . .5
6. Tài liệu tham khảo . .5
B.THÂN BÀI . . .6
1.Tổng quan về công ty Honda . . .6
1.1Công ty Honda 6
1.2Công ty Honda Việt Nam 9
2.Thực trạng nghiên cứu . 10
2.1.Những khó khăn .10
2.2.Những thuận lợi .10
3.Nghiên cứu ma trận swot của Honda . .11
3.1.Sơ lược về ma trận swot . .11
3.2.Phân tích ma trận swot của Honda .12
3.2.1.Điểm mạnh (S) .12
3.2.2.Điểm yếu (W) . .13
3.2.3.Cơ hội (O) .15
3.2.4.Thách thức (T) .16
3.3.Ma trận Space .17
3.3.1.Vị trí chiến lược bên trong 17
3.3.1.1.Sức mạnh tài chính (FS) 17
3.3.1.2.Lợi thế cạnh tranh .18
3.3.2.Vị trí chiến lược bên ngoài .18
3.3.2.1. Ổn định môi trường (ES) .18
3.3.2.2.Sức mạnh của ngành (IS) .19
4.Chiến lược . .20
5.Khâu đột phá và cú hích ban đầu .23
5.1.Khâu đột phá .23
5.2.Cú hích ban đầu .23
C.KẾT LUẬN . .24
1.Đề xuất các chiến lược trong tương lai . .24
2.Tính khả thi của các chiến lược 25
Mục lục . 27
27 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 13247 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạch định chiến lược của công ty Honda Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TY HONDA
Honda
Thành lập
24 tháng 9, 1948
Trụ sở chính
Tokyo, Nhật Bản
Thành viên chủ chốt
SoichiroHonda,Takeo Fukui, CEO
Nhân viên
131.600
Website
www.honda.co.jp
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài.
Xe máy là phương tiện đi lại cơ động và thuận tiện nhất đối với hệ thống giao thông của Việt Nam. Đặc biệt, xe máy rất thích hợp với những con đường nhỏ với nhiều ngóc nghách từ thành thị đến nông thôn. Với một chiếc xe máy bạn có thể dễ dàng sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: đi làm, đi chơi, vận chuyển….
Người Việt Nam đã có thói quen sử dụng xe máy để đi lại trong khoảng cách ngắn và thường xuyên. Bất cứ người nào cũng có thể sở hữu một chiếc xe máy với giá cả hợp lý, trong khi ô tô vẫn nằm ngoài khả năng tài chính của đai bộ phận dân cư. Cũng chính vì thế mà thị trường xe máy Việt Nam là một thị trường sôi động và giàu tiềm năng với cuộc chiến tranh giành thị phần của các hãng như: Honda, Yamaha, Suzuki, Piagio, SYM…
Honda là một thương hiệu xe máy có lịch sử phát triển lâu dài, vững chắc và tạo lập được uy tín trên thị trường. Nó quen thuộc đến nỗi cứ khi nhắc tới xe máy là người ta lại nghĩ tới Honda. Honda cũng là công ty đầu tiên có mặt tại Việt Nam và đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường, đạt được những thành công đáng kể với các sản phẩm đa dạng hướng tới nhiều đối tượng có các mức thu nhập khác nhau. Bên cạnh đó, Honda Việt Nam(HVN) còn đưa đến cho người dân Việt Nam cái nhìn hiểu biết hơn về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường thông qua các chương trình tuyên truyền trong thời gian dài. Qua đó, HVN đã gửi gắm thông điệp của mình" Tôi yêu Việt Nam" tạo nên cái nhìn thiện cảmđốivớingườidânViệNam.
Mục tiêu của đề tài.
Thị trường luôn luôn biến động không ngừng theo những quy luật kinh tế vốn có của nó và quy luật cạnh tranh ngày càng có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các doanh nghiệp.
Từ khi Đảng ta thay đổi cơ chế quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế, nền kinh tế vận động theo kinh tế thị trường mọi người tự do buôn bán kinh doanh thì vấn đề cạnh tranh càng trở nên quan trọng. Không một doanh nghiệp nào lại không quan tâm tới cạnh tranh. Phải làm gì để người tiêu dùng nhận biết và tiêu dùng sản phẩm của mình? Trong khi đó thị trường có quá nhiều sản phẩm đồng dạng. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm.
Ngày nay các doanh nghiệp không những phải quan tâm tới khách hàng của mình mà còn phải quan tâm tới đối thủ cạnh tranh. Các Công ty phải không ngừng theo dõi các chiến lược của đối thủ cạnh tranh. Để có thể tồn tại được trên thị trường thì các Công ty phải cạnh tranh với nhau.
Hãng Honda Việt Nam là một Công ty liên doanh sản xuất và lắp ráp xe máy tại Việt Nam. Hiện nay Honda Việt Nam đang phải chống chọi với các đối thủ cạnh tranh rất mạnh, trong số đó có các hãng cũng là liên doanh và các hãng của nước ngoài như các tập đoàn xe máy Trung Quốc như Loncin, Lipan… Vì thế, mà Ban lãnh đạo của Honda Việt Nam cần phải đặc biệt chú ý quan tâm tìm ra các chiến lược để cạnh tranh có hiệu quả. Trong khuôn khổ của đề tài này, chúng tôi xin đưa ra một số ý chính nhằm giúp nắm rõ được tình hình thực trạng của công ty Honda ở phía sau.
Giới hạn của đề tài.
Đề tài chúng tôi đưa ra chỉ nhằm phân tích những chiến lược của công ty Honda nhằm thấy rõ được sự phát triển của Honda Viện Nam trong thời điểm hiện tại và cũng nhằm làm rõ được những thiếu sót, hạn chế của Honda để tỉm ra những chiến lược phù hợp trong tương lai với mục đích làm cho công ty Honda Việt Nam ngày càng phát triễn mạnh mẽ hon, xứng đáng với lòng tin của người tiêu dung trên toàn quốc. Tuy nhiên vì sự giới hạn của nguồn tài chính, sự giới hạn về thời gian, và đặc biệt là sự giới hạn về tính học hỏi nên số liệu và thông tin mà chúng tôi sử dụng chỉ là lấy từ trên internet xuống vì vậy mà có thể độ chính xác và tính chủ quan của đế tài chưa cao.
Thứ hai, công ty Honda là một công ty lớn ở Nhật, nhưng số liệu chúng tôi thu thâp được chỉ nằm trong khuôn khổ là một chi nhánh ở Việt Nam, vì vậy mà không thể cung cấp rộng hơn về Honda được.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Nghiên cứu tổng quan về đề tài.
Nghiên cứu về những khó khăn của Honda.
Nghiên cứu về những thuận lợi của Honda.
Phân tích ma trận SWOT của Honda.
Sử dụng công cụ chiến lược phân tích thực trạng của Honda.
Đề xuất các chiến lược .
Phân tích tính khả thi của các chiến lược.
Bố cục của tiểu luận.
Mở đầu
Thân bài
Kết luận
Mục lục
6. Tài liệu tham khảo
www.hona.com.vn
www.vnexpress.net
Tapchikinhte
Tuoi tre
dien an kinh te
THÂN BÀI
Tổng quan về công ty Honda.
Công ty Honda.
Honda (phát âm như "Hon-đa" hay "Hôn-đa") là nhà sản xuất động cơ lớn nhất thế giới với số lượng hơn 14 triệu chiếc mỗi năm. Từ năm 2004 hãng bắt đầu chế tạo mô tơ chạy diesel vừa êm vừa không cần bộ lọc nhằm đáp ứng tiêu chuẩn ô nhiễm. Tuy nhiên, có thể tranh cãi rằng nền của sự thành công của công ty này là phần làm xe máy.
Hãng Honda đóng trụ sở tại Tokyo và có niêm yết trên các thị trường chứng khoán Tokyo, Thành phố New York, Luân Đôn, Paris, Hãng Honda Hoa Kỳ đóng tại Torrance, California (Hoa Kỳ). Honda Canada đóng vùng Scarborough của Toronto, Ontario và dời về trụ sở mới tại Richmond Hill, Ontario năm 2008.
Công ty Động cơ Honda được thành lập ngày 24 tháng 9 năm 1948. Ông Soichiro Honda đã nhân cơ hội nước Nhật có nhu cầu đi lại nhiều, cho dù nền kinh tế Nhật vốn bị hủy hoại sau Thế chiến thứ hai lúc ấy rất thiếu thốn nhiên liệu và tiền bạc, để thành lập công ty. Công ty đã gắn động cơ vào xe đạp tạo ra một phương tiện đi lại hiệu quả và rẻ tiền.
Sau chiến tranh, cơ sở sản xuất pít-tông Honda gần như bị phá hủy. Soichiro Honda lập một công ty mới mà tiếng Nhật gọi là "Công ty trách nhiệm hữu hạn nghiên cứu Honda". Cơ sở đầu tiên của công ty có cái tên phô trương này thật ra chỉ là một nhà xưởng bình thường làm bằng gỗ và cũng là nơi ông Honda cùng cộng sự gắn động cơ cho xe đạp. Điều thú vị là cái tên công ty theo tiếng Nhật này vẫn được giữ đến nay để vinh danh nỗ lực của Soichiro Honda. Công ty Honda Hoa Kỳ được thành lập năm 1958.
Honda bắt đầu sản xuất từ xe máy tới xe tay ga. Soichiro Honda nhanh chóng phục hồi lại công ty sau những thua lỗ trong thời chiến. Cuối thập niên 1960, Honda chiếm lĩnh thị trường xe máy thế giới. Đến thập niên 1970 công ty trở thành nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới và từ đó đến nay chưa bao giờ để mất danh hiệu này.
Hãng bắt đầu sản xuất xe hơi vào năm 1960 với dự định dành cho thị trường Nhật Bản là chủ yếu. Dù đã tham dự nhiều cuộc đua xe máy quốc tế nhưng xe hơi của hãng vẫn rất khó bán được ở Mỹ. Vì xe được thiết kế cho người tiêu dùng Nhật nên nó không thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng Mỹ.
Honda rồi cũng có chân trong thị trường xe hơi Mỹ vào năm 1972 khi giới họ thiệu xe Civic—lớn hơn những kiểu xe trước đó nhưng vẫn nhỏ hơn những loại xe theo tiêu chuẩn Mỹ —trong khi cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 70 ảnh hưởng đến nền kinh tế trên toàn thế giới. Luật mới về chất thải ở Mỹ yêu cầu các nhà sản xuất xe hơi Mỹ phải gắn thêm bộ phận chuyển đổi chất xúc tác đắt tiền vào hệ thống xả, điều này làm giá xe tăng. . Tuy nhiên khi Honda giới thiệu chiếc Civic đời 1975 với động cơ CVCC (Compound Vortex Controlled Combustion). động cơ này đáp ứng được yêu cầu về khí thải, nên nó không cần lắp bộ phận xúc tác khí thải nữa, đây chính là yếu tố cạnh tranh của Honda Civic.
Honda Accord 2006
Năm 1976, xe Accord ngay lập tức được mọi người biết đến với đặc điểm tốn ít năng lượng và dễ lái; Honda đã tìm được chỗ đứng ở Mỹ. Năm 1982, Honda là nhà sản xuất ôtô Nhật Bản đầu tiên xây dựng nhà máy sản xuất xe hơi ở Mỹ, bắt đầu với nhà máy sản xuất xe Accord ở Marysville. Đến nay, hãng đã có bốn nhà máy sản xuất xe ở Ohio: 2 ở Marysville (nhà máy tự động Marysville và nhà máy sản xuất xe gắn máy Marysville), Anna, và Đông Liberty. Hãng còn có các nhà máy ở Lincoln, Alabama (Honda Manufacturing of Alabama), và Timmonsville, Nam Carolina, và gần đây (2006) Honda đã mở một nhà máy mới ở Tallapoosa, Georgia. Honda mở rộng thêm sau khi có thị phần ở Marysville, Ohio, và cơ sở nghiên cứu và phát triển ở Raymond, Ohio. Bộ phận quản lý của Honda Bắc Mỹ đặt ở Torrance, California. Honda Canada và các xe Civic bán cho Mỹ có nhà máy sản xuất ở Alliston, Ontario từ năm 1985. Ngày 27 tháng 6, 2006, Honda thông báo đang mở thêm mộ cơ sở sản xuất ở Bắc Mỹ, đặt ở Greensburg, Indiana. Nhà máy này dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2008.
Honda là nhà sản xuất tự động đầu tiên của Nhật giới thiệu nhiều dòng xe sang trọng riêng biệt. Dòng xe Accura ra đời vào năm 1986 đã tạo nên nhiều kiểu xe Honda mạnh hơn và mang tính thể thao hơn so với những loại xe Honda khác.
Năm 1989 Honda đã đưa hệ thống VTEC động cơ piston tự động vào sản xuất, hệ thông này đã làm tăng năng suất và hiệu suất động cơ đồng thời giúp động cơ vận hành với vận tốc lớn hơn. Một trong những động cơ mới này dùng tốt cho xe chở khách, nó hoạt động dựa trên giả thuyết điều chỉnh từ một động cơ vận hành ở 2 chế độ khác nhau tùy thuộc vào trọng tải. Đối với người lái xe thường thì dùng thùy "cam" ngắn hơn sẽ làm tăng năng suất động cơ. "Cam vận hành mạnh trong thời gian dài được gắn vào khi động cơ RPM tăng đến mức quy định làm tăng năng suất khi tăng tốc.
Cho kiểu xe năm 2007, Honda dự định tăng độ an toàn của xe bằng cách thêm vào các bộ phận tiêu chuẩn đối với tất cả các loại xe Honda ở Bắc Mỹ (ngoại trừ loại xe Insight và S2000 sẽ không có side-curtain airbad) như túi khí ở các ghế trước, side-curtain airbag, và bộ chống khóa cho thắng.
Công ty Honda Việt Nam
Tên công ty viết tắt:Honda Việt Nam
Điện thoại:84-211-868888
Fax :84-211-868910
Email :info@honda.com.vn
Website :www.honda.com.vn
Địa chỉ:Phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam Tỉnh/Tp: Vĩnh Phúc
Ngành nghề: Ô tô-Xe máy
Loại hình thương mại:Sản xuất
Thông tin công ty:Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa Công ty Honda Motor Nhật Bản, Công ty Asian Honda Motor Thái Lan và Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam.
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và lắp ráp xe máy và phụ tùng xe máy nhãn hiệu Honda; Sản xuất và lắp ráp ô tô dưới 9 chỗ ngồi.
Vốn điều lệ: 62.900.000 USD (theo Giấy phép Đầu tư)
Vốn đầu tư: 290.427.084 USD
Lao động: 4.369 người (tính đến hết tháng 6 năm 2007)
Người liên hệ:Công ty Honda Việt Nam
Điện thoại:84-211-868888
Email :info@honda.com.vn
Địa chỉ:Phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam
Thực trạng nghiên cứu.
Những khó khăn.
Thứ nhất, vì tình trạng lạm phát đang bùng nổ ở khắp mọi nơi nên và diễn ra trên tất cả các sản phẩm nên Honda Việt Nam cũng phần nào chịu ảnh hưởng.
Thứ hai, giá xăng tăng nhảy vọt một cách thất thường khiến nhiều người dân phải e ngại khi sử dụng xe máy. Thứ ba, các sản phẩm thay thế khác đa dạng về mẫu mã, hình thức và đảm bảo về chất lượng.
Cuối cùng, do nhu cầu sống của người dân ngày càng nâng cao nên nhu cầu và ước muốn ngày càng cao.
Những thuận lợi
Honda Việt Nam được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm than thiết, được coi như là sản phẩm của nhười dân Việt nam.
Honda Việt Nam có chat lượng và giá cả phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam.
Do đi lại là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được trong đời sống người dân.
Nghiên cứu ma trận swot của Honda
Sơ lược về ma trận swot
Trong thị trường kinh tế hiện nay, một công ty không nhất thiết phải theo đuổi các cơ hội tốt nhất mà có thể thay vào đó là tạo dựng khả năng phát triển lợi thế cạnh tranh bằng cách tìm hiểu mức độ phù hợp giữa các điểm mạnh của mình và cơ hội sắp đến. Trong một số trường hợp, công ty có thể khắc phục điểm yếu của mình để giành được những cơ hội hấp dẫn.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc mở cửa, giao lưu kinh tế - văn hóa với các nước là điều không thể tránh khỏi và rủi ro trên thương trường đối với các doanh nghiệp cũng không nhỏ. Vì vậy phân tích SWOT sẽ giúp các doanh nghiệp “cân - đong – đo - đếm” một cách chính xác trước khi quyết định thâm nhập thị trường quốc trước khi thâm nhập vào thị trường quốc tế.
Vì mô hình phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Quá trình phân SWOT sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho việc kết nối các nguồn lực và khả năng của công ty với môi trường cạnh tranh mà công ty đó hoạt động.
Phân tích ma trận swot của Honda
Điểm mạnh (S)
Thương hiệu nổi tiếng thế giới
Được khách hàng tín nhiệm
Luôn đặt khách hàng lên hàng đầu
dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo và xuyên suốt
Thị trường tiêu thụ rộng lớn
Là nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới
Sản phẩm tốt, độ an toàn cao
Uy tín hàng đầu
Có nhiều chương trình khuyến mãi, hạ giá cho sản phẩm
Lợi nhuận cao
Vốn lớn, tài chính cao
Hệ thống phân phối tốt
Ít hao xăng
Luôn thay đổi mẫu mã xe với chất lượng cao
Áp dụng nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật
Biết so sánh với các đối thủ cạnh tranh và tìm thấy nhược điểm của Honda để cải thiện chất lượng
Luôn giành được chỗ đứng trong làng giải trí: thiết kế vượt trội, công nghệ tiên tiến, chất lượng cao, an toàn.
Cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại
Có những thay đổi thiết kế mới
Sự phát triển của thị trường TQ, Nga làm giảm sự phụ thuộc vào thị trường Bắc Mỹ.
Điểm yếu (W)
Nhiều sản phẩm nhái thương hiệu
Suy thoái toàn cầu, Honda phải đóng cửa 1 số công ty con làm giảm sản lượng xe
Khủng hoảng tài chính toàn cầu: lợi nhuận giảm
Doanh thu giảm
Còn một vài điểm yếu của xe bị khách hàng phàn nàn
Thiết kế sản phẩm chưa hài hòa cân đối về phần đầu và đuôi xe
Tư thế ngồi không thoải mái
Thiết kế có phần chắp vá, chưa có tính thời trang mạnh cho giới trẻ
Chưa quản lý hệ thống bán hàng tốt
Chi phí quảng cáo lớn
Ít khách hàng truyền thông so với đối thủ cạnh tranh
Mỗi năm ít có mẫu mới, chỉ cải tiến thay đổi kiểu dáng mẫu mã 1 vài dòng sản phẩm có từ trước
Đội ngũ quản lý chưa có kinh nghiệm cao
Hiệu quả hoạt động marketing chưa cao
Quản lý nguyên vật liệu tồn kho chưa hiệu quả
Chưa khai thác hết công suất máy móc thiết bị
Dễ hư phụ tùng lặt vặt
Còn hạn chế về mặt tiếng ồn
Giá cả chưa đều
Chưa có chiến lược kinh doanh tốt
Cơ hội (O)
Chính sách Nhà nước mở cửa thị trường xe gắn máy
Sự tín nhiệm của nhiều người
Thương hiệu mạnh
Thu nhập người dân tăng
Nguyên vật liện được đảm bảo
Nhiều kênh thông tin được người tiêu dung biết đến
Hoạt động thương hiệu của các thương hiệu khác kém hơn
Tiền sử dụng phương tiện đi lại
Công nghệ phát triển mạnh
Kinh tế phát triển
Lợi nhuận ngành cao
Tập quán người Việt Nam (chưa sử dụng phương tiện công cộng nhiều)
Khoa học công nghệ phát triển: đa dạng hóa sản phẩm
Sản xuất trong nước được các phụ tùng thay thế
Chính sách mở cửa thị trường, tiền phát triển
Tiếp cận kĩ thuật sản xuất mới
Quảng bá marketing mạnh mẽ
Cơ sở hạ tầng phát triển
Dân số gia tăng
Xe công cộng chưa phát triển mạnh
Nhân sự kiện SEMA 2008, Honda công bố phiên bản mới để thâm nhập thị trường
Thách thức (T)
Có nhiều đối thủ nước ngoài
Xu giá tăng đầu vào cao
Xe Trung Quốc giá rẻ
Khủng hoảng kinh tế - chính trị
Gia tăng lạm phát
Xu hướng xe ô tô phát triển
Chưa đưa ra nhiều sản phẩm cao cấp cho tầng lớp thượng lưu
Đào tạo kém
Ô nhiễm môi trường
Xăng dầu tăng giá
Nhiều sản phẩm thay thế không dùng xăng
Khách hàng ngáy càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng và mẫu mã.
Kẹt xe, tai nạn
Chuyển đổi sang đi bộ, xe đạp để tiết kiệm và bào vệ môi trường
Sự nhảy cảm về giá
Phải đối mặt với vấn đề chính phủ sử dụng các loại thuế đánh vào sản phẩm buộc họ phải tăng giá sản phẩm
Đối thủ cạnh tranh
Bị nhiều hãng khác nhái thương hiệu ãnh hưởng đến thương hiệu
Các cửa hàng phân phối tự động tăng giá làm mất uy tín cũng như danh tiếng của Honda
Các hãng khác quảng bá thương hiệu marketing
Ma trận Space
Vị trí chiến lược bên trong
Sức mạnh tài chính (FS)
Doanh số lợi nhuận 4
Khả năng về vốn 5
Giá bán sản phẩm 5
Bảo hành 4
Rào cản ra khỏi thị trường 1
Đòn cân nợ 4
Rủi ro trong kinh doanh 2
Tổng 25
Lợi thế cạnh tranh
Thị phần -3
Chất lượng sản phẩm -5
Vòng đời sản phẩm -5
Sự trung thành của khách hàng -4
Năng lực cạnh tranh -4
Công nghệ -4
Cung cấp và phân phối -4
Tổng -30
Vị trí chiến lược bên ngoài
Ổn định môi trường (ES)
Thay đổi công nghệ -6
Tỉ lệ lạm phát -3
Giá của các sản phẩm cạnh tranh -3
Mở cửa thị trường -4
Áp lực cạnh tranh -2
Thay đổi tỉ giá ngoại tệ so với nội tệ -4
Co giãn của cầu theo giá -4
Tổng -26
Sức mạnh của ngành (IS)
Bí quyết công nghệ 6
Quy mô vốn 5
Dịch vụ bán hàng và chăm sóc khách hàng 6
Rào cản vào thị trường 1
Lợi nhuận tiềm năng 5
Sự ổn định tài chính 4
Sự tăng trường tiềm năng 5
Tổng 32
FS = 25/7 = 3.57 IS = 32/7 = 4.57
ES = -26/7 = - 3.714 CA = -30/7 = 4.28
-0.144 0.29
FS
Bảo thủ 6 Tấn công
CA 0.29 IS
-6 6
Phòng thủ -0.144 Cạnh tranh
-6
ES
Chiến lược
Nghiên cứu phát triển để nâng tầm R&D: đẩy mạnh mẫu mã thiết kế sản phẩm
Giảm chi phí ẩn
Cải tiến khoa học – công nghệ, đưa ra một sản phẩm chất lượng, giá cả phù hợp thấp nhất đến người tiêu dùng có thu nhập trung bình
Đào tạo công – nhân viên
Mở rộng đại lí
Nâng tầm chất lượng ISO
Phát triển marketing, dịch vụ chăm sóc khách hàng
Kiểm soát giá bán lẻ
Tạo sản phẩm giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nhiên liệu
Phát triển dòng sản phẩm cao cấp như motor, ô tô theo công nghệ tiên tiến
Phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng tại nhà
Phát triển sản phẩm
Thâm nhập sâu hơn vào thị trường
Phát triển mạng lưới sản phẩm
Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường
Xây dựng thương hiệu, sản phẩm riêng biệt
Phát triển thương hiệu
Hiểu rõ khách hàng, đặt khách hàng là trọng tâm cho mọi hoạt động
Điều chỉnh chiến lược khi cần đáp ứng trên thị trường
Hợp lí hóa các quy trình sản xuất
Loại bỏ lãng phí để tăng năng suất
Xây dựng văn hóa công ti: không ngừng nhắc nhở công – nhân viên đáp ứng các kì vọng kinh doanh
Phát triển nhân sự: gắn các chế độ lương thưởng với mục tiêu cụ thể
Tuyên bố rõ ràng về giá trị của công ty
Xây dựng cơ cấu tổ chức linh hoạt, nhanh gọn, đơn giản
Xóa bỏ rào cản hành chính, tạo sự trao đổi thông tin hợp tác dễ dàng hơn
Tìm kiếm sự tận tâm và sáng tạo của nhân viên
Tìm kiếm nhân tài trong nội bộ công ty
Sử dụng công nghệ mới để tăng cường mọi hoạt động
Sáp nhập và liên kết: tham gia vào hoạt động kinh doanh, thúc đẩy quan hệ khách hàng
Xây dựng quan hệ với đối tác
Khâu đột phá và cú hích ban đầu
Khâu đột phá
Đào tạo công – nhân viên
Phát triển nhân sự: gắn các chế độ lương thưởng với mục tiêu cụ thể
Cải tiến khoa học – công nghệ, đưa ra một sản phẩm chất lượng, giá cả phù hợp thấp nhất đến người tiêu dùng có thu nhập trung bình
Phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng tại nhà
Sử dụng công nghệ mới để tăng cường mọi hoạt động
Cú hích ban đầu
Tạo sản phẩm giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nhiên liệu. Phát triển dòng sản phẩm cao cấp như motor, ô tô theo công nghệ tiên tiến
Phát triển dòng sản phẩm cao cấp như motor, ô tô theo công nghệ tiên tiến
Đẩy mạnh mẫu mã thiết kế sản phẩm
KẾT LUẬN
Đề xuất các chiến lược trong tương lai
Là người Việt Nam, không ai không biết đến thương hiệu xe Honda. Nếu như trước đây, chiếc xe chỉ là phương tiện chuyên chở thì hiện nay xe còn là được xem là vật khẳng định đẳng cấp của người chủ sở hữu. Do đó ngoài chất lượng sản phẩm, mức độ bền, ít hao xăng thì kiểu dáng, màu sắc luôn là lựa chọn trên hết của khách hàng.
Công ty Honda đã có mặt tại thị trường Việt Nam từ rất lâu. Đây là một công ty rất có uy tín trên thị trường Việt Nam với mặt hàng ô tô và xe máy. Vì vậy để có thể giữ được lòng tin và sự tín nhiệm của người dân lâu dài thì Honda Việt Nam không những phải có những chiến lược tốt ở thời điểm hiện tại mà còn cần phải đề ra những chiến lược trong tương lai, cụ thể như:
Xác định những khách hàng hiện tại và tương lai có tầm quan trọng chiến lược nhất.
Lôi kéo những khách hàng hiện tại và tương lai có tầm quan trọng và chiến lược nhất.
Giữ lại những khách hàng hiện tại và tương lai có tầm quan trọng chiến lược nhất.
Tăng doanh thu cho doanh nghiệp từ những khách hàng hiện tại có tầm quan trọng chiến lược nhất.
Tăng giá trị của doanh nghiệp dưới cái nhìn của tất cả mọi người (bao gồm các nhà đầu tư, các khách hàng, các đối tác, nhân viên…)
Tại Việt Nam, xe máy không chỉ là phương tiện đi lại mà nhiều khi còn là công cụ kiếm sống của không ít người dân. Số lượng người sử dụng xe máy vô cùng lớn và mục đích sử dụng cũng vô cùng phong phú. Nắm bắt được điều này, công ty Honda đã đưa ra rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã cho khách hàng lựa chọn, tương ứng với những mức giá khác nhau, phù hợp với nhiều tầng lớp người dân. Các dòng xe của Honda như: Air Blade, Air Blade Repsol, Lead, Click, Click Play, Future, Super Dream. Super Dream Plus, Wave, @, SH, Dylan, PS… Các loại ô tô như Civic, CR-V…
Giới thiệu rất nhiều mẫu mã xe mới, cải tiến các mẫu xe cũ và luôn đi đầu trong doanh số tiêu thụ về mặt hàng này tại thị trường Việt Nam.
Chiến lược định giá của công ty Honda Việt Nam chủ yếu nhằm vào khách hàng mục tiêu của họ, đó là tầng lớp trung bình của xã hội. đây chính là lực lượng những khách hàng chủ yếu của công ty trong suốt những năm qua.
Các chiến lược định giá của Honda vô cùng đúng đắn, minh chứng rõ ràng nhất đó là việc họ đã có mặt ở Việt Nam từ rất lâu, sau nhiều năm kinh doanh, chưa bao giờ Honda trở thành một thương hiệu cũ mà công ty vẫn tiếp tục phát triển, thậm chí còn ngày một chiếm nhiều thị phần hơn.
Chiến lược phân phối: bán lẻ, bán buôn, phân tích nhu cầu khách hàng…
Chiến lược xúc tiến sản phẩm: quảng cáo, quan hệ công chúng, tài trợ…
Tính khả thi của các chiến lược
Một số chiến lược mà nhóm PR chúng tôi đã đề xuất ở trên cho thấy được tầm quan trọng và vai trò của các chiến lược vì vậy có thể coi rằng đề xuất chiến lược là một việc rất khó khăn và càn phải có sự sáng tạo và đầu tư đúng cách và hợp lý, tuy nhiên sai xót xảy ra cũng không thể tránh khỏi. Và đôi khi chiến lược có thể mang lại nhiều thành công và thất bại thì cũng không tránh khỏi. Vì vậy sau khi đề xuất chiến lược thì chúng ta phải đánh giá tính khả thi của các chiến lược đó như thế nào?
Các chiến lược thường phụ thuộc nhiều vào thị trường và mức cung cầu trên thị trường vì vậy cho nên nó còn bị hạn chế về thời gian thực hiện chiến lược.
Các chiến lược bị phụ thuộc vào tình hình tăng trưởng của nền kinh tế và tỷ lệ gia tăng lạm phát là như thế nào, vì vậy mà trong thời kỳ này thì nên áp dụng chiến lược này còn trong thời kỳ khác thì nên áp dụng chiến lược như thế kia.
Các chiến lược đưa ra có thể thực hiện được tuy nhiên cũng cần chú ý những điều khó khăn đột xuất của thị trường.
Mục Lục
A.MỞ ĐẦU……………………..…………………………………….…….….2
Tính cấp thiết của đề tài…………………………………....….………2
Mục tiêu của đề tài…………………………………………….……….3
Giới hạn của đề tài…………………………………………….……….4
Phương pháp nghiên cứu của đề tài………………………….………..4
Bố cục của tiểu luận………………………………………….………...5
Tài liệu tham khảo…………………………………………..………….5
B.THÂN BÀI………………………………..…………………......…………..6
1.Tổng quan về công ty Honda………………….……………..……………..6
1.1Công ty Honda………………………………………………………6
1.2Công ty Honda Việt Nam……………………………………………9
2.Thực trạng nghiên cứu………………………………………..……………10
2.1..Những khó khăn………………………………………………….10
2.2.Những thuận lợi…………………………………………………….10
3.Nghiên cứu ma trận swot của Honda…………………………….……….11
3.1.Sơ lược về ma trận swot………………………………….………..11
3.2.Phân tích ma trận swot của Honda………………………………….12
3.2.1.Điểm mạnh (S)……………………………………………..12
3.2.2..Điểm yếu (W)…………………………….……………...13
3.2.3.Cơ hội (O)………………………………………………….15
3.2.4.Thách thức (T)……………………………………………..16
3.3.Ma trận Space……………………………………………………..17
3.3.1.Vị trí chiến lược bên trong………………………………………17
3.3.1.1.Sức mạnh tài chính (FS)………………………………………17
3.3.1.2.Lợi thế cạnh tranh……………………………………………...18
3.3.2.Vị trí chiến lược bên ngoài……………………………………...18
3.3.2.1. Ổn định môi trường (ES)……………………………………..18
3.3.2.2.Sức mạnh của ngành (IS)……………………………………..19
4.Chiến lược…………………………………………..……………………...20
5.Khâu đột phá và cú hích ban đầu………………………………………….23
5.1.Khâu đột phá……………………………………………………….23
5.2.Cú hích ban đầu…………………………………………………….23
C.KẾT LUẬN……………..………………………………………………….24
1.Đề xuất các chiến lược trong tương lai………………...………………….24
2.Tính khả thi của các chiến lược……………………………………………25
Mục lục……………………………..…………………………………………27
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoạch định chiến lược của công ty honda.doc