Đề tài Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH điện cơ Phát Minh

MỤC LỤC

Lời cam đoan

Danh mục các bảng, sơ đồ, biểu đồ

Mở đầu

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1

1.1 Khái niệm và phân loại chiến lược kinh doanh 1

1.1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh: 1

1.1.2 Phân loại chiến lược kinh doanh 1

1.1.3 Những lợi ích và hạn chế của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp. 4

1.2 Qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh 5

1.2.1 Xác định nhiệm vụ, sứ mạng của doanh nghiệp 5

1.2.2 Xác định mục tiêu kinh doanh 5

1.2.3 Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài 6

1.2.3.1 Phân tích đánh giá môi trường bên ngoài: 6

1.2.3.2 Phân tích đánh giá môi trường bên trong: 11

1.2.4 Thiết lập chiến lược kinh doanh 13

1.2.5 Các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh 14

1.2.6 Đánh giá hiệu quả chiến lược đã lập 14

1.3 Công cụ hỗ trợ cho việc xác định, lựa chọn chiến lược: 15

1.3.1 Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE). 15

1.3.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE). 16

1.3.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh. 17

1.3.4 Ma trận SWOT 18

1.4 Một số lưu ý khi xây dựng chiến lược kinh doanh 19

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 21

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY PHÁT MINH 22

2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty Phát Minh 22

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty 22

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực 23

2.1.3 Sơ lược về sản phẩm biến tần Yaskawa: 27

2.2 Phân tích môi trường bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty 28

2.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô 28

2.2.1.1 Tình hình thế giới 28

2.2.1.2 Chính phủ 29

2.2.1.3 Phát triển kinh tế 31

2.2.1.4 Công nghệ kỹ thuật 32

2.2.2 Phân tích môi trường vi mô 33

2.2.2.1 Tổng quan về ngành biến tần ở Việt Nam 33

2.2.2.2 Phân tích môi trường vi mô 33

2.2.2.2.1 Áp lực của nhà cung cấp 33

2.2.2.2.2 Áp lực cạnh tranh từ khách hàng 34

2.2.2.2.3 Áp lực cạnh tranh từ đối thủ: 35

2.2.2.2.4 Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế 39

2.2.2.2.5 Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành 35

2.2.3 Xác định các cơ hội và mối đe dọa 40

2.2.3.1 Cơ hội: 40

2.2.3.2 Nguy cơ 41

2.2.4 Ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài – EFE 41

2.3 Phân tích môi trường nội bộ của công ty Phát Minh 43

2.3.1 Tình hình kinh doanh tại công ty Phát Minh qua các năm 43

2.3.2 Phân tích môi trường nội bộ của công ty Phát Minh 44

2.3.2.1 Sản phẩm cung cấp 44

2.3.2.2 Marketing 44

2.3.2.3 Giá cả 44

2.3.2.4 Phân phối 44

2.3.2.5 Nguồn nhân lực 44

2.3.2.6 Nghiên cứu phát triển 44

2.3.2.7 Tình hình tài chính và Tiếp thị - bán hàng 44

2.3.2.8 Năng lực lõi 44

2.3.3 Xác định điểm mạnh, điểm yếu của công ty 44

2.3.3.1 Điểm mạnh 44

2.3.3.2 Điểm yếu 44

2.3.4 Ma trận đánh giá yếu tố bên trong – IFE 44

2.4 Phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh 44

2.5 Tổng hợp điểm, mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa của công ty 44

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 44

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ĐẾN NĂM 2015 44

3.1 Tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu của công ty đến năm 2015 44

3.2 Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty. 44

3.2.1 Ma trận SWOT 44

3.2.2 Chiến lược tổng quát 44

3.2.3 Các chiến lược cụ thể 44

3.2.3.1 Chiến lược sản phẩm (Product): 44

3.2.3.2 Chiến lược giá (Price): 44

3.2.3.3 Chiến lược phân phối (Place): 44

3.2.3.4 Chiến lược chiêu thị (Promotion): 44

3.3 Một số giải pháp để thực hiện chiến lược 44

3.3.1 Nhóm giải pháp marketing 44

3.3.2 Nhóm giải pháp cho phòng nghiên cứu và phát triển, bộ phận sản xuất 44

3.3.3 Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược chăm sóc khách hàng 44

3.3.4 Nhóm giải pháp cho bộ phận kỹ thuật 44

3.3.5 Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược củng cố nhân viên 44

3.3.6 Sản phẩm 44

3.3.7 Nhóm giải pháp phân chia khách hàng 44

3.3.8 Tài chính 44

3.4 Kiến nghị 44

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 44

KẾT LUẬN 44

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2462 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH điện cơ Phát Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
010. Với chủ trương phát triển thị trường Khoa Học & Công Nghệ (KH&CN) trên cơ sở đổi mới cơ chế, chính sách để các sản phẩm KH&CN trở thành hàng hóa, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, tạo nền tảng pháp lý cho việc phát triển thị trường KH&CN. Điểm quan trọng trong các Luật là công nhận những kết quả sáng tạo của cộng đồng các nhà khoa học trong các viện, các trường, các doanh nghiệp và cả trong khu vực tư nhân là hàng hóa; thừa nhận những kết quả nghiên cứu là có giá trị. Và khi đã có giá trị, nó phải được định giá và đưa ra trao đổi, mua bán. Có thể nói, các văn bản luật ra đời đã hỗ trợ rất lớn cho các hoạt động KH&CN theo cơ chế thị trường, thông tin rộng rãi và tạo môi trường cạnh tranh để các sản phẩm KH&CN được mua - bán thuận lợi; khuyến khích gắn kết hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ… Ngày 10/1/2010, Bộ KH&CN tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập và đón nhận Huân chương Sao vàng, với sự tham dự của ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Phạm Gia Khiêm, Nguyễn Thiện Nhân... Nhấn mạnh vai trò của tự động hoá đối với sự phát triển kinh tế xã hội, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, Chính phủ sẽ sát cánh cùng các nhà khoa học và công nghệ thực hiện nhiệm vụ này. Theo Phó thủ tướng, Chính phủ đang quyết tâm đưa tự động hoá trở thành động lực trực tiếp cho sự phát triển kinh tế xã hội, đưa đất nước ta nhanh chóng ra khỏi khối các quốc gia có thu nhập thấp và cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Bộ KH&CN tiền thân là Ủy ban Khoa học Nhà nước được thành lập năm 1959 Phát triển kinh tế Ngày nay do nền kinh tế phát triển nên có hàng loạt các máy móc lần lượt ra đời để phục vụ cho nhu cầu của con người. Hầu hết máy móc nào cũng sử dụng động cơ ba pha để hoạt động. Theo kết quả nghiên cứu từ Nhật Bản được trình bày trong cuốn sách “Kiến thức về motor” thì: 50% năng lượng thế giới có được là do chuyển động của motor mà trong đó 80-85% năng lượng có được là do motor 3 phase, trong đó động cơ không đồng bộ 3 pha chiếm 85%. Biến tần lại là thiết bị để điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha do đó việc kinh tế ngày càng phát triển đồng thời cũng giúp cho thị trường biến tần ngày càng được mở rộng hơn. Trong những năm gần đây ngành công nghiệp của nước ta liên tục tăng trưởng và phát triển theo chiều hướng tốt nên trong tương lai nhu cầu về biến tần sẽ rất lớn. Đây sẽ là cơ hội tốt rất tốt cho ngành biến tần ở Việt Nam. Bảng 2.4 Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2006 2007 2008 Giá trị sản xuất công nghiệp 1.203.749,1 1.469.272,3 1.910.006,9 Nguồn: Tổng cục Thống kê Công nghệ kỹ thuật Công nghệ và kỹ thuật sản xuất biến tần ngày một cải tiến về kích thước và chức năng của biến tần. Nếu như trước đây cách nay khoảng hai mươi năm, kích thước biến tần rất to lớn gần bằng kích thước của một cái bàn thì nay với công nghệ mới, biến tần đã có kích thước nhỏ gọn hơn rất nhiều. Kích thước nhỏ gọn giúp tiết kiệm diện tích rất nhiều, đặc biệt trong điều kiện đất đai, nhà xưởng hiện nay rất đắt đỏ. Điều này giúp cho các nhà máy cũ mong muốn thay thế biến tần sang thế hệ mới để tiết kiệm diện tích. Ngoài ra, biến tần ngày nay đã được tích hợp nhiều tính năng hơn bao gồm cả khởi động mềm, …. thay vì trước đây ngoài việc mua biến tần phải mua thêm nhiều thiết bị/linh kiện khác kèm theo nên việc mua một sản phẩm gồm nhiều tính năng giá sẽ rẻ hơn mua nhiều thiết bị một lúc. Việc thay thế, làm mới này đã giúp cho việc kinh doanh của công ty Phát Minh được thuận lợi hơn. Ngoài những yếu tố vừa nêu, nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật và việc cạnh tranh nhau giữa các hãng sản xuất, giá cả biến tần ngày càng rẻ. Nếu như trước đây, biến tần là sản phẩm xa xỉ rất hiếm được các nhà máy sử dụng thì ngày nay giá cả biến tần không quá đắt đỏ, có thể phù hợp với nhiều nhà máy. Điều này giúp việc kinh doanh biến tần của công ty cũng ngày một dễ dàng hơn. Tuy nhiên do giá cả giữa các hãng cạnh tranh nhau khá gay gắt nên thường xuyên xảy ra các cuộc chạy đua về giá. Việc so sánh giá cả trước khi quyết định chọn mua của khách hàng, một phần ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty do hiện tại công ty Phát Minh đang kinh doanh sản phẩm biến tần của Nhật mà tỷ giá hiện tại đã quá cao làm cho khả năng cạnh tranh về sản phẩm của công ty bị giảm đáng kể Phân tích môi trường vi mô Tổng quan về ngành biến tần ở Việt Nam Ngành biến tần ở Việt Nam còn khá non trẻ, biến tần có mặt ở thị trường Việt Nam chỉ khoảng 10 năm. Với xu thế phát triển, máy móc ngày một cải tiến, khách hàng đòi hỏi những sản phẩm với yêu cầu cao hơn trước, điện năng cũng ngày càng cạn kiệt và đắt đỏ… nên việc sử dụng biến tần vào các ngành công nghiệp ở Việt Nam ngày càng tăng. Tỉ lệ tăng trưởng ngành biến tần ở Việt Nam hàng năm từ 20~30% (2). Do đó, nếu trước đây chỉ có một vài hãng biến tần có mặt ở Việt Nam thì tính đến nay đã có hơn 30 hãng biến tần trên thị trường gồm cả Nhật, Châu Âu, Đức, Đài Loan, Trung Quốc…. và mỗi một hãng lại có nhiều đại lý phân phối. (2) Theo số liệu thống kê công bố trên Tạp chí Công Nghiệp Tự Động Hoá số 3/2008 do Nhà Xuất Bản Trẻ phát hành Một số nhãn hiệu biến tần đang có mặt ở Việt Nam hiện nay là: Hitachi, Yaskawa, Mitsubishi, Danfoss, ABB, Siemens, Denlta … khiến cho việc cạnh tranh giữa các hãng ngày càng trở nên gay gắt. Phân tích môi trường vi mô Áp lực của nhà cung cấp Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Từ lúc thành lập đến nay công ty Phát Minh là nhà phân phối độc quyền biến tần Yaskawa ở Việt Nam. Yaskawa là sản phẩm có uy tín trên thế giới nên để được cung cấp độc quyền ở thị trường Việt Nam, công ty Phát Minh phải chấp thuận theo các chính sách do Yaskawa đề ra như đảm bảo về doanh số, thanh toán công nợ,… rất gắt gao. Mà trong đó việc thanh toán công nợ bằng đồng Yên Nhật (không phải bằng Đôla Mỹ như của các hãng khác) đã gây rất nhiều khó khăn cho công ty Phát Minh trong tình hình tỷ giá JPY tăng liên tục và bất ổn định trong những năm gần đây. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng Khách hàng luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của mình cả về sản phẩm lẫn giá cả, vì vậy họ luôn mặc cả với doanh nghiệp để sao cho nhận được sản phẩm tốt nhất với chi phí thấp nhất. Khách hàng bên ngành biến tần chủ yếu được phân làm 2 nhóm: + Khách hàng lẻ và người sử dụng cuối cùng: áp lực của những khách hàng này là không lớn vì nhu cầu của họ không nhiều. Họ có thể hỏi giá của rất nhiều nhà cung cấp ở Việt Nam nhưng mức chênh lệch này là không lớn + Nhà phân phối và các nhà chế tạo máy (mua với số lượng nhiều): họ thường xuyên gây áp lực đối với các nhà cung cấp trong nước, đặc biệt là với các nhà chế tạo máy, có khi xảy ra “cuộc chiến” giữa các nhà cung cấp ở Việt Nam về giá, dịch vụ. Nhóm khách hàng này có quy mô lớn nhu cầu sử dụng của họ 1 lần là rất nhiều vì họ sản xuất máy hàng loạt. Trước khi quyết định chọn nhà cung cấp nào, họ yêu cầu rất nhiều nhà cung cấp báo giá kèm theo dịch vụ, bảo hành… Tầm quan trọng của nhóm khác hàng này khá lớn vì số lượng họ sản xuất nhiều à khi họ sử dụng sản phẩm của nhà cung cấp nào thì sản phẩm của họ được biết nhiều hơn và khả năng bán được trong tương lai nhiều hơn vì khi có hư hỏng khách hàng sẽ mua đúng sản phẩm đó để thay thế. Bên cạnh đó tình trạng khách hàng có xu hướng nợ và chậm thanh toán cũng rất phổ biến hiện nay đã gây không ít khó khăn cho Công ty. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành Đối thủ cạnh tranh: hiện nay trên thị trường có khoảng 30 hãng biến tần ở Việt Nam với nhiều nguồn gốc khác nhau như: Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc … Ngoài ra hiện nay trong nội bộ ngành có rất nhiều doanh nghiệp phân phối cho nhiều nhà cung cấp nước ngoài, thậm chí có nhiều doanh nghiệp cùng phân phối cho 1 nhà cung cấp nên việc cạnh tranh cũng khá gay gắt. Việc xuất hiện nhiều hãng biến tần và nhiều nhà phân phối đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, hiện nay đa số các hãng biến tần như: Mitsubishi, Fuji (Nhật), Control (Anh), Sneicher (Đức)… đã chuyển sang gia công tại Trung Quốc để giảm chi phí. Trong 2 năm gần đây, do tình hình tỷ giá USD gia tăng kèm với sự gia nhập hàng loạt biến tần Trung Quốc vào thị trường Việt Nam, các nhà phân phối ở Việt Nam của các hãng đã chuyển sang nhập hàng được gia công từ Trung Quốc để tăng sức cạnh tranh, trong khi công ty Phát Minh vẫn chỉ nhập biến tần từ Nhật nên về giá hiện tại rất khó cạnh tranh trên thị trường. Thị phần của công ty Phát Minh trong năm 2008 Bảng 2.2: Thị phần của các hãng biến tần năm 2008 Biến tần Yaskawa Fuji Control Mitsubishi Danfoss Siemens Hitachi Sneicher Taiwan Others Tổng cộng Doanh số (nghìn USD) 1,612 806 1,934 2,096 645 1,290 967 1,128 1,934 3,708 16,120 Tỉ lệ (%) 10 5 12 13 4 8 6 7 12 23 100 Nguồn: Kết quả nghiên cứu thị trường năm 2008 của công ty ABB Biểu đồ 2.2: Thị phần của các hãng biến tần năm 2008 Nếu như trong năm 2007, thị phần kinh doanh biến tần Yaskawa của công ty Phát Minh là 7%, đứng thứ 5 trên thị trường sau biến tần Mitsubishi, Control, Siemens, Hitachi (phụ lục 2) thì trong năm 2008, thị phần kinh doanh biến tần Yaskawa của công ty Phát Minh chiếm 10% thị phần biến tần trên thị trường (tăng 2% so với năm 2007), đứng thứ ba trên thị trường chỉ sau sản phẩm biến tần của Mitsubishi (do công ty Sa Giang phân phối) và biến tần Control (do công ty Đức Thịnh phân phối) – đây là hai công ty đã gia nhập vào ngành biến tần khá lâu khoảng 10 năm trong khi công ty Phát Minh chỉ mới có mặt được khoảng 4 năm trên thị trường. Những nguyên nhân giúp biến tần do Công ty Phát Minh cung cấp đạt doanh số cao trong năm 2008 là: Công ty tạo dựng được thương hiệu tốt trên thị trường tự động hóa. Giá biến tần tốt do tỷ giá đồng JPY khá tốt so với các sản phẩm nhập khẩu bằng đồng USD. Yaskawa là nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới về điều khiển chuyển động nên hệ thống các máy móc sử dụng biến tần Yaskawa khá nhiều. Vì vậy nhu cầu về thay thế biến tần Yaskawa lớn. Biến tần Yaskawa có độ bền cao và cài đặt đơn giản. Thị phần của công ty Phát Minh trong năm 2009 Bảng 2.3: Thị phần của các hãng biến tần năm 2009 Hãng biến tần Yaskawa Fuji Control Mitsubishi ABB Siemens Hitachi Sneicher Taiwan Others Tổng cộng Doanh số (nghìn USD) 1,310 936 1,871 2,059 1,123 1,123 936 749 3,556 5,053 18,714 Tỉ lệ (%) 7 5 10 11 6 6 5 4 19 27 100 Nguồn: Kết quả nghiên cứu thị trường năm 2009 của công ty ABB Biểu đồ 2.3: Thị phần của các hãng biến tần năm 2009 Trong năm 2009, do tình hình suy thoái kinh tế thế giới nên tình hình thị trường biến tần ở Việt Nam tăng trưởng kém hơn những năm trước. Nhìn chung các hãng đều bị giảm thị phần, chỉ có thị phần của biến tần Đài Loan và nổi bật là biến tần sản xuất từ Trung Quốc tăng lên. Nguyên nhân là do nền kinh tế bị ảnh hưởng nên các khách hàng muốn giảm chi phí đầu tư xuống thấp nhất để tăng khả năng cạnh tranh nên đã sử dụng biến tần giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngoài ra, trong năm 2009 nổi bật là ABB đã đưa ra thị trường dòng biến tần rất đơn giản được sản xuất tại Trung Quốc với giá thành rất thấp nên đã giành được thị phần đáng kể trong năm 2009. Một số nhà phân phối cho các hãng như Mitsubishi, Control, Hitachi, ABB… cũng đã chuyển sang nhập sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc để cạnh tranh trên thị trường. Cũng trong năm này, do tỷ giá đồng Yên Nhật (JPY) tăng khá cao đã làm cho giá biến tần Yaskawa tăng lên, dẫn đến giảm sức cạnh tranh trên thị trường, làm cho thị phần giảm 3% so với năm 2008. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ: Ngành biến tần đang còn rất mới mẻ ở Việt Nam và nhu cầu trong tương lai sẽ rất lớn vì các ngành công nghiệp ở Việt Nam vẫn còn non trẻ nên thị trường biến tần ở Việt Nam đang là mục tiêu hấp dẫn của các nhà sản xuất biến tần trên thế giới. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn: Áp lực này chủ yếu xảy ra trong thời gian gần đây khi các nhà sản xuất Trung Quốc, sản xuất ra sản phẩm giá thành rất thấp tham gia vào thị trường Việt Nam Biến tần được nhập khẩu từ Nhật đang bị cạnh tranh gay gắt bởi biến tần sản xuất từ Trung Quốc với nhân công rẻ và do tình hình tỷ giá đồng JPY khá cao khiến cho giá biến tần bị đẩy lên cao. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty Phát Minh. Các đối thủ cạnh tranh chính của công ty Điện Cơ Phát Minh Nhà phân phối biến tần Mitsubishi – Công ty TNHH Thương mại Sa Giang Công ty Sa Giang được thành lập vào năm 1997 như là một nhà phân phối ủy quyền duy nhất của thiết bị công nghiệp Mitsubishi Electric. Hiện nay, công ty Sa Giang có hơn 100 nhân viên. Địa chỉ: 255 Trần Hưng Đạo, P. Cô Giang, Q.1 Tel: 3838 6727 Fax: 3838 6726 Nhà phân phối biến tần Control – Công Ty TNHH TM&KT Nguyễn Đức Thịnh Công Ty TNHH TM&KT Nguyễn Đức Thịnh được thành lập ngày 03/03/2003, là nhà phân phối sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật và ứng dụng duy nhất của công ty Control Techniques tại Việt Nam.   Địa chỉ: 48/9 đường số 4, P.15, Q Gò Vấp Điện thoại:08 3916 5601 Fax: 08 3916 5602 Websites:www.nducthinh.com.vn Nhà phân phối biến tần ABB - Công ty TNHH ABB Việt Nam. Đây là hãng biến tần của đang có thị phần gia tăng lớn trong một năm gần đây, ABB tại Việt Nam là văn phòng đại diện và là một phần của tập đoàn ABB. Được thành lập tại Việt Nam vào năm 1993, ABB gần đây đã có hơn 650 nhân viên làm việc tại ba khu vực trên cả nước để đảm bảo sự hiện diện trên toàn quốc của thương hiệu ABB với các sản phẩm: máy biến áp, biến tần, thiết bị điện… Trong đó số lượng nhân viên cho lĩnh vực kinh doanh biến tần khoảng 100 nhân viên. Trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh:         Địa chỉ: 17 l Lê Duẩn, P. Bến Nghé, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh         Tel: 38237972 Website: Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế Đối với ngành thiết bị tự động, cụ thể là biến tần thì hiện tại chưa có sản phẩm thay thế được nên người tiêu dùng trong các ngành công nghiệp nếu có nhu cầu thì chỉ có thể hoặc mua của hãng/nhà cung cấp này hoặc mua của hãng/nhà cung cấp khác khi có nhu cầu. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn Tốc độ tăng trưởng trung bình trong nền kinh tế khá tốt: 20-30%/năm Mặc dù sản xuất biến tần có rào cản tương đối lớn đòi hỏi về nhân lực, thời gian, kinh nghiệm, hiểu biết sâu về kỹ thuật… nhưng do mức độ hấp dẫn của ngành biến tần ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung tương đối khá tốt nên hiện tại có nhiều nhà sản xuất không thuộc trong ngành này nhưng cũng đang có dự định tham gia và thị trường dưới hiìh thức gia công. Chẳng hạn như trước đây, Tập đoàn Omron ở Nhật Bản chỉ chuyên sản xuất thiết bị y tế cũng đã nhờ tập tập đoàn Yaskawa Nhật Bản gia công sản phẩm biến tần mang thương hiệu Omron. Xu hướng này trong tương lai sẽ ngày càng gia tăng sẽ làm xuất hiện nhiều thương hiệu biến tần mới gia nhập vào thị trường. Vì vậy, để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường này đòi hỏi Công ty Phát Minh phải tạo ra được những ưu điểm nổi trội và khác biệt như: dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng … Xác định các cơ hội và mối đe dọa Cơ hội: Năng lượng ngày càng hạn hẹp nên giá cả ngày càng đắt đỏ, Nhà Nước ta đang khuyến khích mọi người dân thực hiện tiết kiệm năng lượng đặc biệt là trong sản xuất – ngành sử dụng nhiều năng lượng nhất nên việc sử dụng biến tần đang ngày càng phổ biến Ở Việt Nam, các ngành công nghiệp ngày càng phát triển nên các ở các nhà máy ngày càng sử dụng nhiều máy móc mà biến tần dùng để điều khiển cho motor do đó nhu cầu khách hàng trong tương lai sẽ khá lớn. Do tập đoàn Yaskawa là tập đoàn sản xuất lớn nhất thế giới về điều khiển chuyển động nên số lượng hệ thống máy móc sử dụng biến tần Yaskawa trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng rất nhiều. Tại Việt Nam các máy móc nhập khẩu chủ yếu sử dụng biến tần Yaskawa ngay cả các máy được nhập từ thị trường Trung Quốc nên cơ hội bán biến tần Yaskawa ở Việt Nam nhằm mục đích để thay thế rất lớn, đây là cơ hội của công ty Phát Minh vì thông thường khi thiết bị hư hỏng khách hàng thường muốn mua thay thế đúng sản phẩm mà họ đã sử dụng qua vì nhiều yếu tố: Biết rõ về chất lượng, sử dụng quen, phần mềm kỹ thuật được thay thế dễ dàng… Nguy cơ Ngày càng có nhiều hãng biến tần gia nhập và thị trường trong thời gian gần đây, chủ yếu là các biến tần của Trung Quốc với giá thành rất rẻ. Bên cạnh đó, ngay cả những hãng biến tần của Nhật như Mitsubishi, Fuji, Hitachi…cũng chuyển hướng sản xuất ở Trung Quốc, trong khi công ty Phát Minh vẫn chỉ nhập sản phẩm Yaskawa có nguồn gốc từ Nhật Bản (linh kiện và lắp đặt tại Nhật) nên giá thành rất cao à cạnh tranh về giá cả ngày càng khốc liệt. Trong vài năm gần đây, tỉ giá đồng Yên Nhật (JPY) ngày càng tăng cao từ 1JPY ~ 140VNĐ (năm 2007) đến nay đã là 1JPY = 225,58 (theo tỷ giá tại ngân hàng ACB ngày 09/08/2010). Như vậy tính đến nay, trong vòng khoảng 3 năm tỉ giá đồng JPY đã tăng 61,1% (Phụ lục 3). Điều này đã làm cho giá biến tần Yaskawa tăng tương ứng khoảng 61% trong khi giá biến tần do tập đoàn Yaskawa Nhật Bản cung cấp cho công ty Phát Minh là không đổi trong suốt 3 năm. Ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài – EFE Để đánh giá các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của Công ty nhằm tận dụng những cơ hội từ và tránh những mối đe dọa từ môi trường bên ngoài tôi đã lập ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE. Cách xây dựng ma trận EFE như sau: Các yếu tố được lấy từ các cơ hội và mối đe dọa “Mức độ quan trọng” được đo lường bằng phương pháp chuyên gia. Cách thức thu thập thông tin được trình bày ở bảng phụ lục1 trang 8. Kết quả: sử dụng kết quả tính toán tại bảng 1 phần phụ lục trang 16. Xác định điểm “phân loại” được đo lường bằng phương pháp chuyên gia Cách thức thu thập thông tin được trình bày ở phần phụ lục 2 trang 9. Kết quả: sử dụng kết quả tính toán tại bảng 2 phần phụ lục trang 17. Bảng 2.4: Ma trận đánh giá yết tố bên ngoài (EFE) STT Yếu tố bên ngoài Quy ước Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1 Sự khuyến khích của Nhà Nước a1 0.11 3 0.33 2 Sự ổn định về chính trị - xã hội a2 0.09 2 0.18 3 Nhu cầu thị trường cao a3 0.11 3 0.33 4 Khách hàng trung thành khá nhiều a4 0.10 3 0.30 5 Đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều a5 0.12 3 0.36 6 Suy thoái kinh tế trên toàn cầu a6 0.10 2 0.20 7 Tỷ giá đồng JPY tăng cao a7 0.09 1 0.09 8 Thời gian giao hàng chậm a8 0.10 3 0.30 9 Chi phí vận chuyển tăng a9 0.08 3 0.24 10 Lãi suất ngân hàng tăng a10 0.09 3 0.30 Tổng cộng 1.0 2.63 Nhận xét: Nhìn vào ma trận các yếu tố môi trường bên ngoài ta có nhận xét như sau: số điểm quan trọng bằng 2.63 cho thấy sự ứng phó với các yếu tố môi trường bên ngoài của Công ty ở mức trung bình. Công ty Điện Cơ Phát Minh cần tận dụng các cơ hội và cần có chiến lược để khắc phục các ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố bên ngoài đến hoạt động kinh doanh của công ty. Như vậy từ ma trận các yếu tố bên ngoài đặt ra triển vọng và các yêu cầu cho Công ty Phát Minh như sau: - Công ty có cơ hội để phát triển hơn nữa do sự phát triển ổn định của nền kinh tế và nhu cầu thị trường luôn gia tăng. - Do tình hình tỷ giá hiện tại đang trong tình trạng bất ổn và gia tăng không ngừng cộng với sự xuất hiện hàng loạt các hãng biến tần mới ở Việt Nam. Công ty Phát Minh cần xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý để có thể tồn tại và phát triển được trên thị trường. Phân tích môi trường nội bộ của công ty Phát Minh Phân tích môi trường nội bộ của công ty Phát Minh Sản phẩm cung cấp Sản phẩm công ty Điện Cơ Phát Minh cung cấp bao gồm: cung cấp sản phẩm biến tần, dịch vụ lắp đặt, tích hợp hệ thống và dịch vụ sửa chữa biến tần. Trong các dịch vụ mà công ty cung cấp thì việc cung cấp đơn thuần sản phẩm biến tần đang bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Trong khi đó, dịch vụ lắp đặt, tích hợp hệ thống và dịch vụ sửa chữa biến tần chưa có sự cạnh tranh mạnh do các dịch vụ này đòi hỏi tính chuyên môn kỹ thuật cao và cần phải có thiết bị hiện đại. Đối với các dịch vụ trên, đánh giá chất lượng dịch vụ được xem là tiêu chí quan trọng có vai trò quyết định đối với việc thành công của dịch vụ: Dịch vụ lắp, cài đặt sản phẩm cho khách hàng khi bán hàng cũng được công ty rất quan tâm. Theo quy định của công ty, khi nhân viên kỹ thuật thực hiện các dịch vụ như khảo sát, cài, lắp đặt sản phẩm cho khách hàng đều phải đưa khách hàng phiếu công tác để nhận xét, đánh giá công việc đã thực hiện Bảng 2.8: Phiếu công tác Customer/ Khách hàng: ……………............................................................................... ………………………………………………………………… Address/ Địa chỉ: …………………… ………………………………………. No.: Description of work carried out/ Diễn giải công việc thực hiện: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Date/ ngày: Engineers/ Kỹ sư: Time started/ Thời gian bắt đầu Time finished/ Thời gian kết thúc Ghi chú Materials/ Vật Tư Customer’s valuation/ Nhận xét của khách hàng …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… □ Very bad/ Rất kém □ Bad/ Kém □ Normal/ Bình thường □ Good/ Tốt □Excellent/ Rất Tốt Customer’s name/Chữ ký khách hàng: …………………………….. Position/Chức vụ ……………………………. Customer’s request/ Yêu cầu của khách hàng ………………………………………………………………………………………... Theo số liệu tổng hợp từ phòng kỹ thuật: trong năm 2009 đánh giá của khách hàng được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.9: Đánh giá khách hàng về chất lượng dịch vụ năm 2009 Đánh giá Tỉ lệ (%) Rất tốt 84 Tốt 14 Bình thường 2 Tổng cộng 100 Theo kết quả tổng hợp từ bảng trên, ta thấy rằng chất lượng dịch vụ của công ty Phát Minh được khách hàng đánh giá rất cao, đây chính là lợi thế rất lớn công ty. Chất lượng dịch vụ sửa chữa: Công ty Phát Minh được đánh giá cao về dịch vụ sửa chữa biến tần vì công ty có thể sửa chữa sản phẩm của tất cả các hãng với thời gian rất ngắn. Sửa chữa được thực hiện theo một quy trình đơn giản nhanh gọn và đạt được chất lượng tốt. Sơ đồ 2.2: Quy trình sửa chữa sản phẩm Nếu như biến tần mua mới được bảo hành 12 tháng thì biến tần sửa chữa thường được bảo hành 3 tháng nhưng theo thống kê của phòng kỹ thuật năm 2009: 91,2% biến tần do công ty Phát Minh sửa chữa sử dụng được trên 1 năm. Điều này đã tạo dựng được lòng tin rất lớn từ khách hàng. Thời gian giao hàng Thời gian giao hàng của Công ty Phát Minh khi cung cấp sản phẩm biến tần Yaskawa tương đối chậm do: Đây là sản phẩm nhập khẩu nên thời gian giao hàng chậm Sản phẩm biến tần Yaskawa chỉ do công ty Phát Minh cung cấp, bên dưới Công ty không có đại lý phân phối nào do đó việc trữ hàng phụ thuộc hoàn toàn vào tài chính của Công ty. Thời gian giao hàng chậm cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty Phát Minh vì đặc tính của các nhà máy ở Việt Nam là cần hàng gấp (khi có sự cố hư hỏng mới mua sản phẩm để thay thế) chứ chưa có thói quen mua sản phẩm dự phòng. Chế độ bảo hành Sản phẩm do công ty Phát Minh cung cấp thông thường được bảo hành 12 tháng ngay tại công ty. Do công ty có kinh nghiệm và thiết bị hiện đại nên mọi vấn đề về bảo hành sản phẩm đều được thực hiện ngay tại Việt Nam (ngoại trừ trường hợp lỗi sản phẩm do nhà sản xuất không thể khắc phục được sẽ được trả về hãng) giúp cho khách hàng không phải chờ đợi lâu như khi mua sản phẩm của hãng khác là khi tiếp nhận sản phẩm bảo hành sẽ gởi về hãng kiểm tra/sửa chữa sau đó mới gởi lại cho khách hàng. Marketing Việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh và sản phẩm công ty còn khá mờ nhạt, rất ít được khách hàng biết đến. Đa số khách hàng công ty có được là do bên bộ phận kinh doanh tự đi tìm kiếm hoặc do khách hàng giới thiệu. Nguyên nhân một phần cũng là do hạn chế về tài chính. Trong tương lai, công ty cần quảng bá rộng rãi để khách hàng có thể biết rộng rãi hơn và để tạo dựng được thương hiệu trong lòng khách hàng. Giá cả Trước đây, vào thời điểm khoảng năm 2006 - 2007, giá biến tần nhập khẩu từ Yaskawa Nhật tương đối rẻ do tỷ giá đồng JPY thấp (chỉ khoảng 1JPY = 134VNĐ) nên khả năng cạnh tranh của công ty Phát Minh trong ngành biến tần rất tốt. Hầu như lúc đó rất hiếm có loại biến tần nào ngay cả đối với biến tần Đài Loan (thời điểm đó chưa có biến tần của Trung Quốc ở thị trường Việt Nam) có thể cạnh tranh được với Yaskawa. Nhưng trong một vài năm gần đây, đồng JPY đã tăng liên tục làm cho giá cả sản phẩm Yaskawa ngày một tăng gây khó khăn lớn trong việc kinh doanh của công ty Phát Minh. Tính đến thời điểm này, số lượng khách hàng của công ty chuyển sang sử dụng sản phẩm khác chiếm khoảng hơn 30% (theo thống kê từ phòng kinh doanh từ năm 2009 đến nay). Đây là vấn đề lớn mà công ty đang phải đối mặt để giải quyết. Phân phối Không như các loại sản phẩm biến tần khác đang có mặt trên thị trường như: Mitsubishi, Hitachi, Control…. từ 1 nhà phân phối ở Việt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH điện cơ Phát Minh.doc
Tài liệu liên quan