Đề tài Hoạch định chiến lược kinh doanh và phát triển mạng thông tin di động của Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực

Công tác Kế hoạch - Vật tư :

Ngay từ đầu năm Công tác Kế hoạch được chú trọng hàng đầu, việc lập và trình duyệt kế hoạch đã được triển khai sớm hơn so với mọi năm. Các thủ tục giao kế hoạch, giao nhiệm vụ sản xuất cho các đơn vị đã được cải tiến hợp lý, công tác theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đã được chú ý cụ thể và chặt chẽ hơn. Việc thống kê tình hình sản xuất kinh doanh và hoạt động của toàn Công ty được tổng hợp kịp thời báo cáo Giám đốc Công ty để có những biện pháp chỉ đạo và giải quyết cụ thể kịp thời, tuy nhiên công tác tham mưu - điều phối, đôn đốc công việc còn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.

Bảo đảm cung ứng vật tư thiết bị kịp thời, đầy đủ cho các công trình cả về số lượng, chất lượng và chủng loại theo yêu cầu, công tác quản lý thiết bị, vật tư tài sản được củng cố và đi vào nề nếp. Việc tiết kiệm trong mua sắm vật tư luôn được chú trọng. Công tác quyết toán vật tư nhanh gọn, kịp thời.

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1623 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạch định chiến lược kinh doanh và phát triển mạng thông tin di động của Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khó khăn. Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực được Tổng công ty Điện lực Việt Nam giao nhiệm vụ khai thác, quản lý vận hành hệ thống viễn thông trên phạm vi cả nước. Các thiết bị trên hệ thống chủ yếu là thiết bị cũ thời gian vận hành đã lâu, độ tin cậy không cao. Thời gian tới hệ thống viễn thông điện lực cần được tăng cường đầu tư, tiếp tục đổi mới và áp dụng công nghệ mới, nhưng nguồn vốn khấu hao cơ bản, đầu tư phát triển của Công ty chưa đủ để nâng cấp hệ thống, do vậy cần phải có sự tích luỹ để thực hiện các dự án. Tháng 3 năm 2001 Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực đã được Tổng cục Bưu điện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông công cộng đó là: Dịch vụ VoIP trong nước, quốc tế và dịch vụ cho thuê kênh luồng. Tháng 2/2002 đã được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ Internet (ISP ). Tiến tới năm 2002 - 2003 sẽ được cấp giấy phép dịch vụ Internet, điện thoại cố định, di động, do vậy cần phải nhanh chóng đầu tư nâng cấp mở rộng hệ thống. Tuy nhiên nguồn vốn của Công ty không đủ để đầu tư, do vậy lãnh đạo, CBCNV toàn Công ty cần phải thực hiện các dự án, công trình có hiệu quả cao và tranh thủ sự chỉ đạo kịp thời của Tổng công ty. Một số công trình thực hiện không đúng với kế hoạch tiến độ đề ra, nguyên nhân do công tác giải phóng mặt bằng, đền bù có nhiều vướng mắc phức tạp, đơn giá đền bù không phù hợp với điều kiện hiện nay,...dẫn đến làm chậm tiến độ. Mặt khác các sản phẩm do Công ty sản xuất như: Tải ba lắp ráp, tủ bảng điều khiển, bảo vệ, sứ cách điện, hộp bảo vệ công tơ compozit, găng tay, ủng bảo hộ lao động,... luôn bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường việc này đòi hỏi các đơn vị phải nỗ lực hơn nữa. 1.2 . Về thuận lợi. Đầu năm 2001, được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo Tổng công ty và các đơn vị có liên quan. Tổng công ty và Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống viễn thông trên phạm vi toàn quốc, một số các trạm nút 500 kv Bắc-Nam, 220 kv và 110 kv với mục đích nâng cao độ tin cậy và chất lượng nhằm thoả mãn các yêu cầu phục vụ khách hàng ngày càng cao hơn. Tiềm năng của thị trường viễn thông là rộng lớn, rất có cơ hội cho viễn thông điện lực phát triển mạnh trong thời gian tới. Đảng uỷ, Ban giám đốc Công ty đã đề ra các chủ trương và biện pháp đúng đắn đưa mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từng bước ổn định và đi lên. Với đội ngũ CBCNV của Công ty qua nhiều năm kinh nghiệm, hiện tại có khả năng tiếp cận nhanh chóng với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, vì vậy năm 2001 Công ty đã đạt được những kết quả chính như sau: 2. Thực trạng việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. 2.1. Công tác quản lý vận hành hệ thống viễn thông. Trong năm 2001 mặc dù gặp nhiều khó khăn do tình hình bão lũ gây thiệt hại ở miền Trung và miền Nam, đứng trước những yêu cầu cấp bách đáp ứng thông tin ngày càng cao cho hệ thống điện Quốc gia đang phát triển mạnh, Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực đã áp dụng nhiều biện pháp tổ chức, kỹ thuật, tăng cường kiểm tra chỉ đạo công tác vận hành, sửa chữa bảo dưỡng định kỳ và xử lý kịp thời có hiệu quả các trở ngại trên hệ thống viễn thông, vì vậy công tác vận hành hệ thống viễn thông đã ổn định liên tục, chất lượng thông tin được nâng cao và đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Tháng 10 năm 2001 Công ty đã ban hành nhiều quy chế thực hiện như phiếu công tác thay cho mẫu phiếu đã ban hành năm 1996. Phiếu công tác lần này theo đúng quy trình an toàn điện và phù hợp với tình hình thực tế của công tác vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, xây lắp của Công ty. Việc thực hiện nghiêm túc chế độ phiếu công tác là biện pháp an toàn cho người, thiết bị và đặc biệt ngăn chặn được những yếu tố có thể xẩy ra sự cố chủ quan đối với cách kênh thông tin trong khi làm nhiệm vụ. Kiểm điểm việc thực hiện phiếu công tác của các đơn vị. Công ty nhắc nhở VT1 và các đơn vị xây lắp cần rút kinh nghiệm và thực hiện nghiêm túc hơn. Năm 1999 Công ty đã ban hành quy chế thưởng vận hành an toàn điện trong quá trình thực hiện, Tổng công ty đã có sửa đổi một số điểm chưa phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, do vậy tháng 11/2001 Công ty đã ban hành quy chế thưởng vận hành an toàn điện theo hướng dẫn mới nhất của Tổng công ty và thực hiện thưởng theo quy chế này từ tháng 11/2001, đã có tác dụng trực tiếp đối với người lao động trong quá trình sản xuất. Công ty tiến hành xây dựng quy trình báo cáo và xử lý sự cố đối với công tác vận hành hệ thống viễn thông Hiện đã gửi cho các đơn vị trong Công ty để lấy ý kiến đóng góp, dự kiến ban hành qui trình này vào đầu năm 2002. - Ngoài ra Công ty còn thường xuyên quan tâm đến công tác quản lý vận hành như: sửa chữa, nâng cấp hoàn thiện các phòng máy thông tin tại các trạm trên cơ sở đó tạo cho công tác vận hành có điều kiện tốt nhất khai thác thiết bị hiện có một cách an toàn, ổn định và nâng cao chất lượng hệ thống, đồng thời tạo thuận lợi cho công tác vận hành thiết bị đi vào nề nếp, nâng cao ý thức trách nhiệm cho CBCNV trực tiếp tham gia trong quá trình khai thác vận hành. Thực tế cho thấy chất lượng thông tin đã được nâng cao, sự cố và thời gian khắc phục được giảm rõ rệt. - Bên cạnh công tác học tập chuyên môn kỹ thuật tập trung trong các kỳ xét nâng bậc hàng năm, Công ty còn tổ chức cho các đơn vị, các cán bộ vận hành trực tiếp và quản lý kỹ thuật tại các buổi hội thảo, lớp tập huấn kỹ thuật... nhằm nâng cao kiến thức, đáp ứng sự phát triển của hệ thống và nhu cầu vận hành tốt hệ thống. Năm 2001 hệ thống thông tin được đánh giá như sau: 1 - Thông tin đường trục 500 kv Bắc - Nam: - Đảm bảo thông tin liên lạc điều hành giám sát và bảo vệ đường trục tốt 24/24 giờ trong năm. Khi có sự cố của đường thông tin điện lực thì các kênh phục vụ điều độ Quốc gia và một số kênh tổng đài vẫn được đảm bảo bằng đường dự phòng của bưu điện. - Trong năm sợi cáp quang của Quân đội bị sự cố 1 lần với thời gian 3h30’ nguyên nhân do sự cố của sợi quang số 6 phải hàn lại tại cột số 869. - Sự cố trên đường trục vi ba trong năm là 4 lần với tổng thời gian là: 3h55’ do thiết bị vi ba bị treo và kiểm tra anten, cáp fiđơ. 2 - Thông tin đến các nhà máy điện Đảm bảo thông tin liên lạc tới các nhà máy điện, tuy nhiên do thao tác sửa chữa đường dây và sự cố thiết bị đã làm gián đoạn thông tin các nhà máy là: 576 h 20’ trong đó có 542 h do thao tác sửa chữa đường dây là nguyên nhân khách quan. 3 - Thông tin của các công ty truyền tải và các đơn vị thành viên của Tổng đảm bảo thông tin liên lạc. Tóm lại: Hệ thống thông tin trong năm 2001 đã cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất điện của Tổng công ty, thông tin điều độ từ Ao đến các nhà máy nhất là các nhà máy điện hoạt động tốt, điều độ A1, A2, A3, các TBA 220 kv các Công ty truyền tải điện 1,2,3,4 và thông tin đến điện lực các tỉnh luôn thông suốt đảm bảo tốt liên lạc điều độ lưới điện trên phạm vị cả nước. Công ty đã chủ động khai thác thị trường dịch vụ viễn thông, đã ký kết hợp đồng với nhiều khách hàng và phát triển mạng viễn thông của Công ty đáp ứng nhu cầu của Tổng công ty và các khách hàng khác. Tổng doanh thu viễn thông năm 2001 đạt 35.766/34.273 triệu đồng bằng 104 % kế hoạch năm 2001. 2.2. Công tác đầu tư xây dựng, xây lắp, lắp ráp thiết bị. Năm 2001 công tác quản lý xây dựng gặp nhiều khó khăn các công trình xây lắp đều rải rác ở xa (miền Trung, miền Nam). Mặt khác các công trình phần lớn phải thông qua đấu thầu hoặc được chỉ định thầu phải thi công trong thời gian ngắn, giá trị bị tiết giảm dưới mức bình thường gây thâm hụt lợi nhuận và khâu giải quyết thủ tục ban đầu triển khai và kết thúc công trình rất phức tạp, khâu nghiệm thu thanh toán cũng gặp nhiều thủ tục rất khó khăn ảnh hưởng đến việc thu hồi vốn nhanh, tiền Việt bị giảm so với thị trường ngoại tệ nên gây nhiều khó khăn cho Công ty . Tuy có những khó khăn trên, song công tác quản lý xây dựng đã có nhiều cố gắng đảm bảo thực hiện đúng thủ tục, quy trình XDCB các biện pháp thi công được tuân thủ triệt để, tập trung huy động lực lượng, phương tiện giám sát tiến độ, phối hợp xử lý tồn tại của các công trình đạt kết quả, giải quyết tốt các thủ tục ban đầu, thủ tục triển khai thi công và nghiệm thu bàn giao kết thúc công trình, nhờ đó mà hầu hết các hạng mục của công trình đều bảo đảm được tiến độ, chất lượng, an toàn, phục vụ tốt cho sản xuất đáp ứng việc đóng điện và vận hành trạm theo tiến độ đề ra, tuy nhiên có nhiều công trình thực hiện còn chưa tiết kiệm, còn lãng phí kéo dài. 2.2.1. Đối với các công trình XDCB đầu tư bằng nguồn vốn KHCB, Đầu tư phát triển của Công ty: Ngay từ đầu năm 2001, Công ty đã giải quyết xong các thủ tục ban đầu như: Tổ chức lập và duyệt xong các báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế, dự toán, hồ sơ thầu, kết quả xét thầu mua sắm thiết bị cho các công trình theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước. * Đánh giá về công tác Xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn của Công ty có chậm so với kế hoạch đề ra nguyên nhân do: - Một số dự án Công ty đã hoàn tất các thủ tục trình duyệt với Tổng công ty Điện lực Việt Nam. - Do việc cấp giấy phép con chậm, nên trong việc đầu tư xây dựng cơ bản cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với kinh doanh viễn thông công cộng. * Các công trình xây dựng cơ bản (thực hiện chuyển tiếp) như nhà 53 Lương Văn Can, tuyến cáp quang Đông Anh - Chèm - Yên Phụ mỗi công trình đều có đặc thù riêng triển khai thi công có chậm chưa đáp ứng được tiến độ đề ra như nhà 53 Lương Văn Can do việc giải quyết đền bù rất phức tạp đối với các hộ dân xung quanh, tuyến cáp quang Đông Anh - Chèm - Yên Phụ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, hành lang tuyến, đăng ký cắt điện thi công,...kéo cáp quang qua cầu Thăng Long gây nhiều khó khăn trở ngại nhưng Công ty đã tập trung chỉ đạo, kết hợp nhiều biện pháp linh hoạt giải quyết xong các thủ tục đền bù, đến nay công trình Trung tâm giao dịch & thương mại viễn thông điện lực 53 Lương Văn Can dự kiến cuối quý II/2002 đưa vào sử dụng, tuyến cáp quang Đông Anh - Chèm - Yên Phụ đang hoàn thiện dự kiến đầu quý II/2002 đưa công trình vào sử dụng. 2.2.2. Công tác xây lắp. Công ty đã khẩn trương triển khai tập trung lớn các nguồn lực cho công tác xây lắp thông tin đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của Tổng công ty và tiến độ đóng điện các công trình điện do các bên A đề ra cụ thể tại các khu vực sau: Khu vực miền Bắc: Hoàn thiện công trình thông tin TBA 220 kv Quảng Ninh, Tràng Bạch, Vật Cách, Đồng Hoà, mở rộng tổng đài nhà máy nhiệt điện Phả Lại 1, thông tin Phả Lại 2, tuyến cáp quang OPGW Đường dây 220 kv Hoà Bình - Hà Đông mạch 3, tuyến cáp quang ADSS Hà Đông - Hà Nội, đường dây 220 kv Phả Lại - Bắc Giang, Phả Lại - Sóc Sơn, thông tin TBA 110 kv Mỹ Xá, Nho Quan, tuyến tải ba Ninh Bình - Nam Định mạch 2, Đấu nối các đường dây 110 kv vào trạm 220 kv Bắc Giang, tổng đài và mạng điện thoại khu nhà điều hành tại bên A miền Bắc,... Khu vực miền Trung : Hệ thống thông tin bên ngoài nhà máy thuỷ điện YALY, nhà máy thuỷ điện Sông Hinh, tuyến vi ba Công ty truyền tải điện 3, di chuyển tuyến tải ba Nha Trang - Quy Nhơn sang ĐZ 220 kv Nha Trang - Pleiku, ... Khu vực miền Nam : Hệ thống thông tin TBA 110 kv Nam Sài Gòn 1, 2, thông tin TBA 110 kv Đức Trọng, 110 kv Thạch Hưng, 110 kv Mỏ Cầy, TBA 110 kv Vũng Liêm, TBA 110 kv Tân Hưng, 110 kv Đức Linh, 110 kv Gò Công, 110 kv Cần Đước, 110 kv Cần Giờ, thông tin cho nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi, kênh thông tin Hotline Đa Mi - A0, TBA 220 kv Cai Lậy, Gói thầu số 07 - Nhà máy Phú Mỹ 1 và hoàn thiện nâng cấp tuyến vi ba số Long Binh - Tuy Hạ - Phú Mỹ,... Ước tính tổng giá trị thực hiện phần xây lắp; lắp ráp và cung cấp thiết bị cả năm 2001: 9.009/9.978 triệu đồng. Trong đó: + Xây lắp là: 4.523 triệu đồng. + Lắp ráp và cung cấp thiết bị là: 4.486 triệu đồng. 2.2.3. Công tác quy hoạch, khảo sát, tư vấn, thiết kế. Công tác Tư vấn thiết kế có nhiều tiến bộ, hình thức chất lượng của phần lớn các đề án được nâng cao không có sai sót lớn làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công trình, các biện pháp quản lý được cải thiện vì thế trong năm 2001 đã hoàn thành nhiều hạng mục công trình trên phạm vi cả nước. Công ty không những đã trưởng thành trong công tác tư vấn thiết kế mà công tác quy hoạch đã đạt được kết quả đáng kể bám sát được đề cương Tổng Công ty duyệt, thực hiện tích cực nghiêm túc chương trình quy hoạch, góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học toàn diện trong Công ty. Tổng giá trị tư vấn thiết kế thực hiện ước đạt 1.087/655 triệu đồng đạt 166 % kế hoạch năm 2001. Bên cạnh những mặt tích cực nói trên, công tác tư vấn thiết kế vẫn còn một số đề án chất lượng chưa cao, nguyên nhân do công tác khảo sát, thu thập số liệu thực hiện chưa nghiêm túc và chưa chính xác nhất là nhiều hạng mục thông tin đã được duyệt cùng với các dự án điện nhiều năm trước đây, trong đó có nhiều tổ chức quản lý các công trình thông tin phân tán ở các ban quản lý dự án gây kém hiệu quả chồng chéo, do vậy tiến độ làm đề án còn chậm chưa bám sát và đồng bộ với phần điện nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc phát triển hệ thống thông tin. Tất cả các tồn tại và nhược điểm trên trong năm 2001 chúng ta cần khẩn trương khắc phục và rút kinh nghiệm trong năm 2002 để thu được nhiều kết quả tốt hơn. 2.3. Công tác sản xuất của các xí nghiệp. Ngay từ đầu năm Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực đã tập trung nguồn lực thúc đẩy đổi mới xắp xếp lại sản xuất tương ứng với đầu tư công nghệ mới được đưa vào sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp, do vậy trong năm 2001 hai xí nghiệp đã đạt được kết quả đáng kể, sản xuất phát triển, đời sống cán bộ công nhân viên từng bước được cải thiện đáng kể. 2.3.1 Xí nghiệp VICADI Với tinh thần đoàn kết, có ý thức tự lực, biết phát huy nội lực tìm tòi và sáng tạo trong kinh doanh, tận dụng và phát huy hết công suất của thiết bị đã được đầu tư để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, phong phú, do vậy trong những năm qua Xí nghiệp đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, cụ thể như sau: - Tổng doanh thu ước đạt: 14.800/8.182 triệu đồng bằng 181 % kế hoạch năm 2001. - Tiền lương và thu nhập bình quân ước đạt: 800.000đ/người/tháng tăng 44% so với năm 2000 (theo số liệu báo cáo của xí nghiệp). - Nộp ngân sách Nhà nước ước đạt: 499 triệu đồng tăng 21% so với năm 2000. - Năm 2001 Công ty đã hỗ trợ đầu tư nâng cấp “ Dây chuyền sản xuất sản phẩm ủng gang tay cách điện và joăng phớt cao su các loại “ cho xí nghiệp VICADI và phấn đấu trong quý I/2002 triển khai đưa vào sản xuất và sản xuất mạnh vào đầu quý II/2002. 2.3.2. Xí nghiệp sứ thuỷ tinh cách điện : Xí nghiệp sứ thuỷ tinh cách điện về sản xuất có tăng nhưng vẫn còn chậm đặc biệt là tình hình tiêu thụ sản phẩm sứ cách điện, trong năm 2001 được sự chỉ đạo của Lãnh đạo Công ty, Xí nghiệp đã nhanh chóng ổn định sản xuất cho sản phẩm, hộp bảo vệ công tơ đã đi vào hoạt động ổn định tạo việc làm và thu nhập lớn cho CBCNV toàn Xí nghiệp. - Tổng doanh thu ước đạt: 9.147/6.364 triệu đồng bằng 144% kế hoạch năm 2001. - Tiền lương và thu nhập bình quân ước đạt: 648.000 đ/người/tháng tăng 53 % so với năm 2000 (theo số liệu báo cáo của xí nghiệp). - Tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm sứ còn kém, chưa chủ động dẫn đến sản xuất còn chưa tương ứng với năng lực đã đầu tư. 2.4. Các công tác chuyên môn khác. Công tác văn phòng : Trong năm 2001 công tác văn phòng đã đáp ứng được tốt các yêu của Công ty, trong đó công tác văn thư lưu trữ đã được củng cố có nề nếp, việc bố trí phương tiện đi lại phục vụ công tác, sao chụp tài liệu của các đơn vị được kịp thời đầy đủ, đóng góp một phần không nhỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh chung của toàn Công ty. Công tác Kế hoạch - Vật tư : Ngay từ đầu năm Công tác Kế hoạch được chú trọng hàng đầu, việc lập và trình duyệt kế hoạch đã được triển khai sớm hơn so với mọi năm. Các thủ tục giao kế hoạch, giao nhiệm vụ sản xuất cho các đơn vị đã được cải tiến hợp lý, công tác theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đã được chú ý cụ thể và chặt chẽ hơn. Việc thống kê tình hình sản xuất kinh doanh và hoạt động của toàn Công ty được tổng hợp kịp thời báo cáo Giám đốc Công ty để có những biện pháp chỉ đạo và giải quyết cụ thể kịp thời, tuy nhiên công tác tham mưu - điều phối, đôn đốc công việc còn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty. Bảo đảm cung ứng vật tư thiết bị kịp thời, đầy đủ cho các công trình cả về số lượng, chất lượng và chủng loại theo yêu cầu, công tác quản lý thiết bị, vật tư tài sản được củng cố và đi vào nề nếp. Việc tiết kiệm trong mua sắm vật tư luôn được chú trọng. Công tác quyết toán vật tư nhanh gọn, kịp thời. Công tác Tổ chức lao động tiền lương : Trong năm 2001 công tác tổ chức có nhiều chuyển biến tốt theo nhiệm vụ và yêu cầu sản xuất, xây dựng xong định mức lao động quản lý viễn thông điện lực năm 2001 góp phần quan trọng vào quá trình tính toán đơn giá tiền lương nhằm nâng cao thu nhập cho CBCNV, đề xuất với ban lãnh đạo Công ty thành lập một số đơn vị đáp ứng với nhiệm vụ mới như: VT4, PXSCII, P13, P14,... mặt khác Công ty đã xây dựng hoàn thành các quy chế như: Quy chế trả lương, trả thưởng, quy chế sử dụng các quỹ và các quy chế phân cấp giữa Công ty và các đơn vị trực thuộc nhằm từng bước đưa Công ty đi vào hoạt động có nề nếp và ổn định, triển khai công tác cổ phần hoá phân xưởng sứ thuỷ tinh dân dụng Thái Bình. - Ngoài ra công tác tổ chức còn làm tốt các công việc đào tạo: đã tổ chức tốt các lớp học bồi dưỡng thi nâng bậc của công nhân tập trung tại Công ty, tổ chức lớp kèm cặp thi nâng bậc công nhân tại Chi nhánh viễn thông điện lực 2,3, hỗ trợ thời gian và một phần kinh phí cho CBCNV học đại học tại chức các ngành, cử cán bộ đi học các lớp quản trị doanh nghiệp, tiếng Anh bằng B, các lớp chuyên môn nghiệp vụ chuyển mạch mềm, báo hiệu số 7,... - Tổng số tiền chi phí đào tạo, tập huấn nghiệp vụ ngắn hạn ở các trung tâm, trường, viện là: 159.232.000 đồng. Công tác Kỹ thuật điều hành và an toàn : Trong năm 2001 công tác Kỹ thuật điều hành đã có nhiều cố gắng: - Đảm bảo chất lượng an toàn trong vận hành hệ thống. - Việc quản lý kỹ thuật đã đi vào nề nếp, công tác bảo dưỡng các trạm lặp cáp quang và các tuyến vi ba được tiến hành thường xuyên. Tổ chức đo kiểm tra chất lượng đường truyền trục 500 kv Bắc - Nam hàng tháng, quý. Tổ chức tốt công tác hàn nối cáp quang và hỗ trợ công tác kiểm tra của các chi nhánh phía Nam như VT2, VT3, VT4. Công tác kinh doanh: Trong công tác kinh doanh, Công ty đã chủ động khai thác thị trường dịch vụ viễn thông, đã ký kết được hợp đồng với nhiều khách hàng và phát triển mạng viễn thông của Công ty đã đáp ứng nhu cầu của Tổng công ty và của khách hàng, do vậy doanh thu dịch vụ viễn thông năm 2001 tăng hơn nhiều so với các năm trước. Đặc biệt cuối năm 2001 Công ty đã trình Tổng Công ty xin phê duyệt đơn giá viễn thông theo giá cước mới của Tổng cục Bưu điện. Công tác Tài chính kế toán & Kiểm toán : Công tác Tài chính - Kế toán đã có nhiều thành tích tốt đảm bảo chi lương, thưởng, ăn ca, an toàn đúng kỳ hạn, hàng tháng duyệt chuyên chi cho các VT đảm bảo đúng chế độ của Nhà nước, đồng thời hướng dẫn, đôn đốc quyết toán các Xí nghiệp trực thuộc và kết hợp với kiểm tra thực tế hướng dẫn các Xí nghiệp thực hiện đúng quy định của Nhà nước, việc kê khai thuế và nộp thuế, BHXH, kinh phí công đoàn đầy đủ kịp thời. - Công tác báo cáo thống kê - kế toán hàng tháng, quý đúng theo hướng dẫn của Tổng công ty và Nhà nước đảm bảo chất lượng, thường xuyên đôn đốc CBCNV thanh toán các khoản tạm ứng, khoán nội bộ được kịp thời đầy đủ, thường xuyên kiểm tra và tự kiểm tra hạch toán chi tiêu đúng chính sách chế độ và quy định của Nhà nước. - Chủ động đôn đốc thanh toán công nợ với khách hàng. - Tổng doanh thu ước thực hiện năm 2001 là: 71.449 triệu đồng. Trong đó: + Doanh thu viễn thông là: 35.766 triệu đồng. + Doanh thu sản xuất khác là: 35.683 triệu đồng. - Nộp các loại thuế với Ngân sách Nhà nước ước đạt là: 10.400 triệu đồng (bao gồm thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp,..). - Tiền lương và thu nhập bình quân CBCNV toàn Công ty ước đạt là:1.340.000 đ/người/tháng tăng 19 % so với năm 2000. Công tác Hợp tác quốc tế và Công nghệ : Để không ngừng nâng cao chất lượng hệ thống Viễn thông Điện lực, hiện đại hoá và không bị tụt hậu, Công ty có chủ trương quan hệ với các đối tác trên trường Quốc tế trong lĩnh vực thông tin viễn thông với mục đích: - Nắm được kỹ thuật chuyên ngành tiên tiến nhất. Có điều kiện là thay thế, cải tạo, bố trí lực lượng theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại mang lại hiệu quả cao nhất. Do đó trong năm 2001 công tác Hợp tác quốc tế đã đạt được kết quả sau: - Tiếp và làm việc với nhiều đoàn khách Quốc tế. - Tổ chức nhiều cuộc hội thảo giới thiệu về các công nghệ và giải pháp cho Thông tin Viễn thông của các hãng hàng đầu trên thế giới. - Triển khai tốt công tác lập và xét duyệt hồ sơ mời thầu của các dự án theo kế hoạch của Công ty. - Tổ chức lập hồ sơ đấu thầu cho các dự án cung cấp rơ le và tủ bảng điện các TBA 110, 220 kv. 2.5. đánh giá chung. Nhìn chung các hoạt động của toàn Công ty trong năm 2001 đã cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ Tổng công ty giao, các chỉ tiêu cơ bản trong sản xuất kinh doanh đã đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. Sản xuất phát triển, giải quyết tốt việc làm và nâng cao thu nhập cho CBCNV. Hoạt động tài chính có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh đời sống lao động kỹ thuật phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ. Mối quan hệ với đối tác được mở rộng đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của Công ty. Trong năm 2001 Công ty đã phát động nhiều đợt thi đua nâng cao năng suất lao động và được toàn thể CBCNV trong Công ty đồng tình hưởng ứng và phát động. 3. Một số tồn tại trong quá trình xây dựng kế hoạch. 3.1. Những tồn tại. Mặc dù công tác sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua đạt được hiệu quả cao nhưng bên cạnh đó còn một số vấn đề còn tồn tại mà Công ty nên khắc phục đó là: - Công tác thu thập thông tin chủ yếu tập trung vào Phòng kế hoạch nhưng lại không hề phân chia thành các bộ phận thu thập và xử lý thông tin. Công việc thu thập thông tin chưa có hiệu quả cao. - Việc đánh giá thông tin, môi trường cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh mới chỉ tập trung vào Ban lãnh đạo và Trưởng phòng kế hoạch do vậy sẽ ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng kế hoạch của Công ty. - Hơn nữa, việc đánh giá đâu là yếu tố thuận lợi, đâu là yếu tố bất lợi lại thường dựa vào kinh nghiệm nên đôi khi còn mang tính chủ quan. - Công ty chưa phân tích cụ thể môi trường kinh doanh cũng như đưa ra quy trình dự báo nhu cầu thị trường của Công ty. Chưa đưa ra được những chiến lược cụ thể, mới chỉ thực hiện ở cấp độ đề ra các kế hoạch. 3.2. Nguyên nhân của những tồn tại trên. Các tồn tại nêu trên bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan. Thứ nhất do hệ thống thông tin về môi trường kinh doanh không được cập nhật một cách thường xuyên và có hệ thống. Bởi đặc thù riêng của Công ty là một Công ty thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam, nhưng lĩnh vực hoạt động lại là lĩnh vực viễn thông phục vụ chủ yếu cho ngành Điện lực. Thứ hai, việc nghiên cứu và hướng dẫn các phương pháp luận xây dựng chiến lược kinh doanh của Nhà nước và các cơ quan nghiên cứu đối với các doanh nghiệp còn ít được quan tâm, đề cập khiến các doanh nghiệp không mạnh dạn áp dụng quản trị chiến lược vào công ty của mình. Thứ ba, Công ty xây dựng kế hoạch kinh doanh dựa trên những cái đã có và bất biến nên khó dự đoán các xu hướng biến đổi của các yếu tố trong tương lai, hơn nữa Công ty mới chỉ chủ yếu quan tâm nhiều đến lĩnh vực kĩ thuật hơn là lĩnh vực kinh tế nên chưa thành lập Phòng Marketting, mới chỉ ở phạm vi tổ bán hàng. Cuối cùng, việc đánh giá những thuận lợi và khó khăn lại dựa vào yếu tố chủ quan nên đôi khi cũng có những sai lệch. Do vậy với những tồn tại nêu trên việc vận dụng quản trị chiến lược để xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty là một việc làm hết sức cần thiết. Chương ba Giải pháp xây dựng chiến lược kinh doanh và phát triển mạng thông tin di động của công ty thông tin viễn thông điện lực I. Tổng quan chung về ngành viễn thông Việt nam 1. Nền kinh tế Việt Nam. Với dân số 79,5 triệu dân năm 2000 và theo dự đoán con số này còn tiếp tục tăng nhanh trong tương lai, Việt Nam được xếp vào nước có dân số khá cao trên thế giới. Song song với mức tăng dân số, tỷ lệ GDP cũng tăng nhanh đáng kể trong những năm vừa qua. Tuy nhiên Việt Nam vẫn là nước nghèo trên thế giới, tỷ lệ GDP tính trên đầu người còn rất thấp và tỷ lệ phân bổ thu nhập không đồng đều. Bên cạnh đó các chính sách tiền tệ tỏ ra kém hiệu quả: trong khi lãi suất tiết kiệm liên tục giảm tỷ lệ đọng vốn vẫn chưa được cải thiện; tuy trên danh nghĩa đồng Việt Nam đã có tăng giá so với các đồng tiền khác trong khu vực song theo các nhà dự báo thị trường thì trong vòng hai năm tới sẽ tiếp tục giảm giá theo mức mỗi năm khoảng 5%; đầu tư nước ngoài có tăng nhưng mức độ giảm, tỷ lệ giải ngân thấp do không có vốn đối ứng. Đứng trước những khó khăn thực tế, nhà nước đã có nhiều biện pháp khắc phục. Trong đó phải kể đến là sự quan tâm đáng kể của Chính phủ đến phát triển lĩnh vực viễn thông, một lĩnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100321.doc
Tài liệu liên quan