Đề tài Hoạch định chiến lược Marketing cho mặc hàng Gas của Công ty Cổ Phần Vật Tư Hậu Giang

MỤC LỤC

 

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1

1.1 Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.2.1 Mục tiêu chung 1

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 Đối tượng nghiên cứu 2

1.5 Phạm vi nghiên cứu 2

1.5.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu 2

1.5.2 Giới hạn vùng nghiên cứu 2

1.5.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu 2

1.6 Kết quả mong đợi 2

1.7 Đối tượng thụ hưởng 2

1.8 Cấu trúc của đề tài 2

1.9 Lược khảo tài liệu 3

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược 4

2.1.2 Các giai đoạn quản trị chiến lược 4

2.1.3 Tiến trình hình thành chiến lược 5

2.1.4 Phối thức Marketing (Marketing hỗn hợp) 11

2.2 Phương pháp nghiên cứu 15

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 15

2.2.2 Phương pháp phân tích 15

2.3 Khung nghiên cứu 15

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG 16

3.1 Lịch sử hình thành và phát triển 16

3.2 Lĩnh vực kinh doanh 17

3.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty HAMACO 17

3.3.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty 17

3.3.2 Sơ đồ tổ chức phòng Kế Hoạch – Marketing 18

3.3.3 Chức năng và nhiệm vụ phòng Kế Hoạch – Marketing 18

3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2007-2009) 18

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH GAS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG 21

4.1 Phân tích môi trường nội bộ 21

4.1.1 Nguồn nhân lực 21

4.1.2 Hoạt động Marketing 22

4.1.3 Tài chính 26

4.1.4 Cơ sở vật chất và kỹ thuật 29

4.1.5 Quản trị chất lượng 30

4.1.6 Hệ thống thông tin 31

4.1.7 Ma trận đánh giá nội bộ (IFE) 32

4.2 Phân tích môi trường bên ngoài 33

4.2.1 Môi trường vĩ mô 33

4.2.2 Môi trường vi mô 37

2.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 43

4.3 Tóm tắt chương 44

CHƯƠNG 5 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO MẶT HÀNG GAS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG 46

5.1 Xác định sứ mạng và mục tiêu 46

5.1.1 Xác định sứ mạng 46

5.1.2 Xác định mục tiêu 46

5.2 Xây dựng chiến lược kinh doanh Gas của Công ty Cổ Phần Vật Tư Hậu Giang đến năm 2015 48

5.2.1 Hình thành chiến lược thông qua ma trận SWOT 48

5.2.2 Phân tích các chiến lược đã đề xuất 49

5.2.3 Lựa chọn chiến lược thông qua ma trận QSPM 52

5.3 Xây dựng chiến lược Marketing cho mặt hàng Gas của Công ty Cổ Phần Vật Tư Hậu Giang 55

5.3.1 Phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu 55

5.3.2 Phối thức Marketing (Marketing hỗn hợp) 56

5.4 Các giải pháp hỗ trợ thực hiện chiến lược Marketing 57

5.4.1 Thực hiện liên doanh, liên kết 57

5.5 Tóm tắt chương 58

CHƯƠNG 6 60

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60

6.1 Kết luận 60

6.2 Kiến nghị 60

6.2.1 Đối với các cơ quan chính quyền 60

6.2.2 Đối với Công ty Cổ Phần Vật Tư Hậu Giang 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO i

CHỮ VIẾT TẮT ii

PHỤ LỤC BIỂU BẢNG iii

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4337 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạch định chiến lược Marketing cho mặc hàng Gas của Công ty Cổ Phần Vật Tư Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gas Petrolimex Xanh nước biển 12 kg 210 000 12 Gas Petrolimex Xanh nước biển 13 kg 240 000 Nguồn: Bảng giá tham khảo năm 2009 4.1.2.3 Phân phối Phân phối qua một cửa hàng chính thức đặt tại Số 184 Trần Hưng Đạo, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ĐT: (0710) 831630 - Fax (0710) 732505 Chuyên kinh doanh: Khí hóa lỏng, bếp gas, các phụ kiện bếp gas, lắp đặt hệ thống khí hóa lỏng. Bên cạnh đó Công ty cũng đã phát triển trên 200 đại lý gas tại các tỉnh ĐBSCL, TP. HCM và các tỉnh lân cận TP. HCM. Với hệ thống phân phối một cửa hàng chính thức và trên 200 đại lý phân phối thì hiện tại Công ty có 2 hình thức đưa sản phẩm ra thị trường: Cửa hàng chính thức của Công ty Khách hàng tiêu dùng cuối cùng Với hình thức phân phối này khách hàng sẽ được hưởng chính sách chăm sóc khách hàng của Công ty. Họ có thể yên tâm về giá cả cũng như chất lượng của sản phẩm mình đang sử dụng. Cửa hàng chính thức của Công ty Đại lý trung gian Khách hàng tiêu dùng cuối cùng Với hình thức phân phối như thế này, khách hàng tiêu dùng cuối cùng phải chịu thêm sự chi phối về giá cả chương trình chăm sóc khách hàng của Công ty nhưng đổi lại người khách hàng chỉ việc đến đại lý gần nhất để mua sản phẩm. Với hệ thống phân phối rộng và đa dạng về hình thức phân phối, Công ty cần một nguồn nhân lực đủ lớn để phát triển thị trường trong nền kinh tế thị trường và đặt biệt trong một nền kinh tế mới phục hồi như hiện nay. 4.1.2.4 Chiêu thị Công ty có các hình thức khuyến mãi thật đặc biệt dành cho từng đối tượng khách hàng, cụ thể : khách hàng là đại lý thì áp dụng các hình thức tặng quà có giá trị như: Tivi, tủ lạnh, chuyến du lịch, …. cộng với việc chiết khấu phần trăm cho các đại lý. Ngoài ra, vào những dịp hội thảo, hội nghị thì những đại lý được trang bị thêm kiến thức về luật kinh doanh, an toàn chống cháy nổ, khắc phục các sự cố về Gas, …. Hay vào dịp cuối năm khách hàng sẽ được hưởng những chương trình khuyến mãi mừng xuân với giá trị giải thưởng rất cao; Khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng thì chương trình mà Công ty dành cho khách hàng thật thực tế như chương trình mua trọn bộ bình và bếp thì khách hàng sẽ được tặng thêm chén, dao, quạt gió, chảo, nồi, …. Đã kích thích nhu cầu mua của khách hàng lên cao hơn. Ngoài ra những khách hàng này còn được hưởng chương trình chăm sóc khách hàng đặc biệt tốt hơn như: giao hàng tận nơi, hướng dẫn cách sử dụng Gas an toàn, được lắp đặt miễn phí, …. Ngoài ra, Công ty còn thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu với các đại lý, khách hàng. Gần đây nhất là buổi hội nghị khách hàng được tổ chức tại Khách sạn Công Đoàn – Thành phố Cà Mau với 70 khách hàng tham gia do Vina Gas tài trợ vào ngày 12/03/2010. Và tại Nhà khách Tỉnh ủy Hậu Giang đã diễn ra buổi hội nghị khách hàng gồm 50 đơn vị và cá nhân. Ở những buổi giao lưu như vậy thì khách hàng sẽ được giới thiệu về Công ty Cổ Phần Vật Tư Hậu Giang, về tình hình tiêu thụ, tình hình hoạt động kinh doanh, về luật kinh doanh và các luật liên quan đến ngành Gas, về định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới, và giải đáp những thắc mắc của khách hàng, …. Từ những buổi giao lưu với khách hàng, Công ty đã có những hướng điều chỉnh hợp lý với tình hình kinh doanh hiện tại và định hướng cho tương lai. Công ty đã có những hình thức hổ trợ và tiếp xúc với khách hàng rất hiệu quả, Thông tin phản hồi từ phía khách hàng cũng rất quí giá. 4.1.3 Tài chính Bảng 4.3: Một số tỷ số tài chính cơ bản của Công ty Cổ Phần Vật Tư Hậu Giang Chỉ tiêu ĐVT Công ty đang nghiên cứu 2007 2008 2009 1. Khả năng thanh toán - Tỷ số thanh toán hiện hành Lần 1,13 1,09 0,90 - Tỷ số thanh toán nhanh Lần 0.82 0,7 0,7 2. Cơ cấu nguồn vốn - Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 79 80,5 70,6 - Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn % 21 19,5 29,4 3. Khả năng sinh lợi - Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu % 1,03 1,39 1,83 - Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản % 0,07 0,08 0,16 - Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu % 36,01 44,58 55,1 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Vật Tư Hậu Giang 2007-2009. Từ bảng trên, có thể đánh giá về tình hình tài chính của Công ty như sau: Về khả năng thanh toán Tỷ số thanh toán hiện thời cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Hình 4.2: Biểu đồ tính thanh khoản hiện hành Qua số liệu từ năm 2007 đến năm 2009 thì tỉ số này có khuynh hướng giảm nhưng vẫn ở mức có thể chấp nhận được. Cụ thể, năm 2007, tỷ số này đạt 1,13 lần có nghĩa là cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp thì có 1,13 đồng tài sản lưu động có thể đảm bảo cho việc thanh toán. Đến năm 2008 chỉ còn 1,09 lần nhưng vẫn đảm bảo cho việc thanh toán. Đến năm 2009, một đồng nợ ngắn hạn chỉ có thể được đảm bảo bằng 0,9 đồng tài sản lưu động. Tỷ số thanh toán nhanh: tỷ số thanh toán nhanh của Công ty sẽ được trình bày trong biểu đồ sau: Hình 4.3: Biểu đồ tỷ số thanh khoản Tỷ số thanh toán nhanh của Công ty giảm mạnh trong năm 2008 so với năm 2007, cho thấy khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp đang rất không tốt nhưng xét về tổng thể nền kinh tế hiện thời đang trong giai đoạn suy thoái – khủng hoảng thì chỉ số này ở một mức có thể chấp nhận được. Tỷ số này được giữ vững trong 2 năm 2008, 2009 cho thấy được với chỉ số này thì Công ty có thể duy trì được các hoạt động của Công ty. Về cơ cấu nguồn vốn Hình 4.4: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn Tỷ số này phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp. Cụ thể cho biết mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp và nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Với Công ty Hamaco thì tỷ số này là 0,786, 0,805, 0,706 lần lượt qua ba năm 2007, 2008, 2009. Với những số liệu như vậy thì Công ty đang giảm tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn của Công ty và mức biến động qua các năm là không lớn. Trong năm 2008 tỷ số nợ tăng lên là do nhiều nguyên nhân khác nhau một trong những nguyên nhân đó là do thị trường đang bị khủng hoảng Công ty muốn giữ vững thị phần phải vay nợ để duy trì các hoạt động của doanh nghiệp làm cho tỷ lệ nợ tăng lên. Nhờ vào những chiến lược và những chính sách đúng đắn của Công ty mà trong năm 2009 tỷ số nợ đã giảm và ở một mức thấp hơn cả so với năm 2007. Nhìn chung, tỷ lệ nợ của Công ty còn ở mức cao. Nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của Công ty đang trong giai đoạn phát triển rất tốt. Mặt dù trong năm 2008 tỷ số này giảm chỉ còn 19% (chỉ số năm 2007 là 21%) nhưng ở năm 2009 chỉ số này đã tăng lên ở mức 29%. Về khả năng sinh lời của Công ty: Hình 4.5: Biểu đồ khả năng sinh lời Tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu: Với chỉ số này cho biết 100 đồng doanh thu của Công ty sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Thực tế tại Hamaco 100 đồng doanh thu mang về lợi nhuận đạt 1,03 đồng vào năm 2007, 1,39 đồng vào năm 2008 và 1,83 đồng vào năm 2009. So sánh qua 3 năm ta thấy được tỷ số này càng tăng thêm qua các năm, và hiệu quả của nó cũng tăng theo. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cho biết 100 đồng tài sản sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho Công ty. Thực tế tại Hamaco, 100 đồng trong tổng tài sản mà Công ty đầu tư vào đã mang về 0,07 đồng lợi nhuận năm 2007; 0.08 đồng lợi nhuận năm 2008 và 0,16 đồng lợi nhuận năm 2009. Vậy qua ba năm, tỷ số này liên tục tăng, và đạt hiệu quả cao nhất là năm 2009. Hình 4.6: Biểu đồ tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu Nhìn chung qua 3 năm, chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng theo một tỷ lệ cố định trung bình vào khoảng 10 %/năm. Chỉ số này còn cho biết 100 đồng vốn chủ sơ hữu mang về cho Công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận. Cụ thể, năm 2007 là 36,01, năm 2008 là 44,58 và năm 2009 là 551. Hay nói cách khác hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty là rất tốt. Nhìn chung về tình hình tài chính của Công ty đang bình ổn tỷ số thanh toán hiện thời và tình hình thanh toán nhanh còn chưa thật sự tốt nhưng vẫn ở múc có thể chấp nhận được trong tình hình kinh tế hiện nay. Cũng vì tình hình thanh toán của Công ty không tốt nên Công ty đã giảm tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn của Công ty để ổn định tài chính, nhưng tỷ lệ nợ trong kinh doanh của Công ty còn ở tỷ lệ khá cao bù vào đó thì tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty đều tăng qua các năm. 4.1.4 Cơ sở vật chất và kỹ thuật Hiện tại, Sau 30 năm hoạt động đến nay, Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang ngày càng nâng cao năng lực phân phối hàng hóa. Và Công ty đã xây dựng được cơ sở vật chất rất mạnh bao gồm: Kho bãi tổng diện tích kho bãi hiện có của Công ty là 36.000 m2, chi tiết như sau: Bảng 4.4: Tổng diện tích kho bãi của Công ty đvt: m2 Stt Kho Diện tích 1 Tổng Kho Trà Nóc 10.000 2 Kho 8A 3.700 3 Kho 184 1.000 4 Kho C22 10.000 5 Kho 55 Tầm Vu 800 6 Kho 65A 500 7 Kho Bạc Liêu 1.000 8 Kho Vị Thanh 5.800 9 Kho Sóc Trăng 1.400 10 Kho TP.HCM 1.800 Tổng diện tích 36.000 Nguồn: Báo cáo tài sản của Công ty năm 2009 Phương tiện vận tải - thiết bị xếp dỡ để đáp ứng và chủ động trong xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng Công ty đã thành lập đội vận tải thủy - bộ, xếp dỡ với phương tiện và thiết bị như sau: Bảng 4.5: Các loại phương tiện vận chuyển của Công ty stt Loại phương tiện Số lượng 1 Xe tải dưới 5 tấn 15 chiếc 2 Xe tải từ 5 đến dưới 10 tấn 20 chiếc 3 Xe tải trên 10 tấn 10 chiếc 4 Xe chuyên dùng cho bê tông tươi 10 chiếc 5 Ghe 50 – 100 tấn 05 chiếc 6 Xà lan tự hành 650 tấn 01 chiếc 7 Thiết bị xếp dỡ 8 Cần cẩu 20 - 35 tấn 05 chiếc 9 Xe xúc 02 chiếc 10 Xe nâng 4 tấn 01 chiếc 11 Palan 6 - 8 tấn 03 cái Nguồn: Báo cáo tài sản năm 2009 Bên cạnh đó, Công ty còn liên kết trên 25 phương tiện vận tải thủy, trên 25 phương tiện vận tải bộ để đảm bảo vận chuyển hàng hóa kịp thời cho khách hàng. Qua đó cho thấy về cở sở vật chất Công ty đang đủ năng lực đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh. 4.1.5 Quản trị chất lượng Hiện tại trên thị trường có 3 loại Gas chủ yếu: 50P/50B (Sàigon Petro, PV Gas), 37P/70B (Elf, Shell, …), và 20P/80B (có rất ít). Những loại này hầu như đã được pha trộn sẵn và tồn tại dưới dạng hỗn hợp. Nhìn chung, do đặc tính lý – hóa của Probane nên hỗn hợp chứa nhiều thanh phần Probane thì có nhiệt lượng rất cao và sử dụng được triệt để vì bốc hơi hoàn toàn ở môi trường bên ngoài. Còn về Butane, nếu chứa nhiều thì không cần phải có áp lực cao, vì áp suất hơi không lớn ở nhiệt độ môi trường, nhưng thường không sử dụng triệt để nếu nhiệt độ môi trường thấp. Bảng 4.6: Một số đặc tính lý – hóa của Gas thương phẩm Loại Gas Đặc tính 100% Probane 100% Butane Hỗn hợp 50P/50B Tỷ trọng, g/cm3 (15oC, 1atm) 0,507 0,580 0,541 Áp suất hơi, kg/cm2 (40oC) 13,5 3,2 9,2 Áp suất hơi, atm (20oC) 8 2 Nhiệt độ sôi (oC) - 42,07 - 0,5 Nhiệt trị, Kcal/kg (25oC, 1 atm) 12,034 11,832 11,903 Nguồn: Dầu khí và Dầu khí Việt Nam – GSTS Trần Mạnh Trí Đối với Gas dân dụng, tỷ lệ P/B không làm chất lượng khác biệt đáng kể. Với lượng Gas không lớn, nhiệt trị chênh lệch giữa 50P/50B và 30P/70B không đáng kể. Ngoài ra, mức độ an toàn cũng tương đương. Các loại bình 12, 45, 50 kg hiện nay được thiết kế chịu được áp suất khoảng 60 atm, trong khi áp suất hơi tạo ra ở 20oC của 50P/50B là 5 atm, và của Gas 30P/70B là 3,8 atm. Đối với Gas công nghiệp, thành phần Probane cao hơn sẽ cho ra nhiệt trị cao hơn, sử dụng triệt để hơn. Nhưng đồng thời cũng là do yếu tố an toàn và để tiết kiệm khi thiết kế bồn chứa, đối với tình hình như ở thị trường Cần Thơ thì Gas 50P/50B là thích hợp, sản phẩm của Saigon Petro, PV Gas, Gia đình Gas, Total Gas, … đã đáp ứng được điều này. Hiện tại với những đặc tính đó thì chất lượng sản phẩm của ngành hàng Gas của Công ty là rất tốt, rất phù hợp với những nhu cầu của người tiêu dùng tại thị trường Cần Thơ. Và trong thời gian tới, Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập mạnh mẽ với thế giới, nhu cầu và điều kiện thỏa mãn của khách hàng ngày cang cao. HAMACO chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, cải tiến hệ thống quản lý theo ISO 9001:2000, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Với một tập thể có truyền thống đoàn kết, thống nhất và sự ủng hộ nhiệt tình của khách hàng, HAMACO sẽ phát triển bền vững cùng khách hàng trong tương lai. Hiện nay, Công ty đang thực hiện theo ISO 9001:2000 vào hoạt động của Công ty, nhờ vào việc áp dụng hệ thống quản trị chất lượng này mà hoạt động của Công ty đều theo từng qui trình cụ thể, có thứ tự, và đạt chất lượng cao. 4.1.6 Hệ thống thông tin Đối với đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam thì hệ thống thông tin là một điểm yếu. Đối với Công ty Cổ Phần Vật Tư Hậu Giang thì hệ thống thông tin của Công ty luôn được cập nhật và bảo mật riêng. Công ty đã xây dựng một hệ thống nối kết Internet nội bộ rất có hiệu quả, và tính bảo mật cao, vì vậy, thông tin trong nội bộ Công ty luôn chính xác và nhanh chống. Về thông tin bên ngoài thì Công ty đã xây dựng một hệ thống tình báo Marketing hoạt động rất có hiệu quả và bí mật. Nhờ vậy mà những thông tin về đối thủ cạnh tranh cũng như về khách hàng rất chính xác. Hệ thống thông tin là một điểm mạnh của Công ty Cổ Phần Vật Tư Hậu Giang, nó đã góp phần vào sự thành công của Công ty. Từ các phân tích trên và thông qua tham khảo ý kiến chuyên gia, có thể đánh giá được một số điểm mạnh và điểm yếu của Công ty như sau: Điểm mạnh: (1) Sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt; (2) Chính sách giá cả hợp lý cho nhà phân phối cũng như những người tiêu dùng; (3) Hệ thống phân phối rộng lớn; (4) Hổ trợ và tiếp xúc với khách hàng rất hiệu quả; (5) Hệ thống thông tin hoạt động hiệu quả; (6) Nguồn tài chính mạnh; (7) Cở sở vật chất mạnh; Điểm yếu: (1) Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm còn rất yếu; (2) Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh; (3) Công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu còn yếu; 4.1.7 Ma trận đánh giá nội bộ (IFE) Bảng 4.7: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE Các yếu tố bên trong Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng (1) Sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt 0,13 4 0,52 (2) Chính sách giá cả hợp lý dành cho nhà phân phối cũng như những người tiêu dùng 0,09 3 0,27 (3) Hệ thống phân phối rộng lớn 0,1 4 0,4 (4) Hổ trợ và tiếp xúc với khách hàng rất hiệu quả 0,11 3 0,33 (5) Hệ thống thông tin hoạt động hiệu quả 0,09 3 0,27 (6) Nguồn tài chính mạnh 0,1 4 0,4 (7) Cở sở vật chất mạnh 0,08 4 0,32 (8) Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm còn rất yếu 0,08 2 0,16 (9) Nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh 0,1 2 0,2 (10) Công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu còn yếu 0,12 1 0,12 Tổng 1.0 2,99 Nguồn:Tham khảo ý kiến chuyên gia và tính toán của tác giả, 2010 Phân tích môi trường bên ngoài 4.2.1 Môi trường vĩ mô 4.2.1.1 Yếu tố Chính phủ và chính trị Trong những năm qua, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp như các bất ổn chính trị ở Trung Đông, Trung Á, Thái Lan… và chủ nghĩa khủng bố quốc tế vẫn tiếp tục diễn ra với nhiều hình thức tinh vi, tàn bạo. Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống như dịch bệnh, thiên tai, môi trường…nổi lên, đã ảnh hưởng đến sự phát triển và ổn định ở nhiều nước và khu vực. Tăng trưởng kinh tế thế giới có xu hướng giảm dần, giá nguyên liệu và đặc biệt là giá xăng đầu và giá gas thường xuyên biến động ở mức cao, trong khi đó xu hướng bảo hộ mậu dịch ở các nước phát triển cũng đang có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay được xếp vào những nước có nền chính trị ổn định cao. Điều này cho thấy sự bền vững của môi trường đầu tư. Từ đó tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, cũng như các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất. Luật Doanh nghiệp đã được sửa đổi bổ sung ngày càng hoàn thiện, cơ chế thông thoáng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và phát triển. Đây là sự thuận lợi đối với ngành cũng như cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Chính phủ cũng như Bộ Thương mại sử dụng quỹ xúc tiến thương mại giúp đỡ doanh nghiệp trong tiếp thị, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên hệ thống pháp lý về việc quản lý ngành Gas còn lỏng lẻo, việc xử lý các hành vi kinh doanh hàng giả chưa nghiêm, làm cho môi trường kinh doanh không lành mạnh. 4.2.1.2 Yếu tố kinh tế 4.2.1.2.1 Khái quát tình hình kinh tế Việt Nam Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta qua 3 năm (2007-2009) đều giảm, từ 8,48% năm 2007 xuống 6,18% năm 2008 và năm 2009 con số này là 5,32%. Nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta giảm là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta giảm trong 2 năm gần đây, nhưng nước ta vẫn được xem là nước có tốc độ tăng trưởng khá cao. Hầu hết các nước trên thế giới đều bị ảnh hưởng khá nặng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế đều bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí tăng trưởng là âm, thì Việt Nam được xem là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất ở Châu Á., bên cạnh Trung Quốc và Ấn Độ, trong tương lai không xa các chuyên gia dự đoán Việt Nam có thể cất cánh bay lên đạt tốc độ tăng trưởng ngoạn mục 10% như Trung Quốc. % Hình 4.7: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm 2007-2009 của Việt Nam Bên cạnh duy trì được mức tăng trưởng khá cao, thì cơ cấu kính tế của Việt Nam cũng chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ngày càng tăng, nông nghiệp ngày càng giảm.Cơ cấu tỷ trọng bình quân của khu vực nông – lâm – thủy sản trong 4 năm qua khoảng 21%, khu vực công nghiệp và xây dựng khoảng 41%, con số này của khu vực dịch vụ là khoảng 38%. Như vậy, cơ cấu kinh tế của Việt Nam đang chuyển biến theo hướng công nghiệp và dịch vụ, phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp. Những thành công ngày càng lớn của Việt Nam trong việc hội nhập của nền kinh tế toàn cầu, được biểu hiện rõ qua sự tăng trưởng thương mại nhanh chóng và thu hút các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI)… Những nhân tố này có thể giúp Việt Nam trở thành 1 trung tâm phát triển mới của Đông Nam Á. Hinh 4.8: Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế Việt Nam qua các năm 2007-2009 4.2.1.2.2 Lạm phát và tỷ giá hối đoái Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nguyên liệu chính của Công ty phần lớn là nhập khẩu nên việc thay đổi về tỷ giá và lạm phát sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận cũng như tình hình tài chính của Công ty. + Về lam phát Trong khi năm 2007 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam là 12,3% thì bước sang năm 2008 con số này đã tăng lên kỷ luc gần 23%, con số này đã vượt xa ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Điều này làm suy giảm nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó, lạm phát tác động mạnh tới đời sống của nhân dân, nhất là dân nghèo, khi vật giá ngày càng leo thang. Và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do ngay từ đầu năm 2009 Chính phủ và các cấp các ngành đã triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp nhằm phòng ngừa tái lạm phát cao trở lại, khôi phục và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nhất là tập trung phát triển thị trường trong nước, chỉ đạo, điều hành tài chính, tiền tệ linh hoạt, nên mức lạm phát năm 2009 chỉ 6,88% mức thấp nhất trong 6 năm trở lại đây. + Về tỷ giá hối đoái Nếu tỷ giá VND/USD giảm thì Công ty nhập gas về với giá rẻ hơn, do đó giá vốn sẽ được giảm xuống và nhu cầu vốn cũng giảm theo. Khi đó doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí sử dụng vốn và giá gas sẽ được nhiều người tiêu dùng chấp nhận hơn. Ngược lại nếu tỷ giá VND/USD tăng sẽ khiến cho Công ty nhập gas về với giá cao hơn, do đó giá vốn cũng tăng lên và nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng tăng theo. Công ty phải tăng tiền đồng Việt Nam mua đồng USD để thanh toán tiền hàng và dẫn đến doanh nghiệp phải tăng chi phí sử dụng vốn, giá thành sản phẩm đầu ra sẽ tăng lên từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của Công ty. Năm 2009 có thể coi là năm “tiền tệ” tại Việt Nam. Tỷ giá VND/USD tăng mạnh, tỷ giá chính thức giữa USD và VND trong năm 2009 đã trải qua hai lần điều chỉnh, một lần vào tháng 3 (+2%) do tăng biên độ giao dịch từ 3% lên 5% và lần gần nhất là vào tháng 11 (+3,4%). Mặc dù sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá chính thức đều lên kịch trần nhưng tỷ giá trên thị trường không chính thức (tỷ giá thị trường tự do) vẫn luôn nằm ngoài biên độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Trên thực tế, điều này đã xảy ra từ đầu năm đến nay, cho thấy thị trường ngoại hối luôn căng thẳng, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty. + Lãi suất Công ty có nhu cầu vay vốn cho việc dự trữ nhiên liệu nhằm phục vụ cho nhu cầu kinh doanh, các khoản vay có thời hạn vay ngắn, vì vậy khi có biến động về lãi suất sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của kế hoạch dự trữ. Ngoài ra, khi Công ty có kế hoạch đầu tư mở rộng mạng lưới kinh doanh thì nhu cầu vay vốn dài hạn sẽ cần thiết để tài trợ cho các dự án. Hiện nay, lãi suất của ngân hàng nước ta đang giảm, ở mức tương đối thấp. phổ biến ở mức 11-12%/năm đối với vay ngắn hạn cho hoạt động sản suất kinh doanh. Điều này tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi cho các doanh nghiệp trong vấn đề huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện thuận lợi cho công ty vì trong những năm gần đây công ty đang huy động một nguồn vốn lớn để đầu tư mở rộng và phát triển doanh nghiệp. 4.2.1.2.3 Yếu tố xã hội Cùng với mức thu nhập của người dân ngày càng tăng cao, đời sống được cải thiện rõ rệt, nhận thức của người dân đối với việc công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước ngày càng tiến bộ, thì nhu cầu về một cuộc sống tiện nghi là điều tất yếu. Giống như hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam có phong tục “ăn chín, uống sôi” nên nhu cầu về năng lượng đáp ứng cho việc nấu nướng là rất cần thiết. Nhu cầu sử dụng gas trong việc nấu chín thức ăn sẽ tăng lên nếu dân số tăng, thu nhập cũng như mức sống của người dân tăng. Theo dự báo dân số của khu vực ĐBSCL nói chung, của TP.Cần Thơ nói riêng cũng sẽ tăng nhưng với tốc độ chậm. Bên cạnh đó, mức sống của người dân cũng đang tăng nhanh. Từ đó, cho thấy nhu cầu về gas cũng sẽ tăng trong tương lai. Ngoài ra các yếu tố về lao động như: chất lượng lao động, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cũng tác động đến doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn lao động đáp ứng cho nhu cầu sản xuất. 4.2.1.2.4 Yếu tố tự nhiên Cần Thơ nằm trên bờ phải sông Hậu, ở đồng bằng sông Cửu Long. Là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Ngày 24 tháng 6 năm 2009 được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận là đô thị loại 1. cách Thành phố Hồ Chí Minh 169 km về phía tây nam. Diện tích nội thành 53 km². Khí hậu ở Cần Thơ là khí hậu nhiệt đới với 2 mùa rõ ràng: mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (tháng 12 đến tháng 4). Độ ẩm trung bình là 83%, lượng mưa trung bình 1.635 mm, nhiệt độ trung bình 27°C. Thành phố Cần Thơ là trung tâm quan trọng nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long về kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật. Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số Cần Thơ là 1.187.089 người, trong đó: Dân cư thành thị 781.481 người chiếm 65,8% và dân cư nông thôn 405.608 người chiếm 34,2%. Quốc lộ 91 từ Cần Thơ đi An Giang, Quốc lộ 80 từ Cần Thơ đi Kiên Giang, Quốc lộ 1A, từ Cần Thơ đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau Hiện tuyến đường Nam Sông Hậu (đoạn nối liền Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu) đang thông xe vào 24/04/2010 Sắp tới thành phố cũng sẽ triển khai xây dựng tuyến cao tốc Cần Thơ - Vị Thanh. Cần Thơ có 3 bến cảng: Cảng Cần Thơ: Diện tích 60.000 m², có thể tiếp nhận tàu biển 10.000 tấn. Cảng Trà Nóc: Có diện tích 16 ha, cảng có 3 kho chứa lớn với dung lượng 40.000 tấn. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt đến 200.000 tấn/năm. Cảng Cái Cui: Có thể phục vụ cho tàu từ 10.000-20.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm. Sau khi thực hiện xong dự án nạo vét và xây dựng hệ thống đê tại cửa biển Quan Chánh Bố, Cảng Cái Cui sẽ là Cảng biển Quốc Tế tại TP. Cần Thơ. Cần Thơ có Sân bay Cần Thơ, sân bay lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Sân bay hiện đã hoàn thành công việc cải tạo, chính thức đưa vào hoạt động ngày 03.01.2009. Cần Thơ sẽ có Sân bay đạt chuẩn quốc tế với những đường bay trong khu vực và sẽ dần mở rộng ra các nước xa hơn. 4.2.1.2.5 Yếu tố công nghệ và kỹ thuật Công nghệ ngày càng có vai trò quan trọng trong kinh doanh, nó góp phần thúc đẩy khả năng phát triển trong hệ thống quản lý, nâng cao khả năng tìm hiểu, nắm bắt thông tin kịp thời và chính xác. Ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào xây dựng cầu cảng, kho bồn chứa, cửa hàng, trang thiết bị đo bồn bể chứa gas tự động, máy dò tìm rò rỉ hơi gas, đặc biệt công nghệ chuyển đổi của xe máy, xe ôtô từ sử dụng xăng sang sử dụng gas từ đó năng suất của ngành gas sẽ tăng cao. Công nghệ thông tin phát triển mạnh tạo cơ hội cho việc tìm kiếm thông tin và cơ hội giao thương của ngành với nước ngoài cũng dễ dàng, nhất là trong việc tìm kiếm đối tác cung cấp, giúp cho giá gas đầu vào có khả năng cạnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích môi trường kinh doanh gas của công ty cổ phần vật tư hậu giang.doc
Tài liệu liên quan