Đề tài Hoạch định chiến lược phát triển Cảng hàng không Rạch Giá từ năm 2010 đến năm 2015

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 1

GIỚI THIỆU 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1. 2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Không gian : 2

1.3.2 Thời gian : 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu : 2

CHƯƠNG 2 4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4

2.1.PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4

2.1.1 Khái niệm quản trị chiến lược 4

2.1.2 Quá trình quản trị chiến lược 4

2.1.3 Nội dung hoạch định chiến lược của doanh nghiệp 9

2.1.3.2 Phân tích ảnh hưởng của môi trường tác nghiệp trong nghành 11

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 19

2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 19

CHƯƠNG 3 21

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CẢNG HÀNG KHÔNG RẠCH GIÁ 21

3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CỤM CẢNG HÀNG KHÔNG MIỀN NAM 21

3.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CẢNG HÀNG KHÔNG RẠCH GIÁ (VKG) 22

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 22

3.2.2 Cơ sở hạ tầng 22

3.2.3 Các lĩnh vực hoạt động 24

3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG THỜI GIAN QUA 24

3.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 26

3.5 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 28

3.5.1 Hoạt động marketing 28

3.5.2 Cung cấp các loại hình dịch vụ 29

3.5.3 Quản trị nguồn nhân lực 31

CHƯƠNG 4 36

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CẢNG HÀNG KHÔNG RẠCH GIÁ 36

4.1 MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP TRONG NGÀNH 36

4.1.1 Khách hàng 36

4.1.3 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 38

4.1.4 Sản phẩm thay thế 40

4.1.5 Nhà cung cấp 40

4.2 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 42

4.2.1 Ảnh hưởng của nền kinh tế 42

4.2.2 Xu hướng khách đến Việt Nam tăng cao 47

4.2.3 Các hoạt động chính trị, pháp luật 49

4.2.4 Các yếu tố văn hóa, xã hội 50

4.2.5 Các yếu tố tự nhiên 51

CHƯƠNG 5 57

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CẢNG HÀNG KHÔNG RẠCH GIÁ 57

5.1 HÌNH THÀNH VÀ LỰA CHON CHIẾN LƯỢC 57

5.1.1 Ma trận SWOT 57

5.1.2 Ma trận QSPM 59

5.2 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CẢNG HÀNG KHÔNG RẠCH GIÁ GIAI ĐOẠN 2010-2015 63

5.2.1 Các giải pháp về quản trị 63

5.2.2 Các giải pháp về Marketing 64

5.2.3 Các giải pháp về tài chính 64

CHƯƠNG 6 65

KẾT LUẬN VÀ KẾT NGHỊ 65

6.1 KẾT LUẬN 65

6.2 KIẾN NGHỊ 65

6.2.1 Kiến nghị đối với nhà nước 65

6.2.2 Kiến nghị đối với doanh nghiệp 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

MỤC LỤC 68

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2252 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạch định chiến lược phát triển Cảng hàng không Rạch Giá từ năm 2010 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thu của khách hàng 1,4 13,2 67,5 11,8 842,85 54,3 411,4 Phải thu khác 21,3 1,1 0 (20,2) (94,83) (1,1) (100) Tài sản ngắn hạn 33,4 30,7 12,6 (2,7) (8,08) (18,1) (58,95) Tổng tài sản 636,2 673,2 886,0 37,0 5,81 212,8 31,61 (Nguồn: Phòng kế toán) Qua bảng số liệu có thể nhận thấy cơ cấu tài sản tăng cao vào năm 2009, chủ yếu tăng là do các khoản phải thu của khách hàng ( chiếm 411,4 % ). Trong khi đó các khoản phải thu khác và tài sản ngắn hạn của VKG lại giảm. Điều này có nghĩa là hoạt động kinh doanh của VKG rất bất ổn. tài sản thu được hằng năm chủ yếu dựa vào khoản tiền mặt và phải thu của khách hàng. Các khoản thu này sẽ thay đổi tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh và biến động của thị trường. Tổng tài sản mặc dù có tăng nhưng tiềm tàng nhiều rủi ro mang đến bất lợi cho doanh nghiệp. vì thế VKG cần củng cố tổng tài sản theo các chỉ tiêu khác bền vững hơn cho một quá trình phát triển lâu dài Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn của Cảng hàng không Rạch Giá từ năm 2007-2009 Khoản mục Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Phải trả cho người bán - 3,4 - 3,4 100 (3,4) (100) Người mua trả tiền trước - 30,1 - 30,1 100 (30,1) (100) Thuế và các khoản phải nộp NN - 1,6 - 1,6 100 (1,6) (100) Phải trả CNV - 196,7 291,6 196,6 100 94,9 48,25 Phải trả nội bộ 304,0 246,3 539,6 (57,7) (18,98) 293,3 119,08 Phải trả khác 332,2 195,1 54,8 (137,0) (41,25) (140,3) (71,91) Tổng nguồn vốn 636,2 673,2 886,0 37,0 5,81 212,8 31,61 ĐVT : triệu đồng (Nguồn: Phòng kế toán) Trong cơ cấu tổng nguồn vốn của Cảng hàng không Rạch giá thì khoản mục phải trả nội bộ chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng đều qua các năm. Do vốn hoạt động chủ yếu của VKG được cung cấp bởi Tổng công ty hàng không Miền nam, nên khoản mục phải trả nội bộ phát sinh chủ yếu. Khoản phải trả nội bộ tăng lên đều qua các năm, năm 2009 tăng 119,08% so với năm 2008, trong khi năm 2008 thì khoản mục này lại giảm xuống so với năm 2007 ( tỷ lệ là 18,98%). Nhìn chung tổng tài sản và tổng nguồn vốn của VKG đều tăng trong giai đoạn năm 2007-2009, điều này cho thấy hoạt động của cảng hàng không Rạch giá đang được mở rộng và phát triển. 3.5 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3.5.1 Hoạt động marketing Hoạt động marketing của VKG còn quá đơn điệu. trong suốt quá trình phát triển chỉ có chính sách khuyến mại, giảm giá. Lợi nhuận không có khiến cho các nhà lãnh đạo quyên rằng hoạt động marketing tốt sẽ mang lại doanh thu to lớn. Chương trình khuyến mãi giảm giá cũng tương đối khó có thể đạt được. Để có thể mua được vé giảm khách hàng phải đăng kí đặt vé trước khoảng một tháng, vé có thể sẽ giảm 10% hoặc đôi khi là 20% đến 30%. Hoạt động này luôn được thực hiện trong suốt cả năm. Nhưng đến giai đoạn lễ hay tết thì việc mua được vé giảm là điều khá khó khăn. Các dịch vụ quảng cáo cũng không phát triển. Chi phí quảng cáo cao, thêm vào đó VKG lại chỉ là một sân bay nhỏ nên hệ thống quảng cáo cũng không thể lớn mạnh. Quan sát thực tế có thể thấy được chỉ có một số quảng cáo của một vài khách sạn lớn. Hoạt động marketing đơn điệu khiến cho hoạt động kinh doanh của VKG cũng đơn điệu. Do đó không thể thu hút khách hàng. Chiến lược sắp tới chủ yếu nên tác động vào các hoạt động marketing để nâng cao thị trường hoạt động của VKG, đa dạng hóa khách hàng, đa dạng hóa dịch vụ và thúc đẩy VKG có hoạt động kinh doanh tốt hơn. 3.5.2 Cung cấp các loại hình dịch vụ Đại lý và hệ thống đặt chỗ hàng không Suất ăn Thời tiết Bán và marketing Những quy tắc an toàn bay Chuyển hành lý vào Quá trình tiếp theo Xuống máy bay và nhận hành lý Quá trình bay Thủ tục vé và hành lý Kiểm tra an ninh Lên máy bay Dịch vụ trong khi bay Hạ cánh Khách hàng quay lại Hình 6: Hệ thống phân phát dịch vụ trong vận chuyển hàng không Bảng 4: Bảng đánh giá các hoạt động dịch vụ trong vận chuyển hàng không Yếu tố môi trường bên trong Tầm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1. Bán vé và marketing 0.4 4 0.16 2. Thủ tục vé và hành lí 0.10 3 0.3 3. Kiểm tra an ninh 0.2 4 0.8 4. Dịch vụ trong khi bay 0.2 3 0.6 5.Đại lí và hệ thống đặt chỗ hàng không 0.05 2 0.1 6.Nhận hành lí 0.05 1 0.05 Tổng số điểm : 1 2,01 (Nguồn: Tham khảo ý kiến chuyên gia) Vận tải bằng đường hàng không là một ngành đòi hỏi những yêu cầu về dịch vụ cao nhất, phục vụ tốt nhất. + Yếu tố (1) là quan trọng nhất, có số điểm là 0.4. vì hoạt động marketing cho khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của công ty để thu hút khách hàng, giới thiệu sản phẩm. VKG thu nhập chủ yếu từ việc bán vé và cung cấp dịch vụ. do đó marketing là điều quan trọng, ảnh hưởng đến doanh thu và uy tín của doanh nghiệp. bộ phận này có thể làm tăng lợi nhuận một cách nhanh chóng với sự nhiệt tình và khéo léo của nhân viên, nhưng cũng có thể làm mất khách hàng và giảm doanh thu cũng rất nhanh. + Yếu tố quan trọng thứ 2 là yếu tố (3). Tầng lớp sử dụng loại hình vận chuyển hàng không chủ yếu là trí thức, doanh nhân và người dân có thu nhập cao. Vì thế vấn đề an ninh trong khi vận chuyển là yếu tố được quan tâm nhất. Họ luôn mong muốn được an toàn và đảm bảo cả về vật chất và tính mạng. + Yếu tố (4) là yếu tố quan trọng thứ 3, có số điểm là 0,2. giá vé khi vận chuyển hàng không tương đối cao nên khi người dân chấp nhận chi trả thì họ cũng sẽ yêu cầu những dịch vụ tốt nhất, thoải mái nhất. cảng hàng không nói chung và VKG nói riêng hoạt động kinh doanh chủ yếu là cung cấp dịch vụ. do đó sự hài lòng của khách hàng là yếu tố hàng đầu. + Yếu tố (2), quan trọng thứ 4, có số điểm là 0,1. thủ tục vé và hành lí cần phải nhanh chóng và chuyên nghiệp. không khách nào nào chấp nhận một loại hình dịch vụ chậm chạp. đặc biệt đối với hàng không là “nhanh chóng_an toàn”, do đó thời gian và tác phong làm việc chuyên nghiệp là rất quan trọng. điều đó sẽ tạo được ấn tượng tốt đẹp, giữ chân khách hàng và tạo được nhiều ấn tượng tốt hơn trong ngành dịch vụ tương đối khắt khe này. + Yếu tố (6), quan trọng thứ 5, có số điểm là 0,05. nhận hành lí là thủ tục cuối cùng phải làm của một hành khách. Điều quan trọng ở đây là hành lí có được bảo quản tốt hay không? Khâu nhận hành lí sẽ tác động đến đánh giá cuối cùng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ. để có được ấn tượng tốt đẹp đòi hỏi doanh nghiệp và các nhân viên phải phối hợp chặt chẽ, làm việc có hiệu quả từ khâu đầu tiên cho đến cuối cùng trong suốt quá trình sử dụng. + Yếu tố (5), yếu tố có số điểm 0,05. yếu tố này không ảnh hưởng nhiều lắm đến quá trình sử dụng dịch vụ tại cảng, nhưng một khách hàng có thể sử dụng dịch vụ này một cách dễ dàng hay không thì phụ thuộc nhiều vào nó. Khách hàng có thể sẽ cảm thấy chán nản nếu như quá trình đặt vé quá phức tạp, quá khó khăn. Nó làm giảm quyết tâm sử dụng dịch vụ. đôi khi trong một vài trường hợp khách hàng có vấn đề cấp thiết cần sử dụng dịch vụ thì khi có quá nhiều quá trình thực hiện sẽ khiến cho khách hàng sử dụng loại hình dịch vụ thay thế khác. Qua bảng phân tích trên, tổng số điểm cảng hàng không Rạch Giá nhận được là 2,01. Có thể kết luận được là VKG mạnh các yếu tố bên trong doanh nghiệp. Do đó cần củng cố các yếu tố bên trong, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, củng cố chuyên môn, mở các lớp tập huấn cho nhân viên các cấp, có các chế độ ưu đãi, thưởng cuối kì hoặc hoa hồng cho sự cố gắng của nhân viên….các nhân tố trên sẽ tác động đên doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển hơn. 3.5.3 Quản trị nguồn nhân lực Nhân lực là yếu tố rất quan trọng đối với bất kì một doanh nghiệp nào. Sự tồn tại và phát triển của nguồn nhần lực luôn song hành cùng sự tồn tại và phát triển cuả doanh nghiệp. Vì lẽ đó, mỗi doanh nghiệp có một cách tuyển dụng, một cách chiêu mộ nhân tài riêng, đồng thời với điều đó là hình thức trả lương, thưởng và hoa hồng hằng năm, nhằm thúc đẩy sự cạnh tranh và phát triển của mỗi cá nhân, kết quả của sự phát triển đó là giúp cho doanh nghiệp phát triển ngày càng bền vững hơn. Sau đây là bảng thống kê tình hình sử dụng nguồn nhân lực tại VKG. VKG tuyển dụng dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp bằng cách sử dụng tiếng Anh giao tiếp, kiểm tra trình độ thông qua những bài kiểm tra chuyên ngành. Bảng 5 : Cơ cấu nhân sự của VKG Trình độ Số lượng (Người) Tỉ lệ (%) Đại học 14 40 Trung cấp 3 8,58 Công nhân kĩ thuật 17 48,57 Lao động phổ thông 1 2,85 Tổng 35 100 Nhận xét : theo bảng thống kê cơ cấu nhân sự của VKG cho thấy. Số nhân viên có trình độ đại học chiếm chưa đến 50% trong tổng số nhân viên (chiếm 40%). Trong khi nhân sự chủ yếu của VKG là công nhân kỹ thuật, trình độ thấp, chiếm 48,57%. Số còn lại là nhân viên có trình độ trung cấp. Chưa có nhân viên có trình độ sau đại học, điều này cho thấy cơ cấu nhân sự của VKG có trình độ trung bình chưa cao. * Điểm mạnh 1. VKG có nguồn cung cấp vốn vững mạnh. 2. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ cao 3. Môi trường làm việc tốt, thân thiện và phù hợp cho nhân viên phát triển 4. Chính sách tiền lương, thưởng hợp lí, khuyến khích nhân viên cạnh tranh 5. Doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. * Điểm yếu 6. VKG thiếu bộ phận marketing nên lĩnh vực quảng cáo, chiêu thị chưa được tập trung và phát triển mạnh mẽ. 7. VKG chưa thu hút được khách hàng ở nhiều tầng lớp khác nhau. 8. Hoạt động kinh doanh còn đơn điệu chưa tạo ra được sự khác biệt, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư. 9. Trình độ của nhân viên và của người quản lí chưa có sự khác biệt rõ rệt. 10. Giá vé còn quá cao so với nhu cầu bình quân của mọi người dân. Từ những điểm mạnh, điểm yếu trên ta hình thành ma trận IFE: + Yếu tố (2) được đánh giá ở mức điểm cao nhất 0,23 điểm. một doanh nghiệp có phát triển hay không, hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không phần lớn là do trình độ của nhân viên, cộng với sự nhiệt tình, yêu thích công, đoàn kết cùng các nhân viên khác để đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp. đây là bộ phận mà luôn luôn cần được nâng cao và củng cố về mặt chuyên môn cũng như kinh nghiệm. vì thế yếu tố này được đánh giá là quan trọng nhất. + Yếu tố (3) được đánh giá là quan trọng thứ hai vì doanh nghiệp chỉ phát triển được tốt trong một môi trường tốt. môi trường làm việc tốt giúp nhân viên có cơ hội cạnh tranh, phát triển nhằm thúc đẩy cho sự phát triển chung của doanh nghiệp. yếu tố này được đánh giá 0,15 điểm. + Yếu tố (6) được đánh giá 0,12 điểm. vì một doanh nghiệp dù hoạt động có tốt đến đâu mà không thu hút được ngày càng nhiều số lượng khách hàng, không để lại ấn tượng đối với những ai đã từng sử dụng hay mới nghe nhắc đến, là một doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Vì thế marketing cho doanh nghiệp, cho những sản phẩm, dịch vụ là điều quan trọng và cần thiết. + Yếu tố (9) có số điểm là 0,1. quản lí giúp doanh nghiệp phát triển nhanh và đúng hướng. Bên cạnh sự cố gắng của nhân viên thì quản lí có vai trò quan trọng, kiểm soát và hoàn thiện mọi quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. + Yếu tố (7) được đánh giá quan trọng thứ 5, có số điểm là 0,09. VKG chưa thu hút được khách hàng ở nhiều tầng lớp khác nhau vì chưa có những chính sách phát triển hợp lí và đồng bộ. để tăng lợi nhuận thì doanh nghiệp cần một số lượng khách hàng nhiều hơn và đa dạng hơn. Nhiều thành phần sẽ đưa ra những chính sách phát triển khác nhau, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. +Yếu tố(8) được xếp ở vị trí thứ 6 với số điểm là 0,08. khách hàng là nhân tố không thể thiếu cho sự phát triển của doanh nghiệp, do đó thu hút khách hàng là vấn đề quan trọng. cần thu hút nhiều khách hàng nhưng vẫn duy trì chế độ ưu đãi, các dịch vụ tốt với khách hàng tiềm năng. Yếu tố này sẽ được cải thiện nhanh chóng, do đó được xếp ở vị trí thứ 6. + Yếu tố (10) có số điểm là 0,065. vì yếu tố này tác động trực tiếp đến nhu cầu sử dụng của khách hàng. Và tác động lớn đến việc khách hàng có quay lại sử dụng dịch vụ nữa hay không. VKG cần nắm bắt thu nhập bình quân của người dân để có giá bán phù hợp với nhu cầu phát triển của cảng, vừa phù hợp với thu nhập của mỗi người dân với nhiều tầng lớp khác nhau. + Yếu tố (1) được đánh giá là 0.06 điểm. nguồn vốn là nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp. nó quan trọng nhưng chỉ là điều kiện cần, doanh nghiệp phát triển hay không là do sự cố gắng và nỗ lực của nhân viên, yếu tố vốn chỉ là nhân tố thúc đẩy và củng cố thêm cho sự vững chắc của doanh nghiệp. + Yếu tố (4) có số điểm là 0,08. chính sách lương và thưởng tác động trực tiếp đến nhân viên, thúc đẩy nhân viên cạnh tranh và phát triển. yếu tố này quan trọng và cũng cần thiết, nhưng một nhân viên tận tụy với công việc thì sự yêu thích công việc và tính chất của công việc có thể sẽ quan trọng hơn. Vì thế điều này được xếp ở vị trí thứ 9. + Yếu tố (5) được xếp ở vị trí cuối cùng, vị trí thứ 10 có số điểm là 0,025. môi trường hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng đến các chính sách kinh doanh của doanh nghiệp. với VKG thì được sự hỗ trợ từ SAC nên có một hệ thống cơ sở hạ tầng tốt hơn. Từ những phân tích trên ta sẽ lập ra ma trận các yếu tố nội bộ (IFE) của cảng hàng không Rạch Giá như sau : Bảng 6 : Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) Yếu tố nội bộ chủ yếu Tầm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Điểm mạnh 1. VKG có nguồn cung cấp vốn vững mạnh. 0,06 3 0,18 2. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ cao 0,23 4 0,92 3. Môi trường làm việc tốt, thân thiện và phù hợp cho nhân viên phát triển 0,15 4 0,6 4. Chính sách tiền lương, thưởng hợp lí, khuyến khích nhân viên cạnh tranh 0,08 2 0,16 5. Doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng cao phục vụ khách hàng tốt nhất 0,025 2 0,05 Điểm yếu 6. VKG thiếu bộ phận marketing nên lĩnh vực quảng cáo, chiêu thị chưa được tập trung và phát triển mạnh mẽ. 0,12 1 0,12 7. VKG chưa thu hút được khách hàng ở nhiều tầng lớp khác nhau. 0,09 2 0,18 8. Hoạt động kinh doanh còn đơn điệu chưa tạo ra được sự khác biệt, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư. 0,08 2 0,16 9. Trình độ của nhân viên và của người quản lí chưa có sự khác biệt rõ rệt. 0,1 4 0,4 10. Giá vé còn quá cao so với nhu cầu bình quân của mọi người dân. 0,065 3 0,195 Tổng số điểm 1,00 2,8 (Nguồn : tham khảo ý kiến chuyên gia) Nhận xét : với số điểm 2,8 thì VKG mạnh về các yếu tố bên trong doanh nghiệp. Cần phát triển các yếu tố nội bộ, củng cố từ bên trong mới có thể phát triển mạnh bên ngoài. CHƯƠNG 4 ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CẢNG HÀNG KHÔNG RẠCH GIÁ 4.1 MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP TRONG NGÀNH 4.1.1 Khách hàng Khách hàng có vai trò rất quan trọng trong ngành hàng không. Khách hàng đối với ngành hàng không rất đa dạng, nhiều thành phần, phải kể đến trước tiên là các doanh nhân, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, khách du lịch trong nước, khách du lịch nước ngoài hiện tại cũng rất phổ biến đối với hàng không nước ta. Nhận biết được điều đó nên VKG đã tiếp xúc với khách hàng rất tận tình chu đáo và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất với những dịch vụ mới nhất và tốt nhất. Sau đây là bảng thống kê số lượng hành khách qua từng năm. Bảng 7: Bảng tổng hợp hành khách ở các chuyến bay đi từ VKG Đvt: Người Hành khách Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Mức % Mức % Khách nội địa 35.931 33.198 31.247 (2.733) (7,6) (1.951) (5,9) Khách nước ngoài 4.735 5.144 4.796 409 8,6 (348) (6,8) Tổng 40.666 38.342 36.043 (2.324) (5,7) (2.299) (6,0) ( Nguồn: Phòng phục vụ khách hàng) Qua bảng số liệu ta có thể thấy được số lượng hành khách bay đi từ VKG giảm qua các năm (2007-2009), mặc dù có biến động lên của hành khách là người nước ngoài trong năm 2008. Cụ thể: năm 2008, tổng hành khách đã giảm 2.345 người ( giảm 5,7%) so với năm 2007. Sự giảm sút về doanh số khách hàng như thế là thực trạng chung của các ngành nghề trong nền kinh tế suy thoái hôm nay, nhất là đối với ngành dịch vụ như hàng không. Trong đó, năm 2008 so với 2007, lượng khách nội địa giảm 2.733 người (giảm 7,6%), tuy nhiên khách nước ngoài lại tăng lên 409 người ( tăng 8,6%). năm 2009 so với 2008 giảm 1.951 người ( giảm 5,9%), đồng thời khách nước ngoài cũng giảm 348 người (giảm 6,8%). Bảng 8: Bảng tổng hợp hành khách các chuyến bay đến VKG Đvt : Người Hành khách Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Mức % Mức % Khách nội địa 30.688 28.343 32.284 (2.345) (7,6) 3.941 13,9 Khách quốc tế 6.661 7.302 5.012 (641) (9,6) (2.290) (31,4) Tổng số 37.349 35.645 37.296 (1.704) (4,6) 1.651 4,6 ( Nguồn: Phòng phục vụ khách hàng) Lợi nhuận của VKG thu được một phần nhận được từ số lượng khách hàng trên các chuyến bay đến tại VKG. Qua bảng số liệu ta có thể thấy, số lượng hành khách giảm trong năm 2008, sau đó tăng trở lại vào năm 2009. Cụ thể là năm 2008 so với năm 2007, khách trong nước giảm 2.345 người (giảm 7,6%), khách nước ngoài cũng giảm 641 người ( giảm 9,6%). Năm 2009 so với năm 2008 số lượng hành khách đã tăng lên 3.941 người (tăng 13,9%) đối với khách nội địa, nhưng cùng năm đó tỉ lệ khách nước ngoài đến VKG lại giảm 2.290 người (giảm 31,4%). Những biến cố của nền kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của VKG. Tính chung cho cả các chuyến bay đi và bay đến tại VKG, năm 2007 đến 2008 doanh thu có chiều hướng đi xuống vì những tác động bất lợi từ nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Doanh số bán vé và lợi nhuận thu được từ những chuyến bay đến trong năm 2009 đã khẳng định VKG đang dần hồi phục và phát triển. 4.1.2 Đối thủ cạnh tranh hiện tại Vì tính chất riêng biệt của cảng hàng không nên đối thủ cạch tranh không nằm cùng một tỉnh mà là các cảng hàng không của các tỉnh khác nhau. Hiện tại đề tài chỉ xét đến các cảng hàng không trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Khu vực đồng bằng Sông Cửu long gồm có 13 tỉnh thành với 3 cảng hàng không đó là: cảng hàng không Trà Nóc, cảng hàng không Cà Mau, cảng hàng không Phú Quốc. a. Cảng hàng không Cần Thơ_ tỉnh Cần Thơ hoạt động như một sân bay nội địa được 2 năm. Nhưng cảng đã phát triển không ngừng và là đối thủ cạnh tranh gay gắt nhất với VKG. Hiện tại, cảng phục vụ 2 tuyến bay đi và bay đến giữa Cần Thơ và Hà Nội, Cần Thơ và Phú Quốc. đặc biệt chuyến bay từ Cần Thơ đi Phú Quốc chỉ mới hoạt động được 2 tháng nhưng đã có tác động khá lớn đến VKG. Số lượng hành khách đi Phú Quốc từ VKG giảm xuống rõ rệt, năm 2007 số khách đi PQC từ VKG là 22119, năm 2008 là 17155, năm 2009 là 15353. b. Cảng hàng không Phú Quốc(PQC)_ tỉnh Kiên Giang hoạt động từ năm là một sân bay nội địa, với các chuyến bay đi và bay đến giữa Phú Quốc và Rạch Giá, Phú Quốc và Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại PQC đang xây mới nhà ga để chuẩn bị cho những chuyến bay quốc tế. c. Cảng hàng không Cà Mau (CMA)_ tỉnh Cà Mau là một sân bay nội địa và chỉ phục vụ các chuyến bay đi và bay đến giữa Cà Mau và Tp Hồ Chí Minh. Hoạt động của Cảng hàng không Cà Mau không ảnh hưởng nhiều đến VKG vì nhu cầu sử dụng của người dân từ 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang là không ảnh hưởng đến nhau. 4.1.3 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Việt Nam hội nhập WTO đã tạo điều kiện cho sự tham gia của nền kinh tế các nước trong khu vực. Vận tải hàng không là một ngành tiềm năng có nhiều sự cạnh tranh sắp tới. Các cảng hàng không trong nước thì ồ ạt chuyển đổi cơ cấu, nâng cấp cơ sở và nâng cấp hoạt động kinh doanh. Cụ thể như là sữa chữa cơ sở hạ tầng, tăng tầng số các chuyến bay đi và bay đến, mở rộng thị trường thu hút khách hàng. Điều đó là nguy cơ tìm ẩn cho các cảng hàng không nhỏ nói chung và VKG nói riêng. Bảng 9: Ma trận hình ảnh cạnh tranh STT Các yếu tố tác động Mức độ quan trọng CHK Rạch Giá CHK Cần Thơ CHK Phú Quốc CHK Cà Mau Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng 1 Trình độ nhân sự 0,1 3 0,3 3 0,3 3 0,3 3 0,3 2 Mạng lưới hoạt động 0,05 3 1,5 4 2 4 2 3 1,5 3 Cơ sở hạ tầng 0,05 4 2 3 1,5 4 2 3 1,5 4 Năng lực phục vụ 0,1 3 0,3 4 0,4 3 0,3 3 0,3 5 Dịch vụ hậu mãi 0,23 2 0,46 3 0,69 3 0,69 3 0,69 6 Chăm sóc khách hàng 0,15 2 0,2 3 0,45 3 0,45 2 0,2 7 Giá vé ưu đãi 0,37 2 0,74 4 1,48 2 0,74 1 0,37 Tổng 1,00 5,4 6,82 6,48 4,86 ( Nguồn : tham khảo ý kiến chuyên gia ) Với số điểm là 6,82 thì cảng hàng không Cần Thơ là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ nhất đối với VKG. 4.1.4 Sản phẩm thay thế Hàng không là một phương tiện giao thông nhanh, tiện lợi và an toàn nhất. tuy nhiên mỗi người không chỉ sử dụng hàng không làm phương tiện đi lại, ngoài ra còn có các loại hình xe dịch vụ cao cấp, hoặc tàu lửa, hoặc tàu thủy. Mức sống của người dân ở ĐBSCL ngày càng được cải thiện và phát triển nhiều hơn. Điều đó cho thấy họ sẽ lựa chọn những dịch vụ tốt hơn cho cuộc sống của mình. Về phương tiện giao thông thì tàu bay là loại phương tiện nhanh chóng, an toàn và thoải mái nhất, đối tượng khách hàng chủ yếu là doanh nhân thành đạt và người dân có mức thu nhập cao. Hàng không mang đến độ thỏa dụng cao nhất về vấn đề thời gian, an ninh an toàn và phục vụ chu đáo mà những loại hình dịch vụ khác không thể có được. 4.1.5 Nhà cung cấp Nhà cung cấp cho các cảng hàng không Rạch Giá là Tổng công ty vận tải Việt Nam ( Việt Nam airline), cung cấp vốn cho VKG và thu lợi nhuận từ việc bán vé tại VKG. Và xí nghiệp thương mại dầu khí hàng không miền nam ( VINAPCO) + Cung Cấp Vật Tư Thiết Bị. Cơ sở hạ tầng tại VKG được cung cấp bởi Cụm cảng hàng không miền nam, Việt Nam airline chịu trách nhiệm cung cấp và bảo trì cơ sở hạ tầng. nguồn nhiên liệu xăng dầu được cung cấp bởi VINAPCO, xăng dầu được chuyển đến cảng hàng không sau đó kho xăng dầu miền nam chịu trách nhiệm bảo quản và phân phối sử dụng. Các kho chứa nhiên liệu hàng không tại các sân bay Quốc tế và Quốc nội được quản lý bởi các Xí nghiệp Xăng dầu Hàng không. Công ty đang sở hữu hệ thống kho ở cả 3 Sân bay quốc tế Nội bài, Đà nẵng, Tân Sơn Nhất.  Các kho sân bay có các bồn chứa và hệ thống công nghệ đảm bảo các yêu cầu theo quy định của Hiệp hội các nhà cung ứng nhiên liệu Hàng không (JIG). Kho chứa thường xuyên được nâng cấp về các thiết bị của bồn chứa và nâng cao khả  năng tồn  chứa  nhiên liệu. + Cung Cấp Tài Chính Nguồn vốn chủ yếu VKG nhận được là từ Việt Nam airline, VKG hoạt động kinh doanh như một chi nhánh của Việt Nam airline. Cung cấp vốn kinh doanh và thu lợi nhuận từ doanh số bán vé. VKG được hưởng hoa hồng trên doanh số vé được bán ra. + Cung Cấp Nhân Lực Bảng 10: Cơ cấu lao động đồng bằng sông cửu long Chỉ Tiêu ĐVT ĐBSCL Cả Nước Dân số Triệu người 17,4 86 Lao động đã qua đào tạo % 16,75 25,4 Lao động chưa qua đào tạo % 83,25 74,6 (Nguồn niên giám thống kê dân số ĐBSCL năm 2008) Đồng bằng sông cửu long với dân số trên 17 triệu người, lực lượng lao động dồi dào (chiếm 20,2% dân số cả nước) tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 83,25%, thấp hơn tỉ lệ chung của cả nước (74.6%). Với tỉ lệ này đồng bằng sông cửu long xếp thứ 7/8 vùng của cả nước có rất nhiều lao động chưa qua đào tạo. Hiện tại, đồng bằng sông cửu long chỉ có 20% lao động công nghiệp có trình độ tay nghề cao, 17% lao động có tay nghề đang trực tiếp sản xuất. có thể thấy rõ cơ cấu lao động chưa hợp lí, tỉ lệ giữa thầy và thợ chêh lệch khá nhiều. Bên cạnh đó, các chỉ số về giáo dục đào tạo-dạy nghề đều thấp hơn so với bình quân chung cả nước. Tuy nhiên ngân sách của nhà nước cung cấp cho ngành giáo dục đào tạo tại ĐBSCL lại thấp hơn so với cả nước. mặc dù ĐBSCL có số lượng lớn các trường đại học, trường trung cấp, trường dân lập hay các trung tâm dạy nghề, nhưng chất lượng đào tạo và cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa hợp lí, không phù hợp với thị trường lao động và không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. ngày nay, số lượng sinh viên học kinh tế ngày càng tăng, giới trẻ đã và đang bắt nhịp với xã hội, với sự hội nhập của nền kinh tế. Tương lai sắp tới sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển ngày càng cao của doanh nghiệp nói riêng và của xã hội nói chung. Chất lượng giáo dục cũng được cải thiện, gắn liền với thực tế và phù hợp với môi trường kinh tế ĐBSCL. Nói tóm lại, việc củng cố chuyên môn là vấn đề quan trọng nhất, đó là điều kiện cần cho sự thành công của doanh nghiệp, sự phát triển của xã hội và đất nước. 4.2 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 4.2.1 Ảnh hưởng của nền kinh tế + Chỉ số giá tiêu dùng Số liệu Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 12 đạt mức tăng cao nhất trong năm (1,38%). Tính chung cho cả năm, CPI bình quân tăng 6,88%, đạt mục tiêu mà Chính phủ đề ra. + Tốc độ tăng trưởng Trong năm 2006 và năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, GDP năm 2007 đạt 8.48%, nhưng sang năm 2008 GDP chỉ còn 6,23%. Năm 2007 được xem là năm mà nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng toàn diện. cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển theo hướng tích cực. So với năm 2006, tỷ trọng của ngành nông lâm ngư nghiệp giảm, nhưng tỷ trọng ngành dịch vụ tăng lên. Giá trị tăng của ngành dịch vụ cao hơn mức tăng GDP và cao hơn mức tăng so với cùng kỳ năm 2006. Điều này đã góp phần cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Các ngành dịch vụ có giá trị ca

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoạch định chiến lược phát triển Cảng hàng không Rạch Giá từ năm 2010 đến năm 2015.doc
Tài liệu liên quan