Đề tài Hoạch định ngân sách năm 2005 tại Công ty TNHH thương mại và xây dựng Tân Thịnh

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH VÀ HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH DOANH NGHIỆP 3

1.1 Tổng quan về ngân sách doanh nghiệp 3

1.1.1 Lý luận chung về ngân sách doanh nghiệp 3

1.1.2 Chức năng của ngân sách 4

1.2 Hoạch định ngân sách 5

1.2.1 Khái niệm về hoạch định ngân sách 5

1.2.2 Tác dụng của hoạch định ngân sách 5

1.3 Nội dung của hoạch định ngân sách 8

1.3.1 Đối tượng tham giá hoạch định ngân sách 8

1.3.2 Quá trình hoạch định ngân sách 10

1.3.3 Nội dung của hoạch định ngân sách 13

PHẦN 2: PHÂN TÍCH CÔNG TÁC THỰC HIỆN NGÂN SÁCH TẠI CÔNG TY TNHH TM VÀ XD TÂN THỊNH 20

2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH TM và XD Tân Thịnh 20

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH TM và XD Tân Thịnh 20

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH TM và XD Tân Thịnh 21

2.1.3 Đặc điểm tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty 22

2.2 Phân tích tình hình thực hiện ngân sách Công ty TNHH TM và XD Tân Thịnh 27

2.2.1 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 29

2.2.2 Nguồn vốn 39

PHẦN 3: HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH NĂM 2005 CHO CÔNG TY TNHH TM VÀ XD TÂN THỊNH 43

3.1 Thu thập các thông tin liên quan 43

3.2. Lập ngân sách năm 2005 51

3.2.1. Ngân sách doanh thu 51

3.2.2. Ngân sách chi phí sản xuất 56

3.2.3. Ngân sách chi phí quản lý, bán hàng và chi phí tài chính 66

3.2.4. Các báo cáo tài chính dự toán 68

KẾT LUẬN 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạch định ngân sách năm 2005 tại Công ty TNHH thương mại và xây dựng Tân Thịnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩm hàng hoá của công ty. Lập kế hoạch quảng các theo chương trình ngắn hạn, dài hạn, chương trình nội tỉnh, ngoại tỉnh trình giám đốc duyệt, hàng tháng có báo cáo kết quả, phân tích tình hình thị trường, đề xuất các biện pháp khắc phục kịp thời. Nghiên cứu đề xuất hình thức khuyến mại với khách hàng. 2.1.3.2 Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh Công ty TNHH Thương Mại và Xây dựng Tân Thịnh là chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực hoàn thiện các công trình xây dựng bằng các sản phẩm đồ gỗ. Vật liệu xây dựng được cung cấp bởi nhà sản xuất đồ gỗ hàng đầu thế giới PERGO của Thụy Điển. Hoạt động xây dựng của công ty được tiến hành theo mùa vụ, hoạt động mạnh từ quý 3 khi nhu cầu xây dựng và tu sửa các công trình nhà ở trên thị trường tăng cao. Trong các quý 1 và 2 công ty chủ yếu thực hiện các công trình dở dang đang trong quá trình hoàn thiện. Bên cạnh đó công ty đã ký hợp đồng dài hạn với các công ty xây dựng lớn như: Vinaconex, tổng công ty xây dựng Sông Đà… Do đặc điểm, tính chất xây dựng mà công ty thực hiện là phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau nên ảnh hưởng đến nguyên tắc hình thành các bộ phận sản xuất. Một người công nhân có thể làm được tất cả các công đoạn. tuy nhiên này ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ và chất lượng công trình, do đó từng công đoạn được phân cho một nhóm người lao động làm. Khi được chuyên môn hoá như vậy, chất lượng của công việc sẽ cao hơn vì người công nhân chỉ phải thực hiện một công đoạn, làm nhiều thì tay nghề sẽ nâng cao hơn. Mặt khác, công ty luôn có chiến lược đào tạo công nhân nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín của công ty trên thị trường. Việc lắp ráp, thi công công trình được thực hiện trên cơ sở kết hợp giữa lao động thô sơ kết hợp với các thiết bị máy móc chuyên dụng. Sự kết hợp như vậy nhằm nâng cao tiến độ, chất lượng, đồng thời vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cho các công trình. Hiện tại công ty có 3 đội xây dựng thường trực: hai đội đóng tại chi nháh phía Bắc và một đôi tại chi nhánh phái Nam. Trong đó đội trưởng và các chuyên viên tư vấn kỹ thuật là nhân viên của công ty, hưởng lương theo chế độ, còn các lao động khác tại các đội chịu sự quản lý của các đội trưởng, hưởng lương theo công trình. Các đội trưởng phải chịu trách nhiệm quản lý lao động của mình hướng theo mục tiêu mà công ty đã đề ra. Trong mỗi đội xây dựng được chia làm 2 cấp: Công nhân xây dựng chính: đảm nhận các khâu quan trọng trong quá trình thi công công trinh: lắp ráp hoàn thiện phần thô, phần tinh. Công nhân xây dựng phụ: Thực hiện các công đoạn phụ như giải phóng mặt bằng xây dựng và xử lý phần nền. Bên cạnh đó còn có một số lao động phụ trợ đảm nhận công việc vận chuyển thiết bị, vật liệu từ kho tới chân công trình. Quá trình thi công của công nhân đều chịu sự giám sát, hướng dẫn chặt chẽ của đội trưởng và các chuyên viên tư vấn công trình. Điều này nhằm tránh khỏi những sai xót kỹ thuật trong quá trình thực hiện, nâng cao được chất lượng cho các công trình, qua đó nâng cao uy tín của công ty đối với khách hàng. Song song với hoạt động xây dựng, công ty còn cung cấp hàng hoá cho khách hàng có nhu cầu. Hàng hoá là các vật liệu xây dựng tạo ra từ gỗ công nghiệp: ván ốp sàn, ván ốp tường, ván ốp trần, cầu thang….và các loại hàng hoá đi kèm: tấm xốp, băng dính, keo dán gỗ. Tuy nhiên thu nhập từ hoạt động thương mại này là không nhiều so với tổng thu nhập của doanh nghiệp. Khách hàng chủ yếu là các công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực, song do yêu cầu của người tiêu dùng cần những sản phẩm đồ gỗ có chất lượng cao. Phân tích tính hình thực hiện ngân sách công ty TNHH Thương Mại và Xây dựng Tân Thịnh. Trong năm 2004, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Tân Thịnh đã có những bước phát triển đáng kể, thị trường không chỉ bó hẹp ở Hà Nội, thành phố HCM mà ngày một mở rộng ra các tỉnh khác. Doanh thu tăng7.53% so với năm 2003 (từ 3546783 nghìn đồng năm 2003 lên 3813941 nghìn đồng năm 2004 ). Tuy nhiên tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm từ 90375 nghìn đồng năm 2003 xuống còn 41.447 nghìn đồng năm 2004 (giảm 54.14% so với năm 2003). Nguyên nhân là do tốc độ gia tăng chi phí lớn hơn tốc độ gia tăng của doanh thu. Trong khi mức tăng chi phí tài chính (69,36%) và chi phí quản lý kinh doanh (1.48%) là phù hợp với mức tăng của doanh thu thì mức tăng giá vốn hàng bán (10.431%) lại nhanh hơn mức tăng doanh thu, bên canh đó công ty còn phát sinh một khoản chi phí bán hàng, tuy chi phí phát sinh mới này là không đáng kể xong nó cũng cho thấy việc quản lý chi phí của công ty chưa đem lại hiệu quả. Doanh thu cao tăng thì đồng nghĩa với việc tài sản của công ty cũng phải tăng lên: doanh thu tăng đồng nghĩa với việc mở rộng quy mô, sản lượng hàng bán tăng song lượng hàng hoá lưu kho cũng sẽ tăng. Hay chi phí của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên.doanh nghiệp cần nhiều tiền mặt hơn để cho các nghiệp vụ kinh doanh này. Biểu 1: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đơn vị: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm nay Năm trước Chênh lệnh Lượng % Doanh thu thuần 3813941 3546783 +267158 +7,53 Giá vốn hàng bán 3077596 2786900 +290696 +10,43 Chi phí bán hàng 1800 +1800 - Chi phí quản lý kinh doanh 658992 649370 +9622 +1,48 Chi phí tài chính 34106 20138 +13968 +69,36 Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh 41447 90375 -48928 -54,14 Lãi khác 4333 4973 -640 -13,78 Lỗ khác - Tổng lợi nhuận kế toán 45780 95348 -49568 -51,99 Các khoản đầu tư tài chính tăng, giảm lợi nhuận 15429 +15429 - Tổng lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp 61209 95348 -34139 -35,8 Thuế thu nhập doanh nghiệp 17139 26697 -9559 -35,8 Lợi nhuận sau thuế 44070 68651 -24580 -35,8 Tỷ suất lợi nhuận gộp/DTT (%) 1.2 2,55 -1,35 - Tỷ suất CPQL/DTT (%) 17,28 18,31 -1,03 - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/DTT (%) 1,61 2,69 -1,08 - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/DTT (%) 1,16 1,94 -0.78 - Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tài sản lưu động bao gồm: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông. tài sản lưu động sản xuát bao gồm các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế…đang trong quá trình dự trữ sản xuất hoặc chế biến. Tài sản lưu động lưu thông bao gồm các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước…trong quá trình sản xuất kinh doanh các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn vận động và chuyển hoá lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách liên tục. Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh vốn lưu động lại thay đổi hình thái biểu hiện, từ hình thái vốn ban đầu chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hoá dự trữ và vốn sản xuất, rồi cuối cùng lại trở lại hình thái vốn tiền tệ. Biểu 2: Bảng cân đối kế toán năm 2004 Tài sản Số đầu năm Số cuối kỳ a.Tslđ và đầu tư ngắn hạn 7747357 60725496 I. Tiền 959918 6454700 1. Tiền mặt tại quỹ 189634 910283.34 2. Tiền gửi ngân hàng 6784 15015.48 3. Tiền đang chuyển 763500 345338.22 II. Các khoản phải thu 800301 549929.64 1. Phải thu của khách hàng 116621 53138530 2. VAT được khấu trừ 196303 221982.92 3. Các khoản phải thu khác 487377 804071.38 IV. Hàng tồn kho 5820009 787744.21 V. Tài sản lưu động khác 167129 787744.21 B. Tscđ và đầu tư dài hạn 432342 966552.77 I. Tài sản cố định 418785 -178808.56 1. Tài sản cố định hữu hình 418785 16327.172 - Nguyên giá 564897 61529568 - Giá trị hao mòn luỹ kế -146112 60725496 V. Chi phí trả trước dài hạn 13557 6454700 Tổng cộng tài sản 8179700 910283.34 Nguồn vốn Số đầu năm Số cuối kỳ Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ % a. nợ phải trả 915010 1545625 +630615 +68,92 I. Nợ ngắn hạn 915010 1545625 +630615 +68,92 Vay ngắn hạn 749113 705842 -43271 -5,78 Phải trả cho người bán 1547 839783 +838236 Thuế và các khoản phải nộp 164350 -164350 II. Nợ dài hạn 0 III. Nợ khác 0 B. nguồn vốn chủ sở hữu 4316813 6634074 +2317261 +53,68 I. Nguồn vốn - Quỹ 4316813 6634074 2317261 +53,68 Nguồn vốn kinh doanh 4253279 6524761 2271482 +53,41 Lợi nhuận chưa phân phối 63533 109314 45781 +72,06 II. Nguồn kinh phí 0 Tổng cộng nguồn vốn 5231823 8179700 2947877 +56,35 Vốn bằng tiền Ngân sách vốn bằng tiền là ngân sách quan trọng cấu thành lên tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp, bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty luôn có nhu cầu dự trữ tiền mặt hay tiền tương đương (các chứng khoán có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt dễ dàng) ở một quy mô nhất định. Nhu cầu dự trữ tiền mặt trong doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu chi trả các khoản chi phí phát sinh trong kỳ hoặc các khoản nợ đến hạn. Một đặc điểm quan trọng trong sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Tân Thịnh: Công ty chủ yếu chi trả các khoản chi phí thông qua quỹ tiền mặt: chi phí bán hàng, trả lương cho công nhân viên, chi phí công cụ dụng cụ, thanh toán các khoản nợ đến hạn, thanh toán tiền thuế cho nhà nước… Ngoài ra, dự trữ tiền mặt còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được và để sẵn sàng sử dụng khi xuất hiện các cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao. Việc xác định lượng vốn vằng tiền dự trữ của công ty dựa trên kinh nghiệm trong các năm trước và đặc thù kinh doanh của công ty. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có tính chất thời vụ, công việc kinh doanh thực sự sôi động chủ yếu rơi vào sáu tháng cuối năm, khi nhu cầu xây dựng, hoàn thiện, cải tạo và nâng cấp công trình xây dựng trên thị trường lớn. Vì vậy, lượng vốn bằng tiền dự trữ đầu năm chủ yếu chi trả cho các khoản nợ đến hạn, lương tháng cho công nhân viên và các chi phí khác phục vụ cho việc quảng bá hình ảnh của công ty trên thị trường. Đầu năm 2005, vốn dự trữ của công ty là 526 triệu đồng, chiếm 10.06% tổng tài sản, 11.19% tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Trong đó tiền mặt tại quỹ chiếm 66.35% tổng vốn bằng tiền, tiền gửi ngân hàng chiếm 33.65%. Với một doanh nghiệp thanh toán các khoản chi phí bằng tiền mặt, do vậy đây là một cơ cấu vốn bằng tiền khá hợp lý, công ty có đủ lượng tiền mặt để chi trả các chi phí đến hạn, đồng thời đảm bảo được lượng tiền tại ngân hàng để có thể mua nguyên vật liệu một cách nhanh nhất, đồng thời tích luỹ tài sản cho các hoạt động khác của công ty. Điều này được thể hiện rõ thông qua các hệ số thanh toán của công ty Hệ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản lưu động – hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán tức thời = Vốn bằng tiền Nợ ngắn hạn Biểu 3: Hệ số thanh toán của Công ty TNHH TM và XD Tân Thịnh Đơn vị: 1000 đồng Chỉ tiêu đầu năm Cuối năm Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ % I.Tslđ và đầu tư ngắn hạn 4698669 7747357 +48668 +4,88 Tiền 526992 959918 +32926 +82,15 Các khoản phải thu 514046 800301 +286255 +55,69 Hàng tồn kho 3558212 5820009 +2261797 +63,57 Tài sản lưu động khác 99419 167129 +67710 +68,11 II. nợ phải trả 915010 1545625 +630615 +68,92 Hệ số thanh toán hiện hành 5.13 5.04 -0,9 Hệ số thanh toán nhanh 1.14 1.14 0 Hệ số thanh toán tức thời (%) 57.59 62.11 +4,52 Với hệ số thanh toán tức thời này có thể nói công ty đang ở trong tình trạng chủ động đối với các khoản nợ của mình đồng thời có thể huy động được một lượng tiền mặt không nhỏ khi cần thiết. So với đầu kỳ, giá trị vốn bằng tiền của công ty tăng lên đáng kể (82.15%) tương ứng với sự tăng lên của tổng tài sản, chiếm 12.39% tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, và chiếm 11.74% tổng tài sản. Tuy nhiên, tiền mặt tại quỹ giảm xuống 51.62% so với đầu năm: Tiền mặt tại quỹ cuối kỳ = Tiền mặt tại quỹ đầu kỳ + Phát sinh tăng trong kỳ - Phát sinh giảm trong kỳ Lượng tiền mặt tại quỹ giảm phản ánh chi trong kỳ lớn hơn thu trong kỳ. Tương tự ta thấy khoản tiền gửi ngân hàng cũng giảm 94.66%, lượng tiền giảm xuống này được đầu tư vào mua sắm nguyên vật liệu do công ty vừa ký được hợp đồng thi công với đối tác Metrol. Thêm vào đó, công ty phát sinh thêm khoản tiền đang chuyển 763 triệu đồng. Đây là khoản tiền chi trả của Vietconex song công ty vẫn chưa nhận được. Như vậy đã có sự luân chuyển vốn từ vốn bằng tiền sang hàng tồn kho, và lượng vốn bằng tiền sụt giảm được bổ sung bằng tiền đang chuyển. Vì vậy, công ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán của mình. Hệ số thanh toán tức thời 62.11% cho thấy mặc dù khả năng thanh toán vẫn được bảo đảm, song nó bắt đầu có dấu hiệu không tốt cho công ty. Hệ số này báo hiệu vốn bằng tiền của công ty đang vượt quá nhu cầu, dẫn đến tình trạng ứ đọng ngân quỹ, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Có thể thấy, việc sử dụng kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh của các năm trước để xác định lượng vốn bằng tiền cho các năm tiếp theo tuy có những ưu điểm nhất định xong nó cũng có những nhược điểm không nhỏ, đó là doanh nghiệp không phân phối đều được vốn bằng tiền cho từng giai đoạn kinh doanh trong kỳ. Điều này khiến doanh nghiệp mất đi những cơ hội đầu tư khác của mình Vốn bằng tiền của Công ty TNHH Thương Mại và Xây dựng Tân Thịnh được lấy từ hai nguồn là: nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay ngắn hạn. Nguồn vốn chủ sở hữu đóng một vai trò quan trọngtrong việc tài trợ cho vốn bằng tiền của công ty, bao gồm nguồn vốn kinh doanh và lợi nhuận giữ lại. Tuy nhiên ta có thể thấy lợi nhuận giữ lại của công ty trong năm nay tuy đã tăng lên đáng kể (lợi nhuận giữ lại: 68 triệu đồng), song khoản lợi nhuận này chỉ chiếm 1.03% nguồn vốn kinh doanh và 0.83% tổng nguồn vốn nên nó chỉ đó ứng một phần nhỏ nhu cầu vốn của công ty, đồng thời thể hiện khả năng sản xuất kinh doanh của công ty bắt đầu có hiệu quả, còn vốn bằng tiền (tiền mặt tại quỹ) của công ty vẫn chủ yếu được tài trợ từ nguồn vốn của chủ doanh nghiệp đầu tư thêm vào sản xuất kinh doanh. Và một phần được tài trợ bằng các khoản nợ ngắn hạn. Các khoản phải thu So với số liệu đầu kỳ, giá trị khoản phải thu cuối kỳ tăng lên 55.69%, sự gia tăng của các khoản phải thu là điều tất yếu của quá trình sản xuất kinh doanh. Việc tăng doanh thu kéo theo các khoản phải thu của doanh nghiệp cũng gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc điểm kinh doanh theo thời vụ của công ty là một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này. Trong các tháng đầu năm, công ty chủ yếu thi công những công trình còn dang dở, hoặc các công trình ký kết hợp đồng với đối tác Vinaconex nếu có. Vì vậy, để khuyến khích khách hàng, công ty thường áp dụng phương thức bán chịu, trả góp (thi công công trình trước, trả tiền sau). Việc áp dụng các hình thức này có thể tạo nên doanh thu cho công ty, xong cũng làm tăng thêm các khoản nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro. Tuy nhiên đến giai đoạn có nhu cầu tiêu thụ lớn, doanh nghiệp khuyến khích tiêu thụ để thu hồi vốn nhanh. Tuy nhiên, trên bảng cân đối kế toán ta thấy, doanh thu trong kỳ tăng lên không dẫn đến các khoản phải thu của khách hàng tăng lên mà trái lại, khoản phải thu của khách hàng lại có xu thế giảm nhẹ (4.92% so với đầu kỳ). Điều này chứng tỏ công tác thu hồi các khoản nợ từ khách hàng của công ty đang hoạt động thực sự có hiệu quả. Thực tế sản xuất kinh doanh cho thấy: đối với các công trình xây dựng nhà ở thì hầu hết khách hàng đến với công ty khi tài chính của họ thực sự vững mạnh, vì vậy các khoản tiền trong hợp đồng thi công đều được khách hàng chi trả ngay sau khi công trình hoàn thiện và được nghiệm thu xong, hoặc chậm nhất là sau 15 ngày kể từ ngày công trình được nghiệm thu. Các khoản phải thu còn tồn đọng chủ yếu từ các công trình ký hợp đồng với Vinaconex và các đối tác xây dựng khác, do công tác nghiệm thu và xử lý tài liệu sau thi công có thời gian kéo dài. Hơn nữa hệ số giữa các khoản phải thu và tổng tài sản ở đầu năm là 9.83% và cuối kỳ là 9.78%, hệ số này tương đối thấp thể hiện công ty sử dụng phương thức bán lẻ trong chính sách thương mại của mình là chủ yếu. Khoản phải thu của công ty tăng lên từ các khoản phải thu khác tăng lên, bao gồm tiền lãi gửi ngân hàng đến thời kỳ thanh toán nhưng công ty chưa nhận, và các khoản thu từ cho vay, cho mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời. Khoản phải thu được sử dụng cùng với vốn bằng tiền nhằm đảm bảo cho khả năng thanh toán nhanh của công ty được ổn định. Số liệu thống kê cho thấy mặc dù các khoản phải trả cuối kỳ tăng lên nhưng khả năng thanh toán nhanh của công ty được giữ ở mức ổn định là 1.14. Có thể nói, vốn bằng tiền và khoản phải thu tăng lên tỷ lệ với mức tăng của các khoản nợ phải trả và các khoản vay ngắn hạn của công ty đang được sử dụng đúng mục đích. 2.2.1.3 Ngân sách hàng tồn kho Tồn kho dự trữ là những tài sản mà công ty lưu giữ để bán và thi công công trình. Tài sản tồn kho dự trữ chủ yếu là nguyên vật liệu, phần còn lại là công cụ dụng cụ và sản phẩm dửo dang. Mục đích của lưu kho dự trữ là đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không bị thiếu hụt, gián đoạn trong quá trình hoạt động. ở đầu kỳ, toàn bộ lượng hàng tồn kho dự trữ là nguyên vật liệu, còn ở cuối kỳ nguyên vật liệu chiếm 99.81% tổng giá trị tồn kho. Nguyên nhân của nó bao gồm, thứ nhất tuy hoạt động trong lĩnh vực xây dựng xong thời gian thi công các công trình của công ty tương đối ngắn, thường là từ 1/2 tháng cho tới một tháng cho một công trình thi công. Chính vì vậy các công trình thi công dở dang hầu hết không có. Thứ hai, đặc thù của ngành xây dựng trang trí, hoàn thiện công trình xây dựng đòi hỏi xây dựng theo phương pháp thủ công là chủ yếu, vì vậy tài sản cố định có giá trị lớn phục vụ cho sản xuất trực tiếp không nhiều, mà phần lớn là công cụ dụng cụ như: cưa, bào… và các loại công dụ dụng cụ này có thể mua được dễ dàng trên thị trường trong nước. Để đảm bảo tránh các khoản chi phí không cần thiết, công cụ dụng cụ chỉ được mua về khi cần và được phân bổ cho các đội thi công ngay trong từng công trình, từng giai đoạn của kỳ kinh doanh. Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ là 3588 triệu đồng, chiếm 68.02% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp và chiếm 75.73% tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung, tồn kho dự trữ thường chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Xong đối với từng ngành khác nhau thì tỷ trọng tồn kho là khác nhau, ngay cả trong cùng một ngành cũng có sự khác nhau ở mỗi công ty. Việc tăng thêm dự trữ hàng tồn kho thường đòi hỏi tăng thêm các chi phí bổ xung như chi phí bảo quản, chi phí bảo hiểm kho hoặc những rủi ro giảm chất lượng nguyên vật liệu. Nhưng mặt khác nó lại làm giảm các chi phí thiệt hại do việc ngừng sản xuất vì thiếu nguyên vật liệu. Vì vậy, việc tăng thêm hay giảm bớt lượng hàng tồn kho cần phải được xem xét kỹ lưỡng, đảm bảo có một lượng hàng dự trữ hợp lý nhất. Tuy nhiên, đối với Công ty TNHH Thương Mại và Xây dựng Tân Thịnh, chi phí bảo hiểm, rủi ro do giảm chất lượng nguyên vật liệu đều được phía nhà cung cấp đảm bảo. vì vậy có thể nói công ty gần như không phải chịu một khoản chi phí nào về quản lý lưu kho, hay có thể nói lượng hàng dự trữ của công ty do chính chủ doanh nghiệp quyết định. Tuy nhiên không vì thế mà có thể lưu kho theo cảm tính, lượng nguyên vật liệu lưu kho quá lớn trong điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh đầu năm không nhiều sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, vòng quay hàng tồn kho lớn, doanh nghiệp có thể sẽ mất đi những cơ hội kinh doanh có lợi nhuận khác. Điều này được thể hiện bằng số liệu xuất kho bán lẻ và lắp đặt công trình nguyên vật liệu trong năm tháng đầu năm là 274 triệu đồng. 3421 Giá trị hàng tồn kho bình quân Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho (5 tháng đầu năm) = = 865 = 0.25 Chỉ số vòng quay hàng tồn kho này so với ngành xây dựng nói chung được coi là tạm chấp nhận, tuy nhiên nếu so với hoạt động xây dựng mang tính cục bộ thì chỉ số này là tương đối thấp, thể hiện việc kinh doanh đầu năm có kết quả không cao, hoạt động kinh doanh đầu năm chỉ có hiệu quả trong 2 tháng đầu năm. Công ty đã đầu tư vào hàng tồn kho cao nhưng chưa đạt được kết quả mong đợi. Tuy nhiên, do chỉ hoạt động trong một lĩnh vực kinh doanh thuần túy, lại không phải chịu những chi phí đáng kể nào trong hoạt động lưu kho, do đó việc dự trữ quá nhiều như vậy cũng không ảnh hưởng nhiều đến chi phí của doanh nghiệp. Trên bảng cân đối kế toán thể hiện rõ giá trị hàng tồn kho của công ty vẫn tiếp tục tăng lên theo giá trị tăng lên của tài sản. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ chiếm 71.16% tổng giá trị tài sản cuối kỳ, tăng 3.14% so với giá trị đầu kỳ. Tuy nhiên giá trị tăng thêm cuối kỳ này là nằm trong kế hoạch của công ty do đầu năm 2005 công ty nhận được một hợp đồng thi công với khách hàng Metro. Nhìn một cách tổng thể, qua việc phân tích tình hình tài sản (tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn) của Công ty TNHH Thương Mại và Xây dựng Tân Thịnh có thể thấy rằng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đang tăng dần theo quy mô của doanh nghiệp. Doanh thu của doanh nghiệp tăng lên dẫn đến các khoản vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho tăng theo nhằm đáp ứng những yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên sự thay đổi này vẫn có những điểm không hợp lý. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên làm cho khả năng thanh toán của công ty có những thay đổi. Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ Khả năng thanh toán hiện hành 5.13 5.01 Khả năng thanh toán nhanh 1.14 1.14 Khả năng thanh toán tức thời 57.59% 62.11% Khả năng thanh toán tức thời tăng lên phản ánh giá trị tiền mặt tại quỹ tăng nhanh hơn nợ ngắn hạn phải trả. Nếu hệ số khả năng thanh toán tức thời đầu năm được xem là hợp lý thì hệ số này cuối kỳ cho thấy có dấu hiệu bất ổn trong khả năng cân bằng giữa các tài sản trong doanh nghiệp. Khả năng thanh toán nhanh được giữ ở mức bình ổn, trên bảng hệ số khả năng thanh toán cho thấy cứ 1 đồng nợ ngắn hạng được đảm bảo bằng 1.4 đồng vốn bằng tiền và các khoản phải thu, nhưng cũng chỉ ra rằng có nhiều tài sản nằm dưới dạng hàng tồn kho khi mà mức chênh lệch giữa khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh lên đến +3.99 vào đầu năm và 3.86 vào cuối năm. Đồng thời cũng thể hiện rằng công ty đã có những cố gắng phân phối hài hòa hơn các loại tài sản của công ty, tuy nhiên những sự thay đổi đó là chưa đáng kể. Điều này được thể hiện rõ mặc dù khoản phải thu của tuy gia tăng nhưng chậm hơn so với các khoản mục khác. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng chậm hơn nợ phải trả, chủ yếu là khoản phải trả cho người bán gia tăng. ở một mức độ nào đó cho thấy công ty đang có sự đầu cơ tích trữ nguyên vật liệu cho kỳ tiếp theo khi thị trường của công ty đang có sự cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là các công ty đến từ Trung Quốc và Pháp, nếu không có sự quản lý một cách hợp lý sẽ khiến công ty phải trả giá. Công ty cần có sự thay đổi nhằm giảm thiểu những chi phí không cần thiết, đồng thời xem xét thị trường kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư để có thể đem đến hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Nguồn vốn Nguồn vốn của một doanh nghiệp phản ánh nguồn hình thành của các loại tài sản đến cuối kỳ hạch toán. Nếu xét từ góc độ hình thành thì tổng nguồn vốn trong doanh nghiệp được chia thành hai loại: Vốn chủ sở hữu và các khoản nợ. Vốn chủ sở hữu của công ty là số vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, bao gồm nguồn vốn kinh doanh và một số nguồn khác: lợi nhuận chưa phân phối, dự trữ tài chính, chênh lệch đánh giá lại tài sản….trong đó nguồn vốn kinh doanh chiếm một tỷ trọng lớn trong vốn chủ sở hữu (chiếm 98.36% vốn chủ sở hữu). Lợi nhuận chưa phân phối của công ty là 109 triệu đồng. Đây là khoản lợi nhuận của 3 kỳ gộp lại. So với kỳ trước lợi nhuận giữ lại của kỳ này giảm 35.29%, như vậy doanh thu thuần của kỳ tăng lên nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm xuống, chứng tỏ chi phí sản xuất kinh doanh để tạo nên doanh thu đã tăng lên so với các kỳ trước. Đây là một dấu hiệu không tốt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù giá cả thị trường trong nước có nhưng biến động theo chiều hướng không tốt, những biến động này tác động đến toàn bộ nền kinh tế chứ không chỉ riêng công ty phải chịu tác động xấu này. Mặt khác hợp đồng mua và vận chuyển nguyên vật liệu của công ty được ký trong một thời gian dài và vậy chi phí nguyên vật liệu được coi là không đôi, hoặc tác động không đáng kể lên tình hình kinh doanh của công ty. Như vậy, lợi nhuận giảm xuống một mặt phảm ánh chi phí tăng lên ( chủ yếu do chi phí công cụ dụng cụ, tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên, chi phí bán hàng, chi phí quản lý kinh doanh và chi phí tài chính tăng lên). Một mặt phản ánh khả năng thích ứng không tốt với những sự thay đổi trên thị trường. Các khoản nợ của công ty bao gồm vốn chiếm dụng và các khoản nợ vay, vốn chiếm dụng thể hiện toàn bộ số nợ phải trả cho người cung cấp, số phải nộp ngân sách nhà nước, số phải thanh toán cho cán bộ công nhân viên…đặc điểm của loại vốn này là doanh nghiệp được sử dụng nhưng không phải trả lãi. Các khoản nợ vay của công ty chủ yếu là vốn vay ngân hàng. Trong mỗi doanh nghiệp khác nhau thì cơ cấu nguồn vốn khác nhau, ở một doanh nghiệp, cơ cấu vốn tha

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0103.doc
Tài liệu liên quan