Tài sản cố định của công ty được xác định gồm giá gốc và những chi phí lien quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động như dự kiến, công ty đã áp dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng ước tính của các tài sản. TSCĐ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản so với TSLĐ, TSCĐ dao động từ 18% đến 28% trong tổng tài sản nhưng tăng lien tục trong 3 năm. Năm 2007 với khoảng 406,5 tỷ đồng chiếm 18% tổng tài sản, năm 2008 tăng 33% so với năm 2007 với hơn 135 tỷ đồng do trong năm công ty đang có xu hướng mở rộng sản xuất như mua them đất mở rộng nhà máy, xây them phân xưởng làm cho CPXDCB tăng. Đến năm 2009, TSCĐ của công ty lại tiếp tục tăng 6% so với năm 2008 với hơn 30,7 tỷ đồng. Bên cạnh đó các khoản của công ty cũng tăng trong năm 2009 do đầu tư vào công ty con với gần 108,3 tỷ đồng.
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6074 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạch định tài chính dài hạn tại Công ty Cổ phần Nam Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thường. Còn sự dễ chịu này có lợi cho các cổ đông hay không lại là một vấn đề khác.
2.8.4 Yêu cầu để việc lập kế hoạch tài chính hiệu quả
2.8.4.1. Dự báo:
Doanh nghiệp sẽ không bao giờ có được các dự báo hồn tồn chính xác, vì nếu có thì việc lập kế hoạch sẽ không cần thiết đến như vậy. Vấn đề là doanh nghiệp cần phải dự báo một cách tốt nhất có thể được.
Sự thiếu nhất quán trong dự báo có thể là một vấn đề, bởi vì các người lập báo cáo tìm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Doanh số dự báo có thể là tổng doanh số dự báo riêng lẻ từ các giám đốc của nhiều đơn vị kinh doanh khác nhau bằng các công cụ riêng của họ, các giám đốc đưa ra các giả thiết khác nhau về lạm phát, tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, sự có sẵn của nguyên liệu, v.v. Đạt được sự nhất quán đặc biệt khó đối với các doanh nghiệp, khi mà nguyên liệu của đơn vị kinh doanh này là sau thẩm của đơn vị kinh định khác. Thí dụ một bộ phận lọc dầu của một doanh nghiệp dầu mỏ có thể dự định sản xuất nhiều xăng hơn bộ phận bán hàng dự kiến sẻ bán. Các nhà hoạch định của doanh nghiệp sẽ phải phát hiện điều không nhất quán này và sắp xếp lại kế hoạch của hai bộ phận này.
Để tránh tình trạng này, nhà quản trị phải tích cực lập kế hoạch tài chính để kiểm soát được tốc độ tăng trưởng. Muốn thế các nhà quản lý phải xác định được chính xác các nhu cầu của doanh nghiệp trong tương lai bằng cách sử dụng báo cáo thu nhập chiếu lệ trong vòng từ 3 đến 5 năm.
Trong trường hợp lợi nhuận làm ra không đủ để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng dự báo của công ty, nhà quản trị phải bố trí vay nợ bên ngoài hoặc giảm tốc độ tăng trưởng để mức lợi nhuận làm ra có thể theo kịp nhu cầu tăng trưởng và mở rộng. Do việc thu hút vốn đầu tư và vay nợ mất rất nhiều thời gian nên đòi hỏi nhà quản trị phải dự báo chính xác và kịp thời để tránh tình trạng gián đoạn công việc kinh doanh.
2.8.4.2. Tìm kiếm kế hoạch tài chính tối ưu
Cuối cùng giám đốc tài chính sẽ phán đốn xem kế hoạch nào là tốt nhất. Điều này do các giám đốc tài chính tự quyết định, trên thực tế không có mô hình hay thể thức nào hàm chứa hết tất cả những phức tạp và những điều vô hình gặp phải trong việc lập kế hoạch tài chính.
Các nhà hoạch định tài chính thường gặp những vấn đề không thể giải quyết được và đối phó với các vấn đề này một cách tốt nhất có thể được theo phán đốn của mình. Thí dụ như chính sách cổ tức, các giám đốc tài chính phải quyết định vấn đề này tuỳ theo từng hồn cảnh cụ thể.
2.8.4.3. Kế hoạch tài chính phải linh hoạt
Kế hoạch tài chính dài hạn cũng được sử dụng như tiêu chuẩn để đánh giá thành quả sau này. Nhưng việc đánh giá trở nên có giá trị hơn nếu nó được đặt trong từng hoàn cảnh cụ thể. Chẳng hạn những kết quả đạt được đã diễn ra trong suất thời kỳ suy thoái, do đó phải có một tiêu chuẩn để đánh giá thành quả đạt được trong suất thời kỳ suy thoái đó.
2.8.5 Vay trò, tầm quan trọng của kế hoạch tài chính.
Kế hoạch tài chính là một kế hoạch quan trọng, giúp Ban giám đốc dự trừ các nguồn tiền trong hoạt động. Xây dựng kế hoạch tài chính và thực hiện đúng sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả: không dư thừa tiền, cũng không thiếu vốn cho hoạt động kinh doanh.
CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO
3.1 Phương pháp dự báo doanh thu.
Có nhiều phương pháp dự báo doanh thu như:
- Phương pháp bình quân di động
- Phương pháp trung bình động có trọng số
- Phương pháp san bằng hệ số mũ đơn giản
- Phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh theo xu hướng
- Phương pháp dự báo Brown
- Phương pháp Holt
Trong đề tài này phương pháp chủ yếu được dùng để dự báo doanh thu là phương pháp Holt. Nhằm tăng tính linh hoạt trong dự báo, phương pháp Holt chỉ sử dụng hai tham số là α và γ; với α xác lập mật độ của các dữ liệu, và γ để xác lập độ dốc của đường khuynh hướng.
Các công thức dự báo bước m được thiết lập như sau:
St = αyt + (1- α)(St-1 + bt-1); 0 ≤ α ≤ 1 (1)
bt = γ(St – St-1) + (1-γ)bt-1 ; 0 ≤ γ ≤1 (2)
Yt+m = St + mbt (3)
Yt+m : Mức dự báo bước m(k. t+m).
yt : Mức dự báo kỳ t.
bt : Đại lượng xu hướng được san bằng hệ số mũ.
Công thức (1) được dùng để tìm các dữ liệu hiện tại và công thức (2) cho thấy giá trị hiện tại của đường khuynh hướng (độ nghiêng ), công thức (3) cho biết số liệu cần dự báo. Phương pháp Holt có giá trị trong thực tế và có tính thực tiễn cao.
3.2 Phương pháp dự toán tài chính.
Khi doanh thu được dự báo, bước tiếo theo là dự báo Bán Cáo Tài Chính. Hiện nay có 3 phương pháp thường được sử dụng: Phương pháp phần trăn theo doanh thu, phương pháp chi tiêu kế hoạch và phương pháp kết hợp.
- Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu là một phương pháp khá đơn giản. Dựa trên giả thuyết cho rằng tất cả các chi phí thành phần sẽ dựa trên sự ổn định trong doanh số bán tương lai, không thay đổi so với tỷ lệ của chúng trong quá khứ. Các số liệu quá khứ được sủa dụng là tỷ lệ trung bình của những năm gần nhất.
Chi phí khả biến, hầu hết các thành phần cấu thành tài sản lưu động và nợ ngắn hạn điều chịu sự tác động trực tiếp từ sự biến động của doanh thu, tất nhiên không phải tất cả các khoản mục trong báo cáo tài chinh điều chịu ảnh hưởng này, và một vài dự báo cần tính độc lập
Trước tiên ta chon các khoản mục có khả năng thay đổi với doanh thu thuần và sản lượng tiêu thụ.
Các khoản mục bên tài sản như: Tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho,….
Các khoản mục bên nguồn vốn: Phải trả cho người bán, người mua trả tiền trước
Sau khi lựa chọn các khoản mục, để dự đoán nhu cầu tài chính của kỳ tiếp theo, cần tính tỷ lệ của các khoản mục này ở cuối năm so với tổng số doanh thu thuần và tiêu thụ trong năm. Từ đó tính ra lượng vốn cần thiết phải bổ sung hay dôi ra tính trên một đồng doanh thu thuần dự kiến tăng thêm. Trên cơ sở đó ước tính lượng vốn cần thiết mà doanh nghiệp tự trang trải hay tìm cách huy động từ bên ngoài.
- Phương pháp chi tiêu kế hoạch: Phương pháp phần trăm doanh số khá đơn giản nhưng kém linh hoạt và nó được xây dựng dựa trên những số liệu quá khứ. Còn phương pháp chi tiêu kế hoạch được xây dựng dựa trên những thông tin liên quan đến thời kỳ tương lai mà doanh nghiệp sẽ xây dựng báo cáo dự kiến cho nó. Tính hợp lý của phương pháp này là tỷ lệ các khoản mục được kỳ vọng sẽ có thay đổi so với quá khứ.
Cả hai phương pháp trên đều có những điểm thuận lợi và bất lợi riêng, vì trong báo cáo tài chính có một số khoản mục có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với doanh số, việc dự toán chi tiêu cho chúng là không cần thiết và đôi khi kém chính xác do các yếu tố chủ quan. Và cũng có những khoản mục trong Báo Cáo Tài Chính không tăng tỷ lệ thuận với doanh số nên khi sử dụng phương pháp phần trăm doanh số sẽ không chính xác. Do đó phương pháp được sử dụng ở đây à phương pháp kết hợp nhằm mang lại kết quả dự kiến cao nhất.
CHƯƠNG 4: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THỦY SẢN NAM VIỆT
4.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty Thủy sản Nam Việt là công ty cổ phần được chuyển đổi từ Công ty TNHH Nam Việt vào tháng 10/2006, với lĩnh vực kinh doanh chính là chế biến xuất khẩu cá tra, cá basa đông lạnh. Công ty TNHH Nam Việt được thành lập vào năm 1993 với vốn điều lệ ban đầu là 27 tỷ đồng và chức năng kinh doanh chính là xây dựng dân dụng và công nghiệp. Đến năm 2000, Công ty quyết định đầu tư mở rộng phạm vi kinh doanh sang lĩnh vực chế biến thủy sản, khởi đầu là việc xây dựng Xí nghiệp đông lạnh thuỷ sản Mỹ Quý với tổng vốn đầu tư là 30,8 tỷ đồng, chuyên chế biến xuất khẩu cá tra, cá basa đông lạnh. Đây là một trong những bước chuyển biến quan trọng về định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2004, Nam Việt đã đầu tư thêm hai nhà máy sản xuất thuỷ sản đông lạnh là Nhà máy Nam Việt (được đổi tên từ Xí nghiệp đông lạnh thuỷ sản Mỹ Quý) và Nhà máy Thái Bình Dương với tổng công suất chế biến trung bình của Công ty là 500 tấn cá/ngày.
Ra đời và phát triển mạnh mẽ với tốc độ cao hàng năm, để tiếp tục phát triển với quy mô lớn hơn, nhanh hơn, năm 2006 Nam Việt đã chính thức chuyển sang Công ty Cổ phần với số vốn điều lệ 600 tỷ đồng. Ngày 18/04/2007, Nam Việt được phép phát hành thêm cổ phần chào bán cổ phiếu ra công chúng 6 triệu cổ phần ( tương đương với 60 tỷ đồng mệnh giá ) để tăng vốn điều lệ, mức vốn điều lệ hiện tại của công tylà 660 tỷ đồng theo giấy CNĐKKD số 5203000050 của Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Tỉnh An Giang cấp ngày 18/08/2007.
4.2 Ngành nghề kinh doanh.
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông (cầu, đường, cống,...), thuỷ lợi;
- Chăn nuôi thuỷ sản, sản xuất và chế biến và bảo quản thuỷ sản;
- Kinh doanh thuỷ sản;
- Sản xuất bao bì giấy và in ấn bao bì các loại;
- Sản xuất dầu Bio-diesel;
- Chế biến dầu cá và bột cá;
- Sản xuất keo Genlatine và Gryxerin;
4.3 Bộ máy tổ chức.
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT
GIÁM ĐỐC XUẤT KHẨU
GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
GIÁM ĐỐC CƠ KHÍ ,CƠ ĐIỆN -XD
GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ
PHÒNG KỸ THUẬT
PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU
PHÒNG KẾ TOÁN
PHÒNG TÀI CHÍNH
P.QLTIỀN LƯƠNG -BHXH
PHÒNG KSNB
PHÒNG CƠ ĐIỆN
PHÒNG CƠ KHÍ
PHÒNG XÂY DỰNG
PHÒNG HÀNH CHÍNH
PHÒNG NHÂN SỰ
PHÒNG KINH DOANH
NHÀ MÁY THÁI BÌNH DƯƠNG
NHÀ MÁY NAM VIỆT
NHÀ MÁY DẦU CÁ BỘT CÁ
NHÀ MÁY SX BAO BÌ
GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
4.3.1 Cơ cấu tổ chức
4.3.2 Nhiệm vụ của từng phòng ban.
Đại hội đồng cổ đông.
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan cao nhất của công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, hợp mỗi năm ít nhất một lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ công ty quy định. ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát của công ty….
Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông). Số thành viên của hội đồng quản trị từ 7 đến 11 thành viên. Hiện tại Hội đồng quản trị của Nam Việt có 8 thành viên, nhiệm kỳ tối đa của mõi thành viên là 5 năm.
Ban kiểm soát.
Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt hoạt động quản trị và diều hành sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện Ban kiểm soát gồm 2 thành viên, có nhiệm kỳ 5 năm. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc.
Công ty sẽ tiến hành bầu cử bổ sung them thành viên Ban kiểm soát ngay trong kỳ Đại hội đồng cổ đông gần nhất.
Ban tổng giám đốc.
Ban tổng giám đốc Công ty gồm có Tổng giám đốc và Phó Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành hoạt động hành ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Phó Tổng Giám đốc thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc phân công hoặc ủy quyền. Tổng Giám Đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Ban Giám đốc.
Ban Giám đốc do Ban Tổng Giám đốc bổ nhiệm, bao gồm 7 thành viên phụ trách điều hành các phòng ban, bộ phận chuyên môn và các nhà máy của Công ty.
- Giám đốc Sản xuất:
Điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất của Công ty, đảm bảo chất lượng, số lượng theo từng đơn đặt hàng và theo chỉ đạo của Tổng Giám đóc Công ty. Căn cứ theo nhu cầu sản xuất của Công ty và sự thay đổi số lượng công nhân sản xuất, Giám đốc Sản xuất cũng có thể tuyển dụng những công nhân sản xuất trực tiếp thích hợp với tay nghề và vị trí thích hợp.
- Giám đốc Kỹ thuật:
Điều hành công việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu, thành phẩm và các điều kiện vệ sinh trong sản xuất, đảm bảo thành phẩm sản xuất không bị nhiễm các chất kháng sinh, vi sinh bị cấm. Ngoài ra, Giám đốc Kỹ thuật kim chức năng quản lý điều hành phòng tổ chức, chịu trách nhiệm tuyển dụng đào tạo nguồn nhân lực của Công ty.
- Giám đốc cơ khí, cơ điện:
Điều hành, tổ chức hoạt động về cơ khí, cơ điện của Công ty bao gồm sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ cho Công ty, vận hành máy móc thiết bị đảm bảo sản xuất liên tục, bảo trì bảo dưỡng mội thiết bị của Công ty đồng thời tổ chức, giám sát, nghiệm thu các công việc về xây dựng cơ sở vật chất cả trong và ngoài Công ty.
- Giám đốc xuất nhập khẩu:
Trực tiếp phụ trách phong xuất nhập khẩu của công ty, liên hệ và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nước ngoài trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Công ty. Bên cạnh đó, Giám đốc xuất nhập khẩu cũng đảm nhận việc thu hồi công nợ của khách hàng nước ngoài.
- Giám đốc tài chính:
Điều hành cac hoạt động nghiệp vụ về tài chính, kế toán của công ty như: công tác hoạch toán kế toán, chỉ đạo phòng quản lý tiền lương, thực hiện công tác kiểm soát nội bộ và chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Tổng Giám đốc Công ty vè việc quản lý an toàn tài sản trong Công ty.
- Giám đốc nhà máy dầu cá, bột cá và Giám đốc nhà máy sản xuất bao bì: Điều hành nhà máy dầu cá, bột cá và Giám đốc nhà máy sản xuất bao bì của công ty.
4.4 Thuận lợi và khó khăn.
4.4.1 Thuận lợi .
Nam Việt hiện tại là công ty có năng lực sản xuất , chế biến cá tra, cá ba sa xuất khẩu lớn nhất Việt Nam , với sản lượng sản xuất khoảng 500 tấn cá / ngày, điều kiện an toàn vệ sinh của nhà máy chế biến thuộc loại tốt nhất trong các doanh nghiệp cùng ngành .
Hệ thống quản lý chất lượng ISO và các tiêu chẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm như HACCP ;GMP;SQF ngày càng phát huy tác dụng và tạo hiệu quả tích cực đến nhiều hoạt động của công ty .
Công ty hiện có đại lý độc quyền phân phối sản phẩm tại khu vực thị trường tiêu thụ chính EU .Ngoài chức năng phân phối sản phẩm của công ty , đại lý tại khu vực EU cũng tiến hành nghiên cứu nhu cầu tiêu thụ của thị trường .Công ty dựa vào kết quả phân tích và dự báo đó để lên kế hoạch sản xuất và thu mua nguyên liệu một cách hợp lý .Chính vì vậy công ty không để xảy ra tình trạng bị động trong sản xuất khi nhu cầu tiêu thụ tăng và không bị ứ đọng hàng hoá nhiều khi nhu cầu tiêu thụ giảm.
Xu hướng ngày càng nhiều người tiêu dùng quan tâm đến lợi ích sức khoẻ do nguồn thuỷ sản mang lại, đặc biệt là đến sản phẩm cá tra, cá ba sa sẽ làm cho sản lượng tiêu thụ mặt hàng này tiếp tục tăng cao .Với ưu thế về chất lượng và giá hợp lý trên thị trường thế giới cũng làm cho sản lượng xuất khẩu mặt hàng cá tra, cá ba sa tăng .
Diện tích nuôi Cá tra, Ba sa ở Đồng bằng Sông cửu Long tiếp tục tăng sẽ là nguồn cung ứng nguyên liệu dồi dào phục vụ cho sản xuất.
Ban lãnh đạo, đội ngũ cán bộ chủ chốt có trình độ, tâm huyết và gắn bó với công ty . Cán bộ nhân viên có trình độ, được đào tạo căn bản nắm vững công nghệ , kỹ thuật và có kinh nghiệm vững vàng .
4.4.2 Khó khăn
Tỷ giá USD không thuận lợi, lợi nhuận trong hoạt động sản xuất thuỷ sản bị ảnh hưởng .
Chi phí nuôi cá tăng cao, xu hướng sẽ làm tăng giá thu mua cá dẫn dến chi phí sản xuất tăng, giá thành sản phẩm tăng ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm .
Số lượng các nhà máy chế biến cá tra, cá ba sa xây dựng mới tiếp tục tăng, nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất, chế biến xuất khẩu sản phẩm này làm tăng áp lực cạnh tranh về nguồn nguyên liệu, lao động, giá cả, thị trường, hiệu quả kinh doanh
Thách thức do các sự kiện tranh chấp thương mại, rào cản kỷ thuật về dư lượng kháng sinh trong thuỷ sản .
Hạn chế về quy hoạch nguồn nguyên liệu. hiện nay Nhà nước chưa có chiến lược quy hoạch tổng thể nghề nuôi và chế biến cá tra, ba sa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Vấn đề về con giống và thức ăn là vấn đề mấu chốt góp phần quyết định thành công cuả nghề nuôi cá tra, cá ba sa, tuy nhiên các địa phương vẫn chưa kiểm soát được vấn đề này do cạnh tranh không lành mạnh giũa các cơ sở tư nhân, gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất toàn ngành và ô nhiễm môi trường .
Khủng hoản tài chính thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp xuất khẩu.
CHƯƠNG 5: DỰ BÁO
5.1 Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn công ty.
5.1.1 Phân tích tình hình biến động tài sản giai đoạn 2007-2009
Tài sản và nguồn vốn là điều kiện cần thiết và quan trọng để một doanh nghiệp có thể tiến hành sản xuất kinh doanh. Đây là nguồn thông tin tài chính hết sức quan trọng trong công tác quản lý của bản thân doanh nghiệp cũng như cho nhiều đối tượng hữu quan bên ngoài, trong đó có các cơ quan chức năng của nhà nước. Phân tích sự biến động tài sản và nguồn vốn là bước đầu tiên và quan trọng để xác định xem doanh nghiệp hiện đang hoạt động như thế nào, hiệu quả ra sao?
Tài sản công ty bao gồm hai loại là TSCĐ và TSLĐ. Phân tích sự biến động tài sản của công ty qua các năm nhằm hiểu rõ được nguyên nhân của sự thay đổi. Từ đó đánh giá được khả năng quản lý và phân bổ tài sản công ty qua các năm nhằm đề ra những giải pháp quản lý phù hợp.
* Tài sản lưu động
TSLĐ của công ty chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản của công ty và biến động không liên tục qua 3 năm. Cụ thể năm 2007, TSLĐ chiếm 82,06% cao nhất trong 3 năm. Đến năm 2008, TSLĐ tăng nhưng không đáng kể, tăng 6% so với năm 2007 nhưng tỷ trọng TSLĐ hiện chỉ còn 78,38% tổng tài sản công ty năm 2008. Tài sản công ty tăng với tỷ lệ 11% với khoảng 240,8 tỷ đồng. Song năm 2009, TSLĐ của công ty lại giảm khoảng 489,8 tỷ đồng, với tỷ lệ giảm là 25%. Lúc này TSLĐ chiếm tỷ trọng 72.03% tổng tài sản công ty. Nhìn chung ta thấy TSLĐ luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với TSCĐ. TSLĐ công ty được cấu thành từ 5 khoản mục chính, sự biến động của những khoản mục này tài sản này trong 3 năm là nguyên nhân dẫn đến sự biến động TSLĐ của công ty.
Vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền cao nhất là vào năm 2007, với hơn 265 tỷ đồng. Công ty có chính sách thu tiền từ khách hàng bằng chuyển khoản ngân hàng không thu tiền mặt. Tiền mặt của công ty chỉ tăng lên vào cuối năm khi công ty cần tiền để thanh toán cuối kỳ hoạt động và sẽ rút từ ngân hàng. Sau khi thanh toán, tiền mặt còn lại sẽ được gửi lại ngân hàng vao đầu kỳ kinh doanh tiếp theo. Vốn bằng tiền của công ty cũng giảm mạnh trong năm 2008 khoảng 176 tỷ đồng với tỷ lệ 67% so với năm 2007 và tiếp tục giảm xuống 68% trong năm 2009. Nguyên nhân là do công ty đã dung tiền chi cho hoạt động trong năm nhưng chưa thu tiền bổ sung vào gia tăng vốn bằng tiền.
Đầu tư tài chính ngắn hạn :
Đây là khoản mục chi phí phát sinh vào năm 2009 với hơn 153 tỷ đồng do đây là năm công ty mua công trái công đoàn bắt buộc và đến thời hạn chuyển sang ngắn hạn. Ngoài ra công ty không có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nào khác.
Khoản phải thu:
Năm 2007 khoản phải thu của khách hàng là 1332,3 tỷ đồng, đến năm 2008 khoản mục này tăng 351 triệu đồng, với tỷ lệ 26% so với năm 2007 do đầu năm 2008 công ty đẩy mạnh sản xuất tăng phải thu khách hàng. Đến năm 2009 khoản phải thu giảm xuống 34% với hơn 578 triệu đồng.
Hàng tồn kho:
Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đối với hàng tồn kho là thành phẩm chờ xuất, công ty tổng kết lưu kho cuối mỗi năm tài chính sẽ được công ty xuất giao cho khách hàng vào những tháng đầu của năm tài chính tiếp theo. Do đó lượng hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng thấp trong TSLĐ của công ty. Cụ thể là hàng tồn kho dao động từ 7,71 % đến 12,54% trong 3 năm từ 2007-2009.Năm 2008 lượng hàng tồn kho giảm xuống đáng kể vì kể từ quý IV năm 2008 công ty bắt đầu giảm công suất do thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.
Tài sản ngắn hạn khác
Bao gồm những khoản như chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT được khấu trừ, tạm ứng… Trong đó chi phí trả trước là chi phí liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh năm tài chính hiện tại và được tính vào chi phí sản xuất trong năm. Năm 2007, chỉ tiêu này có 35 tỷ đồng bao gồm thuế GTGT được khấu trừ và tài sản ngắn hạn khác, trong đó thuế GTGT được khấu trừ chiếm tỷ trọng 18,77% với hơn 6 tỷ đồng do công ty đã đầu tư xây dựng them công ty con ( Công ty TNHH Ấn Độ Dương) nên thuế GTGT đầu vào nhiều hơn thuế GTGT đầu ra. Năm 2008, khoản mục này tăng lên 14% với hơn 5 tỷ đồng do công ty xây dựng them nhà máy chế biến thức ăn thủy sản và nhà máy chế biến dầu ăn. Đến năm 2009, khoản mục này giảm xuống 94% so với năm 2008 do công ty không còn phát sinh thuế GTGT khấu trừ.
* Tài sản cố định
Tài sản cố định của công ty được xác định gồm giá gốc và những chi phí lien quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động như dự kiến, công ty đã áp dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng ước tính của các tài sản. TSCĐ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản so với TSLĐ, TSCĐ dao động từ 18% đến 28% trong tổng tài sản nhưng tăng lien tục trong 3 năm. Năm 2007 với khoảng 406,5 tỷ đồng chiếm 18% tổng tài sản, năm 2008 tăng 33% so với năm 2007 với hơn 135 tỷ đồng do trong năm công ty đang có xu hướng mở rộng sản xuất như mua them đất mở rộng nhà máy, xây them phân xưởng làm cho CPXDCB tăng. Đến năm 2009, TSCĐ của công ty lại tiếp tục tăng 6% so với năm 2008 với hơn 30,7 tỷ đồng. Bên cạnh đó các khoản của công ty cũng tăng trong năm 2009 do đầu tư vào công ty con với gần 108,3 tỷ đồng.
Bảng 5.1. Cơ cấu tài sản của công ty từ năm 2007-2009
Đơn vị: Nghìn đồng
Khoản mục
Năm
Chênh lệch 2008/2007
Chênh lệch 2009/2008
2007
2008
2009
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
TSLĐ
1,859,148,000
1,964,563,000
1,474,685,000
105,415,000
5.67%
(489,878,000)
-24.94%
Vốn bằng tiền
265,763,000
88,965,000
28,752,000
(176,798,000)
-66.52%
(60,213,000)
-67.68%
ĐTTC ngắn hạn
153,398,000
153,398,000
Khoản phải thu
1,332,399,000
1,683,806,000
1,105,305,000
351,407,000
26.37%
(578,501,000)
-34.36%
Hàng tồn kho
225,825,000
151,535,000
184,967,000
(74,290,000)
-32.90%
33,432,000
22.06%
TSNH khác
35,161,000
40,257,000
2,263,000
5,096,000
14.49%
(37,994,000)
-94.38%
TSCĐ
126,147,000
112,661,000
111,766,000
(13,486,000)
-10.69%
(895,000)
-0.79%
TSCĐ hữu hình
109,904,000
96,451,000
95,550,000
(13,453,000)
-12.24%
(901,000)
-0.93%
TSCĐ vô hình
16,243,000
16,210,000
16,216,000
(33,000)
-0.20%
6,000
0.04%
ĐTTC dài hạn
214,410,000
323,951,000
351,837,000
109,541,000
51.09%
27,886,000
8.61%
TS dài hạn khác
25,208,000
24,943,000
20,789,000
(265,000)
-1.05%
(4,154,000)
-16.65%
Tổng TS
2,224,913,000
2,426,118,000
1,959,077,000
201,205,000
45.02%
(467,041,000)
-33.78%
Nguồn: Phòng kế hoạch tài vụ
Phân tích biến động nguồn vốn của công ty giai đoạn 2007-2009
Phân tích sự biến động nguồn vốn công ty nhằm xác định sự biến động các yếu tố cấu thành nguồn vốn. Từ đó đánh giá được quá trình huy động vốn của công ty có đảm bảo được yêu cầu vốn hoạt động sản xuất kinh doanh hay không. Xét trên tổng thể ta thấy tổng tài sản và nguồn vốn công ty luôn có sự cân bằng nhau theo mỗi giai đoạn. Nghĩa là khi tài sản công ty gia tăng cũng đồng nghĩa với việc nguồn vốn hoạt động của công ty cũng tăng với tỷ lệ tương ứng. Khi đó sự biến động nguồn vốn sẽ giống tuyệt đối sự biến động tài sản của công ty. Tuy nhiên nguồn vốn được cấu thành từ những nhân tố khác biệt hoàn toàn so với tài sản. Do đó sự biến động nguồn vốn công ty cũng bắt nguồn từ những nguyên nhân khác biệt mà cụ thể là do sự biến động nợ phải trả và vốn chủ sở hữu công ty.
* Nợ phải trả
Nợ phải trả của công ty tăng nhanh trong năm 2008 với hơn 286,6 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn tăng nhanh với tỷ lệ 55,49% so với năm 2007 do doanh nghiệp phải đi vay vốn trong điều kiện khủng hoảng tài chính làm cho thị trường tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn, đồng thời công ty còn phát sinh khoản người mua trả trước với giá trị hơn 14 tỷ đồng.
Năm 2009 nợ phải trả của công ty giảm 22,92% do công ty đã giảm các khoản vay ngắn hạn và hầu như không vay dài hạn.
* Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu của công ty là chỉ tiêu đo lường toàn bộ nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của công ty. Vốn chủ sở hữu bao gồm những khoản mục vốn đầu tư của chủ sở hữu được ghi nhận trên nguyên tắc vốn thực góp. Lợi nhuận sau thuế TNDN sau khi được hội đồng thành viên phê duyệt sẽ được trích cho các quỹ và sau đó sẽ được phân chia cho các bên theo tỷ lệ vốn góp với tỷ lệ trích
VCSH của công ty cao nhất là vào năm 2007 chiếm 75,01% trong tổng nguồn vốn do trong năm công ty đã huy động thêm 60 tỷ nguồn vốn góp bằng cách phát hành thêm 6 triệu cổ phiếu ra công chúng .Điều này cũng đã mang lại cho công ty một khoản thặng dư lớn (611.9 tỷ đồng) góp phần làm tăng đáng kể nguồn vốn chủ sở hữu của công ty.
Năm 2008, VCSH của công ty giảm sút nhưng không nhiều chỉ khoảng 2,69% xo với năm 2007. Năm 2008, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty là có lợi nhuận nhưng chưa đủ để bù trừ lại số lỗ từ năm tài chính 2007 về trước nên công ty đã không trích lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế. Riêng quỹ khen thưởng phúc lợi thì trong năm 2007 và 2008, công ty có trích lập nhưng ở mức thấp.
Năm 2009 VCSH lại tiếp tục giảm 15,95 %, giảm hơn 263 tỷ đồng so với năm 2008 do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm chỉ còn hơn 131 tỷ đồng, tức là giảm khoảng 66,6% so với năm 2008.
Bảng 5.1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoạch định tài chính dài hạn tại Công ty Cổ phần Nam việt.DOC