Đề tài Hoạch định tài chính năm 2011 tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ lắp máy Miền Nam

MỤC LỤC

 

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

1.1 Cơ sở hình thành 1

1.2 Mục tiêu 1

1.3 Phạm vi nghiên cứu 1

1.4 Phương pháp nghiên cứu 1

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Những vấn đề chung về báo cáo tài chính 2

2.1.1 Khái niệm 2

2.1.2 Vai trò của báo cáo tài chính 2

2.2 Phân tích báo cáo tài chính 3

2.2.1 Khái niệm 3

2.2.2 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính 3

2.2.3 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3

2.2.3.1 Những chỉ tiêu then chốt 3

2.2.3.2 Cơ cấu và hệ số 3

2.2.4 Phân tích bảng cân đối kế toán 5

2.2.4.1 Những chỉ tiêu then chốt 5

2.2.4.2 Cơ cấu và hệ số 6

2.2.5 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 7

2.3 Lập kế hoạch tài chính 8

2.3.1 Khái niệm 8

2.3.2 Các phương pháp lập báo cáo tài chính dự kiến 8

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TM VÀ DV LẮP MÁY MIỀN NAM

3.1 Giới thiệu về công ty TNHH TM và DV LMMN 10

3.2 Bộ máy tổ chức 10

3.3 Những thuận lợi và khó khăn của công ty 12

 

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH TM VÀ DV LẮP MÁY MIỀN NAM

4.1 Doanh thu 13

4.2 Giá vốn hàng bán và lãi gộp 13

4.3 Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp 14

4.4 Lợi nhuận 15

4.5 Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu 15

4.6 Khả năng sinh lời của tổng vốn 16

4.7 Lưu chuyển tiền tệ 16

4.8 Cơ cấu tài chính 16

4.9 Khả năng thanh toán 18

4.10 Tổng kế tình hình tài chính 19

CHƯƠNG 5: HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH NĂM 2011

5.1 Dự báo doanh thu 20

5.2 Báo cáo tài chính dự kiến năm 2011 20

5.2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến 21

5.2.2 Bảng cân đối kế toán dự kiến 22

5.2.3 Hạn mức tổng nợ trên nguồn vốn 23

5.2.4 Hạn mức vốn luân chuyển 23

5.2.5 Hạn mức khả năng thanh toán tổng quát 24

5.2.6 Hoàn chỉnh báo cáo tài chính dự kiến 25

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN

 

 

doc42 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1694 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạch định tài chính năm 2011 tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ lắp máy Miền Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, vốn này sẽ lưu lại trong doanh nghiệp tới lúc thanh lý. Đây là một nguồn vốn ổn định, doanh nghiệp không phải trả cho ai cả. Hai mục đáng chú ý là nguồn vốn kinh doanh và các quỹ. 2.2.4.2 Cơ cấu và hệ số * Vốn luân chuyển: Định nghĩa một cách tổng quát thì vốn luân chuyển là khoản chênh lệch giữa sử dụng vốn và nguồn vốn cùng thời gian sử dụng do các giao dịch tài chính trong kỳ kinh doanh gây ra. Công thức tính vốn luân chuyển như sau: Vốn luân chuyển = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản cố định Nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong một thời gian dài hơn một năm. Nguồn vốn dài hạn gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn khác. Nguồn vốn dài hạn = Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn Nguyên tắc cơ bản của quản lý tài chính là doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để hình thành tài sản cố định. Điều đó đảm bảo rằng các tài sản cố định sẽ được sử dụng trong thời gian dài hơn một năm tại doanh nghiệp * Nhu cầu vốn luân chuyển Nhu cầu vốn luân chuyển = (tồn kho + các khoản phải thu) – Nợ ngắn hạn Nhu cầu vốn luân chuyển âm: tức là khoản tồn kho và các khoản phải thu nhỏ hơn nợ ngắn hạn. Vì vậy các nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài dư thừa và bù đắp đủ cho các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp. Nhu cầu vốn luân chuyển dương: tồn kho và phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn. Trong trường hợp này các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có từ bên ngoài. * Khả năng thanh toán nhanh: Khả năng thanh toán nhanh = Vốn bằng tiền / Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa tài sản có khả năng thanh toán trực tiếp như tiền mặt, chứng khoán bán được ngay. Đây là chỉ tiêu khắt khe về khả năng trả nợ ngắn hạn. * Khả năng thanh toán tổng quát Khả năng thanh toán tổng quát = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn Tỷ số này so sánh toàn bộ tài sản lưu động với nợ ngắn hạn, mức đạt được sự an toàn thì tỷ số này phải lớn hơn 1 * Khả năng độc lập tài chính: Có hai công thức để đánh giá sự độc lập tài chính của doanh nghiệp: - So sánh tổng nợ và vốn chủ sở hữu. Thông thường tổng nợ không được vượt quá hai lần vốn chủ sở hữu. - So sánh nợ dài hạn với vốn chủ sở hữu. Điều kiện an toàn là tổng nợ phải bằng vốn chủ sở hữu. 2.2.4 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chia làm ba phần: - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: Phần lớn các quá trình sản xuất kinh doanh đều có thể phân tích được theo mô hình đơn giản hoá sau: Doanh nghiệp chi tiền ra trước để mua yếu tố đầu vào, trả lương cho nhân sự…, khi sản xuất xong và bán được sản phẩm thì mới thu được tiền vào. Hơn nữa nhiều khi mua nhưng chưa trả tiền ngay, nhiều khi bán sản phẩm cũng không thu được tiền ngay vì cho khách nợ. Trong đời sống hằng ngày, doanh nghiệp gặp rất nhiều sự chênh lệch như vậy và đây là những hiện tượng rất bình thường. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: Khi doanh nghiệp chi tiền ra để đầu tư vào các phương tiện sản xuất, như nhà xưởng máy móc thì sự chênh lệch trong thời gian lại càng lớn hơn. Tài sản cố định khấu hao trong suốt thời hạn sử dụng nghĩa là đối với một dây chuyền sản xuất sử dụng trong 10 năm thì trong 10 năm đó, doanh nghiệp sẽ dần dần thu hồi được số tiền đã bỏ ra lúc đầu để mua nó. Về phương diện quản lý ngân quỹ đầu tư có nghĩa là chi một lượng tiền lớn ngay và thu dần dần lại trong khoảng thời gian dài. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính: tạo ra những dòng tiền ra vào mà doanh nghiệp sử dụng để giải quyết những chênh lệch về ngân quỹ phát sinh do những hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư. Hay khi doanh nghiệp vay vốn dài hạn, sẽ thu ngay một lượng tiền lớn và sẽ trả dần dần trong một khoản thời gian dài. Các dòng tiền xuất phát trừ các nghiệp vụ này đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp có chương trình đầu tư. Ngược lại, khi doanh nghiệp có vốn nhàn rỗi, cố thể cho vay ngắn hay dài hạn, trong thời gian cầm tới số tiền đó. 2.3 Lập kế hoạch tài chính 2.3.1 Khái niệm Kế hoạch tài chính là một quá trình gồm: - Phân tích các giải pháp đầu tư, tài trợ mà doanh nghiệp có thể lựa chọn. - Dự kiến các kết quả tương lai của các quyết định hiện tại để tránh các bất ngờ và hiểu được mối liên hệ giữa các quyết định hiện tại và tương lai. - Quyết định nên chọn giải pháp nào. - Đo lường thành quả đạt được sau này so với các mục tiêu đề ra trong kế hoạch tài chính. Một kế hoạch tài chính hoàn tất cho một doanh nghiệp lớn là một tài liệu khổng lồ. Một kế hoạch của một doanh nghiệp nhỏ hơn có thể có cùng các thành phần nhưng ít chi tiết hơn và ít tài liệu hơn. Tuy nhiên, các thành phần căn bản của các kế hoạch đều giống nhau, dù tầm cỡ các doanh nghiệp lớn nhỏ thế nào. Kế hoạch tài chính sẽ dự báo các bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo thu nhập, các báo cáo nguồn và sử dụng tiền mặt. Bởi vì các tài liệu này thể hiện mục tiêu tài chính của doanh nghiệp nên chúng có thể là những dự báo hơi không chính xác cho lắm. 2.3.2 Các phương pháp lập báo cáo tài chính dự kiến - Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu: Là phương pháp khá đơn giản. Về cơ bản nó dựa trên giả thuyết cho rằng tất cả các chi phí thành phần sẽ chiếm một tỷ lệ ổn định trong doanh thu tương lai, không thay đổi so với tỷ lệ của chúng trong quá khứ. - Phương pháp chi tiêu theo kế hoạch: Phương pháp này được xây dựng dựa trên những thông tin liên quan đến thời kỳ tương lai mà doanh nghiệp sẽ xây dựng báo cáo dự kiến cho nó. Tính hợp lý của phương pháp này là tỷ lệ của các khoản mục được kỳ vọng sẽ có thay đổi so với quá khứ. Do đó điều hiển nhiên là ban lãnh đạo công ty phải quyết định cần dành bao nhiêu nguồn lực của công ty để đạt được những mục tiêu đã đề ra. - Phương pháp kết hợp: Hai phương pháp trên đều có những mặt lợi và bất lợi do đó một phương pháp dự toán dựa trên sự kết hợp cả hai phương pháp có thể đạt được một số kết quả tốt nhất. CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TM VÀ DV LẮP MÁY MIỀN NAM Công ty Cty TNHH TM & DV Lắp Máy Miền Nam Người đại diện: Ông Lê Bá Huy Chức vụ: Giám Đốc Loại công ty: TNHH Ngành nghề hoạt động: Nông Ngư Cơ-Máy Địa chỉ doanh nghiệp: Khu Công Nghiệp Hòa Khánh, Lô E, Đường 10, Q. Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Lắp Máy Miền Nam được thành lập ngày 29 tháng 6 năm 2001 tại Thành phố Đà Nẵng. Với ba nhà máy lớn có tổng diện tích 40.000 m2 tại Khu công nghiệp Hòa Khánh, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng và một Chi nhánh tại Tỉnh Long An, Công ty Lắp máy Miền Nam là nhà sản xuất, kinh doanh hàng đầu các loại động cơ máy nổ diesel, dynamo, máy cày, máy xới và các sản phẩm phục vụ nông lâm ngư nghiệp. Qua 10 năm không ngừng phát triển lớn mạnh, Công ty Lắp Máy Miền Nam đã tạo được niềm tin sâu sắc với nông dân và hệ thống Đại lý trên toàn quốc, luôn dẫn đầu thị phần máy nông nghiệp Việt Nam. Không dừng lại ở mục tiêu tích cực tham gia cơ giới hóa nền nông nghiệp nước nhà. Công ty Lắp máy Miền Nam đã không ngừng nổ lực nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân không chỉ trong lĩnh vực sản xuất mà cả trong lĩnh vực tiêu dùng. Hiện nay Công ty Lắp máy Miền Nam là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mặt hàng máy phát điện, xe đạp điện, xe máy điện với dây chuyền lắp ráp tiên tiến, hiện đại, cộng với đội ngũ kỹ sư chuyên nghiẹp và công nhân lành nghề. Công ty Lắp máy Miền Nam đặc biệt chú trọng đến việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, cũng như đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động nhằm tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất. Thực hiện phương châm mang lại lợi ích lâu dài cho người sử dụng, sản phẩm của Công ty luôn được sản xuất theo mục tiêu: “Hình thức bắt mắt, chất lượng tiên phong, giá cả cạnh tranh, dịch vụ hoàn hảo”. 3.2. Bộ máy tổ chức Xây dựng bộ máy công ty với tiêu chí hoạt động gọn nhẹ, đảm bảo thông tin nhanh, kịp thời cho các phòng ban, cho nên công ty đã xây dựng mô hình bộ máy theo kiểu trực tuyến. bPHÒNG KINH DOANH NỘI ĐỊA I PHÒNG KINH DOANH NỘI ĐỊA II PHÒNG QUAN HỆ QUỐC TẾ PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH XNK PHÒNG KỸ THUẬT 3.3. Những thuận lợi và khó khăn của công ty 3.3.1. Thuận lợi Là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh máy móc thiết bị trong hầu hết các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp; ở nước ta hiện nay còn trên 70% dân số sống nhờ vào thu nhập từ sản xuất nông nghiệp; chiến lược nông nghiệp- nông thôn và nông dân được Đảng và Chính phủ hết sức chú trọng phát triển sẽ tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Uy tín tuyệt đối của Công ty với các ngành hàng thương mại, các nhà cung cấp, các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành hàng sẽ tạo tiền đề cơ bản cho Công ty tận dụng được các cơ hội kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận. Hệ thống các Đại lý bán hàng của Công ty thường xuyên được củng cố và phát triển, hơn nữa, qua 10 năm cung ứng máy móc nông , ngư nghiệp, cơ khí ở Việt Nam mà trọng tâm là khu vực miền Trung nơi đặt trụ sở chính của Công ty, uy tín về quản trị và thương hiệu của lắp máy miền Nam là một yếu tố rất quan trọng hỗ trợ cho Công ty tổ chức kinh doanh thành công. Sự quyết tâm nỗ lực cao của tập thể HĐQT, Ban Kiểm Soát, Ban Điều hành cùng với chất lượng nguồn nhân lực của Công ty trong việc thực hiện ngày càng tốt hơn triết lý kinh doanh của LMMN: đặt chữ Tâm và chữ Tín lên hàng đầu, tất cả vì quyền lợi của khác hàng sẽ là yếu tố quyết định đến kết quả kinh doanh của Công ty. Sự chỉ đạo, hỗ trợ của của lãnh đạo Thành ủy, UBND Thành phố Đà Nẵng, của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cùng với sự tài trợ của các ngân hàng thương mại mà Công ty có quan hệ tín dụng là những nhân tố đắc lực giúp cho Công ty tận dụng được các cơ hội kinh doanh. Bộ máy quản lý điều hành và tập thể CB.CNV có trình độ, ngày càng được đầu tư đúng mức để cập nhật kiến thức, luôn năng động, sáng tạo, nhạy bén thích ứng với tình hình, đủ sức vượt qua khó khăn, thách thức để nắm bắt cơ hội kinh doanh. 3.3.2. Khó khăn Chính sách điều hành hoạt động sản xuất- xuất nhập khẩu máy móc cũng vẫn còn nhiều bất cập và chậm được khắc phục, tạo nên một môi trường kinh doanh chưa thực sự bình đẳng. Chi phí lãi vay đang ở mức cao, tỷ giá ngoại tệ biến đổi theo xu hướng tăng và khó lường sẽ làm gia tăng rủi ro cho công ty và làm giảm hiệu quả kinh doanh. Các yếu tố đầu vào của quá trình kinh doanh: nhiên liệu, năng lượng, dịch vụ, bốc xếp vận chuyển, lưu kho ..v.v..biến động theo xu hướng tăng trong khi giá tiêu thụ sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào tình hình cung cầu trên thị trường mà còn phụ thuộc vào các chính sách hỗ trợ sản xuất của Chính phủ là những vấn đề Ban Điều hành công ty phải thường xuyên theo dõi, cập nhật và xử lý đúng mới mong đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Áp lực về thủ tục hành chính vẫn còn rất nặng nề; trong khi doanh nghiệp chấp nhận đối đầu với các khó khăn, thách thức trên thương trường thì một bộ phận công chức trong khu vực quản lý nhà nước thờ ơ thậm chí vô cảm trước những yêu cầu chính đáng và đúng pháp luật của doanh nghiệp. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn đói mặt với rủi ro kinh doanh cao khi trên thị trường ngày càng có xu hướng xuất hiện nhiều sản phẩm thay thế. CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH TM VÀ DV LẮP MÁY MIỀN NAM. 4.1 Doanh thu Bảng 4.1: Doanh thu 2009 và 2010 (đvt: đồng) Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2010/2009 Doanh thu 83.025.847.710 342.261.483.598 312,23% Trên bình diện thương mại doanh nghiệp phát triển mạnh, doanh thu thuần tăng 312,23% và không có bất cứ hàng bán nào bị trả lại thể hiện được tính chất lượng của sản phẩm bán ra. Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào doanh thu mà doanh nghiệp đó đạt được, điều này cho thấy khả năng cạnh tranh của công ty lắp máy Miền Nam là tốt trong năm 2010. 4.2 Giá vốn hàng bán và lãi gộp Bảng 4.2: Giá vốn hàng bán và lãi gộp (đvt: đồng) Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Giá vốn hàng bán 69.279.880.318 296.330.106.871 328% Lãi gộp 13.745.967.392 45.931.376.727 234% Doanh thu 83.025.847.710 342.261.483.598 312% Giá vốn/doanh thu (%) 83% 87% 4% Lãi gộp/doanh thu (%) 17% 13% -4% Cùng với sự tăng trưởng mạnh của doanh thu, giá vốn hàng bán cũng tăng theo, tuy nhiên điều đáng chú ý ở đây là tỷ lệ tăng trưởng của giá vốn cao hơn tỷ lệ tăng của doanh thu. Từ đó làm cho tỷ lệ lãi gộp trong doanh thu cũng giảm đi đáng kể, đây là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần quản lý tốt hơn giá vốn hàng bán trong năm sau nhằm tăng tỷ lệ lãi gộp hơn nữa. 4.3 Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp Bảng 4.3: Chi phí bán hàng quản lý doanh nghiệp (đvt: đồng) Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Lãi gộp 13.745.967.392 45.931.376.727 234% Chi phí bán hàng 7.915.835.331 26.191.802.552 231% Chi phí QLDN 2.146.589.317 3.155.511.043 47% Doanh thu 83.025.847.710 342.261.483.598 312% Chi phí BH, QLDN trong doanh thu 12% 9% -3%  Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp tăng rất mạnh đặc biệt là chi phí bán hàng tăng 231%. Xem trong bảng cân đối số phát sinh ta thấy sự tăng này chủ yếu 2 do hai yếu tố: tăng lương (mức lương tăng 110%) và tăng chi phí quảng cáo tiếp thị (tăng 80%). Để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp đã tuyển thêm nhân viên bán hàng và quản lý, bên cạnh đó gia tăng chi phí quảng cáo tiếp thị làm tăng doanh số bán sản phẩm. 4.4 Lợi nhuận Bảng 4.4: Lợi nhuận trên doanh thu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Lợi nhuận sau thuế -867.463.600 3.197.186.288 469% Doanh thu 83.025.847.710 342.261.483.598 312% Lợi nhuận/doanh thu -1,04% 0,93% 1,98% Nếu năm 2009, 100 đồng doanh thu mang về không đủ bù đắp các khoản chi phí; thì năm 2010 cứ 100 đồng doanh thu mang về đã tích luỹ được 0,93 đồng lợi. Đây là thành tích rất nổi bật cho thấy khả năng hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. Tuy nhiên tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu còn thấp, cần năng cao tỷ lệ này hơn nữa. Bảng 4.5: Cơ cấu lợi nhuận Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 3.683.542.744 16.584.063.132 350% Thu nhập hoạt động tài chính (4.551.006.344) (13.386.876.845) 194% Tỷ lệ thu nhập HĐTC / lợi nhuận SXKD -124% -81% 43% Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể thấy, chi phí từ hoạt động tài chính qua mỗi năm là rất cao, đây chủ yếu là số tiền lãi vay phải trả cho các nhà đầu tư, các khoản này tạo gánh nặng và sức ép lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hình thành lợi nhuận. 4.5 Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu Bảng 4.6: Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Lợi nhuận sau thuế -867.463.600 3.197.186.288 -469% Vốn chủ sở hữu 10.000.000.000 50.000.000.000 400% Lợi nhuận / Vốn chủ sở hữu -9% 6% 15% Do năm 2009, doanh nghiệp không có lãi nên việc tăng vốn chủ ở đây là do các thành viên sáng lập góp thêm vốn. Việc tăng thêm 4 lần vốn chủ đã thể hiện hiệu quả của nó qua việc tránh lỗ và mang về lợi nhuận. Nhưng cần lưu ý, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ năm 2010 chỉ là 6%, đây là con số làm cho các nhà đầu tư không đánh giá cao hiệu quả của vốn chủ sở hữu. 4.6 Khả năng sinh lời của tổng nguồn vốn Bảng 4.7: Khả năng sinh lời của tổng vốn Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Lợi nhuận sau thuế -867.463.600 3.197.186.288 -469% Tổng nguồn vốn 112.620.731.583 212.607.649.522 89% Lợi nhuận / tổng nguồn vốn -0,77% 1,50% 2,27% Khi so sánh lợi nhuận với tổng nguồn vốn, ta thấy tỷ lệ phần trăm tăng lên trong năm 2010. Tuy nhiên việc tăng thêm 89% tổng nguồn vốn chỉ mang về thêm 2,27% tỷ lệ lợi nhuận trên tổng nguồn vốn. 4.7 Lưu chuyển tiền tệ Bảng 4.8: Lưu chuyển tiền tệ (đvt: đồng) Năm 2009 Năm 2010 Tiền đầu kỳ 1.253.465.718 5.756.496.773 Từ hoạt động kinh doanh (30.316.829.451) (84.125.337.290) Từ hoạt động đầu tư (22.918.864.027) (1.689.413.529) Từ hoạt động tài chính 57.732.724.533 89.712.088.625 Tăng giảm tiền 4.497.031.055 3.897.337.806 Tiền cuối kỳ 5.756.496.773 9.653.834.579 Trong hai năm, tiền từ hoạt động kinh doanh luôn âm, nguyên nhân là do tiền thu từ khách hàng không đủ bù đắp các khoản chi cho nhà cung cấp, trả lương cho người lao động. Năm 2009, nhu cầu tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư đều rất lớn, doanh nghiệp phải dùng tiền từ hoạt động tài chính (tiền vốn góp và vay) để trang trải . Năm 2010, tiền dùng cho hoạt động đầu tư đã giảm đáng kể, tuy nhiên tiền chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh lại lớn hơn nhiều so với tiền thu được từ khách hàng. Doanh nghiệp lại phải dùng tiền từ đầu kỳ và từ hoạt động tài chính để trang trải. Có thể thấy tình hình lưu chuyển tiền tệ trong năm 2009 và 2010 có nhiều bất cập. Năm 2010, mặc dù tiền cuối kỳ là tăng khá nhiều so với năm trước, nhưng đó là tiền từ hoạt động tài chính, trong khi tiền từ hoạt động kinh doanh lại là một con số âm, nguyên nhân chủ yếu là khoản tiền trả cho nhà cung cấp lớn hơn tiền thu được từ khách hàng. Đây là tình trạng không tốt, cần có biện pháp khắc phục ngay. Cơ cấu tài chính Bảng 4.10: Nhu cầu vốn luân chuyển Năm 2009 2010 Phải thu + tồn kho 67.461.553.654 109.037.479.875 Nợ ngắn hạn 80.320.739.857 119.531.044.146 Nhu cầu vốn luân chuyển -12.859.186.203 -10.493.564.271 Qua hai năm, nhu cầu vốn luân chuyển luôn âm, cho thấy nguồn vốn ngắn hạn thừa so với nhu cầu ngắn hạn và vốn luân chuyển âm: nguồn vốn dài hạn không đủ tài trợ nhu cầu dài hạn. Như vậy doanh nghiệp đã dùng nguồn vốn ngắn hạn bù đắp cho sự thiếu hụt vốn dài hạn. Bảng 4.11: Vốn bằng tiền (đvt: đồng) Năm 2009 2010 Nhu cầu vốn luân chuyển -12.859.186.203 -10.493.564.271 Vốn luân chuyển -8.362.155.148 -2.099.195.415 Vốn bằng tiền 5.756.496.773 8.394.368.861 Tới đây, ta có thể thấy sự phát triển của doanh nghiệp đã được thực hiện trên cơ cấu tài chính chưa an toàn: Đầu tư dài hạn với vốn ngắn hạn (chủ yếu là vay ngắn hạn), thiếu nguồn vốn dài hạn (vốn luân chuyển âm). 2009 2010 Vốn chủ sở hữu 9.132.536.400 51.564.649.883 Nguồn vốn dài hạn 23.167.455.326 41.511.955.488 Tổng nợ 126.655.650.509 202.554.955.122 Để xét sự độc lập tài chính và khả năng vay, ta so sánh vốn chủ sở hữu với các khoản nợ: So sánh vốn chủ sở hữu với nợ dài hạn: tiêu chuẩn an toàn thường được chấp nhận là nợ dài hạn bằng với vốn chủ. Trong năm 2010, doanh nghiệp đã vay rất nhiều so với năm trước, và số vay dài hạn này vẫn còn thấp hơn vốn chủ sở hữu. So sánh vốn chủ sở hữu với tổng nợ: tiêu chuẩn an toàn thường được chấp nhận là tổng nợ không lớn hơn 2 lần vốn chủ sở hữu. Do khoản vay ngắn hạn luôn lớn và tăng trong năm 2 nên tổng nợ đã cao hơn 2 lần vốn chủ sở hữu rất nhiều. Mặc dù trong năm 2011, vốn vay dài hạn thấp hơn vốn chủ sở hữu nhưng mức tổng nợ đã gấp 3,9 lần vốn chủ nên khả năng vay thêm vốn dài hạn thấp. 4.9 Khả năng thanh toán Khi phân tích cơ cấu bảng cân đối kế toán, chỉ tiêu đầu tiên được tính là khả năng thanh toán. Chỉ tiêu này đo lường khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Bảng4.12: Khả năng thanh toán 2009 2010 Vốn bằng tiền 4.497.031.055 8.394.368.861 Khoản phải thu 8.555.794.659 43.782.225.368 Tồn kho 55.611.594.729 62.977.082.930 TS lưu động khác 3.294.164.266 2.278.171.577 Nợ ngắn hạn 80.320.739.857 119.531.044.146 Vốn bằng tiền / nợ ngắn hạn 0,06 0,07 TS lưu động / nợ ngắn hạn 0,90 0,98 Khả năng thanh toán nhanh: So sánh vốn bằng tiền với nợ ngắn hạn. Ở đây ta thấy vốn bằng tiền luôn nhỏ hơn nợ ngắn hạn. Tỷ số này luôn thấp và thấp hơn trong năm thứ hai. Nguyên nhân của việc này chính là việc doanh nghiệp vay ngắn hạn lớn, năm sau lớn hơn năm trước. Khả năng thanh toán tổng quát: So sánh tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Cũng giống như tỷ số trên tỷ số này cũng thấp, vốn bằng tiền và khoản phải thu có tăng nhưng không lớn so với nợ ngắn hạn. Qua phân tích hai tỷ số trên có thể nhận thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp là thấp, rủi ro kinh doanh cao. Trong năm 2010nếu các chủ nợ đòi tiền doanh nghiệp thì quỹ tiền mặt chỉ có thể trả được 7% số nợ ngắn hạn, trong trường hợp tất cả tài sản lưu động quay vòng bình thường thì cũng chỉ trả được 98% số nợ. Cần lưu ý, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động đây chủ yếu là nguồn cá nguyên liệu đã mua đang đi đường, đặc điểm loại hàng này là khả năng thanh lý rất thấp. Cho nên nếu loại hàng tồn kho ra thì khả năng thanh toán tổng quát chỉ là 0,45 trong năm 2010.Điều này cho thấy, doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ ngắn hạn. Với các khoản nợ ngắn hạn lớn sự tồn tại của doanh nghiệp phần lớn phụ thuộc trong tay các chủ nợ ngắn hạn. Tổng kết tình hình tài chính Trong lĩnh vực thương mại: Thị trường phát triển mạnh. Doanh thu tăng rất nhanh, nhưng khoản phải thu cuối năm lại giảm hơn năm trước cho thấy khả năng quản lý công nợ tốt và có được các khách hàng uy tín. Trong lĩnh vực chi phí và lợi nhuận: Tỷ lệ giá vốn trên doanh thu tăng dẫn đến tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu giảm, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục. Chi phí bán hàng và quản lý tăng rất mạnh nhưng tỷ trọng trong doanh thu lại giảm đi, đây là thành tích đáng ghi nhận. Đã khắc phục được tình trạng âm lợi nhuận, tuy nhiên tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu vẫn chưa cao do gánh nặng chi phí lãi vay. Trong lĩnh vực tài chính: Cả 2 năm doanh nghiệp đều có nhu cầu về vốn dài hạn, doanh nghiệp sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ dài hạn (đầu tư tài sản cố định). Cho thấy tài sản cố định không được tài trợ một cách lành mạnh. Khả năng thanh toán thấp đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh nguyên nhân chủ yếu do vốn bằng tiền ít và vay ngắn hạn lớn. Cùng với khả năng độc lập tài chính không cao, trong năm tiếp theo doanh nghiệp khó có khả năng vay dài hạn hay gia tăng vay ngắn hạn nếu không gia tăng vốn chủ sở hữu. Như vậy sau 2 năm 2009 và 2010, doanh nghiệp đã có những bước phát triển mạnh, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được nguồn lợi nhuận. Sự phát triển này đã tạo nên tính bất ổn định về mặt tài chính, tài sản cố định được tài trợ không lành mạnh, khả năng thanh toán thấp. Mức độ bất ổn định này có thể tạm chấp nhận được ở các doanh nghiệp đang trên đà phát triển,còn đối với lắp máy miền Nam, doanh nghiệp nên xây dựng cơ cấu tài chính an toàn hơn để phát triển bền vững và lâu dài. CHƯƠNG 5: HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH NĂM 2011 5.1 Dự báo doanh thu Dự báo doanh thu là bước đầu tiên và rất quan trọng trong việc hoạch định tài chính. Đây là công việc khó, đòi hỏi người dự báo thu thập nhiều nguồn thông tin, sử dụng phương pháp dự báo hợp lý và một yếu tố hết sức quan trọng đó là kinh nghiệm. Có nhiều phương pháp dự báo như: dự báo theo bình quân di động, san bằng số mũ giản đơn, phương pháp Brown…lựa chọn phương pháp dự báo phù hợp với doanh nghiệp là điều không dễ dàng. Để có được phương pháp dự báo doanh thu tốt nhất ta xem xét các yếu tố sau: Từ số liệu doanh thu các kỳ trong quá khứ ,sử dụng các phương pháp dự báo doanh thu năm 2011. Ở tầm quốc gia, nhận thức doanh nghiệp là trung tâm cho sự phát triển kinh tế xã hội đã được khẳng định, từ nhận thức đó, chính phủ sẽ hoàn thiện và ban hành những chính sách kinh tế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh. Uy tín tuyệt đối của Công ty với các ngành hàng thương mại, các nhà cung cấp, các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành hàng sẽ tạo tiền đề cơ bản cho Công ty tận dụng được các cơ hội kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận. Bộ máy quản lý điều hành và tập thể CB.CNV có trình độ, được đầu tư đúng mức để cập nhật kiến thức, luôn năng động, sáng tạo, nhạy bén thích ứng với tình hình, đủ sức vượt qua khó khăn, thách thức để nắm bắt cơ hội kinh doanh. Dựa vào các cơ sở trên doanh nghiệp dự báo doanh thu sẽ tăng 25% trong năm 2011. 5.2 Báo cáo tài chính dự kiến năm 2011 Một khi doanh thu đã được dự báo, bước tiếp theo là dự báo báo cáo tài chính. Hiện nay có hai phương pháp thường được sử dụng: Phương pháp tỷ lệ phần trăm theo doanh thu và phương pháp chi tiêu theo kế hoạch. Phương pháp tỷ lệ phần trăm theo doanh thu: là phương pháp khá đơn giản. Về cơ bản nó dựa trên giả thuyết cho rằng tất cả các chi phí thành phần sẽ chiếm một tỷ lệ ổn định trong doanh thu bán ra trong tương lai, không thay đổi so với tỷ lệ của chúng trong quá khứ. Phương pháp chi tiêu theo kế hoạch: là phương pháp dự báo dựa trên những thông tin có liên quan đến thời kỳ có liên quan mà doanh nghiệp dự kiến xây dựng báo cáo tài chính cho nó. Có thể nhận thấy cả hai phương pháp trên đều có những điểm lợi và bất lợi, vì trong báo cáo tài chính có một số khoản mục có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với doanh thu, việc dự đoán chi tiêu tương lai cho chúng là không cần thiết và đôi khi kém chính xác do các yếu tố chủ quan. Và cũng có những khoản mục trong báo cáo tài chính không tăng tỷ lệ thuận với doanh thu sử dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm theo doanh thu lại không chính xác. Do đó phương pháp được sử dụng ở đây là kết hợp hai phương pháp trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoạch định tài chính năm 2011 tại công ty TNHH thương mại và DV lắp máy Miền Nam.doc
Tài liệu liên quan