Đề tài Hoạch định tình hình tại chính quý I năm 2011 tại công ty AO. Smith Corp

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

MỤC LỤC 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU 4

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH 5

1.1. Khái niệm 5

1.2. Vai trò của hoạch định 5

1.3. Mục tiêu của hoạch đính tài chính 5

1.4. Căn cứ lập kế hoạch tài chính 6

1.5. Các loại kế hoạch tài chính 6

1.6. Các phương pháp lập kế hoạch tài chính 7

1.6.1. Phương pháp quy nạp 7

1.6.2. Phương pháp diễn giải 7

1.7. Các chỉ tiêu xây dựng ngân sách hoạt động 7

1.7.1. Ngân sách bán hàng 7

1.7.2. Ngân sách sản xuất 8

1.7.3. Ngân sách nguyên mua sắm nguyên vật liệu 8

1.7.4. Ngân sách quản lý 8

1.8. Xây dựng các ngân sách tài chính 9

1.8.1. Ngân sách ngân quỹ 9

1.8.2. Dự đoán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 10

1.8.3. Dự toán báo cáo nguồn và sử dụng 10

1.8.4. Lập dự toán bảng cân đối kế toán 11

PHẨN II. HOẠCH ĐỊNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUÝ I/2011 TẠI CÔNG TY AO SMITH 12

2.1. Sơ lược về AO Smith Corp. (AOS) 12

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 12

2.1.2. Cơ cấu tổ chức công ty 13

2.1.3. Ngành nghề kinh doanh 14

2.1.4. Tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian qua 14

2.2. Lập kế hoạch tài chính. 20

2.2.1. Xây dựng ngân sách hoạt động 20

2.2.1.1. Ngân sách bán hàng 20

2.2.1.2. Ngân sách sản xuất 21

2.2.1.3. Ngân sách mua sắm 22

2.2.1.4. Ngân sách quản lý 23

2.2.1.5. Ngân sách ngân quỹ 24

2.2.1.6. Kế hoạch đầu tư tài trợ 26

2.2.1.7. Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 27

2.2.1.8. Các thay đổi tài chính 28

2.2.1.9. Biến động của công ty AO Smith 29

2.2.1.10. Lập dự toán bảng cân đối kế toán 30

PHẦN III: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CỦA DOANH NGHIỆP SAU KHI HOẠCH ĐỊNH 31

3.1. Đánh giá tình hình tài chính của công ty sau khi hoạch định 31

3.2. Một số giải pháp cho công ty sau khi hoạch định. 32

KẾT LUẬN 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

NHIỆM VỤ CỦA TỪNG THÀNH VIÊN 36

 

 

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạch định tình hình tại chính quý I năm 2011 tại công ty AO. Smith Corp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong tương lai, dự toán kết thúc với thông tin về tình hình lời lỗ trong thời kỳ đó. Các nhà phân tích phải sử dụng thông tin từ ngân sách bán hàng để xác định doanh thu, thông tin từ ngân sách sản xuất để xác định giá vốn hàng bán và thông tin từ các ngân sách hoạt động để xác định chi phí cho dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Công thức tính giá vốn hàng bán: Giá vốn Chi phí Chi phí Chi phí hàng bán = NVLTT + NCTT + QLSX 1.8.3. Dự toán báo cáo nguồn và sử dụng Để làm cơ sở cho việc xây dựng bảng cân đối kế toán , chúng ta cần ra soát và tổng hợp toàn bộ các thay đổi trong một báo cáo nguồn và sử dụng ngân quỹ. Điều này rất thuận lợi cho việc kiểm soát các dòng dịch chuyển tiền tệ của thời kỳ kế hoạch và nhận thức rõ ảnh hưởng của mọi quyết định tài chính. Dự toán báo cáo nguồn và sử dụng bao gồm các công việc sau: Tổng hợp các thay đổi tài chính. Xem xét các khoản phải thu. Thống kế hàng tồn kho. Xem xét các tài khoản ngắn hạn khác. Nguyên giá tài sản cố định. Chênh lệch tài sản cố định. Các khoản phải trả ngắn hạn khác. Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn. Vốn chủ sở hữu. Các công thức áp dụng để dự toán báo cáo nguồn và sử dụng cho hàng tồn kho : Chênh lệch tồn kho NVL = Chi phí mua sắm - Chi phí NVLSXTT trong kỳ Chênh lệch tồn kho SP = Chi phí SXTT - Giá vốn hàng bán 1.8.4. Lập dự toán bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp dưới hình thức tiền tệ, vào thời điểm lập báo cáo. Dự toán bảng cân đối kế toán thể hiện trạng thái tài chính của công ty vào cuối thời kỳ lập kế hoạch, nó phản ánh tổng hợp các thay đổi tài chính do các quyết định và hành động của các nhà quản trị đã hoạch định trong kỳ. Dự đoán bảng cân đối kế toán phản ánh vị thế tài chính dự đoán của công ty và thực hiện 3 mục tiêu chính sau: Đưa ra định hướng hoạt động của công ty với mức đầu tư thấp nhất. Cung cấp một lớp đệm tài chính để giúp công ty vượt qua các thời kỳ suy giảm kinh tế. Đảm bảo khả năng khai thác các cơ hội không dự đoán trước trong tương lai. Công thức tính số dư tiền mặt: Số dư cuối kỳ của tiền mặt = số dư tiền mặt 2010 + chênh lệch ngân quỹ (2010,2011) Công thức tính số dư tài sản cuối kỳ: Số dư tài sản cuối kỳ = số dư tài sản 2010 + chênh lệch tài sản (2010,2011) Công thức tính số dư nguồn vốn cuối kỳ: Số dư nguồn vốn cuối kỳ = số dư nguồn vốn 2010 + chênh lệch nguồn vốn (2019,2011) PHẨN II. HOẠCH ĐỊNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUÝ I/2011 TẠI CÔNG TY AO SMITH 2.1. Sơ lược về AO Smith (AOS) 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển AO Smith có một lịch sử phong phú về các thành tựu về công nghệ. Được thành lập vào năm 1874 trải qua một quá trình dài xây dựng và phát triển, công ty đã thực hiện sản xuất kinh doanh qua rất nhiều lĩnh vự, ở mỗi lĩnh vực công ty đềucó nhưngx thành tựu lo lớn: Năm 1889 công ty bước vào ngành công nghiệp xe đạp với việc giới thiệu cách giữ trọng tâm cho bánh xe ở phía trước, sự đổi mới này đã làm cơ sở cho việc sản xuất ra khung xe đạp. Năm 1895, CJ Smith và con trai cho ra chiếc xe đạp lớn nhất nước Mỹ, sau này công ty trở thành nhà sản xuất xe đạp lớn nhất thế giới. Năm 1899, Arthur O. Smith con trai của CJ Smith phát minh ra chiếc ôtô đầu tiên bằng thép, các khung hình bằng thép rất tốn kém. Ba năm sau công ty bắt đầu làm khung cho những chếc ôtô bằng thép. Trong vòn bốn năm công ty đã trở thành nhà sản xuất khung hình lớn nhất Bắc Mỹ. Năm 1913, AO Smith mất, con trai ông là Lloyd Raymond Smith trở thành thế hệ thứ ba của gia đình lãnh đạo công ty. Năm 1914, công ty cho ra đời mô hình chiếc xe đạp thể thao đầu tiên. Sau này công ty đã bán được công nghệ sản xuất xe này cho công ty Briggs. Năm 1918, kỹ sư Smith phát triển các que hàn tráng, một bước đột phá có ảnh hưởng đến sự phát triển của hàn hồ quang. The company remained in the welding products business until 1965. Công ty vẫn còn trong kinh doanh các sản phẩm hàn cho đến năm 1965. Năm 1921,theo chỉ đạo của LR Smith, ra mắt mô hình "Marvel cơ khí," đây là một mô hình hoàn toàn tự động để lắp khung ôtô. Mô hình nầy có khả năng làm một khung xe trong vòng tám giâyCapable of making a frame every eight seconds, the plant operated unti, nhà máy hoạt động cho đến năm 1958. Từ năm 1925 đến năm 1963 công ty cho ra mắt công nghệ hàn hồ quang đầu tiên được áp dụng cho các công trình lọc dầu. Năm 1930 công ty xây dựng một Deco lấy cảm hứng từ nghiên cứu cơ khí xây dựng nghệ thuật ở Milwaukee, đây một trong những chuyên dụng hoạt động R & D đầu tiên tại Hoa Kỳ lúc đó. AO Smith được cấp bằng sáng chế bình nước nóng-thủy tinh vào năm 1930. This concept quickly became the standard of the industry, making hot water an affordable convenience for homeowners. Khái niệm này nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn của ngành công nghiệp, làm cho nước nóng là một thuận tiện rất lớn cho các gia đình. The company began mass-producing residential water heaters three years later, but shifted all production to war-time use during World War II.Công ty bắt đầu sản xuất bình nước nóng vào năm sau đó. Đây chính là bước ngoặc cho công nghệ sản xuất bình nước nóng hiện nay của công ty. Kể từ đây công ty chuyển sang lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các thiết bị điện gia dụng và đạt nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực này. Công ty là một trong những tổ chức đi tiên phong trong việc sản xuất ra các loại bình nước nóng và công nghệ lọc nước hiện nay. Hiện nay công ty AO Smith có một hệ thống chi nhánh rộng khắp trên thế giới. Bao gồm: Canada, Ấn Độ, Đức, Mexico, Anh, Singapore, Trung Quốc… Trong đó Trung Quốc là nơi có nhiều chi nhánh của AO Smith nhất. Cơ cấu tổ chức công ty Đại Hội Đồng Thành Viên Đứng đầu công ty là chủ tịch hội đồng quản trị Paul W. Jones AO Smith. Ông là thế hệ thứ năm của gia đình Smith đứng ra lãnh đạo công ty. HĐQT (Chủ tịch HĐQT) Ban Giám Đốc P. Kinh doanh XNK P. Kế toán P. Kế hoạch P. Tổ chức nhân sự Xí nghiệp SX P. Thí nghiệm P. Kỹ thuật Ban Thu mua Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty AO Smith 2.1.3. Ngành nghề kinh doanh Giống như phần giới thiệu ở trên AO Smith là một công ty có lịch sử kinh doanh phong phú từ sản xuất xe đạp, khung ôtô, công nghệ hàng hồ quang, đến sản xuất các thiết bị điện gia dụng như hiện nay. Những sản phẩm mà công ty sản xuất hiện nay gồm: Bình nước nóng. Máy Bơm. Thiết bị lọc nước. 2.1.4. Tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian qua AO Smith là một trong những nhà sản xuất và cung cấp bình nước nóng lớn nhất thế giới. Hệ thống chi nhánh của công ty có mặt ở hầu hết các nước lớn. Tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian qua được thể hiện qua bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như sau: Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán Đơn vị: Công ty AO Smith BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Đơn vị tính: 1000USD Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 TÀI SẢN - Tài sản ngắn hạn + Tiền mặt và các khoản tương đương tiền 118.9 76.3 29.4 + Các khoản phải thu thuần 340.6 301.4 426.7 + Hàng tồn kho 146.8 110.5 282 + Tài sản ngắn hạn khác 289.7 251.8 432.2 Tổng tài sản ngắn hạn 896 740 1170.3 - Tài sản dài hạn + TSCĐ 480.4 394.5 579.4 + Giá trị hao mòn luỹ kế 208.4 200 200.3 + Tài sản dài hạn khác 735,6 550 318.9 Tổng tài sản dài hạn 1216 1144.5 1098.6 TỔNG TÀI SẢN 2112 1884.5 2268.9 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ - Nợ ngắn hạn + Phải trả người bán 200.6 219.9 214.3 + Phải trả người lao động 195 150 160 + Vay và nợ ngắn hạn 100.2 95 80 + Các khoản phải trả, phải nộp khác 41 26.4 50.7 Tổng nợ ngắn hạn 536.8 491.3 505 - Nợ dài hạn + Vay và nợ dài hạn 242.4 232.1 317.3 + Các khoản nợ dài hạn khác 451.4 480.4 420.5 Tổng nợ dài hạn 693.8 712.5 737.8 Tổng nợ phải trả 1230.6 1203.8 1242.8 B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU - Cổ phần phổ thông 77.6 79.2 65.7 - Lợi nhuận chưa phân phối 442.1 365.4 858.7 - Thặng dư vốn cổ phần 655.7 636.9 79.2 - Nguồn vốn khác -304 -310.8 -362.5 Tổng số vốn của chủ sở hữu 871.4 770.7 641.1 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 2102 1974.5 1883.9 Nhìn chung qua ba năm 2008, 2009 và 2010 tình hình tài sản của AO Smith có nhiều biến động. Tài sản của doanh nghiệp giảm từ 2268.9 SD 2007 xuống còn 1884.5 USD năm 2009. Nguyên nhân của sự biến động này là do cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2009 diễn ra tại Mỹ và ảnh hưởng ra toàn thế giới. AO Smith cũng giống như những doanh nghiệp ở Mỹ đều chịu ảnh hưởng nặng từ cuộc khủng hoảng này. Qua năm 2010 công ty đã thoát khỏi sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, tài sản của doanh nghiệp tăng lên đáng kể là 2112 USD. Trong đó tài sản ngắn hạn tăng lên 156 USD so với tài sản dài hạn là 71.5 điều này cho thấy công ty đang nỗ lực gia tăng việc bán hàng, tăng nguồn tài sản lưu động trong ngân quỹ để sẵn sang cho những dự định đầu tư sau thời kỳ khủng hoảng. Khă năng thanh toán hiện thời: RC = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn Năm 2008: RC2008 = 2.32 Năm 2009: RC2009 = 1.51 Năm 2010: RC2010 = 1.67 Từ kết quả trên ta có thế thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty giảm đáng kể ở năm 2009. Trong khi năm 2008 1 USD nợ sẽ được đảm bảo bằng 2.32 USD tài sản ngắn hạn của công ty thì đến năm 2009 1 đồng nợ chỉ được đảm bảo bằng 1.51 USD tài sản ngắn hạn. Điều này có thể cho thấy năm 2008 tình hình tài chính của công ty đầy khó khăn, áp lực thanh toán đè nặng lên những nhà hoạch định tài chính của doanh nghiệp. Đến năm 2010 kinh tế thế giớ thoát khỏi khủng hoảng tình hình kinh doanh của công ty dần khôi phục, khả năng thanh toán hiện thời của công ty tăng lên, lúc này 1 USD nợ sẽ được đảm bảo bằng 1.67 USD tài sản ngắn hạn. Tuy khả năng thanh toán của công ty tăng lên nhưng so với năm 2008 thì con số này vẫn còn chênh lệch khá nhiều, vì thế công ty cần nỗ lực hơn nữa để khôi phục lại vị thế của mình. Khả năng thanh toán nhanh: Rq = (Tài sản ngắn hạn – Tồn kho) / Nợ ngắn hạn Năm 2008: Rq2008 = 1.76 Năm 2008: Rq2009 = 1.28 Năm 2008: Rq2010 = 1.40 Khi so sánh chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn trừ đi tồn kho với nợ ngắn hạn thì ta thấy chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn trừ đi tồn kho luôn lớn hơn nợ ngắn hạn. Năm 2008 con số này là 383.3, năm 2009 là 138.2 và năm 2010 là 212.4. Điều này cho thấy công ty duy trì quá nhiều hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hoá thành tiền thấp. Đây là nguyên nhân làm khả năng thanh toán của công ty giảm. Vì vậy công ty nên có chính sách duy trì hàng tồn kho hợp lý. Tuy nhiên hai thông số trên chưa thể cho ta biết phải thu khách hàng và hàng tồn kho thực tế có lớn quá mức không ? Vì vậy chúng ta cần nghiên cứu các thông số tiếp theo. Tổng nợ trên vốn chủ sở hữu RD/E = Tổng nợ / Vốn chủ sở hữu Năm 2008: 1.94 Năm 2009: 1.56 Năm 2010: 1.41 Tỷ lệ này cho biết các chủ nợ năm 2008 cung cấp 1.94 USD tài trợ so với mỗi USD vốn mà cổ đông cung cấp, hay có thể nói các khác là 1.94 USD tài trợ của chủ nợ được đảm bảo bằng 1 USD vốn của cổ đông. Con số này qua các năm đã giảm xuống nhưng vẫn còn ở mức quá cao. Những con số này chứng minh được AO Smith đang dùng đòn bẩy tài chính rất lớn. Điều này sẽ làm cho các chủ nợ có cảm giác không an toàn khi có quyết định đầu tư tài trợ cho công ty. Tỷ lệ nợ trên tài sản RD = Tổng nợ / Tổng tài sản Năm 2008 : 0.55 Năm 2009 : 0.64 Năm 2010 : 0.58 Những con số trên có nghĩa là, năm 2008 55% tài sản của công ty AO Smith được tài trợ bằng vốn vay và 45% là của chủ sở hữu. Năm 2009 con số này tăng lên 64% tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay và 34% là bằng vốn của chủ sở hữu. Năm 2010 con số này giảm xuống tương đối lớn từ 64% năm trước còn 58% là từ vốn vay và 42% là từ chủ sở hữu. Những con số này đang ở ngưỡng đáng báo động. Nếu công ty tiếp tục duy trì đòn bẩy tài chính như thế thì rủi ro cho công ty là rất lớn. Bảng 2.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: Công ty AO Smith BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Đơn vị tính: 1000USD Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2009 31/12/2008 - Doanh thu thuần 1489.3 1375 2304.9 - Giá vốn hàng bán 1043.3 980.1 1807.4 - Lợi nhuận gộp 446 394.9 497.5 - Các khoản chi phí hoạt động: + Nghiên cứu phát triển 0 0 0 + Chi phí bán hàng và chi phí quản trị 328.7 291.8 357.4 + Chi phí khác 35.5 1.3 9.2 - Lợi nhuận thuần 81.8 101.8 130.9 - Thu nhập khác -0.5 -2.8 -1.6 - Chi phí khác 6.9 7.2 19.2 - Lợi nhuận trước thuế 74.4 91.8 110.1 - Thuế thu nhập Doanh nghiệp phải nộp 17.3 30.9 27.9 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 57.1 60.5 81.9 Chúng ta có thể đánh giá tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian qua. Chúng ta các xem xét các thông số sau: Khả năng sinh lợi trên doanh số Lợi nhuận gộp biên = Lợi nhuận gộp về BH và CCDV / Doanh thu thuần về BH và CCDV Năm 2008: 0.21 Năm 2009: 0.29 Năm 2010: 0.30 Nhìn chung lợi nhuận gộp biên qua các năm đều tăng lên. Năm 2008 trong một đồng doanh thu thì có 0,21 USD lợi nhuận, năm 2009 1 USD doanh thu có đến 0.29 USD lợi nhuận, và năm 2010 tăng nhẹ so với năm trước là 0.30. Tuy năm 2009 tỷ lệ tài sản của công ty giảm xuống đáng kể và doanh thu đạt được cũng giảm nhiều nhưng lợi nhuận của công ty lại tăng cao hơn rất nhiều so với năm 2008. Lợi nhuận của công ty liên tục tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả. Vòng quay tổng tai sản Vòng quay tổng tài sản = Doanh thi thuần vế BH và CCDV / Tổng tài sản bình quân trong kỳ. Năm 2008 : 1.01 vòng Năm 2009 : 0.72 vòng Năm 2010 : 0.71 vòng Từ kết quả trên ta có thể thấy doanh nghiệp đang có xu hướng giảm dần doanh thu. Năm 2008 mỗi đồng đầu tư thì tạo ra được 1.01 USD doanh thu, nhưng đến năm 2009 con số này giảm đáng kể mỗi USD đầu tư lúc này chỉ tạo ra 0.72 USD doanh thu và đến năm 2010 con số này tiêp tục giảm nhẹ so với 2009 và giảm khá nhiều so với 2008. Thu nhập trên tổng tài sản (ROA) Thu nhập trên tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế TNDN / Tổng tài sản bình quân trong kỳ. Năm 2008 : 0.036 Năm 2009 : 0.032 Năm 2010 : 0.027 Chỉ tiêu này cho chúng ta biết trong một USD tài sản đầu tư thì tạo ra được năm 2008 là 0.036 USD lợi nhuận cuối cùng, năm 2009 là 0.032 và năm 2010 là 0.027. Những con số trên cộng với những con số về lợi nhuận gộp ta có thể rút ra nhân xét, năm 2008 tuy tỷ lệ lợi nhuận gộp ít hơn so với hai năm còn lại nhưng lợi nhuận cuối cùng mà công ty có được lại cao hơn so với hai năm trước. Hai năm sau lợi nhuận gộp tăng nhưng những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra cũng lớn điều này dẫn đến lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp càng ngày càng có xu hướng giảm. Doanh nghiệp cần có giải pháp cắt giảm chi phí để thu lại lợi nhuận nhiều hơn. Thu nhập trên vốn chủ (ROE) Thu nhập trên vốn chủ = Lợi nhuần thuần sau thuế TNDN / Tổng vốn chủ sở hữu bình quân. Năm 2008 : 0.128 Năm 2009 : 0.079 Năm 2010 : 0.066 Cũng giống như ROA, ROE cũng giảm dần qua các năm. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng nhiều tài sản hơn để tạo ra doanh thu. Thường thì các nhà đầu thường quan tâm đến chỉ số này để quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Nhưng chỉ số ROE của AO Smith liên tục giảm qua các năm nên đây sẽ là một trong những bất lợi cho AO Smith trong việc thu hút đầu tư. Vì vậy công ty nên cải thiện chỉ số này bằng cách tăng khả năng sinh lợi, vòng quay tổng tài sản, đòn bẩy tài chính hoặc vòng quay vốn chủ. 2.2. Lập kế hoạch tài chính. 2.2.1. Xây dựng ngân sách hoạt động 2.2.1.1. Ngân sách bán hàng Bảng 2.3: Ngân sách bán hàng Chỉ tiêu Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Đơn vị Sản lương bán 25000 35000 55000 Sản phẩm Hàng tồn kho 200 300 300 450 Sản phẩm Giá vốn . 756.5 1053.5 1658 1000 USD Giá bán 0.0541 0.0542 0.0541 1000 USD/ 1SP Doanh thu 1352.86 1896.30 2976.28 1000 USD Lương nhân viên bán hàng 135.29 189.63 297.63 1000 USD Chi phí khác 13.53 18.96 29.76 1000 USD Tổng chi phí bán hàng 148.81 208.59 327.39 1000 USD Dựa vào bảng 2.3 ngân sách bán hàng của công ty AO Smith ta thấy sản lượng bán hàng của công ty AO Smith biến động theo tháng. Tháng 1 sản lượng bán của công ty là 25000 đến tháng 2 sản lượng bán tăng lên 1.4 lần so với tháng 1 và tháng 3 tăng lên 2.2 lần so với tháng 1 và tăng 1.57 lần so với tháng 2. Sự thay đổi này có thể là do nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thay đổi theo tháng. Các chỉ tiêu trong ngân sách này được tính như sau: Giá bán một sản phẩm : (1.8 x giá vốn) / ( sản lượng bán) Doanh thu = Sản lượng bán * giá bán. Lương nhân viên bán hàng = 10% * Doanh thu Các chi phí khác = Doanh thu * 1% Tổng chi phí bán hàng = Tổng lương + chi phí bán hàng khác 2.2.1.2. Ngân sách sản xuất Bảng 2.4: Bảng ngân sách sản xuất Chỉ tiêu Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Đơn vị Hàng tồn kho cuối kì 200 300 300 450 Sản phẩm Hàng tồn kho đầu kỳ 200 300 300 450 Sản phẩm Sản lượng sx 25100 35000 55150 Sản phẩm NVL dùng vào sản xuất 50200 70000 110300 Sản phẩm Chi phí NVL trực tiếp 251 350 551.5 1000 USD Chi phí nhân công trực tiếp sx 502 700 1103 1000 USD Lương quản lý 3.5 3.5 3.5 1000 USD Dựa vào có những số liệu có được từ bảng ngân sách sản xuất ta có thể hoạch định được sản lượng sản xuất trong kỳ. Và có được sản lượng sản xuất ta có thể suy ra được số lượng nguyên vật liệu dùng vào sản xuất. Cụ thể các chỉ tiêu trong bảng ngân sách bán hàng được tính như sau: Số đơn vị sản xuất = Lượng bán + Hàng tồn kho cuối kỳ dự kiến – Hàng tồn kho đầu kỳ. Với một sản phẩm ta cần hai đơn vị nguyên vật liệu. Từ đó suy ra số lượng nguyên vật liệu dùng vào sản xuất: NVL dùng vào sản xuất = Sản lượng sản xuất * 2 Ta có giá của một đơn vị vật liệu là 5 USD. Từ đó có thể suy ra chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp = NVL dùng vào sản xuất * 5 Định mức tiền công trả cho nhân viên là 20 USD /SP. Suy ra chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sẽ là : Chi phí nhân công trực tiếp = Sản lượng sản xuất * 20 Lương quản lý được cố định qua các tháng là 3.5 nghìn USD. 2.2.1.3. Ngân sách mua sắm Bảng 2.5: Ngân sách mua sắm Chỉ tiêu Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Đơn vị Hàng tồn kho NVL cuối kì 350 7000 11030 0 Sản phẩm Hàng tồn kho NVL đầu kì 350 7000 11030 Sản phẩm NVL trực tiếp sản xuất 50200 70000 110300 Sản phẩm Khối lượng NVL mua 56850 74030 99270 Sản phẩm Giá NVL 0.005 0.005 0.005 1000 USD Chi phí mua NVL 284.25 370.15 496.35 1000 USD Các thông số trong bảng ngân sách mua sắm được tính như sau: Hàng tồn kho NVL cuối kỳ của năm 2010 là 350. Bắt đầu quý I năm 2011 thì dự kiến tồn kho cuối kỳ = 20% * sản lượng sản xuất của tháng sau. Hàng tồn kho đầu kỳ được xác định theo cách: Hàng tồn kho cuối kỳ của kỳ này là hàng tồn kho của đầu kỳ kia. Lượng NVL mua sắm trong kì= NVL trực tiếp dùng trong kì+TK NVL cuối kì - TK NVL đầu kì. Với giá mua một đơn vị NVL là 0.05 (1000 USD) thì chi phí mua nguyên vật liệu được tính như sau: Chi phí mua sắm NVL = Lượng NVL mua sắm trong kỳ * 0.005 2.2.1.4. Ngân sách quản lý Bảng 2.6: Ngân sách quản lý Chỉ tiêu Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Đơn vị Thuê văn phòng 1 1 1 1000 USD Chi phí phát sinh khác 13.1 18.5 29.3 1000 USD Chi phí lương quản lý 14.07 19.47 30.27 1000 USD Tổng cộng chi phí quản lý doanh nghiệp 28.13 38.93 60.53 1000 USD Ngân sách quản lý doanh gồm chi phí dự đoán cho toàn bộ việc tổ chức và vận hành của doanh nghiệp. Thông thường thì hầu hết các ngân sách này đều được cố định theo doanh thu. Cụ thể ngân sách quản lý của AO Smith được xác định như sau: Tiền thuê văn phòng cố định cho mỗi tháng là 1000 USD. Chi phí quản lý doanh nghiệp được cố định cho mỗi tháng 1000 USD. Chi phí khác = (Doanh thu * 2%.) -50% Chi phí lương quản lý doanh nghiệp = (Doanh thu *2% +tiên thue van phòng) * 50%. Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp bằng = Tiền thuê văn phòng + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí phát sinh khác + Chi phí lương quản lý. 2.2.1.5. Ngân sách ngân quỹ Bảng 2.7: Ngân sách ngân quỹ Đơn vị : 1000 USD Chỉ tiêu Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Doanh số 1352.86 1896.30 2976.28 Thu tiền ngay 338.21 474.08 744..07 Bán tín dụng 1014.64 1422.23 2232.21 Thu sau 1 tháng 507.32 711.11 Thu sau 2 tháng 405.86 Thu sau 3 tháng Tổng thu từ bán tín dụng 0 507.32 1116.97 Thu ròng từ kinh doanh 338.21 981.40 1861.04 Thanh lý tài sản 35 Vay dài hạn 50 Tổng thu 423.1 981.0 1861.4 Chi Mua sắm NVL 284.5 370.5 496.35 Thanh toán cho NCC Ngay trong tháng 213.1875 277.6125 372.2625 Sau 1 tháng 71,0625 92,5375 Tổng thanh toán cho NCC 213.19 348.68 464.80 Tiền lương 654.85 912.60 1434.39 Thanh toán trong tháng 523.88 730.08 1147.51 Thanh toán sau 1 tháng 104.78 146.02 Tổng lương thanh toán 523.88 834.85 1293.53 Thanh toán tiền thuê văn phòng 1 1 1 Đầu tư 65 Trả nợ ngân hàng 10 Thanh toán lãi 1 Thanh toán thuế 17.3 Chi phí quảng cáo 13.56 18.96 29.76 Tổng chi 761.90 1286.84 1789.09 Cân đối thu chi -337.84 -304.17 72.97 Số dư chưa tài trợ 118.9 -218.94 -523.10 -450.13 Ngân sách ngân quỹ là một trong những loại ngân sách quan trọng nhất của một tổ chức. Chúng ta cần lập ngân sách ngân quỹ sau khi lập xong các ngân sách hoạt động. Các chỉ tiêu trong ngân sách ngân quỹ được tính như sau: Doanh số = Doanh thu (bảng ngân sách bán hàng). Thu tiền ngay= 25% * doanh thu Bán tín dụng =75% * doanh thu Thu sau 1 tháng = 50% * bán tín dụng Thu sau 2 tháng = 40% * bán tín dụng. Tổng thu từ bán tín dụng= thu sau 1 tháng + thu sau 2 tháng Thu ròng từ kinh doanh= Thu tiền ngay + tổng thu về bán tín dụng Tổng thu = Thu ròng từ kinh doanh + Thanh lý tài sản + Vay dài hạn Thanh toán trong tháng = 75% * mua sắm Thanh toán sau 1 tháng = 25% * mua sắm Tổng thanh toán cho nhà cung cấp = thanh toán trong tháng + thanh toán sau 1 tháng Lương = Lương nhân viên bán hàng (bảng 2.3) + chi phí nhân công trực tiếp sản xuất ( bảng 2.4) + lương quản lý ( bảng 2.4) + chi phí lương nhân viên quản lí (bảng 2.6) Thanh toán trong tháng = 80% * lương Thanh toán sau 1 tháng = 20% * lương Tổng lương thanh toán = thanh toán trong tháng + thanh toán sau 1 tháng Tổng chi = tổng thanh toán cho nhà cung cấp + Tổng lương thanh toán + thanh toán tiền thuê văn phòng + đầu tư + trả nợ ngân hàng + thanh toán lãi + thanh toán cổ tức + thanh toán thuế + Thuế trả trước Cân đối thu chi = Tổng thu - Tổng chi Nhìn vào 2.7 ta thấy ngân sách chưa tài trợ của các tháng quý I đều âm, cho nên ta phải xây dựng kế hoạch tài trợ cho quý I năm 2010. 2.2.1.6. Kế hoạch đầu tư tài trợ Bảng 2.8: Kế hoạch đầu tư tài trợ qúi I năm 2011 của công ty AO Smith Đơn vị: 1000 USD Chỉ tiêu Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Số dư chưa tài trợ 218.94 523.10 450.13 Lề an toàn 50 50 50 Nhu cầu tài trợ 268.94 573.10 500.13 Vay 573.10 Số dư cuối kì 118.90 354.16 50 123 Các chỉ tiêu từ trong bảng kế hoạch đầu tư tài trợ được tính như sau: Số dư chưa tài trợ được lấy từ bảng 2.7 Với lề an toàn cho trước là 50 ta sẽ tính được nhu cầu tài trợ là: Nhu cầu tài trợ = Số dư chưa tài trợ + lề an toàn Vay sẽ được xác định bằng cách lấy nhu cầu tài trợ lớn nhất trong quý. Số dư cuối kỳ = Vay – Số dư chưa tài trợ 2.2.1.7. Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.9: Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Qúi I năm 2011 tại công ty AO Smith Đơn vị : 1000 USD Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6228.86 Giá vốn bán hàng 3468 Lợi nhuận gộp 2760.86 Chi phí bán hàng 685.17 Chi phí quản lý doanh nghiệp 127.59 Khấu hao 54.35 Lợi nhuận thuần 1948.09 Chi phí khác 0 Lợi nhuận khác 0 Lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi 1948.09 Doanh thu hoạt động tài chính 0 Chi phí tiền lãi 1 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1947.09 Thuế TNDN 545.19 Lợi nhuận sau thuế TNDN 1401.91 Thanh toán cổ tức 0 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1401.91 Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chính là sự tổng hợp các chỉ tiêu từ các loại ngân sách đã hoạc định ở trên. Cụ thể các chỉ tiêu của bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được xây dựng như sau: Doanh thu = Tổng doanh số tháng 1,2,3. Giá vốn hàng bán = Chi phí NVLTT + Chi phí NCTT + Chi phí QLSX Lợi nhuận gộp = Doanh thu - Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng = Tổng chi phí bán hàng tháng 1,2,3 (bảng 2.3) Chi phí quản lý doanh nghiệp = Tổng cộng chi phí quản lý DN tháng 1,2,3 (bảng 2.6) Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp - (Chi phí bán hàng + Chi phí QLDN + Khấu hao) Lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi = Lợi nhuận thuần + lợi nhuận khác Chi phí tiền lãi ( bảng 2.7) Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế = Lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi - Chi phí tiền lãi Thuế thu nhập DN = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế *28% Lợi nhuận sau thuế TNDN = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế - thuế thu nhập DN Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối = Lợi nhuận sau thuế TNDN - Thanh toán cổ tức 2.2.1.8. Các thay đổi tài chính Bảng 2.10: Xác định các thay đổi tài chính để lập báo cáo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoạch định tình hình tài chính quý I -2011 tại công ty AO Smith.doc
Tài liệu liên quan