Công ty cổ phần xắpTrực Ninh mới chỉ tham gia cổ phần hóa qua 3 năm nhưng bộ máy quản lý của công ty tương đối hoàn thiện, đặc biệt là bộ máy kế toán. Việc xắp xếp nhân sự trong bộ máy kế toán hợp lý làm cho hoạt động của bộ máy có tính thống nhất cao. Trong đó, bộ phận kế toán thanh toán tiền lương đã thực hiện chi trả lương cho cán bộ CNV rất đều đặn, khoa học. Công ty thực hiện chi trả tiền lương theo 2 hình thức: trả lương theo thời gian đối với cán bộ CNV làm công tác quản lý, trả lương khoán cho công nhân trực tiếp thi công trình. Các hình thức trả lương này tạo điều kiện thuận cho công ty trong việc hoạch toán chi phí và tính giá thành của công trình.
Kế toán là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết, cẩn thận và tuyệt đối trung thành trong việc ghi chép sổ sách. Nhưng trong một thời gian thực tập ngắn, em cũng đã hiểu được phần nào công việc của kế toán là gì?. Và được làm quen với nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong thực tế của công ty.
Trong qúa trình tìm hiểu và nghiên cứu vể hạch toán tiền lưong ở công ty cổ phần xây lắp Trực Ninh em nhân thấy cần phần hạch toán tiền lưong là một phần khá phức tạp, do vậy để hoan thành được đề tài em đã cần tìm đến nhiều tài liệu cần thiết và các số liệu chi tiết về hạch toán tiền lương của công ty.
30 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xây lắp Trực Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lương thực tế người lao động nhận được
TLcb : Tiền lương cấp bậc tính theo thời gian
T : Thời gian thực tế làm việc
Tiền lương phải trả cho một ngày làm việc
Tiền lương tháng
Số ngày định mức(26 ngày)
=
Tiền lương phải trả cho một giờ làm việc
Tiền lương ngày
Số giờ định mức(8 giờ)
=
Lương ngày thường được áp dụng để tính lương trong những ngày học tập, hội họp hoặc trả theo hợp đồng ngắn hạn. Còn lương giờ áp dụng cho những công việc mang lại kết quả trong khoảng thời gian ngắn đòi hỏi chất lượng cao.
Tuy nhiên hình thức trả lương này còn có nhược điểm là mang tính chất bình quân, không khuyến khích sử dụng hợp lý thời gian làm việc, tiết kiệm nguyên vật liệu, tập trung công suất của máy móc để tăng năng suất của lao động.
Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng.
Là sự kết hợp giữa chế độ trả lương theo thời gian giản đơn với tiền thưởng, khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng và chất lượng đã quy định. Chế độ trả lương này chủ yếu áp dụng đối với những công nhân phụ.
Tiền lương thực tế phải trả cho CNV
Tiền lương theo thời gian giản đơn
Tiền thưởng
=
+
Chế độ trả lương này có nhiều ưu điểm hơn so với chế độ trả lương theo thời gian giản đơn vì nó không chỉ phản ánh được trình độ thành thạo công việc và thời gian làm việc thực tế mà còn gắn chặt với thành tích công tác của từng người thông qua chỉ tiêu xét thưởng.
Trả lương theo sản phẩm
Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động dựa trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm mà họ đã hoàn thành. Đây là hình thức trả lương được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp.
Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể:
chế độ này áp dụng để trả lương cho một nhóm người lao động khi họ hoàn thành một khối lượng sản phẩm nhất định. Những công việc đỏi hỏi nhiều người cùng tham gia thực hiện mà công việc của mỗi cá nhân có liên quan đến nhau.
TLsp= Đsp * Tqvđm * [1 + (Tqvđm - Tqvth)*k]
Trong đó: Tqvđm : Thời gian vòng quay định mức.
Tqvth : Thời gian vòng quay thực hiện.
k : Hệ số tiền lương sản phẩm được tăng lên hay giảm đi do kéo dài hoặc rút ngắn thời gian vòng quay phương tiện
Đsp : Đơn giá tiền lương sản phẩm.
Hình thức trả lương khoán.
Đây là hình thức biến thái của hình thức trả lương theo sản phẩm thường áp dụng cho những doanh nghiệp có một số công việc nếu giao chi tiết từng bộ phận sẽ không có lợi mà phải giao toàn bộ khối lượng công việc cho cả nhóm hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định.
Có một số hình thức trả lương khoán sau
Trả lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng .
Đây là hình thức trả lương theo sản phẩm nhưng tiền lương được tính theo đơn giá tập hợp theo sản phẩm hoàn thành đến công việc cuối cùng hình thức này áp dụng cho doanh nghiệp mà quá trình sản xuất trải qua nhiều giai đoạn công nghệ, nhằm khuyến khích người lao động quan tâm đến chất lượng sản phẩm.
Trả lương khoán thu nhập.
Tùy thuộc vào kết quả lao động sản xuất kinh doanh hình thành quỹ lương để phân chia cho người lao động. Nếu tiền lương không thể hoạch toán riêng rẽ cho từng người lao động thì phải hoạch toán cho cả tập thể người lao động sau đó mới chia cho từng người.
Có thể chia lương theo các phương pháp
Chia lương theo cấp bậc kỹ thuật và cấp bậc công việc trung bình cộng điểm
Chia lương theo bình quân cộng điểm
2.2.4 Một số chế độ khác khi tính lương
Chế độ trả lương khi ngừng việc
Theo thông tư số 11/ LĐ – TT ngày 14/ 4/ 1962 quy định của bộ lao động chế độ trả lương khi ngừng việc được áp dụng cho người lao động làm việc thường xuyên, buộc phải ngừng làm việc do nguyên nhân khách quan (Bão lũ, mất điện, máy hỏng....) do người khác gây ra hoặc khi chế thử, sản xuất thử sản phẩm mới.
Việc tính trả lương được tính thống nhất cho tất cả lao động theo % trên mức cấp bậc kể cả phụ cấp. Cụ thể
Trả 70% lương khi không làm việc.
Trả ít nhất 85% lương nếu phải làm việc khác có mức lương thấp hơn.
Trả 100% lương khi ngừng việc do chế thử, sản xuất thử.
Chế độ phụ cấp lương
Theo điều 4 của thông tư liên bộ số 20LĐ – TT ngày 02/06/1993 của liên bộ lao động thương binh và xã hội – Tài chính quy định có 7 loại phụ cấp:
Phụ cấp theo khu vực : Áp dụng với những nơi hẻo lánh, vùng xa có nhiều khó khăn, và điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Loại phụ cấp này có 7 mức phụ cấp với các hệ số : 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,6; 0,7, một số với mức lương tối thiểu.
Phụ cấp độc hại hoặc nguy hiểm chưa xác định, trong mức lương có 4 mức phụ cấp với các hệ số : 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; so với mức lương tối thiểu
Phụ cấp trách nhiệm cao hoặc phải kiêm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo. Có 3 mức phụ cấp với các hệ số 0,1; 0,2; 0,3 so với mức lương tối thiểu tùy thuộc vào công tác quản lý của mỗi lao động .
Phụ cấp làm đêm: Áp dụng đối với những công nhân viên chức làm ca 3 (Từ 22h đến 6h sáng) ở loại này phụ cấp gồm 2 mức:
Mức 1: Phụ cấp 30% tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ đối với công việc không thường xuyên làm việc ban đêm.
Mức 2: Phụ cấp 40% tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ đối với công việc thường xuyên làm việc theo ca.
Phụ cấp thu hút áp dụng đối với công nhân viên chức làm việc những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và các hải đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt hết sức khó khăn do chưa có cơ sở hạ tầng. Phụ cấp thu hút gồm 4 mức: 20%; 30%, 50%, 70% mức lương cấp bậc hoặc chức vụ, thời gian hưởng từ 2 đến 3 năm.
Phụ cấp đắt đỏ: Áp dụng cho những nơi có chỉ số sinh hoạt cao hơn chỉ số giá sinh hoạt bình thường của cả nước từ 10% trở lên với 5 mức phụ cấp, và hệ số phụ cấp là : 0,1; 0,15; 0,2; 0,25; 0,3 so với mức lương tối thiểu.
Phụ cấp lưu động: Áp dụng đối với một số nghề hoặc những công việc phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc hoặc chỗ ở, phụ cấp gồm 3 mức với các hệ số: 0,2; 0,4; 0,6 so với mức lương tối thiểu.
Nguyên tắc thưởng.
Tiền thưởng thực chất là khoản tiền bổ xung nhằm quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc phân phối theo lao động. Trong cơ cấu thu nhập của người lao động thì tiền lương có tính ổn định, thường xuyên, còn tiền thưởng chỉ là phần thu thêm và nó phụ thuộc vào các chỉ tiêu, phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiền thưởng có tính chất khuyến khích vật chất, để thúc đẩy sản xuất phát triển.
Nguyên tắc thực hiện chế độ thưởng.
Áp dụng chế độ thưởng thích hợp tùy vào đặc điểm sản xuất và yêu cầu công việc hoặc yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Đảm bảo mối quan hệ hữu cơ giữa các chỉ tiêu số lượng và chất lượng.
Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về mức thưởng trong nội bộ người lao động.
Tổng số tiền thưởng không vượt quá số tiền mang lại lợi ích.
Để tiền thưởng thực hiện tốt chức năng đòn bẩy thì doanh nghiệp phải xác địn rõ quỹ tiền thưởng hiện có của doanh nghiệp.
2.3 NỘI DUNG CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
2.3.1 Bảo hiểm xã hội :
Bảo hiểm xã hội (BHXH) được thực hiện ở nước ta từ những năm 1920 nhưng chưa thực sự trở thành một chính sách xã hội lớn, kể từ năm 1962 các chế độ bảo hiểm xã hội đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo đời sống CBCNV giữ vững ổn định chính trị xã hội.
Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất việc hoặc khoản thu nhập bị giảm do không còn khả năng lao động, bằng cách hình thành và sử dụng một quỹ tài chính tập trung do sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho người lao động của gia đình họ.
Hiện nay, theo nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 của chính phủ, chế độ BHXH áp dụng hầu hết các đối tượng hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể.
Theo điều149 bộ luật lao động. Quỹ BHXH dùng để chi trả trợ cấp BHXH và các chi phí khác phục vụ cho quản lý và phát triển sự nghiệp BHXH. Quỹ BHXH được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước hoạch toán độc lập và được nhà nước bảo hộ.
Quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn sau :
Người sử dụng lao động đóng 15% so với tổng quỹ lương.
Người lao động đóng góp bằng 5% so với tổng quỹ lương.
Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động.
Và từ các nguồn khác.
Khi tính mức trích BHXH, các doanh nghiệp phải nộp toàn bộ cho cơ quan BHXH nếu doanh nghiệp có nhu cầu chi tiêu thì lập kế hoạch xin cấp trở lại.
2.3.2 Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế (BHYT) thực chầt là sự bảo trợ về y tế cho người tham gia bảo hiểm, giúp họ một phần nào đó trang trải tiền khám chữa bệnh, tiền viện, tiền thuốc thang.... Mục đích của BHYT là tập hợp một mạng lưới bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, không phân biệt địa vị xã hội, mức thu nhập cao hay thấp.
Về đối tượng BHYT áp dụng cho người tham gia đóng BHYT thông qua việc mua thẻ BHYT trong đó chủ yếu là người lao động.
Quỹ BHYT được hình thành bằng cách trích 3% so với tổng quỹ lương trong đó doanh nghiệp chịu 2% được hoạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, người lao động chịu 1% được trừ vào lương. Toàn bộ quỹ này doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan sở y tế, cơ quan BHYT thống nhất quản lý và cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế.
2.3.3 Kinh phí công đoàn
Kinh phí công đoàn (KPCĐ) là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp theo chế độ hiện hành. Nguồn kinh phí này được trích theo tỷ lệ 2% so với tổng quỹ lương phải trả cho người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm phải trả được hoạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh. Khi trích mức KPCĐ trong kỳ thì một nửa (1%) doanh nghiệp phải nộp cho công đoàn cấp trên và một nửa được giữ lại sử dụng chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại cơ sở.
2.4 TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
2.4.1 Tổ chức kế toán tiền lương trong doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của kế toán lao động tiền lương trong doanh nghiệp là ghi chép phản ánh số lượng - thời gian - kết quả lao động, tính lương và các khoản trích theo lương, phân bố chi phí nhân công đúng đối tượng sử dụng lao động.
Kế toán chi tiết tiền lương.
Kế toán số lượng lao động.
Kế toán số lượng lao động theo dõi kịp thời chính xác tình hình biến động tăng giảm số lượng lao động theo từng loại lao động trên cơ sở đó làm căn cứ cho việc tính lương phải trả và các chế độ khác cho người lao động kịp thời chính xác.
Kế toán thời gian lao động.
Kế toán thời gian lao động là việc ghi chép kịp thời, chính xác thời gian lao động của từng người trên cơ sở đó tính tiền lương phải trả một cách chính xác cho người lao động. Phản ánh số ngày công, số giờ làm việc thực tế hoặc ngừng sản xuất, nghỉ việc, ốm đau của từng người lao động ở từng bộ phận sản xuất và từng phòng ban trong doanh nghiệp.
Kế toán kết quả lao động
Kế toán tiền lương sẽ ghi chép kịp thời, chính xác số lượng lao động, chất lượng sản phẩm hoàn thành hay doanh số thực hiện của từng công nhân hoặc tập thể để từ đó tính lương, tính thưởng và kiểm tra độ phù hợp của tiền lương phải trả với kết quả lao động thực tế .
Tùy thuộc vào loại hình và đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp sẽ tự lập hay lựa chọn sử dụng những chứng từ khác nhau để hoạch toán kết quả lao động. Phòng kế toán sẽ có nhiệm vụ tập hợp kết quả của toàn doanh nghiệp. Các chứng từ đó có thể là “Giấy đi đường”, “Bảng chấm công trả lương khoán”, “Bảng chấm công“.
Dựa trên các chứng từ đã lập về số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động, kê toán lập“Bảng thanh toán tiền lương“ cho từng công nhân, “Bảng thanh toán lương“ là căn cứ để thanh toán lương cho từng người lao động.
Kế toán tổng hợp tiền lương.
Để phản ánh tình hình thanh toán tiền lương và các khoản khác của người lao động, kế toán sử dụng tài khoản: TK334 (Phải trả công nhân viên). Tài khoản này phản ánh các khoản thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công phụ cấp, tiền thưởng và một số khoản thuộc về thu nhập của người lao động.
Tính chất tài khoản: Là tài khoản phản ánh nguồn
Kết cấu tài khoản:
334
- Tiền công, tiền lương và các khoản khác đã tạm ứng cho người lao động
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương của người lao động
- Thanh toán lương và các khoản khác còn lại cho người lao động
- Tính lương phải trả cho người lao động
- Tiền thưởng trợ cấp phải trả cho người lao động
- Số BHXH trả thay lương cho người lao động
Có thể có số dư bên nợ: Phản ánh số lượng tiền đã trả quá số tiền phải trả cho người lao động
SDCK: Công nợ còn phải trả CNV đến cuối kỳ
Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ: Khi đó có thể để bên Nợ và khi lên bảng cân đối cộng với số dư của TK 138 hình thành số dư của TK138 (138.8) phải trả khác. Có thể chuyển luôn sang số dư TK138.
Ngoài ra còn có các tài khoản khác: TK622; TK641; TK111; TK141; TK335; TK338.
Sơ đồ số 1: Trình tự hạch toán tổng hợp tiền lương được thể hiện bằng sơ đồ
622
431
335
141,138
111
333
338
511
338
334
Các khoản khấu trừ vào lương
Trả lương công nhân trực tiếp sản xuất
Trả lương các bộ phận quản lý
Tiền lương theo quỹ thưởng
Tiền lương nghỉ phép
BHXH trả thau lương
Trả lương bằng sản phẩm
BHXH, BHYT khấu trừ vào lương
thuế thu nhập cá nhân
Thanh toán tiền lương
612,627,641
Khi lập bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng, Kế toán phải tiến hành phân loại tiền lương, tiền thưởng phải trả cho từng phòng ban, đơn vị, sau đó các phòng ban, đơn vị tiến hành phân bổ chi tiết.
2.4.2 Tố chức kế toán các khoản trích theo lương.
Cũng như phần kế toán tiền lương, bộ phận kế toán phải tính trích riêng phần BHXH, BHYT, KPCĐ một cách chính xác theo tỉ lệ quy định và kiểm tra giám sát chặt chẽ tình hình chi tiêu các khoản này. Thanh toán kịp thời BHXH, BHYT, KPCĐ cho người lao động cũng như ngân sách Nhà nước.
Kế toán chi tiết các khoản trích theo lương.
Theo chế độ kế toán hiện hành như đã nêu trong phần lý luận, việc tính trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỉ lệ quy định:
Bảo hiểm xã hội trích 20% trên tổng quỹ lương, trong đó: Doanh nghiệp chịu 15% được hạch toàn vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Người lao động chịu 5% được trừ vào lương.
Bảo hiểm y tế trích 3% trên tổng quỹ lương, trong đó:Doanh Nghệp chịu 2% được hoạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Người lao động chịu 1% được trừ vào lương.
Kinh phí công đoàn trích 2% trên tổng quỹ lương, doanh nghiệp chịu và được hoạch toán phần này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Như vậy các khoản trích theo lương doanh nghiệp sẽ hoạch toán 19% vào chi phí và 6% trừ vào lương cho người lao động.
Mức trích các khoản theo lương
Tống số tiền lương thực tế hàng tháng
Tỷ lệ trích trước các khoản theo quy định
=
*(
Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương.
Khi phản ánh tình hình thanh toán trích lập và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán sử dụng TK338 (phải trả phải nộp khác) và chi tiết cho 3 tài khoản cấp 2: TK338.2; TK338.3; TK338.4.
TK338.2: Kinh phí công đoàn.
Bên Nợ: + Chi tiêu kinh phí công đoàn tại đơn vị
+ Kinh phí công đoàn đã nộp cho công đoàn cấp trên
Bên Có: Trích lập quỹ kinh phí công đoàn từ chi phí kinh doanh
Dư Có: Kinh phí công đoàn chưa sử dụng đến cuối kỳ
Dư Nợ: Kinh phí công đoàn vượt thu.
.TK338.3: Bảo hiểm xã hội
Bên Nợ: + Bảo hiểm xã hội phải trả cho người lao động
+ Bảo hiểm xã hội nộp cho cơ quan quản lý BHXH
Bên Có: + Trích BHXH từ chi phí kinh doanh
+ Trích BHXH trừ vào thu nhập của người lao động
Dư Có: BHXH chưa sử dụng đến cuối kỳ
Dư Nợ: Chi BHXH vượt thu
TK338.4: Bảo hiểm y tế
Bên Nợ: Nộp BHYT cho cơ sở y tế.
Bên Có: + Trích BHYT trừ vào thu nhập của người lao động.
+ Trích BHYT từ chi phí sản xuất kinh doanh.
Dư Có: BHYT chưa nộp đến cuối kỳ.
Căn cứ vào phiếu nghỉ lương BHXH, phiếu thanh toán BHXH, báo cáo quyết toán BHXH chứng nhận y tế ... Kế toán vào sổ tập hợp các khoản chích theo lương bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ số 2: Sơ đồ hoạch toán các khoản trích theo lương
Trích KPCĐ, BHXH,BHYT theo tỷ lệ quy định tính vào CPCĐ
Trích BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định trừ vào thu nhập của CNV
334
622,641,642
111,112
111,112
334
TK338(338.2 –> 338.4)
Nộp KPCĐ, BHXH, BHYT
Số BHXH, KPCĐ chi vượt được cấp
Số BHXH phải trả trực tiếp cho CNV
Chỉ tiêu KPCĐ tại cơ sở
Sau khi đã tập hợp chi phí và hoạch toán các khoản tiền lương trích theo lương, kế toán sẽ vào “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”.
2.4.3 Tổ chức hệ thống sổ sách để hoạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Tùy thuộc vào quy mô của từng doanh nghiệp. dựa trên những tính chất chung như tính chất hoạt động kinh doanh, trình độ yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp và căn cứ vào trình độ của độ ngũ cán bộ kế toán, kế toán thực hiện ghi sổ theo 1 trong 4 hình thức kế toán.
Hình thức nhật ký chung.
Căn cứ vào các chứng từ gốc là “Bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng và BHXH” với các chứng từ khác có liên quan kế toán ghi vào nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh.
Trình tự ghi sổ:
Bảng thanh toán lương, thưởng, BHXH và các chứng từ thanh toán
Sổ chi tiết
Nhật ký chung
Nhật ký chuyên dùng
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo kế toán
Hình thức này đơn giản, dễ làm, công việc phân đều trong tháng, có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp sử dụng máy vi tính.
Hình thức nhật ký sổ cái.
Trình tự ghi sổ
Chứng từ gốc
Nhật ký quỹ
Nhật ký sổ cái
Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo kế toán
Chứng từ ghi sổ.
Trình tự ghi sổ
Chứng từ gốc
Bảng kê chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng tổng kết chi tiết
Sổ chi tiết
Bảng cân đối
Số đăng ký chứng từ ghi sổ
Báo cáo
Hình thức nhật ký chứng từ.
Trình tự hoạch toán:
Chứng từ gốc
Bảng phân bổ
Nhật ký chứng từ
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Thẻ hoặc sổ chi tiết
Bảng kê
Báo cáo kế toán
PHẦN III
2.4.4. Tình hình lao động của công ty.
Tuy là một công ty xây lắp có quy mô không lớn nhưng công ty cũng có một đội ngũ cán bộ công nhân viên tương đối đông đảo, ở các trình độ khác nhau, bao gồm cả lao động trên đại học, đại học, cao đẳng... Điều này được thể hiện rất rõ thông qua biểu đồ một ta thấy số lượn, cơ cấu lao động đều có sự thay đổi qua các năm, đã phản ánh rất rõ tình hình phát triển sản xuất của công ty.
Tổng số lao động qua 3 năm tăng bình quân 8,28% trong đó năm 2001/2000 tăng 6 người tương ứng 4,14%. Năm 2002/2001 tăng 9 người tương ứng 12,58%.
Số lao động gián tiếp và trực tiếp đã tăng lên trong đó số lao động gián tiếp tăng bình quân là 19,90%, số lao động trực tiếp tăng bình quân là 6,75%.
Do chất lượng các công đòi hỏi đội ngũ lao động phải có trình độ cho nên số lao động có bằng cấp ở công ty cũng tăng nhanh cụ thể số lao động trên đại học từ năm 2000 – 2002 tăng 2 người ứng với 41,42%. Số lao động có trình độ đại học cao đẳng tăng 19,72%, số lao động có trình độ trung cấp tăng bình quân 13,39%. Qua đó, ta thấy được số lướng các công trình công ty nhận thầu ngày càng tăng.
2.4.5 Tình hình tài chính của công ty
Tài sản là yếu tố quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp. Giá trị tài sản là một trong những chi tiết quan trọng để đánh giá quy mô mức độ sản xuất của doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, để tạo điều kiện cho công tác quản lý và hoạch toán tài sản, cần xem xét toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo 2 hình thức biểu hiện là giá trị của tài sản và nguồn hình thành của tài sản
Tình hình tài sản công ty qua 3 năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
I- Tài sản lưu động
16.479.239.739
21.393.498.225
24.805.609.620
1- Tài sản trong lưu thông
3.733.264.345
5.200.526.518
5.324.236.379
2- Tài sản trong sản xuất
12.705.975.448
16.192.971.707
19.481.373.241
II- Tài sản cố định
2.681.731.207
2.721.371.207
2.655.740.380
T×nh h×nh sö dông vèn cña c«ng ty.
Tình hình sử dụng vốn của công ty
Để tiến hành sản xuất kinh doanh công ty cần phải có một số lướng vốn nhất định bao gồm cả vốn cố định, vống lưu động và các vốn chuyên dùng khác. Với nhiệm vụ là phải tổ chức và sử dụng vống sao cho có hiệu quả nhất để tối đa hóa lợi nhuận. Công ty cổ phần lắp Trực Ninh đang tiến hành huy động và sử dụng vốn qua các năm thể hiện qua bảng 2:
Qua biểu 2 ta thấy tống số vốn của công ty tăng nhanh qua các năm bình quân tăng 19,72% trong đó năm 2001 so với năm 2000 tăng 4,954 tỷ ứng với 25,85%. Năm 2002 so với năm 2001 tăng 3,346 tỷ ứng với 13,88%
Công ty vừa là người sản xuất vừa là người kinh doanh, nên phải đi từ khâu nhập nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào rồi tổ chức thi công, tham gia đấu thầu. Do vậy công ty cần có một số vốn lưu động lớn. So sánh theo tính chất sử dụng vốn thì vốn lưu động chiếm trên 80% tổng số vốn và tăng dần theo các năm. Bình quân 3 năm vốn lưu động tăng tăng 22,69% trong đó năm 2001 so với năm 2000 tăng 3,412 tỷ tương ứng 15,95%, năm 2002 so với năm 2001 tăng 4,914 tỷ tương ứng 29,82%.
Mặt khác vốn cố định lại có xu hướng giảm bình quân qua 3 năm giảm 0,49% trong đó năm 2001 so với năm 2000 tăng 0,04 tỷ tương ứng với 1,49% không đáng kể, năm 2002 so với năm 2001 giảm 0,06 tỷ ứng với 2,42%. Điều đó cho ta thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng tăng và với nguồn vốn lưu động tăng mạnh chứng tỏ khả năng huy động và sử dụng vốn vủa công ty là có hiệu quả.
Nếu theo nguồn thì tổng nguồn vốn của công ty tăng qua các năm là do: Thứ nhất: vốn tự có của công ty tăng bình quân qua 3 năm tăng 8,84%, trong đó năm 2001/2000 tăng 0,703 tỷ đồng ứng với 11,3%, năm 2002/2001 tăng 4,251 tỷ đồng ứng với 6,44%. Thứ hai: vốn vay của công ty tăng bình quân qua 3 năm tăng 24,61%, trong đó 2001/2000 tăng 4,251 tỷ đồng ứng với 32,87%, năm 2002/2001 tăng 2,9 tỷ đồng ứng với 16,88%.
Qua phân tích ta thấy số vốn của công ty tăng rất nhanh, việc huy động và sử dụng vốn của công ty rất có hiệu quả, khả năng tài chính của công ty là rất lớn có thể tiến hành sản xuất kinh doanh thuận lợi và đáp ứng mọi nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô lớn.
3.2 TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
3.2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc điều hành
Phòng kế toán thống kê
Cửa hàng mua bán vật tư
Phòng kế hoạch kỹ thuật
Phòng tổ chức hành chính
Phân xưởng mộc
Phân xưởng cơ khí
Đội xây lắp số 1
Đội xây lắp số 2
Đội xây lắp số 3
Đội xây lắp số 4
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Nhìn chung bộ máy quản lý của công ty được xắp xếp theo một trình tự khoa học, tất cả đều hoạt động nhịp nhàng và ăn khớp với nhau.
Trong bộ máy quản lý của công ty, mỗi phòng ban có một chức năng riêng biệt. Trong đó:
Chức năng và nhiệm vụ của HĐQT:
Hội đồng quản trị có toàn quzyền để quyết định các vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Ban giám đốc bao gồm : Giám đốc và phó giám đốc.
Chức năng và nhiệm vụ của giám đốc:
GĐ là người điều hành mọi hoạt động của công ty theo pháp luật, diều lệ của công ty và nghị quyết của đại hội cổ đông .Giám đốc là người đại diện hợp pháp của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và đại hội cổ đông, trước pháp luật về các giao dịch, quan hệ trong điều hành hoạt động của công ty. Giám đốc có nhiệm vụ phải trình HĐQTnhững phương án về: Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính - sử dụng và huy động vốn, các báo cáo tài chính - kết quả hoạt động kinh doanh, các quy chế điều hành, tuyển dụng, nội quy làm việc, chế độ tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phúc lợi xã hội của người lao động và cổ đông.
Chức năng và nhiệm vụ của phó giám đốc:
PGĐ là người giúp việc điều hành sản xuất kinh doanh của công ty, quyết định các chế độ phúc lợi và kế hoạch tuyển dụng lao động ủy quyền. Đầu kỳ PGĐ chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm, báo cáo giám đốc và trình HĐQT duyệt và quyết định. PGĐ phải đôn đốc và kiểm tra, nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành, tiến độ thi công các công trình và giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế.
Chức năng của từng phòng ban như sau:
Phòng tổ chức hành chính:
Quản lý về cán bộ, công nhân viên trong toàn bộ công ty, thực hiện chế độ xã hội cho con người, giải quyết các vấn đề liên quan đến con người, lập kế hoạch về lao động và tiền lương của toàn bộ công ty .
Phòng kế toán thống kê:
Tổng hợp mọi phát sinh kinh tế của công ty, hoạch toán các chi phí sản xuất kinh doanh, sản xuất phụ, lo vốn tạo nguồn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thống kê các chi tiêu sản xuất kinh doanh đơn vị trong kỳ .
Phòng kế hoạch kỹ thuật:
Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị trong kỳ, quản lý và điều động cán bộ kỹ thuật theo dõi kiểm tra đôn đốc thi công các công trình.
Trong mỗi tổ đội có một tổ trưởng có chức năng đôn đốc và phụ trách về công việc của tổ đội và một tổ phó phụ trách về kỹ thuật của tổ đội.
3.2.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty.
Kế toán trưởng kiêm tổng hợp
Kế toán thanh toán
Kế toán thống kê
Kế toán thủ quỹ
Kế toán thống kê các công trình
Kế toán TSCĐ-NVL
Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
Bộ máy kế toán của công ty hoạt động theo hệ thống tập trung.
Bộ máy kế toán bao gồm:
Kế toán trưởng kiêm tổng hợp:
Điều hành và chỉ đạo ký kết những giấy tờ có liên quan đến tài chính của toàn bộ công ty và phân tích hoạt động kinh tế của đơn vị. Và tập hợp mọi phá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0732.doc