Đề tài Hoàn thiện bộ máy quản lý Công ty Cổ phần xây dựng Thanh Xuân

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Chương I:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỘ MÁY QUẢN LÝ 2

I. Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp 2

1. Khái niệm, nội dung và yêu cầu của tổ chức bộ máy quản lý. 2

2. Các mô hình và nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý. 4

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức bộ máy quản lý: 8

4. Các phương pháp hình thành cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: 9

II. Vai trò và sự cần thiết phải hoàn thiện bộ máy quản lý 10

1. Vai trò của tổ chức bộ máy quản lý. 10

2. Sự cần thiết phải hoàn thiện bộ máy quản lý. 12

Chương II:

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THANH XUÂN 14

I. Giới thiệu về Công ty Cổ phần xây dựng Thanh Xuân 14

1. Thông tin chung về công ty 14

2. Quá trình hình thành và phát triển 14

3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 15

4. Một số đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy quản lý 16

II. Phân tích tình hình thực tế về bộ máy quản trị của Công ty Cổ phần xây dựng Thanh Xuân 26

1. Phân tích các chức năng và lĩnh vực quản lý của Công ty 26

2. Phân tích bộ máy quản lý của Công ty 33

Chương III.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN BỘ MÁY QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THANH XUÂN. 57

I. Nhận xét chung về Công ty Cổ phần xây dựng Thanh Xuân 57

1. Thuận lợi 57

2. Khó khăn 57

II. Định hướng phát triển của Công ty trong giai đoạn tới 58

1. Nhiệm vụ tổng quát 58

2. Các nhiệm vụ cụ thể 58

III. Một số giải pháp cụ thể đặt ra 61

1. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý của Công ty 61

2. Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ quản lý viên của Công ty 63

3. Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực 64

4. Cải tiến lề lối làm việc của các phòng ban 66

KẾT LUẬN 68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

 

 

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1832 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện bộ máy quản lý Công ty Cổ phần xây dựng Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sắp xếp, phân công cán bộ thực hiện tốt công tác giám sát, quản lý chất lượng, tiến độ thi công công trình, đồng thời phối hợp với các đơn vị thi công nắm bắt và đề xuất chủ đầu tư, Công ty kịp thời có giải pháp tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong triển khai thi công và thanh quyết toán công trình tạo điều kiện cho đơn vị thi công hoàn thành nhiệm vụ. Công tác an toàn, bảo hộ lao động được kiểm soát và thực hiện nghiêm túc, không để xảy ra tai nạn lao động nào. Mạng lưới an toàn lao động được tổ chức từ Công ty đến các đơn vị cơ sở. Khi tổ chức thi công, các đơn vị đã thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn lao động cho người và tài sản trên công trường xây dựng. Lĩnh vực quản lý đầu tư và quản lý dự án: dưới sự quản lý của phòng đầu tư và quản lý dự án. Nghiên cứu nền kinh tế trong, ngoài nước; môi trường kinh doanh. Từ đó, tìm kiếm các cơ hội đầu tư, cơ hội kinh doanh; thực hiện các nghiên cứu nhằm phát triển thị trường, cũng như những khó khăn, rủi ro có thể gặp phải, đề từ đó đề xuất giải pháp lên ban lãnh đạo cấp cao. Thực hiện Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông năm 2010, Công ty đã tiếp tục đẩy mạnh công tác đầu tư theo định hướng phát triển kinh doanh đa ngành nghề, năm 2010, Công ty cổ phần xây dựng Thanh Xuân đã được Tổng công ty giao làm chủ đầu tư cấp 2 các khu nhà ở tại khu đô thị mới Vân Canh (Hà Nội), dự án khu đô thị mới Đông Sơn (Thanh Hóa). Hiện nay, Công ty đang tiếp tục chuẩn bị tham gia đầu tư với giá lý hơn 455 tỷ đồng tại các dự án của Tổng công ty như: Dự án Chánh Mỹ (Bình Dương); Dự án Phước An (Đồng Nai); Dự án Đông Sơn (Thanh Hóa) giai đoạn 2; Dự án Nà Cạn (Cao Bằng). Công ty đang xúc tiến hợp tác đầu tư Dự án khu nhà ở 176 Định Công (Hà Nội), quy mô 1,3 ha, tổng mức đầu tư 320 tỷ đồng. Hiện Công ty đang xem xét và quyết định các dự án đầu tư trong năm 2011 gồm dự án Chánh Mỹ (Bình Dương) với tổng mức đầu tư dự kiến 92 tỷ đồng, Dự án Phước An (Đồng Nai) tổng mức đầu tư dự kiến 56,1 tỷ đồng, Dự án Đông Sơn (Thanh Hóa) giai đoạn 2 tổng mức đầu tư dự kiến 80 tỷ đồng; thực hiện ủy quyền đầu tư Dự án Nà Cạn (Cao Bằng) quy mô 8,5 ha. Hợp tác với Tổng công ty Lương thực miền Bắc đầu tư Dự án Khu nhà ở 176 Định Công (Hà Nội), quy mô 1,3 ha, hợp tác với CTCP Thiết bị đầu tư dự án tại Hà Đông (Hà Nội) quy mô 3,9 ha, hợp tác với CTCP Xuất nhập khẩu lâm, nông sản Sài Gòn đầu tư dự án tại Khu đô thị Cầu Bươu (Hà Nội) quy mô 5.300 m2, dự án khu nhà ở Phường Trần Phú (Hà Nội) quy mô 2,4 ha. Về đầu tư thiết bị, công cụ, năm 2010, Công ty đã đầu tư giáo, cốp pha và các công cụ thi công khác với tổng giá lý hơn 2.5 tỷ đồng, đáp ứng kịp thời, phục vụ thi công các công trình xây dựng. Lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực: do phòng Tổ chức lao động quản lý. Đây là lĩnh vực quản lý bao gồm nhiều vấn đề như tâm sinh lý, xã hội, đạo đức… Nó là sự trộn lẫn giữa khoa học và nghệ thuật - nghệ thuật quản lý con người. Những nội dung chính là lập kế hoạch nhân lực (xác định nhu cầu về nguồn nhân lực, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ lao động và phát triển đội ngũ lao động); xác định động cơ làm việc của người lao động, từ đó xây dựng phương pháp quản lý tương ứng nhằm kích thích người lao động để được năng suất lao động lớn nhất. Trước nhu cầu sử dụng cán bộ, Công ty đã có nhiều biện pháp thực hiện nâng cao nguồn nhân lực như đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng. Năm 2010, có 48 lượt cán bộ, chuyên viên được đào tạo, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức tuyển dụng được 59 người kịp thời đáp ứng yêu cầu về nhân lực của Công ty. Trong năm cũng đã thực hiện quy trình xét và bổ nhiệm 01 Trưởng phòng, 01 Phó phòng, 01 trưởng ban, 01 phó ban, 03 đội trưởng đội xây dựng. Lĩnh vực quản lý chất lượng: bao gồm các nội dung quản lý chất lượng trong khâu thiết kế, trong khâu cung ứng, trong khâu sản xuất lắp ráp, và quản lý chất lượng trong và sau khi bàn giao sản phẩm. Do dự án mang tính phức tạp, chất lượng dự án chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi nhiều nhân tố: chất lượng thiết kế, nguyên vật liệu, máy móc, địa hình, địa chất, thủy văn, khí tượng, thi công công nghệ, biện pháp thao tác, biện pháp kỹ thuật, chế độ quản lý… Để dự án đạt được các mục tiêu chất lượng đã đề ra đòi hỏi quá trình quản lý dự án phải chú trọng đến vấn đề quản lý chất lượng. Mặt khác, chất lượng là một trong ba mục tiêu cơ bản nhất trong hệ thống các mục tiêu của dự án, là lĩnh vực đầu tiên, quan trọng nhất để đánh giá dự án có thành công hay không. Do đó, công ty luôn coi chất lượng cao là chiến lược cạnh tranh để thu hút khách hàng, tạo vị thế, uy tín trên thị trường; và quản lý chất lượng là một nhiệm vụ được công ty đặt lên hàng đầu. Tất cả các Công trình do Công ty thi công đều được áp dụng theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 đồng thời luôn đảm bảo tiến độ, an toàn lao động và được Chủ đầu tư đánh giá cao. Nhiều công trình đã được Bộ Xây dựng và Công đoàn nghành tặng huy chương vàng về chất lượng: Công trình khách sạn Tây Hồ, Nhà điều hành và hướng dẫn Du lịch Giáp Bát, Bưu điện Hai Bà Trưng (Hà Nội)…đặc biệt Bưu điện Bắc Linh Đàm đã được Bưu điện Hà Nội chọn là công trình tiêu biểu nhân kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống ngành, bên cạnh đó công trình Công viên Bắc Linh Đàm được UBND thành phố Hà Nội chọn Gắn biển kỷ niệm 999 năm Thăng Long - Hà Nội. Lĩnh vực Marketing: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất, xây dựng phương án và điều động phương tiện, nhân lực đảm bảo đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất; tổ chức khai thác và kí kết các hợp đồng xây dựng; xây dựng các phương án nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty đồng thời phân công cụ thể cho từng thành viên phụ trách các khu vực nắm chắc các nguồn thông tin, tăng cường công tác tiếp thị, giới thiệu về Công ty, Tổng công ty. Lĩnh vực công tác đấu thầu: với mục tiêu tìm kiếm các công trình bên ngoài – mở rộng sản xuất kinh doanh. Năm 2010, Công ty đã tham gia đấu thầu và trúng thầu 35 gói, trong đó xét chọn thầu 20 gói với tổng giá lý hơn 823 tỷ đồng như công trình nhà ở xã hội Khu đô thị mới Việt Hưng 36.9 tỷ đồng, Tòa nhà Văn phòng Tổng Công ty du lịch Hà Nội 33.5 tỷ đồng, công trình ký túc xá sinh viên Khu đô thị Pháp Vân 397 tỷ đồng… Trong năm 2010, với sản lượng xây lắp 824 tỷ đồng thì tỷ lệ sản lượng thi công các công trình tự kiếm bên ngoài là 466 tỷ, đạt 56.5%, đây là một bước tiến lớn đối với Công ty cổ phần xây dựng Thanh Xuân trong việc tìm kiếm việc làm bên ngoài, góp phần chủ động mở rộng sản xuất kinh doanh, khẳng định uy tín của năng lực và uy tín Công ty trên thị trường xây lắp Lĩnh vực quản lý hoạt động mua bán, cung ứng nguyên vật liệu: Để phục vụ cho hoạt động đầu tư xây dựng, công ty cần phải thực hiện mua sắm đối với các loại hàng hóa sau: Thiết bị thi công (là các loại thiết bị phục vụ cho quá trình thi công xây lắp); hàng hóa dịch vụ (là các loại vật tư vật liệu, thiết bị được sử dụng trực tiếp, tạo nên sản phẩm xây lắp theo những tiêu chuẩn nhất định); dịch vụ (bao gồm cung cấp nguồn nhân lực, gia công bán thánh phẩm xây dựng hoặc trực tiếp thi công một phần công việc của công trình (thầu phụ)). Trong quá trình mua hàng, các cán bộ giám sát thi công thuộc phòng Đầu tư và quản lý dự án (hoặc thuộc Ban quản lý dự án) sẽ tiến hành công tác kiểm soát giá cả, chất lượng và tiến độ cung ứng của nguyên vật liệu đầu vào, cập nhật thông báo giá vật liệu thực tế cung cấp vào dự án để Công ty phê duyệt, đồng thời điền vào phiếu theo dõi để thuận tiện cho quá trình quản lý, giám sát. Việc đánh giá nhà cung ứng trong suốt thời gian qua được Công ty thực hiện một cách nghiêm túc, đạt được kết quả tốt. Các sản phẩm mua đạt chất lượng tốt, giá cả hợp lý, các nhà cung ứng đều là các cung ứng có uy tín, chất lượng. Hiện nay, công ty đã có danh sách 230 nhà cung ứng dịch vụ để xem xét, đánh giá và lựa chọn. Lĩnh vực quản lý tài chính: bao gồm các hoạt động xác định và tạo ra nguồn các nguồn vốn tiền tệ cần thiết đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty được tiến hành liên tục với hiệu quả kinh doanh cao. Trong các năm qua, tình hình tài chính của Công ty ổn định và lành mạnh, công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn được thực hiện đúng quy định, thu chi đảm bảo đúng nguyên tắc và chuẩn mực kế toán. Hệ thống kiểm soát tài chính nội bộ được sửa đổi, bổ sung phù hợp nhằm phát huy năng lực tài chính và hiệu quả quản lý, sử dụng đồng vốn đối với các đơn vị trực tiếp sản xuất thi công. Công tác thu hồi và chuẩn bị vốn cho các công trình đảm bảo đúng tiến độ đã đề ra trong kế hoạch, cụ thể thu hồi vốn các công trình xây lắp và thu khác là 550 tỷ đồng, đảm bảo đủ nguồn vốn thanh toán cho hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 với số tiền 650 tỷ đồng, điều này đã giúp Công ty chủ động hơn trong việc huy động vốn để triển khai dự án. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính các đơn vị trực thuộc được thực hiện thường xuyên giữa phòng Tài chính kế toán với đơn vị thi công, đồng thời giảm thiểu rủi ro về tài chính, nâng cao hiệu quả và tăng tích lũy cho đơn vị. Công tác báo cáo quyết toán tài chính hàng quý, năm thực hiện đúng thời gian quy định cũng như tính trung thực khách quan của số liệu kế toán thông qua các đoàn kiểm tra như Ban kiểm soát, thanh tra thuế, Công ty kiểm toán CPA VIETNAM, công ty kiểm toán Deloitte, các đơn vị kiểm tra đều nhận xét, đánh giá công ty là đơn vị thực hiện tốt các chế độ báo cáo, hệ thống sổ sách, chứng từ, số liệu rõ ràng đầy đủ, thực hiện tốt nghĩa vụ Nhà nước, hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh về tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, công tác trích lập các quỹ thuộc nguồn vốn được thực hiện theo quy định của Bộ tài chính và chuẩn mực kế toán hiện hành. Việc tăng vốn điều lệ được thực hiện đúng các thủ tục của Ủy ban chứng khoán Nhà nước ban hành. Lĩnh vực tổ chức đời sống: công tác phối hợp giữa hoạt động sản xuất kinh doanh với hoạt động của Đảng và các đoàn thể quần chúng thường xuyên được duy trì. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng ủy Tổng Công ty đều được Đảng ủy Công ty quán triệt và triển khai thực hiện đầy đủ. Công ty cũng đã phối hợp và tạo điều kiện cho Công đoàn và Đoàn thanh niên Công ty làm tốt vai trò của mình trong việc vận động cán bộ công nhân viên, đoàn viên thanh niên hăng hái tham gia các phong trào thi đua trong lao động sản xuất, góp phần to lớn vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch các năm, chăm lo đời sống và đảm bảo các lợi ích của người lao động. Lĩnh vực tổ chức thông tin : đây là cũng là lĩnh vực được Công ty chú trọng phát triển. Các thông tin về kinh tế, luật pháp, biến động của thị trường trong và ngoài nước, đối thủ cạnh tranh cũng như các cơ hội kinh doanh được phòng thị trường và đấu thầu thu thập, xử lý, từ đó trình lên HĐQT và ban giám đốc kịp thời để có kế hoạch thay đổi và xây dựng phương án kinh doanh hợp lý. Ngoài ra, kênh thông tin từ các công trường xây dựng, phân xưởng sản xuất, những cá nhân trong hệ thống đến HĐQT và ban giám đốc được tổ chức chặt chẽ, thường xuyên. Các thông tin được truyền đạt một cách nhanh chóng và chính xác. Phân tích bộ máy quản lý của Công ty 2.1 Sơ đồ tổ chức, mô hình Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình công ty Cổ phần. Sơ đồ cơ cấu tổ chức như sau: Sơ đồ 5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Đội XD 101 Đội XD 102 Đội XD 103 Đội XD 104 Đội XD 105 Đội XD 107 Đội XD 108 Đội XD 109 Đội XD 110 Đội XD 111 Xưởng mộc Đội XL điện nước Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản lý Ban kiểm soát Giám đốc công ty Phòng tổ chức lao động Phòng tài chính kế toán Phòng kỹ thuật thi công Phòng kinh tế kế hoạch P.Đầu tư & quản lý dự án p. Thị trường & đấu thầu Văn phòng công ty BQL dự án Việt Hưng Phòng an toàn cơ điện Chi nhánh TPHCM 2.2 Phân tích bố trí cán bộ của từng bộ phận 2.2.1 Quản lý viên cấp cao Bảng 4: Ban lãnh đạo Công ty Tên Chức vụ Ông Nguyễn Văn Dân Chủ tịch HĐQT Bà Nguyễn Thị Thuý Uỷ viên HĐQT Ông Nguyễn Việt Thịnh Thành viên HĐQT Ông Dương Tất Khiêm Tổng giám đốc kiêm thành viên HĐQT Ông Nguyễn Đình Thắng Thành viên HĐQT Ông Nguyễn Huy Hưng Uỷ viên HĐQT Nguyễn Đình Học Phó giám đốc Phan Tiến Long Trưởng ban kiểm soát Đỗ Thị Thanh Vân Thành viên ban kiểm soát Vũ Tuấn Linh Thành viên ban kiểm soát Đại hội đồng cổ đông: Theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty, Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty. Đại hội đồng Cổ đông có quyền quyết định tổ chức lại và giải thể Công ty, quyết định định hướng phát triển của Công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng Quản lý, thành viên Ban Kiểm soát. Có chức năng quyết định loại cổ phần và tổng cổ phần được chào bán. Có quyền bầu, miễn bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản lý, ban kiểm soát. Hội đồng quản lý: Hội đồng Quản lý là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có đầy đủ quyền hạn để thay mặt Công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và lợi ích của Công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội đồng Cổ đông. Hội đồng Quản lý do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra. Hiện tại Hội Đồng Quản lý Công ty có 4 thành viên. Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, quyết định về cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý của công ty. Cơ quan thường trực của Hội đồng quản lý gồm Chủ tịch và ba Ủy viên Hội đồng quản lý có nhiệm vụ giải quyết công việc hàng ngày. Chủ tịch Hội đồng quản lý là người đại diện cho Công ty trước pháp luật, có trách nhiệm và quyền hạn: triệu tập các phiên họp của Hội đồng quản lý; chuẩn bị nội dung, chương trình và điều khiển các buổi họp để thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản lý; lập chương trình công tác và phân công các thành viên thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Công ty; được ủy quyền và chịu trách nhiệm về sự ủy quyền của mình Thành viên Hội đồng quản lý trực tiếp thực thi nhiệm vụ đã được Hội đồng quản lý phân công, không ủy quyền cho người khác, nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Hội đồng quản lý: nghiên cứu đánh giá tình hình, kết quả hoạt động và đóng góp vào việc xây dựng phương hướng phát triển, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong từng thời kỳ; được ủy quyền yêu cầu các cán bộ chức danh trong Công ty cung cấp đầy đủ mọi tài liệu có liên quan đến hoạt động của Công ty để thực hiện nhiệm vụ của mình và chịu trách nhiệm bảo mật về tài liệu trước chủ tịch Hội đồng quản lý; tham dự phiên họp của Hội đồng quản lý, thảo luận và biêu quyết các vấn đề thuộc nội dung phiên họp, chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật, trước Đại hội cổ đông và trước Hội đồng quản lý về những hành vi của mình; thực hiện Điều lệ của Công ty và Nghị quyết của Đại hội cổ đông, Nghị quyết của Hội đồng quản lý có liên quan đến từng thành viên theo sự phân công của Hội đồng quản lý. Ban Kiểm Soát: Ban Kiểm soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản lý và điều hành của Công ty. Hiện tại Ban Kiểm soát gồm trưởng ban kiểm soát và hai thành viên. Ban kiểm soát hoạt động độc lập theo qui định của Pháp luật và Điều lệ Công ty. Các thành viên HĐQT, Giám đốc và cán bộ quản lý phải cung cấp đầy đủ các thông tin và tài liệu liên quan đến hoạt động của công ty theo yêu cầu của Ban Kiểm soát. Ban kiểm soát có trách nhiệm phản hồi các thông tin cần thiết về những khó khăn và tồn tại từ các kết quả kiểm tra báo cáo tài chính đến HĐQT và Ban Giám đốc, có thể đưa ra ý kiến nhận xét về tình hình tài chính và kinh doanh của Công ty. Ban Giám đốc: Ban Giám đốc bao gồm Giám đốc và các phó Giám đốc, do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty. Cơ cấu Ban Giám đốc hiện tại gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc. Chức năng chính của Ban giám đốc là thực hiện các chiến lược kinh doanh mà Hội đồng quản lý đã đặt ra; điều hành Công ty đạt được các mục tiêu cuối cùng; giải quyết công việc hàng ngày của Công ty. Giám đốc Công ty theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty theo quy định phân cấp của Hội đồng quản lý; chịu trách nhiệm là người tổ chức thực hiện theo các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý và chủ động điều hành sản xuất kinh doanh về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đại diện pháp nhân cho công ty trước pháp luật. Có quyền hành cao nhất trong công ty.có các quyền và nhiệm vụ sau đây: Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty; Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản lý; Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty; Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản lý bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong Công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc; Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản lý. Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo phân công hoặc ủy quyền của Giám đốc; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý, Giám đốc và Pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Đây là bộ phận trực tiếp quản lý các phòng ban, báo cáo với giám đốc về mọi mặt của công ty. Bảng 5: Danh sách cán bộ quản lý, điều hành tại công ty cổ phần xây dựng Thanh Xuân Chức danh cán bộ quản lý, điều hành tại doanh nghiệp Họ và tên Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Chủ tịch Hội đồng Quản lý Công ty Nguyễn Văn Dân Kỹ sư thuỷ lợi  Ủy viên Hội đồng Quản lý Dương Tất Khiêm Thạc sỹ kỹ thuật; Kỹ sư xây dựng – ngành XD Nguyễn Đình Thắng Cử nhân kinh tế Nguyễn Huy Hưng Thạc sĩ kinh tế - ngành kế toán Trưởng Ban kiểm soát Phan Tiến Long Kỹ sư đô thị - ngành giao thông san nền Thành viên Ban kiểm soát Đỗ Thị Thanh Vân Kỹ sư xây dựng – ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp Lê Thanh Hải Thạc sĩ kinh tế Giám đốc Công ty Dương Tất Khiêm Thạc sỹ kỹ thuật; Kỹ sư xây dựng – ngành XD Phó Giám đốc Công ty Nguyễn Đình Học Kỹ sư xây dựng – ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp Ngô Quang Đạo Kỹ sư xây dựng – ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp Nguyễn Việt Phương Kỹ sư vật liệu xây dựng Kế toán trưởng Công ty ĐT: 04.8686559 Nguyễn Huy Hưng Thạc sĩ kinh tế - ngành Kế toán Chánh Văn phòng Cty Phùng Thị Loan Cử nhân kinh tế TP Tổ chức lao động ĐT: 04.8689650 Lương Công Tú Kỹ sư xây dựng – Ngành Kinh tế xây dựng  TP TT và Đấu thầu ĐT: 04.8686751  TP QLDA và Đầu tư DT: 04.8688847 TP Kỹ thuật TC ĐT: 04.8686539 Phan Tiến Long Kỹ sư đô thị - ngành giao thông san nền TP Kinh tế - Kế hoạch ĐT: 04.8686558 Đỗ Thị Thanh Vân Kỹ sư xây dựng – ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp Phòng An toàn – Cơ điện ĐT: 04.8687165 Nguyễn Mạnh Cường Kỹ sư xây dựng – Ngành xây dựng Dân dụng và Công nghiệp Chủ tịch Công đoàn: Lương Công Tú Phó Chủ tịch Công đoàn: Phùng Thị Loan Bí thư Đoàn Thanh Niên: Lê Thanh Hải Vai trò và trách nhiệm chung của các trưởng phòng là: Giám sát và quản lý hiệu suất tổng thể của các nhân viên trong bộ phận của mình. Phân tích, báo cáo, đưa ra các khuyến nghị và phát triển các chiến lược về cách cải thiện chất lượng và số lượng. Đạt được mục tiêu kinh doanh và tổ chức, tầm nhìn và mục tiêu. Tham gia vào việc lựa chọn nhân viên, phát triển nghề nghiệp, quy hoạch, kế thừa và đào tạo định kỳ. Lập ra nội quy về hình phạt và phần thưởng áp dụng cho phòng, ban của mình. Chịu trách nhiệm cho sự phát triển và gia tăng tài chính và thu nhập của tổ chức. Xác định vấn đề, tạo ra sự lựa chọn và cung cấp các lựa chọn thay thế các tiến trình hành động. 2.2.2 Văn phòng Công ty Văn phòng Công ty cơ cấu gồm Chánh văn phòng là cử nhân kinh tế có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm làm việc lâu năm cùng một số cán bộ nhân viên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên ngành kinh tế, luật, ngoại ngữ, văn thư lưu trữ… làm công tác chuyên môn nghiệp vụ theo sự phân công của Công ty và chịu sự điều hành quản lý trực tiếp của Chánh văn phòng, như nhân viên văn thư, nhân viên lễ tân… Phòng có chức năng tham mưu cho HĐQT và Giám đốc Công ty trong lĩnh vực hành chính, văn thư, soạn thảo văn bản họp, các chỉ thị, quyết định cũng như thông báo và các nội quy của Công ty. Thực hiện lưu trữ, ghi chép, soạn thảo các văn bản họp của HĐQT, ban Giám đốc… tìm kiếm, xử lý tài liệu cần thiết cung cấp cho HĐQT và ban giám đốc; quản lý hành chính văn phòng của Công ty; xây dựng chương trình thanh tra, kiểm tra nội bộ, theo dõi tiếp nhận và xử lỹ các đơn khiếu nại tố cáo. Văn phòng công ty là nơi thường trực trong công tác tiếp dân, thực hiện công tác tiếp tân trong trường hợp có khách đến liên hệ công việc, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chính lý nội bộ, tổ chức tiếp nhận các đoàn thanh tra, kiểm tra những lĩnh vực liên quan đến chức năng của phòng; tổ chức chăm lo sức khỏe, đời sống tinh thần cho nhân viên toàn thể Công ty… 2.2.3 Phòng Tổ chức lao động Phòng tổ chức lao động của Công ty cơ cấu gồm trưởng phòng là kỹ sư chuyên ngành kinh tế xây dựng và một số cán bộ nhân viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành quản lý nhân lực, kinh tế xây dựng… chịu sự quản lý trực tiếp của Trưởng phòng và sự phân công nhiệm vụ của Công ty. Phòng có chức năng tham mưu cho HĐQT và Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý nhân sự, tìm kiếm, sắp xếp tổ chức, quản lý bồi dưỡng cán bộ; phối hợp với phòng Kinh tế kế hoạch, phòng Kỹ thuật thi công để xác định nhu cầu nhân sự theo đúng số lượng, chất lượng trong giai đoạn tới, từ đó tổ chức tuyển dụng khi cần thiết. Thực hiện chức năng lao động tiền lương; phối hợp với Phòng Tài chính kế toán xây dựng các định mức lao động, đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương, các quy chế phân phối tiền lương và tiền thưởng theo quy định của Nhà nước và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp ; thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với người lao động… 2.2.4 Phòng Tài chính kế toán Phòng Tài chính kế toán có một kế toán trưởng là thạc sỹ kinh tế ngành kế toán, do HĐQT bổ nhiệm trên cơ sở tiến cử của Giám đốc Công ty; và một số kế toán viên là cử nhân kinh tế chuyên ngành kế toán như: kế toán tổng hợp, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, kế toán xuất nhập, thủ quỹ làm công tác nghiệp vụ theo sự phân công điều hành trực tiếp của Kế toán trưởng. Kế toán trưởng quản lý tác nghiệp, điều hành Bộ máy Kế toán, thực hiện các quy trình tác nghiệp kế toán nhằm đảm bảo việc bảo vệ tài sản của doanh nghiệp đồng thời tuân thủ các quy định của Pháp luật liên quan đến công tác kế toán và thống kê. Kế toán tưởng quản lý Bộ máy kế toán hướng đến việc tiết kiệm tối đa chi phí thông qua quy trình, kiểm soát chặc chẽ chi phí, tránh thất thoát. Phòng Tài chính - kế toán có chức năng tham mưu, giúp việc cho HĐQT và Giám đốc Công ty về công tác tài chính kế toán, tổ chức hướng dẫn và chỉ đạo toàn bộ hoạt động tài chính, kế toán của Công ty và các đơn vị trực thuộc. Phòng có chức năng kiểm tra, giám sát công tác tài chính kế toán, xây dựng kế hoạch tài chính hàng quý, hàng năm và dài hạn theo kế hoạch sản xuất của Công ty, trình HĐQT, Giám đốc Công ty phê duyệt. Phối hợp với các phòng chức năng khác của Công ty để xây dựng cơ chế khoán, lập kế hoạch về chỉ tiêu tài chính trên cơ sở kế hoạch sản lượng của Công ty gửi phòng Kinh tế kế hoạch để tổng hợp báo cáo… 2.2.5 Phòng Kinh tế kế hoạch Có cơ cấu gồm một trưởng phòng là Kỹ sư xây dựng – ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp và một số cán bộ, kỹ sư tốt nghiệp đại học ngành kinh tế, xây dựng, kiến trúc làm các công việc chuyên môn nghiệp vụ theo sự phân công của Công ty và chịu sự điều hành trực tiếp của trưởng phòng. Phòng kinh tế kế hoạch có chức năng tham mưu, giúp việc cho HĐQT và Giám đốc trong lĩnh vực kinh tế hợp đồng, kế hoạch sản xuất, thiết bị thi công, cung ứng vật tư, tổ chức quản lý hệ thống kho tàng của Công ty. Nhiệm vụ cụ thể gồm lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho hàng tháng, quý, năm của Công ty, đôn đốc và theo dõi việc thực hiện tiến độ kế hoạch của các bộ phận sản xuất; lập dự toán theo khối lượng và hồ sơ thanh quyết toán khối lượng công trình. Chủ trì lập các dự án đầu tư xây dựng, đầu tư mua sắm trang thiết bị vật tư, là đầu mối giao dịch và thực hiện các thủ tục thương thảo, soạn thảo hợp đồng. Là đầu mối trong công tác tiếp thị, tìm kiếm công việc, tham gia làm hồ sơ dự thầu, đấu thầu, kiểm tra dự toán thiết kế, dự toán thi công của đơn vị thi công. Tham gia xây dựng đơn giá tiền lương với công nhân tại các công trình, xây dựng định mức và đơn giá đối với các công tác đặc biệt phát sinh trong quá trình thi công… 2.2.6 Phòng Kỹ thuật thi công Phòng kỹ thuật thi công gồm một trưởng phòng là Kỹ sư đô thị - ngành giao thông san nền, một số cán bộ, kỹ sư có trình độ chuyên môn cao đều đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng là những kỹ sư xây dựng ngành kiến trúc, ngành xây dựng và dân dụng… chịu trách nhiệm hai lĩnh vực thiết kế thi công và trực tiếp thi công; làm những công việc có tính chất chuyên môn nghiệp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện bộ máy quản lý Công ty Cổ phần xây dựng Thanh Xuân.doc
Tài liệu liên quan