Đề tài Hoàn thiện bộ máy quản lý của công ty khoá Minh Khai

 Trang

LỜI NÓI ĐẦU 2

Phần 1: Nội dung và yêu cầu đối với tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 3

1.1. Tổ chức bộ máy quản lý và ý nghĩa của tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 3

1.1.1. Quan niệm về quản lý và tổ chức bộ máy quản lý 3

1.1.2. Mục đích và ý nghĩa của tổ chức bộ máy quản lý 5

1.2. Quản lý 8

1.2.2. Bộ máy quản lý 8

1.2.3. Cơ cấu bộ máy quản lý 10

1.3. Yêu cầu với tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 14

Phần 2: Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý của công ty Khoá Minh Khai 16

2.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty Khoá Minh Khai 16

2.1.1. Quá trình hình thành của công ty Khoá Minh Khai 16

2.1.2. Kết quả kinh doanh của công ty Khoá Minh Khai 18

2.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy quản lý của công ty 21

2.2.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy quản lý của công ty 21

2.3. Phân tích tổ chức bộ máy quản lý của công ty 28

2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Khoá Minh Khai 28

2.3.2. Lực lượng lao động quản lý của công ty Khoá Minh Khai 34

2.4. Đánh giá bộ máy quản lý của công ty Khoá Minh Khai 36

2.4.1. Ưu điểm của bộ máy quản lý công ty Khoá Minh Khai 36

2.4.2. Nguyên nhân của sự tồn tại 37

2.4.3. Nguyên nhân thành công 38

2.5. Đánh giá chung 38

Phần 3: Một số giải pháp nhằm củng cố và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Khoá Minh Khai 40

3.1. Tổ chức lại các phòng ban 40

3.2. Tổ chức và nâng cao trình độ quản lý 41

3.3. Hoàn thiện cơ chế hoạt động của bộ máy 42

3.4. Nâng cấp trang thiết bị phòng ban 43

3.5. Cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân viên 44

3.6. Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động 44

3.6.1. Sắp xếp và bố trí lao động hợp lý 45

3.6.2. Quản lý 45

3.6.3. Công tác đào tạo và tuyển dụng 45

3.6.4. Coi trọng hơn nữa công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ của doanh nghiệp 46

KẾT LUẬN 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

 

 

doc49 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện bộ máy quản lý của công ty khoá Minh Khai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an tâm tới chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật của sản phẩm được đưa lên hàng đầu. Thời kỳ này, bên cạnh việc sản xuất các mặt hàng truyền thống, Công ty đã tung ra thị trường nhiều sản phẩm mới với mẫumã phong phú và cải tiến tiện lợi hơn. Ngày 5-5-1983 Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký Quyết định số 163A/BXD-TCLĐ thành lập lại doanh nghiệp nhà nước với tên gọi Nhà máy Khoá Minh Khai trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp xây dựng được gọi là Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng và Nhà máy Khoá Minh Khai được đổi tên thành Công ty Khoá Minh Khai theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ra ngày 7/3/1994. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Công ty Khoá Minh Khai đã không ngừng phấn đấu về mọi mặt. Công ty đã thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, tự cân đối về tài chính, coi trọng hiệu quả kinh tế đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Mặt khác Công ty không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm nắm bắt kịp thời thị hiếu tiêu dùng để tung ra thị trường những sản phẩm phù hợp. Hiện nay, sản phẩm của công ty đủ sức mạnh cạnh tranh và tiêu thụ tốt trên thị trường. Năm 1994, Công ty đã có 4 sản phẩm đạt Huy chương Vàng tại Hội chợ quốc tế Hàng công nghiệp Việt Nam đó là: Khoá MK 10, Khoá treo MK 10N, bản lề 100 và cremon MK 23A. Vừa qua, tháng 3-2000 Công ty tham gia Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao đã được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. 2.1. Kết quả kinh doanh của công ty Khoá Minh Khai: Gần 30 năm hoạt động và phát triển, Công ty Khoá Minh Khai đã dần dần tự khẳng định được mình, vươn lên phấn đấu về mọi mặt. Công ty thường xuyên cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhạy bén nắm bắt kịp thời thị hiếu người tiêu dùng, luôn tung ra thị trường những sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Kết quả tiêu thụ sản phẩm những năm qua đạt khá tốt do sản phẩm của công ty được người tiêu dùng chấpnhận không chỉ bởi giá cả hợp lý mà còn do chất lượng của sản phẩm. Quá trình phát triển của công ty có thể được xem xét qua một số chỉ tiêu chủ yếu (xem bảng biểu trang sau) Biểu số 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty một số năm qua TT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 KH T.hiện KH T.hiện KH T.hiện KH T.hiện KH T.hiện 1 Giá trị tổng sản lượng 1.630 2.140 7.223 8.000 12.411 12.372 12.585 11.662 12.415 12.500 2 Doanh thu 7.854 7.194 8.498 9.407 15.121 14.596 15.026 14.007 15.500 15.613 3 Nộp ngân sách 413 404 334 322 443 443 561 489 500 500 - Lợi nhuận 111 14 60 50 63 - Thuế doanh thu 91 160 240 230 255 - Thuế sử dụng vốn 52 95 80 80 84 - Khấu hao cơ bản 126 27 30 29 25 4 Mức thu nhập bình quân 427 496 526 635 700 5 Sản phẩm chủ yếu - Khoá các loại 227.000 200.359 243.000 260.725 313.865 435.000 374.500 372.669 392.500 400.000 - Bản lề các loại 85.000 8.529 9.700 10.000 11.300 11.200 12.000 12.120 13.500 13.750 - Ke các loại 39.500 39.000 42.500 42.000 47.000 46.950 50.000 50.245 50.700 51.000 - Cremon 1.500 1.550 2.000 2.100 2.400 2.200 2.500 2.500 3.700 3.850 - Chốt các loại 9.700 10.000 11.250 10.455 1.300 13.500 1.500 1.600 1.650 1.600 - Giàn giáo 22 22,5 25 23,5 20 24,7 10 10,3 13 14 - Cốp pha tôn 700 760 2.000 2.325 17.500 18.054 200 195 - Mặt hàng kết cấu thép 150 134,5 100 91.224 110 105,8 * Đặc điểm về chất lượng sản phẩm: Chất lượng luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn coi trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh cơ bản nhằm chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, phạm vi ảnh hưởng của mình. Chính nhờ xác định được vai trò của chất lượng sản phẩm mà công ty Khoá Minh Khai đã đưa ra những phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm để nhằm sản xuất đạt chất lượng cao và đúng yêu cầu kỹ thuật. ở công ty Khoá Minh Khai công tác quản lý chất lượng sản phẩm đã được thực hiện có nề nếp theo nguyên tắc 3 kiểm tra. Ngoài việc công nhân tự kiểm tra trong quá trình sản xuất, tổ hay ca sản xuất đều có một cán bộ kỹ thuật phân xưởng làm công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm. Hàng ngày phòng kỹ thuật có một cán bộ phụ trách chất lượng ở từng phân xưởng để theo dõi, lấy mẫu phân tích đánh giá chất lượng. Cán bộ kiểm tra của phòng kỹ thuật ngoài nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra chất lượng sản phẩm phân xưởng mình phụ trách còn nhiệm vụ kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất. Trong thời gian qua, bằng những nỗ lực to lớn trong công việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty đã đạt được kết quả sau: Năm Số lượng 1.000 cái Chính phẩm 1.000 cái Số lượng phế phẩm (cái) Tỉ lệ phế phẩm % 1996 200.359 1999.902 457 0,228 1997 260.725 260.286 439 0,168 1998 45.000 434.614 396 0,088 1999 373.669 337.256 413 0,011 2000 400.000 399.768 232 0,058 Bảng theo dõi sản phẩm chính phẩm phế phẩm các loại Qua bảng theo dõi trên ta thấy đã giảm được tỉ lệ khoá không đạt chất lượng qua từng năm, tăng tỉ lệ khoá chính phẩm. Điều đó chứng tỏ chất lượng của các loại khoá được chú trọng nâng cao qua từng năm. Tuy nhiên, tỉ lệ khoá thứ phẩm vẫn còn tương đối cao, mặc dù tỷ lệ đã giảm qua các năm, công ty cần chú trọng hơn nữa để giảm tỷ lệ khoá thứ phẩm xuống thấp hơn. 2.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật có ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 2.2.1. Đặc điểm về kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy quản lý của công ty: a. Về nguồn vốn: Trong thời kỳ bao cấp, Công ty được nhà nước cấp vốn, sản phẩm sản xuất ra được phân phối tiêu thụ theo kế hoạch của nhà nước. Do vậy mà công ty không lo đến nguồn vốn. Nhưng khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh đều phải tự tìm nguồn vốn tuy nhà nước có cấp cho nhưng rất ít. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì phải cải tiến mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Hiện nay, Công ty Khoá Minh Khai gặp nhiều khó khăn về vốn, muốn mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm máy móc, trang thiết bị để phục vụ cho sản xuất nhưng lại thiếu vốn. Nguồn vốn tự có không đủ để đàu tư, mua sắm, vốn đi vay với lãi xuất cao. Là một đơn vị sản xuất sản phẩm cơ khí nên vốn cố định rất lớn nhưng ngược lại lưu động lại ít, do đó đã làm ảnh hưởng tới vòng quay của vốn và hiệu quả sinh lời của vốn thấp, có những máy móc thiết bị thời gian sử dụng đã quá lâu nhưng hiện nay vẫn chưa được thay thế. Do đó phần nào đã làm ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy quản lý của công ty. b. Mặt hàng và số lượng sản phẩm từng mặt hàng: Trong vài năm gần đây, do có sự mở cửa của nền kinh tế cùng với sự hội nhập của Việt Nam và nền kinh tế khu vực hay các tổ chức kinh tế như: AFTO, WTO... đã làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế trong nước. Đi kèm với nó là điều kiện cuộc sống tăng lên, người tiêu dùng cũng đòi hỏi cao hơn đối với những sản phẩm mà họ mua. Do vậy, sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất nhằm kéo khách hàng về phía mình cũng rất quyết liệt. Công ty Khoá Minh Khai cũng không tránh khỏi vòng xoáy đó. Trước đây, sản phẩm của công ty chủ yếu là cung cấp cho thị trường miền Bắc nhưng gần đây để kéo khách hàng gần hơn về phía mình, hay mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và giành giật thị trường đối với các đối thủ cạnh tranh của mình: Khoá Việt Tiệp, HTX Trúc Sơn... Nhà máy đang hướng sản phẩm của mình vào thị trường miền Trung và miền Nam. Nhưng điều đáng lo ngại của Công ty là các công ty, HTX đã nhại lại mẫu mã, kiểu cách sản phẩm của công ty với giá rẻ hơn đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. Tuy nhiên, đó là thực trạng chung của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đầu của nền kinh tế thị trường. Cho nên để có thể tồn tại, buộc công ty phải có những biện pháp hữu hiệu từ quá trình sản xuất đến việc bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm của mình để khách hàng có một cái nhìn đúng đắn về những sản phẩm đích thực của công ty. Do đặc điểm sản phẩm của công ty bao gồm các mặt hàng cơ khí tiêu dùng vừa phục vụ cho ngành sản xuất công nghiệp vừa phục vụ cho dân sinh. Biểu 2: Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm năm 1999 và 2000 STT Tên sản phẩm Sản xuất Tiêu thụ 1999 2000 1999 2000 1 Khoá các loại 401.693 400.035 412.081 398.762 2 Bản lề các loại 186.322 196.692 129.121 154.055 3 Ke các loại 78.387 85.339 83.893 52.911 4 Chốt các loại 16.238 12.411 16.932 16.752 5 Thanh cài các loại 43.158 41.120 41.871 36.203 6 Cụm crêon 28.181 31.890 28.756 26.797 c. Về máy móc thiết bị: Công ty Khoá Minh Khai thành lập được tương đối lâu, máy móc thiết bị của Công ty đã được nhập từ nhiều nước: Liên Xô (cũ), Ba Lan, Trung Quốc....các loại máy móc của công ty tương đối lạc hậu, đã trải qua thời gian sử dụng tương đối dài, có những thiết bị đã khấu hao hết từ lâu nhưng vẫn còn được sử dụng do đó đã gây ô nhiễm môi trường xung quanh và ảnh hưởng tới sức khoẻ của công nhân. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào đổi mới trang thiết bị máy móc. Những năm gần đây, Công ty đã đẩy mạnh sản xuất, đi sâu vào các mặt hàng truyền thống nên công ty mua sắm thêm các máy móc mới phù hợp với tình hình sản xuất của công ty. Do đó mẫu mã sản phẩm được thay đổi, chất lượng sản phẩm được nâng cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đây là một hướng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị rất thích hợp và đúng đắn của công ty. Qua bảng kê máy móc thiết bị dưới đây, chúng ta sẽ hiểu kỹ hơn về tình hình máy móc thiết bị của Công ty Khoá Minh Khai: Biểu 3: STT Tên máy móc thiết bị Nước sản xuất Năm sử dụng Công suất thiết kế Tình trạng 1 Máy phay FHJ-9 Tiệp Khắc 1993 2,5 KW Đang sử dụng 2 Máy xọc 7A-420 Liên Xô 1996 1,5 KW Đang sử dụng 3 Máy khoan bàn KDS-360 Nhật 1995 0,3 KW Đang sử dụng 4 Khoan đứng WKA-40 Ba Lan 1974 4,67 KW Hỏng 5 Máy mài 1 đầu BBT-350 Tiệp Khắc 1990 3 KW Đang sử dụng 6 Máy khoan đứng 2A-125T Liên Xô 1996 Đang sử dụng 7 Búa máy 160kg Bungari 1994 Đang sử dụng 8 Máy tiện T6-M16 Việt Nam 1987 Đang sử dụng 9 Máy cuốn lò xo Việt Nam 1990 Đang sử dụng 10 Bể mạ Niken (nhựa) Việt Nam 1995 1.000 lít Đang sử dụng 11 Máy cưa cầu 85-72 Liên Xô 1996 1,5 KW Đang sử dụng 12 Máy bơm lọc Hungari 1995 Đang sử dụng 13 Máy TAZÔZ 51-2 Ba Lan 1974 0,2 KW Đang sử dụng 14 Khoan bàn Z51-2 Trung Quốc 1988 0,4 KW Đang sử dụng d. Về quy trình công nghệ: Hầu hết các quy trình công nghệ sản xuất ở công ty khoá Minh Khai trước đây là đơn giản, quá trình sản xuất sản phẩm phải trải qua các phân xưởng. Nhưng do bố trí hợp lý giữa các phân xưởng nên công tác tổ chức sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm tương đối thuận tiện. Nhìn lại quá trình phát triển của công ty, qua mỗi thời kỳ công ty đã khôi phục thay thế và lắp đặt mới các dây chuyền sản xuất. Nghiên cứu và tham khảo công nghệ sản xuất cỷa các công ty khác ở trong và ngoài nước. Do đó năng lực sản xuất của công ty ngày một nâng cao, chất lượng, mẫu mã sản phảm cũng được đảm bảo nâng cao hơn, đa dạng và phong phú hơn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Phôi tiện chi tiết bán thành phẩm gia công thuê ngoài được nhập vào kho vật tư, từ kho vật tư xuất phôi tiện, các chi tiết bán thành phẩm xuống phân xưởng cơ khí, sau khi gia công xong được nhập vào kho thành phẩm. Cũng ở công đoạn này thành phẩm nào bị hỏng thì được nhập lại kho vật tư. Từ kho, bán thành phẩm được xuất xuống phân xưởng mạ, phân xưởng lắp ráp, số sản phẩm ở phân xưởng mạ được nhập vào khi chi tiết hoàn chỉnh và từ kho chi tiết hoàn chỉnh xuất xuống phân xưởng lắp ráp hoàn chỉnh rồi được nhập vào kho thành phẩm xuất bán. Quy trình công nghệ sản xuất khoá của công ty được tóm tắt theo sơ đồ sau: Phôi tiện Chi tiết bán thành phẩm gia công Kho vật tư Phân xưởng cơ khí Kho bán thành phẩm Phân xưởng mạ Kho bán thành phẩm Phân xưởng lắp ráp hoàn chỉnh Kho thành phẩm Biểu 4: Quy trình công nghệ sản xuất khoá của Công ty. e. Đặc iểm về nguyên vật liệu: Trong thời kỳ bao cấp, công ty được cung cấp nguyên vật liệu theo chỉ tiêu, sản xuất sản phẩm ra được phân bố tiêu thụ theo kế hoạch của nhà nước. Do vậy mà nguyên vật liệu cần cho sản xuất của công ty không đồng bộ, không thường xuyên liên tục và không hợp lý, chẳng hạn có lúc lại không đủ để sản xuất. Do đó sản xuất không đam rbảo liên tục, hơn nữa chất lượng không đảm bảo ngay từ khâu đầu làm cho sản phẩm sản xuất ra kém chất lượng. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh đều phải tự tìm mua và theo dõi chất lượng nguyên vật liệu đầu vào được chú trọng và nó trở thành mắt xích đầu tiên để đảm bảo cho chất lượng sản phẩm sản xuất ra là tốt. Công ty khoá Minh Khai sản xuất rất nhiều loại sản phẩm khác nhau nên để mỗi loại sản phẩm lại đoì hỏi phải có một số lượng các chi tiết, bộ phận, nguyên vật liệu rất đa dạng và nhiều chủng loại khác nhau. Các loại nguyên vật liệu chủ yếu của công ty: Thân khoá các loại, cremon các loại, đinh vít các loaim thanh ốp các loại... lượng nguyên vật liệu cần sử dụng vào những thời điểm khác nhau và thường xuyên thay đổi. Vì vậy, tổng số danh mục các loại vật tư, nguyên liệu và chi tiết bộ phận doanh nghiệp quản lý rất nhiều và phức tạp đòi hỏi phải cập nhật thường xuyên. Công ty thường mua nguyên vật liệu ở các cửa hàng vật tư nguyên vật liệu. Việc mua nguyên vật liệu của công ty cũng tương đối thuận lợi vì nguồn cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất có sẵn ở trong nước. Tuy nhiên, cũng có lúc thị trường khan hiếm nguyên vật liệu. Đây là một khó khăn trong sản xuất. Để đảm bảo tăng hiệu quả sản xuất và nâng cao tốc độ quay vông vốn, công ty đã từng bước tiến hành xây dựng kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu đến từng bộ phận sản xuất trên cơ sở có được những đơn đặt hàng của khách hàng với công ty. Bên cạnh đó, công ty đã lập kế hoạch xác định lượng dự trữ nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận là nhỏ nhất, không còn dự trữ nhiều nhưng khi cần sản xuất là có ngay, đáp ứng tạm thừoi đúng, đủ số lượng, yêu cầu kỹ thuật và thời điểm cần đáp ứng. Vấn đề nâng cao tinh thần trách nhiệm được Ban Giám đốc thường xuyên quan tâm lưu ý. Việc tiết kiệm nguyên vật liệu của công ty luôn được thực hiện tốt vì khâu kiểm tra sản phẩm rất chặt chẽ, việc này làm cho phế phẩm giảm dần đến hiệu quả của công việc cao. Công ty đã xây dựng định mức vật tư cho sản phẩm khoá của mình để công nhân sản xuất có thể căn cứ vào đó tạo ra sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và tiết kiệm tối đa được nguyên vật liệu. Tóm lại, nguyên vật liệu của công ty là những nguyên vật liệu sẵn có trong nước, thị trường trong nước tương đối rộng rãi, vì vậy việc mua nguyên vật liệu dễ. Bên cạnh đó việc cung cấp, vận chuyển nguyên vật liệu của các cửa hàng cho công ty thuận lợi (giá mua bao gồm tiền vận chuyển) nguyên vật liệu của công ty là những loại dễ bảo quản. d. Đặc điểm về đội ngũ lao động: “Lao động là tài sản quý nhất của doanh nghiệp” hay nói cách khác “con người là vốn quý nhất”. Số lao động, chất lượng lao động và sự bố trí hợp lý lực lượng lao động làm cho năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên. Trong những năm gần đây, trước sự phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trường, để có thể đáp ứng được tình hình sản xuất kinh doanh, hiện nay công ty đã tiến hành sắp xếp và bố trí lại đội ngũ lao động nhằm tạo ra được đội ngũ lao động không những giỏi 1 nghề mà còn biết nhiều nghề tạo ra được sự thay đổi linh hoạt trong sản xuất kinh doanh để có thể đáp ứng được mọi yêu cầu của thị trường. Trong đầu tháng 3-2000 công ty đã sắp xếp lại các cán bộ giữa các phòng ban nhằm bố trí cho họ một công việc phù hợp với khả năng của mình hơn và tạo ra được sự linh oạt giữa các công việc của mỗi người. Đây là một chính sách rất tốt của công ty. Điều này giúp cho các cán bộ trong công ty, người phụ trách công việc đó nghỉ (công ty thực hiện chính sách “giỏi một nghề biết nhiều nghề”). Để làm được điều nay, hàng năm công ty đã cử công nhân đi đào tạo thêm hay tổ chức các khoá thi nâng bậc, thi công nhân giỏi bàn tay vàng với mục đích là nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Hơn thế, với những người có tài, có tâm huyết với nghề nghiệp được nhà máy kịp thời phát hiện và cho đi đào tạo thêm để trở thành các cán bộ nòng cốt của công ty. Hiện nay công ty đang cử 2 công nhân giỏi của công ty đi Italia vừa để học tập nâng cao tay nghề vừa là sang bên đó để tham gia vào chương trình giao lưu về kỹ thuật sản xuất khoá của các nước với nhau. Đó là cơ hội tốt cho công ty vì họ sẽ học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm quý báu trong thời gian này. Nhưng bên cạnh đó công ty vẫn còn tồn tại vấn đề ý thức, trách nhiệm của công nhân trước sản phẩm của mình còn kém, chính những vấn đề này dẫn đến những sản phẩm sai hỏng và hiệu quả còn kém. e. Bộ máy sản xuất của công ty khoá Minh Khai. Công ty Khoá Minh Khai nằm trên diệnt ích 20.000m2 nên việc bố trí sắp xếp các khu vực là tương đối thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu thành phẩm, nhiên liệu...đến các khu vực là tương đối thuận lợi. 2.3. Phân tích tổ chức bộ máy quản lý của công ty: 2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty khoá Minh Khai. Trong công ty, có 1 giám đốc vừa đại diện cho nhà nước vừa đại diện cho công nhân viên quản lý theo chế độ một thủ trưởng có quyền quyết định điều hành hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật nhà nước và nghị quyết của đại hội công nhân viên chức. Chịu trách nhiệm trước nhà nước và tập thể công nhân viên về kết quả sản xuất của công ty. Giám đốc do cấp trên bổ nhiệm sau khi tham khảo ý kiến của Đảng uỷ và phiếu tín nhiệm của công nhân viên trong công ty. Giám đốc là đại diện toàn quyền của công ty trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Trường hợp giám đốc đi vắng được uỷ quyền người thay là phó giám đốc công ty trực tiếp chỉ đạo các phòng ban nghiệp vụ. Ngoài ra, công ty còn có 2 phó giám đốc và các phó giám đốc này có quyền giải quyết mọi công tác trong phạm vi mà mình phụ trách khi đã có chủ trương kế hoạch của giám đốc và của cấp trên. Khi cần thiết và được uỷ quyền thay giám đốc ra thông tư hướng dẫn nghiệp vụ và chuyên môn về phân công cong tác của mình phụ trách cho cấp dưới. Các phó giám đốc có thể được uỷ quyền thay giám đốc khi giám đốc đi vắng để dự hội nghị, do cấp trên triệu tập và ký các loại giấy tờ cần thiết trong phạm vi hoạt động của công ty. Trong công ty có 8 phòng ban và 4 phân xưởng. Các phòng ban, phân xưởng này là bộ phận tham mưu giúp việc giám đốc về mặt chuyên môn nghiệp vụ hay hành chính nhằm đáp ứng tốt cho yêu cầu quản lý sản xuất, bảo vệ sản xuất phụ vụ công tác và đời sống. Các phòng ban giúp giám đốc phân bổ, hướng dẫn, kiểm tra và uốn nắm các đơn vị trong công ty. Giải quyết những vấn đề phát sinh trong công ty, trong sản xuất về nghiệp vụ thuộc phòng mình phụ trách đồng thời tổng kết báo cáo rút kinh nghiệm thuộc phòng mình, xây dựng hệ thống mạng lưới nghiệp vụ từ dưới lên đẻ đảm bảo các mặt công tác của phòng mình được trôi chảy ăn khớp, đồng thời chú ý cải tiến tổ chức, lề lối làm việc nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Nhiệm vụ của phòng này có liên hệ mật thiết đến ban khác cho nên khi xây dựng cũng như thực hiện và hướng dẫn thực hiện phải đảm bảo mối quan hệ thực sự bình đẳng nhằm thực hienẹ tinh thần của nguyên tắc chỉ đạo tập trung thống nhất, cân đối và toàn diện các mặt của công ty, phải giúp đỡ và tạo điều kiện cho các phòng ban cùng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đã được phân công. Phòng kỹ thuật Phòng hành chính Phòng KCS Phòng tài vụ Phòng kế hoạch cung tiêu Phòng tổ chức lao động tiền lương Phòng Marketing Phòng quản lý sản xuất Ban I Bảo vệ Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc sản xuất Giám đốc Phân xưởng cơ khí Phân xưởng cơ điện Phân xưởng lắp ráp Phân xưởng mạ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty khoá Minh Khai a. Chức năng nhiệm vụ của công ty khoá Minh Khai: Công ty khoá Minh Khai chuyên sản xuất các loại khoá như khoá MK10, MK10A, MK 10C... công ty có chức năng nhiệm vụ hợp tác với các đơn vị tổ chức, cá nhân để thiết kế và chế tạo thiết bị, sản xuất các mặt hàng cho các đơn vị có yêu cầu. Công ty có chức năng sản xuất kinh doanh các loại khoá xe, chốt, bản lề, giàn giáo... cho các đơn vị có yêu cầu. b. Quyền hạn của công ty khoá Minh Khai: Song song với chức năng nhiệm vụ thì công ty cũng có một số quyền hạn nhất định. Công ty được lựa chọn thể thức thanh toán với khách hàng của mình trên cơ sở chính sách pháp luật cuả nhà nước. Công ty có thểm quyền xác định phương hướng, nội dung và lựa chọn hình thức liên kết một hay nhiều đơn vị kinh tế trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi. Ngoài ra, công ty được lựa chọn hình thức trả lương, trả thưởng đối với các đối towngj trong công ty phù hợp với chính sách của nhà nước. c. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận quản lý công ty khoá Minh Khai: * Giám đốc công ty: Để đảm bảo cho tổ chức quản lý sản xuất có hiệu quả, công ty tổ chức một bộ máy quản lý gọn nhẹ với chế độ một thủ trưởng, đứng đầu là Giám đốc công ty - người quyết định cao nhất chịu trách nhiệm trước nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty ở lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Bộ phận giúp việc cho giám đốc bao gồm: - Phó giám đốc kỹ thuật. - Phó giám đốc sản xuất. - Các trưởng phòng ban khác. Cùng với các hoạt động quản lý ở các phòng ban, phân xưởng sản xuất thì giám đốc là người chịu trách nhiệm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, bố trí từng tổ đội sản xuất sao cho phù hợp với khả năng trình độ của từng công nhân và tình hình thực hiện kế hoạch của đơn vị mình. * Phòng kế hoạch, cung tiêu: Là bộ phận giúp Ban giám đốc lập kế hoạch đôn đốc, theo dõi các kế hoạch sản xuất, tiêu thụ ngắn và dài hạn. Ngoài ra, còn thu nhận các thông tin các bộ phận để kịp thời kiểm tra và chỉnh lý các kế hoạch của công ty, đồng thời thực hiện các công việc đột xuất khi cần. * Phòng kỹ thuật: Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, đồng thời nghiên cứu và lập ra các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Ngoài ra còn phải thiết kế khuôn mẫu, bản vẽ thiết kế, nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hơn nữa còn phải xác định thời gian bảo trì sửa chữa duy tu máy móc thiết bị. * Phòng KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho của công ty theo tiêu chuẩn phòng kỹ thuật đề ra. * Phòng Marketing: Là bộ phận tham mưu cho giám đốc về tình hình thị trường, giá cả, vật tư sản phẩm có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời đề xuất các phương án có liên quan đến hoạt động hỗ trợ trước và sau khi bán hàng. * Phòng tài vụ: Giúp giám đốc quản lý về tài chính, kế toán thống kê, thực hiện hạch toán sản xuất kinh doanh, thanh quyết toán với khách hàng và nhà nước. Ngoài ra, còn làm nhiệm vụ tính bảo hiểm và thuế. * Phòng tổ chức lao động tiền lương: Tham gia cho giám đốc về việc sắp xếp lao động trong công ty về số lượng, trình độ, nghiệp vụ, tay nghề từng phòng ban, phân xưởng. Kiểm tra định mức đơn giá và giải quyết các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên. * Phòng hành chính: Giải quyết các hoạt động hỗ trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty về mặt tài chính. * Ban bảo vệ: Có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho tài sản của công ty theo dõi việc đi lại của các cán bộ công nhân viên. * Phân xưởng cơ khí: Có nhiệm vụ tạo phôi ban đầu như: dập định hình ra các khuôn mẫu (phôi, ke, khoá...) hay đúc tay nắm nhôm đồng thời để tiện lõi khoá. Nếu sản phẩm đơn giản thì bộ phận có thể hoàn chỉnh như bản lề, chốt cửa.... ngoai ra phân xưởng cơ khí còn làm theo đơn đặt hàng như: giàn giáo, cửa xếp, cửa hoa...với số công nhân viên không lớn trong phân xưởng nhưng đây là đơn vị mạnh nhất tạo ra giá trị sản lượng lớn nhất trong công ty. * Phân xưởng cơ điện: Chịu trách nhiệm sửa chữa thường xuyên, trùng tu máy móc thiết bị trong công ty có phần cơ và điện. Phân xưởng này đảm bảo các phân xưởng khác làm việc liên tục không bị gián đoạn bởi máy móc, thiết bị hay đường điện. Phân xưởng còn chịu trách nhiệm chế tạo khuôn mẫu ke, bản lề khoá. Đây là nhiệm vụ khá quan trọng và phức tạp đòi hỏi độ chính xác để đảm bảo khi đúc chi tiết khoá có thể khớp nhau được. * Phân xưởng lắp ráp: Có nhiệm vụ lắp ráp toàn bộ các loại khoá từ các bộ phận, chi tiết thành sản phẩm hoàn chỉnh. * Phân xưởng mạ: Mạ quai khoá, ke bản lề, chốt cửa....Công nghệ mạ đòi hỏi phải có kỹ thuật cao và theo quy trình công nghệ nghiêm ngặt để đảm bảo sản phẩm mạ có độ bền và độ bóng cao. Các phân xưởng này chịu sự điều khiển của quản đốc phân xưởng và phó giám đốc kỹ thuật trực tiếp chỉ đạo. Loại hình sản xuất của công ty là kiểu chế biến liên tục, quy mô sản xuất thuộc loại vừa, sản phẩm có thể tạo ra cùng trên một quy trình sản xuất theo cùng một phương pháp công nghệ, song giữa các loại, các thứ thành phẩm có những đặc tính khác nhau về kích cỡ, yêu cầu kỹ thuật và cả về mặt mỹ thuật. Trang bị kỹ thuật của công ty chủ yếu là những máy móc cũ đượ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0327.doc
Tài liệu liên quan