Đề tài Hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

LỜI CAM ĐOAN.1

LỜI CẢM ƠN.2

DANH MỤC BẢNG BIỂU.5

LỜI MỞ ĐẦU .6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHO THANH NIÊN .10

1.1 Cơ sở lý luận về thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt

Nam xã hội chủ nghĩa .10

1.1.1 Quan điểm của Mác, Ăng-ghen và Lê nin về thanh niên .10

1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên .12

1.1.3 Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về thanh

niên và công tác thanh niên.15

1.1.4 Thực tiễn về vị trí, vai trò của thanh niên trong sự nghiệp đấu tranh cách

mạng của đất nước ta .22

1.1.5 Hệ thống của các tổ chức thanh niên hiện nay .25

1.2 Cơ sở lý luận về thanh niên và các phong trào của thanh niên tham gia phát triển

kinh tế - xã hội.29

1.3 Nội dung các hoạt động phát triển kinh tế của thanh niên.38

1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động phát triển kinh tế cho thanh niên .43

1.5 Bài học kinh nghiệm về hỗ trợ phát triển kinh tế cho thanh niên .43

1.6 Những công trình nghiên cứu có liên quan.48

Kết luận chương 1 .49

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHO THANH NIÊN

LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2014 - 2018.51

2.1 Giới thiệu nội dung các hoạt động phát triển kinh tế của thanh niên của tỉnh

Lạng Sơn .51

2.1.1 Quá trình hình thành.51

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế trong thanh niên Lạng Sơn.52

2.1.3 Mô hình phát triển .58

pdf102 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rình kinh tế - xã hội đã giải quyết việc làm cho khoảng 1,2 vạn người; thông qua quỹ quốc gia hộ trợ việc làm đã tạo việc làm mới cho 6.500 người, riêng thông qua kênh của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có tổng nguồn vốn cho vay khoảng 21 tỷ đồng. Bình quân mỗi năm có trên 6.000 lao động (trong đó 92% là ở độ tuổi thanh niên) đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đưa lại nguồn thu nhập trên 900 tỷ đồng/năm (gấp 1,5 lần thu ngân sách nội địa trên địa bàn tỉnh), đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tay nghề, đổi mới về nhận thức, tư duy cho người lao động, nhất là thế hệ trẻ. Công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được các cấp, các ngành ngày càng quan tâm. Thông qua việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và đề án xã hội hóa công tác đào tạo nghề của tỉnh, hệ thống các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh không ngừng được đầu tư nâng cấp thông qua các nguồn vốn chương trình mục tiêu, nguồn vốn hợp tác quốc tế, nguồn vốn ngân sách tỉnh và nguồn vốn đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp. Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho gần 2,6 vạn lao động (trong đó trên 85% là ở độ tuổi thanh niên). Phần đông lao động sau khi đào tạo đều được các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tuyển dụng hoặc đi xuất khẩu lao động. Bài học từ tỉnh Thái Bình Thái Bình là một tỉnh thuần nông, hiện nay có trên một triệu lao động. Thời gian sử dụng lao động trong nông nghiệp thấp, dưới 75% và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 45 chỉ có 16%. Cũng như nhiều địa phương khác, hiện nay, cơ cấu lao động có trình độ kỹ thuật ở Thái Bình đang mất cân đối so với yêu cầu của sự phát triển. Tỷ lệ lao động trí óc thấp, nhất là ở khu vực nông thôn, chỉ chiếm dưới 5%. Ngành nông, ngư nghiệp chiếm trên 90% lao động trong tỉnh nhưng chỉ có khoảng 15% lao động kỹ thuật tập trung ở khu vực quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, còn khu vực sản xuất chỉ chiếm số lượng nhỏ. Các khu công nghiệp, khu chế xuất vừa hình thành cũng đang trong tình trạng thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật. Sự thiếu vắng đội ngũ lao động có trình độ đã hạn chế khả năng tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu lao động, tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ để có thể thúc đẩy kinh tế nông thôn. Mục tiêu của tỉnh Thái Bình trong năm 2006 là nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động lên 78%, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30% và lao động được đào tạo nghề lên 18%, tạo việc làm mới cho 20.000 người. Để đạt được mục tiêu này, Thái Bình đã và đang thực hiện một số biện pháp như Từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất cho các trường, các cơ sở dạy nghề... Từ thực tế tạo việc làm ở Thái Bình cho thấy con đường để giải quyết việc làm có hiệu quả, đó là dạy nghề cho nông dân. Đây là một việc làm hết sức cần thiết, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, là một trong những biện pháp xóa đói, giảm nghèo do giải quyết được việc làm cho số lao động dôi dư trong trong nông thôn, hơn nữa còn tạo ra nhiều sản phẩm mới chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong xã hội. Bài học từ tỉnh Bình Dương Bình Dương là một trong những tỉnh được coi là có tốc độ phát triển kinh tế nhanh của khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam (bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu) và cả nước. Trong những năm qua, Bình Dương là tỉnh có điều kiện thu hút và giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ của cả nước mà chủ yếu là thanh niên nông thôn. Kinh nghiệm tạo việc làm của Bình Dương là - Tập trung phát triển kinh tế - xã hội, tạo nhiều việc làm mới cho người lao động. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và sản xuất hàng hóa lớn. 46 - Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung một cách liên hoàn, theo hướng đa ngành, hiệu quả kinh tế cao. - Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng gắn với cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư sản xuất. - Liên kết dạy nghề phổ thông qua các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề của Thành phố Hồ Chí Minh để nâng cao chất lượng nguồn lao động trẻ. - Tổ chức các trung tâm dịch vụ việc làm của thanh niên gắn với thị trường lao động của tỉnh và cả nước. Một số mô hình ạy nghề có hiệu u của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Dạy nghề cung ứng cho các khu công nghiệp, khu chế xuất tại địa phương như Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Nam, Quảng Ngãi. - Liên kết dạy nghề dài hạn Quảng Nam, Hà Nội, Trung ương Đoàn, Quảng Ngãi, Đồng Nai. - Dạy nghề tại chỗ cho thanh niên nông thôn Khu vực đồng bằng Sông Hồng, Quảng Bình, Quảng Ninh, Quảng Nam. - Đa dạng hóa các loại hình dạy nghề, các ngành nghề Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Tiền Giang. - Dạy nghề để xuất khẩu lao động Trung tâm DN&DVVLTN Hà Tĩnh, Kiên Giang, Thừa Thiên - Huế. * Hoạt động giới thiệu việc làm và cung ứng lao động thông qua các Trung tâm dịch vụ việc làm của thanh niên: Điểm nổi bật trong những năm qua là các Trung tâm đã phối hợp ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thành công các “Hội chợ việc làm”, “Ngày hội việc làm”, “Ngày hội tư vấn việc làm”, các diễn đàn thông tin về thị trường lao động. Trung tâm DVVLTN Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm DVVLTN Quảng Bình, Quảng Ninh đã phối hợp tốt với các huyện, thị đoàn để tổ chức “Ngày hội việc làm”, Trung tâm DVVLTN thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh đã 47 đưa mô hình “Siêu thị việc làm” vào hoạt động; Trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên Cần Thơ định kỳ tổ chức “Hội chợ việc làm” theo quý Từ thực tiễn giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh Hà Tĩnh, Thái Bình, Bình Dương và một số mô hình dạy nghề có hiệu quả của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để áp dụng tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn như sau: Thứ nhất Các cấp, các ngành, đặc biệt là tổ chức đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, định hướng phân luồng học nghề cho thế hệ trẻ, giúp họ đánh giá, lựa chọn đúng ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của tỉnh. Xóa bỏ định kiến xem thường việc học nghề của thể hệ trẻ. Thông qua các hoạt động này sẽ giúp thanh niên ý thức được vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc không ngừng rèn luyện, học tập, nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Thứ hai Tỉnh cần có các chính sách ưu tiên, tập trung đất sản xuất, miễn giảm các khoản thuế cho các doanh nghiệp đã có cam kết, đăng ký tuyển dụng nhiều lao động của địa phương vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn, nhất là lực lượng lao động trẻ. Thứ ba Tỉnh cần quan tâm đến các hoạt động như Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, giới thiệu việc làm trong và ngoài nước cho người lao động trong tỉnh, trong đó chú trọng vào công tác đào tạo nghề, giáo dục định hướng, ngoại ngữ, pháp luật cho người lao động; bổ sung thường xuyên nguồn vốn cho vay quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh, giúp đoàn viên thanh niên tự tạo việc làm; duy trì và phát triển thường xuyên ngày hội việc làm, hội chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm, nhằm tạo điều kiện cho lực lượng lao động trẻ và người sử dụng lao động hiểu biết lẫn nhau, có cơ hội tìm được việc làm và tuyển dụng lao động; quy hoạch và phát triển mạng lưới dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và triển khai thực hiện các chương trình dự án trọng điểm của tỉnh. 48 Thứ tư Cần phát huy được vai trò xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ vào tham gia thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hỗ trợ, tạo cơ hội việc làm cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn, thanh niên thuộc nhóm yếu thế. Khuyến khích thanh niên chủ động tự tạo việc làm trên cơ sở khả năng và các điều kiện thực tế hiện có. Thứ năm Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành chức năng cần quan tâm, tạo điều kiện và bố trí đủ nguồn lực để các cấp bộ Đoàn triển khai thực hiện có hiệu quả đề án giải quyết việc làm cho thanh niên và các chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi với học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Thứ sáu: Cần phải tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn. Thứ bẩy: Đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho thanh niên nông thôn. Thứ tám: Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động một cách bài bản, hiệu quả. Thứ chín: Sử dụng và quản lý tốt Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm cho người lao động trong tỉnh. 1.6 Những công trình nghiên c u có liên uan Hiện nay có nhiều các bài báo, tham luận về vấn đề hỗ trợ phát triển kinh tế cho thanh niên được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, các bài viết trên mạng. Còn vấn đề nghiên cứu hỗ trợ cho thanh niên một cách chính thống gồm có các bài viết sau - Mô hình kinh tế của thanh niên và giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình kinh tế. - Luận văn tốt nghiệp Đại học – SV Nguyễn Thị Thu Lan – Khoa kinh tế Phát triển – Đại học Kinh tế Quốc Dân. 49 - Phát triển kinh tế nông thôn cho thanh niên tỉnh Lạng Sơn – Luận văn Thạc sĩ kinh tế - Học viên Vũ Thị Duyên – Khoa Quản trị kinh doanh tổng hợp – Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. - Tạo việc làm cho thanh niên tỉnh Hà Tĩnh – Luận văn Thạc sĩ kinh tế - Hà Duy Đào – Trường Đại học kinh tế quốc dân. - Nolwen.Hennaff.Jean-Yves.Martin (biên tập khoa học) Lao động, việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam 15 năm đổi mới - Nxb Thế giới, Hà nội 2001. - GS.TS Phạm Đức Thành Vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 64. - Hồng Minh Hà Nội giải quyết việc làm cho lao động khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Tạp chí Lao động - Xã hội số 270 (từ 1-15/9/2005). - TS Nguyễn Hữu Dũng Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Lao động - Xã hội số 246 (từ 1- 15/9/2004). Hay Đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá với việc đảm bảo điều kiện sống và làm việc của người lao động, Tạp chí Lý luận chính trị số 11-2005. “Thị trường lao động và định hướng nghề cho thanh niên”, Nxb lao động xã hội Hà Nội, 2005. - TS Nguyễn Thị Thơm (chủ biên) Thị trường lao động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006. - Lê Minh Hùng Đà Nẵng nỗ lực chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động diện giao đất, Tạp chí Lao động - Xã hội số 259 (từ 16-31/9/2005). ết luận chương 1 Trong nội dung chương I, tác giả đã đi tập trung nghiên cứu về mặt lý luận các vấn đề và nội dung như: Cơ sở lý luận về thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nhằm khái quát và làm rõ vai trò, trách nhiệm, tầm quan trọng và thực tiễn của thanh niên đối với sự nghiệp xây dựng và 50 bảo vệ Tổ quốc trong suốt quá trình cách mạng; Cơ sở lý luận về thanh niên và các phong trào của thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội nhằm hệ thống hóa về thanh niên, vai trò của thanh niên trong quá trình phát triển kinh tế của quốc gia cũng như địa phương. Bên cạnh đó, trong chương I tác giả cũng tập trung nghiên cứu các vấn đề về nội dung các hoạt động phát triển kinh tế của thanh niên, các chỉ tiêu nhằm đánh giá hoạt động phát triển kinh tế của thanh niên và kinh nghiệm của một số tỉnh thành trong các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế cho thanh niên. Nền tảng cơ sở lý luận này sẽ là nền tảng cơ bản để tác giả nghiên cứu chương II về thực trạng các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế cho thanh niên tỉnh Lạng Sơn. 51 CHƯƠNG THỰC TRẠNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN INH TẾ CHO THANH NIÊN LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 014 – 2018 2.1 Giới thiệu nội ung các hoạt động phát triển kinh tế của thanh niên của tỉnh Lạng Sơn 2.1.1 Quá trình hình thành Bác Hồ đã từng nói “Thanh niên là chủ nhân tương lai của nước nhà. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”. Chính vì vậy, đối với tỉnh Lạng Sơn, thanh niên được các cấp ủy, chính quyền, các cấp, các ngành khá quan tâm trong việc tạo điều kiện cho thanh niên phát triển kinh tế. Sự quan tâm này, không chỉ có trong giai đoạn hiện tại mà đã có từ rất lâu. Tuy nhiên nó theo quá trình: Trước năm 1954 Chưa có một bộ phận nào chuyên trách về phát triển kinh tế cho thanh niên. Từ 1954 - 1986 Việc phát triển kinh tế cho thanh niên được chủ yếu tính đến các lao động nông thôn, theo kiểu hợp tác xã ở đơn vị. Trong đó đã có các bộ phận thanh niên tham gia và làm chủ các hợp tác xã. Từ năm 1986 đến nay Việc quan tâm, phát triển và hỗ trợ thanh niên thuộc một bộ phận của Trung ương Đoàn và Tỉnh đoàn là đầu mối trực tiếp trong việc phát triển các phong trào thanh niên, kinh tế thanh niên Trong sự nghiệp phát triển chung của tỉnh thì vai trò phát triển kinh tế là vấn đề trọng tâm, trong đó thanh niên có vai trò rất lớn vào công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh. Từ đó, Đoàn thanh niên các cấp trong tỉnh đã phát động trong các cấp bộ Đoàn và đoàn viên thanh niên tích cực đẩy mạnh xây dựng các mô hình phát triển kinh tế trong thanh niên. Đồng thời nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành chỉ đạo, tạo điều kiện, giúp đỡ. Trên cơ sở đó đã hình thành nhiều mô hình phát triển kinh tế trong thanh niên trên các lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.... không chỉ tham gia phát triển kinh tế mà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho thanh niên và người dân địa 52 phương. Đó cũng chính là nền tảng để đề xuất các giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế. 2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế trong thanh niên Lạng Sơn Do chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp và tăng dần lao đông trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ, nên những năm qua nghề nghiệp và việc làm của thanh niên nông thôn có xu hướng biến đổi. Theo kết quả điều tra lao động và việc làm năm 2006 cho thấy, hiện còn 64,17% thanh niên nông thôn làm trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản; 21,25% làm trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và 14,59% làm việc trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Tỷ trọng lao động của thanh niên thuần túy làm nông nghiệp cũng giảm dần, thay vào đó là các mô hình kinh tế tổng hợp VAC, kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa. Đã xuất hiện ngày càng nhiều, thanh niên nông thôn làm ở các công ty nông trường theo dạng “ly nông bất ly hương”. Tình hình dịch chuyển lao động ở Lạng Sơn (không kể lúc nông nhàn) đến làm ăn, sinh sống ở các khu công nghiệp, khu đô thị hoặc các địa bàn dễ làm ăn sinh sống ngày một tăng, tạo ra dòng chuyển dịch dân cư từ nông thôn đến các khu vực trên ngày càng nhiều. Theo kết quả điều tra lao động và việc làm toàn quốc năm 2006 số thanh niên nông thôn thiếu việc làm trong thời điểm điều tra (đầu tháng 4/2006) là 861.000 người chiếm 7,74% trong tổng số thanh niên nông thôn. Nhưng nhìn toàn cục thanh niên nông thôn thường còn 25 - 30% thời gian nhàn rỗi. Số thiếu việc làm nhiều là nhóm thanh niên 20 - 24 tuổi (chiếm 40%) tiếp đó thuộc nhóm thanh niên mới lớn 15 - 19 tuổi (34%) sau cùng là nhóm thanh niên 25 - 29 tuổi (26%) [5]. Theo đánh giá của các chuyên gia, sau khi Việt Nam gia nhập WTO tình hình lao động việc làm, thu nhập của thanh niên nông thôn sẽ chịu nhiều áp lực. Những điểm hạn chế của lực lượng lao động thanh niên nông thôn hiện nay cần quan tâm: - Lực lượng lao động là thanh niên phân bố không đồng đều giữa các vùng kinh tế, các ngành kinh tế. Điều kiện tự nhiên của Lạng Sơn chiếm trên 80% diện tích là đồi núi cao, dân cư thưa thớt, sống không tập trung, cuộc sống khó khăn, không đủ đất canh tác, nhất là những vùng chuyên canh, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp 53 liên kết với người nông dân, nên các mô hình phát triển kinh tế trong thanh niên còn nhiều hạn chế, thanh niên đi làm ăn xa, vượt biên sang Trung Quốc làm thuê vẫn còn diễn ra phổ biến. - Do điều kiện sống không bằng thành phố nên thanh niên nông thôn thường có mức thu nhập thấp, ít thông tin, trình độ học vấn không cao, không đồng đều, cơ sở hạ tầng kinh tế chậm phát triển dẫn đến việc thiếu hiểu biết về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe nên thể lực, tầm vóc của thanh niên nông thôn thường thấp và nhỏ hơn so với thanh niên thành phố. - Lực lượng lao động thanh niên nông thôn thường có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thấp. - Do sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở Lạng Sơn chưa phát triển, năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp, xã hội nông thôn còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, nhiều vùng kinh tế lại dựa quá nhiều vào điều kiện tự nhiên. Nên một bộ phận thanh niên nông thôn còn tồn tại cách suy nghĩ lạc hậu, có tư tưởng ỉ lại, thụ động, không dám đột phá, không đầu tư thời gian cho việc học văn hóa, học nghề, tin học, ngoại ngữ, không dám mạnh dạn đầu tư, thanh niên nông thôn thường xây dựng gia đình sớm, thời gian lao động thường theo mùa vụ có nhiều thời gian rảnh rỗi thường tụ tập chơi bời, la cà nhậu nhẹt, tính kỷ luật trong lao động không cao. Tóm lại Lực lượng lao động thanh niên ở Lạng Sơn đang có những bước chuyển tích cực về nhiều mặt, thích ứng nhanh nhạy với nền kinh tế thị trường, nó đang đóng vai trò quan trọng trong công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhưng mặt khác, lao động của thanh niên ở Lạng Sơn cũng đang đặt ra nhiều vấn đề khó khăn thách thức, đó là quá trình di chuyển lao động tự do, tâm lý thanh niên không ham muốn nghề nông, thu nhập trong nông nghiệp thấp, trình độ chuyên môn tay nghề thấp chủ yếu là lao động phổ thông, chất lượng nguồn lực lao động còn thấp Việc làm của người lao động ở Lạng Sơn gắn liền với đặc điểm của kinh tế nông nghiệp, nông thôn, với lực lượng lao động và điều kiện tự nhiên tại chỗ, bao hàm tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - 54 xã hội ở Lạng Sơn để mang lại thu nhập mà không bị pháp luật ngăn cấm; được thể hiện là những ngành nông, lâm, thủy sản, những loại việc làm có thể khai thác tài nguyên thiên nhiên tại chỗ. Trong điều kiện nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, việc làm của người lao động ở Lạng Sơn mang tính thủ công, nặng nhọc và có thu nhập thấp. Khi kinh tế nông thôn vẫn chủ yếu là nông nghiệp, ở đó ẩn chứa nhiều nguy cơ thiếu việc làm. Vì vậy, đa dạng hóa ngành nghề, mở nhiều loại hình việc làm, phát triển kinh tế - xã hội ở Lạng Sơn là phương hướng chủ yếu giải quyết việc làm cho người lao động. * Các loại việc làm ở Lạng Sơn Các loại việc làm ở Lạng Sơn rất đa dạng và phong phú với hàng trăm ngành nghề khác nhau nhưng có thể phân chúng thành các loại việc làm thuần nông và việc làm phi nông nghiệp. Việc làm thuần nông là những hoạt động lao động trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Trải qua nhiều năm phát triển, hiện nay chăn nuôi và trồng trọt vẫn là công việc chính của nhà nông ở Lạng Sơn. Trong đó trồng trọt chiếm 73%; chăn nuôi chiếm 27%. Trong trồng trọt cây lương thực vẫn chiếm 78,2% diện tích cơ cấu cây trồng, cây rau màu và cây công nghiệp chỉ chiếm 21,8%... Còn chăn nuôi ở Lạng Sơn phần lớn chỉ để tận dụng thức ăn dư thừa và cung cấp phần nào nhu cầu thực phẩm ở Lạng Sơn. Như vậy, có thể nói lao động trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản là việc làm chính của người lao động ở Lạng Sơn. Thế mạnh của lĩnh vực này là người lao động được kế thừa kinh nghiệm sản xuất của cha ông để lại. Kiến thức nghề nông được tích lũy dần trong quá trình người lao động tham gia sản xuất từ nhỏ với tư cách là người lao động phụ của gia đình. Bên cạnh đó, loại công việc này còn nhiều hạn chế Thứ nhất, sản xuất theo mùa vụ, năm này theo năm khác, lặp đi lặp lại nên người lao động chỉ làm việc theo kinh nghiệm, ít có cải tiến, sáng tạo dẫn đến năng suất và hiệu quả công việc không được nâng cao. Quá trình đó cứ diễn ra như thế từ 55 nghìn năm làm cho tiến trình phát triển kinh tế - xã hội ở Lạng Sơn diễn ra một cách chậm chạp. Thứ hai, loại công việc này có tính chất mùa vụ nên lao động ở Lạng Sơn sẽ thiếu việc làm lúc nông nhàn. Mặt khác, cùng với quá trình đô thị hóa, đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng làm cho người nông dân bị mất tư liệu sản xuất và trình độ học vấn, tay nghề thấp họ sẽ gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm và phải làm những công việc nặng nhọc với mức lương rẻ mạt... Như vậy, trong quá trình CNH, HĐH, người lao động làm trong lĩnh vực thuần nông là những người có nguy cơ bị thiếu việc làm và bị thất nghiệp cao nhất. Việc làm phi nông nghiệp là lĩnh vực rộng lớn, gồm tất cả các ngành nghề ngoài nông nghiệp ở Lạng Sơn. Cùng với sự hình thành và phát triển của cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước các loại ngành nghề ở Lạng Sơn phát triển đã tạo nên sự phong phú, đa dạng về việc làm cho người lao động ở đây. Hiện nay đã có nhiều loại hình công việc ngoài nông nghiệp ra đời và phát triển mạnh. Bên cạnh sự phát triển của các ngành nghề truyền thống như sản xuất đồ gỗ, thêu ren, đồ thủ công mỹ nghệ, đan lát... Nhiều ngành nghề chế biến nông, lâm, thủy sản xuất hiện. Hoạt động gia công cơ khí xuất hiện phục vụ sửa chữa đồ gia dụng, nông cụ, sửa chữa máy móc nông nghiệp, lâm nghiệp. Đặc biệt cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa, dịch vụ ở Lạng Sơn cũng phát triển mạnh mẽ. Nhiều loại hình dịch vụ phục vụ đời sống trước đây chỉ có ở thành thị thì nay đã có ở Lạng Sơn như Dịch vụ vệ sinh nông thôn, dịch vụ cung cấp nước sạch, vệ sinh dịch vụ ăn uống... Nhiều việc làm trước đây bị xã hội coi rẻ và cấm đoán như giúp việc gia đình, chạy chợ... thì nay đã được công nhận như một nghề. Tất cả những biến đổi đó đã tạo ra nhiều loại hình công việc làm phong phú, đa dạng thị trường việc làm cho người lao động ở Lạng Sơn. Việc làm phi nông nghiệp ở Lạng Sơn có vai trò tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội ở Lạng Sơn: - Phát triển ngành nghề ngoài việc đem lại việc làm ổn định, thường xuyên cho người lao động ở lĩnh vực đó, còn khả năng thu hút thêm lao động nhàn rỗi ở Lạng 56 Sơn. Ngoài sự phát triển của nó còn nảy sinh những ngành nghề mới, những hoạt động dịch vụ liên quan tạo thêm nhiều chỗ làm mới cho lao động. - Loại việc làm này thường đưa lại thu nhập ổn định và cao hơn cho người lao động. Hiện nay thu nhập của các hộ chuyên ngành nghề ở Lạng Sơn thường cao hơn khoảng 4 lần so với thu nhập bình quân của hộ lao động nông nghiệp thuần nông. Điều đó bắt buộc người lao động phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao chất lượng nguồn lao động. Việc làm phi nông nghiệp ở Lạng Sơn hiện nay đang phát triển phong phú, đa dạng. Tuy nhiên sự phát triển của loại việc làm này cũng gặp khó khăn do hạn chế về trình độ tay nghề của người lao động, về công nghệ cũng như giới hạn về khả năng quản lý của chủ hộ sản xuất kinh doanh, về nguồn vốn cũng như phong tục tập quán, về thị trường. Người dân có nghề phi nông nghiệp vẫn chưa mạnh dạn bỏ ruộng để tập trung sản xuất ngành nghề. Như vậy, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển ngành nghề ở Lạng Sơn, nhưng so với việc làm thuần nông thì sự phát triển gia tăng của ngành việc làm phi nông nghiệp hiện nay đang chiếm ưu thế và đang trong xu thế phát triển. Bởi vì so với lĩnh vực thuần nông, lĩnh vực phi nông nghiệp ở Lạng Sơn ít gặp những giới hạn của tự nhiên, ngược lại nó còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi sự phát triển của quá trình CNH, HĐH. Nếu như việc làm thuần nông ngày càng bị thu hẹp thì việc làm phi nông nghiệp đang trong xu thế phát triển mở rộng do chính sự phát triển của một nền nông nghiệp hàng hóa đưa lại. Mặt khác nông thôn Việt Nam đang vươn mình phát triển. Điều đó tạo ra thị trường rộng lớn cho sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp, dịch vụ và cơ cấu lao động tiến bộ ở Lạng Sơn. - Nét riêng biệt việc làm và các loại việc làm của thanh niên nông thôn ở Lạng Sơn: Thanh niên lớn lên ở Lạng Sơn nên việc làm của lứa tuổi này cơ bản cũng gắn với sản xuất nông nghiệp. Nhưng họ là lứa tuổi đang trong quá trình chuyển tiếp giữa thời niên thiếu và trưởng thành. Thanh niên trong nhóm tuổi lao động từ 15 - 24 ở Lạng Sơn thường mới tốt nghiệp trung học phổ thông, thường chưa có nghề nghiệp, việc làm, phụ thuộc vào gia đình, chủ yếu là phụ gia đình làm các công việc truyền 57 thống như làm ruộng, làm nương, trồng rừng một số ít có thể làm dịch vụ thuê để lấy tiền công như phụ sửa xe, buôn bán nhỏ, làm ở các cơ sở sản xuất nhỏ tại địa phương. Đối tượng này thường có nhu cầu học nghề và muốn thoát ly gia đình để

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_hoan_thien_cac_giai_phap_ho_tro_thanh_nien_phat_trien.pdf
Tài liệu liên quan