Đề tài Hoàn thiện các hình thức lao động tiền lương tại nhà máy thuốc lá Thăng Long

Lời nói đầu 1

Chương I: 3

Cơ sở khoa học của các hình thức chi trả tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp 3

I. Khái niệm, chức năng của tiền lương, tiền thưởng 3

Khái niệm 3

1.1. Tiền lương 3

1.2. Tiền thưởng: 5

Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế 7

3. Tiền lương tài chính và tiền lương phi tài chính. 9

3.1. Phần lương, thưởng tài chính bao gồm phần tài chính trực tiếp và gián tiếp. 9

3.2. Mặt phi tài chính 9

3.3 Chức năng của tiền lương, tiền thưởng 10

Bản thân công việc 15

Môi trường công ty 15

A. Những đặc điểm của nhà máy thuốc lá thăng long ảnh hưởng đến các hình thức chi trả tiền lương tiền thưởng. 36

I. Giới thiệu chung về nhà máy thuốc lá Thăng long 36

Biểu 1: Chỉ tiêu về tài sản của nhà máy Thuốc lá Thăng Long 46

Biểu 3: Chỉ tiêu về tài chính và hoạt động kinh doanh của nhà máy 48

Biểu 4: Chỉ tiêu nộp ngân sách của nhà máy 49

V. Đặc điểm về lao động. 54

B. Phân tích các hình thức chi trả tiền lương của nhà máy thuốc lá thăng long 54

Những nguyên tắc chung về chi trả lương của Nhà máy Thuốc lá Thăng Long. 54

Phân tích việc hình thành, quản lý sử dụng quĩ tiền lương tiền thưởng 55

Hình thành và quản lý quỹ tiền lương 55

Qui tắc chung sử dụng quĩ tiền lương. 60

Các hình thức chi trả tiền lương ở Nhà máy Thuốc lá Thăng Long 60

1. Hình thức trả lương theo thời gian 62

2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 66

Chế độ trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân 66

2.1 Chế độ trả công theo sản phẩm tập thể 68

3 Ngoài ra căn cứ vào các thông tư, chỉ thị của nhà nước, nhà máy thuốc lá Thăng Long xác định các loại phụ cấp được tính vào tiền lương như sau: 71

Phân tích các hình thức tiền thưởng 73

I Nội dung và tổ chức tiền thưởng 73

2 Đối tượng xét thưởng. 73

3 Chỉ tiêu thưởng: 73

Các hình thức tiền thưởng 73

Thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch 73

1.2. Xếp theo chất lượng công việc cũng xếp thành ba hạng 74

Cách tính thưởng: 74

2.Hoàn thiện các công tác thông kê và nghiệm thu sản phẩm 91

2. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc,nơi sản xuất. 92

3. Bố trí xắp xếp đội ngũ lao động 93

4. Quản lý máy móc thiết bị 94

IV. Hoàn thiện các điều kiện phụ trợ khác đảm bảo cho việc chi trả tiền lương 95

1. Tổ chức chỉ đạo sản xuất là nội dung quan trọng nhất đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh và có ảnh hưởng tới công tác chi trả tiền lương của nhà máy 95

2. Kỷ luật lao động 96

3. Tăng cường bồi dưỡng, giáo dục tư tưởng, ý thức cho người lao động để người lao động gắn bó hơn với nhà máy 96

V. Hoàn thiện các hình thức tiền thưởng 97

1. Thưởng cho tập thể lao động giỏi. 98

2. Thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu 99

VI. Một số biện pháp nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động 100

Kết luận 103

 

doc105 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 961 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện các hình thức lao động tiền lương tại nhà máy thuốc lá Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đạo 1.1. Đứng đầu là giám đốc do Tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm là người chịu trách nhiệm về tư cách pháp nhân của nhà máy,người quyết định chỉ đạo trực tiếp xuống các phòng ban, các phân xưởng. Giám đốc đại diện cho nhà máy trong các quan hệ đối tác và chịu trách nhiệm hoàn toàn về tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy cũng như việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. 1.2. Phó giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm phụ trách về hoạt động kinh doanh, khối kinh tế ,giúp việc cho giám đốc và làm một số việc khác khi được ủy quyền. 1.3. Phó giám đốc kĩ thuật chịu trách nhiệm phụ trách về mảng kĩ thuật và giúp cho giám đốc làm một số việc khác khi được ủy quyền. Cơ cấu phòng ban 1.4. Phòng hành chính Thực hiện chức năng giúp việc cho giám đốc về tất cả các công việc có liên quan đến công tác hành chính trong nhà máy. Có nhiệm vụ quản lý về văn thư lưu trữ, tài liệu bảo mật ,đối nội ,đối ngoại quản lý về công tác xây dựng cơ bản và hành chính quản trị đời sống, y tế, chính trị ... 1.5. Phòng tổ chức Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và thực hiện các về công tác lao động tiền lương. Phòng có nhiệm vụ giúp việc giám đốc lập phương án về công tác tổ chức bộ máy cán bộ lao động tiền lương quản lý về BHLĐ, ATLĐ-VSLĐ, đào tạo công nhân kỹ thuật, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động. 1.6. Phòng tài vụ Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc giám đốc về công tác tài chính kế toán . Phòng có nhiệm vụ tổ chức quản lý về mọi mặt hoạt động liên quan đến công tác tài chính kế toán của nhà máy như tổng hợp thu chi, công nợ, giá thành, hạch toán, dự toán sử dụng nguồn vốn, quản lý tiền mặt, ngân phiếu thanh toán ,tin học, quản lý nghiệp vụ thống kê ở các đơn vị. 1.7. Phòng kế hoạch vật tư Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc giám đốc về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy. Phòng có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, năm, quí, tháng. Điều hành sản xuất theo kế hoạch của thị trường tham gia xây dựng kế hoạch định mức kinh tế kĩ thuật, giá, thống kê, và theo dõi công tác tiết kiệm. Lập kế hoạch về nhu cầu vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh theo năm, quí, tháng, ký kết hợp đồng, tìm nguồn mua sắm vật tư, bảo quản cấp phát phục vụ kịp thời cho sản xuất. Tổng hợp báo cáo lên cấp trên theo định kì tình hình sản xuất trong tháng, tuần 1.8. Phòng nguyên liệu Thực hiện chức năng tham mưu ,gúp việc giám đốc về công tác nguyên liệu thuốc lá theo yêu cầu sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ: Về nông nghiệp nghiên cứu thổ nhưỡng, giốngthuốc lá thưc hiện nguyên liệu tổ chức hợp đồng, chỉ đạo kế hoạch về gieo chồng ,chăm sóc hái sấy Lập kế hoạch ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu theo vùng, chủng loại...theo chỉ thị của giám đốc. Quản lí số lượng tồn kho tổ chức bảo quản nhập xuất theo qui định quản lí cung ứng vật tư nông nghiệp(nếu có), quản lí kho phế liệu, phế phẩm. 1.9. Phòng kĩ thuật cơ điện Thực hiện chức năng tham mưu gúp việc giám đốc về công tác kĩ thuật, về quản lí máy móc thiết bị, điện, hơi nước, làm lạnh của nhà máy. Phòng có nhiệm vụ theo dõi quản lí toàn bộ trang thiết bị kĩ thuật, cơ khí, thiết bị chuyên dùng, chuyên ngành, điện, hơi,lạnh, nước...cả về số lượng và chất lượng trong quá trình sản xuất. Lập kế hoạch về phương án đầu tư theo chiều sâu, phụ tùng thay thế tham gia công tác ATLĐ-VSLĐ và đào tạo thợ cơ khí kĩ thuật. 1.10. Phòng kĩ thuật công nghệ Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc giám đốc về công tác kĩ thuật sản xuất của nhà máy. Nhận chỉ thị trực tiếp của giám đốc và thực hiện nhiệm vụ quản lí chất lượng sản phẩm, nguyên liệu, vật tư hương liệu trong quá trình sản suất nghiên cứu phối chế sản phẩm mới cả về nội dung và hình thức bao bì phù hợp với thị hiếu, thị trường từng vùng. Quản lí qui trình công nghệ Quản lí chỉ tiêu lí hóa về nguyên liệu, sản phẩm, nước... trong quá trình sản xuất tại nhà máy. Tham gia công tác môi trường và đào tạo thợ kĩ thuật, thường trực hội đồng sáng kiến nhà máy. 1.11. phòng KCS Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc giám đốc về việc quản lí chất lượng sản phẩm.Phòng có nhiệm vụ kiểm tra giám sát về chất lượng sản phẩm, nguyên liệu, vật tư, vật liệu khi khách hàng đưa về nhà máy. Kiểm tra giám sát về chất lượng sản phẩm triên từng công đoạn, trên từng dây chuyền sản xuất. Phát hiện sai sót báo cáo để giám đốc chỉ thị khắc phục. Kiểm tra giám sát về chất lượng sản phẩm khi xuất kho. Kiểm tra, kết luận nguyên nhân hàng bị trả lại hoặc hàng giả (nếu có ). Quản lý các dụng cụ đo lường được trang bị. 1.12. Phòng tiêu thụ Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc giám đốc về công tác tiêu thụ sản phẩm của nhà máy. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho từng tháng, qúy, năm, cho từng vùng và từng đại lý. Theo dõi tình hình tiêu thụ từng vùng, từng miền dân cư, kết hợp với phòng thị trường mở rộng thị trường tiêu thụ. Thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ hàng hóa. Tổng hợp báo cáo kết quả tiêu thụ về số lượng, chủng loại sản phẩm theo quy định để giám đốc đánh giá và có quyết định về phương hướng kinh doanh trong thời gian tới. 1.13. Phòng thị trường Thực hiện chức năng tham mưu gúp việc giám đốc, lãnh đạo nhà máy về công tác thị trường và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của nhà máy. Phòng có nhiệm vụ theo dõi phân tích diễn biến của thị trường qua bộ phận nghiên cứu thị trường, tiếp thị, đại lý ... Soạn thảo và đề ra các kế hoạch, chiến lược tham gia công tác điều hành hoạt động marketing tìm các hình thức quảng cáo sản phẩm ,tham gia công tác thiết kế quảng cáo, thiết kế sản phẩm mới tham gia các cuộc hội trợ triển lãm ... 1.14. Phòng bảo vệ Chịu sự chỉ đạo của giám đốc thực hiện công tác bảo vệ nhà máy an ninh chật tự của nhà máy. Thưc hiện nhiệm vụ bảo vệ nhà máy, phòng cháy chữa cháy an ninh chính trị kinh tế xã hội trật tự trong nhà máy. Thực hiện các nhiệm vụ về công tác quân sự địa phương. 2. Đặc điểm về sản phẩm công nghệ Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá: Kho nguyên liệu Lên men Phân loại Sấy khô Kho bảo quản Hấp chân không Cắt gọt Trữ lá Thái lá Sấy sợi Làm ẩm lá Làm ẩm cuống Xử lý cuống Thái cuống Sấy cuống Phối sợi cuống Trữ sợi Phun hương Cuốn điếu đầu lọc Đóng bao đóng kiện Cuốn điếu không đầu lọc đóng bao đóng kiện Kho thành phẩm Tiêu thụ III. Tình hình vốn và nguồn vốn tại nhà máy Nhà máy Thuốc lá Thăng Long là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam có chế độ hạch toán độc lập nằm dưới sự quản lý của Bộ tài chính và Vụ tài vụ Bộ công nghiệp. Vốn và tài sản do ngân sách cấp thuộc Bộ tài chính và vụ công nghiệp do đó kế hoạch xây dựng cơ bản cơ sở sản xuất, kế hoạch sản xuất kinh doanh, khối lượng sản phẩm tiêu thụ cũng như dựa trên thị hiếu nhu cầu tiêu dùng của thị trường và khả sản xuất cung ứng của nhà máy để lập công tác tài chính và xác định nguồn vốn có thể huy động. Cơ cấu vốn, qui mô vốn để đáp ứng kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy. Mặt khác, kế hoạch sản xuất kinh doanh có thể được điều chỉnh tăng hoặc giảm theo nhu cầu của công ty thuận tiện cho quá trình kinh doanh mang lại hiệu quả mong muốn cho nhà máy. 1. Tình hình tài sản của nhà máy Do là một doanh nghiệp nhà nước nên vốn chủ yếu do ngân sách cấp 70% bên cạnh đó là vốn huy động từ các nguồn khác. Vốn kinh doanh là yếu tố hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường do đó đòi hỏi những nhà kinh doanh phải quản lí vốn rất chặt chẽ. Có thể khái quát tình hình vốn và nguồn vốn của nhà máy qua bảng chỉ tiêu của hai năm sau: Biểu 1: Chỉ tiêu về tài sản của nhà máy Thuốc lá Thăng Long Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tiền Tỷ trọng (%) 1, tổng tài sản 249600 100 261200 100 11600 104 Tài sản lưu động 185952 74,5 195300 74.8 9348 105 Tài sản cố định 63648 25,5 65900 25.2 2252 103.5 2, nguồn vốn 249600 100 261200 100 11600 104.6 Nợ phải trả 77400 31,1 45200 17.3 (32200) (58.4) Vốn chủ sở hữu 172200 68,9 216000 82.7 43800 125.4 Qua bảng phân tích trên ta có thể đánh giá khái quát tình hình vốn và nguồn vốn của nhà máy: Về cơ cấu tài sản đầu tư cho tài sản lưu động là khá cao năm 2003 chiếm 7.48% trong tổng tài sản tăng 5.02% so với năm 2002 (tăng 9348tr đ) đây là đặc thù của ngành sản xuất thuốc lá với chi phí lưu động chiếm tỷ trộng khá lớn trong giá thành. Tình hình đầu tư vào tài sản cố định của nhà máy trong các năm qua là khá ổn định năm 2003 là 65900 chiếm 25.2% tăng 3.5% hay( 2258 triệu đ ) so với năm 2002 Cơ cấu vốn: tổng vốn năm 2003 tăng 4.6%(11600 triệu đ) chủ yếu do vốn chủ sở hữu tăng 25.4% (43800triệu đ) so với năm 2002 trong đó nợ phải trả giảm 58.4% (32200 triệu đ). Qua đó có thể thấy tình hình sản suất và kinh doanh của nhà máy là khá thuận lợi, có hiệu quả cao, cơ cấu vốn đầu tư là hợp lý thể hiện rõ nhất là tốc độ tăng vốn chủ sở hữu 25.4% (43800 tr đ) vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn năm 2002 là 68.9% và năm 2003 là 82.7%, điều này cho thấy tình hình tài chính của nhà máy là rất tốt. nhà máy có khả nằng tự chủ về tài chính cao. 2. Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh Biểu 2: Chỉ tiêu về vốn và nguồn vốn kinh doanh Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh số Tiền Tỷ trọng số Tiền Tỷ trọng số Tiền Tỷ trọng Tổng vốn kinh doanh 111559 100 112457 100 898 0.8 Ngân sách cấp 78234 70.1 77623 69.02 (611) (0.8) Vốn cố định 51690 46.3 50372 44.8 (1318) (2.5) Vốn lưu động 26544 23.8 27251 24.2 707 2.66 Vốn tự có (tích luỹ) 33325 29.9 34834 0.98 1509 4.53 Qua bảng trên ta thấy vốn kinh doanh của nhà máy được khai thác và huy động chủ yếu từ nguồn vốn do ngân sách cấp và từ nguồn vốn bổ xung. Năm 2003 vốn ngân sách có xu hướng giảm so với năm 2002 là 0.8% (611 triệu đ) trong đó chủ yếu đầu tư cho vốn cố định chiếm 44.8% trong tổng nguồn vốn kinh doanh(50372 triệu đ) giảm 2.5%(1318 triệu đ) so với nưm 2002. Trong khi đó nguồn vốn tự có trong năm 2003 có xu hướng tăng so với năm 2002 là 4.53% (1509 triệu đ). Qua những số liệu trên, có thể thấy tình hình khai thác và huy động vốn của nhà máy trong những năm qua là rất thuận lợi với việc chủ động vốn trong kinh doanh trong huy động vốn và sử dụng vốn kinh doanh tạo đà thuận lợi cho sự phát triển của nhà máy. Nét rõ nhất đó là nguồn vốn huy động vốn tự có năm 2003 tăng 0.8% (898 triệu đ) so với năm 20003 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Biểu 3: Chỉ tiêu về tài chính và hoạt động kinh doanh của nhà máy Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2002 2003 số Tiền Tỷ lệ Doanh thu 596573 635100 38527 6.5 Các khoản giảm trừ 210900 231500 20600 9.8 Doanh thu thuần 385673 403600 17927 4.64 Giá vốn hàng bán 336700 353500 16800 4.98 Chi phí bán 13600 14700 1100 8.08 Chi phí quản lí doanh nghiệp 18050 19600 1550 8.6 Lợi nhuận thuần 17323 15800 (1523) (8.8) Thu nhập từ hoạt động bất thường 177 250 73 41.24 Thu nhập trước thuế 17500 16050 (1450) 8.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp 5600 5136 (464) 8.3 Lợi nhuận sau thuế 11900 10914 (986) 8.3 Từ số liệu trên cho thấy năm 2003 tổng lợi nhuận trước thuế của nhà máy có xu hướng giảm so với năm 2002 với tỷ lệ 8.3% (1450 triệu đ) và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng giảm với tỷ lệ là 8.8% (1523 triệu đ). Nguyên nhân chủ yếu làm cho lợi nhuận giảm là do chi phí tăng lên. Đặc biệt là tốc độ tăng của giá vốn hàng bán quá cao tăng 5.0% trong khi đó tốc độ tăng của doanh thu bán hàng là 6.5% và doanh thu thuần là 4.6% bên cạnh đó các khoản giảm trừ tăng với tỷ lệ khá cao 9.8% và mức độ tăng của chi phí bán và chi phí quản lí doanh nghiệp tăng với tỷ lệ là 8.08% và 8.6% dẫn đến thu nhập thuần của doanh nghiệp giảm. Mặc dù nhà máy chịu tác động khách quan do giá mua và khai thác nguyên liệu thuốc lá và sợi thuốc lá cao cấp nhập khẩu tăng cao và đặc thù của ngành thuốc lá là (không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào) tuy nhiên nhà máy cần xem xét và sử dụng có hiệu quả hơn các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp. Với tốc độ tăng cao điều đó đã làm giảm đi phần lợi nhuận của nhà máy. 4. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình nộp ngân sách của nhà máy Biểu 4: Chỉ tiêu nộp ngân sách của nhà máy Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Thuế tiêu thụ đặc biệt 210900 231500 Thuế thu nhập doanh nghiệp 5543.36 5056 Thuế sử dụng vốn 3800 3500 Thuế nhà đất 779 779 Tổng thuế phải nộp 221022.36 240835 Từ số liệu trên ta thấy tình hình nộp ngân sách năm 2003 của nhà máy cao hơn năm 2002. Măc dù sản phẩm tiêu thụ của ngành thuốc lá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cao (đặc biệt là loại thuốc điếu nguyên liệu nhập ngoại với mức thuế suất phải chịu là 70%) nhưng nhà máy luôn hoàn thành mọi chỉ tiêu nộp ngân sách trong năm 2003. Tổng thuế nộp ngân sách của nhà máy chiếm gần 20% tổng thuế phải nộp của cả hiệp hội thuốc lá Việt Nam. 5. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của nhà máy trong thời gian qua. Biểu 5: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của nhà máy Chỉ tiêu đơn vị Năm 2002 Năm 2003 So sánh Sản lượng 1000 bao 201653 204000 2347 Thuốc đầu lọc không có công đoạn sợi 1000 bao 10226 11000 774 Thuốc đầu lọc có công đoạn sợi 1000 bao 50030 50000 (30) Thuốc đen điếu 85 1000 bao 119990 124000 4010 Thuốc đen điếu 70 1000 bao 1422 1000 (422) Sản phẩm qui đổi 1000 bao 19985 18000 (1985) Tổng 244115 248540 4425 Qua bảng trên ta thấy khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm bằng tổng sản lượng các sản phẩm tiêu thụ trong năm 2001 tăng lên nhưng vẫn còn chậm. Một phần là do thị trường đã bão hoà, trên thị trường có nhiều hãng khác , các loại thuốc lá ngoại xâm nhập vào thị trường. Nhưng không vì thế mà sản phẩm của nhà máy giảm mà vẫn tăng. Đặc biệt là loại thuốc liên doanh và thuốc đầu lọc có công đoạn sợi vẫn tăng dần dần đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường. IV. Định mức lao động, tình hình lao động. Là một doanh nghiệp nhà nước nên nhà máy thuốc lá thăng long có qui mô sản xuất lớndo đó số lượng người lao động làm việc trong nhà máy rất đông . tổng số cán bộ công nhân viên. Ta có thể biểu thị ở biểu sau: Biểu 6: Tình hình định mức lao động Stt Chỉ tiêu đơn vị Năm 2002 Năm 2003 I Trình độ cán bộ công nhân viên Người 1 Người lao động gián tiếp - 206 218 đại học và trên đại học - 87 90 Cao đẳng và THCN - 3 5 Nhân viên 12/12 - 116 123 2 Lao động trực tiếp - 980 996 đại học và trên đại học - 18 24 Cao đẳng và THCN - 0 0 Công nhân cơ khí - 189 193 Lao động phổ thông - 155 157 Công nhân công nghệ - 618 622 II Tổng - 1189 1214 III Tiền lương 1000 đ Thu nhập bình quân - 1780 2453 Từ quĩ lương - 1335 1840 Từ quĩ khen thưởng phúc lợi - 445 613 Từ biểu trên cho thấy số người làm việc cho nhà máy có trình độ chuyên môn ngày càng tăng lên đặc biệt là nhân viên lao động gián tiếp một đội ngũ chiếm số ít trong tổng số người lao động của nhà máy nhưng có trình độ văn hoá năng lực chuyên môn là rất cao. Điều đó đã giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy càng có hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó là các công nhân lao động trực tiếp, đội ngũ này được tuyển chọn rất kĩ nên năng lực, trình độ, tay nghề cũng thể hiện khá cao điều đó làm tăng năng suất chất lượng sản phẩm của nhà máy được đảm bảo. Đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn lao động được đảm bảo tuyệt đối. Trong khoảng 10 năm gần đây, từ đó công nghệ dây chuyền sản xuất cũng được cải tiến. Thu nhập bình quân của người lao động cũng không ngừng được cải thiện qua các năm. Ngoài lương chính ra cán bộ công nhân viên còn được hưởng các chế độ phúc lợi theo qui định của nhà nước, chế độ khen thưởng. Nhiều cán bộ công nhân viên phải làm việc trong môi trường sản xuất độc hại, cường độ làm việc cao nên nhà máy đã rất chú trọng đến các công tác xã hội lương bổng bên cạnh những quĩ phúc lợi, phụ cấp độc hại, phụ cấp làm thêm phụ cấp lưu động phụ cấp chức vụ. Nhà máy còn quan tâm đến công tác thi đua nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của cán bộ công nhân viên tao ra một môi trường lao động tốt nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cụ thể. Tổ chức khám sức khoẻ định kì ,phát hiện bệnh nghề nghiệp, lập hồ sơ điều dưỡng cho cán bộ công nhân viên. Trợ cấp khó khăn cho công nhân lao động. Tổ chức các đợt tham quan du lịch nghỉ mát ăn dưỡng cho cán bộ công nhân viên. Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể dục thể thao, hội khoẻ. Tạo khí thế sôi nổi hào hứng trong lao động sản xuất. Tổ chức các cuộc thi thi tay nghề người thợ giỏi, công nhân tay nghề giỏi, lao động tiên tiến xuất sắc tuyên dương khen thưởng tạo ra không khí phấn đấu thi đua trong sản xuất. Giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động như chi trả bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ trong điều kiện làm việc độc hại, làm ca 3, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội. Hàng năm tổ chức đào tạo nhân viên và tuyển dụng đào tạo về an toàn lao động, đào tạo về năng lực quản lí của cán bộ công nhân viên.v.v. Biểu7: Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân Chỉ tiêu số người hệ số Phụ cấp độc hạI 162 0.027 phụ cấp thường xuyên 884 0.299 Phụ cấp lưu động 58 0.0098 Phụ cấp chức vụ trách nhiệm 90 0.0151 Bên cạnh những chế độ phụ cấp như trên nhà máy còn có quĩ lương bổ xung dành cho những ngày lễ tết, nghỉ phép thâm niên ,những ngày đi đường trong dịp nghỉ phép, việc riêng hưởng lương, sinh đẻ, vệ sinh phụ nữ, hội họp.v.v. Từ đó đã tạo ra thành công trong lao động sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội, tạo ra mức sống ổn định cho cán bộ công nhân viên tạo ra môi trường sản xuất an toàn vệ sinh trong sạch. Người lao động có hưng phấn lao động yêu nghề nghiệp .v.v. Để có những thành công đó nhà máy cũng liên tục tuyển thêm lao động nhằm thay thế những cán bộ công nhân viên về hưu, nghỉ hưu. Biểu8: Chỉ tiêu tuyển cho năm 2003 Chỉ tiêu Tuyển Nghỉ hưu Nhân viên lao động gián tiếp Nhân viên văn phòng 3 1 Nhân viên phục vụ 2 0 Lao động tực tiếp Công nhân cơ khí 6 0 Lao động phổ thông 19 4 Tổng số người lao động 30 5 V. Đặc điểm về lao động. Đây cũng có thể nói là một lợi thế của nhà máy hơn 80%công nhân là lao động lâu năm có tay nghề và có trình độ chuyên môn tương đối đồng đều ở độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi. Những công nhân được tuyển trong thời bao cấp nay đã được nhà máy đào tạo nâng cao trình độ tay nghề. Bên cạnh đó nhà máy còn tuyển và nhận học sinh, sinh viên từ các trường công nhân kĩ thuật. Nhà máy còn tuyển thêm và có chế độ đào tạo đối với những công nhân mới được tuyển nhằm giúp họ làm quen với môi trường công việc và nhằm nâng cao năng lực của công nhân hơn nữa giúp nhà máy trẻ hóa đội ngũ cán bộ công nhân viên. - Bộ máy quản lí của nhà máy được làm việc theo kiểu trực tuyến -chức năng nên đơn giản, dễ quản lí đặc biệt là có sự chuyên môn hóa nên giúp nhà máy nắm bắt sát sao tình hình lao động trong nhà máy để có thể điều chỉnh và có những giải pháp thích hợp đối với từng bộ phận. Người lãnh đạo có thể trực tiếp nghe thấy những phản ứng, phản hồi của công nhân viên và có thể nắm bắt nhanh nhạy những biến động trong nhà máy. - Nhờ có sự quản lí tốt đã giúp nhà máy luôn luôn đạt được những kết quả và mục tiêu đã để tạo ra mức doanh thu và thu nhập của người lao động cũng được đảm bảo. Đóng góp đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước từ đó có thể thấy đó chính là những ưu điểm của nhà máy. B. Phân tích các hình thức chi trả tiền lương của nhà máy thuốc lá thăng long Những nguyên tắc chung về chi trả lương của Nhà máy Thuốc lá Thăng Long. Phân phối tiền lương theo kết quả lao động cuối cùng của từng người, từng phân xưởng, từng tổ theo nguyên tắc làm những công việc gì, chức vụ gì, có ảnh hưởng gì theo công việc đó, chức vụ đó. Phân phối dựa trên sự gánh vác và đóng góp của từng người: Người có đóng góp nhiều làm nhiều, hưởng nhiều người, đóng góp ít làm it hưởng ít, những công việc đòi hỏi cao lương cao. Vì vậy, có thể trả những người đảm nhận các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật tay nghề cao được trả lương cao hơn những người đảm nhận những công viêc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp hơn. Những tập thể, cá nhân đóng góp vào nhiều kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy thì được hưởng lương cao hơn những cá nhân, tập thể đóng góp ít. Việc trả lương còn căn cứ vào trình độ lành nghề, mức độ phức tạp của công việc, năng lực thực tế của cá nhân đảm nhận để xác định hệ số lương sao cho phù hợp với cá nhân đó. 3. Không phân phối bình quân tiền lương trong nhà máy nhưng vẫn phải đảm bảo mức lương tối thiểu cho người lao động theo các qui định của nhà nước hiện hành. 4. Quĩ tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm trong nhà máy không sử dụng vào các mục đích khác. Tiền lương hàng tháng cả người lao động được ghi vào sổ lương của nhà máy theo mẫu của nhà nước ban hành. Phân tích việc hình thành, quản lý sử dụng quĩ tiền lương tiền thưởng Hình thành và quản lý quỹ tiền lương Hình thành Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy mà nhà máy xác nhận quỹ tiền lương tương ứng để trả cho công nhân. Quĩ tiền lương của nhà máy hiện nay bao gồm: Quĩ tiền lươn theo đơn giá được giao Quĩ tiền lương bổ sung Quản lý quĩ tiền lương Việc quản lý quỹ tiền lương được giao cho phòng tổ chức – kế hoạch lao động tiền lương thực hiện. Phòng này có chức năng giúp việc giám đốc nghiên cứu các kế hoạch sản xuất. Lập các phương án về công tác tổ chức bô máy quản lý về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động (BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ), đào tạo công nhân kỹ thuật, giải quyết các chế độ chính sách của công nhân theo Đảng và Nhà nước và những qui định của cấp trên về lao động, tiền lương bảo hiểm xã hội, y tế để từ đó xây dựng nên những cơ chế chính sách tiền lương trong từng đơn vị sao cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy trong từng thời kỳ. Ngoài ra, bộ phận này có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tiền lương hàng tháng hàng quí, hàng năm, tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chế độ đối với người lao động ở cơ sở sản xuất, tổng hợp làm các báo cáo về lao động tiền lương để trình lên giám đốc nhà máy và Tổng công ty. Nhìn chung các công tác tổ chức tiền lương ở nhà máy được xắp xếp bố trí hết sức gọn nhẹ và thực hiện khá tốt. ở các xưởng sản xuất việc theo dõi quản lý , sử dụng lao động do tổ chức trực tiếp điều hành. Mỗi phân xưởng, tổ có một giám sát viên theo dõi và chấm công tính lương cho công nhân theo đúng các văn bản hiện hành của nhà nước và của nhà máy, hàng tháng, tổng hợp báo cáo chuyển sang phòng tài vụ. * Quĩ tiền lương theo đơn giá được giao: Đây là quĩ tiền lương chủ yếu của công ty dùng để trả lương cho người lao động dựa trên khối lượng công việc đã hoàn thành. Đó là doanh thu và đơn giá tiền lương do phòng tổ chức – kế hoạch lao động tiền lương thực hiện + Đơn giá tiền lương được xác định theo công thức sau: Trong đó: MTL: Đơn giá tiền lương ồTL: Quĩ tiền lương phải trả cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của năm kế hoạch. ồDT: Tổng doanh thu = SL x G SL: Sản lượng G: Đơn giá Để tính được tổng quĩ tiền lương cho năm kế hoạch ta cần phải biết: Biểu 9: Tính quĩ lướngản xuất Chỉ tiêu 1. Sản lượng đơn vị (1000.bao) Kế hoạch Thực hiện Thuốc liên doanh 11000 12106 Thuốc đầu lọc không có công đoạn sợi 50000 49000 Thuốc đầu lọc có công đoạn sợi 124000 125400 Thuốc đen điếu 85 1000 1100 Thuốc đen điếu 70 18000 15600 2. Mức tiêu hao lao động Giờ/1000.bao 20.603 20.620 Thuốc liên doanh 26.369 25.179 Thuốc đầu lọc không có công đoạn sợi 18.453 18.566 Thuốc đầu lọc có công đoạn sợi 32.797 29.8996 Thuốc đen điếu 85 20.603 20.620 Thuốc đen điếu 70 16.689 16.798 3. Hệ số lương bình quân tháng đồng/tháng 1312320 1312320 Lương tối thiểu 210000 210000 Hệ số điều chỉnh tăng thêm 2.3 2.3 Hệ số cấp bậc bình quân 2.54 2.54 Hệ số phụ cấp 0.35 0.35 Lương bình quân giờ 7456.36 7456.36 4. Đơn giá chung đồng/1000.bao 128444 153750 Thuốc liên doanh 196616.7568 187743.7 Thuốc đầu lọc không có công đoạn sợi 137592.211 138434.8 Thuốc đầu lọc có công đoạn sợi 244546.2389 222870.6 Thuốc đen điếu 85 153623.385 153750 Thuốc đen điếu 70 124439.192 125251.9 5.Quĩ lương sản xuất đồng/1000.bao Thuốc liên doanh 2162784.325 2272825.232 Thuốc đầu lọc không có công đoạn sợi 6879610.55 6783305.2 Thuốc đầu lọc có công đoạn sợi 30323733.62 27947973.240 Thuốc đen điếu 85 153623.385 169125 Thuốc đen điếu 70 2239905.456 1953929.64 Tổng 41.759.657.336 39.127.158.312 * Quỹ tiền lương bổ sung tính bằng cách: Lễ tết 8. Ngày x 1214 người =9712 Phép thâm niên 16. Ngày x 1214 người =19424 Ngày đi đường trong dịp nghỉ phép 4. Ngày x 350 người =1400 Việc riêng hưởng lương 3. Ngày x 300 người =900 Thời gian cho con bú(1 giờ x 22. Ngày x 8 tháng x 182 người )/8=4004 Vệ sinh phụ nữ(30giây x 22giờ x 12 tháng)/60 giây/8 giờ x 650 người =10725 Học tập hội họp 8 ngày x 2000 người =16000 Tổng số ngày: 62165 ngày Tổng số tiền = 62165[(210 000 x 2.54)/22ngày] = 1.5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT543.doc
Tài liệu liên quan