Công nhân sản xuất là những người lao động làm việc độc lập. Do công việc của họ có thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ và chính xác, nên sản phẩm sản xuất ra có thể được kiểm tra và nghiệm thu. Vì vậy, công ty đã áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân với công nhân sản xuất. Lương sản phẩm cho công nhân sản xuất được xác định phụ thuộc vào số sản phẩm thực tế được sản xuất ra và nghiệm thu. Tại các phân xưởng sản xuất, tổ trưởng phân xưởng sản xuất theo dõi và ghi lại sản lượng thực tế cùng với đơn giá của mỗi loại, cuối tháng tập hợp số liệu. Nhân viên thống kê phân xưởng sẽ tính lương cho từng công nhân.
74 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2732 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty thuốc lá Bắc Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng của nhà máy có những đặc điểm sau:
- Về số lượng lao động: Tổng số lao động của nhà máy tính đến thời điểm 31/12/2008 là 487 người nếu tính cả số lao động thuê bán hàng tại các thị trường, lao động hợp đồng thời vụ thì tổng số lao động lên tới gần 616 người. So với năm 2007 số lượng công nhân viên trong công ty đã tăng 19 người tương ứng với tốc độ tăng là 4,05%.
- Về cơ cấu của đội ngũ lao động: Sản xuất thuốc lá thuộc nhóm ngành công nghiệp thực phẩm, được xếp vào nghành nghề nặng nhọc nóng độc hại (lao động thuộc nhóm IV và V) lao động nữ chiếm tỷ trọng cao. Qua biểu trên chúng ta thấy trong năm 2008 số lao động nữ trong công ty là 249 người chiếm 51% tổng số lao động của công ty.
Lao động gián tiếp năm 2008 chiếm 8,2% , lao động trực tiếp chiếm 91,8%. Đây là tỷ trọng tương đối phù hợp trong các doanh nghiệp. Ngoài ra nhìn vào biểu ta thấy lao động gián tiếp của công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng rất ít chỉ là 1 người còn lao động trực tiếp tăng tới 18 người. Chứng tỏ cơ cấu lao động của công ty đang đi đúng hướng đó là tăng số lao động trực tiếp giảm số lao động gián tiếp.
- Cơ cấu lao động theo độ tuổi:
Qua biểu chúng ta thấy lao động của công ty có tuổi đời rất cao. Như lao động dưới 30 tuổi chỉ chiếm 15,46% so với tổng số lao động. So với năm 2007 số lao động trong độ tuổi này đã tăng 10 người. Đây là nguồn lao động trẻ có nhiệt huyết nhưng nhìn tổng thể thì số lao động này là chiếm một tỷ lệ ít trong công ty. Đó cũng là một nguyên nhân gây lên cản trở cho việc tăng năng suất của công ty.
Chiếm tỷ lệ cao nhất trong công ty lại là trong độ tuổi 40 – 50 tuổi. Số lao động trong độ tuổi này là 252 người chiếm 51,75%. So với năm 2007 số lao động trong công ty tăng 3 người nhưng nếu xét trên số tương đối thì số lao động trong độ tuổi này giảm 1,46%. Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng cho công ty.
Ngoài ra ở độ tuổi từ 30 – 40, và từ 50 tuổi trở nên chiếm tỷ lệ tương đối lần lượt là 19,12% và 13,67%. Qua phân tích trên và qua tìm hiểu ở phòng tổ chức hành chính của công ty thì độ tuổi bình quân của nam là 42 tuổi, còn đối với nữ là 40. Nếu xét trên giác độ toàn công ty thì số tuổi bình quân là 41 tuổi. Nguyên nhân là do một thời gian dài chậm đổi mới sản xuất gặp nhiều khó khăn, sản lượng thuốc bao thấp, công nhân biên chế cũ còn phải nghỉ luân phiên, nên công ty không tuyển dụng lao động lao động vào làm lực lượng lao động lâu dài, chỉ tuyển lao động hợp đồng thời vụ làm các công việc thủ công đơn giản như tước cuộng lá, đóng bao thủ công hoặc một số lao động thuê bán hàng tại các địa phương. Độ tuổi bình quân cao, cơ cấu độ tuổi chưa phù hợp, sức trẻ có phần nào bị hạn chế.
- Cơ cấu lao động theo trình độ:
Nhìn chung, đội ngũ lao động của công ty đã được đào tạo bồi dưỡng, có tay nghề khá đã giúp cho việc quản lý và sử dụng tốt máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất.
Biểu 2.4 : Cơ cấu lao động của công ty thuốc lá Bắc Sơn theo trình độ đào tạo.
STT
Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo
Năm 2007
Năm 2008
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
1
- Trên đại học
5
1,07
5
1,03
2
- Đại học
40
8,55
45
9,24
3
- Cao đẳng
10
2,12
10
2,05
4
- Trung cấp
35
7,48
35
7,19
5
- CNKT bậc 5 – 7
206
44,02
210
43,12
6
- CNKT bậc 3 – 4
54
11,54
56
11,5
7
- CNKT bậc 1 – 2
83
17,74
86
17,66
8
- Bậc thợ bình quân
5/6
5/6
9
- Lao động phổ thông
35
7,48
40
8,21
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty thuốc lá Bắc Sơn.
Số lao động có trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng năm 2008 là 60 người chiếm 12,32%, trong đó số lao động trên đại học là 5 người chiếm 1,03%. Qua biểu trên ta thấy cán bộ có trình độ đại học tăng 5 người còn cao đẳng và trên đại học không có sự thay đổi. Nhìn chung số lao động đại học được sử dụng đúng ngành nghề đào tạo, còn một số người làm trái nghề. Tuy nhiên đa số đã phát huy được kiến thức học ở trường.
Số lao động có trình độ trung cấp kỹ thuật, nghiệp vụ là 35 người chiếm 7,19%. Qua biểu ta thấy số lao động qua 2 năm không có biến chuyển. Nhưng theo ghi nhận từ phòng tổ chức hành chính thì số lao động là trung cấp của công nhân đã giảm đi. Nếu tính từ năm 2005 số lao động trung cấp là 38 người vậy số lao động này đã giảm đi trong 3 năm là 3 người. Nguyên nhân có thể là do cơ cấu tuyển dụng, đào tạo chưa phù hợp và một số không phát huy được kiến thức đào tạo.
Số lao động là công nhân kỹ thuật chiếm một số lượng lớn trong công ty là 352 người chiếm 72,28% số lượng công nhân viên trong công ty. Trong đó công nhân kỹ thuật bậc 5 đến bậc 7 của công ty là 210 người chiếm 43,12%. Số lao động là công nhân kỹ thuật của công ty có 15% tốt nghiệp tại các trường chính quy theo hình thức đào tạo tập trung, số còn lại chủ yếu được đào tạo nâng bậc hàng năm, kèm cặp tại chỗ cho phù hợp với công việc được giao.
Số lao động còn lại là lao động phổ thông chưa qua đào tạo là 40 người, chiếm 8,21% trong tổng số. Số lao động này chủ yếu làm các công việc đơn giản như vệ sinh công nghiệp, vận chuyển không đòi hỏi phải có trình độ hay kỹ thuật nào đó.
* Cơ cấu tổ chức của công ty thuốc lá Bắc Sơn.
Công ty tổ chức theo hình thức quản lý trực tuyết chức năng, căn cứ vào thực tế sản xuất kinh doanh đã sắp xếp lại các phân xưởng, phòng ban, từ 11 phòng ban xuống còn 7 phòng ban, từ 7 phân xưởng sản xuất và phụ trợ xuống còn 4 phân xưởng. Đồng thời tổ chức lại lao động tinh giảm khối gián tiếp, bố trí lao động hợp lý làm việc có hiệu quả. Trong các phòng ban của công ty có mối quan hệ với nhau, và quản lý chung hoạt động của các phân xưởng trong công ty, chính từ sự phối hợp giữa các phòng ban làm cho hoạt động của công ty trở lên thông suốt từ trên xuống dưới, tạo điều kiện cho các phòng ban phối hợp thực hiện được các công việc chung của công ty giúp cho công ty làm ăn ngày càng có hiệu quả hơn
Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Thuốc lá Bắc Sơn.
Chủ tịch
Giám đốc
Phó giám đốc
P. Tài chính kế toán
P. Tiêu thụ thị trường
P. Kỹ thuật
P. KCS
P. Kế hoạch vật tư
P. Tổ chức hành chính
Đội bảo vệ
PX. Cơ điện
PX. Sợi
PX. Bao mềm
PX. Bao cứng
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến.
Quan hệ gián tiếp.
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty thuốc lá Bắc Sơn.
- Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
+ Chủ tịch công ty : Do chủ sở hữu công ty quyết định bổ nhiệm. Chủ tịch công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của mọi chủ sở hữu công ty quy định. Chủ tịch công ty chịu trách nhiệm trước Chủ sở hữu Công ty và trước pháp luật về các quyết định của mình
+ Giám đốc : Do chủ tịch công ty tuyển chọn, bổ nhiệm, ký hợp đồng có thời hạn (tối đa là 5 năm). Điều hành mọi hoạt động của công ty như: Quyết định các vấn đề thuộc phạm vi điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài chính, lao động và dự án đầu tư đã được phê duyệt. Bổ nhiệm, miễn nhiêm, cách chức, khen thưởng các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh do Chủ tịch Công ty bổ nhiêm. Quyết định lương, phụ cấp đối với người lao động trong Công ty và cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc. Giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ tịch công ty về hoạt động của công ty.
+ Phó giám đốc : Thay mặt giám đốc giải quyết các công việc khi giám đốc đi vắng, trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách. Phó giám đốc trong công ty thuốc lá Bắc Sơn còn phụ trách trực tiếp 2 phòng đó là phòng kỹ thuật và phòng KCS trong công ty.
+ Phòng kế hoạch vật tư: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài về phương án sản phẩm, vật tư, nguyên liệu, giá thành sản phẩm...lập các dự án đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất. Phối hợp với các phòng: Tài chính - Kế toán, Tiêu thụ - Thị trường để kiểm kê sản phẩm tồn kho, bán thành phẩm, phụ kiện, vật tư tại kho và tại các phân xưởng sản xuất. Tổng hợp số liệu để báo cáo lãnh đạo theo yêu cầu của công ty.
+ Phòng Tài chính kế toán: Có nhiệm vụ thu thập thông tin, ghi chép phản ánh chính xác kịp thời và có hệ thống về tình hình biến động vốn, kết quả sản xuất kinh doanh, thực hiện kế hoạch nộp ngân sách, tình hình biến động đầu vào đầu ra để tổng hợp, phân tích đề xuất các biện pháp với lãnh đạo công ty cho ý kiến xử lý .
+ Phòng tiêu thụ thị trường: Có nhiệm vụ lập các chiến lược và chính sách về sản phẩm, giá cả, phương thức phân phối, chăm sóc và hỗ trợ khách hàng, tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong và ngoài nước. Kết hợp với phòng kỹ thuật tham gia đề xuất thiết kế sản phẩm mới và đưa sản phẩm mới trên thị trường, và điểu tra thăm dò nắm bắt thông tin trên thị trường (về mẫu mã, bao bì, giá cả, chất lượng…) để nghiên cứu chế thử sản phẩm, sản xuất sản phẩm mới và cải tiến, hoàn thiện các sản phẩm đó.
+ Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Công ty những quy định của Nhà nước và Công ty trong công tác lao động, tiền lương, tiền thưởng, và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động. Lập các phương án tổ chức bộ máy quản lý sản xuất, nhân sự trong toàn Công ty cho phù hợp với từng giai đoạn sản xuất. Xây dựng quy chế, quy định phân phối tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác trong Công ty phù hợp với chế độ chính sách nhà nước ban hành.
+ Phòng kỹ thuật: : Có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Công ty thực hiện quản lý về khoa học công nghệ theo các quy định của Công ty và của cơ quan có thẩm quyền . Giữ vững và ổn định chất lượng sản phẩm đồng thời không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của thị trường. Kết hợp với phòng tiêu thụ - Thị trường, thống kê phân tích những kiếu nại của người tiêu dùng trong nước về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, xác định nguyên nhân, đề xuất biện pháp giải quyết và kiểm tra việc thực hiện các biện pháp đó. Ngoài ra còn phối hợp với phòng Kế hoạch - Vật tư xây dựng kế hoạch nguyên liệu hằng năm của công ty căn cứ vào việc khảo sát, kiểm tra chất lượng của vùng nguyên liệu.
+ Phòng KCS: Có chức năng quản lý tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm, vật tư nguyên liệu theo các qui định của công ty và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Đội bảo vệ: Đội bảo vệ có chức năng tham mưu, đề xuất giúp ban Giám đốc về công tác bảo vệ, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, chống bão lụt và công tác quân sự dân quân tự vệ theo các quy định của Công ty và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thực hiện phối hợp liên kết với chính quyền địa phương, cơ quan công an các cấp, các đơn vị lân cận. Xây dựng cụm an toàn về an ninh trật tự.
+ Chức năng nhiệm vụ của các phân xưởng: Có chức năng trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hoặc phục vụ sản xuất. Tổ chức sản xuất, phục vụ theo tiến độ kế hoach công ty giao cho về sản lượng, quy cách sản phẩm, khối lượng công việc. Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, kỷ luật lao động, quy trình công nghệ, chất lượng sản phẩm và các quy định khác của Công ty. Quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm vật tư, nguyên liệu… theo các quy định về quản lý vật tư và định mức. Thực hiện quản lý máy móc thiết bị và các tài sản của Công ty giao cho đơn vị. Chấp hành tốt quy định về an toàn lao động, công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh công nghiệp, trang bị bảo hộ lao động, bố trí sắp xếp phân xưởng gọn gàng sạch sẽ. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, ghi chép chính xác số liệu ban đầu theo quy định, phân tích hoạt động kinh tế nội bộ đơn vị. Tạo điều kiện để khách hàng đến tham quan khi có yêu cầu của Công ty, phản ánh kịp thời những vướng mắc và bất hợp lý trong quá trình sản xuất cho các đơn vị liên quan hoặc ban giám đốc biết.
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ BẮC SƠN.
2.2.1. Những quy định chung của công ty về trả lương.
* Đối tượng áp dụng quy chế trả lương gồm: Viên chức quản lý Công ty, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành phục vụ và công nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh ký kết hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 năm trở lên. Không áp dụng đối với những người ký kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 năm và những người làm hợp đồng theo thời vụ, theo việc.
* Nguyên tắc trả lương.
Tiền lương của cán bộ, công nhân viên phụ thuộc vào quỹ tiền lương thực hiện theo mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh của công ty. Điều này là do mức lương mà công nhân nhận được gồm 2 phần một phần là lương cứng mà người công nhân nhận được theo số ngày làm việc hay số công làm việc trong một tháng, còn một phần là tiền lương năng suất hay còn gọi là tiền lương phân phối lại. Tuỳ vào điều kiện của từng tháng mà người lao động trong công ty nhận được những mức lương khác nhau.
Tiền lương trả cho người lao động theo nguyên tắc “Làm công việc gì, giữ chức vụ gì thì trả lương theo công việc đó, chức vụ đó”. Khi thay đổi công việc, chức danh thì tiền lương được thay đổi phù hợp với công việc, chức danh mới. Nguyên tắc này đã đảm bảo tính công bằng cho người lao động. Làm cho họ yên tâm khi nhận một công việc nào đó trong công ty. Vì số tiền lương mà họ nhận được sẽ không phụ thuộc vào các vấn đề khác mà chỉ phụ thuộc vào công việc mà họ đang làm.
Hệ số dãn cách giữa người có mức lương cao nhất trong công ty không vượt quá hai lần hệ số mức lương bậc hai của Giám đốc công ty và hệ số mức lương thấp nhất bằng hệ số mức lương quy định tại NĐ 204/NĐ-CP. Và thực hiện không cào bằng trong phân phối tiền lương, tiền thưởng và bảo đảm công bằng trong công ty. Những người làm công việc đòi hỏi có chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, có nhiều đóng góp vào kết quả sản xuất, kinh doanh của Công ty thì được trả lương cao. Nguyên tắc này đảm bảo việc phân phối tiền lương trong công ty có sự khác biệt, hay nói cách khác đó là tránh hiện tượng phân phối bình quân. Làm cho người lao động trong công ty cố gắng hơn để có thể lên được các vị trí cao hơn trong công ty để số tiền lương mà họ nhận được sẽ cao hơn so với mức tiền lương hiện nay của họ.
Tiền lương trả cho các phòng, phân xưởng, bộ phận và người lao động căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác và mức độ đóng góp của đơn vị và người lao động vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty. Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc trong công ty, không được sử dụng vào mục đích khác.
* Nguồn quỹ tiền lương.
Do đặc thù của công ty thuốc lá Bắc Sơn là một phần của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam nên nguồn quỹ tiền lương của công ty phụ thuộc nhiều vào tổng công ty. Hàng năm Tổng công ty căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty mà đề ra đơn giá tiền lương cho công ty.
Ngoài ra còn có các khoản khác như quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác ngoài đơn giá tiền lương được giao, quỹ tiền lương còn lại chuyển sang năm sau, quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang. Tổng của các quỹ tiền lương trên là tổng quỹ tiền lương của công ty.
Biểu 2.5: Quỹ tiền lương của công ty thuốc lá Bắc Sơn
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Đơn giá tiền lương
đ/1000đ
62,48
62,95
59,53
2
Quỹ tiền lương theo đơn giá
Triệu đồng
18.554,69
22.110,38
26.267,16
3
Quỹ tiền lương HĐQT, chủ tịch, HĐ thành viên, giám đốc.
Triệu đồng
370,89
231
254,34
4
Tổng quỹ tiền lương chuyển từ năm trước sang
Triệu đồng
5.253.51
6.210,88
5.651,67
5
Tổng quỹ tiền lương
Triệu đồng
24.179,09
28.552,26
32.173,17
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty.
Trong các nguồn hình thành quỹ tiền lương trên của doanh nghiệp chỉ có quỹ tiền lương theo đơn giá được giao chiếm tỷ trọng lớn, còn quỹ tiền lương từ các hoạt động khác của công ty hầu như không có. Ngoài ra còn phải kể đến đó là quỹ tiền lương hội đồng quản trị, chủ tịch, hội đồng thành viên, giám đốc cùng với quỹ tiền lương từ năm trước chuyển sang.
Chúng ta thấy tổng quỹ tiền lương của công ty tăng đều đặn hàng năm, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2008 quỹ tiền lương tăng 3.620,91 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng là 12,68%. Điều này có được là do quỹ tiền lương theo đơn giá của năm 2008 cao hơn so với năm 2007 là
Mặt khác ta thấy tổng quỹ tiền lương của công ty năm 2008 cao hơn năm 2007 là 3.180 triệu đồng tương đương với mức tăng là 14%. Điều này có được là do quỹ tiền lương theo đơn giá của công ty 2008 tăng lên đáng kể so vơi năm 2007 và một phần là do quỹ tiền lương hội đồng quản trị, chủ tịch, hội đồng thành viên, giám đốc tăng lên.
* Tổng quỹ tiền lương trong năm được sử dụng như sau:
- Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động theo lương khoán, lương sản phẩm, lương thời gian, lương năng suất ít nhất bằng 71 % tổng quỹ tiền lương thực hiện.
- Quỹ khen thưởng trích từ tổng quỹ tiền lương để trả thưởng cho người lao động có năng suất, chất lượng cao, có thành tích trong công tác tối đa không quá 10 % tổng quỹ tiền lương thực hiện.
- Quỹ dự phòng cho năm sau tối đa không quá 17% tổng quỹ tiền lương.
- Quỹ khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi ( tối đa không quá 2% tổng quỹ tiền lương ).
2.2.2. Trả lương cho người lao động trong công ty.
Công ty đã nắm dõ vai trò của tiền lương đó là một phận quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực. Xây dựng được một chế độ tiền lương có tính cạnh tranh là điều hết sức quan trọng đối với việc thu hút và lưu giữ nhân tài, tăng thêm sự đồng lòng của nhân viên đối với tổ chức, từ đó tạo cơ sở vững chắc để doanh nghiệp có ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Hiểu được điều đó công ty đã xây dựng được một quy chế trả lương, qua đó xác định được tiền lương của mỗi người trong công ty một cách dễ dàng và dễ hiểu.
Đối với người lao động trong công ty, công ty xác định tiền lương của họ theo công thức sau:
TLlđ = TLcđ + TLns
Trong đó:
- TLlđ : Tiền lương tháng của người lao động trong công ty.
- TLcđ ( Tiền lương chế độ) là: Tiền lương trả cho người lao động theo số ngày thực tế làm việc hoặc số công làm việc trong một tháng.
- TLns ( Tiền lương năng suất) là: Tiền lương trả cho người lao động theo năng suất, chất lượng và hiệu quả của công ty và mức độ đóng góp của người lao động được tính theo bảng hệ số trả lương theo các chức danh công việc do Công ty quy định.
Qua công thức trên chúng ta có thể nhận thấy, số tiền của người lao động nhận
được không chỉ phụ thuộc vào bản thân người lao động trong công ty mà nó còn phụ thuộc vào năng suất chất lượng và hiệu quả hoạt động của công ty. Do đó số tiền lương của cán bộ công nhân viên trong công ty nhận được không cố định theo tháng. Để có thể hiểu rõ hơn hình thức trả lương trong công ty chúng ta nên xem xét từng thành phần cấu tạo nên tiền lương của cán bộ, công nhân viên trong công ty thuốc lá Bắc Sơn sau.
2.2.2.1. Tiền lương theo chế độ (TLcđ) của công ty.
Trong công ty vấn đề công tác tiền lương không những được cán bộ công nhân viên quan tâm mà ban lãnh đạo công ty cũng rất chú trọng. Hiện nay trong điều kiện tự chủ sản xuất kinh doanh công tác tiền lương được công ty mở rộng đường lối nhưng vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc của Đảng và Nhà Nước. Các hình thức tiền lương đang được áp dụng trong công ty gồm:
- Hình thức trả lương thời gian: Dùng để trả cho những người lao động thuộc khối gián tiếp bao gồm các bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, thừa hành phục vụ và các đối tượng khác không thực hiện trả lương khoán.
- Hình thức trả lương theo sản phẩm, khoán: Dùng để trả công cho những người lao động thực hiện có mức sản phẩm, doanh thu hoặc khối lượng phục vụ trực tiếp cho cá nhân tập thể.
* Hình thức trả lương thời gian.
Công ty thuốc lá Bắc Sơn áp dụng chế độ trả lương theo thời gian để trả lương tháng cho lao động quản lý - phục vụ trong công ty mình để phù hợp với việc áp dụng hình thức trả lương này.
Lao động quản lý - phục vụ ở Công ty thuốc lá Bắc Sơn bao gồm:
+ Cán bộ lãnh đạo: Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng phòng, Phó phòng.
+ Những người lao động làm các công việc theo chuyên môn, nghiệp vụ
+ Các nhân viên khác: nhân viên y tế, bảo vệ, lái xe...
Biểu 2.2. Ví dụ về trả lương theo thời gian của một số chức danh trong công ty thuốc lá Bắc Sơn.
STT
Chức danh
Hệ số cấp bậc CV
1
Trưởng phòng, Quản đốc phân xưởng
Ngạch Chuyên viên,Kỹ Sư
Tối đa KS 8, HS= 4,51
Ngạch Cán sự, Kỹ thuật viên
Tối đa CS. 12+ 10 %, HS=4,28
2
Phó phòng, phó quản đốc, trưởng ca
2.1
Ngạch Chuyên viên, Kỹ sư
Tối đa KS 7, HS= 4,2
2.2
Ngach cán sự, Kỹ thuật viên
Tối đa CS 12+ 5 %, HS=4,08
3
Nhân viên quản lý kinh tế,kỹ thuật
Phòng TC-KT, KH-VT,TC-HC,TT-TT, Kỹ thuật
KCS, Cơ Điện
3.1
Ngạch chuyên viên, kỹ sư
Tối đa KS 6, HS= 3,89
3.2
Ngạch Cán sự, Kỹ thuật viên
Tối đa CS 7, HS=3,7
3.3
KH-VT định biên 1 LĐ
CS 12, HS=3,89
4
Thủ Quỹ
Tối đa VT 12, HS=3,33
5
Phòng KH-VT:
N/viên tiếp liệu
Tối đa CS10, HS=3,51
6
Thủ kho
6.1
Vật tư và Cơ khí
Tối đa CS10, HS=3,51
6.2
Thành phẩm, Nguyên liệu
Tối đa CS9, HS=3,32
7
Nhân viên kiểm nghiệm các PX, Pha hương liệu,Lò men
7.1
Nhân viên kiểm nghiệm các PX, Pha hương liệu..
Hệ số lương =2,75
7.2
Nhân viên kiểm tra NL, VT đầu vào, KT PX
Hệ số lương =2,94
7.3
CN vận hành lò men
Hệ số lương =2,65
Nguồn: Quy chế trả lương của công ty thuốc lá Bắc Sơn.
- Tiền lương của lao động quản lý - phục vụ được tính như sau:
TLmin * H
T =
Ncd
Ltg = T * Ntt
Trong đó:
T: Giá trị một ngày công.
Ltg: tiền lương mỗi lao động quản lý - phục vụ nhận được
H: Hệ số cấp bậc công việc.
TLmin: Mức lương tối thiểu (560.000đồng)
Ncd: Số ngày công chế độ (24 ngày)
Ntt: Số ngày công thực tế.
Đối với cán bộ giữ chức vụ quản lý doanh nghiệp thì hệ số lương (H) dựa trên tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp theo mức độ phức tạp về quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành thì hệ số lương (H) tương ứng với các ngạch theo tiêu chuẩn nghiệp vụ, chuyên môn.
Để có thể hiểu rõ hơn việc trả lương của công ty cho cán bộ công nhân viên trong công ty chúng ta xét một ví dụ cụ thể sau: Tháng 12 năm 2008 cô Hà Thị Tuyết Nhung là công nhân vận hành lò men có hệ số cấp bậc công việc H = 2,65, có số ngày công thực tế Ntt = 26 ngày. Vậy tiền lương của cô Hà Thị Tuyết Nhung sẽ là.
540.000 * 2,65
T = = 59.625 đồng.
24
Ttg = 59.625 * 26 = 1.550.250 đồng.
Tiền lương cơ bản của cô Hà Thị Tuyết Nhung nhận được trong tháng 12 năm 2008 là 1.550.250 đồng.
Tương tự như vậy đối với các chức danh khác của công ty ta cũng áp dụng tương tự để tính tiền lương theo thời gian mà họ nhận được.
Điều mà chúng ta nhận thấy rõ nhất điều quyết định đến tiền lương theo thời gian đó chính là số ngày công thực tế của người lao động. Công ty đã theo dõi ngày công của người lao động thông qua bảng chấm công. Số ngày thực tế của từng người được xác định dựa vào bảng chấm công. Việc chấm công do các trưởng phòng ban đảm nhiệm. Cuối tháng các bộ phận phải gửi bảng chấm công về phòng tài chính kế toán, căn cứ vào đó kế toán tiền lương tính ra số tiền phải trả cho từng người trong tháng.
Ưu điểm của hình thức trả lương theo thời gian đó là cách tính đơn giản rõ ràng, dễ hiểu chỉ căn cứ vào số ngày công và hệ số cấp bậc công việc của người lao động. Ngoài ra với việc tính tiền lương dựa vào số ngày công cũng khuyến khích nhân viên đi làm đầy đủ vì họ nhận thấy số tiền được lĩnh liên quan trực tiếp đến số ngày họ đi làm.
Nhược điểm: Do công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian nên nó vẫn còn tồn tại một nhược điểm là chưa gắn mức độ đóng góp của người lao động với việc hoàn thành một công việc. Người lao động chỉ đi làm để tính ngày công còn hiệu quả làm việc trong một ngày đó thì vẫn chưa đảm bảo hay nói chính xác hơn đó là thời gian của họ không giành hết cho công việc. Đây cũng là điểm yếu của hình thức trả lương theo thời gian mà mỗi công ty áp dụng đều gặp phải. Việc đề xuất các giải pháp để giải quyết được vấn đề này đang là điều mà nhà quản lý trong công ty đang suy nghĩ. Làm sao để có biện pháp giảm thiếu được tâm lý không quan tâm đến hiệu quả của công việc. Ngoài việc quan tâm đến sự chú ý của người lao động đối với hiệu quả công việc chúng ta còn thấy một nhược điểm nữa trong hình thức trả lương theo thời gian trong các công ty nhà nước đó là việc gắn tiền lương với thâm niên công tác, tăng lương theo kiểu “đến hẹn lại lên” đã làm cho tiền lương không trở thành động lực khuyến khích cán bộ, công chức nâng cao hiệu quả, chất lượng của công việc, gây nên sự bất bình đẳng giữa người làm nhiều, người làm ít. Tác dụng khuyến khích vật chất, vai trò đòn bẩy của tiền lương bị hạn chế.
* Trả lương theo sản phẩm.
Do đặc thù của công ty là sản xuất thuốc lá. Nên cần một số lượng lớn công nhân trực tiếp sản xuất trong các phân xưởng, ngoài ra còn có các nhân viên phục vụ đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty, nhân viên bán hàng, bỏ mối, quản lý tuyến của công ty. Do đó ngoài hình thức trả lương theo thời gian áp dụng cho nhân viên quản lý - phục vụ thì Công ty thuốc lá Bắc Sơn còn áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm để áp dụng cho các đối tượng khác trong công ty. Tuỳ thuộc vào đối tượng trả công mà hiện nay công ty đang áp dụng 3 hình thức trả công theo sản phẩm khác nhau. Đó là trả lương theo sản phẩm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty thuốc lá Bắc Sơn.DOC