Chương I 3
I. Bản chất - Chức năng - Vai trò của Ngân hàng Thương mại . 3
1.Vài nét về Ngân hàng Thương Mại. 3
2. Bản chất của Ngân hàng Thương Mại: 4
3. Chức năng của Ngân hàng Thương Mại. 4
3.1. Chức năng tạo tiền: 4
3.2. Chức năng trung gian tài chính: 4
3.3.Chức năng làm trung gian thanh toán: 4
3.4.Chức năng làm dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác: 5
II. Thanh toán không dùng tiền mặt và các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt. 5
1. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt: 5
2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường. 5
3. Nội dung các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. 6
3.1. Thể thức thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi – chuyển tiền. 7
3.2. Thanh toán bằng Uỷ nhiệm thu. 7
3.3. Thanh toán bằng Thư tín dụng ( L/C ). 8
3.4. Ngân phiếu thanh toán. 8
3.5. Séc thanh toán. 9
3.5.1. Séc chuyển khoản. 9
3.5.2. Séc bảo chi. 10
3.5.3. Séc chuyển tiền: 10
3.6. Thẻ thanh toán. 11
Chương II 12
Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng công thương thanh Xuân. 12
I. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân. 12
1. Vài nét về Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân. 12
2. Công tác tổ chức tại chi nhánh NHCT Thanh Xuân. 13
II. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân. 15
1. Tình hình huy động vốn. 16
2. Các khoản đầu tư và cho vay. 16
3. Kinh doanh đối ngoại 17
4. Công tác Tiền tệ - Kho quỹ. 17
5. Công tác Tài chính - Kế toán: 18
6. Công tác kiểm tra. 18
7. Công tác Tổ chức - Hành chính. 18
III. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân. 19
II. Thực trạng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt áp dụng tại chi nhánh NHCT Thanh Xuân. 20
2.1. Thực trạng thanh toán bằng Séc: 20
2.1.1. Thực trạng thanh toán bằng séc chuyển khoản : 20
2.1.2. Thực trạng thanh toán bằng séc bảo chi : 21
2.1.3. Thực trạng thanh toán bằng séc chuyển tiền : 22
2.2. Thực trạng thanh toán bằng ủy nhiệm chi (UNC) 22
2.3. Thực trạng thanh toán bằng ủy nhiệm thu (UNT) : 23
2.4. Thực trạng thanh toán bằng ngân phiếu : 24
III. Thực trạng thanh toán bù trừ và thanh toán liên hàng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân. 24
3.1. Thực trạng thanh toán bù trừ : 24
3.2. Thực trạng thanh toán liên hàng 25
Chương III 26
I. Ưu - Nhược điểm trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân. 26
1. Những thành quả đạt được trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân. 26
2. Nhừng khó khăn còn gặp phải trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhành NHCT Thanh Xuân. 27
II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân. 27
1.Kiến nghị đối với NHNN, NHCT Việt Nam. 27
41 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài hoàn thiện các phương pháp thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lệ phạt = Lãi suất nợ quá hạnloại cho vay cao nhất taị Ngân hàng phục vụ người phát hành.
Ngoài ra còn có thể bị đình chỉ hoặc thu hồi, cấm phát hành Séc vĩnh viễn nếu vi phạm nhiều lần.
( Chú thích sơ đồ 4 ).
3.5.2. Séc bảo chi.
Séc bảo chi là tờ Séc thông thường được Ngân hàng phục vụ đơn vị phát hành đảm bảo khả năng chi trả bằng cách trích tiền từ tài khoản tiền gửi đưa vào một tài khoản riêng ( tài khoản đảm bảo thanh toán Séc bảo chi ). Ngân hàng sẽ làm thủ tục bảo chi và đánh dấu bảo chi lên tờ Séc trước khi giao tờ Séc cho khách hàng. Như vậy khả năng thanh toán tờ Séc bảo chi được bảo đảm, không xảy ra tình trạng phát hành quá số dư. Séc bảo chi thanh toán trong phạm vị các Ngân hàng cùng hệ thồng, khác hệ thống, nếu khác hệ thống thì phải tham gia thanh toán bù trừ.
Đối tượng áp dụng: Thanh toán tiền hàng, dịch vụ do yêu cầu của đơn vị bán hoặc theo quyết định của Ngân hàng đối với chủ tài khoản vi phạm qui định phát hành Séc.
Thời hạn thanh toán: 15 ngày kể từ ngày bảo chi tờ Séc. Nếu khách hàng mở tài khoản ở cùng một Ngân hàng hoặc khác Ngân hàng nhưng cùng một hệ thống thì Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng kiểm tra hợp lệ thì có quyền ghi Có ngay vào tài khoản người thụ hưởng. Trường hợp hai Ngân hàng khác hệ thoống thì không được phép ghi Có ngay mà phải giao nhận chứng từ tại phiên giao dịch bù trừ để thực hiện ghi Nợ trước, Có sau.
Sơ đồ luân chuyển chứng từ thanh toán Séc bảo chi: ( Sơ đồ 5 )
3.5.3. Séc chuyển tiền:
Séc chuyển tiền là một hình thức chuyển tiền do người đại diện của đơn vị chuyển tiền trực tiếp chuyển tiền, để nhận trả tiền tại Ngân hàng trả, chuyển tiền khác địa phương. Tại Ngân hàng thanh toán có thể trả tiền bằng một trong bốn cách sau: thanh toán bằng chuyển khoản, cho lĩnh ngân phiéu, cấp Séc bảo chi, lĩnh tiền mặt.
Khi có nhu cầu chuyển tiền bằng Séc chuyển tiêng, khách hàng lập ba liên uỷ nhiệm chi, ghi nội dung, mục đích, họ tên, chứng minh thư của người cầm Séc và mang đến Ngân hàng xin ký gửi khoản tiền trên tờ Séc vào tài khoản của mình ở Ngân hàng để đảm bảo khả năng thanh toán của tờ Séc. Sau khi kiểm soát thấy đầy đủ các yếu tố, Ngân hàng sẽ cấp Séc chuyển tiền hình thức này chỉ thanh toán trong cùng hệ thống Ngân hàng. Nếu khác hệ thống thì phải làm thủ tục chuyển sang NHNN để phát hành Séc chuyển tiền. Thời hạn hiệu lực thanh toán của Séc chuyển tiền là 30 ngày kể từ ngày phát hành ghi trên tờ Séc
3.6. Thẻ thanh toán.
Thẻ thanh toán là một sản phẩm của Ngân hàng thông qua thiết bị từ tính, Ngân hàng bán cho khách hàng sử dụng để chi trả tiền hàng hoá, dịch vụ, các khoản thanh toán khác hoặc rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý hay các quầy trả tiền động.
Thẻ thanh toán bao gồm có thẻ từ và thẻ điện tử. Thẻ từ là thẻ dùng kỹ thuật bằng từ để ghi và đọc những thông số trên thẻ. Thẻ điện tử là loại thẻ gắn bộ nhớ vi điện tử trên thẻ, ghi và đọc thông tin qua bộ nhớ vi điện tử đó, ở Việt Nam thẻ phát hành trong nước có ba loại:
Thẻ loại A: Người sử dụng thẻ không phải lưu ký tiền vào Ngân hàng ( Thẻ ghi Nợ ).
Thẻ loại B: Người sử dụng thẻ phải lưu ký tiền vào Ngân hàng.
Thẻ loại C: áp dụng cho khách hàng được Ngân hàng cho vay. ( thẻ tín dụng ).
Đây là một dịch vụ hoàn toàn tự động dựa trên công nghệ kỹ thuật hiện đại. Do vốn đầu tư hạn chế nên chưa sử dụng rộng rãi. Trong tương lai thì thẻ thanh toán sẽ sẽ trở thành phương tiện thanh toán sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Nhìn chung mức độ áp dụng hình thức này phụ thuộc vào các nhân tố sau:
Tâm lý thích sử dụng tiền mặt.
Kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán Ngân hàng.
Trình độ phát triển của nền kinh tế.
Chương II
Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng công thương thanh Xuân.
I. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân.
1. Vài nét về Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân.
Ngân hàng Công thương Việt Nam là một trong những Ngân hàng lớn trong hệ thống Ngân hàng Thương Mại quốc doanh Việt Nam, được thành lập trên cơ sở đổi mới hệ thống Ngân hàng, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 53 ngày 26 tháng 3 năm 1988.
Tháng 4 năm 1997, Ngân Hàng Công Thương Đống Đa quyết định nâng cấp phòng giao dịch Thượng Đình thành chi nhánh cấp 3. Ngày 20 tháng 02 năm 1999, chủ tịch hội đồng quản trị NHCT Việt Nam đã ra Quyết định số 13/QD-HĐQT/NHCT1 thành lập chi nhánh NHCT Thanh Xuân trực thuộc NHCT Việt Nam.
Chi nhánh NHCT Thanh Xuân có trụ sở đặt tại số 275 đường Nguyễn Trãi – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. Ra đời trong bối cảnh nhà nước ta đang gặp khó khăn về kinh tế, chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực Đông Nam á, chi nhánh đã cùng với các chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh, các ngân hàng thương mại cổ phần và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn Hà Nội cùng cạnh tranh tồn tại và phát triển. Cạnh tranh giữa các Ngân hàng vẫn diễn ra gay gắt và ngày càng sâu sắc không chỉ trên lĩnh vực truyền thông mà còn trên các lĩnh vực công nghệ thông tin, kinh doanh đối ngoại... Dưới các hình thức: trang bị máy vi tính và nối mạng giao dịch với các doanh nghiệp lớn, đối với khách hàng xuất khẩu thì hạ lãi xuất cho vay, giảm phí thanh toán quốc tế, mua ngoại tệ kì hạn... ban lãnh đạo Ngân hàng Công thương Thanh Xuân đã tìm mọi biện pháp để tăng trưởng nguồn vốn cũng như mở rộng đầu tư. Nhằm hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ cấp trên giao cho và đảm bảo vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên chức, xây dựng một nếp sống vui tươi lành mạnh.
Chi nhánh NHCT Thanh Xuân cũng không ngừng mở rộng mạng lưới quỹ tiết kiệm. Đến cuối năm 2000, chi nhánh quản lý tám quỹ tiết kiệm trên địa bàn quận. Đến thời điểm này, chi nhánh đã mở rộng thêm được hai quỹ tiết kiệm 78 và 79. Góp phần mở rộng quy mô đang ngày càng phát triển của chi nhánh.
2. Công tác tổ chức tại chi nhánh NHCT Thanh Xuân.
Để đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh, chi nhánh NHCT Thanh Xuân đã không ngừng hoàn thiện bộ máy, nâng cao nghiệp vụ, thực hiện tốt chính sách kinh doanh tiền tệ tín dụng và ổn định đời sống cán bộ công nhân viên.
Ban đầu khi mới thành lập, chi nhánh chỉ có 53 cán bộ. Đến cuối năm 1999 nhân sự có 127 CBVC. Năm 2000 chi nhánh đã tuyển dụng theo chỉ tiêu của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam phân bổ, việc tổ chức tuyển dụng theo đúng qui chế tuyển dụng, đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 tổng số CBVC của chi nhánh là 141 người tăng 16 người.
Năm 2000, Giám đốc đã bổ nhiệm một trưởng quỹ tiết kiệm và một phó trưởng quỹ tiết kiệm. Đến nay, phòng Tổ chức – Hành chính đã tham mưu cho lãnh đạo trong việc bổ nhiệm thêm một trưởng phòng, ba phó phòng, hai trưởng quỹ tiết kiệm, một phó trưởng quỹ tiết kiệm.
Hoàn thành chương trình quản lý nhân sự trên máy vi tính, phối kết hợp với Phòng Kế toán tài chính thực hiện chế độ trả lương kinh doanh theo hệ số lương kinh doanh của NHCT Việt Nam. Thực hiện việc điều động CBVC, nâng bậc lương, chế độ BHXH, BHYT, quyền lợi, nghỉ chế độ, ốm đau theo nhà nước qui định.
Tổ chức được lớp tập huấn nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại tại chi nhánh được 34 CB. Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ án cán bộ các phòng ban, tổ chức các hội thi tay nghề kiểm ngân, tín dụng, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh.
Phục vụ tốt các hội nghị tại chi nhánh, hoàn thành việc sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị, công tác văn thư bảo đảm bí mật, an toàn, kịp thời.
Cơ cấu tổ chức Chi nhánh NHCT Thanh Xuân.
Chi nhánh NHCT Thanh Xuân có cơ cấu tổ chức như sau:
Ban giám đốc bao gồm: Giám đốc và hai phó giám đốc.
Bộ phận nghiệp vụ bao gồm : 9 phòng nghiệp vụ ( Phòng Tiền tệ - Kho quỹ, Phòng Quản lý tiền gửi dân cư, Phòng Kế toán – Tài chính, Phòng Hành chính quản trị, Phòng Tổ chức – Hành chính, Phòng Nguồn vốn, Phòng Kinh doanh, Phòng Kiểm Tra, Phòng Kinh doanh - Đối ngoại ).
Hiện nay, chi nhánh áp dụng phương pháp điều hành kinh doanh theo cơ cấu : Trực tuyến – chức năng. Sơ đồ cơ cấu tổ chức như sau:
Ban lãnh đạo chi nhánh gồm một Giám đốc và hai Phó giám đốc. Giám đốc chi nhánh có trách nhiệm tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Hai phó giám đốc là người trợ giúp giám đốc, có nhiệm vụ chỉ đạo các hoạt động kinh doanh. Chi nhánh NHCT Thanh Xuân gồm 9 phòng nghiệp vụ. Điều hành mỗi phòng nghiệp vụ là một trưởng phòng, mỗi phòng có các phó phòng giúp việc cho trưởng phòng. Có nhiệm vụ quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh theo sự chỉ đạo của Ban giám đốc.
Nhìn vào sơ đồ tổ chức trên ta thấy: Giám đốc chỉ đạo trực tiếp hai phó giám đốc và phòng Kinh Doanh. Phòng Tiền Tệ – Kho Quỹ và phòng Quản Lý Tiền Gửi Dân Cư chịu sự chỉ đạo trực tiếp của một Phó giám đốc. Phó giám đốc còn lại chỉ đạo trực tiếp phòng Kế Toán – Tài Chính và phòng Hành Chính. Các phòng ban còn lại đều được sự chỉ đạo của ban lãng đạo chi nhánh. Nhiệm vụ các phòng ban như sau:
Phòng Tiền tệ – Kho quỹ: Có nhiệm vụ thu – chi tiền mặt. Phòng đã chấp hành nghiêm túc thể lệ, qui trình và nguyên tác thu chi, quản lý kho quỹ đảm bảo tuyệt đối an toàn. Chi nhánh thường xuyên giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức " Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư " cho cán bộ kho quỹ nên không để xảy ra trường hợp sai sót nào. Đặc biệt, cán bộ kho quỹ thường xuyên trả tiền thừa cho khách, tổng số tiền đã lên tới vài trăm triệu đồng.
Phòng Quản lý tiền gửi dân cư: Có nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo hoạt động các quỹ tiết kiệm. Trong năm qua, phòng đã đưa ba quỹ tiết kiệm vào hoạt động, đưa việc giao dịch trên máy tính vào hoạt động ở các quỹ tiết kiệm. Góp phần làm tăng thêm nguồn vốn huy động.
Phòng Kế toán – Tài chính: Có nhiệm vụ thanh toán, tư vấn cho khách hàng phương thức thanh toán phù hợp. Phối hợp với nghiệp vụ tín dụng thu nợ, thu lãi đúng thời hạn, thực hiện nghiêm túc qui chế bảo đảm thanh toán và dự trữ bắt buộc, tiết kiệm chi tiêu theo nội dung và kế hoạch được giao.
Phòng Hành chính quản trị: Có nhiệm vụ tổ chức các hội nghị tại chi nhánh, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng của chi nhánh. Bố trí công tác bảo vệ và vệ sinh an toàn cho toàn thể cán bộ.
Phòng Tổ chức – Hành chính: Có nhiệm vụ bố trí nguồn nhân sự, đáp ứng kịp thời các nhu cầu về nhân lực cho các phòng ban. Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chi nhánh
Phòng Nguồn vốn: Có nhiệm vụ huy động vốn từ dân cư, các tổ chức kinh tế.
Phòng Kinh Doanh: Đây là một phòng ban chủ chốt của chi nhánh, có nhiệm vụ thẩm định các dự án để cho vay, bảo lãnh ... đưa tổng dư nợ năm 2000 tăng 57 tỷ đồng tăng 115% so cùng kỳ năm trước.
Phòng Kiểm tra: Có nhiệm vụ giám sát từ xa, phát hiện các sai sót trong hạch toán, kịp thời sửa chữa. Các hồ sơ tín dụng chưa hoàn thiện được yêu cầu bổ sung giảm thiểu rủi ro pháp lý.
Phòng Kinh doanh đối ngoại: Có nhiệm vụ huy động và thanh toán quốc tế. Trong năm qua, chi nhánh đã mở thêm dịch vụ mới: Máy cà thẻ , Card, tại cơ sở doanh nghiệp góp phần tạo nguồn ngoại tệ tuy không lớn nhưng củng cố quan hệ và phát triển dịch vụ giữa Ngân hàng và khách hàng. Cũng trong năm qua, doanh số thanh toán hàng nhập khẩu tăng, số L/C phát hành qua chi nhánh tăng 176% so với năm 1999.
II. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân.
Đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội trong nước và thế giới sáu tháng đầu năm 2001, chính phủ đặt ra nhiều vấn đề cần phải quan tâm, giải quyết. Tình hình kinh tế, tổng sản phẩm trong nước (GDP) sáu tháng đầu năm cao nhất so với tốc độ tăng cùng kỳ của ba năm về trước ( 7,3%), giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp tăng 13,9%, dịch vụ tăng 6,9%, kim ngạch xuất khẩu tăng 16,2%. Tuy nhiên, những yếu kém và khó khăn mới cũng bộc lộ, nổi lên là thị trường tiêu thụ, xuất khẩu nông sản và một số mặt hàng công nghiệp chế biến như cà phê, cao su ngày càng bị hạ giá trên thị trường thế giới. Còn về tình hình thế giới diễn biến ngày một phức tạp, chứa đựng nhiều yếu tố tác động không thuận lợi đến kinh tế nước ta.Sự suy giảm kinh tế thế giới, cùng với các biện pháp hạ lãi suất , giảm giá đồng tiền, tăng hàng rào bảo hộ áp dụng ở nhiều quốc gia, khiến cho thị trường tiêu thụ hàng hoá và thu hút đầu tư nước ngoài vào nước ta thêm khó khăn.
Trong bối cảnh chunh, hoạt động của Chi nhánh NHCT Thanh Xuân nói riêng và hệ thống NHCT Việt Nam nói chung trong sáu tháng đầu năm 2001 đã có nhiều chuyển biến, tăng trưởng tích cực, cụ thể như sau:
1. Tình hình huy động vốn.
Tổng nguồn vốn huy động (Bao gồm cả VNĐ và ngoại tệ qui đổi VNĐ) đến 30/6/2001 đạt 537.659 triệu đồng, tăng 76,985 triệu đồng, tốc độ tăng 12,78% so với đầu năm, bằng 129,54% so cùng kỳ năm trước, đạt 96,01% so kế hoạch.
2. Các khoản đầu tư và cho vay.
Mặc dù 6 tháng đầu năm 2001 nền kinh tế còn nhiều khó khăn, các Ngân hàng Thương Mại cạnh tranh khốc liệt để lôi khéo khách hàng nhưng đầu tư tín dụng của Chi nhánh vẫn tăng trưởng ổn định.
Các khoản đầu tư và cho vay sáu tháng đầu năm đã đạt được mục tiêu tăng trưởng của NHCT Việt Nam, vừa đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa đáp ứng yêu cầu kinh doanh của Ngân hàng. Các khoản đầu tư và cho vay tính đến 30/6/2001 đạt 472.000 triệu đồng, tăng 119.657 triệu đồng, tốc độ tăng 21,7% so với đầu năm, đạt 87,94% so kế hoạch, bằng 157,14% so cùng kỳ năm trước.
Tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp Nhà nước đến 30/6/2001 đạt 479.000 triệu đồng tăng 127.000 triệu đồng, tốc độ tăng 23,5% so với đầu năm, chiếm 89,74% trong tổng số dư nợ.
Cho vay trung dài hạn đạt 149.498 triệu đồng, tăng 65.803 triệu đồng, tốc độ tăng 95% so với đầu năm và chiếm tỷ trọng 25.65% tổng dư nợ cho vay và các khoản đầu tư.
Công tác tín dụng 6 tháng đầu năm 2001 đã đáp ứng mục tiêu đề ra là "phát triển an toàn và hiệu quả". Đi liền với mục tiêu tăng trưởng tín dụng, Chi nhánh thực hiện phương châm: "tận tâm - chia sẻ - hiệu quả và phát triển" đi đôi với "an toàn và hiệu quả", dư nợ tăng trưởng liên tục nhưng tập trung chủ yếu vào khu vực kinh tế Nhà nước, nợ qua hạn khó đòi được Chi nhánh tích cực đôn đốc, xử lý thu hồi vồn.
Nợ quá hạn đến cuối tháng 6 là 1009 triệu đồng giảm 169 triệu đồng, tỷ lệ giảm 0,1% so với đầu năm, chiếm 0,19% so với tổng dư nợ và đầu tư.
Công tác điều hành vốn kinh doanh được quan tâm, định mức tồn quỹ. tiền gửi NHNN vừa đủ yêu cầu thanh toán của khách hàng vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn đầu tư, sử dụng vốn một cách triệt để, không để tình trạng thừa hoặc thiếu vốn.
Đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng đồng thời đáp ứng các nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành công trình theo đúng quy chế bảo lãnh của Ngân hàng. Số dư bảo lãnh đến 30/6/2001 là 14.361 triệu đồng, bao gồm 104 món bảo lãnh.
3. Kinh doanh đối ngoại
Hoạt động kinh doanh đối ngoại thời gian qua gặp nhiều khó khăn: nguồn ngoại tệ khan hiếm, tỷ giá các loại ngoại tệ, đặc biệt là Đô la Mỹ tăng liên tục, cạnh tranh giữa các Ngân hàng càng gay gắt, hoạt động kinh doanh ngoại tệ tập trung vào mục đích là giữ vững, củng cố quan hệ kinh doanh giữa Ngân hàng và khách hàng, phục vụ cho tăng trưởng dư nợ và hiệu quả chung của Chi nhánh. Doanh số mua ngoại tệ sáu tháng đạt 13 triệu USD và ngoại tệ khách qui đổi bằng 148% so với cùng kỳ năm trước, trong đó mua của các tổ chức tín dụng khác là 8.4 triệu USD. Doanh số bán : 11,6 triệu USD và ngoại tệ khách qui đổi.
Nghiệp vụ mở và thanh toán L/C nhập khẩu: phát hành hơn 40 L/C trị giá 8,3 triệu USD và ngoại tệ khác qui đổi, số món bằng 108% so với cùng kỳ năm trước, giá trị thanh toán 5,7 triệu USD và ngoại tệ khác qui đổi. Nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu, nhờ thu, chuyển tiền bằng điện, thẻ tín dụng được duy trì cả về quy mô và chất lượng. Chi trả kiều hối thời gian qua được 103 món trị giá 1.18 triệu USD và các ngoại tệ khác qui đổibăng 30,5% so với cùng kỳ năm trước về giá trị và 97,8% về số món.
4. Công tác Tiền tệ - Kho quỹ.
Công tác thu chi tiền mặt, ngoại tệ, ngân phiếu của dân cư và tổ chức kinh tế được phòng Tiền tệ - Kho qĩy đảm bảo thu chi kịp thời, không để xảy ra tồn đọng để khách hàng phải chờ đợi. Việc kiểm đếm, đóng gói, vận chuyển, bảo quản tiền và chứng từ có giá; thu chi an toàn tuyệt đối. Trong thời gian qua, cán bộ kiểm ngân đã trả tiền thừa cho khách 86 món với số tiền là 46.153.000 đồng, phòng Quản lý tiền gửi dân cư: 74 món với số tiền là 63.883.000 đồng và 2.300 USD.
5. Công tác Tài chính - Kế toán:
Công tác Tài chính - Kế toán chấp hành tốt chế độ Pháp lệnh kế toán quy định, đảm bảo tính chính xác, trung thực, hợp pháp, hợp lệ, phối hợp với nghiệp vụ tín dụng thu nợ, thu lãi kịp thời, thực hiện nghiêm chỉnh quy chế bảo đảm thanh toán và dự trữ bắt buộc, tiết kiệm chi tiêu theo nội dung và kế hoạch NHCT Việt Nam giao.
Kết quả tài chính tính đến ngày 30/6/2001:
- Tổng thu nhập: 29.358 triệu đồng.
- Tổng chi phí: 24.389 triệu đồng.
- Lợi nhuận: 2.695 triệu đồng.
6. Công tác kiểm tra.
Để thực hiện tốt mục tiêu " An toàn " trong kinh doanh, hoạt động kiểm tra, kiểm soát của Chi nhánh ngày càng được tiến hành toàn diện hơn thông qua hoạt động kiểm soát từ xa và công tác kiểm tra tại chỗ. Hoạt động kiểm soát từ xa được thực hiện thường xuyên, hàng ngày thông qua bảng cân đối vốn kinh doanh ngày với các nội dung: tình hình tăng, giảm dư nợ của chi nhánh, trong đó lưu ý diễn biến nợ quá hạn, dư nợ phát siinh hàng ngàycủa những khách hàng lớn, kiểm tra mức uỷ quyền phán quyết cho vay, bảo lãnh, tính toán các chỉ tiêu an toàn về vốn, qua đó kịp thời tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành hiệu quả hơn.
7. Công tác Tổ chức - Hành chính.
Có kế hoạch, quy hoạch sắp xếp, bố trí cán bộ đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ của các phòng ban trong cơ quan. Phối kết hợp với phòng Kế toán - Tài chính thực hiện chế độ trả lương theo hệ số lương kinh doanh của NHCT Việt Nam. Thực hiện việc điều động CBCNV, Chế độ BHXH, BHYT, quyền lợi, nghỉ chế độ, ốm đau theo nhà nước qui định. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tham mưu đề xuất và lập tờ trình mở rộng mạng lưới huy động tiết kiệm.
Phục vu tốt các hội nghị của Chi nhánh, thực hiện bảo dưỡng định kỳ máy móc, thiết bị, công tác văn thư bảo đảm bí mật, an toàn.
III. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân.
Quá trình hoạt hoạt động kinh doanh trên cho thấy, mặc dù có những khó khăn do là một Chi nhánh Ngân hàng mới được thành lập, đã có thời điểm dư nợ Ngân hàng giảm xuống còn hơn 200 tỷ nhưng tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Ngân hàng Công thương Thanh Xuân với ý chí không mệt mỏi, tinh thần vững vàng không lùi bước trước khó khăn phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được NGCT Việt Nam giao và các chỉ tiêu do Đại hội Đảng bộ, Đại hội CNVC đề ra. Giữ gìn đoàn kết nhất trí trong lãnh đạo, trong quan hệ với Đảng và tổ chức đoàn thể, xây dựng được phong trào thi đua sôi nổi, thực hiện được chủ trương ổn định đời sống, từng bước cải thiện điều kiện làm việc, thu nhập cho người lao động.
Song bên cạnh đó, Chi nhánh NHCT Thanh Xuân cũng không tránh khỏi một số thiếu sót, và những tồn tại cần khắc phục:
Sự phối hợp giữa các phòng ban để giải quyết các vấn đề nghiệp vụ vướng mắc còn bị động, thiếu khoa học.
Nghiệp vụ tín dụng: Một vài trường hợp hồ sơ tín dụng còn chưa đảm bảo đủ các yếu tố pháp lý, kiểm soát sau mới dừng ở mức mục đích sử dụng vốn, chưa mang tính bao quát tình hìnhhoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Nghiệp vụ kế toán: Chưa thực hiện tính lãi treo hàng tháng đối với cho vay tư nhân.
Nghiệp vụ kiểm tra: Còn thiếu cán bộ kiểm tra chuyên trách cho từng mảng nghiệp vụ nên chưa kiểm tra được hết hồ sơ khách hàng vay vốn.
Trình độ chuyên môn của cán bộ chưa đều.
II. Thực trạng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt áp dụng tại chi nhánh NHCT Thanh Xuân.
Hiện nay, Chi nhánh NHCT Thanh Xuân áp dụng các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt sau:
Uỷ nhiệm chi chuyển tiền.
Uỷ nhiệm thu.
Séc.
Ngân phiếu thanh toán.
Thông qua kết quả kinh doanh sáu tháng đầu năm 2000 và sáu tháng đầu năm 2001, em xin trình bày tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh NHCT Thanh Xuân qua các biêủ sau:
2.1. Thực trạng thanh toán bằng Séc:
Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh trong sáu tháng đầu năm 2000 và 2001 cho thấy khối lượng thanh toán bằng Séc chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số TTKDTM.
Sáu tháng đầu năm 2000, số món thanh toán là 693 món chiếm 7,7%, tổng số món TTKDTM và đạt doanh số 35.212 triệu đồng chiếm 1,54% trong tổng doanh số TTKDTM. Sang năm 2001, số món thanh toán là 2.520 món chiếm 10,5% tổng số TTKDTM. Với những con số trên cho thấy tình hình thanh toán bằng séc của Chi nhánh qua 2 năm tương đối ổn định. Thể thức thanh toán bằng séc luôn đứng thứ 3 cả về số món và doanh số thanh toán. Trên thực tế, việc giữ séc an toàn hơn giữ tiền và thuận lợi trong thanh toán.
2.1.1. Thực trạng thanh toán bằng séc chuyển khoản :
Hàng ngày, có rất nhiều tổ chức, cá nhân đến chi nhánh để thanh toán séc. Muốn được chi nhánh thanh toán số tiền trên các tờ séc trên, người thụ hưởng lập hai liên bảng kê nộp Séc theo từng ngân hàng phục vụ bên trả tiền để nộp vào Ngân hàng nơi mình mở tài khoản hoặc nơi bên trả tiền mở tài khoản. Nếu bên trả tiền và bên thụ hưởng đều mở tài khoản tại đây thì kế toán ghi sổ như sau:
Nợ: TK bên trả tiền.
Có: TK bên thụ hưởng.
Nếu bên trả tiền và bên thụ hưởng mở tài khoản tại hai Ngân hàng có tham gia thanh toán bù trừ, kế toán ghi:
Nợ: TK bên trả tiền.
Có : TK thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên.
Qua biểu 3 : Tình hình thanh toán bằng séc chuyển khoản tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân sáu tháng đầu năm 2000 - sáu tháng đầu năm 2001.
Thể thức thanh toán bằng séc chuyển khoản được sử dụng nhiều nhất trong các loại séc và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số thanh toán bằng séc tại Chi nhánh về số món sáu tháng đầu năm 2000, số món thanh toán là 490 chiếm 70,7% trên tổng số thanh toán bằng séc. Đến sáu tháng đầu năm 2001, tuy tỷ lệ có giảm nhưng vẫn giữ ở mức cao nhất trên tổng số món với 1510 món chiếm 59,9%. Doanh số tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm trước. Điều đó cho ta thấy sự nỗ lực của chi nhánh trong việc thu hút khách hàng nhằm không ngừng nâng cao uy tín của mình .
2.1.2. Thực trạng thanh toán bằng séc bảo chi :
Thủ tục thanh toán bằng Séc bảo chi được tiến hành như đối với thanh toán Séc chuyền khoản. Tuy nhiên không ghi Nợ tài khoản tiền gửi của người phát hành Séc, mà ghi Nợ tài khoản tiền ký quỹ để đảm bảo thanh toán Séc.
Sáu tháng đầu năm 2000, doanh số đạt 12.000 triệu đồng chiếm 34,1% trên tổng số thanh toán bằng séc. Sang sáu tháng đầu năm 2001, doanh số đạt được 25.250 triệu đồng tuy chỉ chiếm 21,9% trên tổng số thanh toán bằng séc nhưng tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Thanh toán bằng séc bảo chi chưa chiếm được vị thế cao trong toàn bộ thể thức TTKDTM. Là một thể thức thanh toán chiếm một tỷ trọng cao do nó luôn bảo đảm chắc chắn về khả năng thanh toán. Đảm bảo quyền lợi cho người bán, làm cho tốc độ thanh toán nhanh hơn, không xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau. Hơn nữa, nếu thanh toán trong cùng một hệ thống ngân hàng, nếu kế toán kiểm tra thấy hợp lệ, có thể thanh toán luôn cho khách hàng.
2.1.3. Thực trạng thanh toán bằng séc chuyển tiền :
Khác với 2 thể thức thanh toán bằng séc ở trên, phạm vi thanh toán của séc chuyển tiền rộng hơn rất nhiều. Nó được sử dụng trong việc thanh toán giữa các khách hàng cùng hệ thống khác tỉnh, khác hệ thống, khác tỉnh. Nhưng thực tế việc thanh toán bằng séc chuyển tiền lại chiếm một tỷ trọng rất thấp cả về số món lẫn doanh số. Cụ thể : Sáu tháng đầu năm 2000, chỉ có 3 món được giao dịch tại Ngân hàng chiếm 0,4% và sang sáu tháng đầu năm 2001 đã lên tới 495 món chiếm 19,7% trên tổng số thanh toán bằng séc.
2.2. Thực trạng thanh toán bằng ủy nhiệm chi (UNC)
Sau khi nhận được hàng hoá, dịch vụ cung ứng của đơn vị bán, đơn vị mua phải lập bốn liên UNC theo mẫu, đúng nội dung qui định: Có dấu, chữ ký của chủ tài khoản. Nếu Chi nhánh làm đại diện cho bên mua, thanh toán viên sau khi nhận được UNC, ghi sổ như sau:
Trường hợp hai đơn vị (bán và mua) cùng mở tài khoản tại chi nhánh, kế toán(thanh toán viên) kiểm soát nội dung, nếu hợp lệ thì thanh toán:
Nợ: TK tiền gửi đơn vị mua.
Có : TK tiền gửi đơn vị bán.
Trường hợp hai đơn vị (bán và mua) mở tài khoản tại hai ngân hàng khác nhau thì kế toán dựa vào từng trường hợp cụ thể để lập thêm các chứng từ liên quan:
Nếu thanh toán bằng tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước thì lập thêm hai liên bảng kê. Dựa vào bảng kê và UNC, kế toán ghi:
Nợ: TK Tiền gửi đơn vị mua.
Có: TK Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà Nước.
Nếu thanh toán bù trừ, kế toán ghi sổ:
Nợ: TK Tiền gửi đơn vị mua.
Có: TK Thanh toán bù trừ của ngân hàng thành viên.
Nếu thanh toán qua Ngân hàng thì ghi:
Nợ: TK Tiền gửi đơn vị mua.
Có: TK Liên hàng đi năm nay.
Nếu Chi nhánh đại diện cho bên bán hàng hoá, thanh toán viên nhận UNC và ghi sổ như sau:
Nợ TK 1113: Tiền gửi tại NHNN, nếu nhận được bảng kê số 11, hoặc
Nợ TK 5012: Thanh toán bù trừ, nếu nhận được bảng kê số 12, hoặc
Nợ TK 5212: Liên hàng đi năm nay, nếu nhận được giấy báo liên hàng.
Có TK tiền gửi đơn vị bán.
Hình thức thanh toán bằng UNC chiếm một tỷ trọng lớn trong các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0051.doc