LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG, XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM 3
1.1 Tổng quan về cơ sở hình thành chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp 3
1.1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 3
1.1.1.1 Khái niệm 3
1.1.1.2 Vai trò 3
1.1.1.3 Rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại 4
1.1.2 Chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp 5
1.1.2.1 Khái niệm chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp 5
1.1.2.2 Vai trò của đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp 5
1.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp. 6
1.1.3 Một số mô hình chấm điểm tín dụng 8
1.1.3.1 Mô hình xếp hạng của moody's và standard and poor's. 8
1.1.3.2 Mô hình chất lượng dựa trên yếu tố 6C 9
1.1.3.3 Mô hình điểm số Z(Z – Credit scoring model): 12
1.1.3.4 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng. 14
1.2 Nội dung công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp 16
1.2.1 Quy trình chấm điểm tín dụng, xếp hạng doanh nghiệp 16
1.2.2. Quá trình thu thập thông tin về doanh nghiệp 17
1.2.3 Xác định ngành nghề lĩnh vực kinh doanh. 19
1.2.4 Chấm điểm quy mô của doanh nghiệp 20
1.2.5 Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính. 23
1.2.4 Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính. 31
1.2.6. Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp 39
1.2.7. Trình phê duyệt kết quả 42
1.3 Ứng dụng của chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp 42
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP ĐÔNG NAM Á 46
2.1 Khái quát chung về NHTMCP Đông Nam Á 46
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. 46
2.1.2. Cơ cấu tổ chức. 49
Sơ đồ cơ cấu tổ chức 49
2.2. Tình hình về hoạt động kinh doanh. 50
2.2.1. Hoạt động huy động vốn 50
2.2.2. Hoạt động tín dụng 52
2.2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế 55
2.2.4. Công tác phát triển mạng lưới chi nhánh 56
2.2.5. Công nghệ ngân hàng 56
2.2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh 58
2.3. Thực trạng hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp NHTMCP Đông Nam Á 59
2.3.1. Cơ sở xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại NHTMCP Đông Nam Á 59
2.3.2. Căn cứ xếp hạng tín dụng nội bộ 60
2.3.3.Nội dung công tác chấm điểm tín dụng 60
2.3.3.1. Phần chỉ tiêu tài chính 60
2.3.3.2 Phần chỉ tiêu phi tài chính 62
2.3.3.3. Xếp hạng 67
2.3.3.4. Hướng dẫn chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp trên phần mềm T24 của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á 67
2.3.3.5. Những trường hợp không phải thực hiện chấm điểm và xếp hạng khách hàng 79
2.3.3.6 . Thời gian, quy trình đánh giá, xếp loại khách hàng 79
2.3.4. Đánh giá công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại NHTMCP Đông Nam Á 80
2.3.4.1. Một số doanh nghiệp được Ngân hàng chấm điểm, xếp hạng tín dụng và chính sách đảm bảo tiền vay đối với hạng 81
106 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 tháng kể từ thời điểm đánh giá này trở về trước.
16
Lịch sử trả lãi
Mục tiêu: đánh giá lịch sử trả nợ vay cũng như đánh giá thiện chí trả nợ của khách hàng.
Cách xác định: Do tính đến yếu tố lịch sử quan hệ do đó sẽ xem xét cả những khoản vay đã trả hết nợ hoặc chưa trả hết nợ trong 12 tháng để từ thời điểm đánh giá này trở về trước.
17
Cơ cấu nợ
Mục tiêu: tình trạng của sư nợ của khách hàng tại ngân hàng
Cách xác định: tại thời điểm hiện tại, khách hàng có nợ phải cơ cấu lại không, có nợ gốc lãi quá hạn dưới 90 ngày không, có nợ gốc/lãi quá hạn từ 90 đến 180 ngày không và có nợ gốc/lãi quá hạn trên 180 ngày không.
18
Tỷ lệ nợ xấu (%)
Mục tiêu: đánh giá chất lượng tín dụng của khách hàng. Cách xác định: tỷ lệ nợ xấu được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa tổng dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 chia cho tổng dư nợ của khách hàng
19
Tỷ lệ lãi quá hạn (%)
Mục tiêu: đánh giá chất lượng tín dụng của khách hàng. Cách xác định: tỷ lệ nợ xấu được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa tổng lãi quá hạn chia cho tổng lãi đã trả của khách hàng.
20
Cung cấp thông tin đầu đủ và đúng hẹn theo yêu cầu của ngân hàng
Mục tiêu: đánh giá tính trung thực và hợp tác của khách hàng trong việc cung cấp thông tin là cơ sở cho việc phân tích và theo dõi khách hàng của Ngân hàng
21
Mức độ quan hệ tín dụng với Ngân hàng (%)
Mục tiêu: xác định tình trạng quan hệ tín dụng của khách hàng với Ngân hàng và với các tổ chức tín dụng khác
Cách xác định: đánh giá trên cơ sở tính tỷ lệ giữa dư nợ của khách hàng tại ngân hàng với tổng nợ của khách hàng tại tất cả các tổ chức tín dụng ( bao gồm Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác)
22
Giá trị TSĐB tại Ngân hàng/ dư nợ tại Ngân hàng
Mục tiêu: đánh giá khả năng đảm bảo của khoản vay.
Cách xác định: đánh giá trên cơ sở tính tỷ lệ tổng giá trị tái sán đảm bảo thực tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt chia cho tổng dư nợ của khách hàng.
23
Doanh thu qua Ngân hàng (%)
Mục tiêu: đánh giá dòng tiền thu về của khách hàng thông qua tài khoản của Ngân hàng.
Cách xác định: đánh giá trên cơ sở tính tỷ lệ tổng số tiền bạn hàng thanh toán tiền hàng cho khách hàng chia cho tổng doanh thu. Thời điểm lấy số liệu tiền hàng được thanh toán của khách hàng phải trùng với thời điểm báo cáo doanh thu của khách hàng.
24
Số dư tiền gửi bình quân tại Ngân hàng (TR.VND)
Mục tiêu: đánh giá khả năng ổn định về tài chính của khách hàng.
Cách xác định: đánh giá trên cơ sở số dư tối thiểu của khách hàng trong tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng.
1.2.6. Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp
Điểm của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng được xác định trên khung đã được định sẵn trong phần mề sau khi chuyên viên khách hàn và thẩm định đánh giá khách hàng về tiêu chí đó. Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng bằng điểm của từng tiêu chí nhân với trọng số.
Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng (chỉ số tài chính hoặc phi tài chính) xét trên góc độ tác động đến rủi ro tín dụng đã được thống nhất trên toàn hệ thống.
Mức độ quan trọng của chỉ tiêu tương ứng với trọng số được quy định:
Mức độ quan trọng của chỉ tiêu
Trọng số
A
0.15
B
0.1
C
0.08
Điểm của khách hàng sẽ được phần mềm tự động đưa ra bằng cách lấy điểm tiêu chí nhân với trọng số theo quy định. Cán bộ khách hàng và thẩm định chỉ cần nhập số liệu tài chính, phi tài chính một cách đầy đủ và chính xác, chương trình sẽ đưa ra kết quả điểm tổng hợp cuối cùng.
Sau khi khách hàng được chấm điểm và có tổng số điểm, khách hàng sẽ được phân loại vào các mức xếp hạng như sau:
1.2.7. Trình phê duyệt kết quả
Đây là bước cuối cùng của quá trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. Sau khi đã xếp hạng được doanh nghiệp, cán bộ tín dụng lập tờ trình lên cấp trên để được phê duyệt.
Sau khi tờ trình được cấp trên phê duyệt thì kết quả của chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp sẽ được cập nhật ngay vào hệ thống thông tin của doanh nghiệp
Ứng dụng của chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp
Có được thứ hạng của doanh nghiệp, ngân hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc ra quyết định cho vay sao cho phù hợp với từng doanh nghiệp tuỳ thuộc vào thứ hạng của doanh nghiệp đó. Việc cấp tín dụng với hạn mức, lãi suất là bao nhiêu cũng như việc giám sát sau khi cấp tín dụng được thực hiện theo bảng hướng dẫn sau:
Bảng xếp hạng doanh nghiệp
Hạng
Mức độ rủi ro
Cấp tín dụng
Giám sát sau khi cấp tín dụng
aaa
Thấp nhất
Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với ưu đãi về lãi suất, thời gian. Có thể cho vay mà không có tài sản đảm bảo
Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin,tăng cường mối quan hệ
aa
Thấp nhưng về dài hạn cao hơn aaa
Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng với ưu đãi về lãi suất, thời gian
Như đối với aaa
A
Thấp
Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng nhất là tín dụng ngắn và trung hạn. Không yêu cầu cao về tài sản đảm bảo
Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin
BBB
Trung bình
Có thể mở rộng tín dụng, không hoặc hạn chế các điều kiện ưu đãi
Như đối với A
BB
Trung bình nhưng về dài hạn cao hơn BBB
Hạn chế mở rộng tín dụng,chỉ tập trung vào tín dụng ngắn hạn với các biện pháp bảo đảm tiền vay hiệu quả
Chú trọng kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình TSĐB
B
Cao, chưa có nguy cơ mất vốn ngay nhưng về lâu dài nguy cơ mất vốn là rất cao
Hạn chế mở rộng tín dụng,tập trung thu hồi vốn
Tăng cường kiểm tra khách hàng để thu nợ và giám sá hoạt động
CCC
Cao, là mức thấp nhất mà ngân hàng chấp nhận được
Hạn chế tối đa mở rộng tín dụng, chỉ thực hiện gia hạn nợ nếu có phương án khắc phục khả thi
Tăng cường kiểm tra, tìm cách bổ sung tài sản đảm bảo
CC
Rất cao, khả năng trả nợ kém
Không mở rộng tín dụng, tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ
Tăng cường kiểm tra
C
Rất cao, ngân hàng mất nhiều thời gian và công sức thu hồi vốn
Không mở rộng tín dụng, tìm mọi biện pháp thu hồi nợ kể cả xử lý sớm tài sản bảo đảm
Xem xét phương án dưa ra toà án kinh tế
D
Đặc biệt cao, ngân hàng không có khả năng thu hồi vốn
Không mở rộng tín dụng, tìm mọi biện pháp thu hồi nợ kể cả xử lý sớm tài sản bảo đảm
Xem xét phương án dưa ra toà án kinh tế
Kết luận chương I: Qua chương I đã cho ta một cái nhìn tổng quát về quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. Nó đã giúp cho ngân hàng có những đánh giá, xếp loại và chọn lựa được những khách hàng tốt nhất để giao dịch, để hợp tác. Quy trình có tác động tích cực trong việc giảm chi phí, thời gian đồng thời tăng hiệu quả cho vay, giảm thiểu tình trạng vỡ nợ.
Để nâng cao chất lượng tín dụng và từng bước chuẩn hoá công tác quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế thì việc xây dựng và áp dụng một quy trình chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng khoa học đóng vai trò rất quan trọng. Để phân loại khách hàng là doanh nghiệp, ngân hàng dựa vào 2 nhóm chỉ tiêu là chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính.
Nhóm các chỉ tiêu tài chính gồm: Vốn kinh doanh, doanh thu thuần, nhóm chỉ tiêu thanh khoản (khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh), nhóm chỉ tiêu năng lực hoạt động (vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu nợ bình quân...), chỉ tiêu cân nợ (nợ phải trả/tổng tài sản, nợ phải trả/vốn chủ sở hữu..), nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh (lợi nhuận trước thuế/doanh thu, lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu)...
Nhóm các chỉ tiêu phi tài chính gồm: Năng lực điều hành của Ban Giám đốc, môi trường kiểm soát nội bộ, tính khả thi của phương án kinh doanh, triển vọng ngành, giá trị thương hiệu của công ty, vị thế cạnh tranh (thị phần), tác động của môi trường vĩ mô...
Ngoài ra, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng cũng là một tiêu chí quan trọng trong việc cho điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Nhóm các chỉ tiêu ngân hàng thường xem xét là: tình hình phát sinh nợ quá hạn, số lần khách hàng gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số lần chậm trả lãi vay, mức độ hoạt động của tài khoản tiền gửi...
Trong việc xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng, ngân hàng cần xét đến tính đặc thù và lợi thế của từng ngành kinh tế. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì phân loại theo ngành nghề/lĩnh vực nào đem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp.
Sau đây ta tiếp tục đi sâu vào chương II, sẽ nêu rõ hơn, chi tiết hơn về việc áp dụng quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP ĐÔNG NAM Á
2.1 Khái quát chung về NHTMCP Đông Nam Á
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) được thành lập năm 1994 và là một trong những Ngân hàng TMCP có mặt sớm nhất tại Việt Nam. Kể từ ngày thành lập đến nay, Ngân hàng Đông Nam Á đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hoàn thiện và đạt được nhiều thành công nhất định. SeABank đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện để phát triển cùng nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập với mong muốn trở thành một tập đoàn Ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại. Việc đổi mới hoàn toàn luôn là chiến lược ưu tiên hàng đầu của Ngân hàng Đông Nam Á.
Năm 1994, Ngân hàng được thành lập dưới tên giao dịch là Ngân hàng TMCP Hải Phòng tài thành phố Hải Phòng và đến năm 2001 chính thức đổi tên giao dịch như hiện nay (Ngân hàng Đông Nam Á).
Từ năm 2001, SeABank đã thực hiện kế hoạch tái cơ cấu Ngân hàng với những định hướng rất rõ ràng về tài chính, nhân lực và công nghệBằng việc tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng, cho đến nay cơ cấu cổ đông của SeABank đã có sự thay đổi cơ bản, đó là sự tham gia của các nhà đầu tư, các tổ chức pháp nhân có tiềm lực tài chính mạnh và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh của mình tại Việt Nam.
Trong năm 2005, ngân hàng Đông Nam Á đã chuyển địa điểm trụ sở chính từ số nhà 15 Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng đến số 16 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội và thành lập chi nhánh ngân hàng tại Hải Phòng theo công văn số 1331/NHNN-CNH của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc chấp thuận thay đổi địa điểm và thành lập chi nhánh mới ngày 19 tháng 11 năm 2004 cho ngân hàng. số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của Seabank chưa nhiều nhưng cũng trải rộng trên cả ba miền của đất nước, tạo thuận lợi cho việc phát triển các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền phục vụ khách hàng. Tính đến thời điểm này, Seabank đã phát triển mạng lưới của mình lên gần 70 chi nhánh/ phòng giao dịch trên toàn quốc. Hơn nữa, từ năm 2001 đến 2005 SeABank không ngừng phát sinh nợ quá hạn và là ngân hàng có chất lượng tín dụng lành mạnh nhất với tỷ lệ nợ xấu (NPL) luôn được khống chế ở mức dưới 0.3%. Với những hệ số an toàn luôn đạt mức quy định nên trong 4 năm liên tiếp, từ 2003 đến 2007 SeABank được Ngân hàng Nhà nước xếp loại A và được đánh giá là ngân hàng có tốc độ phát triển nhanh nhất và bền vững nhất.
Trong năm 2007, SeABank đã có rất nhiều thành tựu đáng chú ý, thể hiện rõ nét chiến lược trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đẩu, khi cùng lúc triển khai thành công giai đoạn 1 phần mềm quản trị ngân hàng T24 của hãng Temenos Thụy Sỹ và ký kết Hợp đồng Hợp tác và Hỗ trợ kĩ thuật toàn diện với cổ đông chiến lược trong nước là Công ty Thông tin Di động MS-MobiFone.
Kết thúc năm tài chính 2008, trong bối cảnh hoạt động của thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam gặp nhiều khó khăn nhưng Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - SeABank vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định và thu được gần 457 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 12% so với năm 2007. Tháng 12/2008 SeABank đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận cho phép thành lập Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản SeABank – SeABank AMC, nhằm phục vụ nhu cầu quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng, đảm bảo kinh doanh an toàn và bền vững, đồng thời phục vụ nhu cầu xử lý nợ và tài sản tồn đọng của các doanh nghiệp khác, giúp nguồn vốn trong nền kinh tế lưu chuyển minh bạch và thông thoáng hơn.
Là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam, kể từ ngày thành lập đến nay ngân hàng Đông Nam Á đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hoàn thiện và đạt được những thành công hết sức khả quan. Việc đổi mới toàn diện là chiến lược ưu tiên hàng đầu của ngân hàng Đông Nam Á với mục tiêu trở thành ngân hàng đô thị hiện đại, có tính cạnh tranh cao trên thị trường ngân hàng tài chính việt nam.
Trong thời gian qua, ngân hàng Đông Nam Á đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển hiệu quả là việc hiện đại hoá phần mềm quản trị ngân hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động, tái cấu trúc, đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hoàn hảo nhất. Cam kết không ngừng phát triển, xây dựng hình ảnh, năng cao uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế luôn là tiêu chí hoạt động của ngân hàng Đông Nam Á.
Hình ảnh về một ngân hàng hiện đại, tăng trưởng bền vững, luôn vì lợi ích của khách hàng đã từng bước được công nhận bởi những khách hàng của ngân hàng Đông Nam Á.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
VĂN PHÒNG
HĐ QT
Chi nhánh và các phòng giao dịch
Hà nội
Hải phòng
Hồ Chí Minh
Phòng nguồn vốn & kd ngoại tệ
Phòng pháp chế
Phòng kinh doanh
Phòng công nghệ thông tin
Phòng kế toán tài chính
Phòng thẻ
Phòng ngân quỹ
Phòng hành chính quản trị
Phòng kế toán giao dịch
Phòng tổng hợp
Phòng kiểm tra-kiểm soát nội bộ
Phòng marketing
Ban tổ chức nhân sự
Phòng thanh toán quốc tế
Vũng Tàu
Bắc Ninh
Đà Nẵng
Quảng Ninh
Bình Dương
Nha Trang
2.2. Tình hình về hoạt động kinh doanh.
2.2.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một công tác quan trọng, luôn được chú trọng tại SeABank. Cùng với những chương trình khuyến mại, các chính sách lãi suất linh hoạt, công tác Huy động vốn của Ngân hàng trong các năm qua đã thu được những thành quả nhất định.
Ngoài các loại huy động truyền thống như huy động tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi các tổ chức kinh tế, dân cưĐể đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, ngoài các sản phẩm dịch vụ cơ bản, SeABank có những sản phẩm dịch vụ thiết kế riêng cho từng nhóm khách hàng. Dành cho khách hàng cá nhân có các sản phẩm của khách hàng thượng lưu như: Tài trợ bất động sản, động sản giá trị cao; Tài trợ tài sản tài chính (mua cổ phần doanh nghiệp, kinh doanh chứng khoán); Tài trợ đầu tư doanh nghiệp (góp vốn thành lập mới, mua lại cổ phần để là cổ đông chi phối, góp vốn kinh doanh vào doanh nghiệp); Dịch vụ quản lý tài chính cá nhân; Dịch vụ hỗ trợ. Các sản phẩm dịch vụ được thiết kế riêng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp cũng được phân chia thành những nhóm: Doanh nghiệp lớn/ Tập đoàn(Cho vay tài trợ dự án, Các dịch vụ tài chính trọn gói), Doanh nghiệp vừa và nhỏ(Cho vay bổ sung vốn lưu động, Cho vay đầu tư tài sản cố định, máy móc trang thiết bị) Đặc biệt trong năm 2008 thì Ngân hàng cũng đã có những điều chỉnh linh hoạt về lãi suất để phù hợp với tình hình diễn biến lãi suất trên thị trường. Căn cứ vào nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh trên thị trường để đưa ra các hình thức huy động phong phú, hấp dẫn người gửi với những kỳ hạn hợp lý. Kết quả huy động vốn qua 3 năm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch (%)
2007/ 2006
2008/
2007
Tổng huy động
8346
20249
16726
242.62
82.6
Huy động từ thị trường 1
3511
9505
7900
270.72
83.11
Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trong nước
292.39
1406.17
3238.08
481.5
230.18
Tiền gửi tiết kiệm
3179.05
8000
4589.45
251.65
57.3
Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân nước ngoài
0.349
3.457
3.693
990.5
106.82
Tiền ký quỹ của cá nhân, TCKT
39.951
95.37
68.35
238,7
71.66
Huy động từ thị trường 2
4835
10744
8826
222.2
82,14
Bằng đồng Việt Nam
4391.13
9400.169
7426.67
214.07
79
Bằng ngoại tệ
444.87
1344.33
1400.36
302,7
104.16
(Nguồn : Báo cáo thường niên )
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn huy động của ngân hàng được nhìn chung là có kết quả huy động tốt,đặc biệt năm 2007.Trong năm 2007, tổng nguồn vốn huy động đạt gần 20249 tỷ tăng 242.62% so với tổng vốn huy động năm 2006. Trong đó, vốn huy động từ các tổ chức dân cư và kinh tế chiếm tỷ lệ chiếm tỷ lệ tương đối gần 10744 tỷ đồng, gấp 222.2% so với năm 2006. Hoạt động kinh doanh liên ngân hàng cũng có mức tăng trưởng mạnh mẽ, số dư huy động trên thị trường liên ngân hàng đạt gần 9505 tỷ đồng, tăng 270.72% so với năm 2006. Như vậy so với mức tăng trưởng vốn của năm 2006 và kế hoạch năm 2007 hoạt động huy động vốn trong năm 2007 đã có bước phát triển mạnh mẽ. Nhưng bước sang năm 2008, do lạm phát tăng cao nên người dân có xu hướng mua các phương tiện cất trữ khác như vàng, usd nên nguồn vốn huy động được tăng ít hơn so với năm 2007 và giảm so với năm 2007 một cách đáng kể. Và do đó, tiền gửi bằng ngoại tệ có tốc độ tăng nhanh hơn tiền gửi bằng nội tệ. Tất cả các hoạt động huy động vốn trên thị trường cấp 1 và thị trường cấp 2 đều giảm so với năm 2007 lần lượt là 7900,giảm 82.6% và 8826,giảm 82.14%.Và do đó, tiền gửi bằng ngoại tệ có tốc độ tăng nhanh hơn tiền gửi bằng nội tệ.
2.2.2. Hoạt động tín dụng
Xác định tầm quan trọng của công tác tín dụng trong hoạt động Ngân hàng, trọng tâm của công tác tín dụng năm 2006 đến 2008 của seabank là phân đoạn thị trường các doanh nghiệp vừa và nhỏ các khách hàng cá nhân có nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Đây là nhóm khách hàng phù hợp với năng lực cũng như khả năng đáp ứng của Seabank. Hoạt động tín dụng của Seabank tăng trưởng mạnh mẽ nhưng chất lượng tín dụng vẫn được kiểm soát chặt chẽ. Hiện nay Seabank có rất nhiều loại hình sản phẩm cho vay.
Bảng 2.2 Sản phẩm vay của SeABank
STT
Tên sản phẩm vay
1
Cho vay bổ sung vốn lưu động
2
Cho vay đối với doanh nghiệp
3
Tài trợ xuất khẩu
4
Cho vay bao thanh toán
5
Cho vay đảm bảo bằng chứng khoán, giấy tờ có giá
6
Cho vay chiết khấu
7
Cho vay cán bộ công nhân viên
8
Cho vay bắt buộc
9
Cho vay mua xe
10
Cho vay bất động sản
11
Cho vay sản xuất kinh doanh nhỏ
12
Cho vay cá thể
13
Các loại cho vay khác
(Nguồn: Phòng Tín dụng)
Seabank không chỉ đáp ứng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn quan tâm đến hoạt động cho vay tiêu dùng với các sản phẩm chiến lược như cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô trả góp SeABank cũng liên tục đưa ra các sản phẩm mới như: Đồng Hành cùng Honda; Nguồn năng lượng vàng của SeABank; Tiêu dùng cùng doanh nhân; Chương trình ưu đãi đặc biệt: Doanh nghiệp vàng; An Phú cư; Bao Thanh toán; SeABank còn liên kết cùng BNP – một trong những ngân hàng lớn nhất của Pháp tung ra một gói sản phẩm Private Banking thiết kế chuyên biệt cho các cá nhân có thu nhập cao; Chuẩn bị triển khai dịch vụ Mobile Banking và Internet Banking... Việc triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại này đã khẳng định những sáng tạo mang tính đột phá trong mô hình liên kết cung ứng sản phẩm dịch vụ nhằm đem lại những tiện ích tối đa cho khách hàng.
Bảng 2.3 Tình hình dư nợ tín dụng ngân hàng Đông Nam Á
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch (%)
2007/2006
2008/2007
Tổng dư nợ
3355
11041
19764
329.09
179.05
Cho vay bằng VND
3176.24
8796
12578
276.98
143.54
Ngắn hạn
2163.66
9971.43
15056.21
461.85
151.69
Trung, dài hạn
1012.69
1507.88
1901.73
149.30
126.12
Cho vay bằng ngoại tệ
179.25
159.31
283.85
89.14
178.18
Ngắn hạn
137.43
120.56
209.36
88.93
173.66
Trung, dài hạn
41.17
36.64
70.7
89.84
193.30
(Nguồn : Báo cáo thường niên)
Chất lượng tín dụng của seabank luôn ở mức an toàn với tỷ lệ nợ quá hạn rất nhỏ năm 2006 chỉ chiếm 0.23%, trên tổng dư nợ, năm 2007 có cao hơn 0,38% ,năm 2008 là 0,36% nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức giới hạn cho phép của NHNN (5%) đồng thời đơn vị thực hiện trích lập dự phòng 100% đối với các khoản nợ xấu. Đáng chú ý là dư nợ tín dụng tăng nhanh nhưng dư nợ nhóm 5 không tăng tỷ lệ nợ nhóm 5 qua các năm 2006 đến 2008 giảm rất đáng kể. Rõ ràng đây là sự nỗ lực rất lớn của Seabank trong công tác thẩm định đánh giá khách hàng tín dụng nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng.
Bảng 2.4. Chất lượng hoạt động tín dụng
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng dư nợ cho vay các TCKT và cá nhân
3363.563
11041.23
19764
Nợ đủ tiêu chuẩn
3359.57
10999.27
19692.84
Nợ cần chú ý
2.291
30.459
40.679
Nợ dưới tiêu chuẩn
1.231
4.678
10.894
Nợ nghi ngờ
1.991
2.4028
12.159
Nợ có khả năng mất vốn
2.201
4.416
8.893
Tỷ lệ Nợ quá hạn/
Tổng dư nợ
0.23%
0.38%
0.36%
Tỷ lệ nợ nhóm 5/
Tổng dư nợ
0.065%
0.04%
0.045%
(Nguồn: Báo cáo thường niên)
2.2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế
Nhìn vào bảng số liệu dưới đây ta thấy hoạt động thanh toán quốc tế có doanh số năm sau luôn cao hơn so với năm trước: doanh số năm 2006 đạt 1.285 tỷ tăng 1.85 lần so với năm 2005,năm 2007 đạt 4.026 tỷ,tăng 213% so với năm 2006, năm 2008 đạt 16 tỷ VND tăng 232% so với doanh số 2007, đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong hoạt động thanh toán quốc tế.
Đóng góp chủ yếu vào doanh số của hoạt động thanh toán quốc tế là dịch vụ chuyển tiền và L/C nhập: tỷ trọng chuyển tiền luôn luôn ở mức trên 30% và tỷ trong l/c nhập luôn trên 50%.
Đơn vị: Tỷ đồng
Đóng góp chủ yếu vào doanh số của hoạt động thanh toán quốc tế là dịch vụ chuyển tiền và L/C nhập: tỷ trọng chuyển tiền luôn luôn ở mức trên 30% và tỷ trong l/c nhập luôn trên 50%.
Cùng với sự phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế, uy tín của Seabank ngày càng được nâng cao thể hiện ở sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế và số lượng các ngân hàng có quan hệ đại lý tăng nhanh. Nhiều ngân hàng nước ngoài đã chủ động liên hệ để thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý như Fortis Bank (Bỉ) Banco de Sabadel (Tây Ban Nha), Icrea de Banca (Italia)
2.2.4. Công tác phát triển mạng lưới chi nhánh
Trong 2 năm 2006 và 2007 mạng lưới hoạt động của Seabank đã được mở rộng cả về quy mô và vùng đại lý, Seabank đã mở rộng được 15 điểm giao dịch mới, đổi mới hoạt động của các quỹ tiết kiệm Hết năm 2008 SeABank đã có gần 70 điểm giao dịch tại các khu vực kinh tế trọng điểm trên cả nước, trong đó năm 2008 ngân hàng đã mở thêm 29 điểm giao dịch tại nhiều địa bàn mới cũng như các địa phương đã có điểm giao dịch của seabank. Đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao, seabank đặc biệt chú trọng mở rộng mạng lưới kênh phân phối để phục vụ khách hàng tốt hơn. Hàng loạt chi nhánh mới được khai trương tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh ở phía Bắc; Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu ở phía Nam và Đà Nẵng, Nha Trang ở miền Trung.Việc mở chi nhánh SeABank Đà Nẵng – chi nhánh đầu tiên tại miền Trung đã đánh dấu một bước phát triển mới nhằm phục vụ nhu cầu tài chính ngân hàng đa dạng của các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tại khúc ruột của Tổ quốc
Hoạt động phát triển mạng lưới cho thấy Seabank đang vươn ra rộng khắp cả nước sự thành công của hoạt động này không những đáp yêu cầu của nội tại ngân hàng mà còn đáp ứng sự phát triển của thị trường.
2.2.5. Công nghệ ngân hàng
Việc ứng dụng và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại là vấn đề tất yếu mang tính sống còn của các ngân hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Năm 2006, SeABank đã mạnh dạn đầu tư mới phần mềm quản trị ngân hàng (Core Banking) T24 của hãng Temenos (Thuỵ Sĩ) - một trong những phần mềm hiện đại nhất hiện nay. Đây thực sự là một bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa cơ sở hạ tầng công nghệ của SeABank. Hệ thống này sẽ là nền tảng công nghệ để SeABank nhanh chóng phát triển sản phẩm mới, kịp thời cải tiến các quy trình hiện đại để đáp ứng nhanh hơn các nhu cầu đa dạng và phong phú của thị trường thực hiện cam kết không ngừng phát triển, nâng cao uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.
Phiên bản mới nhất của phần mềm quản trị này với các tính năng tiên tiến như hỗ trợ đa máy chủ (Multi server), cho phép chạy trên nhiều máy chủ khác nhau, cải thiện đáng kể tốc độ hạch toán và truy xuất thông tin, tăng hiệu suất giao dịch. T24 cho phép thực hiện đồng thời tới 1000 giao dịch/giây, 110000 cùng truy cập và quản trị tới 50 triệu tài khoản khách hàng. T24 đặc biệt nổi trội với tính năng hỗ trợ thực hiện giao dịch qua hệ thống đến 24h/ngày, xoá bỏ tình trạng giao dịch qua hệ thống ngừng trệ trong thời gian quyết toán theo phương thức khoá ngày truyền thống.
Việc triển khai dự án này nằm trong kế hoạch phát triển toàn diện của SeABank, thể hiện bước đi đúng đắn của Ngân hàng Nhà nước về việc đổi mới và áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại. Phần mềm T24 không chỉ đáp ứng được nghiệp vụ kinh doanh hiện tại của ngân hàng mà đặc biệt còn mở còn mở ra một hướng phát triển các nghiệp vụ hiện đại trong tương lai. T24 cũng đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng trong quá trình thực hiện các giao dịch với Ngân hàng. Điều này thực sự có ý nghĩa lớn trong việc làm thay đổi căn bản cơ cấu nguồn thu từ dịch vụ của ngân hàng. Hệ thống này sẽ là nền tảng công nghệ để SeABank nhanh chóng phát triển sản phẩm mới, kịp thời cải tiến các qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2132.doc