Đề tài Hoàn thiện chế độ pháp lý về ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu ở công ty xuất nhập khẩu Hà Tây

LỜI NÓI ĐẦU

PHẦN A: CHẾ ĐỘ KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU HIỆN NAY

I/ Khái niệm về hợp đồng xuất nhập khẩu

1. Tính tất yếu của hợp đồng xuất nhập khẩu

2. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng xuất nhập khẩu

II/ Nguồn luật áp dụng cho hợp đồng xuất nhập khẩu

1. Điều ước quốc tế

2. Nghị định song phương và đa phương

3. Tập quán quốc tế

4. Án lệ

5. Luật quốc gia

III/ Ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu

1. Điều kiện để hợp đồng xuất nhập khẩu có hiệu lực

2. Thủ tục ký kết

3. Các điều khoản của hợp đồng xuất nhập khẩu

IV/ Thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu

1. Nguyên tắc thực hiện

2. Thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu

V/ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng xuất nhập khẩu

1. Cấu thành trách nhiệm

2. Miễn trách nhiệm của người ***

3. Chế độ trách nhiệm do vi phạm

VI/ Qiải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế

1. Khái niệm về tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.

2. Các phương thức giải quyết tranh chấp

PHẦN B: THỰC TIỄN KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀ TÂY

1. Quá trình hình thành và phát triển

2. Nhiệm vụ quuyền hạn của Công ty.

3. Cơ cấu tổ chức của Công ty

4. Tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty trong thời gian qua.

II/ Ký kết hợp đồng xuất khẩu

1. Nghiên cứu thị trường và lập phương án kinh doanh

2. Những vấn đề chung về hợp đồng xuất khẩu

3. Các điều khoản của hợp đồng xuất khẩu

III/ Thực hiện hợp đồng xuất khẩu

1. Xin phép xuất khẩu

2. Chuẩn bị hàng xuất khẩu

3. Kiểm tra chất lượng

4. Thuê tàu

5. Mua bảo hiểm

6. Làm thủ tục hải quan

7. Giao hàng với tàu

8. Thanh toán

IV/ Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng xuất khẩu

1. Các vấn đề tranh chấp

2. Giải quyết tranh chấp

V/ Đánh giá về ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu của Công ty

1. Nhận xét về ký kết hợp đồng xuất khẩu

2. Nhận xét về tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu

PHẦN C: HƯỚNG HOÀN THIỆN VIỆC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY.

I/ Hoàn thiện việc ký kết hợp đồng xuất khẩu

1. Hoàn thiện về ký kết hợp đồng xuất khẩu

2. Hoàn thiện công tác tổ chức ký kết hợp đồng xuất khẩu.

II/ Hoàn thiện thực hiện hợp đồng xuất khẩu

1. Hoàn thiện pháp lý về thực hiện hợp đồng xuất khẩu

2. Hoàn thiện công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện chế độ pháp lý về ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu ở công ty xuất nhập khẩu Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoàn thành việc lập chứng từ và phải xuất trình đủ các chứng từ thích hợp như hối phiếu séc và các chứng từ chi trả khác cho ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng để ngân hàng thu tiền hộ. Chứng từ thanh toán phải hợp lệ, chính xác và nhanh chóng giao cho ngân hàng để thu hồi vốn. Bộ chứng từ thanh toán thường sử dụng trong xuất khẩu: - Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice) - Vận đơn đường biển (Bill of lading - B/L) - Đóng gói (Packing - List) - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá. - Chứng từ bảo hiểm - L/C (nếu thanh toán bằng L/C). - Giấy chứng nhận chất lượng và số lượng hàng hoá. - Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh. b) Thực hiện hợp đồng nhập khẩu: b1: Xin giấy phép nhập khẩu: Để đảm bảo chứng từ cho việc nhận hàng người nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu. Đây là một biện pháp quan trọng để Nhà nước quản lý nhập khẩu. Tuỳ theo pháp luật của từng nước mà các mặt hàng cần phải xin giấy phép nhập khẩu khác nhau. Việc xin giấy phép nhập khẩu thuộc hàng hoá phải xin giấy phép nhập khẩu thì doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải xuất trình bộ hồ sơ xin giấy phép như xin giấy phép xuất nhập khẩu. b2. Mở thư tín dụng (L/C): Sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu bên nhập khẩu phải viết đơn xin mở thư tín dụng theo qui định của hợp đồng (nếu hợp đồng qui định phương thức thanh toán bằng L/C). Nội dung của L/C cần bảo đảm thống nhất với hợp đồng và lấy hợp đồng là căn cứ để đưa ra quyết định đối với từng vấn đèe trong thư tín dụng. Thời gian mở thư tín dụng cần phải tuân theo hợp đồng. Sau khi bên xuất khẩu nhận được thư tín dụng mà có yêu cầu sửa đổi, nếu đồng ý thì tới ngân hàng làm thủ tục sửa đổi và cuối cùng bên nhập khẩu làm thủ tục ký quỹ mở L/C tại ngân hàng mở thư. Nếu người mua không mở hoặc mở chậm thì người bán không giao hàng và họ được miễn trách nhiệm. b3. Thuê tàu: Nếu bên nhập khẩu ký hợp đồng mua bán theo các điều kiện như EXW, FAS, FOB Incoterms 1990 thì bên nhập khẩu có nghĩa vụ ký hợp đồng vận tải đến các người bán để tiếp nhận và vận chuyển hàng hoá. Bên mua sau khi đã thuê tàu đặt khoang phải có nghĩa vụ thông báo kịp thời cho bên bán tên tàu, thời gian tàu đến để bên bán chuẩn bị hàng bốc lên tàu. Bên mua cần đôn đốc bên bán bốc xếp hàng đúng thời hạn nếu cần thiết bên mua cần cử người đến địa điểm xuất khẩu để kiểm tra, giám sát. b4. Bảo hiểm: Tuỳ theo nội dung hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết giữa các bên xuất nhập khẩu để xác định nghĩa vụ mua bảo hiểm thuộc bên nào. Nếu người mua ký kết hợp đồng với điều kiện giao hàng theo tập quán CIF Incoterms 1990 thì người mua phải mua bảo hiểm, nếu người mua ký hợp đồng thoả thuận theo giá FOB hoặc CFR thì không phải mua bảo hiểm. b5. Thủ tục hải quan: Để hàng hoá được nhập khẩu thì người nhập khẩu phải thực hiện đầy đủ các qui định pháp luật của hải quan. Ở Việt Nam thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu được qui định tại quyết định của Tổng cục trưởng tổng cục hải quan ngày 10/3/1998 về hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu. Thủ tục hải quan gồm: * Bộ hồ sơ nộp cho hải quan - Tờ khai hàng nhập khẩu: 3 bản chính - Hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc các giấy tờ có giá trị như hợp đồng: 1 bản sao - Vận đơn (B/L hoặc Air way Bill): 1 bản coppy hoặc bản sao từ Original. - Bản kê chi tiết hàng (Packing List): 1 bản chính và 2 bản sao. - Hoá đơn thương mại: 1 bản chính - Giấy giới thiệu của doanh nghiệp: 1 bản chính Đối với hàng sau đây thì phải nộp thêm. - Hợp đồng uỷ thác (nếu là nhập khẩu uỷ thác): 1 bản chính - Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương mại (đối với hàng thuộc diện phải có văn bản này): 1 bản sao. - Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ chuyên ngành cấp (Đối với hàng thuộc quản lý chuyên ngành): 1 bản sao. - Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu 7 chữ số do Bộ Thương mại cấp (chỉ nộp một lần đầu khi đăng ký): 1 bản sao. - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá - C/O (Đối với hàng của nước Việt Nam cho hưởng ưu đãi hoặc hàng thuộc diện tính thuế theo giá tối thiểu): 1 bản chính. - Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng (đối với hàng Nhà nước qui định kiểm tra về chất lượng): 1 bản chính. - Giấy đăng ký kiểm định (đối với hàng yêu cầu kiểm dịch) 1 bản chính - Giấy phép nhập khẩu về an toàn lao động (đối với hàng phải kiểm tra an toàn lao động): 1 bản chính. - Đơn xin chuyển tiếp hàng nhập khẩu (đối với hàng thuộc diện được chuyển tiếp về làm thủ tục tại cục HQ tỉnh, thành phố khác): 2 bản chính. - Giấy tờ xuất trình - Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương mại: 1 bản chính đối chiếu với bản sao - Văn bản cho phép xuất nhập khẩu của Bộ chuyên ngành cấp: 1 bản chính để đối chiếu với bản sao. b6. Nhận hàng: Đây là nghĩa vụ của người mua. Trước khi tàu đến, đại lý tàu biển hoặc chủ tàu sẽ gửi cho người nhập khẩu giấy báo tàu đến. Căn cứ vào giấy này người nhận hàng biết thời gian nhận hàng thích hợp và đến đại lý tàu để nhận "lệnh giao hàng". Khi nhận lệnh giao hàng người nhận cần mang theo vận đơn gốc, đại lý tàu sẽ giữ lại vận đơn gốc và trao cho bản lệnh giao hàng cho chủ hàng. Trong thực tế có trường hợp hàng đã đến cảng nhưng chưa nhận được chứng từ để nhận hàng, trong trường hợp này người nhận hàng có thể liên hệ ngân hàng mở L/C xin giấy cam kết của họ, trao cho bên vận tải để nhận hàng kịp thời. b7. Thanh toán: Khi ngân hàng mở thư tín dụng nhận được hối phiếu được ký phát hối phiếu ban và bộ chứng từ giao hàng gửi tới. Ngân hàng sẽ đối chiếu với qui định của thư tín dụng, kiểm tra số bản và nội dung giá trị pháp lý của các loại chứng từ. Nếu không có gì sai sót thì ngân hàng sẽ thanh toán tiền cho bên bán. Đồng thời bên nhập khẩu sẽ giao tiền cho ngân hàng để lấy bộ chứng từ. Nếu bên mua kiểm tra hối phiếu chứng từ mà người bán gửi tới phát hiện thấy không phù hợp thì cần phải có biện pháp xử lý kịp thời như ngày thanh toán, thanh toán phần phù hợp và từ chối phần không phù hợp, đưa ra yêu cầu đòi bên bán bồi thường. V. TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU. Sau khi hợp đồng được ký kết thì các bên phải thực hiện hợp đồng. Nếu các bên chấp hành tốt mọi quy định trong hợp đồng thì quyền lợi được bảo đảm. Tuy nhiên nếu có sự vi phạm sẽ có tác động không nhỏ tới lưu thông của mỗi nước nói riêng và thương mại quốc tế nói chung. Vì vậy sau khi ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu các bên đương sự cần phải lưu ý một số quy định của pháp luật đối với việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. 1) Cấu thành trách nhiệm. Không phải mọi vi phạm đều cấu thành trách nhiệm mà chỉ có những vi phạm được cấu thành với 4 yếu tố sau: Thứ nhất: Người thụ trái (người vi phạm) có hành vi vi phạm hợp đồng, hành vi này nó thể hiện ở việc không thực hiện, hoặc thực hiện không tốt hợp đồng. Tuy nhiên trái chủ phải chứng minh về hành vi trái pháp luật của người thụ trái. Thứ hai: Thụ trái có lỗi, lỗi của người thụ trái khi vi phạm hợp đồng xuất nhập khẩu là lỗi suy đoán. Tức là pháp luật dựa vào nguyên tắc suy đoán lỗi chứ không dựa vào lỗi cố ý hay vô ý. Thứ ba: Trái chú (người bị vi phạm) có thiệt hại về tài sản. Thiệt hại mà trái chủ gánh chịu có thể là thiệt hại về vật chất về tinh thần. Thiệt hại đó phải tính toán được một cách cụ thể. Muốn đòi bồi thường được thì trái chủ phải chứng minh được là họ có thiệt hại thực tế. Thứ tư: Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của người thụ trái với thiệt hại thực tế mà trái chủ gánh chịu. Hành vi trái pháp luật là nguyên nhân dẫn đến hậu quả của sự thiệt hại. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm nêu trên được quy định ở hầu hết các văn bản pháp luật ở các nước và các công ước quốc tế. Ở Việt Nam nó được quy định tại điều 230 Luật Thương mại. 2) Miễn trách nhiệm của người thụ trái. Khi vi phạm hợp đồng xuất nhập khẩu người vi phạm sẽ được miễn trách nhiệm nếu họ chứng minh được họ gặp được một trong các căn cứ miễn trách sau: - Lỗi của người bị vi phạm tức là trái chủ vi phạm hợp đồng là do lỗi của người trái chủ gây ra. - Lỗ của người thứ ba: Tức là hợp đồng bị vi phạm là do lỗi của người thứ ba gây ra chứ không phải do người thụ trái. Trong trường hợp này người thứ ba gây ra đó phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên sẽ không phải chịu trách nhiệm nếu gặp phải các trường hợp miễn trách nêu ở phần này: - Gặp trường hợp bất ngờ. Nếu vi phạm mà do các trường hợp bất ngờ gây ra thì thụ trái được miễn trách nhiệm. - Gặp trường hợp bất khả kháng như: không lường trước được, không thể vượt qua được, xảy ra bên ngoài và độc lập với các bên. Ví dụ: tàu đang trên đường hành trình thì gặp bão lớn nhấn chìm toàn bộ con tàu. Trong trường hợp gặp bất khả kháng phải trực tiếp báo cho bên kia bằng văn bản và về khởi đầu và kết thúc sự việc. 3) Chế độ trách nhiệm do vi phạm. Khi vi phạm hợp đồng xuất nhập khẩu người vi phạm phải chịu trách nhiệm trước người bị vi phạm. Trách nhiệm này được thể hiện qua 4 chế tài sau: Một là: Phạt vi phạm hợp đồng. Luật pháp các nước đều cho phép người bị vi phạm có quyền yêu cầu người vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng. Nếu quy định trong hợp đồng hoặc các bên có liên quan quy định mức phạt. Mức phạt được quy định trong hợp đồng có thể là phạt do không thực hiện hợp đồng hoặc do chậm thực hiện hợp đồng. Điều quan trọng là các bên phải thoả thuận, dự kiến trước mức phạt trong hợp đồng xuất nhập khẩu. Ở Việt Nam: căn cứ phạt vi phạm được quy định ở điều 227 Luật Thương mại, mức phạt vi phạm quy định tại điều 228 Luật Thương mại trong đó quy định mức phạt không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm. Hai là chế tài bồi thường thiệt hại. Chế tài này được thực hiện nếu như các bên không ấn định mức phạt trong hợp đồng thì khi có vi phạm hợp đồng, người bị vi phạm có quyền yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại. Để áp dụng chế tài này người bị vi phạm phải chứng minh được thiệt hại thực tế của mình gánh chịu. Thiệt hại này gồm cả tổn thất thực sự và nguồn lợi bị bỏ lỡ. Bồi thường thiệt hại được quy định tại điều 74, 75, 76, 77 công ước Viên 1980. Còn ở Việt Nam được quy định tại điều 299 Luật Thương mại "Số tiền bồi thường thiệt hại gồm cả giá trị tổn thất thực tế trực tiếp và khoản lợi đáng lẽ được hưởng mà bên có quyền lợi bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm hợp đồng gây ra. Số tiền bồi thường thiệt hại không thể cao hơn giá trị tổn thất và khoản lợi đáng lẽ được hưởng". Ba là: Chế tài thực hiện thực sự Chế tài này được các bên thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng, nhằm vào đối tượng hợp đồng. Chế tài này được áp dụng khi: - Người bán không giao hàng, người mua có quyền mua hàng của người khác và bắt bù khoản chênh lệch. Điều 75 Công ước Viên 1980, khoản 3 Điều 223 Luật Thương mại Việt Nam. - Người bán giáo hàng kém phẩm chất thì người mua có quyền yêu cầu người bán sửa chữa khuyết tật của hàng hoặc thay thế bằng hàng có phẩm chất tốt. Giao thiếu thì phải giao đủ. Luật Thương mại Việt Nam quy định tại khoản 2, 4 điều 223. Bốn là: Chế tài huỷ hợp đồng: Chế tài này được coi là nặng nhất của người bị vi phạm có quyền áp dụng khi người thụ trái vi phạm hợp đồng xuất nhập khẩu. Điều kiện để áp dụng chế tài này được quy định không giống nhau ở các nước. Theo công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá, khi người thụ trái có sự vi phạm cơ bản hợp đồng thì trái chủ có quyền tuyên bố huỷ hợp đồng. Ở Việt Nam qui định tại điều 235 Luật Thương mại "Bên có quyền lợi bị vi phạm tuyên bố huỷ hợp đồng nếu việc vi phạm của bên kia là điều kiện để huỷ hợp đồng mà các bên đã thoả thuận". Để có giá trị pháp lý, luật pháp một số nước còn quy định rằng trái chủ phải thông báo cho người thụ trái biết về việc mình sẽ huỷ hợp đồng. ở Việt Nam được quy định tại điều 236 Luật Thương mại. Việc huỷ hợp đồng sẽ đưa lại những hậu quả pháp lý nhất định cụ thể là khi hợp đồng bị huỷ thì hai bên trở lại trạng thái ban đầu. Người mua trả lại hàng và người bán trả lại tiền, mọi chi phí liên quan do người vi phạm chịu. Nếu hợp đồng được thực hiện một phần hay toàn bộ thì các bên có quyền đòi lại một phàn hoặc toàn bộ đã thực hiện đó. Mọi chi phí phát sinh về huỷ hợp đồng do người vi phạm cơ bản hợp đồng gánh chịu. Muốn áp dụng chế tài này cần phải thoả mãn các điều kiện để áp dụng theo luật pháp các nước. Tuy nhiên khi đã đủ điều kiện thì trái chủ có quyền hoặc là áp dụng chế tài này hoặc có quyền đòi bồi thường. Việc áp dụng chế tài nào là do trái chủ quyết định, căn cứ vào lợi ích và hậu quả pháp lý của chế tài đó. VI. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1) Khái niệm về tranh chấp và giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế Trước hết tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại. Tranh chấp thương mại quốc tế là những bất đồng xảy ra trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế mà chủ yếu là thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế. Tranh chấp là điều không thể tránh khỏi vì giữa các bên có sự xa cách về mặt địa lý, khác biệt về truyền thống pháp luật và tập quán thương mại. Có thể còn có sự thiếu hiểu biết và sự tin cậy lẫn nhau so với bạn hàng trong nước. Người ký kết hợp đồng lại thường không phải là người chịu trách nhiệm hàng ngày về việc thực hiện hợp đồng. Hơn nữa điều kiện ngoại cảnh ở mỗi nước đều có thể gây ra những khó khăn khó lường trước được, tới khi là bất khả kháng cho mỗi bên khi thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Giải quyết tranh chấp là việc điều chỉnh những bất đồng những xung đột dựa trên những căn cứ cụ thể và dùng những phương thức khác nhau cho các bên lựa chọn. Các nhà kinh doanh và những đại diện pháp lý của họ khi đàm phán để soạn thảo và ký kết các hợp đồng thương mại quốc tế, cần phải chú ý lường trước những tranh chấp có thể xảy ra để đưa vào hợp đồng một hoặc nhiều khoản về giải quyết tranh chấp. Chỉ cần một sự sơ suất như không thận trọng trong quá trình đàm phán sẽ có thể gây ra tốn kém rất lớn khi giải quyết tranh chấp phát sinh sau này. 2) Các phương thức giải quyết tranh chấp Tranh chấp trong thương mại quốc tế xảy ra là không tránh khỏi. Để đảm bảo quyền lợi, lợi ích của các bên thì phải tiến hành giải quyết các tranh chấp đó. Tuy nhiên giải quyết như thế nào cũng như lựa chọn phương thức nào cho phù hợp. Sự phù hợp này dựa trên hàng loạt các vấn đề như: mục tiêu cần đạt được, bản chất của tranh chấp, mối quan hệ làm ăn giữa các bên, chi phí, thời gian bỏ ra để giải quyết tranh chấp. Đồng thời vừa phải bảo đảm công lý vừa đảm bảo giữ gìn quan hệ làm ăn của các bên và bí mật kinh doanh. Có một số phương thức giải quyết tranh chấp. Mỗi phương thức có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Vì thế cần phải phát huy tối đa các ưu điểm cũng như hạn chế nhược điểm. Cho nên cần phải đưa vào điều khoản giải quyết tranh chấp một trình tự kết hợp các phương thức giải quyết. Thông thường bao gồm các phương thức sau: a) Thương lượng trực tiếp giữa các bên. Trong đại đa số trường hợp khi bắt đầu phát sinh tranh chấp, các bên tự nguyện và nhanh chóng liên hệ, gặp gỡ nhau để thương lượng, tìm cách tháo gỡ những bất đồng và giữ gìn mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp và lâu dài giữa họ. Việc thương lượng thành công thì các bên phải tuân thủ thực hiện, nếu không thành công thì phải nhờ tới trọng tài hoặc toà án (khoản 1 điều 239). b) Hoà giải các tranh chấp thương mại quốc tế Phương thức này được nhiều nhà kinh doanh nghiên cứu sử dụng cũng như luật pháp nhiều nước đề cập tới. Việc hoà giải phải được dựa trên sự tự nguyện của các bên; phải khách quan, công bằng, hợp lý, tôn trọng tập quán thương mại quốc tế. Đảm bảo bí mật tài liệu, chứng cứ ý kiến của các bên trong hoà giải. Tuy nhiên hoà giải cũng sẽ kết thúc nếu các bên đạt được mục đích hoặc không đạt được điều mong muốn hoặc một trong các bên không muốn tham gia. Thoả thuận, hoà giải không có tính bắt buộc thi hành như phán quyết của trọng tài hay toà án. Vì thế hoà giải thường được kết hợp với các phương thức khác như trọng tài toá án. Ở khoản 2 điều 239 Luật Thương mại Việt Nam quy định "Các bên có thể thoả thuận chọn một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân làm trung tâm hoà giải". c) Giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên tự nguyện lựa chọn. Trong đó, trọng tài viên sau khi nghe các bên trình bày sẽ ra quyết định có tính bắt buộc đối với các bên. Muốn giải quyết theo thủ tục trọng tài phải thoả thuận đưa vụ tranh chấp ra trung tâm trọng tài nào và thủ tục tố tụng của nó. Điều khoản trọng tài được lập với các điều khoản khác nên ngay cả khi hợp đồng chính đã kết thúc hoặc vô hiệu thì cũng không làm điều khoản trọng tài vô hiệu một cách tương ứng. Phán quyết của trọng tài có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp và được luật pháp quốc gia và quốc tế công nhận. Cho dù phán quyết trọng tài là kết quả của sự thoả thuận có tính chất riêng tư và do hội đồng trọng tài ban hành (kể cả hội đồng trọng tài không còn tồn tại sau phán quyết). Nếu các bên không thực hiện phán quyết này thì sẽ được cưỡng chế thi hành theo trình tự tư pháp cả ở trong nước lẫn ở nước ngoài. Việc toà án công nhận và cho thi hành phán quyết trung tâm trọng tài thương mại quốc tế được quy định ở điều ước quốc tế và pháp luật của các quốc gia. d) Giải quyết theo thủ tục tư pháp toà án Đến nay chưa có một toà án quốc tế nào để giải quyết hữu hiệu các tranh chấp thương mại quốc tế. Việc giải quyết theo phương thức này được thực hiện tại toà án của một nước nào đó. Tố tụng tư pháp ở từng nước rất khác nhau nhưng vẫn có đặc điểm chung tạo nên ưu thế và nhược điểm cơ bản của phương thức giải quyết này. Khi đưa tranh chấp ra toà án cần lưu ý về thẩm quyền của toà án được chọn, hiệu lực thi hành sau án ở các nước liên quan đến vụ việc, tính khách quan của toà án được chọn đối với nước ngoài tham gia tố tụng, thời gian và chi phí tố tụng. Vấn đề phức tạp là phải xác định đúng thẩm quyền về việc của toà án định chọn đối với tranh chấp phát sinh từ hợp đồng xuất nhập khẩu. Nó được xác định theo tính chất và giá trị tranh chấp. Mỗi nước đều có sự quy định khác nhau như Anh toà thượng thẩm, Việt Nam, Trung Quốc ở toà Kinh tế thuộc toà án nhân dân tỉnh trở lên. Các bên có thể đưa vào hợp đồng về chọn luật một nước nào đó để giải quyết tranh chấp. Nếu không thoả thuận về luật thẩm phán sẽ áp dụng theo nguyên tắc xung đột pháp luật để xác định luật áp dụng cho hợp đồng và cho việc giải quyết tranh chấp: luật nơi ký kết, nơi thực hiện, nơi có đối tượng hợp đồng, nơi có quốc tịch hay có trụ sở kinh doanh chính. Tuỳ theo luật pháp của từng nước mà quy định những hồ sơ kiện gồm những gì, thời hiệu kiện do các bên thoả thuận trong hợp đồng nếu không thì căn cứ vào luật áp dụng để xác định. Việc giải quyết theo thủ tục toà án là mang quyền lực nhà nước, bản án được cưỡng chế thi hành và có tính dứt điểm trên lãnh thổ của quốc gia đó. PHẦN B THỰC HIỆN KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY XNK HÀ TÂY I. MỘT SỐ NÉT VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀ TÂY 1. Quá trình hình thành và phát triển. Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây ra đời và hoạt động đã được 47 năm. Trước đây chỉ là một trạm xuất khẩu chuyên mua hàng hoá ở vùng tự do đổi lấy thuốc men nhu yếu phẩm cung cấp cho cán bộ, bộ đội trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Năm 1951 là chỉ số mậu dịch xuất nhập khẩu lưỡng Hà (Hà Đông - Hà Nam). Năm 1954. Thành lập chi sở mậu dịch xuất nhập khẩu Nam Hà (Hà Đông - Sơn Tây) làm nhiệm vụ tổ chức lực lượng hàng hoá cung cấp cho tiếp quản thủ đô Hà Nội. Ngày 1-7-1961 Bộ Ngoại thương quyết định thành lập công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Hà Đông (tỉnh Hà Đông) Tháng 6-1965 công ty hàng xuất khẩu Hà Đông hợp nhất với công ty hàng xuất khẩu Sơn Tây thành công ty hàng xuất khẩu Hà Tây. Năm 1976. Sát nhập 2 tỉnh Hà Tây và Hoà Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình và công ty xuất nhập khẩu Hà Tây sát nhập với công ty xuất nhập khẩu Hoà Bình thành Liên hợp công ty xuất nhập khẩu Hà Sơn Bình. Tháng 9-1991 tách tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh Hoà Bình và Hà Tây. Liên hiệp công ty xuất nhập khẩu Hà Sơn Bình bàn giao các công ty thu mua hàng xuất khẩu thuộc tỉnh Hoà Bình và nhận các công ty thu mua hàng xuất khẩu thuộc tỉnh Sơn Tây cũ do Hà Nội bàn giao về đổi tên là Công ty xuất nhập khẩu tỉnh Hà Tây trực thuộc sở Thương mại. Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây là doanh nghiệp nhà nước được UBND tỉnh Hà Tây quyết định lập. Doanh nghiệp hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập, tự chủ, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tiền Việt và ngoại tệ tại ngân hàng, đăng ký kinh doanh số 104356. Công ty tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp hàng hoá theo giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số 206-1002 của Bộ Thương mại cấp ngày 23/3/1993 gồm: Xuất khẩu: Hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản, thực phẩm, hải sản, lâm đặc sản, hàng may thêu ren các loại. Có bổ sung năm 1995 gồm có máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng, sản phẩm cơ khí phục vụ sản xuất. Nhập khẩu: Vật tư hoá chất, sắt thép xây dựng phục vụ sản xuất nông nghiệp, phương tiện vận chuyển và hàng tiêu dùng thiết yếu. Có bổ sung năm 1995: Vật tư máy móc thiết bị linh kiện, phụ tùng phục vụ cho sản xuất kinh doanh ở công ty. Ngoài ra công ty còn mở rộng hoạt động sang lĩnh vực khác như nhận uỷ thác xuất nhập khẩu, liên doanh liên kết với các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để đẩy mạnh xuất khẩu. 2) Nhiệm vụ quyền hạn của công ty a) Nhiệm vụ của công ty. - Xây dựng và tổ chức thực hiện các mục tiêu kế hoạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do Nhà nước giao và phù hợp với nhu cầu thị trường. Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký đảm bảo hoạt động đúng mục đích thành lập doanh nghiệp như trong phạm vi kinh doanh nêu trên. - Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường để kiến nghị với Bộ Thương mại và Nhà nước về phương hướng thị trường, về chủ trương chính sách, chế độ đối với sản xuất kinh doanh các mặt hàng như sản phẩm dệt kim, thủ công mỹ nghệ, mây tre đan... và đặc biệt là có chính sách khuyến khích các mặt hàng nông sản. - Công ty có nhiệm vụ tuân thủ các chính sách chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý kinh tế, tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch ngoại thương, thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng của công ty đã ký kết trong và ngoài nước. Công ty có nhiệm vụ quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nhằm thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của công ty và đảm bảo kinh doanh có lãi. Nguồn vốn lưu động của công ty hiện nay là 3,82 tỷ đồng, doanh nghiệp phải bảo toàn và phát triển nguồn vốn được nhà nước giao này. - Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước theo chế độ pháp luật như của Nhà nước. b) Quyền hạn của công ty - Được chủ động, giao dịch, đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại thương, các hợp đồng kinh tế và các văn bản hợp tác liên doanh, liên kết với khách hàng trong và ngoài nước phù hợp với quy định và phạm vi kinh doanh của công ty. - Được vay vốn (cả ngoại tệ) ở trong và ngoài nước, được liên doanh, liên kết với các tổ chức, các đơn vị kinh tế trong nước và ngoài nước, để mở rộng hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty theo quỹ và pháp luật hiện hành. - Được mở rộng các cửa hàng đại lý mua bán ở trong nước và nước ngoài để bán hàng và giới thiệu mẫu hàng hoặc các sản phẩm mới do công ty sản xuất hoặc thông qua các hoạt động liên doanh liên kết mà có. Tham gia các hội trợ triển lãm, quảng cáo hàng hoá, các hội nghị, hội thảo, chuyên đề ở trong nước và ngoài nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. - Công ty có quyền bảo vệ uy tín hợp pháp của mình về tất cả mọi phương diện: tư cách pháp nhân, mẫu mã chế tài, uy tín sản phẩm. - Khước từ mọi hình thức thanh thẩm tra của các cơ quan không được luật pháp cho phép. 3) Cơ cấu tổ chức của công ty Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây là doanh nghiệp Nhà nước không có hội đồng quản trị với cơ cấu tổ chức công ty như sau: * Ban lãnh đạo công ty gồm giám đốc và 2 phó giám đốc * Hệ thống các phòng tham mưu điều hành gồm các phòng: + Phòng kế toán tài chính + Phòng kế hoạch thị trường + Phòng tổ chức hành chính * Các phòng kinh doanh của công ty: + Phòng nghiệp vụ mây tre đan + Phòng nghiệp vụ kinh doanh I + Phòng nghiệp vụ kinh doanh II + Phòng nghiệp vụ kinh doanh III * Hệ thống các đơn vị kinh doanh trực thuộc gồm: + Xí nghiệp tơ thảm xuất khẩu + Chi nhánh TP HCM + Chi nhánh Lạng Sơn + Trạm kinh doanh tổng hợp Hà Đông + Trạm mây tre đan Chương Mỹ + Trạm mây tre đan Thường Tín + Trạm Ba Vì. 4) Tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty trong thời gian qua. a) Thị trường xuất khẩu Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây có quan hệ buôn bán với 20 quốc gia trên thế giới. Song đã xác định được các mặt hàng chính và thị trường truyền thống như sau: - Thị trường Nga là thị trường lớn tiêu thụ hầu hết sản phẩm dệt kim của công ty. Ngoài ra còn tiêu thụ các mặt hàng thảm len, mây tre đan. - Thị trường Anh là thị trường mới của công ty tiêu thụ chè khô. - Thị trường Nhật tiêu thụ các sản phẩm mây tre đan. - Thị trường Trung Quốc tiêu thụ chủ yếu là hoa quả tươi và hàng nông sản. - Các thị trường khác như Singapo, Đài Loan, Ba Lan, Inđônêxia, Hàn Quốc, Lào ngày đang được củng cố và mở rộng. b) Kết quả kinh doanh xuất khẩu trong thời gian qua (1993-1997) Bảng cơ cấu tỷ trọng thị trường xuất khẩu của công ty xuấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0047.doc
Tài liệu liên quan