Đề tài Hoàn thiện chiến lược quảng cáo của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải Khát Hà Nội

Lời nói đầu 1

Chương 1:Thực trạng hoạt động Marketing của tổng công ty bia- rượu- nước giải khát hà nội 4

I. Tổng Quan Về Tổng Công Ty Bia - Rượu - NGK Hà Nội 4

1.1. Tổng quan về tổng công ty 4

1.2. Hình thức sở hữu: 4

1.3. Các giai đoạn phát triển: 5

1.4. Lĩnh vực , ngành nghề kinh doanh. 5

II. Thực Trạng Sản Xuất Kinh Doanh Của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải Khát Hà Nội : 6

2. Đánh Giá Năng Lực Kinh Doanh Của Tổng Công Ty: 6

2.1. Khả năng tài chính: 6

2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật. 8

2.3. Tình hình lao động của Tổng công ty 11

2.4. Cơ cấu tổ chức 13

2.2. Đánh giá thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải Khát Hà Nội 19

2.2.1 Đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh 21

2.2.2 Đánh giá về đầu tư đổi mới 22

2.2.3. Về công tác đổi mới sắp xếp doanh nghiệp: 23

2.2.4. Đánh giá về công tác thị trường( công tác tìm kiếm khách hàng mới) 23

2.2.5. Những thành tích đạt được 25

III. Thực trạng hoạt động Marketing của Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội. 26

3.1 Công tác nghiên cứu thị trường và khách hàng của Tổng công ty 26

3.1.1. Công tác nghiên cứu thị trường. 26

3.1.2. Đối thủ cạnh tranh 31

3.2. Các biến số Marketing 33

3.2.1. Sản phẩm 33

3.2.2 Giá Thành và giá bán Bia Hà Nội: 36

3.2.3. Các hoạt động truyền thông xúc tiến bán của Tổng công ty 37

3.2.4. Kênh phân phối 42

IV – Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động marketing và hoạt động Quảng cáo của tổng công ty bia – rượu – nước giải khát hà nội 45

4.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô: 45

4.2 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô: 47

V.Đánh giá chung về những lợi thế – hạn chế của Tổng công ty Bia - Rượu Nước giải Khát Hà Nội liên quan tới hoạt động Quảng cáo 49

5.1 Lợi thế: 49

5.2 – Hạn chế: 50

5.3 – Cơ hội: 51

5.4- Thách thức: 51

Chương 2: Phân tích hoạt động quảng cáo của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải Khát Hà Nội 53

I. Đánh giá về quảng cáo tại Việt Nam 53

1.1 Đánh giá chung: ( những căn cứ được các doanh nghiệp thường sử dụng) khi hoạch định chiến lược quảng cáo 53

1.2 Thiết kế, trình bày Quảng cáo : 55

1.3 Cách thức quảng cáo: 60

1.4 Phương tiện quảng cáo: 62

1.5 Nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam với quảng cáo: 65

1.6 Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về Quảng cáo: 67

1.7 Đóng góp của quảng cáo: 69

II- Phân tích hoạt động Quảng cáo của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải Khát Hà Nội 69

2.1 Mục tiêu của Quảng cáo: 69

2.2 Chi phí quảng cáo 70

2.3. Cấu trúc Quảng cáo: 73

2.4 Phương tiện Quảng cáo: 75

2.4.1 Phương tiện truyền hình 75

2.4.2 Báo chí: 76

2.4.3 Quảng cáo qua hệ thống biển bảng, các ấn phẩm Quảng cáo : 76

2.4.4 Qua các hoạt động triển lãm: 77

2.4.5 Qua tài trợ các hoạt động văn hoá, thể thao tổ chức các sự kiện 78

2.5 Hiệu quả của Quảng cáo: 79

Chương 3:Các giải pháp hoàn thiện hoạt động quảng cáo của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải Khát Hà Nội 80

I. Chiến lược truyền thông của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải Khát Hà Nội trong năm 2006: 80

II. các giải pháp hoàn thiện hoạt động Quảng cáo của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải Khát Hà Nội: 81

2.1. Đẳy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh: 81

2.2. Xây dựng nội dung một chương trình quảng cao: 85

2.3 Thiết kế, trình bày Quảng cáo: 86

2.4 Cân đối chi phí quảng cáo: 88

2.5. Lựa chọn phương tiện quảng cáo hiệu quả: 89

2.6. Lựa chọn thời điểm Quảng cáo: 90

2.7. Tần suất quảng cáo: 92

2.8. Biện pháp đánh giá một chương trình quảng cáo: 93

III. Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước: 94

3.1. Kiến nghị tăng ngân sách cho hoạt động quảng cáo: 94

3.2. Nâng cao vai trò quản lý của Bộ công nghiệp đối với hoạt động quảng cáo 96

Kết luận 99

Tài liệu tham khảo 100

 

doc103 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện chiến lược quảng cáo của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải Khát Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xe Spacy và một người chúng một lượng vàng 4 số 9 và nhiều phần quà hấp dẫn khác, đồng thời tặng mỗi khách đến dự phần quà là loại bia cao cấp mới được tung ra thị trường tháng 12 năm 2005 vừa qua cộng với áo có in logo Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải Khát Hà Nội làm kỷ niểm qua đó để Quảng cáo về Tổng công ty, hơn nữa việc thị trường đang bị các đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh chia nhỏ và tấn công đã khiến tổng công ty phải phát triển sản phẩm mới là loại bia chai 330ml phục vụ khách hàng cao cấp nhưng với giá cạnh tranh để xâm nhập thị trường cao cấp qua đó bảo vệ thị trường hiện thời và tăng cường tìm các đối tác xuất khẩu nhằm mở rộng ra thị trương nước ngoài bằng loại bia chai này. Nhìn toàn cảnh các nhân tố thuộc môi trường vi mô thì Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải Khát Hà Nội đã và đang chịu tác động rất mạnh mẽ của các nhân tố này, điều này đòi hỏi Tổng công ty phải tăng cường các hoạt động Quảng cáo nhằm quảng bá thương hiệu tổng công ty, phát triển thêm thị trường mới, phát triển sản phẩm mới để đạt được chỗ đứng vững chắc trong giai đoạn chuyển mình quan trọng của nền kinh tế nước ta trong năm 2006 này. V- đánh giá chung về những lợi thế – hạn chế của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải Khát Hà Nội liên quan tới hoạt động Quảng cáo 5.1 Lợi thế: Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải Khát Hà Nội là một tổng công ty có bề dầy truyền thống và kinh nghiệp hàng 100 năm phát triển trong ngành bia rượu, có quy mô lớn, có một phòng tiêu thụ hàng hoá có đông đảo nhân viên có trình độ, có một cơ sở kỹ thuật hiện đại của nước cộng hoà liên bang Đức và sang năm 2006 Tổng công ty còn nhập công nghệ mới để tăng công suất sản xuất và sở hữu nguồn nước ngon đặc biệt, ở thị trường Miền Bắc Tổng công ty chiếm tới 50%- 60% thị phần và là một doanh nghiệp trong nước. Trên đây là tất cả những lợi thể mà Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải Khát Hà Nội có được mà nếu Tổng công ty biết tận dụng tốt trong chiến lược quảng cáo sẽ đem lại hiệu quả rất lớn cho Tổng công ty trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, năng cao hình ảnh của Tổng công ty trong tâm trí của người tiêu dùng. Trong thực tế thì Tổng công ty mới chỉ vận dụng được lợi thế về truyêng thống và một chút về người tiêu dùng khi nói đến văn hoá của người Việt Nam trong các chương trình quảng cáo trước kia, còn các lợi thế khác như phòng tiêu thụ thực sự chưa được vận hành tốt trong việc tìm kiếm khách hàng mà vẫn chủ yếu là khách hàng tự tìm đến, rõ ràng trong Tổng công ty đã có sự phân chia về sự phụ trách mảng Quảng cáo nhưng các chương trình Quảng cáo mà Tổng công ty đưa ra vẫn chưa được người nhận đánh giá cao, ngoài ra sức mạnh về sự chiếm lĩnh thị phần cũng không được vận dụng tốt trong các chương trình Quảng cáo trước đây. Do vậy trong thời gian tới Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải Khát Hà Nội cần phải có gắng tận dụng tốt các lợi thế trên để đưa ra một chiến lược Quảng cáo thu hút hút được nhiều hơn sự chú ý của khách hàng, chất lượng của các chương trình Quảng cáo cần phải được sự đánh giá khách quan của khách hàng. 5.2 – Hạn chế: Có thể nói hạn chế lớn nhất đối với hoạt động Quảng cáo của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải Khát Hà Nội là kinh phí dành cho hoạt động Quảng cáo của Tổng công ty, mỗi một năm Tổng công ty chỉ được chi 7%/ tổng doanh thu để thực hiện các hoạt động marketing trong đó có Quảng cáo, với một lượng kinh phí nhỏ như vậy thì Tổng công ty khó có thể thực hiện được một chương trình Quảng cáo cáo có tần suất đủ lớn để gợi nhớ thương hiệu Tổng công ty trong khách hàng cũ và tạo sự ghi nhớ tên thương hiệu trong tâm trí khách hàng mới và thực hiện được mục đích cuối cùng là thúc đẩy họ mua hàng, do hạn chế này mà trong thời gian qua các chương trình Quảng cáo của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải Khát Hà Nội xuất hiện trên nhiều phương tiện nhưng với tần suất rất ít không đủ để tạo được một cái gì đó trong tâm trí khách hàng. Ngoài ra, chất lượng bia Hà Nội tuy phù hợp với khách hàng người miền Bắc và được người miền Bắc chấp nhận đánh giá cao nhưng khi xâm nhập thị trường miền Nam thì người uống bia miền Nam phản ứng không tốt và thị phần tăng rất chậm vì không phù hợp do bia Hà Nội có vị ngọt hơn so với các loại bia mà người miền Nam vẫn uống, đây là một hạn chế mà Tổng công ty cần phải khác phục trong thời gian tới khi mà họ muốn xâm nhập vào thị trường tiềm năng này. Hạn chế thứ ba nữa là thương hiệu củaTổng công ty và thông điệp mà tổng công ty sử dụng là mang tính chất địa phương và có thể đây là một lợi thế nếu đó là một địa danh nổi tiếng nhưng nó sẽ là một hạn chế lớn nếu muốn xâm nhập thị trương nước ngoài bằng thương hiệu này và việc quảng bá cho thương hiệu nảy ra bên ngoài sẽ là một thách thức lớn đối Tổng công ty. Do vậy Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải Khát Hà Nội cần phải chuẩn bị kỹ càng để khác phục những hạn chế đó hoạc biến những thứ đó thành lợi thế , tăng cường các hoạt động Quảng cáo để khác phục những hạn chế trong giai đoan nên kinh tê nước ta hoàn toàn mở cửa trong tương lai gần. 5.3 – Cơ hội: Năm 2006 là năm mà nền kinh tế nước ta sẽ có những bước chuyển mình quan trọng như quá trình hội nhập nền kinh tế, Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO theo lộ trình là vào tháng 7 tới, nước ta và một số nước sẽ cắt giám và đi đến xoá bỏ hàng dào thuế quan với đa số các hàng hoá xuất nhập khẩu đến năm 2010 thì xoá bỏ hoàn toàn, đây sẽ là một cơ hội lớn cho Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải Khát Hà Nội có thể mở rộng thị trường ra nước ngoài và khi đó việc quảng bá thương hiệu sẽ là yếu tố quan trọng giúp cho Tổng công ty trong quá trình xâm nhập thị trường, đầy cũng sẽ là một cơ hội để Tổng công ty có thể quảng cáo thương hiệu của mình, thử sức cạnh tránh của thương hiệu. 5.4- Thách thức: Quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới như trên đã nói cũng sẽ là một thách thức không nhỏ đối với Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải Khát Hà Nội khi mà sẽ có nhiều hãng bia có sức mạnh hơn xâm nhập vào thị trương, sự cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, sự bảo hộ của nhà nước sẽ mất dần và thách thức tự thân vận động sẽ đặt ra đối với Tổng công ty khi mà nhà nước tiến hành cổ phần hoá và chỉ giữ một số nghành quan trọng là được nhà nước bảo hộ. Khi đó nhựng lợi thế hiện có về giá, hạn nghạch nhập khẩu. Sẽ mất đi và điều này đòi hỏi Tổng công ty cần phải tăng cường các hoạt động Quảng cáo nhằm quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp để tạo được chỗ đứng vững chắc trong tâm trí khách hàng trong nước để tạo một hậu phương vững chắc cho công cuộc xâm nhập thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó sự cổ phần hoá của nhà nước cũng đặt ra cho tổng công ty thách thức khi mà họ đã quen theo kiểu có sự điều tiến của nhà nước, khi mà từ trước đến nay khách hàng vẫn luôn tự tìm đến với họ, khi mà phòng thị trường vẫn chưa thực sự hoạt động được theo đúng nghĩa là đi tim khách hàng thì khi mà họ phải tư đi tìm thì sẽ ra sao?; đồng thời với sự xâm nhập của các tập đoàn lớn thì sẽ là vô vàn những Quảng cáo chất lượng và chác chắn người tiêu dùng Việt Nam sẽ càng chàn ngập những thông tin Quảng cáo hấp dẫn có và bình thương cũng có, điều này cũng đòi hỏi Tổng công ty cũng cần phải hoạch định được một chiến lược Quảng cáo lâu dài và hiệu quả để đối phó với những thách thức trên. Chương 2 phân tích hoạt động quảng cáo của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải Khát Hà Nội I. Đánh giá về quảng cáo tại Việt Nam 1.1 Đánh giá chung: ( những căn cứ được các doanh nghiệp thường sử dụng) khi hoạch định chiến lược quảng cáo Đất nước ta mới dành được độc lập dân tộc 31 năm trở lại đây, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế. Mốc son đó là Đại hội đảng 6 năm 1986 với chủ xây dựng và phát triển một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển một nền kinh tế đa nghành nghề, dịch vụ lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo. Đến nay nước ta đã thu được nhiều thành tựu vô cùng to lớn cả về kinh tế và chính trị một mặt ổn định đất nước đường lối, mặt khác củng cố vị thế chính trị và kinh tế nước ta trên trường quốc tế.Những năm qua cùng với sự đi lên của đất nước là sự phát triển lớn mạnh không ngừng của các Tổng công ty, công ty, các doanh nghiệp Việt Nam, Liên doanh và 100% vồn nước ngoài và sự xâm nhập của các công ty đa quốc gia vào thị trường Việt Nam làm cho các loại hàng hoá trên thị trường Nước ta trở nên phong phú và cạnh tranh gay gắt. Nhiều thương hiệu Việt Nam đã trở thành những thương hiệu nổi tiếng khẳng định được chỗ đứng trong tâm trí khách hàng Việt Nam và xâm nhập ra cả thị trường nước ngoài, tiêu biểu ta có thể kể đến các thương hiệu như: Trung nguyên, Bia Hà Nội, Bìa Sài Gòn, Đệm mút Kim Đan, Vinamilk, Gạch đồng tâm Long An,... điều đó cho thấy được sự lớn mạnh không ngừng của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại mới. Bên cạnh đó trong cuộc bình chọn thương hiệu mạnh ở Việt Nam trong năm 2005 diễn ra vừa qua có tới 3 đại diện là của Việt Nam : Kim Đan, Vinamilk, Gạch đồng tâm Long An, thì có tới 7 là của thương hiệu là thuộc nước ngoài như: Nokia, Coca- Cola,.... điều này có thể cho thấy tầm quan trọng của việc làm sao để mang thương hiệu của các công ty vào trong tâm trí khách hàng và được khách hàng yêu mến. Dõ dàng việc quảng bá cho các thương hiệu là một yêu cầu cấp thiết đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại trong nền kinh tế thị trương cạnh tranh ngày càng khốc liệt này. Một trong những nhân tố không thể thiếu và góp phần quan trọng trong việc quảng bá các thương hiệu của các doanh nghiệp tới người tiêu dùng đó là Quảng cáo. nhìn lại chặng đường phát triển của Quảng cáo tại Việt Nam 15 năm qua từ 1990 đến nay: lúc đầu chỉ là một số doanh nghiêp quảng cáo nhỏ lẻ thì nay cả nước ta đã có tới khoảng trên 3000 doanh nghiệp quảng cáo, trong số đó phải kể đến những doanh nghiệp Việt Nam khảng định được vị thế đó là Hoàng gia, Lê và Anh Em,... từ đó có thể thấy nhu cầu quảng cáo đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết đối với bất cứ một doanh nghiệp nào muốn xâm nhập thị trường, muốn tồn tại trong tâm trí khách hàng. Chúng ta có thể khảng định rằng bất cứ một doanh nghiệp nào cũng quan tâm tới quảng cáo dù ít hay hiêu và bàng cách này hay cách khác họ đều cố gắng quảng bá thương hiệu của mình ra thị trường nhờ Quảng cáo, sự quan tâm quả các doanh nghiệp Việt Nam tới việc Quảng cáo để quảng bá cho thương hiệu của công ty ngày càng tang cao và ngày càng được các doanh nghiệp coi là một mảng lớn và phải thực hiện một cách chuyên nghiệp và chuyên nghiệp hơn nữa khi mà nước ta mở cửa hoàn toàn nền kinh tế. Nhu cầu Quảng cáo đối với các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tăng cao, chất lượng của các chương trình Quảng cáo cần phảI được xem trọng hơn nữa, vị thế của Quảng cáo trong nhận thức của mỗi doanh nghiệp càng được khẳng định hơn bao giờ hết khi mà phương tiên Quảng cáo càng trở nên phong phú và đa dạng, khi mà người tiêu dùng luôn bị tràn ngập bởi những thông tin Quảng cáo thì một chương trình Quảng cáo hiêuh quả phải là một chương trình quảng cáo ấn tượng, sáng tạo, kích thích được sự hiếu kỳ của người tiêu dùng chứ không phải đơn thuần chỉ là một sự thông báo với khách hàng về sự xuất hiện của một sản phẩm, thương hiệu. Do vậy những tiêu chuẩn đặt ra cho các chương trình quảng cáo cũng hết sức chặt chẽ, một chương trình quảng cáo hay phải là một chương trình Quảng cáo xuất phát từ một ý tưởng độc đáo, sáng tạo, cách viết lời hấp dẫn, thiết kế chặt chẽ, cách thức Quảng cáo khoa học và có tính nghễ thuật cao đồng thời kết hợp với một hay một số phương tiện Quảng cáo hợp lý. Tất nhiên điều quan trọng hơn cả là người tiêu dùng phải nhận thức và lĩnh hội được những thông điệp trong chương trình Quảng cáo đó. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng chấp nhận chi phí phát sóng một lần mỗi chương trình Quảng cáo khoảng 30 giây trên truyền hình khoảng 30 triệu đồng hoặc mạnh tay hơn nữa là các thước phim Quảng cáo với thời lượng 5’ giới thiệu về doanh nghiệp. Tuy vậy, khi nhìn tổng thể về hoạt động Quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam thì hầu hết các doanh nghiệp vẫn lấy tiêu chuẩn chi phí để hoạch định một chiến lược Quảng cáo, điều này có nghĩa là các doanh nghiệp vẫn chủ yếu xuất phát từ phía doanh nghiệp để đưa ra một chương trình Quảng cáo, có rất ít các doanh nghiệp Việt Nam khi đưa ra một chương trình Quảng cáo lại xuất phát từ thị trường, từ sự hiểu biết thực tế về người tiêu dùng, hâu như các doanh nghiệp chỉ quảng cáo hết chi phí mà doanh nghiệp có thể có là thôi họ không quan tâm nhiều đến việc đánh giá xem quảng cáo bao nhiêu là đủ hay quảng cáo đó có phù hợp với người tiêu dùng hay không? thường các doanh nghiệp không có một chương trình điều tra để đánh giá hiệu quả của Quảng cáo trước và sau khi thực hiện nó. 1.2 Thiết kế, trình bày Quảng cáo : Trong Quảng cáo: Thiết kế luôn được coi là công việc đi sau cùng trong suốt chặng đường của một chương trình quảng cáo, việc trình bày Quảng cáo là sự kết hợp một ý tưởng hay với cách viết lời hấp dẫn, phương tiện Quảng cáo phù hợp, Một chương trình Quảng cáo hiệu quả là kết quả của sự kết hợp hài hoà các nhân tố trên kết hợp với những hình ảnh minh hoạ cụ thể, bắt mắt và một cách trình bày khoa học. Trình bày quảng cáo không phải là một bước quan trọng nhất của cả một chiến lược Quảng cáo nhưng nó lại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lôi kéo sự chú ý của người tiêu dùng bởi có trình bày tốt thì người tiếp thu mới để ý cũng như bài hát hay phải có người hát hay trước thì mới có người để ý và trình bày Quảng cáo có giá trị đầu tiên là kéo con mắt hay kéo đôi tai của người tiêu dùng vào Quảng cáo. Thực tế hiện nay cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam rất chú trọng tới việc trình bày trong Quảng cáo, có thế nói đây là bươc công việc được họ chú trọng nhiều nhất, có rất nhiều các chương trình Quảng cáo mà nội dung thì nghèo nàn thậm chí xem xong Quảng cáo người tiêu dùng không biết là Quảng cáo cái gì thì trong đó lại có vô số các hình ảnh, mằu sắc, được sử dụng khiến cho người tiêu dùng không biết đâu là trọng điểm của Quảng cáo đó. Có thể nói trình bày Quảng cáo là dễ nhận thấy nhất vì nó thể hiện ngay khi chúng ta bắt gặp một chương trình quảng cáo, qua các phương tiện quảng cáo như: Truyền thông, báo chi, Ngoài trờita thấy được hàng nghìn, hàng vạn những mẫu Quảng cáo với những cách trình bày khác nhau của rất nhiều các tổ chức, doanh nghiệp. Trong lĩnh vực viễn thông phải kể đến: Nokia, Samsung, Vietel, Vinaphone, Mobiphone.Trong Mỹ phẩm có: Hazeline, Debone, Z’-Up, Olay total effects,Trong ngành Rượu- Bia – Nước Giải Khát có: Tiger, Heineken, Bia Sài Gòn, Bia Hà Nội, Coca- Cola, Pepsi- Cola, Number one, Lavie, Vĩnh Hảo,.Trong lĩnh vực giao thông vận tải có: Honda, Yamaha, Toyota, Ford,.Trong lĩnh vực may mạc, đồ gia dụng, xây dựng,ăn uống phải kể đến là: may 10, may Việt Tiến, Gạch Đồng Tâm, Kim Đan, Biti’s, VinamilkTrên đây là các doanh nghiệp cả trong và ngoai nước đã thực hiện quảng cáo tại Việt Nam, hầu hết các quảng cáo mà các doanh nghiệp này đều thể hiện được tính độc đáo của họ trong cách trình bày. Thông qua các phương tiện báo chi, truyền hình, ngoài trờita bắt gặp hàng loạt các mẫu Quảng cáo có các thiết kế khác nhau, với mỗi cách trình bày khác nhau các doanh nghiệp đều mong muốn thể hiện được những dụng ý mà doanh nghiệp muốn chuyền tải tới người tiêu dùng, qua đó ta có thể thấy được có rất nhiều những Quảng cáo hấp dẫn, được trình bày hết sức khoa học, hợp lý của sự phối hợp mằu sắc,hình ảnh, slogan,Những Quảng cáo có thể lay động cảm xúc và niềm yêu mến của khách hàng mục tiêu ngay từ lần đầu tiên, nó thể hiện được tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp này trong việc thực hiện một chương trình Quảng cáo không chỉ la việc trình bày thôi. Một số Quảng cáo có cách trình bày ấn tượng tại Việt Nam từ trước đến nay bao gôm có Tiger, Number one, Bia Sài Gòn, Đệm Mút Kim Đan, Biti’s, Nokia với dòng sản phẩm Nokia 8800,.Với lĩnh vực điện thoại ít ai khi thấy mẫu Quảng cáo của dòng 8800 mà không thấy ấn tượng bởi đoạn Quảng cáo chỉ khoảng 30 giây trên truyền hình không lời dẫn và một slogan ấn tượng la “ Kiệt tác lay động cảm quan” hay Sony Ericksson với dòng W800i, slogan “ quý tộc nhạc số”, các mẫu quảng cáo này đơn giản nhưng hiệu quả rất tối đa khi mà khác hàng mục tiêu bắt gặp chúng đều cảm nhận được giá trị của sản phẩm hay thương hiệu mà người Quảng cáo muốn gửi tới họ. Với các doạnh nghiệp Việt Nam thì có 3 doanh ngiệp được xem là có được cách sử hình ảnh hiệu quả là Number one, Biti’s, Bột Ngọt Vê Đan, Bia Sài Gòn, Vinamilk, Trong đó có thể nói hình ảnh mà nước tăng lực Number one sử dụng trong Quảng cáo trên truyền hình năm 2003 là hình ảnh của một tràng trai nhỏ bé bước vào một quán 3 va chạm với rất nhiều anh tràng to cao và tỏ ra rất lép vế nhưng său khi uống nước tăng lực Number one thì tràng trai này đã trở thành một lực sĩ quấn băng đi tất cả với một cơ thể đầy sức mạnh, hình tượng này đã tác động đúng vào tâm lý của khách hàng mục tiêu là giới trẻ là muốn thể hiện mình trước đám đông và ngay lập tức năm 2003 Number one đa vượt mặt tất cả các đại gia nước tăng lực như Samurai, Red Bull,để chở thành loại nước tăng lực không gas bán chạy nhất năm 2003, Bia Sai Gòn cũng là một thí dụ điển hình khi mà họ đưa ra mẫu Quảng cáo với hình ảnh chai bia cổ ngán và slogan “ tuy bạn không cao nhưng người khác phải ngước nhìn”đã không những phù hợp với nhận thức và đánh thức được niềm thích thú của khách hàng mục tiêu Việt Nam mà nó còn là hình ảnh có thể khuếch trương ra thị trường Châu á và không ai uống bia mà lại không biết đến khẩu hiệu khiến người Việt Nam uống loại bia này thêm tự hào hơn về bia Việt Nam. Năm 2005, Theo liên đoàn hiệp hội quảng cáo Châu á ( AfAA) thì tại Việt Nam có một mẫu Quảng cáo được đánh giá là mẩu Quảng cáo hay nhất của Việt Nam năm 2005 là mẩu Quảng cáo Mega VNN của công ty Netsoft “ tốc độ tối đa, giá cước tối thiểu”( Zooming speed, smoothing cost) là thông điệp mà Netsoft đưa ra trong mẫu Quảng cáo Mega VNN. Một chuột máy tính cách điệu được đặt lên bốn chiếc bánh của chiếc xe F1. Với hình ảnh ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa ấy, mẫu quảng cáo “ chuột F1” do công ty Quảng cáo StormEye thực hiện là mẫu Quảng cáo duy nhất của Việt Nam được AFAA chọn đăng trong cuốn The Gold Book 2005 – một tập hợp những tác phẩm được xem là hay nhất sáng tạo nhất, độc đáo nhất của thị trường quảng cáo Châu á. Điều này cho ta thấy được sự tiến bộ của Quảng cáo cáo nước ta nói chung và trong thiết kế trình bày quảng cáo nói riêng, tuy vây đó cũng chỉ là những con số ít ỏi những công ty của Việt Nam khảng định được tính chuyên nghiệp của họ trong Thiết kế, trình bày Quảng cáo. Nhìn một cách tổng thể trong vô số các mẫu các quảng cáo đã thực hiện của các doanh nghiệp Việt Nam thì phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa coi Quảng cáo là một công cụ quan trọng được đầu tư đúng mức để quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm, kích thích tiêu thụhầu hết các doanh nghiệp vận chưa có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có chuyên môn nghiệp vụ cao về lĩnh vực này vì vậy việc thiết kế trình bày quảng cáo vẫn còn rất ôm tồm, bất hợp lý, không phũ hợp với không gian và thời gian, khách hàng mục tiêu nhận chương trình Quảng cáo đó, điều này có thể thấy dõ nhất ở các thiết kế trình bày biển quảng cáo ngoài trời, báo, tạp chí và cả truyền hìnhVới quảng cáo ngoài trời, có những biển Quảng cáo trên các trục đường cao tốc: Với một tấm biển to, phối hợp nhiều mầu nền, slogan, hình ảnh minh hoạ, sản phẩm công ty trong đó slogan vừa nhỏ – lại vừa dài, những thông tin liên quan đến công ty như số điện thoại và các thông tin liên quan khác thì được trình bày nhỏ ở phía cuối bảng quảng cáo chỉ có ngưởi đứng lại và rất chăm chú thì mới nhìn được chứ nói gì đến chuyện người đi đường với tốc độ nhanh và còn phải nhìn đường thì việc họ chú ý quan tâm tới các Quảng cáo bên đường đã là khó mà để họ nhớ được thì còn khó hơn rất nhiều trong khi đó các quảng cáo ngoài trời hầu như chỉ nổi bật lên mằu sắc chứ không có điểm nhấn của Quảng cáo khiến khách hàng mục tiêu nhìn vào đó để nhớ được điểm cốt lõi đó, sự hỗn độn của một biển Quảng cáo hay một chương trình Quảng cáo cũng thường thấy trong rất nhiều Quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam, họ không tìm ra được điểm cần nhấn mà khách hàng mong nhận được từ Quảng cáo của họ để trình bày làm chủ đạo, hoặc có tìm ra thì cũng không biết cách để trình bày chúng thế nào để tôn lên được điểm chủ đạo đó. Còn quảng cáo trên truyền hình thì lại sử dụng quá nhiều lời nói cho việc trình bày vấn đề cần quảng cáo trong khi người nhận thông tin luôn bị chàn ngập bởi thông tin Quảng cáo thì cách trình bày thật sự không hiệu quả mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn quen với Quảng cáo là trình bày về bản thân trong thời đại hiện nay it ai chịu nhẫn nại nghe bạn kể tỷ mỷ về một vấn đề, hoặc trên tạp chí, báo thì các thông tin phụ thêm là một lợi thế thì các doanh nghiệp Việt Nam không tận dụng tốt được điều này. Một ví dụ điển hình khiến cho việc thất bại của một chương trình Quảng cáo do việc thiết kế trình bày không tốt đó là trường hợp của công ty Biti’s khi thiết kế thông điệp mới “ Nâng niu tài năng Việt” thay cho thông điệp cũ “ Nâng niu bàn chân Việt”, thương hiệu Biti’s tiến hành treo băng rôn trước tất cả các cửa hàng trực thuộc chi nhánh, cửa hàng Đại lý, Đại lý, điểm bấnhngf hoàn tất trước ngày 9/8/2003, trang trí bóng bay, hoạt náo bằng rối Biti’s đồng thời tiến hành Quảng cáo 20 lần/ tháng trên HTV7, VTV3; 30 lần /tháng trên đài TNVN và đài TN TP Hồ Chí Minh; trên báo tuổi trẻ, phụ nữ, Sài Gòn Tiếp Thị và Hà Nội mới đồng thời kết hợp với một chương trình khuyến mãi từ ngày 9/8 – 5/9/2003 với tổng trị giá tặng phẩm 3.510.500.000 đồng. Tất cả đều nhằm mục đích thuyết phục khách hàng về một triết lý mới của Biti’s và đây là cơ sở để tạo niềm tin và sự tín nhiệm đối với sản phẩm của Biti’s dẫn đến hành vi tiêu dùng thương hiệu nà. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này đã không đem lại hiệu quả nên công ty Biti’s phải trở lại với khẩu hiệu cũ là “ Nâng niu bàn chân Viêt”. Nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của Biti’s là khâu thiết kế slogan của Biti’s đã không phù hợp với sản phẩm mà họ cùn cấp và không phù hợp với mong muốn của khách hàng mục tiêu. Tóm lại, từ thực trạng trên chúng ta có thể có một cái nhìn khái quát về hoạt độn thiết kế, trình bày trong Quảng cáo của Việt Nam: Nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang rất quan tâm đầu tư vào hoạt động này, các chương trình Quảng cáo của Việt Nam về thiết kể đã trở nên phong phú và đa dạng hơn rất nhiều phục vụ cho nhận thức của đa dạng các nhóm khách hàng khác nhau, nhiều mẫu Quảng cáo có thiết kê, và được trình bày mà khách hàng đánh giá cao về cả nội dung và hình thức. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thiết kế, trình bày hay thực hiện một chương trình Quảng cáo mà ít khi trước đó có được thông tin từ cuộc nghiên cứu thị trường, chủ yếu vẫn là sự chủ quan đánh giá thay cho khách hàng, chưa thực sự hiều được khách hàng. 1.3 Cách thức quảng cáo: Quảng cáo là một quá trình liên tục, do vậy một chương trình quảng cáo hiệu quả luôn phải đạt được sự hài hoà trong các bước tiến hành. Trong quảng cáo có rất nhiều cách để các doanh nghiệp có thể sử dụng để thực hiện một chương trình Quảng cáo, mỗi cách thức Quảng cáo được lựa chọn phải phù hợp với tập khách hàng mà họ hướng tới và phù hợp với các nhân tố liên quan. Quảng cáo cũng phải biết cách, chọn cách thức quảng cáo sao cho hiệu quả là một việc làm khó, bởi không phải hình ảnh, thông tin, thời điểm nào cũng để lại ấn tượng cho người tiêu dùng. Việc sử dụng cách thức nào để quảng cáo có hiệu quả cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: phương tiện Quảng cáo, đặc thù của sản phẩm để Quảng cáo, thời gian và không gian Quảng cáo, đặc điểm của đối tượng nhận thông tin quảng cáo . Thực tế trong các chương trình Quảng cáo mà các doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện để Quảng cáo cho sản phẩm hiệu quả như: Biti’s đã sử dụng hiệu quả tối đa của hình ảnh quảng cáo kết hợp với slogan “ Nâng niu bàn chân Việt” và đã được bình chọn là quảng cáo hay nhất năm 1999, hay như Number one cũng dùng hình ảnh quảng cáo rất hiệu quả và sử dụng cách thức quảng cáo ồ ạt vào năm 2003 và hiệu quả của cách thức quảng cáo này đã đưa Nuber one trở thành loại nước tăng lực không gas tiêu thụ mạnh nhất năm 2003, hay như Enline sử dụng cách thức Quảng cáo khuyên cáo mọi người nên uống sữa Enline nếu không muồn bị các bệnh về xương kiểu Quảng cáo đánh vào tâm lý của sợ bệnh tật của người tiêu dùng tỏ ra rất hiệu quả với loại sản phẩm này và hướng dẫn mọi người cách lựa chọn các loại sữa phù hợp cho sức khoẻ, hay cách thức sử dụng Quảng cáo chủ yếu bằng lời trong các loại sản phẩm liên quan đến thuốc và sức khoẻ, với loại sản phẩm là thuốc thì chủ yếu các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu sử dụng cách thức Quảng cáo theo kiểu đe doạ và thông điệp mà họ gửi đến là mọi người muốn không có bệnh này hay bện nọ, hay muốn khỏi bệnh nhanh thì hãy dùng thuốc của họ và nếu như mọi người không dùng thì sẽ sẩy ra vấn đề này hay vấn đề kia liên quan tới sức khoẻ. Còn với các công ty sản xuất bia, rượu, nước giải khát thì cách thức Quảng cáo mà họ thường sử dùng là dùng nhiều hình ảnh khơi gợi trí tưởng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3653.doc
Tài liệu liên quan