Đề tài Hoàn thiện chiến lược sản phẩm khoá của Công ty Cổ Phần Khoá Minh Khai

LỜI MỞ ĐẦU. 1

Chương I. 3

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁ MINH KHAI 3

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 3

II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY KHOÁ MINH KHAI. 5

1. Sản phẩm và thị trường của công ty. 5

1.1. Sản phẩm. 5

1.2. Đặc điểm nguyên vật liệu. 6

1.3. Thị trường. 7

2. Đặc điểm cơ sở vật chất - kỹ thuật chủ yếu của công ty. 8

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 10

4. Đặc điểm về lao động. 14

5. Quy trình công nghệ sản xuất. 16

III. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH. 18

1. Tình hình sản xuất kinh doanh 18

2. Cách thức phân phối lợi nhuận. 21

Chương II. 22

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM KHOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁ MINH KHAI. 22

I. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH SẢN PHẨM KHOÁ CỦA CÔNG TY KHOÁ MINH KHAI. 22

1. Vị trí chiến lược sản phẩm tại Công ty Khoá Minh Khai. 22

2. Quan điểm xây dựng chiến lược sản phẩm Khoá của Công ty. 23

2.1. Phát huy thế mạnh của Công ty. 23

2.2. Chủ động tìm kiếm cơ hội và dự báo trước nhu cầu tương lai. 24

2.3. Tranh thủ các nguồn lực của Công ty. 25

2.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 25

2.5. Thực hiện triệt để và chia thành từng giai đoạn của Chiến lược. 26

2.6. Thực hiện chiến lược cạnh tranh lành mạnh. 26

3. Phân tích quy trình xây dựng chiến lược cạnh tranh sản phẩm khoá của công ty Cổ phần Khoá Minh Khai. 26

4. Phân tích môi trường bên trong của Công ty Khoá Minh Khai. 27

4.1. Các hoạt động Marketing về sản phẩm của Công ty. 27

4.2. Hoạt động thiết kế sản phẩm. 29

4.3. Chất lượng và giá bán sản phẩm. 29

4.4. Thị phần của doanh nghiệp. 31

5. Phân tích môi trường kinh doanh ngành. 32

5.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp. 32

5.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 34

5.3. Sự đe doạ từ sản phẩm thay thế. 34

II. ĐÁNH GIÁ SỨC CẠNH TRANH CỦA SP KHOÁ MINH KHAI 36

1. Đánh giá chung về sức cạnh tranh của Khóa Minh Khai. 36

2. Đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu 37

III. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY KHOÁ MINH KHAI. 42

1. Những kết quả đạt được. 42

2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân. 43

2.1. Những mặt hạn chế. 43

2.2. Nguyên nhân. 44

2.2.1. Nguyên nhân chủ quan 44

2.2.2. Nguyên nhân khách quan. 45

Chương III. 46

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁ MINH KHAI. 46

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI NGUY CƠ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG. 46

II. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỤNG HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM. 48

1. Chiến lược sản phẩm phải đảm bảo tính thực thi 48

2. Chiến lược sản phẩm phải đảm bảo tính hiệu quả. 49

3. Chiến lược sản phẩm phải thực sự nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm Khoá Minh Khai. 50

4. Chiến lược sản phẩm phải mang tính dài hạn. 50

III. HOÀN THIỆN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM KHOÁ CỦA CÔNG TY KHOÁ MINH KHAI. 51

1. Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm Khoá Minh Khai trên cơ sở phân tích ma trận SWOT. 51

2. Ứng dụng ma trận SWOT để hình thành chiến lược sản phẩm. 55

IV. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM. 56

1. Nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu thị trường. 56

2. Tăng cường công tác đạo tạo và phát triển nguồn nhân lực. 58

3. Tổ chức thiết kế và phát triển sản phẩm. 59

4. Hoàn thiện chính sách giá sản phẩm. 59

5. Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối. 60

KẾT LUẬN. 62

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện chiến lược sản phẩm khoá của Công ty Cổ Phần Khoá Minh Khai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sao cho đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau của thị trường, các loại sản phẩm sản xuất ra đều được thực hiện đăng ký nhãn hiệu sản phẩm tránh tình trạng chộp giật như một số đơn vị, tổ hợp tư nhân khác. Các sản phẩm sản xuất ra trên hệ thống công nghệ hiện đại, tiên tiến. Sản xuất các loại hàng khoá có chất lượng cao. Thực hiện tốt công tác bán hàng, đặc biệt công tác dịch vụ sau bán. Đây đang được coi là thế mạnh của Công ty vì chưa có công ty nào dám chịu trách nhiệm hoàn toàn với việc bảo hành sản phẩm. 3. Phân tích quy trình xây dựng chiến lược cạnh tranh sản phẩm khoá của công ty Cổ phần Khoá Minh Khai. Quy trình xây dựng chiến lược sản phẩm khoá của Công ty được hình thành trên cơ sở chiến lược phát triển chung của Công ty. Chiến lược được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 bắt đầu từ năm 2001 -2005, giai đoạn này Công ty xây dựng chiến lược củng cố, ổn định việc sản xuất các mặt hàng khoá như: MK10, MK 10C, 14EH1, 14ET... Việc xây dựng chiến lược ổn định này hình thành trên cơ sở tình hình kinh doanh hiện tại của Công ty, khi có nhiều các doanh nghiệp liên doanh hình thành buộc Công ty phải chú trọng vào củng cố thị trường hiện tại của mình cũng như chủ động không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng. Giai đoạn 2 bắt đầu từ năm 2005 – 2010 với mục tiêu chủ yếu là khẳng định thương hiệu khoá Minh Khai và chiếm thị phần khoảng 25% toàn ngành, trên cơ sở hiện tại thị phần của Công ty khoảng 20%. Nhìn chung việc hình thành chiến lược lâu dài, tình hình thực tại của Công ty cũng như tình hình cạnh tranh trên thị trường. Quy trình xây dựng chiến lược sản phẩm khoá được Ban Giám đốc công ty giao cho bộ phận phòng Kinh doanh làm. Và thực hiện như sau: - Bước 1: Phân tích môi trường nội bộ của Công ty để tìm điểm mạnh, điểm yếu. - Bước 2: Xác định mục tiêu chiến lược cho chiến lược cạnh tranh sản phẩm khoá - Bước 3: Phân tích đánh giá môi trường bên ngoài doanh nghiệp để phát hiện cơ hội, thách thức và nguy cơ. - Bước 4: Xây dựng các phương án chiến lược và lựa chọn các phương án chiến lược đó. 4. Phân tích môi trường bên trong của Công ty Khoá Minh Khai. 4.1. Các hoạt động Marketing về sản phẩm của Công ty. Do sản phẩm chính của công ty là các loại Khoá, đây là một trong những thế mạnh hàng đầu của Công ty. Ngay từ khi chính thức hoạt động một số sản phẩm chủ yếu của Công ty là các loại Khoá như: MK 10, MK10C... Song do giá cả của các loại này nhìn chung là ở mức trung bình nên trong một vài năm gần đây Công ty đã chú trọng vào nghiên cứu và cải tiến, đưa thêm một số loại sản phẩm vào danh mục như: dàn giáo, ống chống cho xây dựng, Cremon...Do các sản phẩm cũ là sản phẩm được nhiều khách hàng trong nước đánh giá khá cao về chất lượng nên khi sản xuất thêm một số loại khoá mới và một số sản phẩm mới cũng đang được thị trường chấp nhận và dần được khẳng định. Về mức độ quảng cáo trong những năm gần đây của Công ty là ở mức trung bình thậm chí yếu kém, nguyên nhân chủ yếu là do chịu tác động của cơ chế quản lý cũ, Ban lãnh đạo Công ty đã không chủ động trong việc tiêu thụ sản phẩm, quảng bá sản phẩm mà chủ yếu là sản xuất theo đơn đặt hàng của các đơn vị Công ty. Nhưng khi chuyển sang cơ chế thị trường thì ban lãnh đạo Công ty đã chủ động giao hoàn toàn nhiệm vụ quảng bá và giới thiệu sản phẩm cho phòng Kinh doanh. Cho đến nay, phòng Kinh doanh đã và đang triển khai. Ban đầu cũng đã cho kết quả khả quan, thể hiện thông qua việc Công ty luôn chủ động giới thiệu tới khách hàng, đặc biệt là những khách hàng tiếm năng có mức tiêu thụ lớn, không chỉ là sản phẩm mẫu, Công ty còn có cả các catologue về các loại sản phẩm, thành lập trang Web riêng để giới thiệu về công ty cũng nhu các sản phẩm của Công ty. Đứng trước những đòi hỏi cấp thiết về thị trường tiêu thụ, lãnh đạo công ty đã quyết tâm mở rộng thị trường, lấy lại uy tín cho thương hiệu “Khoá Minh Khai” làm cho người tiêu dùng cả nước thấy lại tên một sản phẩm đã có uy tín hàng chục năm về trước từ những năm 70 - 80. Bước vào đầu năm 2001, công ty đã làm hàng loạt chương trình quảng cáo trên các phương tiện thông tin. Cụ thể như: Đài truyền hình Hà Nội, Đài tiếng nói Việt Nam, Báo phụ nữ, báo An ninh, Báo Mua và bán... Gần đây, để tiết kiệm chi phí mà hiệu quả thiết thực, công ty đã phát quảng cáo trên các đài truyền hình địa phương như: Nghệ An, Thanh Hoá, hải phòng. Đã thiết kế in lại tờ rơi quảng cáo, đã hoàn thành các thủ tục để tham gia tiếp thị như quy chế mở cửa hàng tiêu thụ sản phẩm, hợp đồng đại lý... 4.2. Hoạt động thiết kế sản phẩm. Công việc này hiện tại chủ yếu được giao cho phòng kỹ thuật của Công ty đảm nhận, nhưng nhìn chung công tác thiết kế mới chỉ dừng lại chủ yếu là ở khâu thiết kế theo yêu cầu của các đơn đặt hàng mà bạn hàng đặt. Việc thiết kế sản phẩm hoàn toàn trong trạng thái bị động vì phải có các mẫu hàng và đơn hàng của bạn hàng phòng kỹ thuật mới thực hiện công tác thiết kế của mình. Các sản phẩm mới do Công ty tự thiết kế còn ít và có nhiều hạn chế. Mặc dù vậy, trong khoảng vài năm gần đây, đặc biệt năm 2004 Công ty đã có một sự đầu tư về chiều sâu trong Công tác thiết kế sản phẩm mới, thể hiện thông qua việc tuyển thêm một số lao động là các kỹ sư chuyên ngành cơ khí chế tạo. Công ty đầu tư nhiều hơn trong việc thiết kế sản phẩm mới cũng như chủ động giới thiệu các sản phẩm mà Công ty thiết kế tới các bạn hàng. Bên cạnh đó Công ty còn xây dựng thêm phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm, thường xuyên tham gia các chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tham gia các hội chợ Hàng Việt nam Chất Lượng cao... Không chỉ cải tiến thêm về mẫu mã các sản phẩm, các loại bao gói, cách trình bày trên bao gói sản phẩm cũng được quan tâm đáng kể và được thiết kế cho phù hợp hơn với sự thay đổi về thị hiếu của người tiêu dùng. 4.3. Chất lượng và giá bán sản phẩm. Nhìn chung, sản phẩm của Công ty Khoá Minh khai và Công ty khoá Việt Tiệp đều là những sản phẩm chất lượng cao, đều đạt danh hiệu “Hàng Việt nam chất lượng cao” và được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001, được người tiêu dùng tín nhiệm sử dụng. Tuy nhiên, Công ty Khoá Việt Tiệp đã có được uy tín từ lâu năm, mọi người ai cũng biết về Khoá Việt Tiệp. Do đó, nó đã tạo được thói quen tiêu dùng đối với khách hàng khi có nhu cầu về sản phẩm khoá. Chính vì vậy, Công ty Khoá Minh Khai cần phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, mở rộng thị phần, cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, bằng uy tín, bằng các dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán, ưu đãi đối với khách hàng mua với số lượng lớn, khách hàng lâu năm... Có như vậy thì Công ty mới có khả năng cạnh tranh trực tiếp với đối thủ cạnh tranh. Bảng 5: SO SÁNH GIÁ BÁN CÁC SẢN PHẨM CÙNG LOẠI CỦA CÔNG TY KHOÁ MINH KHAI VỚI CÔNG TY KHOÁ VIỆT TIỆP. Đơn vị : Đ STT Tên sản phẩm Công t Công ty Khoá Minh Khai Công ty Khoá Việt Tiệp 1 Khoá MK 10 13.000 12.500 2 Khoá MK 10 Q 24.800 24.500 3 Khoá MK 10 A đồng 34.800 34.500 4 Khoá MK 10 E2 gang 17.900 18.000 5 Khoá MK 10 E đồng 34.800 35.000 6 Khoá MK 10 C2 đồng 66.800 67.000 7 Khoá MK 10 Cg 1 đầu 35.300 35.000 8 Khoá MK 10 N gang 29.000 29.000 9 Khoá MK 10 S gang 21.800 22.000 10 Khoá MK 12 K 100.400 100.000 11 Khoá MK 06 E 13.000 13.000 12 Khoá cửa 14 EH1 180.000 13 Khoá cửa 14 ET 182.000 14 Khoá cửa 14 EY 190.000 187.500 ( Nguồn: Phòng kinh doanh ) Cán bộ marketing nghiên cứu về giá cả và sức cạnh tranh trên thị trường. Sự biến động về giá cả nguyên vật liệu ngoài thị trường là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến sản phẩm tiêu thị. Thị trường luôn bị cạnh tranh gay gắt bởi các công ty sản xuất các mặt hàng cùng loại. Làm sao để vẩn đảm bảo được chất lượng mà giá cả phải chăng đó là việc làm mà Công ty đang cố gắng nỗ lực thực hiện. Giá cả sản phẩm của Công ty ở mức trung bình so với một số Công ty khác. Giữ được khách hàng lại với công ty và thêm những khách hàng mới, Công ty đã có những ưu đãi đối với khách hàng. Đối với các đại lý Công ty đã thực hiện việc giao hàng đến tận cửa hàng đại lý với chiết khấu 5% so với giá bán lẻ, trong khi công ty Khoá Việt Tiệp là 3%. Ngoài ra, công ty còn cấp tủ trưng bày sản phẩm và tiền thưởng cho các đại lý. 4.4. Thị phần của doanh nghiệp. Để đánh giá sự thành công của một doanh nghiệp trên một vùng thị trường người ta thường căn cứ vào thị phần mà nó chiếm lĩnh được. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Khoá Minh Khai chủ yếu tập trung ở Miền Bắc, đặc biệt là trên thị trường Hà Nội. Thị trường trên cả nước thì Công ty Khoá Minh Khai chiếm 20% thị phần, Công ty Khoá Việt Tiệp là 65%, còn 15% là phần thị trường của các Công ty, cơ sở sản xuất khác. Xét riêng trên thị trường Hà Nội và thị trường Miền Bắc thì Công ty Khoá Minh Khai chiếm 40% thị phần, còn lại 60% là Công ty Khoá Việt Tiệp và các Công ty, cơ sở sản xuất khác. Ta có thể thấy đối thủ của Công ty có thị trường tiêu thụ rất lớn trên cả nước, đây chính là thế mạnh của họ. Để lấn tới thế mạnh thị trường thì Công ty Khoá Minh Khai cần có một chiến lược thâm nhập vào các thị trường Miền Trung và Miền Nam mà mình chưa khai thác. 5. Phân tích môi trường kinh doanh ngành. 5.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Nói đến đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty Khoá Minh Khai thì không thể không nói đến một đối thủ khổng lồ là Công ty Khoá Việt Tiệp. Tất cả nỗ lực của Công ty Khoá Minh Khai đều tập trung để cạnh tranh với đối thủ này. Đây cũng là một doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực sản xuất khoá và các mặt hàng tiểu ngũ kim, được sự tài trợ của nước bạn Tiệp Khắc. Công ty Khoá Việt Tiệp từng là một cái tên quen thuộc của người tiêu dùng khi có nhu cầu về sản phẩm khoá. Quả thực Khoá Việt Tiệp là một trong những sản phẩm khá bền, mẫu mã đẹp, đáp ứng tốt nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, đặc biệt là thị trường Miền Bắc. Tuy nhiên, trong khoảng 5 – 10 năm trở lại đây, công ty Khoá Việt Tiệp đã dần để mất đi thế mạnh của mình về sản phẩm khoá. Nguyên nhân là do công ty đã không kịp cập nhật, cải tiến mẫu mã và chất lượng cho phù hợp với sự thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng. Thị trường dần mất đi và theo đó uy tín của sản phẩm Khoá Việt Tiệp không còn nổi tiếng như trước kia nữa. Mặc dù vậy, công ty Khoá Việt Tiệp vẫn được xem là một đối thủ cạnh tranh nặng ký và luôn gây sức ép cạnh tranh gay gắt với sản phẩm khoá của công ty trên thị trường, đặc biệt là thị trường Miền Bắc. Bảng 6: SO SÁNH TƯƠNG QUAN THẾ LỰC CỦA CÔNG TY KHOÁ MINH KHAI VÀ CÔNG TY KHOÁ VIỆT TIỆP. Tiêu thức Công ty Khóa Minh Khai Công ty Khoá Việt Tiệp Thị phần Miền Bắc Cả nước 40% 20% 60% 65% Uy tín Gần đây Lâu năm Chất lượng sản phẩm Hàng Việt nam Chất lượng cao Hàng Việt nam Chất lượng cao Hệ thống QLCL Áp dụng ISO 9001 - 2000 Áp dụng ISO 9001 phiên bản 2000 Công nghệ Ba Lan Hiện đại, đồng bộ Mức độ đa dạng hoá sản phẩm Có sự hạn chế Cao Kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm Trên 160 mẫu sản phẩm Trên 200 mẫu sản phẩm, sản xuất 10triệu SP/năm Giá bán Tương đương Tương đương 5.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Lực lượng thưa hai cần phân tích là các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các đối thủ hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất, nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và quyết định gia nhập ngành. Đây là đe doạ cho các doanh nghiệp hiện tại. Các doanh nghiệp hiện tại cố gắng ngăn cản các đối thủ tiềm ẩn muốn gia nhập ngành bởi vì càng nhiều doanh nghiệp có trong một ngành sản xuất thì cạnh tranh càng khốc liệt hơn, thị trường và lợi nhuận sẽ bị chia sẻ, vị trí của doanh nghiệp sẽ thay đổi. Ngày 7/11/2006, Việt nam chính thức ra nhập WTO, đây vừa là nguy cơ vừa là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào Việt nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh, các doanh nghiệp này hầu hết đã có công nghệ và trang thiết bị hiện đại, có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và phân phối sản phẩm khoá, có trình độ và lập kế hoạch một cách chuyên nghiệp, mang tính đa chiều. Ngay cả trong nước có một số doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn như Khoá Đông Anh... Một số doanh nghiệp nước ngoài như các doanh nghiệp khoá của Italia, Master lock,... không chỉ có công nghệ mà các sản phẩm của những hãng này có mẫu mã, kiểu dáng đa dạng, màu sắc và chất lượng tốt. Công ty nên chủ động nghiên cứu và có những chiến lược cho thích hợp để không những giữ vững thị phần mà còn phát triển, mở rộng thị phần của mình trong tương lai. 5.3. Sự đe doạ từ sản phẩm thay thế. Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thoả mãn cùng nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc điểm cơ bản của nó thường có các ưu thế hơn sản phẩm bị thay thế ở các đặc trưng riêng biệt. Ngày 7/11/2006, Việt nam chính thức ra nhập WTO, nhiều doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào thị trường Việt nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh từ đó kéo theo nhiều mặt hàng mới xuất hiện, những mặt hàng này có tính năng tương tự hoặc tiện ích hơn nhiều những sản phẩm hiện tại trên thị trường. Hơn nữa, giá cả khá phù hợp và dịch vụ sau bán cực kỳ ưu đãi đối với khách hàng. Hầu hết người tiêu dùng khi mua ổ khoá đều không quan tâm nhiều đến chuyện bảo hành. Gần đây nhãn hiệu khoá Master Lock đã tung ra nhiều sản phẩm mới kèm theo cam kết bảo hành vĩnh viễn cho sản phẩm. Dưới đây là một số loại khóa vừa ra mắt người tiêu dùng. - Khoá số dây cáp: Dây cáp có chiều dài từ 70 cm-120 cm. Sợi cáp được cuộn vào bên trong một lớp vỏ nhựa trong có 4 màu giá từ 138.000-149.000 đồng/cái, tuỳ độ dài của cáp. - Khoá con rắn: Ổ khoá có dạng đầu rắn, loại khoá này dùng sợi cáp dầy 10 mm có độ dài 1,8 m - 9,5 m để khoá cùng lúc nhiều đồ dùng như xe. Bên ngoài sợi cáp được bọc nhựa để không làm trầy xước đồ dùng, giá 341.000 đồng/bộ khoá 1,8 m. - Khoá phanh đĩa: Loại mới, thao tác nhanh gọn, không cần phải rà lỗ, khóa được tất cả các loại đĩa thắng, kèm một túi đựng có dây đeo, giá 150.000 đồng/bộ. - Hộp khoá chìa: Có 2 loại hộp, bắt dính vào tường hay có còng khoá. Tính năng hộp là cất giữ chìa bên trong bằng dãy khoá số tự chọn. Có 2 loại giá 445.000 - 490.000 đồng/bộ. - Khoá du lịch: Nhỏ gọn, chắc chắn, bảo hành vĩnh viễn, thích hợp cho các loại valy, túi xách, giá 37.000 đồng/bộ. - Khoá chữ T: Làm bằng hợp kim thép - kẽm, còng khoá được trui kỹ, chìa có dạng tròn, giá 89.000 đồng/cái. II. ĐÁNH GIÁ SỨC CẠNH TRANH CỦA SP KHOÁ MINH KHAI 1. Đánh giá chung về sức cạnh tranh của Khóa Minh Khai. Qua những phân tích trên có thể thấy sức cạnh tranh của sản phẩm không cao so với các hãng khác. Khi so sánh sản phẩm các doanh nghiệp khác, theo đánh giá chung từ nhà phân phối, khách hàng thì sản phẩm khoá Minh Khai có chất lượng được đánh giá ở mức trung bình, mức giá thấp hơn so với một số doanh nghiệp khác, màu sắc ưu nhìn, nhưng mẫu mã chưa đa dạng, công tác marketing còn yếu. Khoá Minh Khai sử dụng mức giá bán thấp như một công cụ để nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như phù hợp với khả năng khách hang mục tiêu, nhưng so với các doanh nghiệp khác, chi phí sản xuất của khoá Minh Khai cao do dây chuyền sản xuất khá cũ, có những máy móc đã hết khấu hao dẫn đến chi phí sửa chữa cao, cần nhiều nhân công sản xuất, lao động thủ công nhiều, trình độ chuyên môn hoá thấp, một số loại nguyên vật liệu còn phải nhập ngoại từ các nước khác dẫn đến chi phí sản xuất sản phẩm tăng. Đây có thể coi là một trong những yếu tố khiến mức độ cạnh tranh sản phẩm giảm đi rất nhiều. Công ty có một thương hiệu mạnh, điều đó giúp tăng khả năng cạnh tranh của khoá Minh Khai. Một thực tế hiện nay là các sản phẩm thay thế xuất hiện nhiều trên thị trường, đối thủ cạnh tranh hiện tại chỉ có khoá Việt Tiệp nhưng đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn khá nhiều do nhiều doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào Việt nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh, khai thác thị trường một cách triệt để, mặt khác, các doanh nghiệp này thường đã có tiềm lực mạnh về tài chính, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, cách làm việc chuyên nghiệp Chính vì vậy, công ty cần có một chiến lược định vị sản phẩm lớn hơn và hiệu quả hơn để tận dụng được lợi thế của thương hiệu Khoá Minh Khai mà không phải công ty nào cũng có được. Hiện này các nhà phân phối ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong tăng khả năng cạnh tranh của Sản phẩm. Khoá Minh Khai có một hệ thống phân phối rộng khắp chủ yếu tập trung ở miền Bắc, một số ở Miền nam và Miền Trung, do đó công ty có thể dựa vào đó để tiêu thụ khoá. Nhưng khoá là sản phẩm được sử dụng chỉ trong một số trường hợp nhất định chứ không phải nhu cầu giống như các loại thực phẩm hay hàng tiêu dùng khác như may mặcHệ thống phân phối của công ty đã và đang là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho công ty trong tiêu thụ sản phẩm cũng như tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm. Một điểm yếu của sản phẩm đó là mẫu mã không được đa dạng, do đó sự lựa chọn của khách hàng sẽ có sự hạn chế nhất định, mức độ quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng còn hạn chế. Công ty nên tập trung vào nghiên cứu cải tiến thêm nhiều loại mẫu khoá mới để nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh của sản phẩm Khoá Minh Khai so với các hãng khác. 2. Đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu Các doanh nghiệp tồn tại trong thị trường cạnh tranh phải có những vị trí nhất định, chiếm lĩnh những phần thị trường nhất định. Đây là điều kiện duy nhất duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp đó trong thị trường. Sự tồn tại của doanh nghiệp luôn bị các đối thủ khác bao vây. Vì vậy, để tồn tại trong thị trường doanh nghiệp luôn phải vẩn động, biến đổi với vận tốc ít nhất là ngang bằng với đối thủ cạnh tranh. Trên thực tế ta thấy rõ trong thập kỷ vừa qua, thế giới kinh doanh sống trong môi trường mà sự xáo động củ nó không ngừng làm cho các nhà kinh tế phải ngạc nhiên, mọi dự đoán đều không vượt quá 5 năm. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, các quốc gia tăng nhanh. Hầu hết các thị trường đều được quốc tế hoá. Chỉ có những doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh mới tồn tại trong thị trường này. Vì vậy trong môi trường cạnh tranh doanh nghiệp phải đưa ra những biện pháp nhằm chiến thắng đối thủ cạnh tranh, trước hết, doanh nghiệp phải xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu: * Về công nghệ sản xuất: Khoá Minh Khai được sản xuất với công nghệ máy móc của Ba Lan, được trang bị từ những năm 1974, tính đến thời điểm hiện tại một số loại máy móc đã hết thời gian khấu hao, chi phí cho sửa chữa máy móc khá lớn, đây là một điểm yếu cho Khoá Minh Khai do công suất nhỏ, khi nhu cầu thị trường lên cao năng lực sản xuất của công ty sẽ không đủ để đáp ứng, việc mất đi khách hàng là không tránh khỏi. * Về chất lượng: Đây thực sự vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu của công ty. Dây chuyền sản xuất chủ yếu là của Ba Lan, được trang bị từ những năm 1974, còn lạc hậu, chủ yếu là các sản phẩm gia công nên năng suất và chất lượng không cao. Chính điều này đã làm cho chất lượng sản phẩm không ổn định. chất lượng không ổn định cũng làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ của công ty vì công ty không thể tung lượng lớn sản phẩm ra thị trường vì nếu có sai sót trong quá trình phân phối và trong quá trình sử dụng sẽ gây ảnh hưởng và gây ấn tượng rất xấu cho khách hàng, ảnh hưởng đến hình ảnh của Công ty. * Về hoạt động Marketing cho sản phẩm Khoá: Công ty đã thực hiện nhiều hoạt động tiếp thị cho sản phẩm nhưng hiệu quả chưa cao và chưa thực sự có những chiến lược mang tính chi tiết, kế hoạch cụ thể. Như kinh nghiệm của các công ty lớn trên thế giới thì hoạt động Marketing mang lại hiệu quả rất quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh, marketing đóng một vai trò rất quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm, là một vũ khí để tạo lợi thế cạnh tranh nếu chúng được thực hiện một cách thiết thực. Đối với Công ty Khoá Minh Khai cần có một phòng Marketing riêng biệt tách khỏi phòng kinh doanh, cần phải có một đội ngũ nhân viên chuyên ngành Marketing làm công tác nghiên cứu thị trường, thu thập các thông tin về đối thủ cạnh tranh để hỗ trợ cho chiến lược mở rộng thị trường vào các khu vực thị trường còn bỏ trống, đồng thời còn hỗ trợ cho việc nghiên cứu thiết kế mẫu mã, cải tiến sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng một cách tốt nhất. * Về danh tiếng và uy tín sản phẩm: Công ty có trên 33 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất Khóa, tiểu ngũ kim, các loại kết cấu thép và phụ kiện cơ khí khác. Đây thực sự là một điểm mạnh mà công ty cần khai thác triệt để vì với 33 năm kinh nghiệm không phải là ít để một doanh nghiệp có thể tạo dựng được thương hiệu và hình ảnh của mình. Hiện nay Công ty Khoá Minh Khai là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất Khóa và các sản phẩm tiểu ngũ kim. * Về mẫu mã bao bì sản phẩm: Nhìn chung, mẫu mã và bao bì của sản phẩm khá phù hợp và tiện dụng cho khách hàng. Tuy nhiên, nếu xét về mức độ thẩm mỹ thì bao bì sản phẩm của công ty chưa được người tiêu dùng ưa thích, so với các mẫu bao bì của Khoá Việt Tiệp, còn có sự hạn chế nhất định. Công ty nên tìm hiểu nghiên cứu thêm những loại mẫu mã bao bì mới vì thực tế cho thấy bao gói của sản phẩm sẽ là điều đầu tiên để sản phẩm tiếp cận được với người tiêu dùng. Để được người mua chú ý, bao gói sản phẩm phải mang tính đặc trưng, màu sắc hài hoà, bắt mắt khiến khách hàng tò mò về sản phẩm bên trongtừ đó có lựa chọn tiêu dùng sản phẩm hay không. Đây cũng chính là một yếu tố lôi kéo khách hàng sử dụng sản phẩm. * Về tính đa dạng của sản phẩm so với các hãng khác: Nhìn chung, đây là một điểm yếu mà công ty cần khắc phục, nếu như so với Khoá Việt Tiệp, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Khoá Minh Khai thì chúng ta đã kém hơn một bước vì các mẫu mã của Khoá việt Tiệp đa dạng, kiểu dáng phong phú, có thể nói là đẹp hơn nhiều so các mẫu mã của Khoá Minh Khai, cả về màu sắc, kiểu dáng của sản phẩm. Khoá Việt Tiệp Khoá Minh Khai. * Về giá bán: Khi đưa sản phẩm ra thị trường, mỗi công ty đều phải xác định một chiến lược về giá. Đối với Công ty Khoá Minh Khai, công ty xác định đưa ra thị trường mớc giá trung bình để chiếm lĩnh thị trường tạo khả năng cạnh tranh cho sản phẩm, nếu so với Khoá Việt Tiệp, Khoá Minh Khai có mức giá tương đương, nhưng so với các mặt hàng nước ngoài mới nhập vào thì mức giá bán này còn khá cao. Hơn nữa, chính sách giá của công ty thường không ổn định do nguyên vật liệu một số phải nhập khẩu từ nước ngoài, nên giá cả các loại nguyên vật liệu này thường không ổn định. Việc hoạch định chính sách giá còn bị động, thay đổi theo mức giá của đối thủ cạnh tranh, chưa có mức giá niêm yết cố định. Rõ ràng đây là một điểm yếu mà công ty cần phải xem xét và khắc phục. * Về thái độ của nhân viên đối với sản phẩm: Một sản phẩm muốn có được niềm tin của khách hàng thì trước hết nó phải có được niềm tin của những người tạo ra sản phẩm đó. Các nhân viên đều có niềm tin vào sự phát triển và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đây là một điểm mạnh của công ty vì khi chính người sản xuất tin tưởng vào sản phẩm của mình thì họ sẽ có thái độ tích cực nhiệt tình hơn trong việc tiếp thị sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Lực lượng nhân viên bán hàng của công ty được đào tạo đầy đủ về kỹ năng, nghiệp vụ, được đào tạo thông qua các lớp giao tiếp và ứng xử, có trình độ chuyên môn và phản ứng nhanh đối với những vấn đề đột xuất có thể xảy ra. * Về sự trung thành của nhà phân phối: Trải qua hơn 33 năm tồn tại và phát triển, Khoá Minh Khai đã thực sự tạo được mối quan hệ bền chặt và thân thiết với các nhà phân phối, những dịp lễ tết công ty đều gửi thiệp chúc mừng, quà biếu đến các đại lý, ngược lại chủ các cửa hàng kinh doanh có các sản phẩm của Khoá Minh Khai thường gửi cho công ty những thông tin về khách hàng, gửi quà biếu nhân dịp thành lập công ty, nhân dịp lễ tết... Đây là một lợi thế không phải doanh nghiệp nào cũng có được, các nhà phân phối có trách nhiệm giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng, nếu có ấn tượng xấu đối với doanh nghiệp thì chắc chắn rằng việc giới thiệu sản phẩm sẽ không có hiệu quả cao. * Về nguồn nhân lực: Mặc dù trong những năm gần đây Công ty đã có sự thay đổi máy móc thiết bị hiện đại nhưng chưa phải tự động hoàn toàn vẫn còn nhiều công đoạn thủ công phù hợp với lao động có trình độ tay nghề tương đối thấp. Cơ cấu lao động của công ty trong những năm gần đây đã có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với khối lượng công việc, sắp xếp vị trí làm việc phù hợp với khả năng và trình độ chuyên môn. III. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY KHOÁ MINH KHAI. 1. Những kết quả đạt được. Công tác hoạch định chiến lược của công ty trong những năm qua đạt được những kết quả nhất định. Công ty đã xác định được mục tiêu và nhiệm vụ của công tác hoạch định chiến lược sản phẩm trong những năm tiếp theo trên những căn cứ khoa học, thực tiễn. Thông qua việc phân tích môi trường kinh doanh giúp ban lãnh đạo thấy được điểm mạnh, điểm yếu của công ty, thấy được vị thế sản phẩm hiện tại của công ty so với các đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó có các phương án hoàn thiện sản phẩm cũng như tạo ra sản phẩm mới làm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty, từ đó xác định được chiến lược cạnh tranh phù hợp vượt qua các đối thủ hiện tại giành thế chủ động trên thị trường. Xác định được cơ hội và những khoảng trống trên thị trường, tranh thủ cơ hội đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Giữ được những khách hà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5322.doc
Tài liệu liên quan