Đề tài Hoàn thiện chiến lược và chính sách kinh doanh cho xí nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản Sa Đéc

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 3

Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

Chương II :GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP

XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN SAĐÉC 14

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP 14

II. QUY MÔ VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG 15

1. Quy mô hoạt động 15

2. Lĩnh vực hoạt động: 16

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC

PHÒNG BAN 16

1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức: 16

2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban. 17

IV. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 21

CHƯƠNG III : NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 24

I. MÔ TẢ SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY 24

1. Mô tả sản phẩm: 24

2. Ma trận định vị sản phẩm 24

II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 25

1. Phân tích môi trường vĩ mô: 25

2.Phân tích môi trường vi mô: 32

III. PHÂN TÍCH NỘI TẠI: 38

1. Nhân sự: 38

2. Công tác marketing 40

3.Sản xuất: 42

4. Tình hình tài chính 46

IV. SỨ MẠNG VÀ MỤC TIÊU CỦA XÍ NGHIỆP 53

1. Sứ mạng của xí nghiệp: 53

2. Mục tiêu của xí nghiệp: 53

 

 

V. XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC ĐỂ LỰA CHỌN 54

Chương 4: GIẢI PHÁP THỰC THI CHIẾN LƯỢC 59

I.NHÂN SỰ 61

II.SẢN XUẤT 62

III. CÔNG TÁC MARKETING 65

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65

I. KẾT LUẬN 65

II. KIẾN NGHỊ 65

Phụ lục 1 66

Phụ lục 2 67

Phụ lục 3 68

Tài liệu tham khảo 70

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1752 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện chiến lược và chính sách kinh doanh cho xí nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản Sa Đéc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực sự là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU đặc biệt là đối với xí nghiệp vì thị trường xuất khẩu chủ yếu của xí nghiệp là EU chiếm 76%. 1.3. Văn hóa xã hội: 1.3.1. Quan điểm về mức sống : Sự phát triển kinh tế xã hội đồng nghĩa với đời sống vật chất con người không ngừng được cải thiện và ngày càng nâng cao. Trước kia con người chỉ lo ăn no và mặc ấm là đủ nhưng nay thì phải ăn cho ngon mặc cho đẹp. Mặc dù quan điểm về mức sống của người tiêu dùng hiện nay đã được nâng cao nhưng vẫn tồn tại ba nhóm người tiêu dùng khác nhau : (1) nhóm có khả năng thanh toán ở mức cao chiếm khoảng 20% dân số của thế giới, dùng hàng có chất lượng tốt nhất và giá cả cũng đắc nhất hoặc những mặt hàng hiếm và độc đáo ; (2) nhóm có khả năng thanh toán ở mức trung bình chiếm 68% dân số, sử dụng chủng loại hàng có chất lượng kém hơn so với nhóm (1) và giá cả cũng rẽ hơn ; (3) nhóm có khả năng thanh toán ở mức thấp chiếm hơn 10% dân số, tiêu dùng những loại hàng có chất lượng và giá đều thấp hơn so với nhóm (2). Như vậy sự đa dạng về chủng loại sản phẩm và chất lượng đảm bảo sẽ là lợi thế của doanh nghiệp để đáp ứng xu thế tiêu dùng hiện nay. 1.3.2. Tính tích cực tiêu dùng: Để một nền kinh tế phát triển, ngoài các yếu tố cơ bản khác thì tiêu dùng xã hội chiếm một phần không nhỏ. Có tiêu dùng mới kích thích sản xuất phát triển để làm ra nhiều của cải hơn đáp ứng cho nhu cầu toàn xã hội từ đó làm cho vòng quay của đồng tiền cũng tăng lên tạo ra nhiều thặng dư hơn. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế sau khi đã nghiên cứu các số liệu kinh tế đã được báo cáo thì tỷ lệ tiêu dùng cuối cùng so với tổng thu nhập quốc dân (GDP) của mỗi quốc gia đạt trên 70%. Điểm này phản ánh bức tranh khả quan về kinh tế trong tương lai và là cơ hội để xí nghiệp mở rộng qui mô sản xuất. 1.3.3. Tỷ lệ tăng dân số: Dân số ngày càng tăng cao đồng nghĩa với sức tiêu thụ hàng hoá ngày càng nhiều. Tính đến ngày 01/05/2006 dân số thế giới đã là 6,6 tỷ người và ở Việt Nam là hơn 82 triệu người với tỷ lệ tăng dân số là 1,7%. Đây không những là cơ hội để các doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm mà còn là điều kiện tốt để thuê mướn lao động với giá rẻ. 1.4. Tự nhiên: 1.4.1. Mức độ ô nhiễm môi trường: Theo đánh giá của bộ khoa học công nghệ và môi trường, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam lạc hậu so với thế giới từ 30 đến 50 năm. Công nghệ sản xuất, phương pháp chế biến của Việt Nam còn lạc hậu đa phần là công cụ thô sơ dẫn đến khả năng gây ô nhiễm môi trường cao. Trong đánh bắt thuỷ hải sản chủ yếu dựa trên cơ sở các tàu tư nhân đơn lẻ, thu gom qua nhiều đầu mối trung gian dẫn đến việc kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu gần như không thực hiện được. Điều này cho thấy việc mở rộng thương mại trong tương lai của Việt Nam sẽ có những tác động không nhỏ đến môi trường và việc giải quyết thích đáng mối quan hệ thương mại – môi trường trong chính sách phát triển kinh tế cần phải chú trọng hơn bao giờ hết. Nếu chính sách quản lý môi trường của Việt Nam không hợp lý thì trong thời gian tới Việt Nam sẽ tự biến mình thành bãi rác thải của thế giới, và khả năng đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường của hàng xuất khẩu không bao giờ có thể thực hiện được. Bằng chứng là đã có 72 lô hàng thuỷ sản Việt Nam không xuất khẩu được sang EU do vi phạm các qui định về tiêu chuẩn môi trường trong thời gian từ tháng 09/2002 đến tháng 12/2003 và 06 doanh nghiệp Việt Nam đã không được phép xuất khẩu sang EU (Cty XNK thuỷ đặc sản – xí nghiệp đông lạnh 2, Cty nông súc sản XNK Cần Thơ, xí nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu Tân Thuận, xí nghiệp đông lạnh Việt Long, Cty chế biến thuỷ sản xuất khẩu Nha Trang, Cty TNHH thuỷ sản Nha Trang). Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, xí nghiệp XNK thuỷ sản SaĐéc đã không ngừng nâng cao tinh thần ý thức trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, môi trường xanh sạch đẹp hệ thống xử lý nước thải hoạt động tốt và không gây ô nhiễm môi trường xung quanh, xây dựng xí nghiệp đạt tiêu chuẩn công sở văn hoá. Xí nghiệp tiến hành kiểm tra môi trường từ nguồn nguyên liệu, quá trình sản xuất đến thành phẩm. Như vậy, mối nguy về ô nhiễm môi trường xí nghiệp đã khắc phục đáng kể. 1.4.2. Thiệt hại do thiên tai. Tình hình khí hậu thời tiết thường xuyên thay đổi và diễn biến phức tạp đã gây ra nhiều thiên tai thảm hoạ như sống thần, động đất, bão lũ,… làm cho đời sống của người dân bị xáo trộn, các tài sản và cơ sở hạ tầng bị phá huỷ… chính điều này đã gây ảnh hưởng xấu đến mức sống của người dân đặt biệt là những ngư dân - những người trực tiếp cung cấp nguyên liệu cho xí nghiệp. 1.5. Công nghệ: 1.5.1. Chuyển giao công nghệ mới: Sự tiến bộ vượt bậc về khoa học và công nghệ trên thế giới ngày nay đã có những ảnh hưởng tích cực đến mỗi doanh nghiệp. Sự tiến bộ này sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm đồng thời đáp ứng tốt nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên khả năng chuyển giao công nghệ mới ở xí nghiệp vẫn chưa được áp dụng đáng kể phần lớn xí nghiệp mua các thiết bị công nghệ đã qua sử dụng nên năng suất chưa cao và dễ gây ô nhiễm môi trường. 1.5.2. Tự động hóa: Mức độ tự động hoá sẽ tối thiểu chi phí và thời gian sản xuất, vận chuyển góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh số và lợi nhuận cho mọi xí nghiệp. Mặc dù vậy, mức độ tự động hoá ở xí nghiệp nói riêng kể cả các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam nói chung là chưa cao, khâu đánh bắt vận chuyển phải qua nhiều đầu mối trung gian dẫn đến chất lượng nguồn nguyên liệu không cao, chi phí cao, mất thời gian và dễ gây nhiễm khuẩn. 1.6. Môi trường quốc tế: 1.6.1. Tỷ giá hối đối: Hầu hết các công ty có liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu điều chịu tác động rất lớn tỷ giá hối đối. Nếu tỷ giá hối đối tăng thì tác động tích cực đến công ty nhưng ngược lại tỷ giá hối đối giảm thì nó sẽ tác động tiêu cực. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của xí nghiệp hiện tại là xuất khẩu nên với việc tỷ giá hối đối thường xuyên bất ổn như hiện nay nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ trong vấn đề xuất khẩu của xí nghiệp. 1.6.2. Xu thế hội nhập: Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trao đổi, mua bán hàng hoá với các nước khác trong khu vực và trên thới giới đồng thời tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp thu, học hỏi khoa học công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý của các nước khác. Bảng 5: BẢNG TỔNG HỢP PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ4 Bảng tổng hợp phân tích môi trường vĩ mô này dựa trên quan điểm của các chuyên gia. Yếu tố môi trường Mức độ quan trọng của yêu tố đối với ngành (1- 3). Mức độ tác động đối với hãng (0- 3). Tính chất tác động Điểm cộng dồn 1 2 3 4 5 I.Kinh tế 1.Tốc độ tăng trưởng kinh tế 2.Tỷ lệ lạm phát 3.Tỷ lệ thất nghiệp 4.Chính sách tiền tệ 3 2 2 3 3 2 2 2 + - + + +9 - 4 +4 +6 II.Chính trị - Chính phủ 1.Sự ổn định về chính trị 2.Hệ thống pháp lý 3.Thủ tục hành chính 4.Chính sách ngoại thương 3 2 2 3 3 1 2 3 + + - + +9 +2 -4 +9 III.Văn hoá xã hội 1.Quan điểm về mức sống 2.Tính tích cực tiêu dùng 3.Tỷ lệ tăng dân số 2 3 2 2 2 2 + + + +4 +6 +4 IV.Tự nhiên 1.Mức độ ô nhiễm môi trường 2.Thiệt hại do thiên tai 3 3 1 3 - - -3 -9 V.Công nghệ 1.Chuyển giao công nghệ mới 2.Sự tự động hóa 2 2 3 3 - - -6 -6 VI.Môi trường quốc tế 1.Tỷ giá hối đoái 2.Xu thế hội nhập 2 3 2 2 - + -4 +6 Trong đó: — Mức độ quan trọng:3 = cao, 2 = trung bình, 1 = thấp. — Mức độ tác động: 3 = nhiều, 2 = trung bình, 1 = ít, 0 = không tác động. — Tích chất tác động: (+) = tích cực, (-) = tiêu cực. — Điểm cộng dồn = cột (2) nhân cột (3) và lấy dấu (+) hoặc (-) ở cột (4). Kết quả phân tích môi trường vi mô cho thấy các yếu tố có điểm cộng dồn +9 như tốc độ tăng trưởng kinh tế, chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà Nước, sự ổn định về chính trị cùng các yếu tố có điểm cộng dồn +6 như tính tích cực tiêu dùng, xu thế hội nhập, chính sách tiền tệ là những cơ hội tốt để xí nghiệp thực thi chiến lược của mình có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó các yếu tố có điểm cộng dồn –9 và –6 như thiệt hại do thiên tai và tỷ giá hối đoái bất ổn là những mối đe dọa mà xí nghiệp cần phải đề phòng. Còn các yếu tố có điểm cộng dồn +4, +3, +2, +1 hoặc –4, -3, -2, -1 cũng có tác động đến xí nghiệp nhưng chỉ ở mức trung bình thấp. 2.Phân tích môi trường vi mô: 2.1. Các đối thủ cạnh tranh: 2.1.1. Số lượng các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh: “ Hiện nay toàn ngành có 439 cơ sở chế biến trong đó có 320 cơ sở chế biến thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu với công suất cấp đông trên 4.262 tấn/ngày. Đa số cơ sở chế biến thuỷ sản đạt trình độ công nghệ tiên tiến của các nước trong khu vực và tiếp cận trình độ công nghệ của thế giới. Đã có 171 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn trong danh sách xuất khẩu thuỷ sản vào thị EU, 300 doanh nghiệp áp dụng HACCP đủ tiêu chuẩn vào thị trường Mỹ, có 295 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn vào thị trường Trung Quốc, 251 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn vào thị trường Hàn Quốc5 Tạp chí thuỷ sản số 1/2006. 6 Trích phụ lục 5 trang 233. ”. Không dừng lại ở đó, các đối thủ cạnh tranh của xí nghiệp trong xuất khẩu sang EU đó chính là các doanh nghiệp Trung Quốc và các doanh nghịêp ASEAN, những doanh nghiệp có cùng lợi thế như Việt Nam nhưng lại có trình độ cao hơn Việt Nam. Do đó, họ có rất nhiều lợi thế so với các doanh nghiệp Việt Nam; trong đó lợi thế cao nhất là giá rẻ (41%), mẫu mã đa dạng (39%), chất lượng tốt (22%) . Đây thật sự là một áp lực rất lớn đối với xí nghiệp. Bảng 6: LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA TRUNG QUỐC & ASEAN STT Lợi thế cạnh tranh Tỷ Lệ (%) 1 Được trợ giá (trợ cấp xuất khẩu…) 14 2 Chất lượng tốt 22 3 Bao bì phù hợp 8 4 Có nhiều kích cở, trọng lượng 8 5 Có nhãn hiệu riêng 15 6 Giá cả thấp 41 7 Mẫu mã đa dạng 39 8 Chủng loại phong phú 27 9 Có giấy chứng nhận quốc tế 22 10 Đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường 26 11 Được nhà nước hỗ trợ truyền thông, quảng bá 18 12 Lợi thế cạnh tranh khác 4 Nguồn: [5 tr. 223] 2.1.2. Mức độ tăng trưởng của ngành: Hiện nay ngành thuỷ sản là một trong 4 ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu cao cho Việt Nam, đứng thứ 4 sau ngành dệt may, giày da và nông sản.Tốc độ tăng trưởng bình quân 10,5%/năm. Năng lực sản xuất toàn ngành tiếp tục tăng, đời sống của cộng đồng ngư dân được cải thiện. Hàng thuỷ sản đã xuất khẩu tới 105 nước và vùng lãnh thổ. Nổi bậc trong xuất khẩu thuỷ sản năm 2005 là việc thuỷ sản Việt Nam vượt qua rào cản thuế quan và phi thuế quan trên hai thị trường lớn là Mỹ và EU. Từ sự phân tích trên cho thấy ngành thuỷ sản có mức tăng trưởng khá cao và điều này là cơ hội để các doanh nghịêp gia tăng sản lượng xuất. 2.1.3. Chu kỳ sống của sản phẩm: Chu kỳ sống của sản phẩm sẽ rất quan trọng đối với ngành, nó sẽ quyết định sự tồn vong hay phát triển của ngành. Tuy nhiên đối với mặt hàng thuỷ sản thì có thể nói đây là một trong những mặt hàng thiết yếu của người tiêu dùng nên tính chất tác động của nó là không đáng ngại lắm. 2.1.4. Cơ cấu giá: Cơ cấu giá của sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định tính cạnh tranh của xí nghiệp so với đối thủ. Như đã phân tích ở trên không chỉ riêng gì xí nghiệp mà kể cả các doanh nghiệp Việt Nam thì lợi thế cao nhất của các đối thủ Trung Quốc và ASEAN là giá rẻ (41%). Mặc dù giá sản phẩm của xí nghiệp được đánh giá chỉ ở mức trên trung bình nhưng đây thật sự là một thách thức không nhỏ trên thị trường xuất khẩu của xí nghiệp. 2.2. Khách hàng: 2.2.1. Tập quán và thị hiếu tiêu dùng: Đa số người tiêu dùng hiện nay không mua những sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu bị nhiễm độc tố do tác động của môi trường hoặc do chất phụ gia không được phép sử dụng. Đặc biệt đối với người tiêu dùng EU thích ăn thuỷ hải sản hơn ăn thịt, họ cho rằng càng ăn nhiều thuỷ hải sản sẽ giảm được béo mà vẫn khỏe mạnh. Đây thật sự là cơ hội rất lớn đối với xí nghiệp trong việc thâm nhập thị trường EU. 2.2.2. Mức độ tín nhiệm của khách hàng: Khách hàng là tài sản vô giá của doanh nghiệp, còn khách hàng thì còn doanh nghiệp nhưng mất khách hàng thì doanh nghiệp vĩnh viễn không tồn tại. Tìm khách hàng đã khó nhưng giữ họ lại càng khó hơn. Do đó, đây là một yếu tố rất quan trọng để quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Nhận thức đựơc điều đó trong những năm qua xí nghiệp đã không ngừng củng cố quan hệ khắng khít với khách hàng và rất được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm. Hiện tại, hệ thống khách hàng của xí nghiệp ngày càng phát triển và ổn định, xí nghiệp có 34 khách hàng trong đó có 10 khách hàng mua thường xuyên với số lượng lớn khoảng 30 cont/tháng. Có thể nói đây là một trong những lợi thế của xí nghiệp. 2.2.3. Thu nhập: Thu nhập của khách hàng sẽ quyết định tính tích cực tiêu dùng hay hạn chế tiêu dùng của họ. Như vậy, thu nhập của khách hàng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng mở rộng hay thu hẹp của xí nghiệp.Theo kết quả thống kê cho thấy mức thu nhập của người dân không ngừng tăng cao (trong năm 2003- 2004, thu nhập bình quân đầu người/tháng là 484.000 đồng (khoản 380 USD/năm), tăng 36% so với năm 2001- 2002 nhưng đến năm 2005 mức thu nhập bình quân tính theo đầu người đã đạt 640 USD, gấp 2,2 lần năm 1995 và gấp 1,68 lần năm 2004). Điều này cũng nói lên bức tranh khả quan cho xí nghiệp. 2.3. Nhà cung cấp: 2.3.1. Số lượng nhà cung cấp: Do xí nghiệp nằm ở ĐBSCL là vùng trọng điểm trong sản xuất lương thực cũng như rất có tiềm năng về nuôi cá nước ngọt đặc biệt về cá tra/basa. Vì vậy, số lượng các nhà cung cấp nguyên liệu cho xí nghiệp là rất đông không chỉ ở Đồng Tháp mà còn ở An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ. Ngoài ra còn có các nhà cung cấp bao bì như công ty bao bì Miền Tây, công ty bao bì Bến Tre, Công ty TNHH Tín Thành (tp.HCM). Nhờ có nhiều nhà cung ứng nên đã giúp xí nghiệp hạ được giá thành nguyên liệu cũng như nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu. 2.3.2. Khả năng cung cấp nguyên liệu: Hiện nay, nguồn cung cá tra nguyên liệu trong nước chưa đủ để phục vụ cho nhu cầu chế biến và xuất khẩu trong nước. Theo kết quả điều tra của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn & cục thống kê An Giang, sản lượng cá tra/basa thu hoạch trong tháng 03/2006 chỉ đạt khoảng 10.183 tấn, cả quý II/2006 khoảng 37.221 tấn giảm 23.364 tấn so với quý II/2005 (tạp chí thủy sản số 1/2006). Với sản lượng này các nhà máy chế biến xuất khẩu sẽ thiếu hụt mỗi tháng 3000 tấn cá nguyên liệu. Tuy nhiên, khâu nguyên liệu đối với xí nghiệp XNK thuỷ sản Sađec là một trong những điểm mạnh cần phải duy trì. Không chỉ gì Đồng Tháp là tỉnh đứng thứ 2 sau An Giang về nuôi cá tra/basa nên rất thuận lợi trong việc tìm nhà cung cấp để đáp ứng đủ số lượng và chất lượng theo yêu cầu của xí nghiệp mà xí nghiệp đã xây dựng xong vùng nguyên liệu sạch ở huyện Châu Thành và Huyện Cao Lãnh đảm bảo cung cấp cho xí nghiệp trên 80%/tổng lượng nguyên liệu sản xuất, giúp xí nghiệp giảm chi phí vận chuyển và giữ được chất lượng cá. 2.3.3. Giá nguyên vật liệu: Giá nguyên liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng cho sự định giá thành sản phẩm, góp phần tạo sức cạnh tranh giữa các đối thủ với nhau. Nhưng đứng trước thực trạng nguồn nguyên liệu đang khang hiếm như hiện nay đã làm cho giá nguyên liệu không ngừng tăng cao (hiện giá giao động 13.000 – 13.500 đ/kg) và chính yếu tố này đã đẩy xí nghiệp trước một thách thức không nhỏ là giá thành tăng nhưng giá bán không thể tăng. 2.4. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: 2.4.1.Mức độ dễ xâm nhập thị trường: Như đã phân tích ở trên, thị trường xuất khẩu chủ lực của xí nghiệp là thị trường EU chiếm 76% và như chúng ta đã biết để xuất khẩu sang thị trường này thì phải tuân thủ các quy định pháp lý rất nghiêm ngặt như về tiêu chuẩn chất lượng là phải đạt được hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 – 2000; quy định về môi trường – hàng thuỷ sản xuất khẩu sang EU bắt buộc chỉ được có dư lượng kháng sinh chlogramphenicol là 0,003 phần tỷ; quy định về bao bì và phế thải bao bì; quy định về nhãn hiệu cho thực phẩm hữu cơ; các quy định liên quan gián tiếp đến môi trường và liên quan trực tiếp đến vệ sinh an toàn thực phẩm….Cho nên mức độ xâm nhập thị trường của các đối thủ mới là không cao. 2.4.2. Nguy cơ có đối thủ cạnh tranh mới: Ngày càng có nhiều xí nghiệp mới ra đời sản xuất cá tra/basa fillet là điều không thể tránh khỏi bởi ngành này đang có mức tăng trưởng cao và rất thích hợp đối với khu vực có nguồn tài nguyên dồi dào như nước ta. Việc các xí nghiệp mới bán phá giá để giành thị trường, giành khách hàng đẩy sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp ngày càng gay gắt hơn. Đây chính là mối đe doạ rất lớn cho xí nghiệp. 2.5. Sản phẩm thay thế: Những sản phẩm từ thịt là những sản phẩm thay thế chính đối với sản phẩm của xí nghiệp. Tuy nhiên, sau diễn biến dịch cúm gia cầm H5N1 thì người tiêu dùng không còn thích sử dụng các sản phẩm từ thịt gia cầm, hơn nữa xu thế người tiêu dùng EU thích ăn cá hơn thịt. Do đó, việc khách hàng của xí nghiệp ở các thị trường gây áp lực bằng cách sử dụng các sản phẩm thay thế là không cao. Bảng 7: BẢNG TỔNG HỢP PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ7 Bảng phân tích môi trường vi mô này dựa trên quan điểm của các chuyên gia. Yếu tố môi trường Mức độ quan trọng của yêu tố đối với ngành Mức độ tác động đối với hãng Tính chất tác động Điểm cộng dồn I.Các đối thủ cạnh tranh 1.Số lượng các doanh nghiệp. 2.Mức độ tăng trưởng của ngành 3.Chu kỳ sống sản phẩm 4.Cơ cấu giá 3 3 2 3 3 3 2 2 - + - - -9 +9 -4 -6 II.Khách hàng 1.Tập quán & thị hiếu tiêu dùng 2.Mức độ tín nhiệm 3.Thu nhập 3 3 2 3 2 2 + + + +9 +6 +4 III.Nhà cung cấp 1.Số lượng nhà cung cấp 2.Khả năng cung cấp nguyên liệu 3.Giá nguyên liêu 3 3 3 2 2 3 + + - +6 +6 -9 IV.Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 1.Mức độ dễ xâm nhập thị trường 2.Nguy cơ có đối thủ mới 3 3 1 2 - - -3 -6 V.Sản phẩm thay thế 2 1 - -2 Trong đó: — Mức độ quan trọng:3 = cao, 2 = trung bình, 1 = thấp. — Mức độ tác động: 3 = nhiều, 2 = trung bình, 1 = ít, 0 = không tác động. — Tích chất tác động: (+) = tích cực, (-) = tiêu cực. — Điểm cộng dồn = cột (2) nhân cột (3) và lấy dấu (+) hoặc (-) ở cột (4). Từ bảng phân tích môi trường vi mô ta nhận thấy các yếu tố mức tăng trưởng của ngành, tạp quán và thị hiếu tiêu dùng đều có điểm cộng dồn là +9 và các yếu tố mức độ tín nhiệm của khách hàng, nguồn nguyên liệu dồi dào có điểm cộng dồn là +6 sẽ là những cơ hội lớn để xí nghiệp tận dụng triệt để. Tuy nhiên các yếu tố như số lượng các doanh nghiệp tham gia trong ngành, giá nguyên liệu tăng cao đều có điểm cộng dồn là –9 và các yếu tố có điểm cộng dồn –6 như nguy cơ có đối thủ mới sẽ gây rất nhiều áp lực cho xí nghiệp và xí nghiệp cần có biện pháp để tránh né. III. PHÂN TÍCH NỘI TẠI: 1. Nhân sự: Bảng 8: BẢNG TÌNH HÌNH NHÂN SỰ CỦA XÍ NGHIỆP Tên đơn vị Trình độ chuyên môn Tổng số Đại học Cao đẳng Trung học Phổ thông Lao động gián tiếp Ban giám đốc Phòng TCHC Phòng KHKD Phòng KT Phòng KT- NV Văn phòng đại diện 51 4 8 14 5 16 4 8 - 2 1 2 2 1 14 - 1 4 - 8 1 - - - - - - - 73 4 11 19 7 26 6 Lao động trực tiếp 9 14 22 935 980 Tổng 60 22 36 935 1053 Tỷ trọng 5,7 2,1 3,4 88,8 100 Nguồn: phòng tổ chức hành chính Hiện nay công ty có 1053 công nhân viên, trong đó lao động gián tiếp là 73 người và lao động trực tiếp là 980 người. Tổng số lao động nữ trong xí nghiệp là 667 người chiếm 63% và lao động nam là 386 người chiếm 37%. Trong tổng số cán bộ - công nhân viên của xí nghiệp có 60 người trình độ đại học chiếm 5,7%, 22 cao đẳng chiếm 2,1%, 36 trung học chiếm 3,4 % và 980 lao động phổ thông chiếm 88,8%. Tổng số cán bộ quản lý là 73 người chiếm 7% tổng số CB – CNV trong xí nghiệp , trong đó có 51 người trình độ đại học chiếm 70%, cao đẳng là 8 người chiếm 11%, trung học là 14 người chiếm 19%. Như vậy trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý là khá cao và so với tiêu chuẩn về chất lượng cán bộ quản lý của Việt Nam (chiếm 6% về số lượng) thì tỷ lệ này là tương đối đảm bảo. 1.1. Bộ máy lãnh đạo: Có thể nói bộ máy lãnh đạo là bộ phận quan trọng nhất trong xí nghiệp, là những người trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động điều hành của xí nghiệp, tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý sản xuất, điều hành quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả theo đúng quy định của xí nghiệp và chính sách pháp luật của nhà nước, đồng thời quyết định phương hướng chiến lược của xí nghiệp. Tuy nhiên qua đánh giá những mặt tồn tại của xí nghiệp đã thừa nhận trình độ quản lý của cán bộ chưa theo kịp với yêu cầu phát triển của xí nghiệp và cơ chế quản lý vẫn còn rườm rà, bao cấp của một doanh nghiệp nhà nước. Đây là một trong những điểm yếu cần khắc phục của xí nghiệp. 1.2. Trình độ tay nghề: Trình độ tay nghề của công nhân trực tiếp sản xuất là một trong những yếu tố quyết định mức độ thành công của sản phẩm. Lực lượng công nhân của xí nghiệp được coi là có tay nghề đồng đều và khá giỏi thể hiện qua định mức chế biến giảm từ 2,95 xuống ở mức trung bình là 2,86 giúp hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh. 1.3. Trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên trong một công ty là một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của công ty vì nó liên quan chặt chẽ đến việc tạo ra dòng sản phẩm và hướng dòng sản phẩm đó đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Điểm này có thể nói cán bộ công nhân viên của xí nghiệp có trình độ chuyên môn khá cao 60 đại học, 22 cao đẳng, 36 trung học đồng thời họ là những cán bộ còn rất trẻ nên rất năng động, sáng tạo, tin thần trách nhiệm rất cao. Đây chính là điểm mạnh của xí nghiệp. 1.4. Mức độ thuyên chuyển và bỏ việc: Mức độ thuyên chuyển và bỏ việc của cán bộ công nhân viên không chỉ ảnh hưởng đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mà còn ảnh hưởng đến bầu không khí của tổ chức dẫn đến hiệu quả hoạt động không cao. Tuy nhiên mức độ thuyên chuyển và bỏ việc của xí nghiệp trong năm qua là rất thấp (5/1053 người) nên tác động của yếu tố này không lớn. 1.5. Sử dụng biện pháp để động viên nhân viên: Từ kết quả phân tích mức độ thuyên chuyển và bỏ việc của cán bộ công nhân viên của xí nghiệp, cho thấy xí nghiệp đã áp dụng các biện pháp để động viên nhân viên là rất tốt. Chẳng hạn hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho người lao động không có hộ khẩu tại Thị xã SaĐec tổng số tiền 265,83 triệu đồng (hỗ trợ 50.000 đồng/người/tháng); tổ chức các phong trào vui chơi lành mạnh (phong trào ngày lễ 8/3, 20/10, vui chơi cắm trại 26/3, tổ chức thi đôi tay vàng ngành chế biến thuỷ sản tỉnh Đồng Tháp…); hàng tháng xí nghiệp chọn 20 công nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng; công đoàn quan tâm đến công tác chi thăm hỏi ốm đau, hỗ trợ cán bộ công nhân viên khi gặp khó khăn tổng số tiền là 8,423 trịêu đồng. Có thể nói, đây là những biện pháp rất thiết thực, tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao giúp cho cán bộ công nhân viên của xí nghiệp nâng cao tinh thần trách nhiệm làm việc, sáng tạo để mang lại kết quả khả quan cho xí nghiệp. 2. Công tác marketing: 2.1. Phân tích thị trường của xí nghiệp: * Thị trường xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu của xí nghiệp là các nước EU ( Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Đức, Ý, Thụy Điển, Ba Lan, Hy Lạp) chiếm tỷ trọng 76%, Thụy Sĩ 7,62%, Nga 2,01%, Mexico 3,33%, Canada 5,09%, Úc 2,84%, Hồng Kông 0,64%, Singapore 1,98%, UEA 0,49%8 Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ năm 2006. . Đặc điểm của người tiêu dùng ở các thị trường này là họ thích ăn cá hơn thịt. Hơn thế sau diễn biến của dịch cúm gia cầm H5N1 thì xu hướng này chắc chắn sẽ gia tăng. Đây có thể coi là những thị trường tiềm năng của xí nghiệp. * Thị trường trong nước: Mặc dù trong những năm qua xí nghiệp tập trung vào khâu xuất khẩu là chủ yếu, nhưng gần đây xí nghiệp đã triển khai bán các mặt hàng giá trị gia tăng như chả basa vò viên, khổ qua nhân basa, nấm đông cô nhân basa, basa muối sả ớt….thông qua 2 đại lý tại thị xã SaĐéc, thị xã Cao Lãnh và 1 đại lý tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy doanh số đạt được còn rất hạn chế nhưng đây là những mặt hàng đem lại lợi nhuận rất cao và sẽ là tiền đề để phát triển mặt hàng này. 2.2. Kênh phân phối: Kênh phân phối là khâu rất quan trọng trong marketing, nó là phương tiện trực tiếp hướng sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Do đó, nó sẽ quyết định sự thành công và thất bại của công ty. Hiện tại mạng lưới phân phối của xí nghiệp như sau: * Thị trường nước ngoài: phân phối thông qua xuất khẩu trực tiếp chiếm 96,6% tổng lượng xuất khẩu và xuất khẩu thông qua các hợp đồng uỷ thác chiếm 3,4%. Điều này rất có lợi cho xí nghiệp trong việc giảm chi phí trung gian góp phần tăng lợi nhuận cho xí nghiệp. * Thị trường trong nước: chủ yếu thông qua đại lý tại thành phố Hồ Chí Minh và cửa hàng tại thị xã Cao Lãnh và SaĐéc (xem hình 5). Xí nghiệp Đại lý TPHCM Hội chợ Cửa hàng Khách hàng Hình 5: Sơ đồ mạng lưới phân phối của xí nghiệp Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh 2.3.Tính linh hoạt trong việc định giá: Giá cả là một trong 4 chính sách qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHOANCHINH.doc
  • docphan dau.doc
Tài liệu liên quan