Lời nói đầu .1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC CHÍNH SÁCH CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ 3
I. KHÁI NIỆM VỀ CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ, PHÂN BIỆT CHÍNH SÁCH VÀ CHẾ ĐỘ. 3
1. Khái niệm về chính sách, chế độ 3
2. Phân biệt chính sách và chế độ. 3
II. NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ 4
1. Lương và các khoản phụ cấp theo lương đối với cán bộ. 4
1.1. Chính sách lương: 4
1.2.Các khoản phụ cấp đối với cán bộ 6
2. Các chế độ Bảo hiểm Xã hội đối với cán bộ. 7
Bảo hiểm xã hội 7
3.Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. 11
4. Khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ. 13
4.1. Mục đích: 13
4.2. Nguyên tắc cơ bản của khen thưởng, kỷ luật. 14
4.3. Nội dung, hình thức khen thưởng và kỷ luật. 14
5. Bổ nhiệm, tiếp nhận, điều động, đề bạt cán bộ, công chức. 15
III. PHÂN LOẠI CÁC CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ. 17
1. Chính sách, chế độ đối với cán bộ căn cứ vào chức vụ lãnh đạo. 17
2. Chính sách, chế độ đối vơi cán bộ căn cứ vào điều kiện công tác. 17
2.1. Phụ cấp khu vực: 17
2.2. Phụ cấp thu hút: 17
2.3. Phụ cấp lưu động: 18
3 . Chính sách, chế độ đối với cán bộ căn cứ vào tuổi: 18
IV. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁN BỘ 18
V. VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ CẤP HUYỆN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ. 19
1. Theo Pháp lênh cán bộ, công chức thì: “Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước” bao gồm: 19
1.1. Lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin về công tác cán bộ. 20
1.2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ. 20
1.3. Quan điểm của Đảng ta về cán bộ. 21
2. Vai trò của cán bộ cấp huyện và sự cần thiết phải hoàn thiện các chính sách, chế độ đối với cán bộ. 22
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ CẤP HUYỆN, HUYỆN BÌNH LIÊU TỈNH QUẢNG NINH THỜI GIAN QUA 26
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN BÌNH LIÊU 26
1. Đặc điểm tự nhiên và địa lý 26
2. Dân số - Lao động 27
3. Đặc điểm cơ cấu đội ngũ cán bộ cấp huyện của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. 29
4.Đánh giá chung 31
4.1.Thuận lợi. 32
4.2. Khó khăn: 33
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ CẤP HUYỆN Ở HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH. 35
1.Phân tích các chính sách, chế độ đối với cán bộ của Đảng, Nhà nước và tỉnh Quảng Ninh. 35
1.1. Chính sách lương cán bộ và các khoản phụ cấp lương đối với cán bộ: 35
1.2. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ 36
1.3.Chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ. 39
1.4. Chế độ tiếp nhận, điều động, đề bạt, bổ nhiệm, cán bộ. 41
2.Đánh giá tình hình thực hiện các chính sách, chế độ đối với cán bộ cấp huyện ở huyện Bình Liêu tỉnh Quảng ninh 44
2.1. Nguồn chi trả cho các chính sách, chế độ đối với cán bộ. 44
2.2. Cơ quan quản lý thực hiện chi trả các chính sách, chế độ đối với cán bộ cấp huyện, huyện Bình Liêu 45
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP - KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ CẤP HUYỆN, HUYỆN BÌNH LIÊU TỈNH QUẢNG NINH NHỮNG NĂM TỚI 48
A/ GIẢI PHÁP LÂU DÀI: 48
B/ GIẢI PHÁP CẦN LÀM NGAY: 48
I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ: 48
1. Cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ. 48
2. Đổi mới công tác quản lý, tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ. 49
3. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. 51
3.1. Đối với Trung ương. 51
3.2. Đối với cấp tỉnh. 52
3.3 Đổi mới chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp huyện. 53
4. Tăng cường công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật. 53
5. Thực hiện các chế độ Bảo hiểm Xã hội ( BHXH) 54
II. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 54
61 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện chính sách, chế độ đối với cán bộ cấp huyện, Huyện Bình Liêu - Tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ò của cán bộ cách mạng.
Hiện nay, đất nước ta đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới, đó là: Thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trải qua quá trình lãnh đạo đất nước tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là hơn 10 năm lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng ta rút là một bài học quan trọng là: Cán bộ có vai trò cực kỳ quan trọng, hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm tiến trình đổi mới. Vì vậy, Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng ta đã chỉ rõ: Tình hình và nhiệm vụ mới đặt ra rất nhiều yêu cầu cho công tác cán bộ. Toàn Đảng phải hết sức chăm lo xây dựng thật tốt đội ngũ cán bộ, chú trọng đội ngũ cán bộ kế cận vững vàng, đủ bản lĩnh về mọi mặt. Sớm xây dựng chiến lược cán bộ của thời kỳ mới. Đảng ta xác định: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ toàn diện cả về lý luận, chính trị, phâm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn...
Như vậy, nhiệm vụ chính trị của thời kỳ mới đặt ra yêu cầu: “ Phải xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiêm vụ”. Trong đó, đặc biệt trú trọng đội ngũ cán bộ các cấp, trước hết cấp chiến lược và cơ sở..... Nghị quyết TW III - 28 ). Bởi Đảng ta hiểu rằng. Có một đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất và năng lực xây dựng đường lối chính trị đúng đắn và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, đó là vấn đề cốt tử của lãnh đạo, là sinh mệnh của Đảng cầm quyền.
Tóm lại: Cán bộ công chức Nhà nước phải là người có trình độ chuyên môn nhất định theo yêu cầu nhiệm vụ được phân công, được đào tạo về lý luận chính trị và nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, phải là người nhanh nhẹn, tháo vát, biết tổ chức, chỉ đạo, giải quyết dứt điểm từng công việc, biết tính trước, lường sau, có con mắt toàn diện, thẳng thắn, gương mẫu, xông xáo, miệng nói, tay làm, vô tư, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, dám chịu trách nhiệm, biết quyết đoán, có uy tín, có tín nhiệm với nhân dân, được dân mến, dân tin.
2. Vai trò của cán bộ cấp huyện và sự cần thiết phải hoàn thiện các chính sách, chế độ đối với cán bộ.
Cấp huyện nói chung, từng huyện nói riêng là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành hiến pháp, pháp luật và các văn bản của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên nhằm đảm bảo cho sự lãnh đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương và cũng nhằm phát huy quyền chủ động sáng tạo của địa phương. Đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên về quản lý, xây dựng, phát triển của của địa phương theo quy định của pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và chống các biểu hiện tiêu cực, quan liêu hách dịch, cửa quyền tham nhũng ... Xây dựng và phát triển địa phương về mọi mặt nhằm phục vụ lợi ích thiết thực của nhân dân và Nhà nước.
Là cơ quan hành chính nhà nước trong hệ thống hành pháp và hành chính,
Nhà nước thống nhất và thông suốt cả nước, cơ quan huyện hoạt động thường xuyên, thực hiện việc quản lý, chỉ đạo, điều hành hàng ngày công việc hành chính Nhà nước ở địa phương. Các cơ quan cấp huyện được xây dựng trên một mô hình kết hợp, hợp lý, thông nhất, có thứ bậc hành chính từ Trung ương đến địa phương.
Với vị trí quan trong ấy, đồng thời để triển khai mọi chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước xuống cơ sở một cách có hiệu quả, cấp huyện có những nhiệm vụ cơ bản là: Quản lý Nhà nước về lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, ngân sách, phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp thủ công, giao thông vận tải, thương mại dịch vụ, văn hoá, giáo dục, y tế, quốc phòng an ninh trật tự, an toàn xã hội...
Thực hiện tốt nhiệm vụ của cấp huyện là góp phần quan trọng vào việc xây dựng thành công CNXH và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. làm được như vậy, vai trò của cán bộ cấp huyện là vô cùng quan trọng và nó được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Về chấp hành hiến pháp, pháp luật và các văn bản của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên. Vai trò của cán bộ cấp huyện là gương mẫu, kịp thời tổ chức, tuyên truyền, phổ biến và cổ vũ động viên. Được thể hiện trong việc người cán bộ gương mẫu chấp hành trước và phổ biến kịp thời những quy định mới của Nhà nước, của cơ quan quản lý cấp trên xuống cơ sở. Giải thích những thắc mắc, băn khoăn của cơ sở, của nhân dân, làm cho nhân dân thông suốt và tích cực thực hiện đường lối, pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, là người tập hợp những vướng mắc trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống để xử lý giải quyết theo thẩm quyền hoặc kịp thời phản ánh với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Có thể nói đây là một công việc nặng nề đối với cán bộ cấp huyện vì hiện nay nước ta đang từng bước hình thành và hoàn thiện hệ thống các thể chế về quản lý nhà nước trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.... nhằm đảm bảo dân chủ, tự do của công dân và thực hiện “ dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”. Mặt khác cấp cấp huyện là cấp trong hệ thống cơ quan nhà nước có tổ chức bộ máy hoàn chỉnh hơn nhiều so với xã, phường, thị trấn. Mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh và Trung ương triển khai xuống cơ sở và nhân dân đều qua cấp huyện. Như vậy, có nghĩa cán bộ cấp huyện cũng là cấp gần gũi với nhân nhân và chính quyền cơ sở, vì vậy việc gương mẫu càng làm cho uy tín của Nhà nước ta tăng lên, việc tuyên truyền, phổ biến kịp thời càng làm cho tính hiệu quả và hiệu lực quản lý nhanh hơn. Xã hội trật tự, nền nếp và phát triển.
- Về đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ nhân dân trong huyện, vai trò của cán bộ cấp huyện ở đây được thể hiện là người “đại diện”. Để đại diện đòi hỏi người cán bộ phải thường xuyên đi sát cơ sở, liên hệ chặt chẽ và lắng nghe ý kiến của nhân dân, phản ánh những ý kiến nguyện vọng chính đáng của nhân dân với Đảng, Nhà nước, tổ chức để biến những nguyện vọng của đông đảo nhận dân thành các quy định của Nhà nước cũng như văn bản quy phạm pháp luật.
- Trong quản lý phát triển kinh tế, vai trò của cán bộ cấp huyện là người điều hành, nó đòi hỏi người cán bộ phải có kiến thức nhất định, am hiểu các quy định vận hành của nền kinh tế nói chung và từng lĩnh vực nói riêng, có như vậy việc điều chính các mỗi quan hệ mới có thể đảm bảo điều hành linh hoạt trên cơ sở quy định của pháp luật kinh tế, nhằm làm cho kinh tế địa bàn phát triển mạnh và cân đối. Mặt khác để sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế phát triển đồng đều bình đẳng mang tính xã hội cao, người cán bộ còn có vai trò nữa là trọng tài, không thiên vị cá nhân chủ nghĩa.
- Trong quản lý ngân sách nhà nước ngoài việc giữ vai trò là người quản lý, cán bộ cấp huyện còn có vai trò là người sử dụng. Vì vậy đòi hỏi người cán bộ quản lý ngân sách không những chỉ tổ chức cho cấp cơ sở thực hiện tốt việc lập dự toán, quyết toán ngân sách, phê chuyển về kế hoạch kiểm tra hướng dẫn cơ sở thực hiện nghiêm các quy định của Luật ngân sách. Mặt khác, là người sử dụng ngân sách nhà nước, cán bộ cấp huyện còn phải thực hiện tốt các chế độ, quy định về sử dụng ngân sách, làm cho ngân sách nhà nước đảm bảo chi dùng có hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí và chị sự kiểm tra, kiểm toán của cơ quan
quản lý nhà nước cấp trên về ngân sách.
- Tương tự, trong lĩnh vực văn hoá xã hội và đời sống, vai trò của người cán bộ cấp huyện là tổ chức, hướng dẫn kiểm tra, tổ chức và thực hiện, về an ninh trật tự là tổ chức và tuyên truyền giáo dục, về chính sách dân tộc là tổ chức hướng dẫn và chống các hành vi xâm hại, về công tác tổ chức là xây dựng và quản lý...
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ CẤP HUYỆN, HUYỆN BÌNH LIÊU TỈNH QUẢNG NINH THỜI GIAN QUA
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN BÌNH LIÊU
1. Đặc điểm tự nhiên và địa lý
- Vị trí địa lý
Bình Liêu là huyện miền núi, vùng cao, biên giới, nằm phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, với diện tích tự nhiện 471,4 km2, chiếm 7,99% diện tích của tỉnh Quảng Ninh. Địa giới hành chính của huyện chia thành 7 xã, 1 thị trấn, gồm 97 thôn khe bản, khu phố, trong đó có 7 xã khó khăn thuộc xã 135 theo phân loại của Chính phủ.
Bình Liêu là huyện miền núi biên giới, có của khẩu Hoành Mô và điểm thông quan Đồng Văn, với 6/7 xã của huyện có 48,6km đường biên giới tiếp giáp với huyện Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây ( Trung Quốc) từ cột mốc 23 ( giáp huyện Quảng Hà) đến cột mốc 67 ( Giáp huyện định lập tỉnh Lạng Sơn). Địa thế này một mặt tạo thuận lợi giao lưu kinh tế đối ngoại, phát triển mậu dịch biên giới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế thương mại, các hoạt động kinh doanh trên địa bàn huyện. Mặt khác, địa thế này cũng tạo ra những thách thức trong việc bảo vệ an ninh, quốc phòng trên dọc tuyến biên giới, quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu và kiểm soát chống buôn lậu trên địa bàn huyện
- Cấu trúc địa hình: Đa dạng, mang tính chất miền núi cao, phân dị, độ dóc lớn, nên đất thường xuyên bị xói mòn, rửa trôi làm giảm độ phì nhiêu của đất, ảnh hưởng đến sản xuất nông - lâm nghiệp.
- Khí hậu: Do ảnh hưởng của vị trí địa lý và cấu trúc địa hình, đặc trưng khí hậu của Bình liêu là khí hậu miền núi phân hoá theo độ cao, tạo ra những tiểu vùng sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới cho phép phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi. Sự tương phản giữa hai mùa: mùa đông lạnh khô và mùa hạ mưa là đặc trưng chung của các vùng trong huyện. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 180c - 280c, nhiệt độ cao nhất mùa hạ từ 300c - 340c, nhiệt độ thấp nhất mùa động 50c - 150c. Lượng mưa khá cao, nhưng không điều hoà, bình quân dao động từ 2000 - 2400mm/năm. Độ ẩm trung bình năm khoảng 70% - 80%.
- Thuỷ văn: Do đặc điểm cấu trúc địa hình, vùng núi Bình Liêu gồm rất nhiều sông suối nhỏ, ngắn và dốc, hội tụ chảy vào sông Tiên Yên bắt nguồn từ vùng núi biên giới Việt - Trung chảy suốt chiều dài Huyện theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, có độ dốc lớn, lòng sông nhiều thác ghềnh nên không có giá trị giao thông vận tải.
Thuỷ chế mang tích chất của các sông suối miền núi, khá phức tạp mà sự tương phản chính là sự phân phối của dòng chảy trong năm theo mùa lũ và mùa cạn, mùa mưa lượng nước dồn nhanh về sông chính, tạo nên dòng chảy lớn và xiết gây lũ ngập các ngầm trên tuyến đường chính làm ách tắc giao thông, nhưng không gây ngập úng đồng ruộng. Mùa khô, dòng chảy cạn kiệt, mực nước dòng sông rất thấp.
2. Dân số - Lao động
Dân số: Dân số của huyện ( tính đến ngày 31/12/2006 ) có 28.121 người, chiếm 2,1% dân số của tỉnh Quảng Ninh. Mật độ dân số trung bình là 4.98 người/km
Về cơ cấu dân cư: Bình Liêu có 5 tộc người chính, sống phân tán và xen kẽ, trong đó chủ yếu là người Tày, Dao, Sán chỉ:
- Người Tày 54,7%
- Người Dao 25,8%
- Người Sán chỉ 15,5%
- Người Kinh 3,7%
- Người Hoa 0,25%
Theo số liệu thống kê, dân số trung bình năm 2006 của huyện Bình liêu là: 28.121 nghìn người, trong đó có: 13.385 nam (chiếm 47,59%) và nữ 14.736 (chiếm 52,40%). Tỷ lệ phát triển dân số năm 2006 là 1,32%. Tổng số dân trong độ tuổi lao động toàn huyện là 11.351 người, chiếm 40,36% tổng dân số.
Bảng 2: Phân bố dân cư huyện Bình Liêu năm 2006
Đơn vị hành chính
Dân số
( người)
Lao động
( người)
Mật độ dân số
( người/km2)
1. Xã Đồng Văn
2.446
1.146
3.34
2. Xã Hoành Mô
3.746
1.637
3.76
3. Xã Đồng Tâm
3.418
1.228
2.60
4. Xã Lục Hồn
4.539
2.417
5.15
5. Xã Tình Húc
3.485
1.875
4.46
6. Xã Vô Ngại
3.598
1.845
3.97
7. Xã Húc Động
2.445
1.159
44.0
8. Thị trấn
3.324
1.924
99.8
Số lực lượng A (công an, quân đội)
1.120
Toàn huyện
28.121
11.351
4.98
( Nguồn: Phòng Thống kê huyện Bình Liêu )
Các xã trong huyện qua rà soát lại thì hầu như tất cả các xã đều có mật độ dân cư rất thưa.
Dân số trong độ tuổi lao động được phân ra theo các ngành kinh tế như sau:
- Nông - lâm - ngư nghiệp: chiếm: 8.989 ( chiếm 79,19% )
- Công nghiệp - TTCN: 1.645 người (chiếm 14,49%)
- Thương mại - dịch vụ: 717 người ( chiếm 06,31%)
Như vây, Lao động trong ngành sản xuất nông nghiệp - lâm ngư nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ lớn ( 79,19%) tổng lao động xã hội toàn huyện.
Về cơ cấu tuổi và giới: Bình Liêu có dân số trẻ: nhóm 0- 14 tuổi chiếm 37,07%, nhóm 15 - 59 tuổi chiếm 56,45%, nhóm 60 tuổi trở lên chiếm 6,48%, tỷ
lệ nữ chiếm 51,1% dân số.
Dân số trong độ tuổi lao động là 12.200 người, chiếm 47,35% dân số, trong đó số đang làm việc là 10.440 người, chiếm 85,6% dân số trong độ tuổi lao động
Là một huyện miền núi cao, kinh tế còn kém phát triển nên cơ cấu phân công lao động còn lạc hậu. Lao động chủ yếu tập trung trong ngành nông nghiệp ( 88,3%), Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ ( 3,97%) và ( 7,7% ) Lao động trong các ban ngành của huyện ( ở thị trấn), và đội ngũ giáo viên, cán bộ y tế.
Chất lượng lao động thấp còn thể hiện ở số lao động có trình độ chuyên môn, khoa học kỹ thuật còn rất nhỏ bé ( 723 người), chỉ chiếm 5,8% tổng số lao động đang làm việc. Ngành nông - lâm nghiệp hiện chiếm phần lớn lao động và đóng góp 45,1% vào tổng giá trị sản xuất của Huyện, nhưng số cán bộ được đào tạo quá ít chưa đủ sức để giúp ngành này ứng dụng vào các thành tựu khoa học kỹ thuật và giống mới vào sản xuất để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi với giá trị cao.
3. Đặc điểm cơ cấu đội ngũ cán bộ cấp huyện của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
UBND huyện đã ban hành quy chế làm việc của UBND huyện . Quy định rõ chế độ làm việc, thẩm quyền giải quyết của UBND huyện, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên UBND khác, đồng thời quy định mỗi quan hệ công tác và xây dựng quy chế làm việc cụ thể, chế độ công tác của từng đơn vị. Huyện gồm có 13 phòng ban và 5 đơn vị sự nghiệp, số biên chế của từng cơ quan cụ thể như sau:
Văn phòng HĐND & UBND huyện: 17 ngưòi
Phòng Tài chính - Kế hoạch : 9 người
Phòng Nội vụ - Lao động TB & XH : 6 người
Phòng Kinh tế : 10 người
Phòng Thanh tra : 03 người
Phòng Tư pháp : 03 người
Phòng Tài nguyên - Môi trường: 05 người
Phòng Hạ tầng Kinh tế: 05 người
Phòng Văn thể : 12 người
Uỷ ban DSSGD & TE : 04 người
Phòng Y tế : 41 người
Phòng Giáo dụ c: 618 người
Đài Truyền thanh - Truyền hình : 16 người
Ban Quản lý Chợ : 19 người
Ban Quản Lý Cửa khẩu : 08 người
Ban Quản lý dự án công trình : 14 người
17. Trung tâm Điện nước huyện : 13 người
Với một khối lượng công việc rất lớn ở một huyện miền núi, số lượng cán vừa thiếu, chất lượng cán bộ còn thấp, số đông cán bộ chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ đúng chuyên ngành đảm nhiệm, về cơ cấu trong cơ quan quản lý Nhà nước cấp huyện còn bất hợp lý nên UBND huyện Bình Liêu đã thường xuyên tiếp nhận và tuyển dụng cán bộ, công chức mới nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện công việc và đảm bảo số lượng biên chế theo hàng năm theo Thông báo của UBND tỉnh về giao chỉ tiêu biên chế cho UBND huyện quản lý và sử dụng.
Bảng 3 :Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thuộc diện quản lý nhà nước.
Đơn vị tính: người
Đối tượng
Tổng số
Trình độ
chuyên môn
Trình độ chính trị
Kiến thức QLNN
ĐH
CĐ
T. Cấp
C. Cấp
T. Cấp
S. Cấp
Đã qua ĐT-BD
Chưa qua ĐT-BD
1. Chủ tịch UBND huyện
1
1
1
1
2. Phó Chủ tịch
2
2
2
2
3. Trưởng các phòng ban
14
14
4
10
14
4. Phó các phòng
18
14
4
1
17
15
3
5. Chuyên viên
17
17
3
6
8
14
3
6. Cán sự
9
9
3
6
6
3
7. Công việc khác
3
3
3
1
2
Tổng cộng:
64
48
16
11
36
17
53
11
( Nguồn phòng Nội vụ - Lao động TB & XH huyện Bình Liêu)
Hàng năm trên cở sở thông báo số biên chế của Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho UBND huyện Bình liêu quản lý và sử dụng, đến nay diện quản lý Nhà nước của huyện tổng số là 64 công chức. Trong đó:
* Về trình độ chuyên môn: Đại học 48 người, bằng 75% so với tổng số Trung cấp là 16 người (bằng 25%).
* Về trình độ chính trị: Cao cấp là 11 người (bằng 17%) Trung cấp có 36 người, (bằng 56%). Sơ cấp có 17 người (bằng 26%).
* Về kiến thức Quản lý Nhà nước: đã qua đào tạo - bồi dưỡng có 53 người (bằng 82%). Chưa qua đào tạo - bồi dưỡng có 11 người, (bằng 17%).
Nhìn chung chất lương đội ngũ cán bộ công chức thuộc diện Quản lý Nhà nước của UBND huyện đã được đào tạo có bản, hoàn chỉnh cả về chuyên môn cũng như về Lý luận chính trị và Quản lý nhà nước.
4.Đánh giá chung
Từ việc phân tích khái quát những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cán bộ của Huyện, có thể thấy những thuận lợi và khó khăn chủ yếu sau:
4.1.Thuận lợi.
Địa thế thuận lợi nhất của huyện Bình Liêu là có cửa khẩu Hoành Mô, điểm thông quan Đồng Văn, tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), tạo nên sự giao lưu kinh tế đối ngoại, trao đổi hàng hoá và tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế thương mại, các hoạt động kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn.
Huyện có quỹ đất lớn “ đất rộng, người thưa” và điều kiện khí hậu, đa dạng, phong phú với khả năng phát triển toàn diện nông - lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến theo hệ sinh thái đa dạng miền núi, đặc biệt rừng là thế mạnh tiềm năng của huyện, cùng với tài nguyên đất thích hợp với những cây đặc
sản có giá trị kinh tế cao như: Hồi, quế và các loại cây ăn quả lâu năm.
Hàng năm trên cơ sở số biên chế của tỉnh giao cho UBND huyện quản lý, sử dụng. Do khối lượng công việc nhiều, mọi điều kiện phục vụ làm việc của huyện có rất nhiều khó khăn, đẻ đảm bảo cho sự phát triển ổn định của huyện, số lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức được chú trọng và từng bước được nâng lên.
Năm 2006, trong tổng số: 64 cán bộ thuộc diện Quản lý Nhà nước có 48 người cán bộ có trình độ Đại học, là chuyên viên chiếm 75% so với tổng số cán bộ có trình độ trung cấp chiếm 25%.
Với sự phát triển của khoa hoạc công nghệ và sự hội nhập với bên ngoài đòi hỏi cán bộ cũng phải nắm và hiểu biết về ngoại ngữ, tin học thì đến năm 2004 - 2005 số cán bộ có trình độ tin học và ngoại ngữ chỉ chiếm 45% thì đến năm 2006 đã có đến 66% cán bộ có trình độ tin học và ngoại ngữ...
Sự tăng trưởng về giá trị TTCN trong thời kỳ 2003 - 2006 tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế nhưng đã có tác động mạnh mẽ đến khả năng phát triển của các ngành và một số loại hình dịch vụ khác, làm cho cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch đúng hướng, phát huy được hiệu quả và tạo bước chuẩn bị để thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Bảng 4: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của huyện Bình Liêu
giai đoạn 2003 - 2006
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2003
2004
2005
2006
1. Giá trị GDP bình quân đầu người
USD
234,0
246,9
262,5
280,6
2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
%
106,8
105,1
106,3
106,9
3. Cơ cấu kinh tế
%
100,0
100,0
100,0
100,0
- Nông nghiệp
%
74,37
74,36
74,36
74,98
- Công nghiệp - TTCN - XDCB
%
6,46
6,33
6,33
6,31
- TM và dịch
%
19,18
19,30
19,30
18,71
4. Tổng SLLT quy thóc
Tấn
9.554,2
9.423,2
10.295,6
10.219,6
5. Bình quân LT/người
Kg
358,1
341,5
371,4
367,2
6. Giá trị lượng CN - TTCN
1000,đ
2.329,2
2.430,2
2.802,0
3.524,0
7. Tỷ lệ hộ nghèo
%
14,7
10,37
49,46
39,53
( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Bình Liêu)
4.2. Khó khăn:
Là Huyện miền núi dân tộc rẻo cao, cách xa các trung tâm công nghiệp và độ thị của tỉnh, dịa thế phúc tạp nên thực sự có nhiều hạn chế, thách thức trong việc tiếp cận và giao lưu kinh tế, khoa học công nghệ, cũng như sự thu hút đàu tư nước ngoài.
Tài nguyên khoáng sản nghèo, chất lượng thấp đã hạn chế đến phát triển công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ. Mặt khác tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và môi trường sinh thái cũng đang trở ngại cho sự phát triển.
Xuất phát điểm về kinh tế - xã hội của Huyện thấp, tốc độ tăng trưởng chậm, kinh tế hàng hoá chưa phát triển. Cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu là nông nghiệp tự cung, tự cấp, năng suất và hiệu quả thấp.
Hệ thống kết cấu hạ tầng tuy đã được cải thiện, nhưng còn thấp kém nhiều so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện, nhất là ở các xã, trên các lĩnh vực: giao thông, hệ thống điện, cấp nước, cơ sở vật chất văn hoá - xã hội.
Nguồn lao động có chất lượng thấp, trình độ dân trí còn thấp, trình độ năng lực và khả năng tiếp cận với kỹ thuật - công nghệ còn hạn chế, thiếu một đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn, kỹ thuật có đủ trình độ quản lý và điều hành nền kinh tế đang chuyển đổi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Là huyện miền núi, biên giới, yêu cầu đảm bảo an ninh - quốc phòng, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, bảo vệ môi trường là những khó khăn thách thức lớn, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của nhiều ngành và Huyện phải thường xuyên quan tâm giải quyết.
Về cơ cấu giới trong đội ngũ cán bộ chênh lệch nhiều. Năm 2006 có 16 cán bộ nữ trong tổng số 64 cán bộ chiếm 25%, thấp cả về tỷ lệ và số thực.
Về tuổi của đội ngũ cán bộ huyện so với mặt bằng chung của cả tỉnh, do là một huyện miền núi, trình độ dân trí còn thấp, một số cán bộ năng lực yếu, không được đào tạo cơ bản, không đảm nhiệm được công việc theo yêu cầu nhiệm vụ mới hiện nay, huyện đã giải quyết nhiều cán bộ về nghỉ hưu trước tuổi, để tuyển dụng thêm nhiều cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, đúng chuyên môn nghiệp vụ.
Như vậy, mặc dù là một huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn, nhưng công tác cán bộ ở huyện Bình Liêu rất được trú trọng, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và bổ sung cán bộ còn thiếu để đảm bảo chất lượng và số lượng thực hiện công việc. Tuy nhiên, số cán bộ chuyên môn đảm nhiệm công việc theo đúng chuyên môn, đào tạo vẫn còn ít, số cán bộ kiêm nhiệm nhiều việc khác vẫn còn. Để đảm bảo cho sự phát triển của huyện, cũng như tiến kịp với các huyện khác đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ về mọi mặt. Bên cạnh đó Đảng, Nhà nước nói chung và nhất là tỉnh Quảng Ninh nói riêng cũng cần có những chính sách, chế độ cụ thể, kịp thời đối với cán bộ nói chung và cán bộ huyện Bình Liêu nói riêng trong điều kiện mới.
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ CẤP HUYỆN Ở HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH.
1.Phân tích các chính sách, chế độ đối với cán bộ của Đảng, Nhà nước và tỉnh Quảng Ninh.
1.1. Chính sách lương cán bộ và các khoản phụ cấp lương đối với cán bộ:
Lương là một bộ phận quan trọng, chiếm tỷ lớn trong thu nhập của cán bộ.
Lương quyết định đến sự duy trì sức lao động và tái sản xuất sức lao động của người cán bộ, đồng thời góp phần quan trọng duy trì cuộc sống gia đình cán bộ. Đảng và Nhà nước ta quan tâm đến vấn đề lương của cán bộ, công chức. Theo quy định của pháp luật, cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước không được làm thêm bất kỳ một công việc nào khác, tuy nhiên tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X cũng đã có mục nói đến Đảng viên được làm thêm kinh tế theo quy định của pháp luật cho phép, nhưng chính sách lương của Nhà nước thay đổi như thế nào đều có tác động ảnh hưởng rất lớn đến người cán bộ.
Bình Liêu là một huyện Nông nghiệp, lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống chủ yếu là tự cung, tự cấp là chính, giá cả sinh hoạt so với mặt bằng chung của tỉnh và cả nước không cao. Cán bộ khối cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Bình Liêu, theo quy định của Đảng, Nhà nước và tỉnh Quảng Ninh về lương và hệ số lương, ngạch, bậc lương và chế độ phụ cấp khác được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước, đời sống cán bộ và công chức ổn định.
Nhà nước quy định ngạch, bậc lương cho cán bộ cấp huyện trên phạm vi cả nước như nhau, chỉ có hệ số phụ cấp khác nhau tuỳ từng điều kiện kinh tế, tự nhiện xã hội có các khoản phụ cấp khác nhau.
- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo gồm: Trưởng các phòng ban và tương đương trong huyện hưởng: 0,3; Phó Trưởng các phòng ban và tương đương trong huyện hưởng: 0,2
- Phụ cấp khu vực, ở huyện Bình Liêu hiện nay được hưởng theo 02 mức: Gồm các ( xã Hoành Mô, Đồng Văn ) hiện đang được áp dung mức phụ cấp khu vức là 0,7, các xã, thị trấn còn lại (xã Đồng Tâm, Lục Hồn, Tình Húc, Húc Động, Vô Ngại, Thị trấn ) áp dụng mức phụ cấp khu vực là 0,5
- Phụ cấp tái cử: 5%, hiện nay huyện Bình Liêu chỉ có 01 cán bộ, chức danh Phó Chủ tịch HĐND huyện tái cử lần thứ ba, hiện nay đang được hưởng mức phụ cấp tái cử là 5%
1.2. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Mục tiêu của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm trang bị những kiến thức cơ bản, bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và quản lý từ đó xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, trung thành với chế độ XHCN, tận tuỵ với công vụ, có trình độ quản lý tốt. Đồng thời đáp ứng yêu cầu của việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước, thực hiện chương trình cải cách nền hành chính Nhà nước.
Cùng với mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chung của Nhà nước, tỉnh Quảng Ninh cũng có những quy định riêng về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của địa phương, Quyết định số: 2871/2004/QĐ - UBND ngày 19 tháng 8 năm 2004 của UBND tỉnh Quảng Ninh về chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài của tỉnh Quảng Ninh. đây là một trong những chiến lược phát triển kinh tế xã hội góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh.
Về việc tổ chức thực hiện do Sở Nội vụ tỉnh chịu trách nhiệm về xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và quản lý sử dụng khoản kinh phí được t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3564.doc