LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH GIÁ 3
1. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh khách sạn. 3
1.1. Khái niệm về khách sạn và kinh doanh khách sạn . 3
1.2. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh khách sạn du lịch 4
2. Giá cả và chính sách giá trong kinh doanh khách sạn du lịch 5
2.1. Khái niệm về giá và chính sách giá 5
2.2. Vai trò của chính sách giá 6
3. Nội dung chính sách giá trong kinh doanh khách sạn 9
3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá. 9
3.2. Các bước xây dựng chính sách định giá 12
3.2.1. Lựa chọn mục tiêu định giá 12
3.2.2. Xác định nhu cầu 15
3.2.3 Xác định chi phí 17
3.2.4 Phân tích giá thành ,giá cả và hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh 19
3.2.5. Lựa chọn phương pháp định giá 19
3.2.6. Lựa chọn giá cuối cùng. 24
3.3. Các phương pháp định giá 26
3.3.1 Định giá theo nguyên tắc địa lý. 26
3.3.2 Chiết giá và bớt giá. 26
3.3.3 Định giá khuyến mãi 28
3.3.4 Định giá phân biệt. 29
3.3.5. Định giá toàn danh mục sản phẩm. 30
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KINH DOANH CHÍNH SÁCH GIÁ 33
Ở KHÁCH SẠN NGỌC MAI 33
1. Giới thiệu hoạt động kinh doanh của Khách sạn Ngọc Mai 33
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Khách sạn Ngọc Mai 33
2.1.2. Kết quả kinh doanh của Khách sạn Ngọc Mai Bãi Cháy Hạ Long - Quảng Ninh 41
3. Thực trạng chính sách giá trong kinh doanh 45
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách giá 45
3.1.1. Thị trường Du lịch Việt Nam và ảnh hưởng của các nước đến chính sách giá 45
3.1.2. Nhận thức của lãnh đạo và nhân viên trong khách sạn về chính sách giá 51
3.2 - Thực trạng quản lý giá tại Khách sạn Ngọc Mai 51
3.2.1 – Mục tiêu quản lý giá của Khách sạn Ngọc Mai 51
3.2.2 – Cơ sở quản lý giá của Khách sạn Ngọc Mai 53
3.2.3 - Nội dung quản lý giá của Khách sạn Ngọc Mai 54
3.3 - Đánh giá việc quản lý giá tại Khách sạn Ngọc Mai 57
3.3.1 - Ưu điểm và nguyên nhân 57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁ SẢN PHẨM DỊCH VỤ LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN NGỌC MAI 59
3.1- Xu hướng giá cả sản phẩm khách sạn trong những năm tới 59
3.2- Mục tiêu và phương hướng kinh doanh của Khách sạn Ngọc Mai 61
3.2.1 - Mục tiêu kinh doanh năm 2004 61
a. Mục tiêu chung 61
b. Mục tiêu cụ thể . 61
3.2.2 - Phương hướng kinh doanh của khách sạn 62
3.3- Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý giá sản phẩm dịch vụ lưu trú . 63
3.3.1- Phân cấp trách nhiệm và quyền hạn của nhân viên 64
3.3.2 - Thay đổi bộ phận tính giá . 65
3.3.3- Lợi dụng tình thế thị trường khách trong khi định giá. 66
3.3. 4 - Tăng cường nghiên cứu khách hàng. 66
3.3.5 - Tính giá chi tiết cho khách quốc tế 67
3.3.6 - Khuyến khích nhân viên trong khâu quản lý giá . 68
3.3.7 - Thường xuyên nghiên cứu giá cả của đối thủ cạnh tranh 70
3.4 - Một số kiến nghị đối với nhà nước , cơ quan quản lý cấp trên và ngành có liên quan . 70
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
75 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3486 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện chính sách giá nhằm thu hút khách đến Khách sạn Ngọc Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cuối tuần so với ngàythường.
Để cho việc phân biệt giá có tác dụng, cần phải có những điều kiện nhất định.
Thứ nhất là thị trường có thể phân khúc được và các khúc thị trường đó phải có nhu cầu với cường độ khác nhau.
Thứ hai là các thành viên của khúc thị trường giá thấp không có khả năng bán lại sản phẩm được cho những khúc thị trường có giá cao hơn.
Thứ ba là các đối thủ cạnh tranh không có khả năng bán hàng rẻ hơn ở khúc thị trường giá cao hơn.
Thứ tư là chi phí cho việc phân khúc thị trường và theo giõi giám sát thị trường không được vượt quá số tiền thu thêm được do phân biệt giá.
Thứ năm là việc định giá phân biệt không được gây ra sự bất bình và khó chịu nào trong khách hàng.
Thứ sáu là các hình thức phân biệt giá cụ thể, không trái với pháp luật.
3.3.5. Định giá toàn danh mục sản phẩm.
Quan điểm về hình thành giá cả phải khác khi xem sản phẩm là một bộ phận của danh mục sản phẩm. Trong trường hợp này các công ty phải xác định một bộ giá đảm bảo lợi nhuận tối đa trên toàn danh mục sản phẩm. Việc định giá sẽ khó khăn, vì các sản phẩm khác nhau đều có những liên hệ qua lại với nhau theo góc độ nhu cầu và chi phí phải đương đầu với những mức độ cạnh tranh khác nhau. Ta có thể phân biệt 6 tình huống sau:
Định giá chủng loại sản phẩm.
Các công ty thường sản xuất nhiều chủng loại chứ không phải chỉ có một thứ sản phẩm duy nhất. Và đối với các chủng loại sản phẩm khác nhau thì công ty có thể đinh giá ở mức khác nhau tuỳ từng loại sản phẩm.
Định giá tính năng tùy chọn.
Nhiều công ty chào bán những sản phẩm thính năng tuỳ chọn kèm tho sản phẩm chính của mình. Việc định giá này phụ thuộc vào công ty quyết định sản phẩm nào đưa vào giá chính còn sản phẩm nào thì để cho khách hàng tuỳ chọn. Do đó việc định giá tuỳ chọn này là vấn đề hóc búa cho các công ty.
Định giá sản phẩm bắt buộc.
Một số sản phẩm đòi hỏi phải sử dụng những sản phẩm phụ tùng hay bắt buộc những sản phẩm này thường được định giá cao hơn để đảm bảo được mức lợi nhuận chung. Tuy nhiên việc định giá sản phẩm bắt buộc quá cao sẽ nguy hiểm. Vấn đề phát sinh chính là do những người sản xuất đã tính giá cao cho sản phẩm trên thị trường hậu mãi của mình.
Định giá hai phần.
Các công ty dịch vụ thường tính một giá cước cố định cộng thêm cước sử dụng biến đổi. Các công ty này cũng phải đương đầu với một vấn đề tương tự như vấn đề định giá sản phẩm bắt buộc cụ thể là tính giá bao nhiêu cho dịch vụ cơ bản và bao nhiêu cho phần dịch vụ biến đổi. Cước phí cố định phải đủ thấp để khích thích việc mua dịch vụ, còn lợi nhuận thì có thể kiếm từ những cước phí sử dụng thêm.
Định giá sản phẩm phụ.
Trong quá trình sản xuất ra sản phẩm dịch vụ thì thường có các sản phẩm phụ và các sản phẩm phụ này cũng có ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm chính. Nếu sản phẩm phụ có giá trị nhỏ và cóthể vứt bỏ thì việc định giá cho sản phẩm chính phải đảm bảo trang trải thêm cả chi phí cho quá trình tạo ra sản phẩm phụ.
Nếu sản phẩm phụ có giá trị đối với một nhóm khách hàng thì chúng phải được định giá theo đúng giá trị của chúng. Mọi thu nhập kiếm được từ sản phẩm sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho công ty định giá thấp hơn cho sản phẩm của mình nếu buộc phải làm như vậy để cạnh tranh.
Định giá sản phẩm trọn gói.
Người bán thường gói kèm các sản phẩm của mình lại với nhau rồi bán với giá trọn gói. Và các sản phẩm trọn gói này thường được định giá thấp hơn mức giá mua lẻ các sản phẩm trong gói đó để kích thích người mua mua cả gói.
Chương II
Thực trạng kinh doanh chính sách giá
ở Khách sạn Ngọc Mai
1. Giới thiệu hoạt động kinh doanh của Khách sạn Ngọc Mai
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Khách sạn Ngọc Mai
Khách sạn Ngọc Mai chính thức được khai trương thành lập vào ngày 21/03/1994, là công ty trách nhiệm hữu hạn. Khách sạn có tổng số vốn đầu tư ban đầu là 8 tỷ 630 triệu đồng trong đó có 5 tỷ 530 triệu là vốn cố định là 3 tỷ 100 triệu là vốn lưu động. Đầu tiên khách sạn hoạt động với mục đích chính là đón tiếp, phục vụ các cán bộ lãnh đạo, khách mời, các đoàn đại biểu ở các tỉnh, thành phố trên toàn thế giới cũng như trong cả nước đến Hạ Long công tác. Sau đó, do nhu cầu phát triển du lịch nghỉ biển với lượng khách đến ngày càng nhiều khách sạn Ngọc Mai đã chuyển từ nguồn khách công vụ chủ yếu sang nguồn khách du lịch từ các nước quốc tế và nội địa. Khách sạn Ngọc Mai Bãi Cháy Hạ Long - Quảng Ninh nằm ngay gần khu công viên hoàng gia (khu vui chơi giải trí quốc tế Hoàng Gia, bãi tắm Hoàng Gia) và gần ngay bãi tắm thanh niên ngay trong cửa ngõ trung tâm của thành phố Hạ Long (trung tâm văn hoá, trung tâm kinh tế, trung tâm chính trị, lịch sử của thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh) là tiền đề cho sự phát triển ngành kinh doanh du lịch khách sạn nên môi trường kinh doanh thuận lợi. Song, bên cạnh những thuận lợi đó, khách sạn cũng gặp không ít khó khăn trong việc kinh doanh của mình. Đó là sự có mặt, sự cạnh tranh của rất nhiều khách sạn khác có tiêu chuẩn, chất lượng cao, có vị trí quy mô, có các hạng sao lớn. Tiêu biểu nhất, cũng là các đối tượng cạnh tranh gay gắt nhất là khách sạn Hezitage, Saigontourit, Công đoàn, Bưu điện, Hạ Long Dream, ngoài ra còn có một số khách sạn khác. Đây là những khách sạn mới lên và có bề dày thời gian hoạt động, có uy tín và tiếng tăm trên thị trường kinh doanh khách sạn. Do vậy, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt giữa các khách sạn trên cùng địa bàn, dẫn đến việc hạn chế lượng khách đến với khách sạn. Ngoài thị trường khách truyền thống đến với khách sạn là khách trong ngành và nội địa, khách sạn Ngọc Mai Bãi Cháy Hạ Long đang tích cực cố gắng để thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng. Lượng khách quốc tế đến với khách sạn trong những năm qua tăng đáng kể, do sự mở cửa của nhà nước cũng như do sự hoà nhập của du lịch Việt Nam với du lịch thế giới. Cụ thể là khách Pháp chiếm 14%, khách Trung Quốc chiếm 35%, khách Đài Loan và Thái Lan chiếm 5%, khách nội địa chiếm 46%. Mục đích của họ là đi du lịch, đi thăm thân chữa bệnh và đi công vụ. Tuy nhiên, họ chỉ đơn thuần thuê dịch vụ lưu trú hàng ngày nên còn nhiều hạn chế trong việc đáp ứng các nhu cầu, sở thích của họ. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, cũng như tất cả các khách sạn khác trên thế giới nói chung và Bãi Cháy Hạ Long - Quảng Ninh nói riêng thì lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của khách sạn trên địa bàn Quảng Ninh là kinh doanh:
- Kinh doanh lưu trú:
Đây là dịch vụ cơ bản nhất và dịch vụ này, nó đem lại nguồn thu chủ yếu cho khách sạn. Với quy mô và diện tích thực tại là 10.040m2, khách sạn Ngọc Mai Bãi Cháy Hạ Long - Quảng Ninh có tổng số buồng là 72 buồng được chia làm 3 loại: (buồng loại 1, buồng loại 2, buồng loại 3) với mỗi loại, hạng buồng thì có các mức giá tương ứng khác nhau. Tuỳ theo mùa, theo thời vụ du lịch mà giá buồng của khách sạn có thể tăng hoặc giảm. Mỗi buồng ở khách sạn hiện nay đều được trang bị đầy đủ các trang thiết bị và vật dụng, đồ dùng cá nhân cơ bản như: Điện thoại (buồng ngủ và phòng vệ sinh) ti vi, tủ lạnh, tủ treo quần áo, điều hoà nhiệt độ, bàn ghế salon
Riêng buồng loại 1 có thêm bàn ghế làm việc, trải thảm nền, két bảo vệ. Khách sạn xác định nghiệp vụ kinh doanh lưu trú là chủ yếu bởi nó mang lại tỷ lệ doanh thu cao nhất và quyết định đến tổng doanh thu kinh doanh của khách sạn. Vì vậy, chủ trương của khách sạn là bằng mọi biện pháp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ ở tất cả các bộ phận đặc biệt là bộ phận lưu trú để thu hút khách đến với khách sạn ngày càng nhiều hơn.
- Kinh doanh ăn uống
Đây là lĩnh vực kinh doanh góp phần không nhỏ trong tổng doanh thu của khách sạn. Hoạt động kinh doanh ăn uống tại Khách sạn Ngọc Mai Bãi Cháy Hạ Long - Quảng Ninh bao gồm: Kinh doanh đặc sản biển, các món ăn dân tộc theo kiểu Tây Nguyên, Huế và các món ăn uống bình dân theo yêu cầu của khách. Khách sạn có một phòng ăn chính (Hội trường chính) có quy mô phục vụ lớn, có khả năng phục vụ chất lượng cao, tiêu chuẩn khoảng trên 200 khách với đội ngũ nhân viên trẻ và đã được đào tạo qua về nghiệp vụ phục vụ bàn họ là những con người rất nhiệt tình, chu đáo với khách. Có thể nói, đây là lĩnh vực kinh doanh mang lại nguồn thu rất cao cho khách sạn. Kinh doanh ăn uống chỉ đứng thứ hai sau lĩnh vực kinh doanh lưu trú. Hiện nay khách sạn đang cố gắng nâng cao tỷ trọng doanh thu từ hoạt động này.
- Kinh doanh dịch vụ bổ sung:
Là loại hình kinh doanh dịch vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu đặc biệt của con người. Thực tế, tại các khách sạn hiện nay các dịch vụ bổ sung trong khách sạn vẫn chưa phát triển mạnh, phong phú và đa dạng. Các dịch vụ sẵn có tại khách sạn thì còn rất đơn giản chưa được quan tâm đúng mức chưa có sự đầu tư thoả đáng chỉ đáp ứng được nhu cầu của khách ở mức trung bình, các dịch vụ bổ sung đó là: dịch vụ giặt là, massage, bán hàng lưu niệm, dịch vụ điện thoại, internet, vui chơi giải trí, điện tử mô hình, sòng bài và thông tin viễn thông
Ngoài ra, khách sạn còn có các dịch vụ như: mua vé máy bay, thuê tàu xe, mua vé thắng cảnh Mục đích của các hoạt động nói trên là thu lợi nhuận, tăng tổng doanh thu cho khách sạn. Muốn đạt được kỳ vọng cuối cùng của mình các khách sạn phải đáp ứng các mong muốn và kỳ vọng của khách khi khách lưu trú và tiêu dùng các dịch vụ của khách sạn. Khách sạn tìm cách cung cấp những gì mà khách cần chứ không phải là những gì khách sạn có. Tuy nhiên khách sạn có thể ứng dụng nghệ thuật bán hàng của mình để bán những cái gì mình có mà khách cũng thoả mãn với nhu cầu tiêu dùng dịch vụ của họ.
Những thuận lợi và khó khăn của Khách sạn Ngọc Mai Bãi Cháy Hạ Long - Quảng Ninh
Trong quá trình hình thành và phát triển, trong quá trình hoạt động kinh doanh. Khách sạn có những thuận lợi như: là khách sạn trách nhiệm hữu hạn luôn đi đầu trong việc đón khách và thu hút khách, số lượng khách đến vớikhách sạn rất đông chủ yếu là khách đoàn và khách công vụ do khách có vị trí thuận lợi và chính sách giá cả hợp lý. Có cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại thuận tiện, có môi trường và địa điểm kinh doanh tốt.
- Những khó khăn: Vốn đầu tư ban đầu ít, chưa có sự đầu tư thoả đáng trong việc phát triển phù hợp với mục tiêu cạnh tranh lâu dài. Chưa được sự quan tâm của các cấp có thẩm quyền trong ngành, trong tỉnh. Chưa có chính sách rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cho nhân viên về những kiến thức mới. Chưa có sự khen thưởng hợp lý đối với nhân viên, cá nhân có thành tích tốt trong lao động sản xuất kinh doanh.
Bộ máy tổ chức quản lý và cơ cấu lao động của Khách sạn Ngọc Mai Bãi Cháy Hạ Long - Quảng Ninh
Do đã trải qua mười năm trong kinh doanh khách sạn nên bộ máy tổ chức quản lý của khách sạn đã cũ. Vì vậy khách sạn cần tổ chức lại bộ máy quản lý cho phù hợp với điều kiện kinh doanh và mục tiêu chiến lược kinh doanh cụ thể đã được vạch sẵn theo từng năm như hiện nay.
Bộ máy quản lý khách sạn được thể hiện theo sơ đồ sau:
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng Marketing
Phòng Hành chính quản trị
Phòng Tài vụ
Phòng Kế toán tổng hợp
Tổ
lễ tân
Tổ buồng
Tổ
bàn, bar,
bếp
Khối dịch vụ bổ sung
Sơ đồ: Bộ máy tổ chức quản lý của Khách sạn Ngọc Mai Bãi Cháy Hạ Long - Quảng Ninh
Qua sơ đồ trên, ta thấy bộ máy quản lý của khách sạn Ngọc Mai Bãi Cháy Hạ Long - Quảng Ninh:
- Ban giám đốc: đứng đầu là giám đốc và phó giám đốc chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý toàn bộ tài sản và toàn bộ hoạt động kinh doanh của khách sạn. Là người chỉ đạo, hướng dẫn đảm bảo cho các bộ phận hoạt động đồng bộ, đạt kết quả cao (phù hợp đối với chỉ tiêu và chiến lược kinh doanh đã đề ra) trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Là người có quyền quyết định mọi vấn đề khi doanh nghiệp hoạt động (thuộc quyền hạn và thẩm quyền được phép).
+ Là người cuối cùng ký duyệt các văn bản, các hợp đồng kinh doanh.
- Phòng Marketing: Là bộ phận quan trọng trong việc thu hút khách đến với khách sạn, bộ phận marketing có nhiệm vụ là:Nghiên cứu thị trường, phân loại thị trường, giới thiệu sản phẩm, làm các chương trình quảng cáo nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng và nghiên cứu về khách hàng.
- Phòng Hành chính quản trị: Tổ chức sắp xếp bộ máy quản lý cho khách sạn, phân công lao động phù hợp với từng bộ phận, đúng vị trí, đúng ngành nghề và năng lực chuyên môn phù hợp với từng cá nhân để cho việc hoạt động kinh doanh thu được lợi nhuận cao.
- Phòng Kế toán tổng hợp: Phụ trách công việc hạch toán kế toán, đảm bảo cho khách sạn hoạt động bình thường và duy trì phát triển cao hơn.
- Phòng Tài vụ: Phụ trách ngân sách, vấn đề thu chi, kế hoạch tiền lương.
- Tổ lễ tân: Lập bảng kê khai số buồng khách ở, số buồng khách trả, số buồng khách đến để thông báo cho các bộ phận khác có liên quan, có kế hoạch bố trí công việc và sắp xếp nguồn nhân lực hiện có và kịp thời và hợp lý. Giữ chìa khoá, thư từ, đồ khách gửi (nếu có) làm thủ tục tạm trú tạm vắng, thủ tục giấy tờ cho khách đến và rời khách sạn. Điều phối buồng hợp lý cho khách nghỉ trong thời gian dài hoặc ngắn tuỳ theo thời gian lưu trú của khách. Tính toán và thu trả nợ cho các doanh nghiệp, nghiệp vụ bên trong và ngoài khách sạn đã cung ứng cho khách trong suốt thời gian lưu trú tại khách sạn. Tiếp nhận, làm trung gian môi giới các dịch vụ tương ứng để xử lý hành chính những vụ việc có liên quan đến vấn đề quản lý kinh doanh. Nhận giúp khách thuê các dịch vụ bên ngoài khách sạn như mua vé máy bay, thuê tàu tham quan, mua vé thắng cảnh và thuê hướng dẫn viên du lịch
- Tổ buồng: Đảm bảo phục vụ mọi yêu cầu của khách, kiểm tra các buồng vệ sinh sạch sẽ, bổ xung thay thế kịp thời. Làm vệ sinh hàng ngày buồng khách ngủ, lập biên bản xử lý khi phát hiện tài sản của khách bỏ quên tại buồng nghỉ của khách sạn và thu nhận những ý kiến đóng góp của khách đến các bộ phận có liên quan để nâng cao chất lượng phục vụ khách.
- Tổ bàn, bar: Phục vụ khách ăn uống kịp thời, đúng giờ mà khách yêu cầu, phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khách ví dụ: Bộ phận lễ tân, bếp, buồng để giải quyết các yêu cầu của khách. Thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh phòng tiệc, quầy bar, dịch vụ ăn uống, có biện pháp phòng chống độc và bảo vệ an toàn vệ sinh cho khách trong khi ăn uống và sau khi ăn uống.
- Tổ bếp: Đảm bảo phục vụ mọi yêu cầu của khách đúng với hợp đồng mà khách đã đặt trước, kiểm tra chế biến sản phẩm ăn uống hàng ngày theo yêu cầu của khách, thực hiện quy định về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, các chất dinh dưỡng cần có trong bữa ăn, đảm bảo vấn đề sức khoẻ cho khách trong thời gian lưu trú. Luôn luôn nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, học hỏi phong tục tập quán, nghệ thuật ẩm thực của nhiều người và trong phạm vi quốc gia của mình. Tạo ra nhiều món ăn đặc trưng riêng và có sức hấp dẫn để thu hút khách.
- Khối dịch vụ bổ sung: Đảm bảo an ninh trật tự cho khách hàng và cho toàn bộ khách sạn. Chỉ dẫn, đưa đón khách từ cổng vào gặp bộ phận lễ tân và thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của khách như: giặt quần áo, tắm hơi, tẩm quất, xông hơi
Cơ cấu lao động trong Khách sạn Ngọc Mai Bãi Cháy Hạ Long - Quảng Ninh Khách sạn Ngọc Mai Bãi Cháy Hạ Long - Quảng Ninh gồm 104 thành viên được phân bố cụ thể như sau:
Bảng 2.2. Cơ cấu lao động trong Khách sạn Ngọc Mai Bãi Cháy Hạ Long - Quảng Ninh
STT
Đơn vị
Số người
Trình độ
Học vấn
Ngoại ngữ
ĐHCĐ
TC
SCPT
ĐH
C
B
A
1
Ban giám đốc
2
2
-
-
1
1
-
-
2
Phòng Marketing
2
2
-
-
-
2
-
-
3
Phòng Quản trị - Hành chính
4
4
-
-
-
2
1
1
4
Phòng Kế toán tổng hợp
2
2
-
-
-
-
2
-
5
Phòng Tài vụ
2
2
-
-
-
-
-
2
6
Khối dịch vụ ăn uống
36
10
16
10
-
6
18
12
7
Bộ phận lễ tân
8
5
2
1
1
4
3
-
8
Bộ phận buồng
24
8
14
2
6
8
6
4
9
Khối dịch vụ bổ sung
18
6
10
2
-
4
12
2
10
Tổ vui chơi giải trí
6
-
4
2
-
-
3
3
Trong số 104 người có 24 người có bằng đai học (tốt nghiệp đại học) có 17 người tốt nghiệp cao đẳng, có 46 người tốt nghiệp trung cấp, còn lại là đã qua đào tạo nghề khách sạn, du lịch. Số lao động gián tiếp trong khách sạn chiếm tỷ lệ 11,53%, số lao động trực tiếp trong khách sạn chiếm 88,47%. Đây có thể chưa được coi là cơ cấu lao động hợp lý và hài hoà đối với một ngành kinh doanh khách sạn mà cụ thể là khách sạn Ngọc Mai, một khách sạn có bề dày thời gian hoạt động trên thị trường kinh doanh khách sạn trên địa bàn Quảng Ninh như hiện nay.
2.1.2. Kết quả kinh doanh của Khách sạn Ngọc Mai Bãi Cháy Hạ Long - Quảng Ninh
Do có sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn về giá cả cũng như chất lượng, do du lịch có tính thời vụ, giấy tờ thủ tục du lịch ngày một kiểm tra khó khăn, khắt khe hơn trước khi khách quốc tế vào du lịch Việt Nam. Do dịch cúm gà H5N1 đã làm cho tình hình an ninh trên thế giới và giữa các quốcgia bất ổn về mặt tinh thần. Liên tiếp trong những năm gần đây ngành du lịch Việt Nam đã giảm doanh thu từ du lịch xuống một cách đáng kể, số lượng khách đến với Việt Nam giảm do đã huỷ nhiều hợp đồng đặt trước, điều đó dẫn đén tình hình kinh doanh của một số khách sạn trên địa bàn Hạ Long - Quảng Ninh giảm đi đáng kể. Tiêu biểu trong số đó là Khách sạn Ngọc Mai Bãi Cháy Hạ Long - Quảng Ninh. Điều này thể hiện rõ ở kết quả bảng hoạt động kinh doanh của khách sạn.
Bảng 2.3. Bảng kết quả hoạt động Khách sạn Ngọc Mai Bãi Cháy Hạ Long - Quảng Ninh của Khách sạn Ngọc Mai Bãi Cháy Hạ Long - Quảng Ninh
Chỉ tiêu
ĐVT
2002
2003
So sánh năm 2003/2002
±
%
1. Tổng doanh thu
NĐ
4.936.109.684
4.516.338.012
-419.771.672
91,49
- Doanh thu lưu trú
NĐ
2.975.154.306
2.532.436.520
-442.717.786
85,11
+ Tỷ trọng
%
60,02
56,08
-4,19
-
- Doanh thu ăn uống
NĐ
1.562.954.687
1.675.648.217
+112.693.530
107,21
+ Tỷ trọng
%
31,66
37,10
+5,44
-
- Doanh thu dịch vụ khác
NĐ
298.000.691
308.226.275
+10.225.584
103,43
+ Tỷ trọng
%
6,03
6,82
+0,79
-
2. Tổng chi phí
NĐ
2.715.367.148
2.419.576.483
-295.790.665
89,10
- Tỷ suất phí
%
55,01
53,57
-1,44
-
3. Thuế
NĐ
312.157.415
304.521.069
7.636.346
97,55
4. Lợi nhuận
NĐ
2.819.242.658
2.348.974.624
-470.268.034
83,31
- Tỷ suất
%
57,11
52,01
-5,1
-
5. Tổng lao động bình quân
Người
104
104
0
100
6. Năng suất lao động bình quân
NĐ
47.320
15.40
7. Thu nhập bình quân/tháng
NĐ
750
700
-50
8. Nguồn vốn
NĐ
- Vốn cố định
NĐ
5.530.000.000
5.530.000.000
0
100
- Vốn lưu động
NĐ
3.200.000.000
3.100.000.000
-100.000.000
96,85
Kết quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn Ngọc Mai Bãi Cháy Hạ Long - Quảng Ninh trong hai năm 2002-2003 được thể hiện ở bảng trên. Chúng ta có thể thấy được rất nhiều thông tin qua so sánh số liệu giữa hai năm 2002-2003 của Khách sạn Ngọc Mai. Từ đó ta có thể phân tích được tình hình thực trạng kết quả kinh doanh của khách sạn Ngọc Mai trong hai năm 2002-2003.
* Phân tích:
- Kinh doanh lưu trú:
Năm 2003 đạt 2.532.436.520 (đồng) giảm 0,85% tương ứng giảm số tiền là 442.717.786 (đồng) so với năm 2002 làm tỷ trọng giảm từ 60,27% xuống 56,08% tương ứng giảm 4,19. Kết quả này là do khách sạn chưa xác định hoạt động kinh doanh lưu trú là chính nên chưa có sự đầu tư, chưa có sự quan tâm đến các yếu tố mỹ thuật để tạo ra được nét sang trọng, chưa có các hoạt động bảo dưỡng, sửa sang định kỳ, chưa có sự quan tâm chú trọng hơn nữa tất cả các hoạt động kinh doanh khác trong khách sạn. Vì kinh doanh dịch vụ lưu trú chiếm phần lớn trong tổng doanh thu của khách sạn nên khi doanh thu lưu trú giảm thì dẫn đến tổng doanh thu của khách sạn giảm theo. Tổng doanh thu năm 2002 đạt 4.936.109.684 (đồng) nhưng đến năm 2003 tổng doanh thu chỉ đạt 4.516.338.012 (đồng) so với năm 2002 thì tổng doanh thu năm 2003 giảm rất nhiều tương ứng với số tiền là 419.771.672 (đồng). Tổng chi phí năm 2002 là 2.715.367.148 (đồng) đến năm 2003 tổng chi phí là 2.419.576.483 (đồng) giảm tương ứng là: 295.790.665 (đồng). Tổng doanh thu, tổng chi phí giảm dẫn đến lợi nhuận kinh doanh, năng suất lao động, tiền lương thu nhập bình quân cũng giảm theo. Điều này cho thấy chi phí mà khách sạn bỏ ra đầu tư vào hoạt động kinh doanh vẫn còn ít, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo còn thiếu và đầu tư chưa có hiệu quả. Khách sạn chưa đầu tư nhiều vào việc tu bổ, sửa chữa, nâng cấp một số trang thiết bị, dụng cụ đồ dùng, các vật phẩm để phục vụ cho hoạt động kinh doanh lưu trú, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên. Bởi một yếu tố khách quan trong cơ chế thị trường hiện nay các khách sạn muốn tồn tại và phát triển lâu dài cần phải có sự đầu tư, nâng cấp mua sắm các trang thiết bị hiện có, có đội ngũ lao động nhiều năm kinh nghiệm, lao động có tính chuyên môn hoá cao.
- Kinh doanh ăn uống
Năm 2002 đạt 1.562.954.487 (đồng) đến năm 2003 doanh thu ăn uống là 1.675.648.217 (đồng) so với năm 2002 thì doanh thu ăn uống năm 2003 tăng 10,7% tương ứng 112.693.530 (đồng) so với doah thu lưu trú thì doanh thu ăn uống đứng thứ hai. Sở dĩ doanh thu ăn uống tăng là do năm 2003 số lượng khách đoàn, khách hội nghị, hội thảo và khách đặt cưới tăng dẫn đến doanh thu kinh doanh ăn uống tăng theo. Tuy nhiên so với một khách sạn đã có nhiều năm kinh doanh khách sạn như Khách sạn Ngọc Mai thì số tiền tăng như vậy là quá thấp. Khách sạn cần phải có các phương hướng đầu tư, tổ chức lao động hợp lý, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật để tăng doanh thu cho khách sạn.
- Kinh doanh các dịch vụ khác:
Bên cạnh doanh thu ăn uống thì doanh thu từ các dịch vụ khác cũng tăng đáng kể, thể hiện năm 200 đạt 308.226.275 (đồng) so với năm 2002 là 298.000.691 (đồng) tăng 10,3% tương ứng tăng 10.225.584 (đồng). Nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng là do thực đơn của nhà hàng phong phú hơn, đa dạng hơn và mang nét đặc trưng của du lịch biển. Tuy nhiên sự tăng này là không đáng kể, vậy để kinh doanh có hiệu quả trong những năm tới khách sạn cần phải đặc biệt quan tâm hơn nữa đến dịch vụ lưu trú bởi dịch vụ lưu trú luôn góp phần vào quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Ngoài ra các dịch vụ khác cũng cần có sự đầu tư hợp lý của các cấp lãnh đạo, quản lý đối với các dịch vụ này một cách có hiệu quả.
- Nguồn vốn:
Đây là khách sạn do tư nhân làm chủ nên nguồn vốn hay có sự thay đổi. Vốn cố định năm 2003 so với năm 2002 giảm 100 triệu đồng tương ứng giảm 0,96%. Nguyên nhân của sự giảm này là do lợi nhuận thu được khách sạn đã không dùng một phần vào việc mở rộng thêm phạm vi, qui mô, các hoạt động kinh doanh.
3. Thực trạng chính sách giá trong kinh doanh
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách giá
3.1.1. Thị trường Du lịch Việt Nam và ảnh hưởng của các nước đến chính sách giá
Ngành du lịch Việt Nam ra đời từ chế độ bao cấp, vào cuối những năm sáu mươi, xã hội coi du lịch như thứ hàng "xa xỉ phẩm". Nhưng sau năm 38 năm du lịch đã từ hoạt động bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, ngành du lịchđã có những biến chuyển sâu sắc. Đường lối mở cửa làm du lịch tăng nhanh với tốc độ 30-40%/năm. Sự phát triển ồ ạt của du lịch trong những năm gần đây đã tạo ra mất cân đối giữa cung và cầu. Xét về khía cạnh cung du lịch hẹp đó là các khách sạn và khu vui chơi giải trí, v.v.. thì vừa thừa lại vừa thiếu. Sự khập khiễng này gây khó khăn cho việc phát triển du lịch Việt Nam.
Nói riêng đến khách sạn, năm 1981 cả ngành có khoảng 5.000 phòng, đến nay đã gấp 15 lần, chưa kể các thành phần kinh tế khác mà ta chưa kiểm soát nổi. Nhiều khách sạn liên doanh với nước ngoài ở trung tâm du lịch và các thành phố lớn như đánh dấu thời kỳ mở cửa du lịch. Chỉ có điều khi ta chú ý đến các khách sạn cao tầng 4-5 sao, thì lại thiếu đi khách sạn thấp tầng (1-2 sao) cho tầng lớp bình dân đang gia tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Hơn nữa các khu vui chơi giải trí lại ít được chú ý, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc. Các loại hình vui chơi giải trí dịch vụ bổ xung chưa đa dạng phong phú.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có những bước tăng trưởng vượt bậc. Năm 1992 cả nước chỉ có 27.035 phòng khách sạn, trong đó có 15.474 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đến năm 1997 đã tăng lên 67.700 phòng trong đó có 29.400 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Số khách sạn được phân hạng 3-5 sao tăng nhanh. Các khách sạn 5 sao bao gồm Hà Nội Deawoo, Sofitel Metropol Hà Nội, Dalat Palace, 4 sao bao gồm: Bảo Sơn (Hà Nội), New World, Rex, Omni Sai gòn(Thành phố Hồ Chí Minh) Manila (Nha Trang) các sân gôn và các khu du lịch từng bước được đưa vào sử dụng như sân gôn Đồng Mô( Hà Tây), quần thể khu du lịch và sân gôn Phan Thiết, khu du lịch Bắc MỹAn( Đà Nẵng), sân gôn Đà Lạt các khu du lịch khác đang được hình thành như Thuận An - Huế, DanKia Suối vàng Đà Lạt. Thị trường về khách sạn tương đối đa dạng và phong phú, có thể nói vượt quá cầu, tuy nhiên còn phân tán và đơn điệu.
Xét một mặt nữa của thị trường cung du lịch đó là việc vận chuyển. Khi cơ chế thị trường được áp dụng đối với nền kinh tế Việt Nam thì cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp trong đó có giao thông vận tải, thông tin liên lạc Quốc lộ 1A được nâng cấp sửa chữa tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển của con người và hàng hoá. Điều đó cũng tạo điều kiện cho việc di chuyển giữa các vùng một cách nhanh nhất rút ngắn thời gian đi đường khách có thể có một thời gian dài hơn cho việc tham quan giải trí. Đầu tư cho giao thông vận tải ngày càng được Nhà nước quan tâm hơn. Việc nối liền Bắc Nam được xét thấy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3001.doc