Bàn luận về kinh doanh du lịch và hoạt động du lịch, không thể không nói đến thị trường du lịch. Thị trường du lịch là phạm trù cơ bản của kinh doanh sản phẩm hàng hóa du lịch, nó là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế của cả du khách và cả người kinh doanh phát sinh trong quá trình trao đổi.
Định nghĩa về thị trường du lịch
Theo nghĩa hẹp: “Thị trường du lịch là chỉ thị trường nguồn khách du lịch, tức là vào một thời gian nhất định tại một thời điểm nhất định tồn tại người mua hiện thực và người mua tiềm năng mua sản phẩm haøng hóa du lịch.”
Theo nghĩa rộng: “Thị trường du lịch là chỉ tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch. Mâu thuẫn cơ bản của thị trường du lịch là mâu thuẫn giữa nhu cầu và cung cấp sản phẩm du lịch.”
->Tóm lại: Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, đối tượng mua bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ thông tin kinh tế, kĩ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch.
81 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2224 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện chính sách marketing trong cơ cấu thị trường của khách sạn Palace Vũng Tàu - Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóa nói chung
- Không có sự di chuyển của hàng hóa vật chất và dịch vụ du lịch từ nơi sản xuất đến nơi ở của khách hàng
- Trên thị trường du lịch, cung - cầu chủ yếu về dịch vụ
- Đối tượng mua bán trên thị trường du lịch không có dạng hiện hữu trước người mua.
- Trên thị trường du lịch đối tượng mua bán rất đa dạng.
- Quan hệ thị trường giữa người mua và người bán bắt đầu khi khách du lịch quyết định mua hàng đến khi vê khách trở về nơi thường trú của họ
- Các sản phẩm du lịch nếu không được tiêu thụ, không bán được sẽ không có giá trị và không thể lưu kho.
- Trên thị trường du lịch diễn ra việc sản xuất, tiêu dùng sản phẩm cùng một thời gian và địa điểm.
-Thị trường du lịch mang tính thời vụ rõ rệt.
2.11.3.Cơ cấu thị trường du lịch
2.11.3.1. Phân loại thị trường du lịch theo khả năng kinh tế của bên bán và bên mua
Tương quan giữa khả năng kinh tế giữa bên mua và bên bán trên thị trường du lịch sẽ tạo ra 3 loại thị trường du lịch khác nhau.
- Thị trường bên bán hay thị trường cầu: Là trường du lịch mà ở đó bên bán ở vào vị trí chi phối, người mua bị chi phối vì giữa họ tồn tại sự cạnh tranh lẫn nhau.
- Thị trường mua hay thị trường cung: Là thị trường mà ở đó cung lớn hơn cầu; trên thị trường này mọi nhu câù về dịch vụ hàng hóa du lịch được thỏa mãn 1 cách đầy đủ , kể cả trong nước và quốc tế.
- Thị trường cân đối hay thị trường cân bằng cung cầu: Đây là trạng thái lý thuyết của thị trường (trên thực tế rất ít tồn tại tình huống này). Trên thị trường cân đối không có sức ép của bên mua và không có sự lũng đoạn của bên bán.
2.11.3.2. Phân loại theo một số tiêu thức thông dụng
Phân loại thị trường du lịch ( TTDL) theo tiêu thức địa lý chính trị.
Dưới góc độ một quốc gia thì có:
- TTDL quốc tế: Là thị trường ở đó cung thuộc một quốc gia, còn cầu thuộc một quốc gia khác. Quan hệ tiền - hàng được hình thành và thực hiện vượt qua biên giới quốc gia.
- TTDL nội địa: Là thị trường mà ở đó cung và cầu du lịch đều nằm trong biên giới lãnh thổ của một quốc gia. Vận động tiền hàng chỉ di chuyển từ khu vực này đến khu vực khác trong một quốc gia.
Theo cách nhìn tổng cục thì hoạt động du lịch thế giới có thể chia thành:
- TTDL quốc gia: Là phần thị trường mà mỗi nước chiếm lĩnh được.
- TTDL khu vực: TTDL quốc tế của một nước ở vùng địa lý nào đó, như TTDL Đông Âu, Tây Âu, Châu Á, Thái Bình Dương…
- TTDL thế giới: Là tổng thị trường du lịch của các quốc gia, khu vực
Sơ đồ 6:Thị trường du lịch.
THỊ TRƯỜNG
DU LỊCH
ĐÔNG ÂU
TÂY ÂU
CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG
TTDL
VIỆT NAM
TTDL
LÀO
TTDL
THÁI LAN
b. Phân loại theo đặc điểm không gian của cung và cầu :
TTDL hẹn khách: Là thị trường mà tại đó có các dịch vụ du lịch , nơi có điều kiện sẵn sàng cung ứng các dịch vụ tiêu dùng sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu du lịch của khách nước ngoài, khách các địa phương khác đến.
TTDL gửi khách: Là thị trường mà tại đó xuất hiện nhu cầu du lịch. Khách du lịch xuất phát từ đó để đi đến nơi khác tiêu dùng các sản phẩm du lịch.
c. Phân loại theo thực trạng thị trường
Thị trường du lịch thực tế: Là thị trường mà dịch vụ hàng hóa du lịch thực hiện được trên thị trường này có đủ điều kiện để thực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch và diễn ra các hoạt động mua – bán sản phẩm du lịch.
Thị trường du lịch tiềm năng: Là thị trường mà ở đó thiếu một số điều kiện để có thể thực hiện được dịch vụ hàng hóa du lịch, sẽ diễn ra các hoạt động mua-bán sản phẩm ở tương lai (tiềm năng có thể có cả ở cung và cầu du lịch)
Thị trường du lịch mục tiêu: Những khu vực thị trường được chọn để sử dụng thu hút du khách trong một thời gian nhất định. Việc tiếp cận thị trường mục tiêu đòi hỏi phải phân tích tiềm năng buôn bán của một hay các khu vực thị trường, nó bao gồm việc xác định số lượng du khách hiện nay cũng như du khách tiềm năng và đánh giá mức tiêu xài của mỗi ngày của du khách.
Sự tuyển chọn thị trường mục tiêu giúp các nhà Marketing dễ dàng giải quyết việc sử dụng phương tiện quảng cáo để đạt tới thị trường đó.
d. Phân loại theo thời gian
Thị trường du lịch quanh năm: Là thị trường mà ở đó hoạt động du lịch không bị gián đoạn; việc mua và bán các sản phẩm du lịch diễn ra quanh năm.
Thị trường du lịch thời vụ: Là thị trường mà ở đó hoạt động du lịch bị giới hạn theo mùa. Cung hoặc cầu chỉ xuất hiên vào thời gian nhất định nào đó.
e. Phân loại theo dịch vụ du lịch
Theo cách phân loại này thì có bao nhiêu loại dịch vụ du lịch sẽ có bấy nhiêu loại trường du lịch. VD: thị trường du lịch vận chuyển, thị trường du lịch lưu trú, thị trường du lịch vui chơi giải trí…
CHƯƠNG III
HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH MARKETING TRONG CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG CỦA KHÁCH SẠN
***
3.1. Tình hình chung của thị trường khách đến tại Vũng Tàu.
Hiện nay địa danh Vũng Tàu đã xuất hiện trên hầu hết các bản đồ Du Lịch trong nước cũng như quốc tế. Và Vũng Tàu đã thu hút một lượng lớn du khách đến đây, đem lại không ít lợi nhuận cho địa phương và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng cư dân cũng như trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy các ngàng kinh tế khác.
- Khách quốc tế dến Vũng Tàu chủ yếu từ các thị trường sau:
Khu vực Châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia, Singapo, Thái Lan, Campuchia và các nước ASEAN khác.
Khu vực Châu Âu: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Anh, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Áo, Thụy Sĩ, các nước Tây Bắc Âu khác, CHLB Nga và các nước Đông Âu.
Khu vực Châu Mỹ: Mỹ, Canada, các nước Nam Mỹ.
Khu vực Châu Đại Dương: Úc, New Zealand.
Bên cạnh đó còn có khu vực Châu Phi và Trung Đông nhưng tỷ lệ và số lượng khách ít.
- Khách quốc tế đến Vũng Tàu chủ yếu từ hai cửa khẩu quốc tế lớn nhất là sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất. Năm 2003 du khách đến Vũng Tàu chỉ bằng 8,2% số lượng du khác đến TPHCM, năm 2004 du khách đến Vũng Tàu tăng trưởng so với năm 2003 tăng từ 13-20% đón từ 90.000 – 100.000 lượt du khách. Khách quốc tế đạt tỷ lệ 9 – 10% so với lượng du khách đến TPHCM. Giai đoạn từ năm 2004 – 2009 số lượng du khách Du Lịch vẫn tăng lên không ngừng tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không cao, điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung vì các dự án ở Vũng Tàu triển khai rất it, chủ yếu còn nằm trên giấy tờ nên môi trường hoạt động Du Lịch chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc. Công tác đầu tư sản phẩm Du Lịch mới chậm chưa phát triển các dịch vụ văn hóa và sinh thái đúng tầm để thu hút khách quốc tế. Năm 2007 khách du lịch đến Vũng Tàu đạt 2.35 triệu lượt khách tăng. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2008 đã có hơn 1.1 triệu lượt khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng tại Vũng Tàu, tăng 1.8% so với cùng kỳ năm 2007,và tăng 2,2% so với năm 2009. Trong đó có 62.000 lượt khách quốc tế ( giảm 1%), khách nội địa đạt hơn 1 triệu lượt người (tăng 2% và đạt 46% kế hoạch của năm).
Bảng 2:số lượt khách đến Vũng Tàu ĐVT: Lượt người
Năm
Lượt khách
Trong đó
Quốc tế
Nội địa
2004
1.307.000
1.259.200
48.670
2005
870.040
831.840
38.200
2006
1.243.600
1.193.850
49.750
2007
1.797.000
1.650.000
147.000
2008
1.824.000
1.664.000
160.000
2009
1.954.000
1.774.000
180.000
- Tình hình khách nội địa đến khách sạn tăng nhanh từ năm 2003 đến nay, tỷ lệ tăng trung bình đạt từ 13 – 20 %/năm, chứng tỏ dấu hiệu khởi sắc của du lịch Vũng Tàu, tăng trưởng cao so với năm trước, do trong thời gian này ngành du lịch đã tập trung đầu tư nhiều sản phẩm du lịch mới, nâng cấp các sản phẩm du lịch hiện có. Bên cạnh đó, công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Vũng Tàu được tăng cường nhất là qua các dịp hội chợ triển lãm và festival biển …So với các địa phương khác trong cả nước, du khách đến Vũng Tàu chiếm tỷ lệ khá cao: 12.56 %. Qua các tài liệu thống kê cho thấy, khách du lịch đến Vũng Tàu chủ yếu từ Tp.HCM ( 63.35 %), từ đồng bằng Nam bộ (26.1 %), từ miền Trung và miền Bắc (10.65%). Qua đó cho thấy nguồn khách chủ yếu đối với sự phát triển của du lịch Vũng Tàu là từ Tp.HCM và đồng bằng Nam bộ, lượng du khách này có mức thu nhập cao hơn so với các nơi khác nên có nhu cầu du lịch và sức mua sắm lớn hơn, bên cạnh đó còn có thói quen đi du lịch hàng năm. Ngoài ra sức hút của du lịch Vũng Tàu đối với các du khách miền Trung và miền Bắc cũng rất lớn nhưng lượng khách rất hạn chế, do giao thông có nhiều bất tiện, và do những điều kiện địa lý khác ở các miền đã có các trung tâm dịch vụ miền núi không kém Vũng Tàu như Đà Lạt ,Sapa, Tam Đảo, Bà Nà…Từ đó khiến việc định hướng phát triển, nghiên cứu và đưa vào các sản phẩm du lịch mới, nâng cao chất lượng dịch vụ là hết sức cần thiết, nhằm mục đích ngày càng thu hút được nhiều lượng khách du lịch đến Vũng Tàu từ 2 thị trường trên cũng như nhằm giữ chân du khách ở thị trường trọng điểm, kích thích nhu cầu chi tiêu của du khách, ngày càng mở rộng và thu hút các thị trường khách quốc tế.
3.2 Thực trạng cơ cấu thị trường khách của khách sạn
Năm 2009 Palace đón khoảng gần 14.000 lượt khách ,trong đó có khoảng 7.047 lượt khách quốc tế, 6.288 lượt khách nội địa, tổng doanh thu khoảng 32.5 tỷ đồng .
Bảng 3:Số lượng khách đến Khách sạn trong năm 2009.
KHÁCH
LƯỢT KHÁCH
SỐ LƯỢNG KHÁCH
Quốc tế
7.047
25.762
Nội địa
6.288
11.017
Tổng
13.335
36.779
(Nguồn số liệu Phòng kinh doanh )
Bảng 4: So sánh đối tượng khách đến khách sạn Palace qua 2 năm 2008 và năm 2009:
Thị trường khách
2008
2009
Doanh thu (tỷ đồng )
Tỷ trọng (%)
Doanh thu (tỷ đồng )
Tỷ trọng (%)
Quốc tế
25.15
80.6
26.12
76.5
Nội địa
6.05
19.4
8.06
23.5
Tổng
31.2
100
34.18
100
(Nguồn số liệu Phòng kế toán )
Trong năm 2008 khách quốc tế đạt doanh thu( 25,17 tỷ đồng) chiếm 81,7 %, khách nội địa đạt 6,0 (tỷ đồng ) chiếm 19.4%.
Năm 2009 khách quốc tế đạt doanh thu( 26,12 tỷ đồng) chiếm 76,5 %, khách nội địa đạt 8,06 (tỷ đồng ) chiếm 23,5%.
Ta thấy doanh thu từ khách du lịch tăng theo hằng năm nhìn chung thì năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 là 0,97 tỷ đồng ,và khách du lịch quốc tế có xu hướng tăng còn khách du lịch nội địa tăng 2,01tỷ đồng.
Nhìn chung tỷ trọng khách quốc tế hằng năm vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với khách nội địa . Điều này cho thấy khách quốc tế đến Vũng Tàu ngày càng tăng.
Bảng 5: phân tích khách du lịch theo quốc tịch, giới tính, độ tuổi của từng khu vực .
Quốc Tịch
Lượt Khách(năm)
Giới Tính
Độ tuổi (%)
2006
2007
Nữ
Nam
Dưới 30
31 - 60
Trên 60
Khuvực
Châu Á
Nhật Bản,Hàn Quốc, HồngKông,Malaysia, Singapo,Thái Lan, Campuchia
932
1382
930
1350
3.5
15.0
5.5
Khu vực
Châu Âu
Pháp, Đức, Italia,Hà Lan, Anh, Na Uy
2269
2725
1125
2100
6.5
29.0
11.2
Khu vực
Châu Mỹ
Mỹ, Canada, các nước Nam Mỹ
541
586
210
423
0.9
7.1
2.3
Tổng
3742
4693
2265
3573
10.9
51.5
19
3.2.1 Theo quốc tịch
Thị trường khách quốc tế mà khách sạn phục vụ chủ yếu là khách ở các nước Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia, Singapo, Thái Lan, Campuchia, và một số nước ASEAN khác.
3.2.1.1. Khách du lịch là người Nhật Bản
Lượng khách Nhật mà khách sạn đón tiếp và phục vụ trong thời gian qua được thống kê như sau: Năm 2005, đón 192 lượt khách Nhật chiếm 5,1% tổng lượt khách quốc tế của khách sạn ; năm 2006 đón 242 lượt khách tăng 26 % so với năm 2005, và chiếm 5.8 % so tổng lượt khách quốc tế của trung tâm năm 2006; Năm 2007, lượng khách Nhật do khách sạn đón tiếp tăng mạnh đạt tới 554 lượt khách, tăng gần 129% so với năm 2006 và chiếm 9.1% tổng lượng khách quốc tế của cả năm.
3.2.1.2. Khách du lịch là người Trung Quốc
Trong năm 2005, có 22 lượt khách là người Trung quốc do khách sạn phục vụ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lượt khách quốc tế của trung tâm (0.59 %); năm 2006, lượng khách Trung Quốc do khách sạn đón tiếp và phục vụ không tăng so với năm 2005, nhưng đến năm 2007, lượng khách Trung Quốc lại tăng vọt đến 135 lượt khách, chiếm 2.2 % so với tổng lượt khách quốc tế của cả năm và tăng hơn 6 lần so với hai năm trước.
3.2.1.3. Khách du lịch là người Hàn Quốc
Lượng khách du lịch Hàn Quốc do khách sạn đón tiếp và phục vụ trong năm 2005 là 18 lượt người, chiếm 0.5% tổng lượng khách; Và năm 2006, số lượt khách Hàn Quốc tăng lên là 118 lượt khách, chiếm 2.9% trong tổng lượt khách và tăng gấp 10 lần so với năm 2005; Năm 2007, số lượt khách Hàn Quốc tăng nhưng không nhiều đạt 149 lượt khách, chiếm 2.4% và tăng 26.2% so với năm 2006.
3.2.1.4. Khách du lịch là người Malaysia
Khách Malaysia đi du lịch trong năm 2005 do khách sạn đón tiếp và phục vụ là 79 lượt khách chiếm 2.1%; Năm 2006, lượng khách Malaysia đã đạt được là 95 lượt khách, tăng 20.2% so với năm trước và chiếm 2.3% tổng lượng khách quốc tế của cả năm; Năm 2007 đạt 127 lượt khách, tăng 33.6% so với năm 2006, và chiếm 2.1% của cà năm.
3.2.1.5. Khách du lịch là người Singapo
Năm 2005, lượng khách Singapo của khách sạn đón tiếp là 325 lượt khách, chiếm 8.64% so với tổng lượt khách quốc tế của cà năm; Năm 2006 đạt 340 lượt khách, tăng không nhiều so với năm 2005 (4,6 %) nhưng lại giảm trong năm 2007, chỉ còn 316 lượt khách, và chiếm 5.2% tổng lượt khách trong cả năm 2007 của khách sạn .
3.2.1.6. Khách du lịch là người Thái Lan
Khách du lịch Thái Lan mà khách sạn đón tiếp và phục vụ trong năm 2005 là 17 lượt khách, chiếm 0.4%; Trong năm 2006 tăng lên 68 lượt người, tăng 300% so với năm trước và chiếm 1.6% tổng lượt khách quốc tế trong năm; Năm 2007 lượng khách Thái Lan đạt 101 khách, tăng 48.5% so với năm 2006 và chiếm 1.7% tổng lượt khách.
Thị trường khách Châu Âu như: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Anh, Thuỵ Điển, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Áo, Thuỵ Sỹ và các nước ở Tây Bắc Âu khác, CHLB Nga, các nước Đông Âu chiếm tỷ lệ rất ít.
a.Khách du lịch là người Pháp
Khách du lịch là người Pháp do khách sạn tiếp đón khá nhiều.Năm 2005, lượng khách Pháp đạt 443 lượt, chiếm 11.8%; Nhưng sang năm 2006 có sự sụt giảm nhẹ, chỉ còn 423 lượt khách (giảm 4.5% so với năm trước); Năm 2007 lượng khách Pháp tăng khá mạnh đạt tới 534 lượt khách (tăng 26.24 % so với năm 2006), chiếm 9.0% tổng lượng khách quốc tế của đơn vị trong năm.
b.Khách du lịch là người Đức
Năm 2005 lượng khách Đức đạt 80 lượt khách, chiếm 2.13% ; năm 2006 lượng khách Đức tăng lên 58.75% so với năm trước và đạt 127 lượt khách, chiếm 3.0% tổng lượt khách; Năm 2007 đạt 194 lượt khách Đức, tăng 52.75% so với năm 2006 và chiếm 3.1 tổng lượt khách quốc tế trong năm 2007.
c.Khách du lịch là người Italia
Năm 2005, lượng khách Italia đạt 42 lượt khách, chiếm 1.2%; Năm 2006, số lượng khách chỉ tăng nhẹ, gần như không thay đổi so với năm trước (tăng 7% ) đạt 45 lượt khách; Năm 2007 thì lượng khách Italia giảm mạnh chỉ còn 36 lượt khách (giảm 20% so với năm trước ), và chỉ còn chiếm 0.6% trong tổng lượt khách quốc tế của cả năm của khách sạn.
d. Khách du lịch là người Hà Lan
Lượng khách du lịch Hà Lan đến Đà Lạt khá đông, và lượng khách Hà Lan do khách sạn đón trong năm 2005 là 218 lượt khách, chiếm 5.8%, đến năm 2006 lượng khách đã tăng vọt 92.6% và dạt 420 lượt khách, chiếm 9.9% tổng lượt khách; Năm 2007 lượng khách Hà Lan do trung tâm đón tiếp tục tăng và đạt con số 618 lượt khách (tăng 47.14 % so với năm trước), chiếm 10.1% tổng lượt khách của năm.
e.Khách du lịch là người Anh
Theo bảng số liệu thống kê cho thấy khách du lịch là người Anh chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các quốc tịch trên thế giới do bộ phận hướng dẫn phuc vụ. Trong năm 2005 khách Anh đã chiếm 31.3 % tổng lượng khách trong năm của khách sạn với 1176 lượt khách; năm 2006 đã đạt đến 1286 lượt khách (tăng 9.35 %) nhưng chỉ chiếm 30.5 % tổng lượng khách, do cơ cấu thị trường khách có sự thay đổi, lượng khách của các quốc gia khác tăng nhiều hơn; Điều này càng thấy rõ trong năm 2007, lượng khách Anh vẫn tăng (1396 lượt) 8.5%, nhưng chỉ còn chiếm 22.8 % tổng lượng khách trong năm.
f. Nhóm khách du lịch là người Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan
Trong năm 2005, lượng khách du lịch người thuộc nhóm khách này đạt 41 lượt khách, chiếm 1.1% tổng lượng khách quốc tế trong năm của khách sạn; Năm 2006 số lượng khách đã tăng lên 78 lượt khách (tăng 90.2%) và chiếm 1.9 %; Năm 2007 lượng khách thuộc nhóm này đã giảm 26.9% chỉ còn lại 57 lượt khách.
g. Khách du lịch là người Đan Mạch
Lượng khách du lịch là người Đan Mạch do khách sạn tiếp đón ngày càng tăng, trong năm 2005 là 41 lượt khách, chiếm 1.1% thì năm 2006 đã tăng lên 49 lượt khách ( tăng 19.5 so với năm trước) và chiếm 1.3%; Năm 2007 lượng khách tăng 69.38% ( đạt 83 lượt khách).
Còn lại số lượng khách của một số nước trong năm 2007 như Áo ( 18 lượt khách – chiếm 0.3%), các nước Tây, Bắc Âu khác ( 69 lượt – chiếm 1.2%) và CHLB Nga ( 283 lượt – chiếm 4.6%), các nước Đông Âu ( 68 lượt – chiếm 1.2%)
Thị trường Châu Mỹ như: Mỹ, Canađa
a. Khách du lịch là người Mỹ
Năm 2005, lượng khách Mỹ do khách sạn đón và phục vụ là 411 lượt, chiếm 11%, năm 2006 lượng khách Mỹ tăng nhẹ 10.2% (đạt 453 lượt khách ) nhưng chỉ chiếm 10.3 % tổng lượng khách quốc tế của khách sạn trong năm; Năm 2007, lượng khách đạt 477 lượt (tăng 5.3%) và chỉ còn chiếm 7.8% tổng lượng khách.
3.2.2. Theo các yếu tố văn hóa xã hội
3.2.3.1. Giới tính
Theo như kết quả thống kê được thì tổng số lượt khách du lịch chủ yếu là nam giới, lượng khách đi du lịch là nữ luôn chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn với so với nam. Và trong thực tế số liệu thống kê của bộ phận điều hành hướng dẫn thì trong năm 2005 có 1.363 lượng khách quốc tế là nữ do khách sạn đón tiếp và phục vụ, chiếm 36.25% tổng lượng khách quốc tế, và chiếm 28.2 % tổng lượt khách của khách sạn trong năm. Còn lại là 2.397 lượt khách là khách du lịch quốc tế nam, chiếm tới tới 63.75% so với tổng lượng khách quốc tế, chiếm 49.6 % trong tổng lượt khách của cả năm, còn lại là cơ cấu giới tính của khách du lịch nội địa; Năm 2006 lượng khách du lịch là nữ đã tăng lên 1.413 lượt, trong khi đó khách du lịch quốc tế là nam cũng chiếm một tỷ lệ là 66.43%; năm 2007 với số lượng khách quốc tế do trung tâm phục vụ là 6.138 lượt người thì số lượng khách nữ chiếm 2.265 lượt khách, chiếm 36.9% trong tổng lượt khách quốc tế và chiếm 30% trong tổng lượt khách cả năm của khách sạn. Còn lại là nam chiếm tỷ lệ khoảng 63.1%.
Từ những số liệu trên cho thấy lượng khách du lịch là nữ ngày càng tăng lên theo thời gian. Do hiện nay nhờ vào cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật đã làm giảm đi khá nhiều thời gian của chị em phụ nữ trong việc nội trợ và chăm sóc cuộc sống gia đình, nên dành được nhiều thời gian rảnh hơn để đi du lịch. Bên cạnh đó, vị thế và vai trò của người phụ nữ trong xã hội ngày càng được đánh giá cao ngang tầm với đàn ông, nên tính chất công việc cũng có nhiều sự thay đổi dẫn đến việc đi du lịch nhiều ở giới nữ.
3.2.2.2. Độ tuổi
Theo như kết quả điều tra và phân tích thì độ tuổi ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu đi nhu lịch của một người trong xã hội. Chẳng hạn như thanh niên thì có sức khỏe, có thời gian và nhu cầu đi du lịch cao nhưng thiếu tiền, còn những người trung niên thì có tiền, có sức khỏe nhưng không có thời gian đi du lịch. Ngược lại thì những người già vừa có tiền vừa có thời gian nhưng không thể đi du lịch vì lý do sức khỏe.
Chính vì thế mà tỷ lệ phần trăm đi du lịch giữa các độ tuổi cũng khác nhau: từ 11 – 30 tuổi tỷ lệ đi du lịch chiếm 10.9 %, 31 – 60 tuổi thì chiếm 51.5% Khách du lịch trên 60 tuổi chiếm 19 % tổng lượng khách đi du lịch và giảm so với độ tuổi 31 – 60 là 32.5%.
3.2.2.3. Nghề nghiệp
a. Khách là người quản lý
Loại khách này bao gồm các ông chủ (Boss) các nhà quản lý cấp trung và cấp cao của các cơ quan kinh doanh và phi kinh doanh. Động cơ chính của chuyến đi là phi công vụ (Mission) hoặc kinh doanh (Business) kết hợp tham quan giải trí (Pleasure). Đây là thị trường khách có khả năng thanh toán cao, có quyết định tiêu dùng nhanh. Nói năng, cử chỉ, điệu bộ mang tính tính chỉ huy, thích được đề cao, tính phô trương và kiểu cách biểu hiện rõ nét ở loại khách này. Biết tranh thủ tình cảm của đối tượng giao tiếp, có nghệ thuật ứng xử nhưng thị trường khách này hành động theo lý trí, rất khó hành động theo tình cảm.
b. Khách là người Nghệ sỹ
Thị trường khách này bao gồm những người hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật (nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, diễn viên, họa sỹ…). Động cơ chính trong chuyến đi là nghỉ ngơi giải trí và cũng là để sáng tạo, kết hợp với công việc.
c. Khách là thương gia (Dealers)
Thị trường khách này là những nhà buôn, nhà kinh doanh, mục đích chính của chuyến đi là tìm kiếm thị trường, mua hàng có thể kết hợp với sự nghỉ ngơi giải trí.
d. Khách là Nhà báo
Ký giả do nghề nghiệp của họ tìm kiếm thông tin về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, với họ các thông tin càng mới, càng giật gân, càng kịp thời thì càng có giá trị. Do vậy nét đặc trưng trong các nhà báo là rất tò mò, hoạt động bất kể giờ giấc, tác phong khẩn trương. Khi phục vụ loại khách này xin đừng làm bất cứ điều gì để họ phật lòng. Làm hài lòng họ chỉ có lợi cho doanh nghiệp, đơn vị bởi vì đây là một trong những thị trường khách có khả năng tuyên quảng cáo tốt không chỉ cho địa phương nơi họ đến du lịch mà còn cho cả sản phẩm và dịch vụ của chính đơn vị phục vụ họ.
e. Khách là các nhà khoa học - kĩ thuật
Mục đích chính của thị trường khách này trong chuyến đi là vì công việc, kết hợp với nghỉ ngơi giải trí. ( Trừ khi họ đi du lịch với tư cách là khách du lịch thuần túy) Loại khách này bao gồm các nhà khoa học, kỹ sư, bác sỹ, nhà giáo.
f. Khách là công nhân
Mục đích chính của thị trường khách này thực sự là đi nghỉ ngơi, khả năng thanh toán thấp “xót xa” khi tiêu tiền ở điểm du lịch. Tuy nhiên họ rất nhiệt thành, cởi mở, dễ dãi, đơn giản, không ưa cầu kỳ khách sáo, rất thực tế,xô bồ, dễ bỏ qua.
g. Khách là các nhà chính trị, ngoại giao.
Đặc biệt với thị trường khách này là hình thức và lễ nghi, tính chính xác trong phục vụ cùng với tính văn minh, lịch sự, tế nhị. Ngôn ngữ, cử chỉ hành động của loại khách này ít có sự vô tình hay ngẫu nhiên.
3.2.3.Thời gian đi du lịch
Thời gian đi du lịch của khách du lịch đến do khách sạn đón tiếp, được thống kê như sau:
- Năm 2005, thời gian đi du lịch bình quân , được tính theo ngày khách trung bình của du khách quốc tế là 1.75 ngày. Và số ngày lưu trú bình quân của khách nội địa là 1.7 ngày. Số thời gian lưu trú lại Vũng Tàu như vậy là quá ít so với số ngày khách trng bình ở các nơi khác trong cả nước và trong khu vực. Điều này đã nói lên những tồn đọng về chất lượng cũng như số lượng và sự đa dạng hóa của sản phẩm du lịch địa phương để giữ chân du khách lâu hơn.
- Năm 2006, số ngày khách trung bình lưu lại ở đại phương đã tăng lên 17.14% cả đối với khách quốc tế và nội địa (tương đương 2.05 ngày).
- Năm 2007, số ngày khách lưu lại tăng nhẹ, không đáng kể so với năm trước, chỉ đạt 2.15 ngày (chỉ tăng gần 5% so với năm 2006). Điều này cho thấy chất lượng dịch vụ và vui chơi giải trí của Vũng Tàu vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, đòi hỏi cần phải có chính sách cụ thể và có tính chất khả thi hơn trong thời gian tới.
3.2.4. Mức độ chi tiêu bình quân
Theo kết quả điều tra nghiên cứu, thì mức độ chi tiêu bình quân một ngày của khách quốc tế trong các năm như sau:
Bảng 6: Thống kê về chi tiêu của khách du lịch quốc tế
Năm 2003
Năm 2005
Năm 2005 so với năm 2003
Năm 2007
(USD)
(USD)
(%)
(USD)
Bình quân chung
74.6
76.4
102.4
149
Thuê phòng
20.8
19.2
92.3
30.7
Ăn uống
12.6
14.0
111.1
27.2
Đi lại địa phương
10.9
14.3
131.2
20.5
Tham quan
5.6
5.8
103.6
10.4
Mua hàng hóa
11.9
12.7
106.7
22.8
Vui chơi giải trí
4.7
4.1
87.2
15.2
Y tế
0.9
1.1
122.2
4.8
Chi khác
7.2
5.3
73.6
17.4
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành của sở du lịch BR-VT)
Qua bảng thống kê trên cho thấy mức độ chi tiêu bình quân của khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và đến Vũng Tàu nói riêng chủ yếu chi cho việc thuê phòng, ăn uống và đi lại chiếm đến 59.4% ( năm 2003), và 62.2 % (năm 2005). Còn lại chi cho vui chơi giải trí và mua sắm rất ít. Qua đó cho thấy thực trạng của các sản phẩm du lịch của chúng ta còn quá nghèo nàn, đơn điệu chưa đủ sức kích thích nhu cầu chi tiêu của du khách. Ở Việt Nam nói chung vả Vũng Tàu nói riêng, mức độ chi tiêu của du khách rất ít, đơn giản vì họ không biết tiêu tiền vào việc gì. Đặc biệt ở Vũng Tàu có rất ít và hoàn toàn thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm, chẳng qua chỉ là dạo vòng vòng, uống ly cà phê hay thỉnh thoảng có một vài tụ điểm bar và hát karaoke cho du khách mà thôi, hoàn toàn không thể hấp dẫn du khách.
Năm 2007, về cơ cấu chi tiêu của du khách có chuyển biến và thay đổi khá tích cực nhưng chúng ta vẫn còn nhiều vấn đề để xem xét nếu muốn tăng sự chi tiêu cũng như giữ chân du khách ở lại lâu hơn.
Chi tiêu trung bình một khách du lịch quốc tế thuộc diện giàu có đến Việt Nam mức chi tiêu cũng chỉ khoảng 300 - 700 USD, mức cho tiêu bình quân cho tất cả các khách du lịch chỉ là 100 - 150 USD/người/ngày lưu trú). Quá ít ỏi so với Thái Lan chi tiêu từ 1.200 USD - 1.500 USD; tại Singapore khoảng từ 1.500 USD- 2.000 USD; ở các nước EU là 4.000- 5.000 USD.
Bảng 7: Thống kê về chi tiêu bình quân của du khách nội địa
Năm
2003
Năm
2005
Năm 2005 so với năm 2003
Năm 2007
(nghìn
đồng)
(nghìn
đồng)
(%)
(nghìn đồng)
Bình quân chung
439.5
506.2
115.2
741.5
Thuê phòng
104.2
110.3
105.9
1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chính sách Marketing của khách sạn.doc